$\color{Red}{\fbox{SINH 6}\bigstar\text{ON THI HK2}\bigstar}$

Status
Không mở trả lời sau này.
S

sj_oppa

cho Sin số 3 nha Min
_______________________
P/s : số này là số yêu thích của lão Hải
 
Last edited by a moderator:
R

rancanheo

c279a53aeb0500e451a4f495bf930133_53956897.nui.jpg

Câu 3: :D
Nêu vai trò của vi khuẩn đối với con người và thiên nhiên. :D
Nhớ là nêu hai mặt nhé!
 
C

cuimuoimuoi_1969

Vi khuẩn có thể có ích hoặc có hại cho môi trường, và động vật, bao gồm cả con người. Vai trò của vi khuẩn trong gây bệnh và truyền bệnh rất quan trọng. Một số là tác nhân gây bệnh (pathogen) và gây ra bệnh uốn ván (tetanus), sốt thương hàn (typhoid fever), giang mai (syphilis), tả (cholera), bệnh lây qua thực phẩm (foodborne illness) và lao (tuberculosis). Nhiễm khuẩn huyết (sepsis), là hội chứng nhiễm khuẩn toàn cơ thể gây sốc và giãn mạch, hay nhiễm khuẩn khu trú (localized infection), gây ra bởi các vi khuẩn như streptococcus, staphylococcus, hay nhiều loài Gram âm khác. Một số nhiễm khuẩn có thể lan rộng ra khắp cơ thể và trở thành toàn thân (systemic). Ở thực vật, vi khuẩn gây mụn lá (leaf spot), fireblight và héo cây. Các hình thức lây nhiễm gồm qua tiếp xúc, không khí, thực phẩm, nước và côn trùng. Kí chủ (host) bị nhiễm khuẩn có thể trị bằng thuốc kháng sinh, được chia làm hai nhóm là diệt khuẩn (bacteriocide) và kìm khuẩn (bacteriostasis), với liều lượng mà khi phân tán vào dịch cơ thể có thể tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.

Các biện pháp khử khuẩn có thể được thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, ví dụ như chùi da bằng cồn trước khi tiêm. Việc vô khuẩn các dụng cụ phẫu thuật và nha khoa được thực hiện để đảm bảo chúng "vô khuẩn" (sterile) hay không mang vi khuẩn gây bệnh, để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn. Chất tẩy uế được dùng để diệt vi khuẩn hay các tác nhân gây bệnh để ngăn chặn sự nhiễm và nguy cơ nhiễm khuẩn.

Trong đất, các vi sinh vật sống trong nốt rễ (rhizosphere) biến nitơ thành ammoniac bằng các enzyme của chính mình. Một số khác lại dùng phân tử khí nitơ làm nguồn nitơ (đạm) cho mình, chuyển nitơ thành các hợp chất của nitơ, quá trình này gọi là quá trình cố định đạm. Nhiều vi khuẩn được tìm thấy sống cộng sinh trong cơ thể người hay các sinh vật khác. Ví dụ như sự hiện diện của các vi khuẩn cộng sinh trong ruột già giúp ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại.

Vi khuẩn có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ một cách đáng kinh ngạc. Một số nhóm vi sinh "chuyên hóa" đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các khoáng chất từ một số nhóm hợp chất hữu cơ. Ví dụ, sự phân giải cellulose, một trong những thành phần chiếm đa số trong mô thực vật, được thực hiện chủ yếu bởi các vi khuẩn hiếu khí thuộc chi Cytophaga. Khả năng này cũng được con người ứng dụng trong công nghiệp và trong cải thiện sinh học (bioremediation). Các vi khuẩn có khả năng phân hủy hydrocarbon trong dầu mỏ thường được dùng để làm sạch các vết dầu loang.

Vi khuẩn, cùng với nấm men và nấm mốc, được dùng để chế biến các thực phẩm lên men như phô-mai, dưa chua, nước tương, dưa cải bắp (sauerkraut), giấm, rượu, và yoghurt. Sử dụng công nghệ sinh học, các vi khuẩn có thể được "thiết kế" (bioengineer) để sản xuất thuốc trị bệnh như insulin, hay để cải thiện sinh học đối với các chất thải độc hại.

~~ Nguồn từ Wilipedia :D ~~
Chúc pic phát triển
 
R

rancanheo

Vai trò: Phân giải xác sinh vật chết, tạo nguồn thức ăn cho nhiều sinh vật khác,...Đối với con người, vi sinh vật có vai trò có ích như:thực hiện quá trình lên men rượu, vai trò to lớn trong công nghệ sinh học. Vai trò có hại như: gây bệnh, phá hủy nhiều sản phẩm như đồ ăn, quần áo...
Cảm ơn chị! Chị nhận 3tks nhé! Hì :D!
 
N

nhidragonhappy

Cho mình ô số 1 nha
Chúc pic của bạn sẽ sôi nổi hơn!
__________________
 
R

rancanheo

Đây là câu hỏi số 7 của bạn :D :
- Phân biệt sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính.
 
K

key_bimat

* Sinh sản sinh dưỡng :

Là khả năng có thể mọc thành cây mới từ các cơ quan của nó như: Rễ, thân, lá.

* Sinh sản hữu tính :

Là hình thức sinh sản có thụ tinh được gọi là sinh sản hữu tính.
- Thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực (tinh trùng) với một giao tử cái (noãn) để tạo thành hợp tử.
 
C

caheosua

Đây là câu hỏi số 7 của bạn :D :
- Phân biệt sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính.

Giống nhau: Đều tạo ra cá thể mới.
Khác nhau:
Sinh sản sinh dưỡng:
- Tạo ra cá thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cá thể cũ: rễ, lá, cành, ...
- Cá thể mới có đặc điểm giống hệt cá thể ban gốc.

Sinh sản hữu tính:
- Tạo ra cá thể từ cơ quan sinh sản: trứng, tinh trùng.
- Các thể mới có thể có những đặc điểm khác với cá thể ban đầu.

Có thể ví dụ để thấy rõ sự khác nhau nhé ^^
 
R

rancanheo

- Chào các bạn, hôm nay là ngày 23/4/2013 , chúng ta đang bước vào thời điểm thi hk2, trong đó tất nhiên cũng có môn Sinh. Vì vậy mình lập ra topic này để cũng cố kiến thức sau năm học để chúng ta làm bài thi HK2 thật tốt nhé!
- Mong các bạn ủng hộ :p
* Bây giờ, chúng ta cùng tổng hợp kiến thức qua Sơ đồ tư duy nhé!





PHẦN VI: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH

 
Last edited by a moderator:
R

rancanheo

- Nào, bây giờ chúng ta thử làm 1 đề cương ôn tập nhé!
1. Có mấy cách phát tán quả và hạt? Đặc điểm của quả và hạt để thích nghi với các cách phát tán đó? Cho ví dụ (5tks)
2. Nêu vai trò của vi khuẩn (4tks)
3. So sánh cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của rêu và dương xỉ (5tks)
4. Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm như thế nào? (5tks)
5. Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào? Sinh sản = gì? (7tks)
6. Nấm có ích ntn? Có hại ntn? (5tks)
7. Đây là gì? Quá dễ đúng ko nào :p (2tks)
picture.php

 
0

0872

1.
Có ba cách:
Cách 1: Tự phát tán
Đặc điểm: Quả tự bung ra khỏi vỏ
VD: Qủa cải
Cách 2: Nhờ động vật
Đặc điểm: Động vật ăn quả thải ra hoặc có gai móc bám vào lông động vật
VD: Qủa thông
Cách 3: Nhờ gió
Đặc điểm: Quả nhẹ và có cánh
VD: Qủa bồ công anh
 
Last edited by a moderator:
R

rancanheo

Bạn 0872 trả lời đúng rồi, tặng bạn 5 tks nè!
Các bạn cố gắng trả lời tiếp nhé!
 
0

0872

2.
- Tiêu hủy xác động/ thực vật, tăng muối khoáng
- Vi khuẩn cố định, giữ đạm cho cây họ đậu
- Làm lên men sữa chua, muối dưa cà làm giấm
- Vi khuẩn có vai trò trong công nghệ sinh học
 
R

rancanheo

Chào các bạn, bây giờ mình sẽ ôn cho các bạn thật tóm gọn những bài học để các bạn dễ dàng nắm bắt nhé!
CHƯƠNG VII. QUẢ VÀ HẠT
PHẦN 1: CÁC LOẠI QUẢ​
- Căn cứ vào đặc điểm vỏ quả mà người ta phân chia quả làm 2 loại chính :)>-
Đó là:
a, Quả khô:
H%E1%BA%A1nh+nh%C3%A2n+gi%C3%BAp+l%C3%A0n+da+l%C3%A1ng+m%E1%BB%8Bn.jpg

Quả hạnh nhân​
- Đặc điểm của quả khô là: Khi chín thì vỏ khô, cứngmỏng.
- Ở đây cũng chia ra làm 2 loại quả khô nữa nhé :)>-
+ Quả khô nẻ: khi chín khô vỏ quả có khả năng tự tách ra
VD: quả đậu, quả sầu riêng, quả gòn, quả cải
images

Quả đậu (Hà Lan)​
durian_morn_thong_peeled_thailande_view1.jpg

Quả sầu riêng (ai mua sầu riêng có ai mua sầu riêng, xin dừng chân ghé quán em ;;))​
+ Quả khô không nẻ: khi chín khô vỏ quả không tự tách ra
VD: dừa, chò, dẻ, ngô,...
7-ly-do-de-uong-nuoc-dua-2.jpg

Quả dừa​
images

Quả ngô​
b, Quả thịt
images

Quả cam​
- Đặc điểm của quả thịt là: Khi chín thì mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả.
- Cũng có 2 loại quả thịt:
+ Quả mọng: gồm toàn thịt
VD: quả chanh, cà chua, đu đủ,...
+ Quả hạch: có hạch cứng bọc lấy
VD: quả dừa, mơ,...
PHẦN 2: HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT​
1. Các bộ phận của hạt:
13266108131851634182_574_574.jpg
2. Phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm:
- Phôi của hạt có 1 lá mầm là hạt 1 lá mầm
- Phôi của hạt có 2 lá mầm là hạt 2 lá mầm
\Rightarrow Từ điều đó ngưòi ta chia thành 2 nhóm cây:
- Cây Hai lá mầm
- Cây Một lá mầm
PHẦN 3: PHÁT TÁN QUẢ VÀ HẠT:​
- Có 3 cách phát tán của quả và hạt: nhờ gió, nhờ động vật và tự phát tán (ngoài ra còn nhờ con người và nhờ nước bằng cách vận chuyển từ nơi này ---> nơi khác)
- Những quả và hạt phát tán nhờ gió có đặc điểm : có cánh hoặc túm lông nhẹ
- Những quả và hạt phát tán nhờ động vật có đặc điểm: quả có hương thơm, vị ngọt, hạt có vỏ cứng, quả có nhiều gai hoặc móc dễ vướng vào lông hoặc da của động vật
- Những quả và hạt tự phát tán có đặc điểm : Vỏ quả có khả năng tự tách hoặc mở ra để hạt tung ra ngoài.
PHẦN 4: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM​
- Điều kiện bên ngoài: đủ nước, đủ không khí và nhiệt độ thích hợp
- Điều kiện bên trong: chất lượng hạt tốt
* Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhờ tác động của con người giúp cho hạt nảy mầm:
a.Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất bị úng thì phải tháo nước ngay
b.Phải làm đất thật tơi xốp trước khi gieo hạt
c.Khi trời rét phải phủ rơm, rạ cho hạt đã gieo
d.Phải gieo hạt đúng thời vụ
e.Phải bảo quản tốt hạt giống
* Ta cùng ôn tập bằng SĐTD nào!

941258_302196456578747_1535301858_n.jpg

936870_302191079912618_1860964273_n.jpg
 
Last edited by a moderator:
K

key_bimat

Nào, bây giờ chúng ta cùng nhau làm bài tập nhé :p

1. Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? Bạn hãy kể tên 3 loại quả khô và 3 loại quả thịt ( 4tks )
2. Nêu các bộ phận của hạt. Sự khác nhau giữa hạt cây Một lá mầm và hạt cây Hai lá mầm? (4tks )
3.Quả mọng khác quả hạch ở điểm nào? Kể tên 3 loại quả hạch và 3 loại quả mọng (5 tks )
4. Nêu những điều kiện cần cho hạt nảy mầm. Muốn cho hạt nảy mầm được tốt thì cần lưu ý những điều kiện gì? (5 tks )
5. Con người có thể giữ và bảo quản quả và hạt nhằm sử dụng được lâu, chúng ta thường sử dụng các biện pháp gì? ( 4tks )
6. Người ta nói rằng những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn. Hãy cho biết điều đó đúng hay sai? Vì sao? (6 tks )
 
0

0872

6. Hạt rơi chậm thường có khối lượng cực nhỏ , như vậy 1 luồng gió nhẹ sẽ có thể đưa nó bay lên không trung , theo đó đi mọi nơi , hạt bồ công anh có Khối lượng tương đương lông gà , Nó có thể bay rất xa nhờ 1 lường gió nhẹ
 
R

rancanheo

Cảm ơn bạn 0872, nào để F5 lại, chúng ta cùng chơi, đuổi hình bắt chữ kết hợp với ô chữ nào!
* Ô chữ của chúng ta gồm có 6 hàng. Cứ mở được 2 hàng chúng ta sẽ mở được 1 tấm ghép của hình nhé.

1. |:khi (90):|:khi (90):|:khi (90):|:khi (90):|:khi (90):|:khi (90):|:khi (90):|:khi (90):
2. |:khi (8):|:khi (8):|:khi (8):
3. |:khi (101):|:khi (101):|:khi (101):|:khi (101):
4. |:khi (156):|:khi (156):|:khi (156):|:khi (156):|:khi (156):
5. |:khi (14):|:khi (14):|:khi (14):
6. |:khi (69):|:khi (69):|:khi (69):|:khi (69):|:khi (69):|:khi (69):|:khi (69):
* Và đây là ô khóa:
6iE4QsjeM.jpg
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom