$\color{Red}{\fbox{Góc cuộc sống}\bigstar\text{tổng hợp câu truyện hay,cảm động}\bigstar}$

N

nhanbuithanh

Vào cuối mỗi ngày hãy viết ra 5 THỨ QUAN TRỌNG NHẤT cần làm vào ngày hôm sau​

Tôi xin được thêm một vài từ để giúp nó thật sự rõ ràng: VÀ THỰC HIỆN CHÚNG.

Tôi hiểu lúc này bạn đang nghĩ "Chỉ có thế thôi hả?". Một ý tưởng nhiều triệu đô la mà đơn giản tới mức một đứa nhóc 5 tuổi cũng nghĩ ra được? Tôi không trách bạn, bởi chính tôi cũng nghĩ vậy khi lần đầu tiên nghe cái ý tưởng 1.000.000 đô la này. Thế rồi tôi thử áp dụng đó.

Và đây là những lý do nó thực sự xuất sắc:

Nó thể hiện SỰ ƯU TIÊN: Bạn cho phép bao nhiêu đầu việc xuất hiện trên danh sách của mình? Chỉ có 5. Đừng bao giờ nhiều hơn 5, và phải là 5 thứ quan trọng nhất. Không phải 5 thứ dễ nhất, nhanh nhất, hay gấp nhất!

Nó cho phép SỰ GIA HẠN: Giả sử bạn có 1 ngày thật bận rộn, và khi nhìn lại "danh sách Top 5", bạn thấy mình chỉ mới hoàn thành 3 trong số đó. Bạn có chán, nản hay bực không? Không cần đâu. Thật ra bạn còn có thể hơi mừng vì tối nay mình đã biết đầu việc số 1 và 2 trong danh sách là gì!

Nó đòi hỏi HÀNH ĐỘNG: Vì bạn đang sử dụng danh sách "5 việc quan trọng nhất" làm nền tảng cho những hành động của mình vào ngày hôm sau, và chúng cực kì rõ ràng.

"Mỗi ngày tiết kiệm một giờ" (NXB Trẻ - 2012) của tác giả người Mỹ Michael Heppell.​
 
N

nhanbuithanh

Khát vọng của nàng Violet​



Trong khu vườn nọ, có một bông hoa Violet xinh xắn, luôn tỏa ngát hương thơm. Nàng sống hạnh phúc cùng với những người bạn láng giềng.
Một ngày nọ, ngắm nhìn chị Hoa Hồng kiêu sa với sắc đẹp rực rỡ làm sáng cả khu vườn, nàng Violet chợt thấy mình thật nhỏ bé. Nàng than thở : " So với chị Hoa Hồng may mắn kia, mình chẳng là gì cả. Giá như mình đuợc làm Hoa Hồng một lần trong đời nhỉ, một lần thôi để không phải nằm sát mặt đất thế này, mình cũng mãn nguyện lắm rồi".

Có một bà tiên tình cờ biết được sự tình bèn hỏi bông hoa bé nhỏ :
- Chuyện gì xãy ra với con vậy ?
Nàng Violet cất giọng tha thiết :
- Con biết Bà luôn nhân từ và đầy lòng yêu thương. Con cầu xin Bà hãy biến con thành Hoa Hồng !
Bà tiên chăm chú nhìn bông hoa :
- Con có bóêt mình đang đòi hỏi điều gì không ? Một ngày nào đó con sẽ hối hận đấy.
Nhưng Violet vẫn một mực nài nĩ. Động lòng trước khát khao của nàng, cuối cùng bà tiên đồng ý. Bà chạm ngón tay thần kỳ của mình vào thân Violet, và ngay lập tức Violet biến thành một cây hoa hồng xinh tươi, kiêu hãnh vươn cao với những bông hoa đỏ rực trên cành.
Một hôm, Giông Bão đi qua khu vườn, giật gãy các nhánh cây,làm bật gốc cả những cây cao to. Cả khu vườn bị vùi dập tơi tả trong gió bão, trừ những lòai hoa nhỏ bé nằm sát mặt đất như Violet.
Bão tan. Bầu trời lại trong xanh. Các nàng Violet vẫy cành hoa tím, vui đùa bên nhau. Một nàng nhìn Hoa Hồng - là Violet ngày nào - thương xót :
- Các bạn nhìn kìa, cô ấy đang phải trả giá cho mong muốn nhất thời của mình đấy !
Nàng Hoa Hồng nằm quật dưới đất, thân hình gãy nát, hoa lá tả tơi, cố gắng dùng chút hơi thở cuối cùng thều thào :
-Tôi chưa bao giờ biết sợ Giông Bão. Khi còn là một cành Violet bé nhỏ, đã có những lúc tôi cảm thấy thoãi mái và hài lòng với mình. Nhưng khi cứ mãi như vậy tôi chợt thấy mình nhỏ bé, nhàm chán và nhạt nhẽo. Tôi không muốn sống một cuộc đời mà quanh năm chỉ biết bám mình vào đất với vẻ sợ sệt, yếu đuối, và khi mùa đông đến sẽ vùi lấp dưới lớp tuyết trắng xóa. Hôm nay, tuy sắp phải từ giã các bạn nhưng tôi rất vui sướng và mãn nguyện vì đã biết thế nào là thế giới muôn màu trên cao. Tôi đã sống như một Hoa Hồng đích thực, đãn ngẫng cao nhìn ánh Mặt Trời, nghe đuợc lời thì thầm của chị gió và vui đùa với các chị Sương Mai. Tôi có thể chạm vào nếp áo của Thần Ánh Sáng bằng cánh hồng thơm ngát. Tôi sẽ chết nhưng tôi đã được đi đến tận cùng của khát vọng sống. Tôi đã thực hiện đuợc ứơc mơ của mình. Đó là điều ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi.
Nói xong, nàng từ từ khép những cánh hồng héo úa lại và trút hơi thở cuối cùng với nụ cười mãn nguyện trên môi​

Nguồn: GG
 
N

nhanbuithanh

Người thầy và những tờ tiền cũ​


Cuối cùng nó cũng đậu đại học. Người đầu tiên nó muốn thông báo tin quan trọng ấy không phải là ba hay mẹ nó mà là người thầy kính yêu của nó...
Nhà nó nghèo, lại đông anh em, quê nó cũng nghèo nên từ lâu chẳng có mấy ai dám nghĩ đến chuyện cho con vào đại học. Ba mẹ nó cũng vậy, phần vì quá nghèo, phần là vì nghĩ đến điều kiện của con mình "làm sao mà chọi với người ta"!... Thầy là người duy nhất ủng hộ nó, cho nó niềm tin rằng "mình có thể".
Vui mừng chẳng được bao lâu, bao nhiêu lo lắng tràn về vây lấy nó... Năm năm trời, hàng trăm thứ tiền như bầy ong vo ve trong đầu nó.
Rồi thầy đến mang cho nó một lô sách, vở mà nó đoán là những bài học "nhân-lễ-nghĩa" của thầy, dúi vào tay nó một gói nhỏ mà thầy bảo là "bí kíp" rồi dặn chỉ lúc nào khó khăn nhất mới được mở ra. Nó đã không "cảnh giác" thừa. Gói "bí kíp" mà lúc nhận từ tay thầy nó đã ngờ ngợ là một xấp những tờ tiền 10.000đ bọc trong hai lớp nilon cũ kỹ, những tờ tiền được vuốt phẳng phiu phần nhiều đã nhàu nát mà nó tin rằng thầy đã để dành từ lâu lắm! 900.000đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc.

Đã hai năm kể từ cái ngày thầy lặn lội lên Sài Gòn thăm nó, dúi vào tay nó những đồng 10.000 nhọc nhằn rồi lại vội vã trở về. Sau đó thầy chuyển công tác. Hai năm, thỉnh thoảng nó vẫn nhận được những đồng 10.000 của thầy (lạ thay, lại vào những lúc tưởng chừng như nó bế tắc nhất!)... Hai năm, nó vẫn chưa một lần về thăm thầy. Trưa, mới đi học về, mẹ điện lên báo: "Thầy H. mất rồi!". Nó chỉ lắp bắp hỏi được ba chữ: "Sao thầy mất?", rồi sụp xuống khi mẹ cũng nghèn nghẹn ở đầu dây bên kia: "Thầy bệnh lâu rồi mà không ai biết. Ngày đưa thầy vào viện, bác sĩ chụp hình mới biết thầy đã hư hết lục phủ ngũ tạng rồi, chưa ai kịp đi thăm thì thầy đã...".

Nó bỏ hết mọi sự leo lên xe đò. Trong cái nóng ban trưa hầm hập với cơn say xe mệt mỏi, nó thấy thầy hiền hậu đến bên nó, dúi vào đôi tay nóng hổi của nó những tờ 10.000 đồng lấp lánh... Đến bây giờ nó mới để ý thấy thầy đã xanh xao lắm, bàn tay tài hoa khéo léo ngày xưa đã gân guốc lên nhiều lắm... Nó chợt tỉnh, nước mắt lại lăn dài trên má, trái tim nó gào lên nức nở: "Thầy ơi... sao không đợi con về...!?". Vì nó cứ đinh ninh: nếu đổi những đồng 10.000 kia thành thuốc, thầy sẽ sống cho đến khi nó kịp trở về...​
 
S

sonsuboy

Như chúng ta thường nghe rằng Trái đất này “nhỏ bé” và “tròn thật” vì có những người dù đi bao nhiêu vòng đi nữa thì cũng trở về nơi bắt đầu và tất cả sự việc trong cuộc sống đều tuân theo cái quy luật tuần hoàn như chính cái “độ tròn” của Trái đất này. Vòng tuần hoàn là cách để bạn thấy được một phần của chính mình ở quá khứ và tương lai để rèn luyên cho bản thân được chứ Nhẫn và học cách “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”

Có một câu hát trong bài “Cát Bụi” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà tôi rất tâm đắt là: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi để một mai tôi về lại cát bụi…”. Đã là một kiếp người thì không thể nào tránh khỏi được cái vòng tuần hoàn ấy. Sinh ra, lớn lên và rồi lại mất đi mãi như lúc chưa được sinh ra. Ký ức về sự sinh ra và mất đi mờ nhạt hơn rất nhiều so với những dấu ấn mà bạn để lại khi còn sống. Do đó, phải sống sao “khi ta sinh ra mọi người cười ta khóc, phải sống sao để khi ta mất mọi người khóc ta cười”.

Nếu cuộc đời là một đoạn thẳng thì khoảng thời gian khi còn là trẻ con và khi già đi là hai đầu đoạn thẳng đối xứng nhau qua trung điểm của hiện tại đang sống. Một hôm, tôi nghe được cuộc trò chuyện giữa hai người phụ nữ khi có một cụ già chống gậy vừa bước qua:

A: Cha bà năm nay nhiêu tuổi rồi ?
B: 75 rồi.
A: Cái gì ? Cha bà 5 tuổi thì có, chứ 75 tuổi gì, giờ mà ổng còn tập đi kìa.

Khi vừa bước đi chập chững, nói vài tiếng bập bẹ và khi chuẩn bị mất đi cũng vậy, cũng là những bước đi khập khiễng và nói không rõ chữ như lúc trẻ con. Qua đó, có thể thấy được cách đối xử với trẻ em và người già rèn luyện cho bản thân tính kiên nhẫn đó là hai tấm gương soi rọi khi đứng ở hiện tại để ta nhìn thấy chính mình của quá khứ và tương lai.

Với trẻ em đó là quá khứ để biết bản thân mình khó chiều chuộng đến mức nào và khi đó mới hiểu được tấm lòng cha mẹ như biển hồ lai láng, đặc biệt khi chúng ta lập gia đình và sinh con thì đó là khoảng thời gian cảm nhận rõ nhất về tình yêu thương của cha mẹ. Ai rồi cũng phải già đi chứ không trường sinh bất lão cả, cách đối xử với người già là cách mà những thế hệ sau sẽ đối xử với chúng ta khi ta già đi. Biết rằng, có những khi mệt mỏi sẽ khiến bản thân khó mà chiều chuộng trẻ con và người già, nhưng vòng tuần hoàn mà, ai cũng từng trải qua những thời gian như vậy. Cứ xem như đó là cách để rèn luyện tính kiên nhẫn, họ còn sống bên cạnh chúng ta đã là một món quà vô già rồi vì một mai khi họ “trở về với cát bụt” vô hồn sẽ để lại một khoảng trống vô cùng lớn trong lòng mỗi người. Sống sao và làm như thế nào để khi già đi, nhìn cách nhân xử thế mà không phải ngồi nhìn xa xăm và tặt lưỡi nói “giá như, giá mà, phải chi…”. Những chữ đó nó chua xót và dày vò lương tâm con người để lại những nỗi niềm hối hận về những cái gọi là năm xưa.



60 năm cuộc đời và 1 vòng tuần hoàn
60 năm cuộc đời và 1 vòng tuần hoàn. Ảnh: Chi Nguyễn
Trong Phật giáo khi nghe giảng đạo về chữ Hiếu, có một câu chuyện về cặp vợ chồng nọ có một mẹ già yếu và một người con trai còn nhỏ. Vì gia cảnh khốn khó và mẹ già yếu khó nuôi nên vợ chồng này đóng một chiếc xe đẩy người mẹ lên núi và để lại người mẹ này cùng chiếc xe trên núi tự sinh, tự diệt. Đúng lúc, đứa bé trai bảo cha mẹ hãy đem chiếc xe đã đẩy người mẹ lên núi về cho cậu bé. Người vợ ngạc nhiên hỏi: ” Chi vậy con ?”. Đứa bé trả lời: ” để mai mốt khi cha mẹ già đi, con đẩy cha mẹ lên núi”. Thấy vậy, vợ chồng này hoảng hốt và tỏ vẻ hối hận nên bèn đẩy người mẹ về lo lắng, chăm sóc. Vì họ thấy được bản thân mình trong tương lai khi đứa trẻ lớn lên và họ già đi.

Tất cả mọi sự vật, sự việc trong cuộc sống đều theo quy luật tuần hoàn của nó cả. Cách bản thân mình đối nhân xử thế thể nào, thì đó chính là cách mà thiên hạ đối xử lại với mình như thế ấy. “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình..”, khi cho đi một thứ gì đó thì đúng là lúc chúng ta đang nhận.

60 năm, 1 cuộc đời không quá dài, cũng không quá ngắn để “sống” và 60 năm chỉ để thấy 1 vòng tuần hoàn.

“Người nhớ cho, Ta là cát bụi. Trở về cát bụi, xin người nhớ cho..”

GG
 
S

sonsuboy

Có một lần, tôi gọi taxi để đưa con chó đi khám bệnh. Vì con chó ho rất nặng tiếng nên gây chú ý đến người tài xế. Anh ta quay lại hỏi: “con chó bị cảm lạnh à?”

Tôi đáp: “Đúng vậy, nó ho liên tục từ hôm qua đến giờ.”
Người tài xế thở dài hỏi:”Chà, ho giống người vậy.”

Rồi anh ta bắt đầu câu chuyện. Anh ta kể về những trải nghiệm đau khổ khi anh ta nuôi con chó của mình. Nhiều năm trước đây, anh ta nuôi một con chó becgie. Nó có thân hình cao lớn, ăn rất khỏe, tiếng sủa của nó rất vang, Một hôm, anh cảm thấy mình không còn đủ sức để nuôi nó, anh cho nó vào bao tải và chở đi vứt.

Vì sợ nó quay về nhà, anh đã lái xe đến một vùng núi cách nhà hơn 100km rồi thả nó ở đó.. Sau khi thả con chó, anh lái xe thật nhanh, con chó đuổi theo mấy cây số rồi biến mất.

Một tuần lễ sau, vào lúc nửa đêm anh nghe ngoài cửa có tiếng lạch cach. Mở cửa ra nhìn thì hóa ra con chó quay về. Thân hình của nó gầy còm, dáng vẻ bối rối, rõ ràng là nó đã trải qua một thời gian tìm kiếm khá lâu.

Tuy rất ngạc nhiên nhưng anh ta chẳng nói câu nào, lẳng lặng vào trong nhà lấy ra một chiếc bao tải và cho con chó vào, vứt nó đi một lần nữa.

Lần này anh đi theo đường quốc lộ số 1. Dọc đường đi anh nghe thấy tiếng con chó khóc thúc thít. Khi đến nơi, anh ta mở chiếc bao tải ra, thì thấy toàn là máu. Ở khóe miệng của con chó, máu vẫn tiếp tục trào ra. Anh dùng tay banh miệng con chó ra thì thấy lưỡi nó đã đứt làm đôi. Hóa ra con chó đã cắn lưỡi tự tử.



Khi người tài xế kể xong chuyện, một không khí im lặng lạ thường bao trùm chiếc xe. Từ chiếc kính chiếu hậu, tôi nhìn thấy khóe mắt của anh ta đỏ lên.

Chú chó nhỏ
Chú chó nhỏ
Một lát sau, anh ta mới nói: “Mỗi lần nhìn thấy chó của người khác, tôi đều nhớ đến con chó đã cắn lưỡi tự tử của tôi. Sự việc này khiến cho tôi đau khổ suốt cả một đời. Tôi không phải con người. Tôi không phải con chó.”

Nghe xong câu chuyện của người tài xế, trước mắt tôi như hiện ra cảnh tượng: con chó ấy chạy lang thang giữa núi sâu, giữa những cánh đồng hoang, giữa những thành phố ngoại ô. Để trở về nhà gặp lại chủ nhân, nó đã chạy hàng trăm cây số. Khó khăn lắm mới tìm được đường về nhà, vậy mà chủ nhân không những không mở cửa, không một lời động viên nào còn lập tức vứt nó đi lần nữa. Đây là một cú sốc lớn chừng nào đối với một con chó trung thành và tình nghĩa. Để khỏi bị chối bỏ lần nữa, con chó đã tự kết liễu đời mình.

Người tài xế kể tiếp. Anh đã mang con chó về chôn cất ở trong vườn, thường xuyên thắp hương cho nó. Vậy mà đến nay anh vẫn chưa gạt bỏ được nỗi ân hận trong lòng. Vì thế anh thề rằng, phải kể cho những người nuôi chó nghe câu chuyện này, khuyên mọi người hãy yêu quý con chó của mình nhiều hơn. Anh hy vọng việc này sẽ giúp anh chuộc lại phần nào tội lỗi của mình.

Một con chó có tình có nghĩa nhưng lại bị vứt bỏ một cách vô tình, điều này khiến cho người tài xế đau khổ suốt cả cuộc đời. Chó còn như thế huống hồ là con người. Khi ai đó bỏ mặc một người có tình có nghĩa, liệu anh ta có thể sống yên ổn suốt cả cuộc đời hay không? Với những kẻ làm cha làm mẹ chối bỏ con cái mình, với những kẻ làm con nhưng lại bỏ mặc cha mẹ tuổi già sức yêu thì tội ác lớn biết chừng nào.
GG
 
D

dalian231

Bên mẹ !
Hoài niệm về những ngày bên mẹ...
Chung quanh tôi, có ngàn vạn con người.
Nhưng trong tôi, chỉ có một người thôi.
Người ấy đã trao cho tôi cuộc sống này, và hơn thế, đã cho tôi hiểu vẻ đẹp của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống.
Tôi gọi Người là Mẹ.
Mẹ tôi là một cô gái trồng hoa nết na thuỳ mị, được hàng xóm láng giềng yêu mến, và tất nhiên, được rất nhiều chàng trai theo đuổi. Cuối cùng mẹ đã chọn bố tôi - một viên chức quèn thấu hiểu tâm hồn mẹ. Bố không thể cho mẹ nhiều thứ, tuần trăng mật: không, váy cưới: không, nhẫn cưới: cũng không. Nhưng theo lời mẹ thì bố tôi đã tặng cho mẹ hai món quà tuyệt vời nhất: một vườn hoa xinh xắn ở sau nhà, và tôi, tài sản lớn nhất của mẹ.
Mùa xuân, tôi chập chững theo mẹ ra vườn thăm những bông hoa vừa hé nụ. Mẹ bảo rằng nàng tiên mùa Xuân đã đánh thức cả vườn hoa, và mỗi bông hoa tươi là một nụ cười của cuộc sống. Bàn tay mẹ chăm sóc nâng niu cho muôn nụ cười nở rộ, đưa hương thơm náo nức khắp vườn. Mẹ còn dạy tôi ghi nhớ từng mùi hương riêng biệt trong vườn, vì hương thơm chính là linh hồn của cỏ hoa. Tôi chẳng thể nào phân biệt giỏi như mẹ và mọi loài hoa trong mắt tôi, tôi đều gọi chung là “hoa mẹ”.
Có lần, hai mẹ con ra vườn chơi từ lúc mặt trời còn chưa dậy. Mẹ ôm tôi vào lòng, hát những lời ru ngọt ngào như sữa, thủ thỉ các cậu chuyện cổ tích về cô công chúa Hoa, chàng hoàng tử Lá... và nói với tôi đôi lời vu vơ:
- Con có thấy hạt sương đang run rẩy trên cánh hồng kia không? - mẹ hỏi - Nó đang khóc đấy. Vì chỉ chút nữa thôi khi mặt trời lên, nó sẽ tan biến khỏi cõi đời này, sẽ không được ở bên hoa nữa. Hạnh phúc nhiều khi đơn giản lắm, con hiểu không?
Tôi không hiểu lắm những điều mẹ nói. Được sống bên cha mẹ như thế này, tôi cũng thấy hạnh phúc lắm rồi. Và hạnh phúc lớn nhất của tôi là hàng đêm được ngủ vùi trong mái tóc dài mượt mà thơm ngát của mẹ. Mái tóc mẹ có một hương thơm kỳ lạ: vừa nồng nàn đắm say, vừa nhẹ nhàng thanh khiết, có khi quấn quít không rời, lúc lại dịu dàng lan toả... Tưởng như tất cả các hương hoa trong vườn đã lưu lại trên tóc mẹ vậy.
Mùa hạ ùa đến với những tia nắng rát bỏng xen lẫn những cơn mưa dữ dội. Cảnh vật khô héo đi dưới sức nóng của mặt trời. Tôi ghét mùa hạ! Mùa hạ làm hoa lá ủ rũ và làm mẹ tôi mệt mỏi. Mẹ thường xuyên bị chóng mặt và ho dữ dội, có lần mẹ còn bị ngất khi đang cùng tôi tưới hoa. Tôi chỉ biết ngồi khóc cho đến khi mẹ tỉnh dậy. Vậy mà mẹ lại dặn tôi rằng không được kể cho bố, rằng mẹ chỉ thiếp đi một chút thôi, và mẹ sẽ tự dậy được ngay.
Nhưng đến lần thứ hai, mẹ đã không tự dậy được.
Mẹ được chuyển ngay vào Khoa cấp cứu của bệnh viện. Tôi chỉ được bố giải thích là mẹ bị ốm nhẹ, mẹ phải xa tôi một thời gian. Nhưng tôi chẳng tin đâu vì nếu bị ốm nhẹ thì mẹ tôi đâu phải nằm Bệnh viện, và bố tôi đâu phải lo lắng đến rộc cả người thế kia.
Ngày nào tôi cũng được bố đèo vào Bệnh viện thăm mẹ. Dù mệt mỏi nhưng mẹ vẫn tự tay vắt cam, pha sữa cho tôi uống. Mẹ cười rất tươi khi biết tôi vẫn chăm sóc cẩn thận cho những bông hoa ở nhà. Mẹ còn xin phép ông bác sĩ già được tặng vài giống hoa đẹp cho khu vườn của Bệnh viện. Thấy mẹ như vậy, tôi cũng an tâm phần nào. Tôi sà vào lòng mẹ và hỏi:
- Mẹ ơi, mẹ có mệt lắm không? Mẹ phải nhanh khỏi ốm đấy nhé!
Mẹ âu yếm thơm tôi và trả lời:
- Ừ, được rồi, mẹ sẽ nhanh khỏi ốm để đưa con trai mẹ ra vườn chơi.
Thế nhưng lúc về, tôi thấy hình như mắt mẹ đẫm lệ.
Thấm thoát thu qua đông tới, thời gian trôi ngày một nhanh hơn và mẹ tôi ngày một yếu hơn. Vào thăm mẹ, tôi giật mình khi thấy mẹ xanh quá và tóc mẹ rụng từng mảng. Tôi cứ mếu máo ăn vạ mãi nên mọi người đành phải cho tôi ở hẳn Bệnh viện với mẹ. Một lần, trong giấc ngủ mơ màng, tôi loáng thoáng nghe tiếng mẹ thổn thức:



- Anh ơi, em sắp phải đi rồi... Em chẳng tiếc gì đâu, em chỉ tiếc con em thôi... Giá mà em được nhìn thấy con lớn lên, được đưa con đến trường, rồi con mình lấy vợ... Ước gì em sống thêm được vài năm, không, chỉ vài tháng, hay mấy tuần nữa thôi cũng được. Sắp đến Tết rồi, anh nhỉ? Em sẽ dắt con ra chợ mua lá dong về gói bánh chưng, sẽ mua cho con bộ quần áo mới...
Bệnh của mẹ tôi đã vào giai đoạn cuối. Tuy mẹ cố kìm những tiếng rên rỉ nhưng nhìn vẻ mặt mẹ, tôi biết mẹ đang đau đớn đến cùng cực. Tôi nghe trộm được ông bác sĩ già nói với bố:
- Tôi không hiểu vì sao cô ấy có thể trụ vững lâu đến như vậy. Thứ giữ cô ấy sống đến bây giờ không phải là thuốc men nữa rồi. Mà có lẽ... có lẽ là tình yêu thương...
Vì mẹ tôi yếu quá rồi nên mọi người không cho tôi được ở với mẹ nữa. Tôi một mình lầm lũi trở về khu vườn thân quen. Những cơn gió lạnh buốt sục sạo khắp nơi như muốn tiêu diệt nốt các mầm sống còn sót lại. Những bông “hoa mẹ” úa tàn đổ gục xuống, những cánh hoa héo hắt và giập nát phủ dày trên mặt đất, chốc chốc lại bị gió thổi tung lên, bay lả tả. Nhưng kìa, ở giữa khu vườn vẫn còn trơ trụi một bông hoa xinh đẹp, dẫu cành lá đã xiêu vẹo hẳn đi nhưng vẫn bất chấp giá lạnh mà kiên cường sống. Tôi chạy vội tới, dùng cả hai lòng bàn tay che chở cho nụ cười cuối cùng của cuộc đời. Một cơn gió sắc như dao lướt tới, bông hoa xinh khẽ run rẩy rồi gục xuống, trong bàn tay tôi chỉ còn những cánh hoa rời rụng. Tôi oà lên khóc. Mẹ ơi! Mẹ về đi! Con nhớ mẹ quá... Con chẳng thích bánh chưng đâu. Con chẳng thích quần áo mới đâu. Con chỉ cần mẹ thôi...
Một buổi tối, bỗng nhiên mẹ yêu cầu bác sĩ cho tôi được ngủ cùng mẹ. Buổi tối ấy, suốt đời tôi không quên được. Mẹ tôi lại xinh đẹp như ngày xưa, da mẹ hồng hào, mắt mẹ sáng long lanh. Trên khuôn mặt mẹ không còn những nét đau đớn nữa. Mẹ không nói gì cả, mẹ chỉ cười tươi như hoa và ôm tôi vào lòng, thật chặt. Tôi sung sướng áp đầu vào mái tóc thơm ngát của mẹ và ngủ thiếp đi.
Sáng hôm sau, tôi bị đánh thức bởi tiếng gào thét và tiếng chân người chạy cuống cuồng. Tôi mở choàng mắt ra. Mẹ tôi vẫn nằm yên trên giường, miệng thoáng một nụ cười mãn nguyện. Bố tôi quì phục bên mẹ, thân hình cứng đờ như tượng đá. Tôi gào lên gọi mẹ, rồi gọi bố. Nhưng không ai trả lời... Cô y tá vội bế thốc tôi ra khỏi phòng nhưng trước đó, tôi vẫn kịp nhìn thấy vị bác sĩ già lôi từ hàm răng xô lệch của mẹ một chiếc khăn tay rỉ máu:
- Tội nghiệp! Cô ấy muốn thằng bé ngủ yên...

***

Nàng tiên mùa Xuân lại quay về đánh thức cả khu vườn. Những cánh bướm rập rờn nô đùa quanh hàng trăm bông hoa mơn mởn sắc hương. Chăm sóc cho cả vườn hoa ấy bây giờ chỉ còn bố và tôi, còn mẹ tôi lặng lẽ ngụ ở một góc vườn ngắm nhìn hai bố con. Tôi đứng trước những que hương vừa thắp trên mộ mẹ mà lòng chợt thấy bâng khuâng. Được sống mãi trong khu vườn này bên những người thân yêu, đó là tâm nguyện của mẹ. Bố khẽ thở dài và vỗ nhẹ lên vai tôi:
- Đừng buồn nữa con... Mẹ đã bay lên trời rồi nhưng mẹ vẫn yêu thương chúng ta như chúng ta yêu thương mẹ. Vì bố, mẹ và con mãi mãi là một gia đình, phải không?
Tôi im lặng. Một luồng hương ấm áp và thân quen bất chợt toả ra, ôm ấp lấy hai bố con. Mùi hương nhang khói ư, hay hương thơm của cỏ hoa? Hình như không phải... Đây là một hương thơm kỳ lạ: vừa nồng nàn đắm say, vừa nhẹ nhàng thanh khiết, có khi quấn quýt không rời, lúc lại dịu dàng lan toả...

GG
 
D

dalian231

“Mẹ ơi, mẹ đừng bao giờ gục ngã.”

Bố qua đời khi năm nó lên sáu. Mẹ lôi theo 3 chị em nó đi trên đường. Nó cứ túm lấy áo mẹ, trốn vào trong lòng mẹ. Mẹ một tay dắt em gái, một tay ôm em trai, nó thì đứng ở phía trên, tiếng gió thổi qua tai. Cứ như vậy, gia đình nó đã đi ăn xin được 3 năm.
Vào một buổi sáng, sau khi tỉnh dậy nó phát hiện ra có thứ gì đó khác thường. Nhìn qua tấm chăn rách, nó không nhìn thấy thằng em đâu cả! Mẹ nói em đã được đem cho người khác. Nó khóc, quỳ trước mặt mẹ, xin mẹ hãy tìm em về. Mẹ nước mắt lưng tròng, mặc cho nó cứ lôi, cứ kéo, mẹ chẳng nói lời nào. Từ đó trở đi, nó bắt đầu có tâm sự, lại thêm vết chó cắn, nó lúc nào cũng nhặt đá dưới đất, cầm chặt trong tay.

Năm nó lên cấp 2, một buổi tối thức dậy đi vệ sinh, nó thấy có người nói chuyện ở căn nhà chất cỏ. Nó chầm chậm đi tới, nhìn thấy bên trong là một người đàn ông. Nó đã hiểu ra biết bao việc trên đời này. Nó nghiến răng làm môi bật cả máu.
Mẹ hỏi: “Con làm sao thế?”
“Con không cần mẹ phải quan tâm!” Nó gằn giọng đáp lại
Sau này khi lên cấp 3, rồi thi đại học xong, nó bỗng nghe mẹ nói em gái lấy chồng. Em gái nó được gả cho một người cùng làng vốn có tiếng tăm chẳng tốt đẹp gì. Thế rồi, nó theo người trong làng đi nhặt phế liệu, một tuần không về nhà.
Bốn năm học đại học, nó luôn là sinh viên có thành tích xuất sắc nhất. Nhưng khi về nhà nó chưa từng gọi một tiếng mẹ. Có vẻ như mẹ cũng biết mình đã làm sai chuyện gì, lúc nào nhìn nó cũng với dáng vẻ bảo sao nghe vậy. Nó càng khinh thường mẹ hơn. Đến tận khi có gia đình, có một tổ ấm bé nhỏ ở thành phố, nó vẫn không muốn gặp mẹ một lần.

Có lần mẹ từ quê lên mang theo một bao tải bông vải, mẹ nói mang lên để vợ chồng nó làm chăn bông. Nó bắt đầu thấy động lòng. Ở quê đâu có làm bông vải. Chắc là mẹ lại đến nơi rất xa để nhặt từng bông vải một. Nó bảo mẹ ở lại một đêm. Mẹ xoa tay nói: “Sao thế được, nhà con nhỏ thế này, thôi để mẹ về.”, ánh mắt mẹ thăm dò nhìn nó.
Nó đã có chỗ đứng ổn định ở thành phố, đã tìm được em trai bị thất lạc và em gái nay đã thành người phụ nữ làm nghề nông. Nó đã ổn định cuộc sống cho các em. Mấy anh nó đều không thích mẹ, đều có biết bao điều tủi thân, không công bằng muốn kể. Cuối cùng, khi mẹ nằm trên giường bệnh, chẳng thể ăn nổi hạt cơm nào. Mấy anh em nó túc trực bên mẹ, nhưng cũng chẳng ai tỏ ra đau lòng. Lúc sắp lâm trung, mẹ nói: “Mẹ biết các con rất hận mẹ, nhưng mẹ biết mẹ đang làm gì. Mẹ muốn chu cấp cho anh trai các con, để anh con thay đổi vận mệnh cho gia đình chúng ta, đây là con đường duy nhất cho chúng ta, vì thế có khổ thế nào đi nữa mẹ cũng không kêu than nửa lời.” Mẹ cười, rồi mẹ lại khóc: “Điều đáng tiếc nhất của mẹ là mẹ không được chụp ảnh với cháu, để tất cả những kẻ ức hiếp chúng ta thấy rằng, mẹ, một người phụ nữ nông thôn sống đến tận bây giờ nhưng chưa bao giờ gục ngã.”
Ba anh em nó ôm mẹ khóc: “Mẹ ơi, mẹ đừng bao giờ gục ngã.” Vào khoảnh khắc này, anh em nó đã hiểu sự chu đáo và dũng cảm của mẹ. Đó là tài sản lớn nhất mẹ để lại cho 3 người.

GG
 
D

dalian231

Cậu bé đeo kính viền đậm

Màn hình vi tính vẫn sáng. Những icon bên cạnh nick chat vẫn mỉm cười.Nhưng những dòng chữ kêu réo mà không có ai trả lời.
Chiếc đèn màu đỏ ấm toả sáng lên mặt bàn, nơi một cậu nhóc đang ngủ gục trên bàn. Hơi thở đều, mắt nhắm nghiền, tay đặt khẽ lên chuột như thể đang cầm tay…người yêu. Cậu đang ngủ- và cũng đang “online”
BUZZ!
Màn hình rung lên dữ dội. Có lẽ là linh cảm mà cậu nhóc choàng tỉnh. Một gương mặt khoảng 16 tuổi, đeo chiếc kính cận viền đậm đen, đầu tóc bù xù. Tay nhắp chuột lia lịa, nhận ra file truyện mình load từ nãy giờ đã xong từ khi nào rồi.

– Sao tao gọi không trả lời?
– Tao đang ngủ.
– Ngủ gì mà lắm thế.
– Buồn ngủ lắm rồi. Đi ngủ đi.
– Không có hứng. Tao gọi nãy giờ mà không nghe à
– Tao không đeo phone.
– Đeo vào đi, chát thế này mỏi tay quá.

Cậu bé lục cục đeo headphone vào, mắt nhắm mắt mở bật voicechat. Thằng bạn ở đầu kia của thế giới rú rít ầm ĩ về việc nó vừa kiếm được file nhạc Endlessly cực hay của animes Tubasha. Để chia sẻ “may mắn cực kì may mắn đó”, thằng bạn send cho nó file nhạc đã nén. Nó vừa save file vừa nhìn cái gạch xanh xanh bắt đầu chạy.Còn 1% nữa là xong.
Rầm!
Màn hình…Không, không phải, mà là màn hình vi tính rung lên. Không phải vì ai buzz nữa. Vì cái bàn để máy vi tính đang rung lắc giữ dội.
Và mặt đất cũng đang rung lên.
Cậu bé kính viền đậm hoảng hốt đứng phắt dậy. Nhưng đứng cũng không vững nữa. Không gian đang rung lên, chung chiêng, vỡ vụn. Những tiếng thất thanh từ nhà hàng xóng. Đồ vật rơi vớ tạo thành hàng ngàn âm thanh kì quái. Leng keng! loảng xoảng! Ầm ầm! Két két!
Động đất!
Cậu bé sững sờ.
Rồi tất cả tối sập. Không gian vẫn tiếp tục chao nghiêng.!


Cậu bé đang chat hoảng loạn cực độ. Bạn thân cậu, cậu bé đeo kính viền đậm, đã kẹt trong một vụ động đất, khi cậu đang share file Endlessly cực hay cho bạn. Có lẽ cậu bạn vẫn chưa nhận được file nhạc đó, có lẽ cậu vẫn chưa kịp nghe.

Những âm thanh cuối cùng cậu bé đang chat nghe được là tiếng la hét kêu cứu, tiếng đổ vỡ của đồ đạc. Nhưng chẳng có chút tiếng nói nào của bạn cậu. Cậu bé đang chat lục tung tất cả các tờ báo trong thành phố ra vào sáng sớm hôm sau, tìm những bài viết về vụ động đất. 300 người vẫn mắt kẹt, chỉ mới cứu được 20 nạn nhân, 12 xác chết. Cậu bé đeo kính viền đậm nằm trong tập hợp số nào? 300? 20? Hay 12?

Báo chí ở đây không đăng cụ thể danh sách. Cậu bé chat không cách nào biết được.
Cậu tìm đến net. Cậu không biết nick Y! của cha mẹ bạn mình( cậu đâu nghĩ là mình phải biết chuyện đó!) Cậu cũng không biết người ta đăng danh sách nạn nhân ở đâu. Ngoài chat, chơi game, load truyện, nghe nhạc, thỉnh thoảng tìm vài thông tin trêng mạng bổ sung cho bài học; cậu đâu biết làm gì nữa đâu.

Cậu không biết chút gì về thằng bạn thân nữa. Chỉ có duy nhất một thứ khiến cậu nhói cả tim khi online. Đó là cái nick của cậu bé mang kính viền đậm, nó màu xám như đang ngủ dài, giống như khi bạn cậu chạy ra ngoài chơi, đi học…
-May co sao khong? Gui offline cho tao nhe! Tao lo cho may qua!
Cậu bé chat vẫn tiếp tục chat như thể là cậu biết chắc bạn mình vẫn sống, bởi đó là cách duy nhất giúp cậu tiếp tục hy vọng.

- Mấy hôm nay không ngủ sao mắt thâm thế?-cô bé tóc cột cao đập đập vào vai cậu bé chat!
- Không! Busy!
- Mày mà busy gì?
- Tao không biết…không biết bạn tao còn……sống không?

Cô bé tóc cột cao im bặt, rồi ngó lơ đi chỗ khác. Cô là bạn thân của cậu bé chat. Cô chưa bao giờ gặp mặt cậu bé kính viền đậm, dù thỉnh thoảng cũng nghe cậu bé chat kể. Trong hình dung của cô, đó là người dễ mến, hay cười và hơi… ngốc một chút.

- Rồi giờ sao? - Cô bé lí nhí hỏi
- Tao vẫn chẳng biết gì cả - cậu bé chat vẫn cắn chặt môi, ngăn thứ chất lỏng mằn mặn khỏi mắt- nó không online



Rồi cậu chuyển tông như đang nói với chính mình: “Nó không lên Net.Chỉ không lên Net nữa thôi. Nhưng vì sao nó không lên? Nó hay lên lắm mà. Nó chưa nhận file Endlessly mà. Rồi còn nhận file hình Midou Ban hôn Amenaga tao định send tiếp cho nó nữa chứ”
Cô bé tóc cột cao lắc lắc vai thằng bạn:
- Chắc nó không sao đâu. Bên đó người ta vẫn đang kiếm mà.
- Ừ! - Cậu bé chat gục gặc đầu, mắt nhắm nghiền. Ngày ngày cậu chỉ theo dõi chương trình thời sự quốc tế, đọc báo, lục lọi trên net để theo dõi quá trình cứu hộ cứu nạn. Cậu căng mắt ra tìm một ai đó đeo cặp kính cận viền đậm màu đen.

Chính phủ nước X ước tính tổn thất từ trận động đất thành phố Y lên đến hàng nghìn USD. Trong số hơn 300 nạn nhân, hiện giờ chỉ có 50 người được cứu sống. Số còn lại còn mắc trong bệnh viện hoặc còn mắc kẹt trong đống đổ nát. Sau hai tuần xảy ra thảm hoạ, cảnh sát vẫn tiếp tục tìm kiếm, nhưng hy vọng còn rất mong manh.

Cậu bé chat với tay tắt phụt màn hình ti vi, ra giường và trùm kín chăn lại. Hai tuần rồi. Ai có thể sống sót trong đống đổ nát ấy. Cậu với tay lấy chiếc laptop khởi động lại và online. Hồi hộp đọc những messenger, khi không thấy có offline nào từ cậu bé đeo kính viền đậm, cậu lại tắt máy. Vài giờ sau lại tiếp tục online tiếp. Cậu đã mơ mình nhìn thấy nick chat của cậu bạn thân toả sáng trong một nụ cười ấm áp. Và khi tỉnh dậy biết mình mơ cậu đã khóc dấm dứt như một bé con.

Một tháng trôi qua..
Kể từ hồi kế hoạch cứu hộ đã ngừng. Những bản tin về trận động đất cũng thưa dần. Cậu bé chat click file nhạc Endlessly trong máy của mình lên. Bản nhạc cậu đã phả load từ Gendou.com, chỉ mong được send cho cậu bé đeo kính viền đậm. Giờ thì không còn ai nghe chung với cậu nữa rồi. Nửa vòng trái đất có thể nghe cùng nhau một bản nhạc, thật tuyệt khi có một người bạn ở rất xa mà có thể chia sẻ với người tao nhiều như vậy.

Hai tháng…
Tin nhắn cuối cùng: “ may con online day chu?” gởi đi trong vô vọng. Cậu bé chat lôi ra tất cả những gì thuộc về 2 đứa. Chiếc vé xem bóng đá, vỏ trái banh bị lủng chưa kịp vá, một chồng truyện góp tiền mua chung, mấy tấm stick manga, những thứ hai đứa đã cùng chia sẻ trước khi cậu bạn thân đi cùng bố mẹ.v.v..Hằng ngày đối mặt với những thứ đó cậu không chịu nổi. Cô bé tóc cột cao đến giúp cậu bạn thân dọn dẹp, đóng vào thùng carton. Cô bé cũng im lặng không nói gì, chỉ đôi khi thở dài.Cậu bé chat không hiểu nó dành cho cậu bé viền đậm cô chưa hề gặp hay dành cho cậu, người bạn thân trong lớp.

Cô bé tóc cột cao cầm chiếc laptop lên, ngước mặt hỏi cậu bé chat:
- Còn cái này thì sao hả mày?
Cậu bé chat ngẩn người. Ừ! Cái laptop đắt, không bỏ được. Nhưng trên nắp laptop là hình sticker hai đứa chụp chung, bàn phím dán hình Hanamichi-chan của hai đứa. Từng phím chữ cậu đã kì cạch type cho cậu bé đeo kính viền đậm cái mail đầu tiên khi cậu cùng gia đình chuyển đi, rồi những cuộc trò chuyện thâu đêm suốt sáng , xuyên quốc gia, xuyên đêm. Với cậu, laptop cũng chính là một phần của cậu bé đeo kính viền đậm. Voice chat là tiếng nói, webcam là khuôn mặt, và biết bao điều khác nữa.
- Thôi, để tao bán nó.
- Ừ!- Cô bé gật đầu, lẳng lặng đặt nó vào thùng carton. Nghĩ sao, cô bé lại lôi nó ra trở lại- Thế thì bán cho tao, tao cũng đang cần 1 cái.
- Thế thì mày cứ cầm lấy đi! Vào tay mày cũng hơn là bán cho 1 người dưng.

Một ngày nọ….
Cậu bé chat đang ngủ, giấc ngủ không yên kể từ khi thằng bạn thân của cậu ra đi. Tiếng chuông điện thoại bỗng réo vang lên. Cậu bé bật đèn, nhìn đồng hồ: 1h sáng. Ai gọi vào giờ này nhỉ?Cậu nhấc ống lên nghe.
- Alô!
- Mày đấy à? - giọng cô bé tóc cột cao vang lên ở đầu dây bên kia. Gấp gáp!
- Ừ! - Giọng ngái ngủ phát ra từ cậu bé chat.
- Tao đang online.
- Mày kêu tao online với mày hả?

- Tao chỉ muốn hỏi nick caubeviendam có phải là nick bạn mày không thôi!?
- Sao? Mày nói gì? - cơn buồn ngủ trôi tuột đi đâu mất.Vì sao cô bé lại hỏi câu này?.
- Nick của mày vừa nhận được tin nhắn từ nick caubeviendam là “I am online”.
……
Cậu bé đã cài chế độ remember Y!!D mà không hề nhớ. Cậu đã đưa laptop cho cô bạn của mình và cô bạn của cậu ngày ngày online bằng nick của cậu, để thay cậu bé nuôi hy vọng từ một người.Và hy vọng đã thành hiện thực kì diệu


Ở nơi nào đó trên trái đất này…
Có một cậu bé hay chat ngày ngày gửi tin nhắn cho 1 người bạn.
Có một cậu bé đeo kính viền đâm vừa ra khỏi viện đã vội vàng lên net.
Có một cô bé vẫn nuôi hy vọng vê sự sống về một người mà cô chưa hề biết mặt. Chỉ vì người đó vô cùng quan trọng với bạn cô.
- Vì sao ư?
Vì họ là người bạn của nhau-họ mãi mãi là người bạn của nhau

GG
 
D

dalian231

Nói với con tôi là tôi rất yêu nó!

Tất cả đều không lọt vào tai ông. Hàng ngày, ông vẫn cần mẫn dậy từ sớm luộc hai củ khoai lang, đưa thằng con một củ và ông nhét củ còn lại vào trong chiếc túi bố thủng lỗ chỗ, cáu đầy ghét và bắt đầu cuộc hành trình lang thang khắp nẻo đường của Thủ đô. Đứa con trai được một bà lão không con chăm sóc hộ. Ông thường nhặt nhanh mọi thứ còn dùng được trên đường mang về, khi thì cái quạt cũ, lúc cái bàn gãy chân. Ông lại sửa chữa lại.

Ngôi nhà tồi tàn của hai bố con trông thế nhưng không đến nỗi. Mọi người trong xóm cảm động trước hoàn cảnh hai cha con. Thỉnh thoảng họ cho ít tiền, vậy mà ông không bao giờ nhận. Có kẻ bảo: “Ông già hâm!” hay “Nghèo rồi còn sĩ!”, “Gàn dở đến thế là cùng!”. Nhưng ông vẫn nhất mực giữ vững thái độ kiên quyết của mình.

Đúng là ông sĩ diện, lòng tự trọng không cho phép ông nhận vì ông luôn cho rằng mình còn khỏe, còn làm được thì không lý gì đi nhận tiền của người khác. Ông chỉ vui vẻ nhận thức ăn của một vài người bạn nghèo bên cạnh nhà. Họ là những người tuy nghèo nhưng đầy tình nghĩa.

Nhờ có những người hàng xóm đó, hai cha con ông mới ổn định được chỗ ở, không phải ngủ dưới gầm cầu như trước nữa. Ông chăm chỉ đi bán báo và vé số mỗi ngày bất kể trời nắng hay mưa. Ông chắt chiu từng đồng với mong ước một ngày nào đó chữa khỏi bệnh cho con.

Như lời ông kể, hồi còn trẻ vì quá say sưa kiếm tiền ở xa, ông đã không có thời gian dành cho con trai. Đến năm thằng bé 7 tuổi, nó bị một cơn sốt cao làm ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Vợ ông vì hận chồng đã bỏ nhà đi. Người ta gọi ông về. Nhìn đứa con trắng trẻo hồng hào mà chẳng biết gì, ông xót xa vô cùng. Ông lao đầu vào rượu chè, gái gú mặc cho con trai sống dở chết dở không người chăm nom.Chỉ đến khi ông bị một người phụ nữ lừa hết cả tiền bạc, ông mới sực tỉnh. Ông gần như kiệt sức vì rượu và vì suy sụp tinh thần. Nếu không bởi thương con, hẳn ông đã tự tử. Ông thầm lên kế hoạch như thế. Tiếng gọi ú ớ non nớt, yếu đuối cộng thêm nét mặt lo lắng, sợ hãi của con làm trái tim người cha đau đớn, bị giằng xé khôn nguôi. Nó chính là động lực thúc đẩy ông quyết tâm cai rượu và làm lại từ đầu.


Những ngày phải chui lủi sống ở xó chợ, gầm cầu quả là khổ cực. Ông dẫn con lê lết dưới cơn mưa phùn lạnh giá để xin vài đồng bạc lẻ, một chút cơm nguội cho con, còn cha thì nhịn.
Ngày Tết, nhà nhà quây quần bên mâm cơm ấm cúng, ông chỉ biết ôm con vào lòng cùng vượt qua cơn đói cồn cào.

Thằng bé rất thương cha nó. Một lần, ông bị toán thanh niên mua vé số không trả tiền đánh cho tơi tả, thằng bé bình thường ngơ ngẩn thế mà hôm đó cũng cúi xuống che cho cha, ú ớ phản đối. Đêm đó, hai cha con ôm nhau khóc ròng.

Thấy con thỉnh thoảng lôi báo cũ ra xem, ông vui không gì tả xiết. Ông nhảy cẫng lên như một đứa trẻ. Từ đó, mỗi buổi tối ông kiên nhẫn “học” cùng con từng chữ. Nó là đứa trẻ không bình thường nên nhớ nhớ quên quên, chữ đọc được chữ lại không nên chật vật lắm ông mới dạy con nhớ được vài từ mới suốt từng ấy năm trời.



Có đêm, ông thức trắng vẽ hay khắc cho con thật nhiều hình con vật để nó nhận biết. Trời cũng không phụ lòng người, nó dần nhận ra các sự vật xung quanh. Nó có vẻ lanh lợi hơn. Ông cũng dần già đi. Tóc ông giờ đã bạc trắng, đôi tay nhăn nheo.

Ông bắt đầu làm việc cật lực hơn. Ông nhận thêm các việc đan giỏ cho một gia đình bán hàng mây tre. Hàng ngày, ông cặm cụi đến tận nửa đêm. Nhờ sự khéo tay, tính cẩn thận nên hàng ông làm ra được chủ thuê và khách hàng rất thích.
Hôm nay, ông nhận được tiền công. Ông mua một chiếc bánh bao rất to. Suốt chặng đường về, ông háo hức khi nghĩ tới lúc trông thấy con trai ăn cái bánh thật ngon lành.

Ông vừa lóe ra ý tưởng táo bạo, rằng một ngày nào đó không xa ông sẽ có tiền mở một cửa hàng hay nhà máy xuất khẩu hàng mây tre đan, do chính tay ông và những người bạn khéo tay của ông làm nên. Vừa đi ông vừa huýt sáo.
Đột nhiên từ đâu một chiếc xe máy lao nhanh, đâm sầm vào ông. Chiếc túi xách cũ nát bị hất tung lên trời. Ông bị đẩy, bắn xa cả trăm mét và rồi nằm sóng soài trên nền đất. Mắt ông đờ đờ, môi ông chúm chím như thể vẫn đang huýt sáo. Bàn tay nắm chặt chiếc bánh bao mà ông đang định tặng con, điều bất ngờ nho nhỏ. Chiếc túi xách rơi xuống, miếng bánh mì thừa lúc chiều ông nhặt được văng vào góc vỉa hè.

Mọi người xúm đông, xúm đỏ xung quanh ông già. Khó khăn lắm ông mới thều thào được một câu: Nói với con tôi là tôi rất yêu nó. Ông chỉ kịp dúi chiếc bánh bao vào tay người ở gần ông nhất rồi lịm đi. Người ta tìm thấy trong chiếc rương gỗ của ông có một chiếc hộp nhỏ. Nếu không nói ra, khó ai có thể ngờ được bên trong là hơn 20 triệu đồng. Ông đã tiết kiệm, chắt chiu nhiều năm để dành dụm cho con. Đứa con trai vẫn nghịch đồ chơi siêu nhân cha làm cho nó.

Thỉnh thoảng nó bật cười khanh khách. Nó chạy xung quanh mọi người, rất ngạc nhiên khi thấy ai đó khóc. Nó cũng chẳng hề quan tâm, người đàn ông nằm trong cỗ quan tài kia là ai. Nó ngó vào nhìn rồi chạy đi, lúc sau nó lại chạy vào lay lay người ấy rủ chơi cùng.

Thật kỳ lạ, bất chợt nó mếu máo gọi: Cha ơi!

Nó khóc thật to, không ai dỗ nổi. Người ta mặc áo tang vào cho nó, đưa nó chiếc gậy và chỉ nó cách đi theo tục lệ. Nó làm như cái máy. Dường như trên bức di ảnh, người cha đang mỉm cười. Ông vui vì giờ đây con ông đã được đưa vào nhà tình thương dành cho trẻ em mồ côi chứ không phải một thân một mình khi ông đi xa. Linh hồn người cha tội nghiệp hòa cùng khói trầm đang ngào ngạt tỏa ra, bay lên không trung.

gg
 
D

dalian231

Con sẽ sống tốt mẹ à…nhất định thế!

Con Gái vuốt thẳng những nếp áo, tô lên môi một chút son dưỡng, xoay một vòng tròn trước gương, Mẹ cười bảo :

– Đẹp đấy, nhưng cổ khoét sâu thế con?

Con Gái cười bảo Mẹ:

– Thời nào rồi mà còn kín cổng cao tường nữa mẹ à!

***

Mẹ không nói gì, Mẹ vào bếp chuẩn bị bữa trưa. Con Gái vào theo, mở tủ lạnh lôi ra đĩa dưa hấu mẹ vừa gọt sẵn, lấy một miếng đưa lên môi. Mẹ bảo:

“Ơ ! không sợ trôi mất son à”

Con Gái cười:

– Thỏi son người ta tặng bên Thái ý , trôi thế nào được “lão bà” ơi.

Mẹ giật mình:

– Thế à?

Con Gái hôn chụt lên má mẹ một cái:

– Con mà mẹ. À! Mà thôi con đi đây.

Con Gái càng lớn càng giống Mẹ, nhưng xinh hơn Mẹ, vì con gái biết trưng diện. Con Gái có phước, được bác xì nhiều tiền mỗi tháng, tháng nào cũng đi shopping, gà rán mỗi lần đi về mang theo một đống quần áo mĩ phẩm thời trang đủ kiểu, thỉnh thoảng chợt nhớ ra, Con Gái lại mua cho Mẹ khi thì một bộ quần áo, lúc lại vài mảnh vải để Mẹ may bộ đồ, quần áo thì Mẹ chẳng mặc mấy, vì Mẹ ít đi đâu, hơn nữa chẳng mấy khi Con Gái mua vừa người Mẹ, còn vải thì Mẹ mang ra hàng chị thợ may đầu ngõ để may cho rẻ.

Nhìn con gái dắt xe ra khỏi cửa, nước hoa thơm phức, quần áo tung tăng, Mẹ gọi theo:

– Chiều có về ăn cơm không con?

Con Gái nghĩ ngợi:

– Cũng chưa biết được mẹ ạ, có gì con gọi điện sau.

Mẹ vớt lại mấy câu:

– Thế mẹ cứ để cho mày phần cơm với thức ăn nhé!

Con Gái cau mày:

– Thôi để con gọi điện sau, chứ con ăn rồi lại cứ để phần cơm, rồi bắt con ăn lại béo ra!

Nói xong Con Gái phóng xe đi mất, Mẹ đứng nhìn theo Con Gái một lúc rồi lại trở vào nhà.

Nhà có bốn người, đứa em nhỏ, bố hay đưa đi học rồi ghé vào cơ quan ăn tiện thể ít khi ở nhà, chỉ có Mẹ và con Gái quây quần. Mẹ đã quen với những bữa cơm chỉ có Mẹ và Con Gái. Nhưng khi Con Gái đi học, Con Gái cũng vắng nhà. Con Gái thường về nhà khi tối muộn. Lúc ấy cơm canh Mẹ để dành Con Gái thường đã nguội ngắt. Mẹ thương Con Gái cả ngày cơm hàng cháo chợ , Mẹ thường hâm lại cơm canh cho nóng. Những lúc ấy Con Gái ăn cơm như hoàn thành nghĩa vụ cực nhọc, vì thường là Con Gái đã ăn ở đâu đó rồi mới về nhà.

Mẹ ở nhà một mình, lúc nào cũng mong cho chóng đến ngày chủ nhật, vì khi đó Con Gái được nghỉ, Con Gái sẽ ở nhà với Mẹ. Nhưng những ngày đó Con Gái lại thường tận dụng để mua sắm, để chơi bời với bạn, hoặc có khi Con Gái nhận lời đi ăn, đi câu cá, cắm trại với chúng bạn. Đôi khi mẹ khuyên, Con Gái cười hi hí và bỏ ngoài tai.

Con Gái thích ăn bún riêu cua , ăn cá rán, những Chủ Nhật Con Gái ở nhà, Mẹ mừng. Mẹ sẽ đi chợ từ sáng sớm, Mẹ lựa cua, chọn thịt rồi gọi Con Gái vào chỉ dạy. Con Gái chỉ muốn Mẹ bảo cho nhanh rồi lại tót vào nhà tám điện thoại với bạn, hoặc bật máy tính lên và lướt net.

Mẹ nấu nướng xong xuôi, Mẹ mặc lên người bộ đồ mới lấy từ nhà may về, Mẹ vào phòng con gái và hỏi Con Gái bộ này có đẹp không. Con Gái đang dán mắt vào màn hình máy tính, bàn tay mải mê rà chuột, trả lời bâng quơ:

– Cũng đẹp, sáng da đấy mẹ ạ.

Mặt Mẹ nhíu lại, bảo:

– Mày đi rồi , ở nhà mẹ mới hay may mặc cho vui, chứ mấy năm trước có mỗi vài bộ mặc đi mặc lại.

Con Gái xịu mặt :

– Giời ạ mẹ cứ hay ôn nghèo kể khổ!

Mẹ rất thích những giây phút êm đềm như thế này bên Con Gái. Mẹ sai Con Gái nhổ tóc sâu cho mẹ. Con Gái mới đầu chối lắm, Mẹ nói mãi mới chịu vạch tóc Mẹ ra. Đến lúc ấy Con Gái mới giật mình xa xót. Tóc Mẹ đã bạc quá nửa rồi. Nước mắt Con Gái ứa ra, Con Gái cố nuốt nước mắt, nhưng nước mắt cứ theo nhau chảy không gì ngăn nổi. Đến khi Mẹ thấy vai Mẹ ươn ướt. Mẹ mới hỏi :

– Sao mày khóc thế con?

Con Gái sợ nói ra sẽ càng khóc thêm, Mẹ lại bảo:

– Cái đồ mít ướt!

Con Gái chạy đi lấy khăn lau sạch mặt rồi vào ôm lấy Mẹ. Con Gái bảo Mẹ cho con nằm một tí nhé, rồi lát mẹ con mình ăn cơm. Mẹ thương lắm, hỏi đi học mệt lắm hả con, Con Gái không nói gì, bảo Mẹ cùng nằm xuống rồi con gái nằm đầu lên tay Mẹ. Mẹ gầy đi nhiều, Con Gái ôm lấy Mẹ dư vòng tay, Con Gái đưa bàn tay Mẹ lên môi cắn nhẹ một cái, vết cắn hiện ra mờ mờ rồi mau chóng biến mất, Con Gái lại tự an ủi mình rằng da Mẹ vẫn căng, như thế là Mẹ vẫn đang còn trẻ. Con gái nghe ngoại bảo thế!

Con Gái thích uống nước gừng nóng. Mẹ đã ngâm gừng từ hôm trước lấy nước cho Con Gái đi học về uống mỗi ngày. Hết nước, gừng vẫn còn đầy trong ly, Mẹ tiếc, đem ngào với đường làm thành mứt. Lúc Mẹ đổ mứt ra rổ cho bớt nóng, con gái vào bếp lấy tay bốc như con trẻ. Vừa ăn vừa nhai nhòm nhoàm, Con Gái vừa triết lí:



– Ngon he mẹ, cay cay ngọt ngọt đăng đắng như đời!

Mẹ đang đảo gừng cho ráo nước, bảo:

– Ai dạy mày nói thế hả con, mới mấy tuổi đầu.

Con Gái trề môi:

– Mẹ cứ làm như Con Gái mẹ trẻ con lắm ý.

Tính Mẹ hay chắt mót, cái áo cũ Con Gái vứt đi, Mẹ lấy hết nút ra cất vào hộp, Mẹ bảo để khi nào cần thì đơm cho khỏi phí. Con Gái bảo Mẹ già rồi lẩm cẩm, Mẹ chỉ bảo:

– Phung phí quá phải tội đấy con ơi!

Con Gái cười bảo nói như mẹ thì khối đứa phải tội chết lâu rồi. Mắt Mẹ thảng thốt:

– Sao mày lại ăn nói thế con?

Con Gái chẳng nói gì, vì lúc đấy Con Gái đang nghĩ đến những kẻ tham ô lấy tiền nhà nước đi bao gái phủ phê như vua chúa ngày xưa ấy thế mà sao mãi trời chưa phạt chúng ???

Mẹ có một cái hộp gỗ nhỏ, đã lên nước màu sáng bóng. Cái hòm được khoá cẩn thận, Con Gái thấy nó từ khi Con Gái còn bé tí. Mỗi khi Con Gái len lén đến gần cái hộp, Mẹ lại bảo:

– Đừng động vào đấy, khi nào thích hợp thì tao cho.

Mấy lần như vậy, Con Gái nản, không động đến cái hộp ấy nữa.

***

Sáng hôm ấy khi Con Gái dắt xe ra khỏi cửa, Mẹ hỏi, vẫn câu hỏi của mọi ngày:

– Hôm nay có về ăn không con?

Có những khi Con Gái bực bội vì đi học muộn, Con Gái xẵn giọng bảo

– Con chưa biết được.

Nhưng hôm ấy Con Gái đọc trong ánh mắt mẹ một điều gì đó như cầu khẩn, Con Gái thở dài bảo:

– Con sẽ về, mẹ nhớ nấu canh cà chua dồn thịt nhé. Con thèm!

Mẹ mừng rỡ bảo:

– Ừ mẹ nấu, để mẹ quấn bánh mì mẹ làm sẵn cho mày ăn nữa, đừng ăn cơm hàng cháo chợ nhiều, vừa đắt vừa mất vệ sinh.

Mắt Con Gái rưng rưng, Con Gái vội nổ máy phóng xe đi. Không hiểu sao cả ngày hôm ấy Con Gái cứ thấy nóng ruột, Con Gái nhìn đồng hồ chăm chăm mong hết giờ . Hôm ấy lại là ngày ôn tập cuối kì. Mãi 6h, bài chưa xong nhưng Con Gái vẫn xin về, xuống nhà xe để lấy xe về. Ra đến cổng, một người bán hoa ế mời Con Gái mấy chục bông hồng còn tươi. Con Gái mua lấy, định bụng mang về nhà tặng Mẹ.

Con Gái mở cửa vào nhà, không thấy Mẹ ra đón như mọi khi. Con Gái xót dạ chạy vào bếp, đã thấy cơm Mẹ dọn sẵn sang. Nồi cơm chín đã được Mẹ đậy kĩ, nồi cà dồn thịt trên bếp vẫn nóng cho thấy Mẹ vừa tắt lửa. Trên bàn ăn là một ly nước gừng nóng và cả đĩa gừng cay Mẹ đã để sẵn. Nhưng Mẹ đâu rồi ? Con gái gọi:

– Mẹ ơi! Mẹ đâu rồi

Con Gái chạy vào phòng, thì thấy Mẹ nằm trên giường, Con Gái lay gọi Mẹ thì thấy hình như Mẹ không tỉnh. Bàn tay Mẹ mới đầu âm ấm, sau đó lạnh rồi cứng dần. Con Gái gào lên hoảng loạn, gọi cấp cứu. Xe cấp cứu đưa Mẹ đến bệnh viện, bác sĩ xem một lúc rồi bảo Mẹ bị tăng huyết áp đột ngột, nhưng Con Gái đưa Mẹ đến muộn quá, không cứu kịp nữa rồi. Con Gái lả người ngất đi. Con Gái chưa bao giờ nghĩ ngày này lại đến, Mẹ vẫn còn khoẻ mà, Mẹ vừa nấu cơm cho Con Gái đấy thôi…

Bố và nhỏ em đưa Con Gái về, Con Gái không lê bước nổi.

Con Gái vào phòng Mẹ thì thấy cái hộp gỗ ngày nào. Con Gái đờ đi tay cầm lấy cái hộp của Mẹ, không cho ai động vào. Mẹ bình thường là thế, vậy mà giờ đây cái hộp lại nằm trong tay Con Gái. Con Gái tìm chìa khoá cái hộp. Ba rưng rưng bảo:

– Mẹ để dưới chiếu phía đầu giường.

Con Gái lấy mở ra. Bên trên hòm là một chiếc khăn len màu hồng mấy năm trước Mẹ đan nhưng Con Gái không quàng, Con Gái chê nhà quê một cục. Dưới chiếc khăn là một chiếc áo len trẻ con, áo của con gái đã mặc ngày xưa, chiếc áo được Mẹ gấp ngay ngắn, chiếc áo len thêu tên Con gái, rồi Con Gái lại thấy một quyển vở có những nét chữ của Con Gái ngày Con Gái mới vào lớp 1, những nét chữ nguệch ngoạc ấu thơ, Con giá lấp bấp :

– A, cái ca, quả cà….

Con Gái thấy một vật gì đó cồm cộm, Con Gái lôi lên, một chiếc kiềng vàng, bên cạnh là một tờ giấy Mẹ viết ngay ngắn: ” Của hồi môn cho Con Gái mẹ.

Thì ra đấy là tất cả gia tài của Mẹ, thế mà Con Gái có lần đã cười nhạo cái hộp gỗ ấy, cái hộp gỗ lưu trữ cả một thời khó nhọc của gia đình, cái hòm gỗ lưu trữ tuổi thơ Con Gái, nuốt nước mắt vào trong, Con Gái thì thầm với Mẹ: “Con sẽ sống tốt mẹ ạ, nhất định thế”.
 
D

dalian231

Đoạn hội thoại đáng suy ngẫm giữa bác sĩ – bệnh nhân

Sáng nay một bệnh nhân nam 50 tuổi, làm ruộng, quê ở Tiền Giang đến khám bệnh xin thử mỗi đường huyết. Mình mới hỏi :

– Sao chú muốn thử đường huyết?

– Vì tôi sụt cân nhanh, người ta nói do bệnh tiểu đường.

– Đã bỏ công từ quê lên đây, sao chú không khám tổng quát luôn? Giả sử thử máu có kết quả bị *** tháo đường thì cũng phải xem chức năng gan, chức năng thận, và đánh giá biến chứng mới điều trị được chứ.

Mình vừa giải thích vừa nhìn bệnh nhân, và mình hiểu vẻ ngập ngừng đắn đo ấy, có lẽ bệnh nhân nghèo.

– Dạ, thử hết mấy thứ đó bao nhiêu bác sĩ?

– Bệnh viện công giá rẻ lắm. Chú đi thử đi.

Khi mình cầm kết quả phim phổi trên tay, tự nhiên mình nghẹn lời. Dù rằng mỗi ngày mình tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân với đủ loại bệnh tật khác nhau.

– Chú hút thuốc nhiều không?

– Cỡ 1 gói 1 ngày. Bữa nào buồn hút nhiều hơn.

– Chú uống rượu nhiều không?

– Mỗi ngày, nhưng chủ yếu vui chơi với anh em, người vài xị.

– Chú có vợ con gì không?

– Dạ, một vợ, 3 con. Nhưng nhà có vài công ruộng, nên vợ con bỏ lên Bình Dương làm công nhân hết rồi.

– Cháu nghĩ chú nên qua khám bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.

– Tôi bị lao hả bác sĩ.

– Cháu cũng hy vọng là lao. Nhưng ….

– Bác sĩ cứ nói đại đi. Tôi ở quê lên khám bệnh cực lắm.

– Cháu cũng nghĩ đây là khối u. Nhưng chú biết đó, có u lành u ác. Mà u ác bây giờ có thể trị được.

– Ý bác sĩ là ung thư phổi hả?

– Chưa chắc đâu. Phải làm thêm xét nghiệm, sinh thiết … mới có thể kết luận.

Một khoảng im lặng kéo dài. Mình nhìn khuôn mặt bệnh nhân từ trắng bệch chuyển sang tím tái và khoảng 15 phút sau mới trở lại như bình thường.

– Ung thư phổi thì sống được bao lâu bác sĩ?

– Chưa chắc đây là ung thư. Nhưng nếu là ung thư thì có thể vài tháng, vài năm… Tuỳ vào cơ địa mỗi người, tuỳ vào đáp ứng điều trị.

– Tại sao lại là tôi chứ?

– Tại sao không là chú?

– Tại ….

Lại một khoãng im lặng kéo dài. Mình không nỡ mời bệnh nhân kế tiếp dù sáng thứ hai rất đông.

– Tôi về bỏ thuốc lá và rượu có thể cứu vãn được không?

– Cháu nghĩ, bỏ được thì tốt. Nhưng bây giờ việc này không còn ý nghĩa nữa rồi.

Mình vẫn hay tự hỏi : Rượu bia và thuốc lá có điều gì hấp dẫn đến vậy, nhưng không có câu trả lời.

Lúc trước mình còn ngạc nhiên khi thấy Việt Nam là nước tiêu thụ rượu bia và thuốc lá lớn nhất thế giới, bây giờ thì mình không còn ngạc nhiên nữa. Vì đã hiểu một phần. “Vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, không vui không buồn cũng nhậu”, hình như rất đúng khi mô tả con người Việt Nam. Mỗi chiều tối đi làm về thấy quán nhậu nào cũng đông nghẹt khách. Hết chén chú rồi đến chén anh.



Rồi một ngày nào đó bệnh tật kéo đến. Có những bệnh có thể chữa lành, có những bệnh tiền mất rất nhiều nhưng không thể cứu vãn. Dù vẫn biết ung thư là “trời kêu ai nấy dạ”, nhưng mình không tin là mỗi ngày mình sống không tác động gì đến nó. Bạn thử nhìn xem, một người béo phì, ăn nhiều lười tập thể dục… làm sao mà không đủ thứ bệnh về chuyển hoá, một người suốt ngày hút thuốc uống rượu làm sao tránh khỏi ung thư phổi, xơ gan? May mắn lắm cơ địa người đó đặc biệt.

– Bây giờ tôi phải làm sao?

– Bây giờ cháu cho thuốc tiểu đường cho chú, còn bệnh phổi chú phải qua bên Phạm Ngọc Thạch, bên đó chuyên hơn.

– Bác sĩ có thể nói cho tôi biết, tôi có thể sống bao lâu nữa không để tôi thu xếp nhà cửa.

– Cháu nói thật, không dám chắc chắn về điều gì. Có những thứ hôm nay đúng, ngày mai lại sai. Có những thứ ngỡ là phước nhưng lại là hoạ. Điều quan trọng bây giờ không phải là chú sống bao lâu, mà sống có thật sự sâu hay chưa?

– Sống thật sâu?

– Đúng rồi. Chú còn rất nhiều thời gian để suy nghĩ về điều đó. Ví dụ như có bao giờ chú đến quỳ bên gối mẹ của chú và thì thầm lời cám ơn? Ví dụ như có bao giờ chú chở ba chú qua con đường làng nơi ngày xưa ba chú dẫn chú đi học? Ví dụ như có bao giờ chú cám ơn người vợ rất mực dịu hiền và chung thuỷ đã đi với chú gần ấy năm mà không một tiếng than van dù chú nát rượu và nghiện khói thuốc?

– Bác sĩ … Tôi … Tôi chưa từng nghĩ đến điều đó.

– Chú có bao giờ quan tâm đến những đứa con mình? Chú có nghĩ rằng một lời hỏi han của chú thôi đủ làm họ hạnh phúc?

– Ơ …

– Vậy đó, sống sâu là sống với những điều nhỏ bé đơn giản như thế đó. Cuộc sống vô thường và con người ai mà không có bệnh có tử. Sau giai đoạn choáng rồi, chú sẽ chấp nhận được thôi. Từ chấp nhận đến quay lại nhìn về chính mình gần trong gang tấc.

– Cám ơn bác sĩ.

—-

– Chú ấy là gì của anh?

– Cha ruột.

– Anh có hay đưa chú đi khám bệnh không?

– Bận lắm bác sĩ ơi, với lại ở xa nhau.

– Anh có biết ba anh bị ung thư phổi?

– Dạ….

– Ông ấy hút thuốc nhiều lắm không?

– Chẳng những hút thuốc còn uống rượu. Mỗi khi say xỉn về là đập phá nhà cửa chửi bới vợ con…. Tôi nói thiệt từ nhỏ đến giờ ổng chưa dạy tôi bất cứ điều gì. Anh em tôi chẳng được đi học….

– Anh có hận chú không?

– Không.

– Không?

– Dạ, dù xấu hay tốt ổng cũng là cha mình mà bác sĩ. Đúng hay sai đâu có lỗi do ổng, tại ông bà hay môi trường sống nó thế.

Mình bất ngờ trước cách trả lời của người con, khi mình mời bệnh nhân ra ngoài để gặp riêng.

Anh ta làm công nhân, chắc chắn là ít học. Nhưng học chữ cho nhiều vào làm gì, bằng cấp tiến sĩ giáo sư làm chi mà không biết quan tâm yêu thương cha mẹ già, không biết sống sao cho có tình có nghĩa.

– Bệnh này điều trị tốn kém lắm. Về mua bảo hiểm gấp đi. Được đồng nào hay đồng đó.

– Dạ.

Nhìn hai cha con bước ra khỏi phòng khám mà lòng mình chùng xuống. Mình mong có phép lạ xảy ra, bởi một người con chí hiếu không bao giờ người bạn cuộc sống lại làm ngơ.

– Dù xấu hay tốt ổng cũng là cha của mình. Câu nói ấy theo đuổi mình tới tận giờ này!

Nguồn: Trích internet.
 
B

bazzola

Giáo sư dạy môn triết của tôi rất lập dị. Chiếc áo khoác len dày đã sờn cùng cặp kính dày cộm xệ xuống tận chóp mũi, che gần hết khuôn mặt, làm nổi bật lên vẻ bề ngoài bê bối của thầy

Thỉnh thoảng thầy hay khai mào cuộc thảo luận về các đề tài chằng mấy ai quan tâm, đại khái như "Ý nghĩa cuộc sống là gì?". Phần lớn những cuộc thảo luận đó không đi đến kết luận rõ ràng, nhưng cũng có khi chúng gây tác động mạnh. Chẳng hạn như câu chuyện tôi sắp kể đây.
- Em nào trả lời câu hỏi của thầy thì giơ tay lên- Thầy nói với cả lớp. - Ai có thể kể về cha mẹ của mình?
Mọi người đều giơ tay
- Ai có thể kể về ông bà mình?- Khoảng ba phần tư lớp giơ tay.
- Vậy em nào có thể kể về ông bà cố của mình?- Chỉ 2 trong số 60 sinh viên giơ tay.
- Giờ thì các em hãy suy nghĩ kĩ đi nào. - Thầy bảo. - Chỉ mới cách có hai thế hệ mà rất ít người biết cụ cố của mình là ai. Có thể các em từng thấy một bức ảnh cũ kỹ phai màu được cất kỹ trong hộp thuốc lá móc meo hay đã nghe kể về câu chuyện tiêu biểu của gia tộc mìnhva2 biết có người trong tổ tiên mình đã lội bộ năm dặm để đến trường. Nhưng mấy người trong các em thật sự biết tổ tiên của mình là ai, các cụ nghĩ gì, hãnh diện, lo sợ hay mơ ước điều gì. Các em thử nghĩ xem. Chỉ trong vòng ba thế hệ thôi mà các bậc tiền nhân đều bị lãng quên. Vậy, điều đó có xảy đến với các em sau này không?
Để thầy nêu câu hỏi cụ thể hơn cho các em. Các em thử tưởng tượng ra ba thế hệ sau của mình. Lúc ấy các em đã ra người thiên cổ lâu rồi, chỗ các em ngồi bây giờ là chỗ của các chít chắt. Liệu chúng có biết gì về các em không? Hay là các em cũng sẽ chìm sao trong dĩ vãng?
Các em muốn cuộc sống của mình hiện giờ sẽ là dấu hiệu báo điềm xấu hay là tấm gương soi sáng cho các thế hệ sau? Các em sẽ để lại di sản nào? Sự lựa chòn hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của các em, thôi bây giờ chúng ta nghĩ.
Nhưng không ai trong lớp đứng ngay dậy và ùa về như mọi khi. Mọi người đều ngồi lại và suy nghĩ về những lời thầy nói
NGUỒN: Hạt Giống Tâm Hồn
 
  • Like
Reactions: bazzola

bazzola

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2014
102
2
66
✰ ☀KÍ SINH Ở NHÀ☀ ✰
Dường như tình yêu đầu tiên lại làm con mệt mỏi. Con loay hoay với những thứ váy áo mà con vốn không thích mặc. Bực bội với đôi mắt một mí "hàng độc" của mình. Bố thấy con buồn nhiều hơn là vui, con không tự tin khi là mình nữa.

Đúng là thật dễ để "quyến rũ" một người, nhưng thật khó để người ấy biết rằng ta không hoàn hảo.

Bố và mẹ đã yêu nhau được gần 30 năm. Mẹ từng là một cô gái được nhiều người để ý, mẹ đẹp và học giỏi. Nhưng tại sao mẹ lại chọn bố, một người không có gì đặc biệt? Có lần mẹ nói rằng, duy nhất bên bố, mẹ có thể biểu diễn điệu cười "khủng khiếp" của mẹ. Bởi mẹ biết bố yêu nụ cười ấy.

Mẹ tự ti vì đôi bàn chân của mình, và vẫn thường đi những đôi giầy kín mu bàn chân. Nhưng bên bố, mẹ có thể cởi bỏ những đôi giầy cao gót rất điệu của mình và thu cả hai chân trần lên ghế. Bên bố mẹ có thể thực sự là mẹ, trên từng milimét vuông. Đó chính là sự tin cậy. Niềm tin cậy tạo nên bầu không khí an toàn để những tình cảm thân mật, âu yếm nảy sinh. Và những người yêu nhau có thể giao phó vào tay nhau cả quá khứ, hiện tại và tương lai của mình.

Con có thể phải lòng một người con không tin cậy, nhưng thật khó mà có thể chung sống với họ. Trong tình yêu, con phải được thật là mình. Mặc cho tất cả những mưu mẹo nho nhỏ chúng ta vẫn thử và có thể gây ấn tượng được với người ta yêu trong buổi ban đầu hò hẹn, thì tình thân mật gắn bó lại dựa trên những gì mà những người yêu nhau biết về nhau.

Người ấy cần phải biết cái tôi thực của con - con như thế nào khi con mệt mỏi, tức giận, nản lòng, phấn chấn. Người ấy phải yêu con như con vẫn thế, chứ không phải yêu cái hình ảnh hoàn hảo mà người ấy hi vọng có ở nơi con.

Con đã xem phim Nhật ký tiểu thư Jones rồi, đúng không? Có một cảnh mà Mark Darcy nói với "tiểu thư" Jones rằng "Anh thích em, như em vẫn vậy". Và cô ấy hoàn toàn bị chinh phục. Tại sao lại có thể có một phản ứng mạnh như vậy cho một câu "tỏ-tình-không-hề-lãng-mạn"? Bởi vì Mark nói với cô ấy rằng anh ta thật sự nhìn cô ấy và anh ta yêu những cái anh ta nhìn thấy. Anh ta không nói anh thích cô ấy gầy đi mười cân, ăn mặc cho lịch thiệp hơn chút nữa hay xinh hơn một chút. Anh thích cô ấy như cô ấy vẫn thế, vô điều kiện. Cô ấy không cần phải cố gắng để gây ấn tượng với anh ấy, bởi Mark thực sự bị gây ấn tượng rồi.
Sự tin cậy không thể tự nhiên mà có, dù đó là hai người yêu nhau say đắm. Nó cần nhiều thời gian và nỗ lực. Hãy lắng nghe cậu ấy, tôn trọng cậu ấy cũng như ý kiến của cậu ấy, và chấp nhận cậu ấy như cậu ấy vẫn vậy. Và con sẽ được đền đáp công bằng. Giống như mẹ đã yêu bố như bố vẫn vậy.

Biết mình được yêu vì con người thực của mình sẽ khiến con cảm thấy tình yêu thật sự là chốn thiên đường, nơi mà con có thể từ bỏ mọi "vũ khí". Nó cho phép con được thực sự là mình mà không hề phải lo sợ bị giễu cợt và chối bỏ. Điều đó tuyệt vời vô cùng.

Bố chúc con sẽ nhận được một lời tỏ tình không lãng mạn : " Anh yêu em , như em vẫn vậy "


NGUỒN: HGTH
 

bazzola

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2014
102
2
66
✰ ☀KÍ SINH Ở NHÀ☀ ✰
Khát vọng của nàng Violet

Trong khu vườn nọ, có một bông hoa Violet xinh xắn, luôn tỏa ngát hương thơm. Nàng sống hạnh phúc cùng với những người bạn láng giềng.
Một ngày nọ, ngắm nhìn chị Hoa Hồng kiêu sa với sắc đẹp rực rỡ làm sáng cả khu vườn, nàng Violet chợt thấy mình thật nhỏ bé. Nàng than thở : " So với chị Hoa Hồng may mắn kia, mình chẳng là gì cả. Giá như mình đuợc làm Hoa Hồng một lần trong đời nhỉ, một lần thôi để không phải nằm sát mặt đất thế này, mình cũng mãn nguyện lắm rồi".


Có một bà tiên tình cờ biết được sự tình bèn hỏi bông hoa bé nhỏ :
- Chuyện gì xãy ra với con vậy ?
Nàng Violet cất giọng tha thiết :
- Con biết Bà luôn nhân từ và đầy lòng yêu thương. Con cầu xin Bà hãy biến con thành Hoa Hồng !
Bà tiên chăm chú nhìn bông hoa :
- Con có bóêt mình đang đòi hỏi điều gì không ? Một ngày nào đó con sẽ hối hận đấy.
Nhưng Violet vẫn một mực nài nĩ. Động lòng trước khát khao của nàng, cuối cùng bà tiên đồng ý. Bà chạm ngón tay thần kỳ của mình vào thân Violet, và ngay lập tức Violet biến thành một cây hoa hồng xinh tươi, kiêu hãnh vươn cao với những bông hoa đỏ rực trên cành.
Một hôm, Giông Bão đi qua khu vườn, giật gãy các nhánh cây,làm bật gốc cả những cây cao to. Cả khu vườn bị vùi dập tơi tả trong gió bão, trừ những lòai hoa nhỏ bé nằm sát mặt đất như Violet.
Bão tan. Bầu trời lại trong xanh. Các nàng Violet vẫy cành hoa tím, vui đùa bên nhau. Một nàng nhìn Hoa Hồng - là Violet ngày nào - thương xót :
- Các bạn nhìn kìa, cô ấy đang phải trả giá cho mong muốn nhất thời của mình đấy !
Nàng Hoa Hồng nằm quật dưới đất, thân hình gãy nát, hoa lá tả tơi, cố gắng dùng chút hơi thở cuối cùng thều thào :
-Tôi chưa bao giờ biết sợ Giông Bão. Khi còn là một cành Violet bé nhỏ, đã có những lúc tôi cảm thấy thoãi mái và hài lòng với mình. Nhưng khi cứ mãi như vậy tôi chợt thấy mình nhỏ bé, nhàm chán và nhạt nhẽo. Tôi không muốn sống một cuộc đời mà quanh năm chỉ biết bám mình vào đất với vẻ sợ sệt, yếu đuối, và khi mùa đông đến sẽ vùi lấp dưới lớp tuyết trắng xóa. Hôm nay, tuy sắp phải từ giã các bạn nhưng tôi rất vui sướng và mãn nguyện vì đã biết thế nào là thế giới muôn màu trên cao. Tôi đã sống như một Hoa Hồng đích thực, đãn ngẫng cao nhìn ánh Mặt Trời, nghe đuợc lời thì thầm của chị gió và vui đùa với các chị Sương Mai. Tôi có thể chạm vào nếp áo của Thần Ánh Sáng bằng cánh hồng thơm ngát. Tôi sẽ chết nhưng tôi đã được đi đến tận cùng của khát vọng sống. Tôi đã thực hiện đuợc ứơc mơ của mình. Đó là điều ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi.
Nói xong, nàng từ từ khép những cánh hồng héo úa lại và trút hơi thở cuối cùng với nụ cười mãn nguyện trên môi


NGUỒN: HGTH
 

bazzola

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2014
102
2
66
✰ ☀KÍ SINH Ở NHÀ☀ ✰
Người thầy và những tờ tiền cũ

Cuối cùng nó cũng đậu đại học. Người đầu tiên nó muốn thông báo tin quan trọng ấy không phải là ba hay mẹ nó mà là người thầy kính yêu của nó...

Nhà nó nghèo, lại đông anh em, quê nó cũng nghèo nên từ lâu chẳng có mấy ai dám nghĩ đến chuyện cho con vào đại học. Ba mẹ nó cũng vậy, phần vì quá nghèo, phần là vì nghĩ đến điều kiện của con mình "làm sao mà chọi với người ta"!... Thầy là người duy nhất ủng hộ nó, cho nó niềm tin rằng "mình có thể".

Vui mừng chẳng được bao lâu, bao nhiêu lo lắng tràn về vây lấy nó... Năm năm trời, hàng trăm thứ tiền như bầy ong vo ve trong đầu nó.

Rồi thầy đến mang cho nó một lô sách, vở mà nó đoán là những bài học "nhân-lễ-nghĩa" của thầy, dúi vào tay nó một gói nhỏ mà thầy bảo là "bí kíp" rồi dặn chỉ lúc nào khó khăn nhất mới được mở ra. Nó đã không "cảnh giác" thừa. Gói "bí kíp" mà lúc nhận từ tay thầy nó đã ngờ ngợ là một xấp những tờ tiền 10.000đ bọc trong hai lớp nilon cũ kỹ, những tờ tiền được vuốt phẳng phiu phần nhiều đã nhàu nát mà nó tin rằng thầy đã để dành từ lâu lắm! 900.000đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc.

Đã hai năm kể từ cái ngày thầy lặn lội lên Sài Gòn thăm nó, dúi vào tay nó những đồng 10.000 nhọc nhằn rồi lại vội vã trở về. Sau đó thầy chuyển công tác. Hai năm, thỉnh thoảng nó vẫn nhận được những đồng 10.000 của thầy (lạ thay, lại vào những lúc tưởng chừng như nó bế tắc nhất!)... Hai năm, nó vẫn chưa một lần về thăm thầy. Trưa, mới đi học về, mẹ điện lên báo: "Thầy H. mất rồi!". Nó chỉ lắp bắp hỏi được ba chữ: "Sao thầy mất?", rồi sụp xuống khi mẹ cũng nghèn nghẹn ở đầu dây bên kia: "Thầy bệnh lâu rồi mà không ai biết. Ngày đưa thầy vào viện, bác sĩ chụp hình mới biết thầy đã hư hết lục phủ ngũ tạng rồi, chưa ai kịp đi thăm thì thầy đã...".

Nó bỏ hết mọi sự leo lên xe đò. Trong cái nóng ban trưa hầm hập với cơn say xe mệt mỏi, nó thấy thầy hiền hậu đến bên nó, dúi vào đôi tay nóng hổi của nó những tờ 10.000 đồng lấp lánh... Đến bây giờ nó mới để ý thấy thầy đã xanh xao lắm, bàn tay tài hoa khéo léo ngày xưa đã gân guốc lên nhiều lắm... Nó chợt tỉnh, nước mắt lại lăn dài trên má, trái tim nó gào lên nức nở: "Thầy ơi... sao không đợi con về...!?". Vì nó cứ đinh ninh: nếu đổi những đồng 10.000 kia thành thuốc, thầy sẽ sống cho đến khi nó kịp trở về...


NGUỒN: HGTH
 

bazzola

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2014
102
2
66
✰ ☀KÍ SINH Ở NHÀ☀ ✰
Vết sẹo

- Tôi là cô gái xấu và luôn mặc cảm về thiệt thòi này. Nhưng anh đã cho tôi hiểu đẹp và hoàn hảo là hai điều hoàn toàn khác nhau.

Bàn tay anh sờ nhẹ vào vết sẹo trên má tôi, vừa ôn tồn hỏi: “Cô là người mẫu phải không?”. Người mẫu ư? Tôi nhìn thẳng vào vị bác sĩ đối diện, cố tìm ra nét giễu cợt, nhạo báng mình trên gương mặt điển trai đầy nam tính của ông. Không ai có thể nhầm lẫn tôi với một người mẫu. Tôi là một cô gái xấu xí và thô kệch với vết sẹo bên má. Ngay cả mẹ cũng cho rằng chị tôi mới là đứa con gái xinh của bà.

Tai nạn xảy ra năm tôi học lớp bốn. Một khối bê tông trong khi được cẩu lên để xây nhà hàng xóm đã va mạnh vào mặt tôi và để lại vết sẹo khá dài trên má. Khi ấy, ba bảo tôi trong tiếng thở dài: ”Con luôn là đứa con xinh xắn của ba cho dù người khác không nghĩ thế”!

Vâng, tai tôi đã như điếc trước bao lời nhạo báng của lũ bạn cùng lớp. Mắt tôi giả vờ không nhận ra mình khác các bạn như thế nào. Tôi buộc mình không được soi gương. Trong một nền văn hoá mà cái đẹp ngự trị thì ai mà thèm để ý đến đứa con gái xấu xí như tôi. Vết sẹo bên má dìm tôi vào nỗi đau khôn cùng. Tôi nhốt mình trong phòng mặc cho nước mắt tủi hờn lăn dài mỗi khi cả nhà ngồi xem chương trình về sắc đẹp. Dần dà, tôi tập làm quen với sự thật.

Nếu mình không có diễm phúc làm một người con gái xinh xắn, thì ít ra tôi cũng có thể ăn mặc chỉnh tề. Mái tóc được uốn xoăn hiện đại, cặp kính sát tròng thay cho hai gọng kính cận dày cộm. Tôi chịu khó trang điểm bằng cách quan sát những người phụ nữ xung quanh, vận trang phục phù hợp. Giờ đây, tôi sắp kết hôn. Vết sẹo ấy, một lần nữa lại hiện ra như một thách thức trước cuộc sống mới.

“Dĩ nhiên, thưa ông. Tôi không phải là một người mẫu”, tôi trả lời với giọng phẫn nộ.

Vị bác sĩ thẩm mỹ hai tay khoanh trước ngực, nhìn tôi trìu mến. “Thế thì tại sao cô lại lo lắng về vết sẹo đến thế? Nếu không có lý do nghề nghiệp buộc cô phải tẩy sẹo thì điều gì khiến cô đến đây?”.

Bất giác, vị bác sĩ như đại diện cho tất cả những người đàn ông tôi từng gặp, những người đã từng chế nhạo, giễu cợt và ruồng bỏ tôi, phản bội tôi. Theo thói quen, tôi lại sờ tay lên má. Vết sẹo vẫn hằn trên mặt. Nó như nhắc tôi rằng ngươi là một cô gái xấu. Tự dưng mắt tôi đỏ hoe, cay xè. Người bác sĩ kéo ghế đến bên tôi, ôn tồn bảo:

“Để tôi nói cho biết tôi nhìn thấy gì ở người đối diện. Một cô gái xinh xắn. Không phải một cô gái hoàn hảo mà là một cô gái xinh xắn. Cô biết Laura Hutton chứ? Bà ấy có một khe hở trên hàm răng cửa, Elizabeth Taylor có một vết sẹo nhỏ trên trán”.

Đoạn, ông dừng lại và đưa cho tôi cái gương, tiếp lời: ”Tôi từng tự hỏi tại sao những người phụ nữ nổi tiếng lại có khiếm khuyết và tôi cũng tự tìm ra câu trả lời cho mình. Chính sự không hoàn hảo đó, cái có thể xem như là điểm thua kém của họ lại khiến họ nổi bật hơn mà không hề lẫn lộn với người khác. Và cũng khiến ta nhớ đến cô ấy như một con người bằng xương bằng thịt vì "nhân bất thập toàn mà”! Đừng để ý đến những kẻ xuẩn ngốc chê cười gương mặt cô. Cô dễ thương, xinh xắn vì cô là chính cô. Vẻ đẹp thật sự toả sáng từ bên trong con người cô. Hãy tin lời tôi!“.

Tôi nhìn vào gương. Những lời nói của vị bác sĩ vang mãi bên tai.

Nhiều năm sau đó, tôi trở thành một phụ nữ nổi tiếng rất được mến mộ về diễn thuyết và hùng biện trước hàng trăm người. Tôi biết mình là ai. Khi tôi thay đổi cách nhìn nhận tích cực với chính mình, những người khác cũng buộc phải thay đổi cách nhìn nhận tôi.

Vị bác sĩ không xóa vết sẹo trên mặt tôi. Ông đã xoá đi vết sẹo mặc cảm tư ti trong tâm hồn một cô gái.


NGUỒN: HGTH
 

bazzola

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2014
102
2
66
✰ ☀KÍ SINH Ở NHÀ☀ ✰
Năm phút và sự quan tâm

Một buổi chiều trong công viên, một phụ nữ ngồi xuống cạnh người đàn ông trên băng ghế dài.
- Kia là con trai tôi – Người phụ nữ gợi chuyện và chỉ tay về phía cậu bé mặc bộ quần áo màu đỏ đang chơi cầu trượt
- Trông cậu bé thật thông minh. Còn con trai tôi đang chơi xích đu ở đằng kia, cậu bé đang mặc bộ đồ xanh ấy – Nói rồi, người đàn ông đưa mắt liếc nhìn đồng hồ và gọi cậu con trai:
-Todd, chúng ta về thôi con!
Todd năn nỉ:
- Bố ơi! Cho con thêm năm phút nữa đi!
Người cha gật đầu đồng ý và Todd lại tiếp tục chơi trò xích đu của mình. Năm phút trôi qua, người đàn ông đứng dậy, gọi cậu bé lần nữa.
- Đã đến giờ phải về rồi ạ? – Cậu bé tiếc nuối và một lần nữa lại năn nỉ cha: -Cho con thêm năm phút nữa đi! Lần này nữa thôi bố nhé!
Người cha mỉm cười và nói:
- Năm phút thôi nhé!
Thấy thế, người phụ nữ ngồi cạnh lên tiếng:
- Anh đúng là một ông bố kiên nhẫn và rất thương con. Nhưng anh không nên nuông chiều như thế.
Im lặng giây lát rồi người đàn ông khẽ nói:
- Trước đây, do quá mải mê tập trung vào công việc nên tôi không còn thời gian để quan tâm tới gia đình. Mỗi lần về nhà, Tommy, con trai lớn của tôi, luôn nài nỉ:” Bố chơi với con đi! Chỉ năm phút thôi!”. Thế nhưng tôi thường từ chối bằng câu trả lời:” Để lát nữa, con nhé!”. Năm ngoái trong một lần Tommy rủ tôi cùng chơi mà tôi bận, nên con tôi chập chững đạp xe một mình quanh công viên, và đã bị một chiếc xe hơi do tài xế say rượu đâm phải. Khi ấy, tôi thực sự ân hận vì đã không quan tâm đến con mình và biết rằng chẳng còn cơ hội nào để tôi được ở bên con, dù chỉ trong năm phút ngắn ngủi. Tôi nguyện rằng mình sẽ không bao giờ để điều đó lặp lại với Todd. Thế nên, mỗi khi cho con trai tôi thêm năm phút để chơi đùa trên chiếc xích đu nó thích thì cũng là lúc tôi được tận hưởng thêm một khoảng thời gian nữa để nhìn ngắm đứa con thân yêu của mình. Điều đó vô cùng ý nghĩa với cả hai.

NGUỒN: HGTH
 

bazzola

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2014
102
2
66
✰ ☀KÍ SINH Ở NHÀ☀ ✰
1. Mark Twain và người phụ nữ kiêu ngạo

Trong một bữa tiệc, Mark Twain ngồi đối diện với một người phụ nữ. Theo lẽ lịch sự, ông đã nói với người này: “Cô thật là xinh đẹp!”.

Người phụ nữ đó lại không hề cảm kích, mà còn cao ngạo nói: “Rất tiếc là tôi không có cách nào để nói lời khen tương tự như thế với ông!”.

Mark Twain rất bình thản, nói: “Không sao cả, cô có thể giống như tôi vậy, nói một lời nói dối là được rồi”.

Người phụ nữ nghe xong, xấu hổ quá, phải cúi gầm mặt xuống mà không nói được lời nào.

Gợi ý nhỏ:

Tảng đá mà bạn ném ra, người bị nó làm cho vấp té sẽ luôn luôn là chính bản thân bạn;

Bạn nói lời cay nghiệt, sau cùng cũng sẽ tự mình rước lấy nhục nhã mà thôi.

2. Chuột sa hũ gạo

Một con chuột rơi vào trong lu gạo, số gạo trong lu vẫn còn một nửa, sự cố ngoài ý muốn này khiến nó vui mừng không sao tả được.

Sau khi xác định là không có nguy hiểm gì, nó liền bắt đầu cuộc sống ăn rồi lại ngủ, ngủ rồi lại ăn trong cái lu gạo.

Rất mau, lu gạo sắp cạn kiệt, nhưng nó rốt cuộc vẫn không thoát khỏi sự cám dỗ của những hạt gạo, nên tiếp tục ở lại trong lu. Cuối cùng, gạo đã ăn hết, chuột ta mới phát hiện rằng mình không thể nhảy ra ngoài được nữa, lực bất tòng tâm.

Gợi ý nhỏ:

Cuộc đời của chúng ta xem như rất yên bình nhưng thật ra khắp nơi đều đầy rẫy nguy cơ, cần phải giữ cho mình quan niệm sống ổn định, từ đó mà biết cân nhắc đến an nguy.

3. Con thỏ câu cá bằng cà rốt

Ngày đầu tiên, chú thỏ con đi câu cá, không thu hoạch được gì cả.

Ngày thứ hai, nó lại đi câu cá, kết quả vẫn không đổi.

Ngày thứ ba, nó vừa đến nơi, một con cá lớn từ trong hồ nhảy lên, lớn tiếng quát: “Nếu như ngươi còn dám dùng cà rốt để làm đồ ăn cho cá, ta sẽ làm thịt ngươi”.

Gợi ý nhỏ:

Những gì bạn cho đi đều là những gì bạn muốn cho, chứ nó không nhất định là những gì mà đối phương muốn; thế nên điều bạn cho đi ấy trong con mắt người ta căn bản vốn không có giá trị gì cả. Hãy biết cân nhắc đến người khác để giá trị cuộc sống của bạn thêm ý nghĩa.

4. Bệnh nhân ung thư “tưởng rằng” cuộc phẫu thuật đã thành công




Tôi có một người bạn là bác sĩ. Một lần anh làm phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư, sau khi mổ ra mới phát hiện chỗ bị viêm cắt bỏ không được, anh đành phải may lại, rồi đi giải thích tình huống với bệnh nhân. Bệnh nhân đó đến từ vùng quê, nghe không hiểu thuật ngữ y khoa, thế nên nghe xong thì vững tin rằng phẫu thuật xong rồi thì bệnh sẽ khỏi.

Bác sĩ không còn cách nào khác, đành phải để ông xuất viện.

Một năm sau tái khám, bệnh quả nhiên đã khỏi hẳn, các tế bào ung thư đã hoàn toàn biến mất.

Gợi ý nhỏ:

Tâm thái vui vẻ lạc quan chính là phương thức phẫu thuật tốt nhất vậy.

5. Nhân duyên vợ chồng

Năm đó, anh đang ngồi đợi bạn trong quán cà phê. Một người con gái bước đến hỏi: “Anh có phải là người mà dì Vương giới thiệu đến để xem mắt hay không?”.

Anh ngẩng đầu lên nhìn cô một cái, bất chợt phát hiện đây chính là mẫu người mình thích, lòng nghĩ thầm sao không “lỡ nhầm rồi đã nhầm cho trót luôn”, thế là vội vàng đáp: “Đúng vậy, mời ngồi”.

Ngày kết hôn, anh liền đem sự thật này nói với vợ, người vợ cười cười một cái, nói: “Em cũng không phải là đến xem mắt, chỉ là mượn cớ để bắt chuyện với anh thôi……”

Gợi ý nhỏ:

Khi cơ duyên đã đến rồi, thì đừng nên do dự mà hãy nắm chặt lấy nó.

6. Hoa khôi lớp xấu xí

Các sinh viên nữ công khai bỏ phiếu bầu chọn hoa khôi của lớp, Tiểu Mai là người có dung mạo bình thường nhưng cô đa đứng ra nói mọi người rằng: “Nếu như tôi được chọn, qua vài năm sau, các chị em ngồi ở đây có thể tự hào mà nói với chồng của mình rằng, ‘hồi em học đại học, em còn xinh đẹp hơn cả hoa khôi trong lớp cơ đấy!’”.

Kết quả là cô ấy đã được bầu chọn với số phiếu gần như tuyệt đối.

Gợi ý nhỏ:

Thuyết phục người khác ủng hộ bạn, không nhất định là phải chứng minh rằng bạn xuất sắc hơn người khác như thế nào, mà là cần để cho người ta biết được rằng nhờ có bạn mà họ mới trở nên ưu tú hơn và có nhiều thành tựu hơn.

7. Ông lão vứt bỏ đôi giày





Chuyến xe lửa đang chạy trên đường cao tốc, Gandhi không cẩn thận làm rơi một chiếc dép mới mua ra ngoài cửa sổ, mọi người chung quanh đều cảm thấy tiếc cho ông. Bất ngờ, ông liền ném ngay chiếc giày thứ hai ra ngoài cửa sổ đó. Hành động này của Gandhi khiến mọi người sửng sốt, thế là ông bèn từ tốn giải thích: “Chiếc giày này bất luận đắt đỏ như thế nào, đối với tôi mà nói nó đã không còn có ích gì nữa, nếu như có ai có thể nhặt được đôi giày, nói không chừng họ còn có thể mang vừa nó thì sao!”.

Gợi ý nhỏ:

Đối với nỗi thống khổ đã định sẵn là không thể vãn hồi, chi bằng hãy buông bỏ từ sớm.

8. Hai con hổ số phận khác nhau

Có hai con hổ, một con ở trong chuồng, một con nơi hoang dã.

Hai con hổ đều cho rằng hoàn cảnh của bản thân mình không tốt, đôi bên đều ngưỡng mộ đối phương, thế là chúng quyết định thay đổi thân phận với nhau. Lúc mới bắt đầu, cả hai đều vô cùng vui vẻ, nhưng không lâu sau đó, hai con hổ đều chết cả: một con vì đói mà chết, một con u sầu mà chết.

Gợi ý nhỏ:

Có những lúc, mọi người nhắm mắt làm ngơ đối với hạnh phúc của chính bản thân mình, để rồi luôn để mắt đến hạnh phúc của những người khác. Thật ra, những gì mà bạn đang có chính là những điều mà người khác phải ngưỡng vọng.

Cuộc đời là thế, nhiều chuyện xảy ra theo cách không thể ngờ tới, hy vọng sau khi đọc những câu chuyện này, mọi lúc mọi nơi ai cũng có thể tự nhắc nhở bạn thân mình vậy.

NGUỒN: NET
 

bazzola

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2014
102
2
66
✰ ☀KÍ SINH Ở NHÀ☀ ✰
TÌNH THƯƠNG
Ông và nó đã sống với nhau bảy năm trong căn nhà gỗ nhỏ chưa đầy tám mét vuông.

***

tinh-thuong.jpg


Ẳng...ẳng...ẳng Tiếng con chó vang lên ở góc phố vắng lặng. Nó chạy đến bên ông lão. Trên miệng nó đang ngậm một ổ bánh mì đã bị xé một nửa. Chân sau nó đang chảy máu, những giọt máu đỏ tươi chảy xuống vỉa hè bên cạnh ông lão. Ông run run đôi bàn tay gầy guộc lấy cái bánh mì để xuống một tờ báo đã cũ kĩ. Ông lấy một tờ báo khác, xé ra lau vết thương cho con chó rồi băng cho nó bằng một tờ giấy ông rút ra từ ngực áo. Con chó dụi dụi mặt vào cổ, vào ngực ông, nó rên lên ư ử. Ông xoa đầu nó, xoa lưng nó, ôm nó vào lòng, dỗ dành nó như đang dỗ dành một đứa bé làm nũng.

Ông xé cái bánh mì ra từng vụn nhỏ để lên bàn tay rồi đút cho nó. Nó ăn ngon lành, vừa ăn vừa quẫy cái đuôi mừng rỡ.

Ông và nó đã sống với nhau bảy năm trong căn nhà gỗ nhỏ chưa đầy tám mét vuông. Hằng ngày ông dắt nó đến chỗ gốc cây sồi để bán vé số. Ông già rồi, khoảng trên tám mươi. Ông không đủ sức như trai trẻ có thể đi dạo khắp nơi để bán, ông chỉ có thể ngồi ở đó. Con chó rất khôn, nó thường đi lại chỗ quán bán bánh mì chờ chủ quán cho những ổ bánh mì người ta ăn dở để mang về. Ông không ăn nhưng nó ăn, nó đặc biệt thích bánh mì. Cái chân nó chảy máu là do một người khách đã lái xe đụng nó khi dừng lại mua

Rồi ông bệnh, một cơn bạo bệnh ập đến. Nó tự mở then cửa để đi xin bánh mì, nhà ông ở gần đó nên nó nhớ đường. Nó không thể làm gì để giúp ông. Nó đứng bên ông, nhìn ông rồi đi vòng vòng bên giường nơi ông nằm. Tuy ông rất mệt nhưng vẫn vuốt ve nó, xé những mẩu bánh mì cho nó ăn. Nó chỉ ăn vài ba miếng nhỏ rồi không ăn nữa. Dường như nó biết ông bệnh, không ăn uống gì được nên nó buồn nó cũng bỏ ăn.

Ông với tay lấy ca nước đặt gần nơi ông nằm, nhưng tay ông yếu, không đủ sức để cầm và ông đã đánh rơi xuống đất. Tiếng rơi làm con chó giật mình, nó chạy lại cắp cái quai ca vào miệng rồi chạy qua cào cửa một người hàng xóm vẫn thường hay giúp đỡ ông. Nó cứ đứng đó vừa sủa, vừa cào cánh cửa sắt liên tục nhưng không ai ra mở cửa, có lẽ họ đã đi vắng. Ông ráng kêu nó vào, giọng ông chỉ còn nghe được rất nhỏ. Nó chạy vào bên ông, nó buồn. Một nỗi buồn hằn sâu trên khuôn mặt nó. Ông ôm nó vào lòng, nâng niu khuôn mặt nó, lau nước mắt cho nó. Rồi ông chỉ tay vào những ổ bánh mì còn đó. Nhưng nó chẳng buồn nhìn lấy một lần.

Đêm đó ông mất. Nó đã kêu suốt đêm, có lẽ nó đang khóc, nó đang xin mọi người cứu giúp chủ của nó. Nó chạy qua nhà hàng xóm kêu cửa và đứng rất lâu để chờ. Người hàng xóm đi ra mở cửa, nó dẫn ông đi qua nhà của chủ nó. Mọi người làm đám tang cho ông. Con chó cứ quanh quẩn nhìn chủ của mình. Nó khóc những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt nó. Người ta hỏa táng rồi mang hũ tro về đặt ở nhà ông lập cho ông một bài vị.

Từ khi ông mất, con chó không còn đi xin bánh mì nữa. Nó cũng chẳng ăn, uống bất cứ thứ gì. Ông hàng xóm thấy nó tội nghiệp mang nó về nuôi nhưng nó chẳng chịu đi đâu. Nó nằm trên chiếc giường nơi ông đã nằm đến giây phút cuối cùng. Sức nó mỗi ngày một yếu dần đi vì nó chẳng ăn uống gì với lại nó nhớ ông. Nó cứ nằm im một chỗ, giây phút cuối cùng trong cuộc đời nó nhìn lên hũ tro của ông rồi nhắm mắt lại. Giọt nước mắt chảy ra từ khóe mắt, nó đã đi theo ông sau một tuần.
NGUỒN: Sưu tầm
 
Top Bottom