$\color{Red}{\fbox{SINH 6}\bigstar\text{ON THI HK2}\bigstar}$

Status
Không mở trả lời sau này.
R

rancanheo

Hàng ngang số 3 gồm 4 chữ cái: Điền vào chỗ chấm
- Hạt gồm có vỏ, ................ và chất dinh dưỡng dự trữ
 
Last edited by a moderator:
H

huuthuyenrop2

cho hàng thứ chín đi nhanh lên nhé rancaheo mình coi thử trả lời được không
 
R

rancanheo

Bạn huuthuyenrop2 trả lời đúng rồi, bạn nhận được 5 tks nhé!
Mời bạn mở thêm ô tiếp theo để mở được 1 mảnh ghép của hình nhé!

1. |:khi (90):|:khi (90):|:khi (90):|:khi (90):|:khi (90):|:khi (90):|:khi (90):|:khi (90):
2. |:khi (8):|:khi (8):|:khi (8):
3. | P | H | Ô | I
4. |:khi (156):|:khi (156):|:khi (156):|:khi (156):|:khi (156):
5. |:khi (14):|:khi (14):|:khi (14):
6. |:khi (69):|:khi (69):|:khi (69):|:khi (69):|:khi (69):|:khi (69):|:khi (69):
* Và đây là ô khóa:
6iE4QsjeM.jpg
 
Last edited by a moderator:
N

nhi6athodan

- Nào, bây giờ chúng ta thử làm 1 đề cương ôn tập nhé!
1. Có mấy cách phát tán quả và hạt? Đặc điểm của quả và hạt để thích nghi với các cách phát tán đó? Cho ví dụ (5tks)
2. Nêu vai trò của vi khuẩn (4tks)
3. So sánh cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của rêu và dương xỉ (5tks)
4. Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm như thế nào? (5tks)
5. Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào? Sinh sản = gì? (7tks)
6. Nấm có ích ntn? Có hại ntn? (5tks)
7. Đây là gì? Quá dễ đúng ko nào :p (2tks)
picture.php

7.Địa y:
-Địa y hình vảy.
-Địa y hình cành.
____________________________
 
Last edited by a moderator:
H

huuthuyenrop2

Ngoài cách phát tán nhờ động vật, nhờ gió, tự phát tán của quả và hạt, chúng còn có thể phát tán bằng cách thụ phấn nhờ sâu bọ. Vậy từ còn thiếu là sâu bọ
 
R

rancanheo

Ngoài cách phát tán nhờ động vật, nhờ gió, tự phát tán của quả và hạt, chúng còn có thể phát tán bằng cách thụ phấn nhờ sâu bọ. Vậy từ còn thiếu là sâu bọ

Chưa chính xác.
- "Sâu bọ" cũng là động vật, tớ đã nêu trên rồi!
- Ở đây là "cách phát tán" chứ không phải "thụ phấn" nhé bạn :) .
Bạn có thể sửa lại câu trả lời của mình :)
 
R

rancanheo

Nào, bây giờ chúng ta cùng ôn tập phần VIII nhé ;))

CHƯƠNG VIII: CÁC NHÓM THỰC VẬT

PHẦN I: TẢO​

1.Cấu tạo của tảo:
Tảo có cấu tạo tế bào gồm: vách tế bào, nhân và thể màu hay còn gọi là lạp thể

Căn cứ vào đặc điểm trên ta chia tảo thành hai loại

a. Tảo nước ngọt ( tảo xoắn )

13338016842118287371_574_574.jpg
- Tảo xoắn thường sống ở các mương rãnh, ruộng lúa nước, chỗ nước đọng và nông.
- Tìm những búi sợi màu xanh lục tuơi, mảnh thư tơ, sờ tay vào trơn, nhớt
- Sợi tảo xoắn có màu lục là nhờ có thể màu chứa chất diệp lục
- Chúng sinh sản bằng cách đứt ra từng đoạn sợi thành những tảo mới
- Nó cũng có thể sinh sản bằng cách kết hợp giữa hai tế bào gần nhau thành hợp tử, từ đó cho ra sợi tảo mới.

b.Tảo nước mặn ( rong mơ )

13338016861193787784_574_574.jpg

- Rong mơ gặp ở vùng ven biển nhiệt đới
- Chúng thường sống thành từng đám lớn, bám vào đá hoặc san hô nhờ giá bám ở gốc
- Rong mơ có màu nâu vì trong tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất màu phụ màu nâu
- Ngoài sinh sản sinh dưỡng, rong mơ còn sinh sản hữu tính ( kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu)

2. Một số tảo thường gặp
a. Tảo đơn bào: Cơ thể chỉ là một tế bào
b. Tảo đa bào: Cơ thể có cấu tạo tế bào từ 2 trở lên

13338016881647359480_574_574.jpg

-----> Dù là đơn bào hay đa bào, cơ thể của tảo chưa có thân, rễ, lá thật sự, bên trong chưa phân hóa thành các loại mô điển hình
3. Vai trò của tảo
a. Vai trò có ích
- Quang hợp và thải ra khí ôxi
- Thức ăn cho động vật sống trong nước
- Thức ăn cho người, làm thuốc,...
b. Tác hại
- 1 số tảo sinh sản nhanh gây đầu độc nguồn nước--> làm cết các loại động vật hải sản như tôm, cá,...
- 1 số tảo quấn lấy các cây trồng dưới nước, làm hạn chế sự phát triển của cây trồng


Bây giờ chúng ta sang phần II nhé :D



PHẦN II: RÊU- CÂY RÊU​

1. Môi trường sống của rêu
- Rêu thường sống ở những nơi ẩm ướt, gần nguồn nước
2. Quan sát cây rêu
1333801690361700348_574_574.jpg
- Cấu tạo của rêu
+ Đã có rễ, thân và lá ( Rễ là rễ giả )
+ Thân không phân nhánh, thân và lá chưa có mạch dẫn
3. Túi bào tử và sự phát triển của rêu
13338016921285395110_574_574.jpg
- Rêu là thực vật bậc thấp sinh sản bằng bào tử
- Bào tử phát tán từ túi bào tử ở ngọn cây rêu và khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng sẽ nảy mầm phát triển thành cây rêu
4. Vai trò của rêu
Rêu sống được ở trên những điều kiện khó khăn như đá, thân cây,.... Khi chết tạo thành lớp mùn, dùng làm than bùn, phân bón, chất đốt,....

Phần này có vẻ ngắn nhỉ :-?, vậy bây giờ chúng ta lại bước sang phần khác nhé :x


PHẦN III: QUYẾT- DƯƠNG XỈ​

1. Quan sát cây dương xỉ
a. Cơ quan sinh dưỡng
- Đã có rễ, thân. lá,...
- Trong cấu tạo của rễ, thân, lá đã có mạch dẫn. Khác với rêu :D
b. Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ
1333801695411220795_574_574.jpg
- Dương xỉ sinh sản bằng bào tử, bào tử có trong các túi bào tử nằm ở mặt dưới của các lá già.
- Nó sinh sản hữu tính
- Túi bào tử có các vòng cơ--> phát tán bào tử --> Khi gặp điều kiện thuận lợi --> Phát triển thành nguyên tản --> nảy mầm thành cây mới

2. Một vài loại dương xỉ thường gặp
-VD: Cây rau bợ, cây lông cu li, cây vạn tuế
13338016991133180701_574_574.jpg

13338017011932286967_574_574.jpg
3. Quyết cổ đại và sự hình thành than đá
Phần này chúng ta sẽ bỏ qua nhé ;)



PHẦN IV: HẠT TRẦN- CÂY THÔNG​

1. Cơ quan sinh dưỡng của cây thông
13338017062015554862_574_574.jpg
- Thông là loài cây thân gỗ, có kích thước lớn, cơ quan sinh dưỡng gồm: Rễ, thân, lá
- Trong cấu tạo của rễ, thân, lá đã có mạch dẫn hoàn chỉnh
2. Cơ quan sinh sản ( nón)
13338017131918250685_574_574.jpg
- Thông sinh sản bằng hạt ( sinh sản hữu tính) hạt được chứa trong các kẽ của nón
- Cơ quan sinh sản của thông gồm có: Nón đực, nón cái thường mọc ở trên ngọn của thông
+ Nón đực: Nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm, ở các kẽ có vảy mỏng chứa túi phấn
+ Nón cái: Lớn hơn nón đực, thường mọc riêng lẻ ở các kẽ cũng có các vảy mỏng có chứa noãn

*Ngành hạt trần: Hạt sau khi được hình thành nằm lộ ra ngoài, không được bao bọc trong quả
3. Giá trị của cây hạt trần
- Lấy gỗ, dùng làm tinh dầu, trồng làm cảnh,....



PHẦN V: HẠT KÍN-ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN​


a. Cơ quan sinh dưỡng
Rễ: rễ cọc, rễ chùm
Lá: Lá đơn hay lá kép; mọc đơn, mọc cách hay mọc vòng; gân song song, gân hình cung hay gân hình mạng
Thân: Thân bò, thân leo, thân đứng
b. Cơ quan sinh sản
Hoa: Đài, tràng, nhị, nhụy
Quả: Bầu nhụy tạo thành
Hạt: Noãn đã được thụ tinh tạo thành nằm trong quả, được quả bao nọc và che chở

* Hạt kín: Hạt sau khi được tạo thành nằm trong quả, được quả bao bọc và che chở


PHẦN VI: LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM​

1. Cây hai lá mầm và cây một lá mầm
- Để phân biệt đâu là cây hai lá mầm và đâu là cây một lá mầm ta dựa vào:
+ Số lá mầm trong phôi của hạt
+ Kiểu rễ cọc hay kiểu rễ chùm
+ Kiểu gân lá hình cung, hình mạng hay kiểu gân song song
+ Kiểu hạt hai lá mầm hay kiểu hạt một lá mầm của phôi

VD:
Bây giờ chúng ta sẽ thử nghiệm đâu là cây hai lá mầm và đâu là cây một lá mầm nhé :x
13431395661432882240_574_574.jpg
+ Cây hai lá mầm (A) có rễ cọc, thân cột, gân lá hình mạng
+ Cây một lá mầm (B) có rễ chùm, thân cỏ, gân lá song song
2. Đặc điểm phân biệt lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm
- Thực vật hạt kín rất đa dạng, trong thiên nhiên có thể gặp những trường hợp ngoại lệ, ví dụ: có cây hoa không cánh hoặc ngược lại rất nhiều cánh, lá của một vài cây hai lá mầm có khi có các gân chính xếp hình cung… Trong những trường hợp này, để nhận biết cây thuộc lớp nào cần phải dựa và nhiều đặc điểm khác nhau chứ không thể chỉ dựa vào một đặc điểm nào đó



PHẦN VII: KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT​
PHẦN VIII: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI THỰC VẬT​
Hai phần này chúng ta sẽ không học nhé :D

PHẦN IX: NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG​

1. Cây trồng bắt nguồn từ đâu
- Từ thời xa xưa, con người chưa biết trồng cây mà chỉ thu nhặt quả, hạt, củ… của cây cối mọc dại trong rừng làm thức ắn. Về sau do nhu cầu sống, người ta phải giữ lại giống của những cây này để gieo trồng cho mùa sau nên mới có cây trồng
2. Cây trồng khác cây dại như thế nào
- Khác nhau tùy thuộc vào các đặc điểm như bộ phận dùng, cây hoang dại hay câu trồng
3. Muốn cải tạo cay trồng phải làm gì
- Thực hiện các biện pháp như: Lai tạo, chiết, ghép, kĩ thuật di truyền,...
- Chăm sóc, tưới nước, bón phân thích hợp, để cây trồng phát huy tối đa các phẩm chất

Vậy là chương VIII của chúng ta đã hết rồi :x
 
Last edited by a moderator:
K

key_bimat

Nào, bây giờ chúng ta cùng làm bài tập để ôn thi hk nhé :D( mình biết là trường của một số bạn đã thi hk rồi, trường của mình cũng vậy, nhưng mình nghĩ là chúng ta cũng nên ôn lại, để kiến thức rộng mở hơn, và học tốt môn sinh cho năm mới chứ nhỉ :p)

Bài 1: Nêu đặc điểm của tảo xoắn và rong mơ. Chúng có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau? (5đ)
Bài 2: Tại sao nói tảo là thực vật bậc thấp? Vậy thực vật bậc cao gồm có những ngành nào?(5đ)
Bài 3: Nêu cấu tạo của rêu và tảo. Giữa chúng có đặc điểm gì giống -khác ?(4đ)
Bài 4: Sự thụ tinh của rêu và dương xỉ giống nhau ở điểm nào?(2đ)
Bài 5: Cơ quan sinh sản của thông? Cấu tạo của ngành hạt trần- hạt kín?(3đ)
Bài 6: Đặc điểm phân biệt cây một lá mầm và hai lá mầm?(4đ)

Các câu hỏi này đều có trong phần mình đã ôn ở trên, nên các bạn làm tốt nhé :D
 
M

monokuru.boo

1.
-Cấu tạo của tảo xoắn: gồm thể màu (có chứa diệp lục), nhân, vách tế bào
cấu tạo của rong mơ: có cấu tạo đơn giản, có diệp lục, chưa có rễ, thân, lá thực sự
Khác: tảo xoắn có màu xanh lục, là 1 lớp váng trên mặt nước. sinh sản= cách tự tách ra hoặc kết hợp với tế bào kế với nó.
rong mơ: có hình dạng giống hình cây nhưng ko có rễ thân lá thực
Giống: đều có chất diệp lục và ko có rễ thân lá
2.
-Tảo là thực vật bậc thấp nhất vì chưa có rễ, thân, lá thực sự
+Thực vật bậc cao gồm những ngành sau: ngành Rêu (Bryophyta), ngành Dương xĩ (Pteridophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermatophyta).
Ngành Hạt kín (Angiospermatophyta). Hai ngành đầu thuộc nhóm có bào tử (Spore, spore), 2 ngành cuối (Hạt trần và Hạt kín) thuộc nhóm có hạt.
6.
+Cây Hai lá mầm: phôi của hạt có 2 lá mầm

+Cây Một lá mầm: phôi của hạt có 1 lá mầm
- Ngoài ra, Hai lớp này còn có thể nhận biết nhờ những dấu hiệu
bên ngoài như: kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng thân.
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom