CÂU 1: NHỮNG SỰ KIỆN NÀO CHỨNG TỔ CUỐI THỂ KỈ 19, NHẬT BẢN ĐÃ CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA
TRẢ LỜI
- Sau chiến tranh Trung - Nhật ( 1894 - 1895 ) , kinh tế Nhật phát triển manh mẽ. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện như Mitxui, Míubisi.. có vai trò quan trọng, bao trùm đời sống Kinh Tế, Chính Trị nước Nhật
- Đầu thế kỷ 20: Nhật tiến hành xâm lược hiếu chiến, bành trướng thế lực. Chẳng hạn chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905), Nhật thắng. Năm 1914, Nhật dùng vũ lực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông. Nhật trở thành đế quốc hùng mạnh ở Châu Á
- Cùng với sự phát triển của CNTB là sự bần cùng của quần chúng nhân dân lao động
- Chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là đế quốc phong kiến quân phiệt
CÂU 2: VÌ SAO CUỘC CẢI CÁCH MINH TRỊ MANG Ý NGHĨA NHƯ 1 CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN
( Các bạn có thể trình bày theo cách mình hiểu: Do giai cấp Tư sản quý tộc hoá lãnh đạo, đứng đầu là Thiên Hoàng, thi hành các chính sách mở đường cho nền Kinh Tế TBCN phát triển )
TRẢ LỜI:
- Cuộc cải cách Minh Trị 1868 đã tạo ra mầm mống cho KTTBCN phát triển
- Sau cải cách, hình thành giai cấp tư sản công thường, phát triển kinh tế hàng hoá
- Minh Trị tiến hành cải cách có tính chất như 1 cuộc CMTS trong tất cả các mặt: Kinh tế, chính trị, xã hội..
- Sau cải cách, Minh Trị đẩy mạnh công nghiệp hoá theo hướng tập trung công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng, nhiều công ty độc quyền ra đời
=> Kết luận: Cải cách Minh Trị mở đường cho CNTB phát triển ở Nhật, là lý do giúp Nhật thoát khỏi số phận bị các nước phương Tây xâm lược. Vì những lý do trên mà cuộc cải Minh Trị có ý nghĩa như 1 cuộc CM Tư sản
CÂU 3: NGUYÊN NHÂN SỤP ĐỖ CỦA CHẾ ĐỘ MẠC PHỦ TOKUGAOA
TRẢ LỜI:
* Nguyên Nhân Sâu Sa
- Do mâu thuẫn giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân với chế đô phong kiến - đại diện là chính quyền Sogun
- Mâu thuẫn giữa Tư sản, quý tộc mới với chính quyền Sogun đang cảng trở sự phát triển của kinh tế TBCN
- Mâu thuẫn giữa Thiên Hoàng và Tướng Quân
* Nguyên Nhân Trực Tiếp
Chính quyền Tokugaoa kí các hiệp ước bất bình đẳng với Mĩ và các nước Tư bản khác, khơi dậy truyền thống yêu nước của Nhân dân, đấu tranh để bảo vệ nền độc dân tộc, làm cho nước nhà cường thịnh.
CÂU 4: TRONG CUỘC CẢI CÁCH MINH TRỊ, CẢI CÁCH NÀO ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ LÀ NHÂN TỐ CHÌA KHOÁ ĐỂ ĐƯA NƯỚC NHẬT PHÁT TRIỂN
TRẢ LỜI:
- Cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật 1868 là 1 cuộc cải cách toàn diện trên các lĩnh vực Hành CHính, KT-XH, quân sự, giáo dục. Trong các lĩnh vực đó, cải cách giáo dục được đánh giá là cải cách mang tính chất " chìa khoá" bởi
- Chỉ có cải cách giáo dục mới mở đường cho con người Nhật đủ bản lĩnh nắm bắt được tri thức tiên tiến của các nước phương Tây
- Từ sự nắm bắt tri thức tiên tiến sẽ đưa Nhật Bản trở thành 1 nước nông nghiệp lạc hậu thành 1 nước tư bản hùng mạnh, sau đó sẽ trở thành 1 nước đế quốc ở Châu Á