$\color{Red}{\fbox{LỊCH SỬ 11}\bigstar\text{Hệ Thống Những Câu Hỏi Lịch Sử 11}\bigstar}$

W

woonopro

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhằm giúp các bạn ôn tập lại 1 số câu hỏi Lịch Sử 11, đồng thời tránh việc chờ đợi giải đáp không kịp thời. Sau đây mình xin lập topic này để post 1 số câu hỏi thường gặp trong hệ thống bài Lịch Sử 11 - Theo chương trình cơ bản. Tất cả câu hỏi và đáp án đều được chọn lọc từ Sách Bài Tập Lịch Sử 11 do Thạc Sĩ Trương Ngọc Thơi biên soạn. Trong quá trình hệ thống, không tránh những sơ suất, mong các bạn đóng góp để mình kịp thời chỉnh sửa​

>>> Lưu ý: Đây không phải là topic giải đáp trực tuyến, người hỏi người trả lời, nên mong các bạn không gửi câu hỏi tại đây, cũng như không spam, không bàn những vấn đề ngoài lề. Những bình luận vi phạm sẽ bị mình xoá không báo trước.
 
W

woonopro

CÂU 1: NHỮNG SỰ KIỆN NÀO CHỨNG TỔ CUỐI THỂ KỈ 19, NHẬT BẢN ĐÃ CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA
TRẢ LỜI

- Sau chiến tranh Trung - Nhật ( 1894 - 1895 ) , kinh tế Nhật phát triển manh mẽ. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện như Mitxui, Míubisi.. có vai trò quan trọng, bao trùm đời sống Kinh Tế, Chính Trị nước Nhật
- Đầu thế kỷ 20: Nhật tiến hành xâm lược hiếu chiến, bành trướng thế lực. Chẳng hạn chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905), Nhật thắng. Năm 1914, Nhật dùng vũ lực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông. Nhật trở thành đế quốc hùng mạnh ở Châu Á
- Cùng với sự phát triển của CNTB là sự bần cùng của quần chúng nhân dân lao động
- Chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là đế quốc phong kiến quân phiệt

CÂU 2: VÌ SAO CUỘC CẢI CÁCH MINH TRỊ MANG Ý NGHĨA NHƯ 1 CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN
( Các bạn có thể trình bày theo cách mình hiểu: Do giai cấp Tư sản quý tộc hoá lãnh đạo, đứng đầu là Thiên Hoàng, thi hành các chính sách mở đường cho nền Kinh Tế TBCN phát triển )
TRẢ LỜI:
- Cuộc cải cách Minh Trị 1868 đã tạo ra mầm mống cho KTTBCN phát triển
- Sau cải cách, hình thành giai cấp tư sản công thường, phát triển kinh tế hàng hoá
- Minh Trị tiến hành cải cách có tính chất như 1 cuộc CMTS trong tất cả các mặt: Kinh tế, chính trị, xã hội..
- Sau cải cách, Minh Trị đẩy mạnh công nghiệp hoá theo hướng tập trung công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng, nhiều công ty độc quyền ra đời
=> Kết luận: Cải cách Minh Trị mở đường cho CNTB phát triển ở Nhật, là lý do giúp Nhật thoát khỏi số phận bị các nước phương Tây xâm lược. Vì những lý do trên mà cuộc cải Minh Trị có ý nghĩa như 1 cuộc CM Tư sản

CÂU 3: NGUYÊN NHÂN SỤP ĐỖ CỦA CHẾ ĐỘ MẠC PHỦ TOKUGAOA
TRẢ LỜI:
* Nguyên Nhân Sâu Sa

- Do mâu thuẫn giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân với chế đô phong kiến - đại diện là chính quyền Sogun
- Mâu thuẫn giữa Tư sản, quý tộc mới với chính quyền Sogun đang cảng trở sự phát triển của kinh tế TBCN
- Mâu thuẫn giữa Thiên Hoàng và Tướng Quân
* Nguyên Nhân Trực Tiếp
Chính quyền Tokugaoa kí các hiệp ước bất bình đẳng với Mĩ và các nước Tư bản khác, khơi dậy truyền thống yêu nước của Nhân dân, đấu tranh để bảo vệ nền độc dân tộc, làm cho nước nhà cường thịnh.

CÂU 4: TRONG CUỘC CẢI CÁCH MINH TRỊ, CẢI CÁCH NÀO ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ LÀ NHÂN TỐ CHÌA KHOÁ ĐỂ ĐƯA NƯỚC NHẬT PHÁT TRIỂN
TRẢ LỜI:

- Cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật 1868 là 1 cuộc cải cách toàn diện trên các lĩnh vực Hành CHính, KT-XH, quân sự, giáo dục. Trong các lĩnh vực đó, cải cách giáo dục được đánh giá là cải cách mang tính chất " chìa khoá" bởi
- Chỉ có cải cách giáo dục mới mở đường cho con người Nhật đủ bản lĩnh nắm bắt được tri thức tiên tiến của các nước phương Tây
- Từ sự nắm bắt tri thức tiên tiến sẽ đưa Nhật Bản trở thành 1 nước nông nghiệp lạc hậu thành 1 nước tư bản hùng mạnh, sau đó sẽ trở thành 1 nước đế quốc ở Châu Á
 
W

woonopro

Bài 2: Ấn Độ

Bài 2: ẤN ĐỘ
VÌ BÀI NÀY CÓ PHẦN " CUỘC KHỞI NGHĨA XIPAY" BỊ GIẢM TẢI, MÀ HỆ THỐNG KIẾN THỨC TẬP TRUNG KHÔNG SÂU LẮM, NÊN BÀI NÀY MÌNH KHÔNG TÌM HIỂU NHIỀU CÂU HỎI NHA

CÂU 1: NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU KHIẾN THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY, NHẤT LÀ ANH, PHÁP TRANH GIÀNH ẤN ĐỘ
TRẢ LỜI:

- Ấn Độ đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú, nền văn hoá lâu đời => là 1 miếng mồi ngon không thể bỏ qua
CÂU 2: CHÍNH SÁCH THỐNG TRỊ CỦA ANH ĐÃ GÂY RA NHỮNG HẬU QUẢ GÌ CHO XÃ HỘI VÀ NHÂN DÂN ẤN ĐỘ
TRẢ LỜI:
( CÁC BẠN CÓ THỂ TỰ BỔ SUNG NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA THỰC DÂN ANH, VÌ MỖI LỚP CÓ 1 CÁCH GHI BÀI KHÁC NHAU)
- Tình trạng bần cùng, chết đói của quần chúng Nhân Dân, cơ sở ruộng đất bị công xã nông thôn phá vỡ, nền thủ công nghiệp bị suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại
- Sự xâm lược của Thực Dân Anh đã chà đạp quyền dân tộc , quyền tín ngưỡng thiên liêng của nhân dân Ấn Độ -> Mâu thuẫn xã hội gay gắt giữa ND Ấn Độ >< Thực Dân Anh
=> Phong trào đấu tranh của dân tộc là 1 điều thiết yếu

CÂU 3: TẠI SAO GỌI LÀ CUỘC KHỞI NGHĨA XI-PAY?
TRẢ LỜI:

Xipay là tên gọi những đội quân người Ấn Độ đánh thuê cho Đế Quốc Anh. Họ là những người nghèo khổ phải đi lính kiếm sống. Họ nổi dậy chống lại Anh nên gọi là khởi nghĩa XP

CÂU 4: VÌ SAO CUỘC KHỞI NGHĨA XI-PAY THẤT BẠI?
TRẢ LỜI

- Lãnh đạo là quý tộc phong kiến, thiếu khả năng, tinh thần chiến đấu, dễ dao động. Nhân dân chưa kết thành 1 khối, thiếu vũ khí, không chỉ huy giỏi, đế quốc Anh đương mạnh

CÂU 5: TRÌNH BÀY VÀI NÉT VỀ TILAC
TRẢ LỜI:
- Tilac ( 1856-1920), xuất thân 1 gia đình tri thức Bà la môn ở bang biển miền Tây Ấn Độ. Từ nhỏ ông sớm có tinh thần dân tộc, yêu nước nồng nàm
- 1880, tốt nghiệp cử nhân Luật, từ chối làm quan chính quyền Thực dân, cùng bạn mở trường tư thục => giáo dục tinh thần độc lập cho thanh niên
- Phong trào yêu nước của nhân dân ấn Độ từ 1905-1907 có sự tham gia nhiệt tình của ông
- Phương pháp CM của ông không phù hợp với chủ trương ôn hoà của Đảng Quốc Đại nên ông bị khai trừ ra khỏi Đảng
- 1908: Bị Thực dân Anh bắt, xử ông 6 năm khổ sai, đày sang Miến Điện. Mất ở Bombay 1920
 
W

woonopro

Bài 3: TRUNG QUỐC

CÂU 1: TẠI SAO GỌI CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN ANH VÀO TRUNG QUỐC LÀ CHIẾN TRANH THUỐC PHIỆN?
TRẢ LỜI:

- Để tiến hành xâm lược TQ, thực dân Anh đòi chính quyền Mãn Thanh mở cửa, để tự do mua bán thuốc phiện
- Nạn thuốc phiện phá hoại đời sống xã hội 1 cách trầm trọng
- Nhân dân Trung Quốc bất bình, kiên quyết chống nạn thuốc phiện
- Lâm Tắc Từ dựa vào quần chúng nhân dân, yêu cầu thương nhân Anh nộp toàn bộ thuốc phiện và không bao giờ được đem vào lại Trung Quốc
- Không chịu mất nguồn lợi, Thực Dân Anh cấu kết quan lại phong kiến => Chiến tranh xâm lược

CÂU 2: THẾ NÀO LÀ NƯỚC NỬA THUỘC ĐỊA, NỬA PHONG KIẾN?
TRẢ LỜI:

- Là chế độ xã hội còn tồn tại chế độ phong kiến , được độc lập về chính trị , nhưng thực tế chịu ảnh hưởng , chi phối về kinh tế , chính trị của một hay nhiều nước đế quốc
- Nước thuộc địa : Nước bị bọn thực dân xâm lược và thống trị , áp bức , bốc lột , mất hoàn toàn quyền độc lập về chính trị , kinh tế

CÂU 3: TẠI SAO CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC TRANH NHAU XÂM LƯỢC TRUNG QUỐC MÀ KHÔNG PHẢI LÀ 1 NƯỚC?
TRẢ LỜI:

-Trung Quốc tuy là nước phong kiến lạc hậu nhưng Trung Quốc lại là nước lớn, dân số đông, có hệ thống phòng vệ khá tốt (Vạn Lí trường thành, cảng biển) nên khó tấn công mà tấn công cũng chưa chắc đã thắng
-Lãng thổ Trung Quốc quá lớn nên nếu như chiếm được thì rất khó quản lí => sẽ có nhiều phong trào khởi nghĩa.
-Mảnh đất Trung Quốc khá màu mỡ(tài nguyên nhiều,dân số đông => thị trường tiêu thụ lớn) nên có nhiều nước đế quốc nhòm ngó vì thế nếu có nước nào dám độc chiếm thì sẽ bị các nước đế quốc khác đánh ngay.
=> Phải chia nhỏ Trung Quốc đễ dễ cai trị, tránh xung đột với các nước kia

CÂU 4: NHỮNG ĐIỂM TIẾN BỘ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRUNG QUỐC ĐỒNG MINH HỘI
TRẢ LỜI

- Tiến bộ: Nếu được mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp nguyện vọng phần lớn nhân dân: độc lập, tự do, có ruộng cày
- Hạn chế: Chưa thể hiện tính triệt để, chưa nêu kẻ thù của CM là chủ nghĩa đế quốc và toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến
 
W

woonopro

Bài 4:CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á ( CUỐI THỂ KÝ 19 - ĐẦU THẾ KỶ 20)

Bài 4:CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á ( CUỐI THỂ KÝ 19 - ĐẦU THẾ KỶ 20)
VÌ BÀI 4 NÀY CÓ CÁC PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA INDONEXIA, PHILIPINE, MIẾN ĐIỆN BỊ GIẢM TẢI, NÊN MÌNH KHÔNG ĐƯA RA CÂU HỎI PHẦN ĐÓ

CÂU 1: NHỮNG CẢI CÁCH CỦA RAMA 5 CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
TRẢ LỜI:

- Đưa nước Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, có ý nghĩa tích cực trong bảo vệ độc lập
- Song, Xiêm cũng không thoát khỏi sự lệ thuộc về Chính trị, kinh tế vào Anh, trở thành " nước đệm" của 2 thực dân: Anh, Pháp

CÂU 2: EM CÓ NHẬN XÉT GÌ VỀ HÌNH THỨC ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở ĐNÁ CUỐI THẾ KỶ 19 ĐẦU THẾ KỶ 20
TRẢ LỜI:
- Cuối thể kỷ 19, hình thức đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á diễn ra bằng khởi nghĩa vũ trang, tự phát. Lực lượng khởi nghĩa gồm đông đảo nông dân
- Đầu thế kỷ 20, hình thức đấu tranh bước đầu có tổ chức, lãnh đạo phát triển theo khuynh hướng tư sản

CÂU 3: VÌ SAO XIÊM LÀ NƯỚC DUY NHẤT TRONG KHU VỰC ĐNA KHÔNG TRỞ THÀNH THUỘC ĐỊA CỦA CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY?
TRẢ LỜI:

- 1892: Rama 5 cải cách hoàng loạt theo khuôn khổ các nước phương tây: Tài chính, hành chính, quân đội, trường học... => Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa
........... ( Phần .... bạn có thể liệt kê các chính sách của Vua trong sách giáo khoa )
- Ra ma 5 đặc biệt quan tâm ngoại giao. Nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo, nước Xiêm vừa lợi dụng vị trí nước đệm giữa 2 thế lực đế quốc Anh, Pháp, vừa cắt nhượng 1 số vùng đất phụ thuộc => Xiêm không bị rơi vào tình trạng thuộc địa như các nước trong khu vực, vẫn giữ được độc lập dân tộc dù chịu lệ thuộc CT, KT

CÂU 4: NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN XÂM LƯỢC CỦA NHÂN DÂN CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á?
- Kẻ thù đang trong giai đoạn phát triển, cực thịnh
- Chính quyền phong kiến nhiều nước thoả hiệp, làm tay sai cho giặc
- Cuộc đấu tranh nổ ra thiếu liên kết chặt chẽ, thiếu cơ sở vật chất thiết bị
 
W

woonopro

Bài 5: Châu Phi và Khu Vực Mĩ Latinh

Bài 5: CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH ( TỪ THẾ KỶ 19 ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ 20

ĐÂY LÀ BÀI ĐƯỢC KHÁ NHIỀU THẦY CÔ QUAN TÂM CHO ĐỀ, NÊN MÌNH SẼ CỐ GẮN ĐĂNG NHIỀU CÂU HỎI VÀ PHÂN TÍCH KĨ HƠN

CÂU 1:NHẬN XÉT PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN CỦA NHÂN DÂN CHÂU PHI TRONG THẾ KỶ 19
TRẢ LỜI:

- Phong trào đầu tranh chống chủ nghĩa thực dân của ND châu Phi diễn ra sôi nổi, thể hiện tinh thần yêu nước
- Trình độ tổ chức của các phogn trào thấp, chênh lệch lực lượng
- Dù thất bại, nhưng phong trào đấu tranh vẫn tiếp tục và phát triển => để lại nhiều bài học kinh nghiệm. Thể hiện tinh thần bất khuất chống giặc ngoài xâm

CÂU 2: VÌ SAO TRUNG, NAM MĨ VÀ MỘT PHẦN BẮC MĨ ( MEHICO) ĐƯỢC GỌI LÀ KHU VỰC MĨLATNH
TRẢ LỜI:
- Châu Mĩ latinh là khu vực thuộc Trung và Nam Mĩ, phần lớn dân cư nói tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Cư dân bản địa lâu đời là người Indian, chủ nhân của nền văn hoá Maya, văn hoá Inca, Adotech
- Từ thế kỉ 15, thực dân Châu Âu chủ yếul Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã làm chủ hết khu vực này
- Thực dân phương Tây tàn sát dân bản địa, dồn đuổi về rừng sâu, chiếm đất lập đồn điền trồng lúa mì, ngô, khoai tây, cà phê, thuốc lá... Thực dân đưa nô lệ da đen từ châu Phi sang đây lao động trong đồn điền. Trải qua ba chục thế kỷ , trên châu lục này đã xuất hiện những cộng đồng người da trắng, da đen và thổ dân da đỏ
- Những cộng đồng này cùng chung sống trên 1 lãnh thổ và hình thành những dân tộc riêng biệt ở Trung, Nam Mĩ, 1 phần Bắc Mĩ , nói tiếng TBN hoặc BĐN, thuộc ngữ hệ Latinh

CÂU 3: THỰC CHẤT HỌC THUYẾT MONRO " CHÂU MĨ CỦA NGƯỜI MĨ" LÀ GÌ
- Đây là âm mưu của Mĩ nhằm gạt bỏ thực dân châu Âu khỏi vùng Mĩ latinh và thay vào đó là sự thống trị độc quyền của Mĩ, biến khu vực này " sân sau" của Mĩ
- Học thuyết mơn rô thể hiện trên 3 phương diện
+ Mĩ phải quan tâm đến các cuộc tranh chấp ở khu vực Mĩ latinh
+ VÌ lí do anh ninh giữa các nước Mĩ, Mĩ sẽ có hành động can thiệp vào các cuộc xung đột hoặc chiến tranh giữa các nước với nhau cũng như chiến tranh giữa các nước bên ngoài. Mĩ cũng sẽ tham gia vào cuộc tranh chấp kinh tế chính trị châu Mĩ
+ Mĩ tự cho rằng phải có trách nhiệm bảo vệ an ninh của cả châu lục và sự dòm ngó từ bên ngoài

CÂU 4: SO SÁNH PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CHÂU PHI VÀ CHÂU MĨ LATINH
TRẢ LỜI

* Giống
- Đều là những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
- Giai cấp tư sản lãnh đạo
- Với hình thức mạnh mẽ là khởi nghĩa vũ trang
* Khác nhau
* Châu Phi :
- Lãnh đạo chỉ là tư sản dân tộc, đấu tranh chính trị hợp và thương lượng, phần lớn đều bị thất bại nhưng dọn đường cho những cuộc đấu tranh về sau
* Mĩ latinh
- Lãnh đạo không chỉ là tư sản dân tộc mà có 1 phần vô sản, đấu tranh với nhiều hình thức phong phú, từ bất bạo lực tiến lên khởi nghĩa vũ trang. Phần lớn đều giành thắng lợi nhưng đứng trước nguy cơ lệ thuộc Mĩ => Đấu tranh giành chủ quyền dân tộc
 
W

woonopro

Bài 6: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ( 1914 - 1918)

CHƯƠNG 2: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ( 1914 - 1918)
BÀI 6: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ( 1914 - 1916 )
GIỚI THIỆU: TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN 2, VỊ TRÍ CƯỜNG QUỐC CÔNG NGHIỆP ĐÃ THAY THẾ TRẬT TỰ : HOA KỲ - ĐỨC - ANH - PHÁP. MẶC DÙ VỚI VỊ TRÍ ĐỨNG ĐẦU VỀ CÔNG NGHIỆP, NHƯNG LÀ NHỮNG NƯỚC TIẾN LÊN CON ĐƯỜNG TƯ BẢN CHỦ NGHĨA CHẬM, KHIẾN CHO CÁC NƯỚC " ĐẾ QUỐC TRẺ" KHÔNG CÓ NHIỀU THUỘC ĐỊA BẰNG CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC GIÀ. VIỆC TRANH CHẤP, MÂU THUẪN VỀ VẤN ĐỀ THUỘC ĐỊA ĐÃ TRỞ THÀNH 1 PHẦN NGUYÊN NHÂN SÂU SA CHO NHIỀU CUỘC CHIẾN, MÀ TIÊU BIỂU LÀ THẾ CHIẾN LẦN 1 VÀ THẾ CHIẾN LẦN 2 . SAU ĐÂY MÌNH SẼ ĐƯA RA NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG BÀI CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN 1

CÂU 1: NGUYÊN NHÂN SÂU SA VÀ TRỰC TIẾP CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 1
TRẢ LỜI:
* NGUYÊN NHÂN SÂU SA

- Sự phát triển không đều, tranh chấp thuộc địa giữa các khối nước Đức, Áo - Hung, italia và Anh, Pháp, Nga
- 2 tập đoàn ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ, thuộc địa đối phương, chạy đua vãu trang, mâu thuẫn gay gắt về thuộc địa
- Tình hình căng thẳng Bancang từ 1912 đến 1913 tạo cơ hội cho chiến tranh bùng nổ
* NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP
- 28.6.1914: Thái tử Áo - Hung bị phần tử Xecbi ám sát tại boxni. Giới quân phiệt Đức, Áo bèn chớp cơ hội để gây chiến
- Ngày 28.7.1914: Áo - Hung tuyên chiến với Xecbi. Ngày 1.8 Đức tuyên chiến với Nga, 3.8 tuyên chiến với Pháp. 4 tháng 8, Anh tuyên chiến với Đức
=> Chiến tranh thế giới thứ 1 bùng nổ

CÂU 2: VÌ SAO MĨ THAM CHIẾN MUỘN?
TRẢ LỜI

- Ban đầu Mĩ giữ thái độ trung lập, nhưng khi các nước tham chiến suy yếu, cách mạng nổ ra nhiều nước, Mĩ quyết định tham chiến => Thu lợi nhuận, ngăn chặn phong trào Cách mạng lan rồng đến Mĩ. => Trên cơ sở đó Mĩ sẽ vươn lên đứng đầu thế giới
- Để Mĩ bí mất buôn bán vũ khí cho các nước kiếm lời và theo dõi diễn biến của chiến tranh

CÂU 3: PHÂN TÍCH TÍNH CHẤT CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 1 ? HAY VÌ SAO CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 1 LÀ CHIẾN TRANH PHI NGHĨA ?
TRẢ LỜI:

- Chiến tranh thế giới thứ 1 là 1 cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa cả 2 phe tham chiến
- Nhằm tranh giành, cướp đoạt lãnh thổ, thuộc địa đối phương
- Chỉ đem lại lợi ích cho giai cấp tư sản thống trị
- Để lại nhiều hậu quả nặng nề ( Bạn dẫn thêm số liệu người chết, người bị thương...)

CÂU 4: VÌ SAO GỌI LÀ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ?
- Quy mô của cuộc chiến này không chỉ dừng lại ở 1 nước, 1 khu vực mà lan rộng ra phạm vi toàn thế giới. Ban đầu từ 5 nước tham chiến sau đó lôi kéo 38 nước tham gia , gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả các nước trung lập và thuộc địa
( Bạn có thể dẫn thêm việc Việt Nam bị ảnh hưởng: Pháp khai thác hết vốn ngân hàng Đông Dương, tăng cường bốc lộc Việt Nam...)
 
W

woonopro

Bài 10: NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HOÁ THỜI CẬN ĐẠI

Bài 7: NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HOÁ THỜI CẬN ĐẠI

CÂU 1: TRÌNH BÀI NHỮNG HIỂU BIẾT CỦA EM VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG
TRẢ LỜI:

- Chủ nghĩa xã hội không tưởng là học thuyết xây dựng 1 xã hội trong lòng chế độ tư bản, do Xanh Xi-mông, phurie, OEn xây dựng,ra đời vào đầu thế kỉ 19
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng tố cáo mạnh mẽ sự bốc lột tư bản chủ nghĩa, nhưng không đề ra con đường đấu tranh cách mạng đúng đắn để giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Họ chỉ dừng lại ở mơ ước xây dựng một xã hội mới, tốt đẹp, công bằng hơn, 1 cuộc sống không có nghèo khổ, không có chiến tranh. Việc thực hiện ơ ước này chỉ được thực hiện thông qua tuyên truyền cổ động mà không đấu tranh. Vì vậy, nó mang tính chất không tưởng

CÂU 2: HỌC THUYẾT CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC RA ĐỜI TRONG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ NÀO ? CÓ VAI TRÒ THẾ NÀO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
TRẢ LỜI:

- Từ giữa thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản bước vào giai đoạn phát triển, gây ra nhiều đau khổ cho nhân dân lao động. Một số nhà tư tưởng tiến bộ đương thời đã nghĩ đến xây dựng 1 xã hội mới, không có tư hữu, bốc lột... tiêu là là xanh xi mông, phurie, Oen, song họ chỉ là những nhà không tưởng
- Tiếp đó là sự xuất hiện của các nhà triết học Heghen, Phoiobach, đã có những ảnh hưởng nhất định đến Mác và Ănghen.
- Học thuyết kinh tế - chính trị cổ điển Anh cũng có tác động mạnh đến tư tưởng của Mác và Ănghen
- Cùng với sự phát triển của phong trào công nhân, học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, do Mác và Ănghen sáng lập
- VAI TRÒ: Chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác - Ănghen sáng lập và Lênin phát triển là cương lĩnh cách mạng cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản, mở ra 1 kỉ nguyên mới cho sự phát triển của khoa học

CÂU 3: TRÌNH BÀI NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TỪ ĐẦU THỂ KÝ 19 ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ 20 ? TRÌNH BÀY NỘI DUNG TÁC PHẨM
TRẢ LỜI:
* Văn học[

- Victohuygo: Tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Pari, Những người khốn khổ
=> Nội dung: THể hiện lòng yêu thương vô hạn đối với những con người đau khổ, mong tìm giải pháp đem lại hạnh phúc cho họ
- Lepxtontoi: Tác phẩm Chiến tranh và Hoà bình; An-na Ka-rê-ni-a; Phục sinh
=> Phê phán trật tự xã hội Nga hoàng, ca ọi phẩm chất của nhân dân Nga trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- Gô-gôn: Những linh hồn chết
=> Phản ảnh đấy đủ, chân xác tình hình nước Nga phong kiến
- Mactuen: Những người Inoxang đi du lịch, Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ
=> Miêu tả cuộc sống chân thực của xã hội Mĩ thế kỉ 19, thể hiện lòng yêu thương con người, trước hết là nhân dân lao động nghèo khổ
- Lỗ tấn: Nhật kí người điên, AQ chính truyện
=> Chống lễ giáo và đạo đức phong kiến
- Hoxerian: Đừng đụng vào tôi
=> Tố cáo tội ác của kẻ xâm lược, miêu tả cuộc kháng chiến giành độc lập của nhân dân philipine
* Về nghệ thuật:
- Cung điện Vecxai hoàn thành năm 1708, trở thành 1 công trình kiến trúc đặt sắc
- Nhiều tác phẩm mĩ thuật nổi tiếng được trưng bày ở các bảo tàng lớn đều được xây dựng vào thời cận đại
- Nhiều hoạ sĩ, điêu khắc nổi tiếng được trưng bày ở các bảo tàng lớn đều được xây dựng vào thời cận đại
- Nhiều hoạ sĩ, điêu khắc nổi tiếng thời kì này như: Rodanh, Rơnoa
- Về âm nhạc: nổi bật là Traicopxki, 1 trong những nhà điển hình của nền âm nhạc hiện thực thế giới lúc bấy giờ
 
Last edited by a moderator:
W

woonopro

Bài 8: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

Bài 8: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

CÂU 1: NÊU 1 SỐ LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG CỦA MÁC, ĂNGHEN, LÊNIN VỀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
TRẢ LỜI:

- Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng
- Khẳng định giai cấp công nhân là giai cấp năm lấy sứ mệnh lịch sử lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc
- Muốn lãnh đạo cách mạng thắng lợi, giai cấp công nhân phải thành lập chính đảng của giai cấp mình, đó là Đảng Cộng Sản

CÂU 2: NHỮNG THÀNH TỰU KHOA HỌC KĨ THUẬT CÓ TÁC DỤNG THÚC ĐẨY SẢN XUẤT XÃ HỘI NHƯ THẾ NÀO
TRẢ LỜI

- Trong công nghiệp, từ nửa sau thế kỷ 18, sản xuất máy móc được tiến hành ở Anh, sau lan sang các nước Âu - Mĩ. Kĩ thuật luyện kim được cải tiến làm tăng nhanh sản xuất thép. Cuối thế kỷ 19, phát minh ra phương pháp sản xuất nhôm nhanh, rẻ, nhiều máy chế tạo công cụ ra đời; nhiên liệu mới được sử dụng như dầu hoả, than đá. Sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu để chế tạo máy móc, xây dựng đường sắt. Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.
- Giao thông vận tải:
+ 1807: Phơn tơn đóng tàu thuỷ chạy bằng động cơ hơi nước
+ 1802: Người Anh chế tạo đầu máy xe lửa chạy trên đường sắt kéo nhiều toa, tốc độ nhanh
+ Giữa thế kỷ 19, máy điện tín được phát minh ở Nga và Mĩ, Moocxo sáng chế bảng chữ cái cho điện tín
- Trong nông nghiệp: Máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập, phân bón hoá học được sử dụng rộng rãi
- Trong lĩnh vực quân sự: Nhiều loại vũ khí mới được sản xuất: Đại bác, súng trường bắn nhanh và xa, chiến hạm vỏ bọc thép chạy bằng chân vịt trọng tải lớn, ngư lôi bắt đầu được sử dụng; khí cầu dùng để trinh sát trận địa...
- Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên
+ Giữa thế kỷ 18, nhà bác học Niuton tìm ra thuyết vạn vật hấp dân
+ Giữa thế kỷ 18, nhà bác học Lomonoxop tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng
+ 1837: Nhà bác học PuocKinGio khám phá bí mật của sự phát triển thực vật và đời sống mô động vật
+ 1859: Nhà bác học Đác uyn nêu lên thuyết tiến hoá và di truyền
+ Những phát minh trên chứng tỏ rằng vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật, chúng tấn công mạnh mẽ vào giáo lý thần học cho rằng Thượng đế sinh ra muôn loài

CÂU 3: CMTS CÓ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ ?
TRẢ LỜI:
- Tích cực:

+ Xoá bỏ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
+ Tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, khoa học - kĩ thuật
+ Đưa loài người bước vào nền văn minh mới: Văn minh công nghiệp
- Hạn chế:
+ Thay thế hình thức bốc lột này bằng hình thức bốt lột khác
+ Làm nảy sinh những mâu thuẫn trong xã hội. Các cuộc đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra giữa các nước tư bản chủ nghĩa
 
W

woonopro

Bài 9: CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG ( 1917-1921)

Bài 9: CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG ( 1917-1921)

CÂU 1: VÌ SAO NĂM 1917, NƯỚC NGA LẠI DIỄN RA 2 CUỘC CÁCH MẠNG
TRẢ LỜI:

- Cuộc CM thứ 1 bùng nổ vào tháng 2 .1917 đã lật đổ chế độ Nga Hoàng và dẫn đến tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại. Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản
- Cuộc CM thứ 2 do Lênin và Đảng Bônsevich lãnh đạo, lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất trong toàn quốc của Xô Viết. Đó là cuộc CM vô sản đầu tiên trên thế giới
- Sở dĩ nước Nga có 2 cuộc cách mạng như vậy vì : ở Nga năm 1917, có 2 chính quyền cồn tồn tại: Chính Phủ Nga Hoàng và chính phủ lâm thời của Tư Sản. CM tháng 2 đã lật đổ chế độ Nga Hoàng, xoá bỏ chế độ phong kiến tồn tại lâu đời trên nước Nga; tiếp theo là cách mạng tháng 10 Nhằm lật đỏ chính phủ Lâm thời tư sản, đưa nước Nga bước vào thời kì cách mạng XHCN

CÂU 2: LUẬN CƯƠNG THÁNG 4 CỦA LÊNIN CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA?
TRẢ LỜI

- Tháng 4, 1917: Lênin trình bày trước TW đảng Bônsevich bản báo cáo quan trọng" Nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc CM hiện nay"
- Luận cương tháng tư có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thắng lợi của CM tháng 10 Nga
+ Luận cương đã chỉ ra mục tiêu và đường lối để chuyển từ CM dân chủ tư sản sang CMXHCN
+ Luận cương đã xác định cụ thể các bước chuyển từ CM tháng 2 sang CM tháng 10

CÂU 3: VÌ SAO CM THÁNG 10 NGA ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ LÀ 1 SỰ KIỆN LỊCH SỬ VĨ ĐẠI NHẤT TRONG LỊCH SỬ NƯỚC NGA VÀ LỊCH SỬ NHÂN LOẠI Ở THẾ KỈ 20
TRẢ LỜI

- CM tháng 10 Nga đã đưa đến việc thành lập nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới, có ý nghĩa to lớn đối với nước Nga và Thế giới
* Đối với Nga:
- Mở ra 1 kỉ nguyên mới cho nước Nga, làm thay đổi vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga
- Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng, thoát khỏi mọi xiềng xích nô lệ, làm chủ vận mệnh đất nước
- Sự ra đời của nhà nước XHCN đã đưa nhân dân lên nắm chính quyền ở 1 nước chiếm 1/6 diện tích thế giới
* Đối với thế giới:
- Có ảnh hưởng đến phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa và phụ thuộc
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, cho ra chỉ ra con đường đi đến thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản
>>> Còn tiếp
 
W

woonopro

Bài 10: LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1921 - 1941

CÂU 1: CHÍNH SÁCH KT MỚI CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ NƯỚC NGA NHƯ THẾ NÀO
TRẢ LỜI:

- Chính sách Kt mới đã xác định được những biện pháp đúng đắn, thiết thực nhằm thúc đẩy kinh tế nước Nga phát triển. Đặc biệt là việc thực hiện chính sách thu thuế cố định thay cho trưng thu lương thực thừa đá có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp phát triển, vì nông dân yên tâm sản xuất hơn
- Với việc chuyển nền kinh tế nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự kiểm soát của nhà nước, đáp ứng và giải quyết được những yêu cầu của nền KT đất nước khi mà chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp
- Thực hiện chính sách kt mới góp phần thúc đẩy nền KT nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp phát triển nhanh chóng ( dựa theo sản lượng trong bản thống kê để CM )
- Thực hiện chính sách KT mới làm cho đời sống ND được nâng cao, đưa đất nước vượt qua những khó khăn lớn về KT< CT góp phần hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho quá trình xây dựng CNXH ở LX
- CS KT mới thực sự là 1 chủ trương đúng đắn, kịp thời, sáng tạo của Lê nin và đảng Bôn Sê Vích
 
W

woonopro

Bài 10: LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1921 - 1941

CÂU HỎI: VIỆC THÀNH LẬP LIÊN BANG XÔ VIẾT CÓ Ý NGHĨA NHƯ THÊ NÀO
- Là sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng, nó đánh dấu sức mạnh của nhà nước Xô Viết ngày càng được tăng cường
- Khẳng định tính đúng đắn trong chính sách dân tộc của lênin, nhất là sự cần thiết phải đoàn kết trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc ở Lx
- Góp phần chống lại sự chia rẽ dân tộc của các thế lực phản động trong và ngoài nước
 
W

woonopro

Bài 10: LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1921 - 1941

CÂU HỎI: NÊU NHỮNG THÀNH TỰU CỦA LIÊN XÔ QUA HAI KẾ HOẠCH 5 NĂM ĐẦU TIÊN?
- Qua 2 kế hoạch 5 năm, công cuộc xây dựng CNXH đạ đạt nhiều thành tựu to lớn, đưa LX từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu trở thành 1 cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Năm 1937, sản lượng Công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản lượng quốc dân
- Trong nông nghiệp, công cuộc tập thể hoá nông nghiệp đưa 93% số nông hộ với trên 90% diện tích canh tác vào nền nông nghiệp tập thể hoá, có quy mô sản xuất lớn và cơ sở vật chất - kĩ thuật được cơ giới hoá
- Về văn hoá - giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và thực hiện phổ cập giáo dục THCS ở các thành phố
- Cùng với biến đổi kinh tế, cơ cấu giai cấp xã hội cũng thay đổi. các giai cấp bốc lột bị xoá bỏ, chỉ còn lại 2 giai cấp lao động là CHỦ NHÂN, ND tập thể và tầng lớp tri thức mới XHCN
- Từ 1937: ND Liên xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần 3, nhưng công cuộc xây dựng CNXH tạm thời bị gián đoạn bởi cuộc chiến tranh xâm lược cuát phát xít Đức tháng 6 1941
 
W

woonopro

Bài 10: LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1921 - 1941

CÂU HỎI: LX ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG THÀNH TỰU GÌ TRONG QUAN HỆ NGOẠI GIAO NHỮNG NĂM 1922-1933
- Sau Cm tháng 10 Nga, chính quyền Xô viết từng bước xác l6p quan hệ ngoại giao với 1 số nước láng giềng ở Châu á và Châu Phi
- Tuy nhiên, tồn tại trong vòng vây thù địch của chủ nghĩa tư bản thế giới, LX đã kiên trì và bền bĩ đấu tranh trong quan hệ quốc tế, từng bước phá vỡ chính sách bao vậy, cô lập về Kt và ngoại giao của các nước đế quốc
 
W

woonopro

CÂU HỎI: NỘI DUGN CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH KT MỚI
- Thay trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực
- CHo phép tư nhân xây dựng xí nghiệp nhỏ, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga
- Nhà nước nắm cách mạch máu Kt
- Tư nhân tự do buôn bán, trao đổi
 
W

woonopro

CÂU HỎI: NHỮNG CHUYẾN BIỂN VỀ KT, CHÍNH TRỊ XÃ HỘI, VĂN HOÁ GIÁO DỤC CỦA LIÊN XÔ SAU 2 KẾ HOẠCH 5 NĂM ĐẦU TIÊN
- Kinh tế:
+ CN: công cuộc C.Nghiệp hoá ngày càng mở rộng, đưa Lx từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu thành 1 nước C.N xã hội chủ nghĩa. Năm 1937, sản lượng C.N chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân
+ Nông nghiệp: 90% số nông hộ với trên 90% diện tích canh tác đã được đưa vào nông nghiệp tập thể hoá, quy mô sản xuất lớn, cơ sở kĩ thuật được cơ giới hoá
- CTXH: giữ vững, bảo vệ thành quả CM tháng 10, làm cho nhà nước LX phát triển ổn định
- VH-GD: thanh toán mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất
- THành tựu góp phần khẳng định sự tồn tại vững chắc của Nhà nước XHCN ở Liên Xô
 
W

woonopro

CÂU HỎI: NƯỚC NGA XÔ VIẾT ĐÃ GẶP PHẢI NHỮNG KHÓ KHĂN GÌ VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ
- Năm 1921: Nga Xô viết từng bước vào thời kì hoà bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn
- Gánh chịu hậu quả nặng nề do 4 năm chiến tranh đế quốc, 3 năm nội chiến.
- Nền Kt quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tổng thiệt hại đến 39 tỉ rup
- Bên cạnh khó khăn Kt còn những thách thức về Chính trị: tình hình chính trị không ổn định, lực lượng phản Cm điên cuồng chống phá, gây bạo loạn nhiều nơi. Tình trạng đói kém làm phân tán, suy giảm tinh thần đội ngũ công nhân. Nông dân bất bình với chính sách trưng thu lương thực thừa
- Nước Nga rơi vào tình trạng khủng hoảng về Kt- CT, đe doạ sự tồn tại của chính quyền xô viết
 
W

woonopro

CÂU HỎI: VÌ SAO VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI LẠI BẮT ĐẦU TỪ NÔNG NGHIỆP
- Chính sách Kt mới ở Nga bắt đầu từ nông nghiệp, quan trọng nhất là thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thu thuế lương thực. Sở dĩ như vậy là do
+ Đối với Nga lúc bấy giờ, để thoát khỏi khủng hoảng, nông nghiệp là khâu căn bản, từ đó có thể kéo toàn bộ dây chuyền của cuộc phát triển lực lượng sản xuất
+ Việc nông dân được tư do bán lương thực ra thị trường sau khi nộp đủ thuế sẽ làm cho họ phấn khởi sản xuất, nâng cao năng suất lao động, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi
- Trên cơ sở được cung cấp lương thực và nguyên liệu từ nông nghiệp, sản xuất CN được phục hồi và phát triển
 
W

woonopro

CÂU HỎI: EM CÓ NHẬN XÉT GÌ VỀ CHÍNH SÁCH KT MỚI ? THEO HIỂU BIẾT CÁ NHÂN, ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CÓ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH NÀY TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI KHÔNG?
TRẢ LỜI:

- Chính sách Kt mới là 1 bước lùi nhưng là 1 bước lùi cần thiết để Liên Xô vượt qua khó khăn, thử thách tạo đà vững bước vào thời kì xây dựng CNXH, thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Bônsevich mà đứng đầu là Lenin
- Đảng ta đã vận dụng kinh nghiệm này vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời kì đổi mới là phát triển kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần có sự định hướng của nhà nước
 
W

woonopro

BÀI 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA 2 CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918-1939)
CÂU HỎI: QUA NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI HỘI II VÀ ĐẠI HỘI VII, HÃY NHẬN XÉT VAI TRÒ CỦA QUỐC TẾ CỘNG SẢN ĐỐI VỚI PHONG TRÀO CÁCH MẠNG THẾ GIỚI
TRẢ LỜI:

- Đại hội II ( 1920) giữ 1 vị trí nổi bật trong lịch sử hoạt động của Quốc tế cộng sản với việc thông qua Luận cương về vai trò của Đảng Cộng Sản, Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa, do Lênin khởi thảo
+ Qua Luận cương về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đã chỉ ra cho CM thế giới, nhất là CMVS muốn đấu tranh giành thắn glợi phải có chính đảng của giai cấp VS. Nó trở thành nhân tố quyết định mọi thắng lợi của CMVS
+ Qua Luận cương về vấn đề dân tộc, thuộc địa của Lênin đã chỉ ra cho giai cấp vô sản và các dân tộc muốn đấu tranh giành thắng lợi phải liên minh, liên kết với nhau, thực hiện khẩu hiệu: " Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại"
- Đại hội lần VII ( 1935) , quốc tế CS đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các đảng cộng sản tích cực đấu tranh, thành lập các mặt trận thống nhất công nhân và các lực lượng tiến bộ nhằm mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh
+ Nhờ có chủ trương của quốc tế công sản tại đại hội VII mà các nước đã lần lượt thành lập mặt trận ND chống phát xít, chiến tranh, bảo vệ hòa bình
+ Mặt trặn ND các nước ra đời đã tập hợp được 1 lực lượng CM đông đảo làm nhiệm vụ chống phát xít, bảo vệ độc lập dân tộc
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom