Sử 8 $\color{RED}{\fbox{Sử 8}\bigstar\text{Đáp án của những câu hỏi thú vị trong lịch sử}\bigstar} $

  • Thread starter boboiboydiatran
  • Ngày gửi
  • Replies 67
  • Views 4,824

S

satthuphucthu

Lý Anh Tông cho…10 vạn quân đi dẹp trộm cướp

Lý Anh Tông là vị vua cho huy động một lực lượng đông nhất trong lịch sử để trấn áp tội phạm. Dưới triều ông trị vì, ngoài một số cuộc khởi nghĩa, nổi loạn còn xuất hiện tình trạng binh lính đào ngũ đi làm cướp, vì thế vào tháng 8 năm Qúy Mùi (1163) vua sai Phí Công Tín đem 10 vạn quân đi đánh dẹp các đảng cướp.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Bọn lính bỏ trốn, rủ nhau tụ họp thành bầy cướp bóc nhân dân trên đường bộ. Vua sai Phí Công Tín đem quân 10 vạn quân đi đánh dẹp yên được”.

Huy động cả một lực lượng khổng lồ để trấn áp chứng tỏ tình trạng cướp bóc lúc bấy giờ rất nghiêm trọng nhưng may mắn là triều đình đã khắc phục được. Điều thú vị là người có công lớn trong việc trấn áp tội phạm không phải là một võ tướng mà ông xuất thân từ quan văn, về sau mới chuyển sang ban võ nắm binh quyền. Phí Công Tín làm quan dần dần từ chức Nội thường thị lên đến chức Tả ty, rồi Chư vệ, Binh bộ thượng thư, hàm Thái bảo và được Lý Anh Tông ban quốc tính (họ Lý).
 
S

satthuphucthu

2 miền nam, bắc đã từng bước làm phá sản các chiến lược chiến tranh của mĩ (cục bộ,đặc biệt, vn hóa chiến tranh và đông dương hóa chiến tranh) như thể nào ?

Về phía Cộng sản thời gian này việc lấy quân tại miền Nam không còn đủ để đáp ứng cho nhu cầu quân số mở rộng, họ đã dùng binh lính miền Bắc hành quân vào theo đường Trường Sơn. Lúc này, và cho đến khi kết thúc chiến tranh, tại chiến trường miền Nam có hai quân đội chính quy của Cộng sản. Thứ nhất là Quân đội Nhân dân Việt Nam, gồm các thanh niên miền Bắc nhập ngũ vào Nam, dưới chỉ huy trực tiếp của Bộ tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân tại Hà Nội (còn gọi là quân Bắc Việt). Thứ hai là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam thuộc bộ chỉ huy quân Giải phóng tại rừng Tây Ninh (thường gọi là quân Việt Cộng). Đầu tiên thành phần quân lính miền Bắc trong quân Việt Cộng còn ít, khoảng 20-30%. Sau này, khi đến 1965, thì số đó khoảng 60-70%. Trong thời kỳ 1960-1965 tại chiến trường miền Nam các hoạt động tác chiến chủ yếu là Quân Giải phóng còn các đơn vị quân đội Bắc Việt chủ yếu đang đứng chân vòng ngoài tại tuyến đường Trường Sơn, Tây Nguyên họ đang xây dựng các căn cứ để đánh lớn sau này.
 
S

satthuphucthu

Phân tích sự thống nhất và sự khác nhau giữa chính cương tháng 12-1930 và luận cương chính trị 10-1930

Phân tích sự thống nhất và sự khác nhau giữa chính cương tháng 12-1930 và luận cương chính trị 10-1930
--Đối chiếu từng điểm chủ yếu trong nội dung hai văn kiện của Đảng thì Luận cương chính trị ( 10-1930 ) do Trần Phú soạn thảo và Cương lĩnh chính trị ( 2-1930 ) cơ bản giống nhau.
Luận cương chính trị ( 10-1930 ) đã xác định được nhiều vấn đề chiến lược cách mạng, nhưng cũng bộc lộ những nhược điểm và hạn chế nhất định :
- Chưa vạch rõ được mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa, nên không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu ( trong lúc nêu cao vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng ruộng đất ).
- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản và khả năng liên minh có điều kiện với giai cấp tư sản dân tộc.
- Không thấy được khả năng phân hoá và lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.
Những nhược điểm này mang tính “ tả khuynh”, giáo điều. Phải trải quá trình đấu tranh thực tiễn cách mạng, những nhược điểm trên mới dần dần được khắc phục.
 
L

lebalinhpa1

Nước Việt Nam ta đã trải qua bao nhiêu lần đổi niên hiệu ?
Nước Việt Nam ta đã trải qua 7 lần đổi niên hiệu:
 
L

lebalinhpa1

Lý Anh Tông là vị vua cho huy động một lực lượng đông nhất trong lịch sử để trấn áp tội phạm. Dưới triều ông trị vì, ngoài một số cuộc khởi nghĩa, nổi loạn còn xuất hiện tình trạng binh lính đào ngũ đi làm cướp, vì thế vào tháng 8 năm Qúy Mùi (1163) vua sai Phí Công Tín đem 10 vạn quân đi đánh dẹp các đảng cướp.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Bọn lính bỏ trốn, rủ nhau tụ họp thành bầy cướp bóc nhân dân trên đường bộ. Vua sai Phí Công Tín đem quân 10 vạn quân đi đánh dẹp yên được”.

Huy động cả một lực lượng khổng lồ để trấn áp chứng tỏ tình trạng cướp bóc lúc bấy giờ rất nghiêm trọng nhưng may mắn là triều đình đã khắc phục được. Điều thú vị là người có công lớn trong việc trấn áp tội phạm không phải là một võ tướng mà ông xuất thân từ quan văn, về sau mới chuyển sang ban võ nắm binh quyền. Phí Công Tín làm quan dần dần từ chức Nội thường thị lên đến chức Tả ty, rồi Chư vệ, Binh bộ thượng thư, hàm Thái bảo và được Lý Anh Tông ban quốc tính (họ Lý)
 
Q

quynh2002ht

nhà tiền lê có bao nhiêu đời vua ?
Nhà Tiền Lê (980 - 1009) gồm 3 vua
-Lê Đại Hành (941 – 1005) là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ 980 đến 1005.
-Lê Trung Tông Lê Trung Tông (983 – 1005) là vị vua thứ hai của nhà Tiền Lê, tại vị được ba ngày.
-Lê Long Đĩnh(986 – 1009) là vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê, trị vì 4 năm từ 1005 đến 1009.
 
Q

quynh2002ht

Nhà Hậu Lê (1428 - 1788)

Nhà Lê sơ

Thái Tổ Cao hoàng đế Lê Lợi
Thái Tông Văn hoàng đế Lê Nguyên Long
Nhân Tông Tuyên hoàng đế Lê Bang Cơ
Lê Nghi Dân
Thánh Tông Thuần hoàng đế Lê Tư Thành
Hiến Tông Duệ hoàng đế Lê Sanh
Túc Tông Chiêu hoàng đế Lê Thuần
Uy Mục Đế Lê Tuấn
Tương Dực Đế Lê Oanh
Chiêu Tông Thần hoàng đế Lê Y
Cung hoàng đế Lê Xuân
 
Q

quynh2002ht

Nhà Lê Trung hưng

Trang Tông Dụ hoàng đế Lê Duy Ninh
Trung Tông Vũ hoàng đế Lê Duy Huyên
Anh Tông Tuấn hoàng đế Lê Duy Bang
Hồng Phúc
Thế Tông Nghị hoàng đế Lê Duy Đàm
Kính Tông Huệ hoàng đế Lê Duy Tân
Thần Tông Uyên hoàng đế Lê Duy Kỳ ( lần 1)1619-1643
Chân Tông Thuận hoàng đế Lê Duy Hựu
Thần Tông (lần 2) Uyên hoàng đế Lê Duy Kỳ 1649-1662)
Huyền Tông Mục hoàng đế Lê Duy Vũ
Gia Tông Mỹ hoàng đế Lê Duy Cối
Hy Tông Chương hoàng đế Lê Duy Cáp
Dụ Tông Hòa hoàng đế Lê Duy Đường
Lê đế Duy Phường (Bị phế thành Hôn Đức Công )
Thuần Tông Giản hoàng đế Lê Duy Tường
Ý Tông Huy hoàng đế Lê Duy Thận
Hiển Tông Vĩnh hoàng đế Lê Duy Diêu
Mẫn Đế Lê Duy Khiêm
 
Top Bottom