Sinh $\color{RED}{\fbox{SINH HỌC}\bigstar\text{KHO TÀNG CÂU HỎI VÌ SAO ?}\bigstar}$

S

scientists

Vì sao con tằm lúc nào cũng mát?

contam.jpg
(Hình minh họa)

Con người chúng ta có cơ thể nhiệt độ ổn định. Khi trời nóng bức, mồ hôi toát ra làm cho nhiệt độ trong cơ thể phát tán ra ngoài, nhờ đó nhiệt độ cơ thể giữ được mức bình thường.
con tằm không có nhiệt độ cơ thể ổn định mà thay đổi tuỳ theo sự lớn lên xuống của nhiệt độ không khí xung quanh. Hai bên hông của con tằm có nhiều lỗ hơi điều chỉnh.
Hễ nhiệt độ không khí xung quanh. Hai bên hông của con tằm có nhiều lỗ hi điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, làm cho thân thể thích ứng với nhiệt độ xung quanh.
Do nhiệt độ cơ thể của tằm thấp hơn của người, vì vậy khi người dùng tay sờ vào con tằm, liền cảm thấy thân mình của nó cũng mát hơn.

Nguồn tin: (Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)
 
S

scientists

Vì sao bỏ muối vào trong băng có thể làm cho nhiệt độ hạ xuống?

da.jpg
(Hình minh họa)

Ngày hè nóng nực, nếu đặt một tảng đá lớn trong phòng, bạn sẽ cảm thấy mát mẻ một chút. Nếu bạn ăn một que kem, cũng cảm thấy trong người dễ chịu ngay. Đó là vì sao vậy? Vì rằng khi băng tan chảy cần hấp thụ nhiệt lượng, nhiệt độ xung quanh sẽ lập tức hạ xuống.
Khi muối ăn hoà tan trong nước, cùng hút nhiệt lượng ở xung quanh. Nếu đem băng và muối chộn lẫn vào nhau theo tỷ lệ 3 trên 1 thì trở thành thứ mà người ta gọi là thuốc đông lạnh, nó có thể làm cho nhiệt độ hạ xuống dưới không độ. Loại thuốc đông lạnh này lợi dụng đặc tính hút nhiệt xung quanh của băng và muối mà chế ra.

Nguồn tin: (Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)
www.hoidap.vinhphucdost.gov.vn
 
S

scientists

Vì sao nấm mọc ở gốc cây?


nam.jpg
(Hình minh họa)

Khi nấm kết hợp với cây thì cấu trúc cộng sinh mà cả hai cùng nhau xây dựng gọi là rễ nấm. Các sợi nấm gắn chặt với rễ cây. Nếu nấm chỉ tạo thành một bao khít xung quanh rễ cây thì chúng được gọi là rễ nấm ngoài. Còn nếu nấm xâm nhập vào rễ tới tận các tế bào của vật chủ, thì đó là rễ nấm trong. Nhưng cũng có nhiều loại rễ nấm khác. Đổi lại một phần đường do quang hợp cung cấp, nấm đảm bảo nhu cầu nước và muối khoáng (photpho, ni tơ, đồng, kẽm...) cho cây bằng cách để cây lợi dụng mạng sợi nấm của nó, là mạng lớn hơn nhiều so với tất cả các rễ cây cộng lại.
Nấm xép màu hạt dẻ xẫm, Boletus aereus, và nấm của đen. Tuber-elanosporum, thường kết hợp với cây soi, còn nấm amanit diệt ruồi kết hợp với thông và cây bu lô. Không hiếm trường hợp cây kết với hàng chục loài nấm cùng lúc vàn hững quần hợp này thay đổi trong suốt quá trình sống của cây. Nấm rất đặc thù, nhất là ở châu Âu ôn đới, nơi rừng rất ít tính đa dạng. Cách đây khoảng 40 năm, người ta đã đếm được gần 5000 loài nấm có liên quan với rễ nấm hợp với cây ở các khu rừng Bắc cực và ôn đới. Hiện tượng cộng sinh đặc biệt này cũng rất phổ biến ở nhiệt đới.
Những quần hợp này rất quý đối với cán bộ lâm nghiệp: Họ lập danh mục các loài nấm dễ thiết lập rễ nấm với một loài cây xác định là hai cách cải tiến hiệu suất của quần hợp, từ đó có thể giúp cây mọc được ở những vùng ít thuận lợi hơn.

Nguồn tin: (Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)
 
S

scientists

Vì sao châu chấu bay thành đàn?
Châu chấu dù bay ở trên trời hay đỗ dưới mặt đất vẫn duy trì tính hợp quần. Đây không phải là sở thích nhất thời, mà do thói quen đẻ trứng và nhu cầu về mặt sinh lý của chúng.
Việc châu chấu thích hoạt động thành đàn có quan hệ rất lớn đến thói quen đẻ trứng. Đến mùa giao phối, châu chấu lựa chọn vị trí đẻ trứng tương đối nghiêm khắc, thích hợp nhất là môi trường có chất đất cứng, có độ ẩm tương đối và có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Trên những cánh đồng rộng lớn, khu vực có thể đáp ứng các tiêu chuẩn này tương đối ít, do vậy, châu chấu thường tập trung đẻ trứng hàng loạt trên một phạm vi không lớn lắm. Thêm vào đó, trong khu vực nhỏ này, chênh lệch độ ẩm là rất ít, khiến cho trứng nở đồng loạt, đến mức châu chấu non vừa chào đời đã hình thành thói quen sống cùng nhau, đi theo nhau.
Mặt khác, châu chấu phải sống theo đàn cũng là do nhu cầu về mặt sinh lý. Chúng cần nhiệt độ cơ thể tương đối cao để hoạt động. Vì vậy, việc sống thành đàn sẽ giúp chúng duy trì nhiệt độ trong cơ thể. Tất cả những con châu chấu trong đàn đều có chung đặc điểm này. Bởi vậy, trước khi chúng kết đàn, chỉ cần vài con lượn vòng trên không trung, rất nhanh sau đó, những con khác dưới mặt đất sẽ cảm ứng và đồng loạt bay lên.
Theo 10 vạn câu hỏi vì sao
 
S

scientists

Vì sao trong cây có điện?
1.jpg


Các điện tích dương thường tập trung ở rễ, và âm ở ngọn cây.

Một số hoạt động sống trong cơ thể sinh vật tạo ra điện trường và dòng điện, gọi là điện sinh vật. Ở một số động vật, hiện tượng này rất rõ, ví dụ cá chình điện có thể dùng điện sinh vật để bắn chết những con mồi nhỏ. Trong cây cũng có điện, nhưng chỉ yếu hơn mà thôi.
Dòng điện trong cơ thể thực vật yếu đến nỗi nếu không dùng đồng hồ điện siêu nhạy thì khó mà phát hiện ra. Nhưng dòng điện yếu không có nghĩa là không có. Vậy điện trong cây phát sinh như thế nào?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cây sản sinh ra điện. Ví dụ ở rễ, dòng điện chạy từ chỗ này sang qua khác, vì sự chênh lệch điện tích do các đoạn rễ hấp thụ muối khoáng không đều.
Bây giờ chúng ta hãy quan sát quá trình hấp thụ khoáng kali clorua của cây đậu tương. Các ion của kali clorua được hút vào rễ. Clo(-) từ rễ được hút lên các tế bào ngọn, làm tăng số ion âm trên ngọn, trong khi đó, các ion dương của K+ lại tập trung ở đầu rễ. Kết quả là xuất hiện một điện thế giữa ngọn và gốc. Tuy nhiên, cường độ dòng điện trong cây rất nhỏ. Theo tính toán, tổng dòng điện trong 100 tỷ cây đậu tương mới đủ thắp sáng một ngọn đèn 100 W.
Theo 10 vạn câu hỏi vì sao
 
S

scientists

Tại sao tai biết tiếng động từ đâu dội tới?

anh2.jpg

Âm thanh đến hai tai nhanh, chậm và có cường độ khác nhau, vì thế bạn biết được hướng của nó.
Một người từ nhỏ đã điếc một tai. Khi bạn gọi, người đó phải ngó quanh ngó quẩn tứ phía xem bạn ở đâu gọi tới. Tại sao người này lại mất khả năng xác định vị trí? Ấy là vì muốn xác định hướng của tiếng động, bạn cần phải "thông" cả hai tai.
Thí nghiệm tâm lý học cho thấy, nếu chỉ có một tai nhận được kích thích của hai nhóm sóng âm nối tiếp nhau, từ hai phía có cường độ như nhau, khoảng cách bằng nhau, nhưng khác hướng, thì hiệu ứng sóng âm của hai nhóm đó với tai là như nhau. Như vậy, người ta không thể nào phân biệt được hướng của nguồn âm.
Nếu cả hai tai đều nhận được tín hiệu, tình hình lại khác. Một trong những căn cứ để ta nhận ra hướng tiếng động là chênh lệch thời gian giữa hai tai.
Nếu nguồn âm ở bên phải người nghe, sóng âm đến tai phải nhanh hơn đến tai trái một khoảnh khắc. Dùng đồng hồ đo chính xác sẽ thấy, cho dù chênh lệch thời gian chỉ là 30% giây, người ta vẫn nhận ra được hướng tiếng động.
Căn cứ thứ hai là chênh lệch về cường độ âm thanh. Nguồn âm có thể đập vào tai ở gần mạnh hơn tai kia một chút. Cường độ dù nhỏ cũng đủ để chúng ta xác định được chính xác vị trí của tiếng động ở bên trái hay bên phải.
Còn một vấn đề nữa: Nếu nguồn âm ở bất kỳ nơi nào trên mặt phẳng dọc giữa mặt, sóng âm đến cùng một lúc, đập vào màng nhĩ với cường độ như nhau, khi đó liệu chúng ta có thể nói chính xác vị trí của nguồn âm không? Nó ở đằng trước, đằng sau, ở trên hay ở dưới? Rất đơn giản, ta chỉ cần ngoảnh đầu đi là xong. Bình thường, ta thực hiện động tác này rất nhẹ nhàng nên hầu như không để ý tới. Trong thực tế, bao giờ ta cũng ngoảnh đầu, đồng thời dùng mắt để giúp tìm hướng có tiếng động.
 
S

scientists

Tại sao nên xếp hồng với lê khi giấm?
f.axd

Quả chín thoát ra nhiều khí ethylene.
Kinh nghiệm dân gian cho thấy, khi ngắt những trái hồng xanh về giấm thường rất lâu chín. Nhưng nếu người ta để vào mấy quả lê hay vài quả hồng chín thì những quả xanh cũng mau chín hơn hẳn.
Trong mỗi quả xanh đều có một loại axit gây chua, chát. Ví dụ trong hồng có axit tanin, táo có axit malic, quýt, chanh có axit xitric... Khi quả chín, các axit này bị phân hủy dần và vị chua, chát sẽ mất đi. Màu quả cũng chuyển từ xanh qua vàng.
Bình thường, chỉ cần chờ đợi thì quả xanh nào rồi cũng chín, nhưng không phải ai cũng kiên nhẫn được như vậy. Mặc khác, đến vụ người ta muốn thu hoạch một lần nhiều quả chín. Vì thế cần có cách làm chúng chín nhanh hơn, đó là nghệ thuật giấm hoa quả. Trước thế kỷ 20, người ta không hiểu vì sao khi đưa một vài quả chín vào đám quả xanh thì quá trình chín diễn ra nhanh hơn.
Mọi bí mật được hé mở khi nhà hóa học Svet tìm ra phương pháp sắc ký - tức là phương pháp xác định thành phần các chất khí. Đo đạc cho thấy quả chín thường thoát ra khí ethylene. Một số quả như lê, táo chín nhanh hơn các quả hồng, mận. Chúng cũng giải phóng nhiều ethylene hơn. Loại khí này có cấu trúc phân tử gồm một nguyên tử carbon và 4 nguyên tử hydro. Nó có tính hoạt động hóa học tương đối mạnh, xúc tiến hoạt động hô hấp của cây, khiến ôxy dễ lọt qua lớp vỏ vào quả hơn, và quả cũng chín nhanh hơn. Chính vì vậy, khi xếp mấy quả lê hoặc vài quả hồng chín vào một rổ hồng xanh thì có thể tiết kiệm được thời gian giấm.
 
S

scientists

Vì sao ruồi bay có tiếng, nhưng bướm lại không?
buom.jpg


Bướm đập cánh rất chậm, vì thế không phát ra tiếng kêu.
Khi ruồi muỗi lượn quanh, từ xa, bạn đã nghe thấy tiếng “động cơ” vo vo của chúng. Nhưng bướm thì dù có ghé sát tai vào bạn cũng không thể nghe được gì cả. Phải chăng ruồi muỗi có cơ quan "phát thanh" đặc biệt?
Thật ra, tiếng kêu đó chỉ là do dao động do cánh gây ra mà thôi. Để chứng minh vấn đề này, chúng ta hãy làm thí nghiệm sau: lấy một mảnh tre mỏng rồi khua lên khua xuống trong không khí. Nếu khua nhẹ, bạn sẽ không nghe thấy gì, nhưng nếu khua mạnh, sẽ có tiếng vù vù rất rõ.
Âm thanh truyền đến tai ta là do tai cảm nhận được các dao động trong không khí. Tuy nhiên, ta chỉ có thể nghe được những rung động có tần số từ 20 đến 20.000 lần mỗi giây. Nếu thấp hoặc cao hơn khoảng này chúng ta đều không nghe thấy. Điều đó giải thích vì sao mảnh tre khua chậm thì im hơi lặng tiếng, nhưng khi khua nhanh sẽ tạo ra tiếng xé gió vù vù.
Côn trùng khi bay phát ra âm thanh cũng giống như nguyên lý kể trên. Các nhà khoa học cho biết, mỗi giây, ruồi nhặng vỗ cánh từ 147-220 lần, muỗi là 594 lần, thậm chí có loài còn vỗ 1000 lần, ong mật vỗ 260 lần. Nhưng bướm trắng thì chỉ lập lờ có... 6 lần, bướm gai 5 lần. Chính vì thế mà chúng bay hoàn toàn yên lặng.
 
S

scientists

Vì sao chạch lại nhả bọt?
cachach.jpg

Cá chạch sẽ dùng ruột làm cơ quan hô hấp khi nước thiếu ôxy.

Ở những ao đầm, mương, ngòi có nhiều cá chạch sinh sống, trên mặt nước thường có nhiều bóng khí. Nếu thả vài chục con chạch trong thùng nước, thì chỉ một lúc sau bọt đã phủ đầy chẳng còn chừa khoảng trống nào cả. Lũ cá làm sao thế nhỉ?
Thì ra, đó chỉ là do loài chạch trung tiện hơi nhiều mà thôi.
Chạch có thân dài, hơi dẹt, cũng thở bằng mang như các loại cá khác. Nhưng khi trong nước thiếu dưỡng khí, nếu chỉ thở bằng mang thôi sẽ không cung cấp đủ ôxy cho cơ thể. Lúc đó, chạch sẽ thò đầu lên khỏi mặt nước, trực tiếp hít thở khí trời và dùng ruột làm cơ quan hô hấp thay thế mang. Mấu chốt chính là ở đây: Ruột chạch có cấu tạo khác hẳn so với các loài cá khác.
Nếu như ruột cá bình thường phải cuộn từ 8-10 vòng trong bụng cá, thì ruột chạch lại nối thẳng từ cổ họng đến hậu môn thành một đường thẳng không gấp khúc và có thể nhìn thấu qua. Trên thành ruột có nhiều mạch máu nhỏ. Đoạn ruột vừa thẳng vừa ngắn này có tác dụng tiêu hóa thức ăn, đồng thời còn hô hấp thay thế mang khi cần thiết.
Khi chạch cảm thấy trong nước hoặc bùn không đủ ôxy, nó sẽ ngoi đầu lên khỏi mặt nước (mặt bùn), đớp một ngụm khí rồi lại lặn xuống. Không khí được nuốt xuống ruột, các mạch máu trên thành ruột hấp thụ luôn lượng khí ôxy trong khoang ruột, chất khí thừa còn lại và lượng khí CO2 do máu thải ra sẽ qua hậu môn theo hình thức trung tiện, đó chính là những bọt khí xuất hiện trên mặt nước. Ôxy trong nước càng ít, chạch càng đớp nhiều lần hơn. Khi trong nước hết ôxy, chạch ngoi lên khoảng 70 lần mỗi giờ để duy trì sự sống.
 
Top Bottom