$\color{Red}{\fbox{Góc cuộc sống}\bigstar\text{tổng hợp câu truyện hay,cảm động}\bigstar}$

N

ngocsangnam12

Tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình. "Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!". Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi, ở đâu thì đúng thật, không ai tốt, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính cha mẹ...
Cô học trò nhỏ, con gái của độc giả Trần Thị Sương, đang học lớp 10 chuyên Hóa Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn (Đà Nẵng) đã gửi gắm những tình cảm thiêng liêng dành cho mẹ vào trong chính bài văn của mình. Mời độc giả cùng theo dõi:
Mọi người chúng ta ai cũng được sinh ra và lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền. Vẫn biết bên mình có biêt bao nhiêu người thân yêu - đến trường ta có bạn bè thân thương, có ngôi trường thương mến, có thầy cô kính yêu hằng ngày vỗ về, dạy dỗ ... nhưng chắc chẵn có ai không cảm nhận được tình yêu thương đầy ắp, nồng ấm của người mẹ hiền đi theo ta đến suốt cuộc đời là cao cả nhất.


Tình yêu đó cứ lớn dần theo năm tháng, đến bây giờ khi bước chân vào trường trung học phổ thông ta mới phần nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của mẹ.
Một sớm mai thức dậy, ta đã cảm nhận được bàn tay mẹ hiền ôm ấp đêm qua, giờ đây lại chuẩn bị nắm cơm buổi sáng trước lúc ta đến trường. Khi ta vào lớp, bàn tay mẹ lại tần tảo nắng mưa ngoài nương rẫy lo cho ta buổi cơm thường nhật, từng mãnh áo ấm trong những tiết trời lập đông. Cứ thế, tình mẫu tử luôn hiện hữu, cứ mãi chở che, mơn trớn, vỗ về, yêu thương, trìu mến trên mỗi nẻo đường con đến lớp.
Tình mẹ tràn đầy, trinh trắng như mặt nước hồ thu buổi sớm mà vẫn chân chất, mộc mạc, gần gũi tinh tươm tựa trang giấy học trò. Có lẽ khi con người còn chưa biết mặt chữ thì tình mẫu tử đã thể hiện đủ đầy, lung linh như ánh trăng rằm trong những câu ca dân gian xưa. Nay trên tất cả các phương tiện trao đổi thông tin, nghệ thuật, hình ảnh người mẹ lại càng được tôn vinh hơn nhưng chắc vẫn chưa bao giờ đủ để nói lên sự hy sinh và tình yêu người mẹ dành cho ta.
Từ tấm bé, khi biết cảm nhận cuộc đời, tình mẹ luôn dần lớn lên bên con theo năm tháng...
“ Ầu ơ ... ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi, Khó đi mẹ dắt con đi...”
Câu hát ru con bất ngờ của nhà ai hàng xóm trong đêm sâu quạnh quẽ của miền quê có lẽ cũng đủ đưa ta theo nguồn yêu thương của tình mẹ bao la! Tình mẹ thể hiện mọi nơi trên trái đất nầy với bất kỳ không gian nào. Một sớm mai trong bài giảng của Thầy ở lớp, vẫn còn nhớ như in câu hò đầm ấm, du dương mà mênh mông tình mẫu tử:
“Hò ơ! Mẹ già như chuối chín cây, Gió lay mẹ rụng... gió lay mẹ rụng ... con phải mồ côi!”
Buổi chiều về, đem cảm xúc nầy thổ lộ với Ba, con lại nghe Ba sụt sùi tiếc thương đã một lần lầm lỡ khi vô tình để mẹ buồn lúc tuổi thời cắp sách. Ba rất sợ mồ côi chăng? Có lẽ thế! Mồ côi với tình yêu thiêng liêng bất tận! mồ côi bàn tay chăm bẵm tự buổi sơ sinh! Mồ côi sự chở che từ tấm bé! Mồ côi ngay cả lúc đã là người lớn như Ba! Mồ côi sự nuông chiều trong thời thơ dại! Mồ côi cả trong buổi xế chiều!... Ba chỉ ngậm ngùi đọc câu ca dao xưa cũ:
“Công cha như núi Thái sơn.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Ta chợt rùng mình sợ hãi thật sự nếu trên đời nầy, ta hay bất kỳ ai lỡ thiếu vắng đi một tình yêu thương của mẹ hiền!
Một đêm sốt xoàng thôi ta đủ biết mẹ chẳng bao giờ yên giấc, bàn tay mẹ nhẹ nhàng sờ trán thăm khám nhiệt độ, đắp chăn, tất tả lo thuốc men, rồi mẹ nấu lá xông mà khi nhỏ ta cứ ngỡ nồi lá xông là thuốc thần để con hết bệnh!
“Con ho lòng mẹ tan tành, Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”.
Cơn sốt của con đã là cơn lửa đốt lòng mẹ! Cơn ho của con chắc đã làm khuôn mặt mẹ thêm hằn những vết chân chim!
Hình ảnh người mẹ luôn bên đời ấm áp, mãi hy sinh, chở che! Cất tiếng khóc đầu tiên chào đời là ta đã nằm trọn trong tình yêu thương đó. Từng bước đi chập chững trước tiên của đời người, ai đã cầm tay ta dắt đi từng bước một? khi lỡ ngã đau, ai lên tiếng xít xoa? Cảm nhận được nổi đau lúc nầy là ai ngoài mẹ? Ai mừng vui nhất khi ta cất tiếng nói bi bô? Khi bước chân vào trường, đằng sau ta không bao giờ thiếu vắng cặp mắt dõi theo đầy lo lắng của mẹ hiền! Và có ai tả được ánh mắt mừng vui của mẹ mỗi khi ta được điểm mười ?
Giờ đây, khi ngồi trên ghế nhà trường với những trang sách mới thơm tho như còn phảng phất mùi hương lúa mới đồng quê và những giọt mồ hôi tảo tần của mẹ, với bộ trang phục màu xanh hôm nay đây chắc không thiếu đi niềm hy vọng cho con nên người tự miền quê xa lắc! Khi phố lên đèn ta chắc mẹ mới rời công việc đồng áng, thoăn thoắt bước chân về nhà dưới làn sương đêm mà mẹ chưa một lần ta thán!
Còn nhớ như in những lúc học bài khuya, mẹ vẫn thức cùng con và ngồi bên may vá, khâu lại từng chiếc khuy, đắp bạ từng mãnh vai áo đã sờn. Ngồi bên con, chắc mẹ sợ con thức khuya không đủ sức mai dậy sớm đến trường, mẹ lại tất tả lo cho con từng ly nước cam ngọt lịm tình yêu thương. Đến khi con chim nhạn lạc bầy kêu sương đâu đó giữa không gian miên mang của đêm miền quê xứ Quảng, con lại lo rằng để mẹ cùng thức quá khuya làm sao ngày mai mẹ tiếp tục ra đồng dưới nắng?
Cũng đã có nhiều lần phạm lỗi, sau cái nhìn nghiêm khắc của mẹ, ta vẫn nhận được sự vỗ về bằng những lời khuyên mộc mạc, chân tình nhưng lắng sâu nỗi bao dung. Mỗi lần như vậy, con như lớn thêm lên, cứng cáp hơn lên và tự hứa với lòng sẽ không bao giờ phạm lỗi. Ta có biết đâu tuổi thơ vẫn cứ êm đềm trôi đi trong lúc lưng mẹ ngày thêm còng xuống theo dấu ấn ngiệt ngã của tháng năm, lỗi lầm xưa con e rằng chưa có dịp nào chuộc lại, tóc mẹ lại trắng thêm khi ta chưa kịp nên người!
Ngày tựu trường phổ thông trung học chuyên, hai mẹ con rụt rè trên phố như không khí “ngày tựu trường đầu tiên” của Thanh Tịnh. Trong trang phục của quê nghèo lạ lẩm tại góc phố phồn hoa nhưng con vẫn cảm nhận được sự rắn rỏi, cứng cáp của mẹ để con vững tin mà tiếp xúc môi trường mới mẽ. Có ai đó thì thầm xót xa, ái ngại nhưng có gì đâu? Người ta có thể có nhiều thứ hơn nhưng con vẫn tin rằng con đã có một gia sản quí nhất trên đời chưa chắc ai sánh kịp đó là tình mẹ của con!
Hôm nay trên chiếc xe đạp mẹ mua cho con vẫn còn thơm mùi sơn mới, con đến trường trong niềm hân hoan như đang trong vòng tay mẹ, con đã tiếp cận môi trường mới, Thầy cô mới, bạn bè mới trong veo tuổi thơ học trò, con chắc vẫn không bao giờ thiếu sự lo lắng, nhớ thương của người mẹ hiền tần tảo.
Cuộc đời mẹ là cả một đời mãi hy sinh cho con, tình yêu của mẹ dành cho con mênh mông như trời biển vẫn như câu ca dao xưa đó thôi: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, và nước trong nguồn vẫn luôn chảy mãi như để tình mẹ luôn tồn tại vĩnh hằng!
Giờ đây, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tưởng như báo đáp công ơn trời biển của mẹ bằng cả sự quyết tâm học hành của con! Con hứa với mẹ con sẽ giữ mãi màu xanh đồng phục của con bên cạnh bạn bè con, của trường con luôn trong sáng như niềm tự hào của chính con, như niềm hy vọng ngọt ngào vô tư của mẹ hiền dành cho con.
Mẹ ơi! Tình mẹ thật bao la! Con chỉ là đứa bé thích luôn được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân con nên người, góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình.
GG
 
Last edited by a moderator:
S

sonsuboy

Đôi cánh thiên thần
.
Ngày xưa, một cậu bé luôn mặc cảm tự ti vì trên lưng cậu có 2 vết thẹo rất rõ. Nó kéo dài từ bả vai xuống đến tận phần eo với phần da nhăn nhúm. Vì thế, cậubé luôn cảm thấy xấu hổ với chính bản thân mình.
Ngày ngày đi học, cậu đều rất sợ bị bạn bè phát hiện. Vào giờ thể dục, khi ai nấy háo hức thay chiếc áo thể dục trắng tinh không đẫm chút mồ hôi thì cậu bé lại trốn vào một góc sân, nhanh chóng thay áo để mọi người không nhìn thấy gì ở lưng cậu.
Thời gian dài trôi qua, rồi cái gì đến cũng phải đến. “Ôi, gớm quá!”, “A…quái vật!” , “ôi, thật khủng khiếp!” Những lời vô tâm ấy đã làm đau lòng người bạn nhỏ của chúng ta. Cậu vừa khóc vừa chạy vào trong lớp, trốn tránh tất cả. Từ đó, cậu bé không bao giờ bước ra khỏi lớp và đặc biệt cậu không học môn thể dục nữa.
Sau sự việc nầy, mẹ cậu bé dịu dàng nắm tay cậu đến gặp cô chủ nhiệm. Cô là một nữ giáo viên đôn hậu. Người mẹ kể rằng khi mới sinh, cậu con trai đã mắc bệnh nặng, gần như mất hết hy vọng nhưng gia đình không đành lòng bỏ rơi và quyết cứu cho được đứa con. Qua cuộc giải phẩu vô cùng khó khăn vất vả, đứa con đã được cứu nhưng từ đó để lại hai vết thẹo lớn trên lưng. Nói đến đây, người mẹ run run bật khóc.
Đến giờ thể dục ngày hôm sau, cậu bé xuất hiện ở một góc tối với chiếc áo thể dục. Các bạn nhỏ khác thấy thế và lại ngây thơ thốt lên những lời vô tâm: “Ôi, thật đáng sợ!” , “…trên lưng cậu ấy có 2 con trùng to lắm”. Ngay lúc ấy, cô giáo vô tình đi ngang, các bạn nhỏ vây quanh lấy cô và nói về vết thẹo.
Cô giáo tiến gần đến cậu bé, đặt nhẹ tay lên bờ vai gầy nhỏ ấy, mỉm cười nói: “Lúc trước cô định kể cho các con nghe một câu chuyện nhưng xem ra, cô phải kể ngay lúc nầy.” Các bạn trẻ lại vây quanh lấy cô. Cô giáo nhẹ nhàng kéo chiếc áo của cậu bé lên làm lộ rõ hai vết thẹo lớn. “Đây là một truyền thuyết. Ngày xưa, các thiên thần trên trời đã bay xuống và biến thân thành các bạn nhỏ như chúng ta đây. Tất nhiên có thiên thần nhanh nhẹn đã kịp tháo gở đôi cánh của mình nhưng cũng có thiên thần hơi chậm, không kịp tháo hết đôi cánh của mình và để lại hai vết như thế nầy.”
“Vậy đó là cánh của thiên thần hả cô?”
“Đúng đó!” - cô giáo mỉm cười
Bỗng một bạn gái lên tiếng: “Thưa cô, chúng con có thể sờ chúng không?” Từ nãy giờ cậu bé cứ đứng ngẩn người ra, cậu lại khóc. Cô lại cười và nói: “Chúng ta phải xin phép vị thiên thần nhỏ của chúng ta chứ?” Lặng người một hồi, cậu bé lấy lại bình tĩnh đáp:
“Vâng, được ạ!”
Các bạn nhỏ vây quanh lấy cậu, hết bạn nầy đến bạn khác sờ vào “đôi cánh” ấy. “Ôi, tuyệt thật, con đã sờ được cánh của thiên thần rồi!”.
Năm tháng dần trôi, người bạn nhỏ của chúng ta đã lớn hơn nhiều, cậu vẫn thầm cảm ơn cô giáo đã đem lại cho cậu một niềm tin mới, một nghị lực mới. Lên cấp ba, cậu mạnh dạn tham gia giải bơi lội cấp thành phố và đạt ngôi Á Quân. Cậu đã dũng cảm chọn môn bơi lội bởi cậu tin rằng vết thẹo trên lưng chính là món quà cô giáo năm xưa dành tặng với tất cả sự yêu thương - đôi cánh thiên thần
GG
 
N

ngocsangnam12

Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng nhau dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha

Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh. Người mẹ thì từng mũi kim sợi chỉ may vá đan áo cho con. Ngày tiếp ngày, năm kế năm những tấm bằng khen cứ đắp lên vách tường đất loang lổ của họ. Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới, nhìn đứa con cao nhanh hẳn thì đuôi mắt mẹ cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn mỗi lần cười khi nhìn thấy con nhận phần thưởng.

Nhưng dường như trời không thương mẹ con họ, khi đứa con vừa thi vào trường trung học của huyện thì mẹ bị bệnh phong thấp nặng. Việc đồng áng làm không nỗi, có khi cơm ngày hai bữa cũng không đủ ăn.Lúc đó học sinh ở trường trung học ỗi tháng phải nộp 30kg gạo. Đứa con biết mẹ không có khã năng nên nói với mẹ: “mẹ, con sẽ nghĩ học để giúp mẹ làm ruộng”. Mẹ vò đầu con, âu yếm nói: “con có lòng thương mẹ như vậy, mẹ rất vui, nhưng không đi học không thể được, yên tâm. Mẹ sanh con mẹ sẽ có cách nuôi con. Con đến trường ghi danh đi, mẹ sẽ mang gạo lên sau. Đứa con ngang bướng cãi lại, không chịu lên trường, người mẹ bực mình tát mạnh lên mặt con, đó là lần đầu tiên 16 tuổi trong đời bị mẹ đánh như vậy.

Đứa con cuối cùng cũng cắp sánh đến trường,nhìn sau lưng con cứ xa xa dần theo con đường mòn, người mẹ vò tráng suy nghĩ. Không lâu, bếp của trường cũng nhận được gạo của người mẹ bệnh tật mang đến, Bà khập khễnh bước vào cổng, với hơi thở hổn hểnh từ trên vai thả xuống một bao gạo nặng trĩu. Người phụ trách nhà bếp mở gạo ra xem , hốt một vóc lên xem lập tức cột chặt miệng bao lại nói: “ bậc phụ huynh các người thích làm những việc có lợi cho mình.Bà xem gạo nè,có thóc có sạn có hạt cỏ…làm sao mà ăn”. Người mẹ ngượng ngùng đỏ cả mặt, nói lời xin lỗi. Người phụ trách nhà bếp không nói gì thêm mang gạo vào nhà.Người mẹ lại móc trong túi gở ra mấy lớp lấy ra 5 tệ nói với người phụ trách : “đây là tiền phí sinh hoạt của con tôi tháng này làm phiền ông chuyển đến dùm. Ông đùa nói: “thế nào bà nhặt được trên đường đó à” bà mắc cở đỏ mặt nói cám ơn rồi quay lưng đi.

Rồi lại đến một tháng ,bà nhọc nhằn vác bao gạo đến nhà bếp, người phụ trách nhà bếp vừa nhìn gạo xong thì cột chặt lại, cũng là thứ gạo đủ màu sắc. Ông nghĩ, có lẻ lần trước do không dặn người này rõ ràng, ông nhẹ nhàng từng chữ nói với bà: “bất cứ thứ gạo gì chúng tôi đều nhận,nhưng làm ơn để rịêng ra,cho dù thế nào cũng không được để chung,như vậy chúng tôi không thể nào nấu được,nấu ra thì cơm sẽ bị sượng. Nếu lần sau còn như vậy tôi sẽ không nhận”. Bà hốt hoảng thành khẩn nói: “Thưa ông! gạo nhà tôi đều như vậy cả ,phải làm thế nào?” Người phụ trách đùng đùng nói: “ một sào ruộng nhà bà mà có thể trồng được cả trăm giống lúa như vậy à? thật buồn cười”. Bị la như thế bà không dám nói năng gì,lặng lẻ cúi đầu, người phụ trách cũng làm lơ để bà đi.

Đến tháng thứ ba,bà lại vất vã vác đến một bao gạo,vừa nhìn thấy người đàn ông la bà lần trước, trên mặt bà lại hiện lên nụ cười còn tội hơn là khóc. Ông ta vừa nhìn thấy gạo bỗng giận dữ quát lớn nói: “tôi nói vậy mà bà vẫn cứ như vậy không đổi. Sao mà ngoan cố, cũng thứ gạo tạp nhạp này, bà xem đi. Lần này mang đến thế nào thì mang về vậy!

Hình như bà đã dự đoán trước được điều đó,bà liền quỳ xuống trước mặt người phụ trách, hai dòng lệ trào ra trên khóe mắt, buồn bã nói: “ tôi nói thật với ông,gạo này là …tôi đi xin đấy, ông giật bén người, hai mắt tròn xoe nói không nên lời.

Bà ngồi phịch xuống đất, lộ ra đôi chân biến dạng, sưng húp… rơi lệ nói: “tôi bị bệnh phong thấp đi lại rất khó, không thể làm ruộng được. Con tôi đòi bỏ học giúp tôi, bị tôi đánh nên trở lại trường học.

Bà cầu xin người phụ trách làm thế nào vừa dấu bà con hàng xóm lại càng sợ đứa con biết được sẽ tổn thương lòng tự trọng của nó. Mỗi ngày trời còn chưa sáng bà len lén cầm cái bao chống gậy đi cách thôn khoảng 10 dặm để van xin lòng thưong của những người khác, rồi đợi trời thật tối bà một mình âm thầm về. Gạo bà xin được đều để chung vào. Tháng kế tiếp vừa mang gạo đến trường bà nhìn người phụ trách, chưa nói mà nước mắt lưng tròng. Ông đở bà dậy nói: “thật là ngừơi mẹ tốt,tôi sẽ lập tức đi trình với hiệu trưởng, để trường miễn học phí cho con bà”.Bà vừa nghe xong hốt hoảng lắt đầu nói: “đừng…đừng…nếu con tôi mà biết tôi đi xin để nuôi nó đi học sẽ làm nó tổn thương và như thế ảnh hưởng đến sự học của nó. Ông hiểu ý bà nói: “à, thì ra bà muốn tôi dấu kín điều này, được rồi, tôi nhớ”. Bà khập khểnh như người què quay lưng đi.

Cuối cùng thì hiệu trưởng cũng biết được sự việc với nét mặt hiền hoà nói: “vì gia đình bà quá nghèo ,trường sẽ miễng học phí và tiền sinh hoạt 3 năm. Ba năm sau , đứa con đã thi đậu vào trường đại học Thanh Hoa. Ngày tốt nghiệp, chiêng trống vang trời, hiệu trưởng đặc biệt chú ý người học sinh có hoàn cảnh khó khăn này và mời cậu ta lên lễ đài. Cậu ta khó chịu nói: “thi đạt điểm cao có rất nhiều, vì sao bảo em lên lễ đài?Lại càng làm mọi ngừời ngạc nhiên hơn là trên lễ đài đỗ liên tiếp ba hồi trống vang dội. Lúc đó người phụ trách nhà bếp cầm ba cái bao đựng gạo của người mẹ lên lễ đài kể câu chuyện Người mẹ đi xin gạo để nuôi con ăn học. Dưới lễ đài mọi người im bặt, Hiệu trưởng nhìn ba cái bao giọng hùng hồn nói: “Đây là câu chuyện ba cái bao của người mẹ đi xin,trên đời này đem vàng cũng không mua được những hạt gạo này, sau đây sẽ mời người mẹ vĩ đại đó lên lễ đài.

Đứa con trong lòng nghi nghi, nhìn lại phía sau xem, thấy ngừời phụ trách dìu mẹ từng bước từng bước tiến lên lễ đài. Lúc đó chúng ta không biết đứa con trong lòng nghĩ gì? Tin tưởng rằng sẽ làm cho cậu ta rung động nhưng không hãi hùng lo sợ. Thế là tuồng kịch tình mẫu tử ấm áp nhất đã được diễn ra. Hai mẹ con nhìn nhau, từ ánh mắt lấp lánh tình yêu thương của người mẹ, vài sợi tóc trắng bay bay trước trán. Đứa con bước đến trước, ôm chầm lấy mẹ và bật khóc, “mẹ…mẹ của con…” trãi qua bao nhiêu năm tháng câu chuyện của mẹ vẫn còn sáng mãi trong truyền thuyết.
 
N

ngocsangnam12

Đừng để điện thoại di động làm bạn hối hận cả đời

Ở thời điểm hiện tại có thể nói phần lớn cuộc sống đều có sự cam thiệp của các thiết bị công nghệ và chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà nó mạng lại. Mặc dù vậy nó vẫn tốn tại những mặt trái do thói quen sử dụng hay lạm dụng vào những việc phi lợi ích dẫn đến những tác hại khôn lường.

Cụ thể, chiếc điện thoại di động mà chúng ta luôn mang bên mình, nhỏ gọn và giúp chúng ta liên lạc với nhau dễ dàng và nhanh chóng hơn so với cái thời đánh dây thép hay bồ câu đưa thư trước khi Alexander Graham Bell phát minh ra điện thoại. Tuy nhiên, cũng chính chiếc điện thoại đã lấy đi nhiều thứ, phải nói là rất nhiệu vì điện thoại có thể mua bằng tiền còn những điều nó lấy đi lại không thể mua được, thậm chí còn để lại nỗi dày vò về mặt tinh thần đi cùng năm tháng. Nguyên nhân dẫn đến những điều đó đều xuất phát từ thói quen sử dụng hằng ngày mà ra. Nếu bạn không muốn mình phải cảm thấy hối hận thì nên từ bỏ những thói quen này nếu có thể. Trước đây, Những câu chuyện cảm động có chia sẻ bài viết “Giá như anh bắt máy” cũng đề cập đến việc sử dụng điện thoại di động và dẫn đến nỗi ân hận nặng nề nhận được rất nhiều sự đồng cảm từ phía bạn đọc.

* Khóa máy khi ngủ

Nhiều bạn có thói quen khóa máy khi ngủ để tránh bị làm phiền và có giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, ̉việc này cũng tồn tại mặt trái của nó. Tôi có một người bạn cũng có thói quen như vậy nhưng sau việc cha bạn ấy mất trong đêm mà bạn ấy là người biết tin cuối cùng do khóa máy khi ngủ, kể từ đó bạn tôi cũng sống trong sự dằn vặt dữ dội. Lúc nào bạn cũng tự trách mình, giá như…giá như năm xưa mình không khóa máy khi ngủ thì có lẽ bạn đã kịp về gặp mặt cha mình lần cuối. Sự sống và cái chết chỉ cách nhau một cái chớp mắt, có thể hôm nay bạn gặp người đó nhưng cũng có thể đó là lần gặp cuối cùng và còn lại chỉ nhìn nhau qua di ảnh. Bạn không biết mình sẽ còn gặp người thân mình bao nhiêu lần nữa đâu. Hãy trân trọng những giây phút bên cạnh họ. Đừng tắt điện thoại khi ngủ, biết đâu được trong đêm bạn sẽ nhận một cuộc gọi cuối cùng từ người thân của mình hay một biến cố gì đó làm đảo lộn cuộc sống của bạn.

Tôi cũng có thói quen tắt máy khoảng 15 phút mỗi ngày sau 21h khi sạc pin, một phần để cho điện thoại nghỉ ngơi và giúp sạc pin nhanh hơn, nhưng lúc nào tôi cũng cài nhắc nhở cuộc gọi nhỡ khi tắt máy. Tôi không muốn mình phải hối hận vì một cuộc gọi đã qua, tôi hiểu cảm giác mất đi một người thân là như thế nào. Một vết thương dù nặng hay nhẹ thì đều lành lại nhưng sẽ để lại sẹo, vết sẹo như một gáo nước lạnh dội vào mặt mình khi nhìn lại.

Bên cạnh đó, nếu tắt máy bạn có thể bỏ qua cuộc gọi của sếp, đồng nghiệp hay một cơ hội việc làm nào đó khi đang giai đoạn tìm việc chẳng hạn.

Đừng để điện thoại di động làm bạn hối hận cả đời
Đừng để điện thoại di động làm bạn hối hận cả đời. Ảnh: Chi Nguyễn
* Không nghe số điện thoại lạ

Số điện thoại lạ gọi vào ban đêm, gọi liên tục nhưng không nói gì là một trong nỗi ám ảnh khi sử dụng điện thoại di động. Việc này chúng ta có thể hoàn toàn kiểm soát được khi đưa vào danh sách đen, chặn cuộc gọi để tránh bị làm phiền sau khi đã nghe máy và cố tình gây phiền phức. Với số lạ, bạn nên nghe lần đầu tiên khi họ gọi để xem có việc gì không, biết đâu đó là nơi gọi phỏng vấn việc làm hay một người thân nào đó của chúng ta bị tai nạn trên đường nên người đi đường gọi thông báo dùm thì sao. Nên nghe số lạ để biết xem có việc gì mà họ gọi cho mình, vì có việc họ mới gọi chứ không gì là tự nhiên, còn phá phách hay nhầm số thì chúng ta có thể kiểm soát được sau đó.

Chính tôi cũng có thói quen này, không thích nhấc máy số điện thoại không hiển thị tên vì không muốn bị làm phiền. Nhưng tôi đã sai và từ bỏ việc này vì 1 năm trước đây vào lúc 20h30 có số điện thoại lạ gọi vào nhưng tôi không nhấc máy, sau đó mẹ tôi gọi tôi mới nghe máy và tôi nhận được tin anh hay tôi bị tai nạn và mất trên đường cao tốc Trung Lương. Số điện thoại lạ đó là số của bạn anh tôi, gọi thông báo cho tôi nhưng tôi không nghe, nếu hôm đó không có người thân thông báo tin này thì có lẽ tôi sẽ phải hối hận đến tận bây giờ. Kể từ đó, tôi luôn nghe máy dù số lạ hay quen, khi thấy cuộc gọi nhỡ từ số lạ tôi vẫn gọi lại xem có việc gì, có như vậy tôi mới yên tâm.
 
N

ngocsangnam12

Như chúng ta thường nghe rằng Trái đất này “nhỏ bé” và “tròn thật” vì có những người dù đi bao nhiêu vòng đi nữa thì cũng trở về nơi bắt đầu và tất cả sự việc trong cuộc sống đều tuân theo cái quy luật tuần hoàn như chính cái “độ tròn” của Trái đất này. Vòng tuần hoàn là cách để bạn thấy được một phần của chính mình ở quá khứ và tương lai để rèn luyên cho bản thân được chứ Nhẫn và học cách “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”

Có một câu hát trong bài “Cát Bụi” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà tôi rất tâm đắt là: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi để một mai tôi về lại cát bụi…”. Đã là một kiếp người thì không thể nào tránh khỏi được cái vòng tuần hoàn ấy. Sinh ra, lớn lên và rồi lại mất đi mãi như lúc chưa được sinh ra. Ký ức về sự sinh ra và mất đi mờ nhạt hơn rất nhiều so với những dấu ấn mà bạn để lại khi còn sống. Do đó, phải sống sao “khi ta sinh ra mọi người cười ta khóc, phải sống sao để khi ta mất mọi người khóc ta cười”.

Nếu cuộc đời là một đoạn thẳng thì khoảng thời gian khi còn là trẻ con và khi già đi là hai đầu đoạn thẳng đối xứng nhau qua trung điểm của hiện tại đang sống. Một hôm, tôi nghe được cuộc trò chuyện giữa hai người phụ nữ khi có một cụ già chống gậy vừa bước qua:

A: Cha bà năm nay nhiêu tuổi rồi ?
B: 75 rồi.
A: Cái gì ? Cha bà 5 tuổi thì có, chứ 75 tuổi gì, giờ mà ổng còn tập đi kìa.

Khi vừa bước đi chập chững, nói vài tiếng bập bẹ và khi chuẩn bị mất đi cũng vậy, cũng là những bước đi khập khiễng và nói không rõ chữ như lúc trẻ con. Qua đó, có thể thấy được cách đối xử với trẻ em và người già rèn luyện cho bản thân tính kiên nhẫn đó là hai tấm gương soi rọi khi đứng ở hiện tại để ta nhìn thấy chính mình của quá khứ và tương lai.

Với trẻ em đó là quá khứ để biết bản thân mình khó chiều chuộng đến mức nào và khi đó mới hiểu được tấm lòng cha mẹ như biển hồ lai láng, đặc biệt khi chúng ta lập gia đình và sinh con thì đó là khoảng thời gian cảm nhận rõ nhất về tình yêu thương của cha mẹ. Ai rồi cũng phải già đi chứ không trường sinh bất lão cả, cách đối xử với người già là cách mà những thế hệ sau sẽ đối xử với chúng ta khi ta già đi. Biết rằng, có những khi mệt mỏi sẽ khiến bản thân khó mà chiều chuộng trẻ con và người già, nhưng vòng tuần hoàn mà, ai cũng từng trải qua những thời gian như vậy. Cứ xem như đó là cách để rèn luyện tính kiên nhẫn, họ còn sống bên cạnh chúng ta đã là một món quà vô già rồi vì một mai khi họ “trở về với cát bụt” vô hồn sẽ để lại một khoảng trống vô cùng lớn trong lòng mỗi người. Sống sao và làm như thế nào để khi già đi, nhìn cách nhân xử thế mà không phải ngồi nhìn xa xăm và tặt lưỡi nói “giá như, giá mà, phải chi…”. Những chữ đó nó chua xót và dày vò lương tâm con người để lại những nỗi niềm hối hận về những cái gọi là năm xưa.


Trong Phật giáo khi nghe giảng đạo về chữ Hiếu, có một câu chuyện về cặp vợ chồng nọ có một mẹ già yếu và một người con trai còn nhỏ. Vì gia cảnh khốn khó và mẹ già yếu khó nuôi nên vợ chồng này đóng một chiếc xe đẩy người mẹ lên núi và để lại người mẹ này cùng chiếc xe trên núi tự sinh, tự diệt. Đúng lúc, đứa bé trai bảo cha mẹ hãy đem chiếc xe đã đẩy người mẹ lên núi về cho cậu bé. Người vợ ngạc nhiên hỏi: ” Chi vậy con ?”. Đứa bé trả lời: ” để mai mốt khi cha mẹ già đi, con đẩy cha mẹ lên núi”. Thấy vậy, vợ chồng này hoảng hốt và tỏ vẻ hối hận nên bèn đẩy người mẹ về lo lắng, chăm sóc. Vì họ thấy được bản thân mình trong tương lai khi đứa trẻ lớn lên và họ già đi.

Tất cả mọi sự vật, sự việc trong cuộc sống đều theo quy luật tuần hoàn của nó cả. Cách bản thân mình đối nhân xử thế thể nào, thì đó chính là cách mà thiên hạ đối xử lại với mình như thế ấy. “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình..”, khi cho đi một thứ gì đó thì đúng là lúc chúng ta đang nhận.

60 năm, 1 cuộc đời không quá dài, cũng không quá ngắn để “sống” và 60 năm chỉ để thấy 1 vòng tuần hoàn.

“Người nhớ cho, Ta là cát bụi. Trở về cát bụi, xin người nhớ cho..”
 
S

sonsuboy

Vai Diễn Cuối Cùng
Có một diễn viên già đã về hưu, sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông tìm về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em ông là giáo viên cấp I trường làng.

Mỗi buổi chiều ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng.

Ở đó, chiều nào ông cũng thấy một cậu bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ vào những vách đá đến phía ga trên.

Cậu bé hồi hộp đợi. Đoàn tàu phủ đầy bụi đường với những toa đông đúc hành khách như một thế giới khác lạ ầm ầm lướt qua thung lũng. Cậu bé vụt đứng dậy và háo hức đưa tay vẫy với hy vọng mong manh rằng có một hành khách nào đó vẫy lại chú.

Nhưng hành khách – mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường – chẳng ai để ý vẫy lại cậu bé không quen biết.

Hôm sau, rồi hôm sau, hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy cậu bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của cậu bé, tim người diễn viên già như thắt lại.

Ông nghĩ: “Không gì đau lòng bằng việc thấy một em bé thất vọng, đừng để trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người.”
Và một ngày kia, người em thấy ông anh diễn viên giở chiếc vali hoá trang của ông ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, mượn ở đâu một chiếc áo veston cũ, mặc vào rồi chống gậy đi. Ông đi nhờ chuyến xe ngựa của trạm lên tàu đi ngược lên ga trên.

Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông thầm nghĩ: “Đây là vai kịch cuối cùng của mình, cũng như nhiều lần nhà hát thường phân cho mình một vai phụ, một vai rất bình thường, một hành khách giữa bao hành khách đi tàu…”

Tàu đi ngang qua thung lũng có cậu bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại cậu bé. Ông thấy cậu bé mừng cuống quýt, nhảy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.

Con tàu đi xa, người diễn viên già trào nước mắt cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai không lời thoại, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho cậu bé kia vui sướng, đã đáp lại tâm hồn chú bé và cậu bé sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.

Và, khi bạn nhận chân ra được khái niệm “sân khấu cuộc đời”, niềm vui của bạn sẽ tăng lên gấp bội, và dĩ nhiên nỗi buồn của bạn sẽ vơi đi rất nhiều.
GG
 
N

ngocsangnam12

Hai ông bà cụ nọ, đã sống với nhau hơn 60 năm rất hạnh phúc. Họ chia xẻ ngọt bùi, đủ mọi thứ. Duy chỉ có cái hôp đựng giầy mà bà cụ để ở dưới gầm tủ là ông cụ không hề biết trong đó đựng cái gì. Và cũng tôn trọng riêng tư của bà, ông chẳng bao giờ hỏi tới cái hộp đó.

Vài năm sau, một ngày kia cụ bà bỗng bệnh nặng. Biết vợ mình không qua khỏi, cụ ông chợt nhớ tới cái hộp giầy bí mật. Ông bèn lấy đem đến bên giường cụ bà, cụ bà cũng đồng ý cho ông mở cái hộp ra. Khi chiếc hộp được mở ra, bên trong chỉ vỏn vẹn có hai con búp bê bằng len nhỏ và một số tiền là 95.500 đô. Ông cụ ngạc nhiên hỏi vợ:

– “Thế này là sao?”

– “Khi chúng ta mới lấy nhau, bà nội của tôi có dặn rằng: Bí quyết để giữ hạnh phúc gia đình là đừng bao giờ cãi nhau. Nếu lỡ chồng con có làm điều gì khiến con bực mình, tức giận. Con nên im lặng và bình tĩnh, đi ra chỗ khác lấy len đan một con búp bê nha con”.

Và mình thấy đó…

Cụ ông không cầm được nước mắt. Suốt cả cuộc đời sống chung với nhau, người vợ thân yêu của mình chỉ giận mình có hai lần thôi ư? Ông cảm thấy hạnh phúc vô cùng.



– “Và còn món tiền lớn này thì sao?” Ông cụ hỏi.

Cụ bà mắt đỏ hoe trả lời:

– “Thì đó là..tiền tôi đã bán những con búp bê mà tôi đã đan..”

Vậy mới thấy, tình yêu muốn dài lâu, chỉ cần tôn trọng bạn đời và tình cảm giữa hai người…
 
S

sonsuboy

Mùa hạ thân thương,dấu bóng ngôi trường vẫn còn đây
Tháng tư-khi chỉ còn biết mình sắp phải "chia xa" lớp học này,ngôi trường này,tôi đã thấy cây phượng giữa sân đang ló rộ ít chùm nhỏ...Rồi ngày nào đó là lớp chúng tôi phải thi chuyển truyện teen cấp rồi...
-Tại sao thời gian lại trôi nhanh thế?-Tôi tự hỏi câu hỏi ấy mà vẫn chưa có lời giải thích.
Chỉ còn một tháng,một tháng nữa thôi,mái trường Tiểu học nuôi dưỡng tôi suốt năm năm trời mà giờ đây phải cách xa,một khoảng trống trong tim của bất cứ học sinh nào ở đây cũng nuối tiếc...

Nhớ ngày nào chúng tôi còn "tám chuyện ghế đá",trèo cây hái me,nhớ những ngày học vất vả,mệt mỏi để chuẩn bị cho kì thi,thế mà giờ đây phải xa ngôi nhà thân thương ấy,bất kì ai cũng không nỡ...



Rồi đến tháng năm-chỉ còn nơi đây một chiếc sân khấu nhỏ để chúng tôi trình diễn tiết mục cuối năm của mình.Ôi...Sao nhanh quá vậy?Thấm thoát cái đã năm năm truyen tinh cam rồi,giờ đây tôi chỉ muốn nói lên rằng: "Cảm ơn tất cả thầy cô đã cho em sống trong môi trường xanh này."


" Nhớ lắm,nhớ lắm,nhớ mái trường ngày nào
Nhớ mãi,nhớ mãi,nhớ bóng hình người thầy
Người thầy mang cho ta...bóng hình tuổi trẻ
Người đã cho ta...kỉ niệm tuổi thơ...

Kỉ niệm học trò chứa biết bao diệu kì
Kí ức ngày nào chúng ta đã vui chơi
Tháng ngày kì diệu mang bao niềm hứng thú
Tháng ngày tuổi trẻ của ta sẽ không phai..."







Đó truyện ngắn là hai câu thơ của tôi,mong sẽ được gửi đến cho những thầy cô và ngôi trường đã dạy tôi thành người.Cảm ơn rất nhiều,ngôi nhà thứ hai...
GG
 
P

phnglan

Một câu chuyện đáng để suy ngẫm
Một ông lão lượm ve chai bất cẩn va quẹt vào hai mẹ con đang đi trên
đường, khiến chiếc quần jean của cô con gái bị rách khoảng 2 - 3 cm.
Hai mẹ con nhìn ông lão nói với giọng hằn học cay cú :
- Ông hãy đền tiền cho tôi, 500 nghìn.
Ông lão vét hết tiền trong túi, nhưng chỉ có 22 nghìn và năm trăm
đồng cũ nát. Người phụ nữ đó không chấp nhận, tay nắm lấy chiếc áo
rách tồi tàn của ông lão, miện...g không ngừng la hét :
- Mau đền tiền đây !
Ông khóc trong nước mắt, quỳ lạy van xin hai mẹ con, trên tay ông vẫn
còn giữ lấy 22.500 của mình. Hai mẹ con vẫn không động lòng và
buông tha. Mọi người xung quanh bất bình, chỉ trích họ :
- Chỉ rách một lỗ nhỏ, đừng vì thế mà làm khó dễ người ta. Hãy tha
thứ cho ông lão.
Người phụ nữ đó nói: Mặc kệ ổng ! Nhìn ông lão đứng lên rồi lại quỳ
xuống những mười lần, mọi người xung quanh đều hết lòng khuyên
can, nhưng người phụ nữ đó không đối hoài tới, kiên quyết bắt ông lão
bồi thường cho bằng được. Một người đàn ông đứng gần đó rất bức
xúc :
- Đối xử với một người già cả như vậy, thật là khinh thường người quá
mức.
Và từ trong túi quần lấy ra 50 nghìn nhét vào tay ông lão. Mọi người
xung quanh thấy vậy, đều lấy tiền ra giúp ông lão tội nghiệp ấy. Một
đồng, hai đồng, mười đồng … cuối cùng đã đủ 500 nghìn.
Ông lão quỳ lạy mọi người và không ngừng nói : Cám ơn, cám ơn..
Người phụ nữ đó nhận xong tiền, bỏ lại tờ 500 đồng cũ nát, một câu
không nói bèn nắm lấy tay con gái bước đi.


gg
 
P

phnglan

MỘT CÂU CHUYỆN NGẮN NGỦI NHƯNG NƯỚC MẮT TRÀO
Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 35 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…
Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:”Có dư đồng nào không con?”. Tôi đáp: “Còn dư bốn ngàn ba ạ”. Ba nói tiếp:”Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa”. Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng...


gg
 
D

dalian231

Sau vài ngày không lên mà như thế này rồi :khi (123):
GIÓ THÁNG 6​

Đôi khi tôi biết Gió có rất nhiều điều muốn nói với tôi nhưng rồi lại im lặng, với tôi Gió luôn là một người đặc biệt nhưng tôi biết Gió không bao giờ thuộc về tôi.

***

Ngày tôi gặp Gió cái ấn tượng ban đầu chẳng mấy tốt đẹp, cái dáng vẻ bất cần khiến tôi thấy thương hại cho một kẻ phải chuyển lớp vì không vượt được qua kỳ thi sát hạch của trường. Trớ trêu thay chẳng biết vô tình hay cố ý mà tôi với Gió lại được cô giáo xếp ngồi chung bàn và quãng thời gian đó giúp tôi nhận ra rằng vẻ bề ngoài của một con người không nên là thước đo để đánh giá nhân cách một con người. Những ngày tháng ngồi chung với Gió khiến tôi cười nhiều hơn, cũng có đôi lúc Gió khiến tôi phát bực vì cái tính đùa quá trớn của cậu ấy. Nhưng thừa nhận hình như tôi đã coi Gió là một người bạn đặc biết của mình và tôi chỉ mong cứ như thế này mãi thì thích nhỉ??

Vào đại học tôi và Gió vẫn giữ liên lạc với nhau một cách thường xuyên, cách quan tâm của gió lúc nào cũng khiến tôi phải suy nghĩ. Khoảng thời gian đầu bước vào đại học có một số chuyện xẩy ra khiến tôi mất đi sự cứng cỏi vốn có. Đó là những lần vẻ bề ngoài của mình không thể giúp tôi ngăn được những giọt nước mắt của mình mỗi khi đêm xuống. Và tôi không thể đem nỗi đau của mình chia sẽ được với bất kỳ ai vì tôi nghĩ đó là một sự thương hại không đáng cần. Những tin nhắn không còn là một phần trong cuộc sống của tôi nữa, tôi đứng lên trong sự vấp ngã và những bỡ ngỡ ban đầu của một sinh viên tỉnh lẻ lên Hà Nội nhập học. Điều tất nhiên là Gió luôn bên cạnh tôi những lúc tôi yếu mềm nhất, và tôi thầm cảm ơn rằng bên cạnh mình tôi luôn có một người bạn.

Năm thứ 2 đại học tôi đã quen với cuộc sống của một sinh viên, tôi có những người bạn mới, tôi biết cách tiết chế giữa việc học và những cuộc vui để không cho mình lặp lại những thất bại đáng tiếc. Tôi cũng quen dần với một xã hội phức tạp, những con người với muôn màu tính cách không khiến tôi hụt hẫng như những lúc ban đầu. Nói chính xác là tôi đã lấy lại được bản thân mình sau quãng thời gian đầy khó khăn và chới với ấy. Rồi một ngày Gió qua thăm tôi, đứng trước tôi Gió thật xa lạ khuôn mặt không còn nét cười tinh nghịch mà tôi từng biết. Tóc nhuộm đỏ, đôi mắt nâu đầy u ám, áo quần đậm chất dân chơi khiến tôi sửng sốt, tôi đã hỏi rất nhiều nhưng đáp lại tôi là nụ cười mênh mang của Gió. Tôi tự hỏi Gió của tôi đã thay đổi từ bao giờ?? Hình như đã rất lâu rồi tôi và Gió không còn được như trước nữa, những tin nhắn thưa dần, những cuộc trò chuyện chỉ mang tính chất thăm hỏi xã giao. Tôi trách mình đã quá vô tâm khiến Gió vụt ngang tầm tay, và hình như Gió có những điều không thể nói với tôi như trước nữa. Một ngày mưa tôi nhận được cuộc điện thoại của Gió, trong mưa hình như Gió đang khóc. Gió nói bằng lý trí của một kẻ say, chính xác hơn là Gió đang nói trong men rượu và Gió thất tình. Có chút bối rối, có chút tan vỡ trong tim, tôi nhận ra tôi đã thực sự mất Gió. Gió đã không còn là cậu bạn hồn nhiên, gió không còn là cậu bạn cùng tôi sớt chia buồn vui nữa rồi.

Guồng quay cuộc sống khiến tôi và Gió ngày càng xa nhau, kể từ ngày biết Gió đã có người quan trọng trong tim tôi cũng tập cho mình thói quen đừng hy vọng quá nhiều về Gió. Đơn giản tôi quên rằng thật sự tôi không bao giờ nắm bắt được cậu ấy, Gió sinh nhằm vào những ngày giữa cung song tử, mà song tử lại thuộc nhóm khí vậy nên cậu ấy như một cơn gió. Tôi chấp nhận để Gió được tự do theo đuổi những gì cậu ấy thích miễn sao tôi và Gió vẫn là bạn bè, có thể như vậy sẽ tốt hơn chăng?

Thời gian trôi rất nhanh, trái tim của Gió một lần nữa thuộc về người con gái khác. Lần này là một cô gái hơn Gió một tuổi và tất nhiên cuộc tình lần này tôi có biết chút ít hơn so với lần trước. Tôi chỉ biết xót thay khi Gió nói cậu ấy sẽ từ bỏ. Gió đã làm tổn thương cô ấy quá nhiều, những gì cậu làm cho cô ấy không xứng với những hy sinh mà cô ấy đã bỏ ra, vốn dĩ mối tình này không thể trọn vẹn vậy mà ngay từ đầu cậu vẫn chấp nhận cô ấy để quên đi mối tình đầu. Nhưng đó chưa phải là điều tệ nhất, những lạc lối mà Gió vấp ngã khiến một cậu bạn mà tôi từng biết đã có những ngày dằn vặt và sa ngã. Năm cuối Gió trượt tốt nghiệp, Gió nói với tôi trong cay đắng xen lẫn nụ cười chua chát, tôi chỉ biết im lặng mặc cho ngoài trời những cơn mưa đang gào thét tựa như lòng tôi lúc bấy giờ vậy.

Phải mất một kỳ để Gió chuộc lại lỗi lầm của mình nhưng tôi đã rất vui vì Gió hình như đã thay đổi rất nhiều, ít nhất là trong khoảng thời gian đó Gió đã biết kiếm những đồng tiền bằng mồ hôi nước mắt của mình thay vì dựa dẫm vào gia đình quá nhiều. Tết về tôi và Gió vẫn luôn đi cùng nhau trong những cuộc vui của lũ bạn, nhưng hình như có lẽ sau những gì đã trải qua tôi không còn cảm giác thân thuộc như những ngày xưa nữa, bên cạnh Gió đôi khi tôi thấy mình mất tự nhiên. Những lần ngồi sau xe của Gió sao tôi thấy khoảng thời gian đó trôi qua thật là chậm, đôi khi tôi muốn ôm Gió từ phía sau nhưng lý trí không cho phép tôi làm thế. Đôi khi tôi biết Gió có rất nhiều điều muốn nói với tôi nhưng rồi lại im lặng, với tôi Gió luôn là một người đặc biệt nhưng tôi biết Gió không bao giờ thuộc về tôi.

Bây giờ Gió đã trưởng thành và chững chạc hơn rất nhiều, tôi không thấy Gió của một thời nổi loạn nữa thay vào đó là dáng vẻ của một người thành công và chỉn chu trong công việc. Với tôi chỉ cần thế là một niềm vui, ít ra sau những thất bại Gió đã biết cách đứng dậy để làm lại từ đầu, còn riêng tôi đôi khi nhận ra rằng đó chỉ là một phút thoáng qua của tuổi đôi mươi đầy mơ mộng. Hiện thực mách bảo tôi rằng còn rất nhiều điều cho tôi để cố gắng và sống vì tương lai đang rất xa. Ngoài kia gió vẫn thổi, và bầu trời vẫn một màu xanh thẳm...

gg
 
D

dalian231

CHẾT THỬ!​

Bước vào lớp, khuôn mặt hớn hở của tôi lập tức ỉu xìu khi nhìn thấy hai đứa bạn thân. Nhi chẳng thèm che giấu cảm xúc, gục mặt xuống bàn, không rõ là đang khóc, đang ngủ, hay đơn giản chỉ là gục đầu xuống bàn. Khác hẳn với Minh, cố kể những câu chuyện cười chẳng hài hước chút nào rồi cười một mình. Ai cũng biết Minh đang gượng cười để che giấu trái tim đang khóc của mình. Riêng Nhi không biết.

***

- Minh chẳng quan tâm đến tao đâu, cậu ấy trông thật vui vẻ, nhìn tao này, tao thảm hại kinh khủng. - Nhi nói với tôi mà đôi mắt như đang khóc, tay càng nắm chặt cái vòng cổ đang nắm gọn trong lòng bàn tay.


Tôi đưa Nhi tờ khăn giấy, sẵng giọng

- Không tin, thì tao cũng chịu.

Nhi kể cho tôi nhiều thứ, kể rằng hai đứa đã chia tay như nào, kể rằng Nhi cảm thấy ra sao, và cũng kể rằng cậu muốn biến mất khỏi thế gian này vài ngày. Để biết rõ tình cảm của Minh, kể về những kỉ niệm của hai đứa, về chứng mất ngủ gần đây của Nhi,...

- Ơ gì cơ? – tôi hỏi

- Gì chứ? – Nhi nheo mắt nhìn tôi

- Mày vừa nói gì, nhắc lại xem.

- Tao nói tao bị mất ngủ, mày có để ý không đấy?

- Không , không, trước đó cơ – tôi xua xua tay, trong đầu nảy ra một ý tưởng

- Trước đó, khi tao kể về buổi tham quan của lớp mình á?

- Không, không, mà thôi, quên đi, tao về trước nhá.

Tôi biết bỏ lại một đứa bạn đang tổn thương là một ý không hay, nhưng Nhi ơi, tao sẽ tìm cách giúp mày thay vì ngồi nghe mày kể chuyện. Nhi vẫn ngồi đó, nhìn tôi đầy ngạc nhiên. Thanh toán tiền nước, tôi dắt xe và đạp với tốc độ khủng khiếp về nhà.

Đúng như dự tính, Trang – bạn thân của Nhi, Minh và tất nhiên là cả tôi gọi cho tôi ngay khi xe vừa dừng trước cửa nhà để hỏi về cuộc nói chuyện với Nhi

- Nhi thế nào rồi, mày khuyên nó chưa? Nó có dấu hiệu gì bất thường không? – Trang xốt xắng trong điện thoại

- Từ từ nào, qua nhà tao đi, tao có ý này hay cực, qua ngay đi, nhanh lên

- Gì nữa đây – Trang hỏi vẻ nghi ngờ

- Gì là gì? Cứ qua thì biết – tôi nói, giọng bực bội

5' sau, Trang có mặt ở nhà tôi. Ngay lập tức, tôi lôi nó lên phòng, đóng sập cửa lại trước con mắt ngạc nhiên của mẹ.

1h đêm, chuông điện thoại reo làm Minh khó chịu. Phải rồi, có ai không khó chịu khi bản thân phải cố gắng lắm mới gạt được những suy-nghĩ-dài-dằng-dặc-trước-khi-ngủ ra khỏi đầu để ngủ lại bị gọi dậy một cách phũ phàng như thế này cơ chứ.

- Alô – tất nhiên với tính cách của Minh, nó vẫn bằng cái giọng có hơi ngái ngủ, nhưng vẫn lịch sự trả lời điện thoại

- Chết rồi mày ơi, cái Nhi, nó nói chán đời, rồi từ tối đến giờ không thấy nó về nhà nữa, ba mẹ kiếm cũng không thấy, tao và Trang đoán nó ra cái hồ gần khu chung cư nó ở, chỗ ********* hay đến ăn kem khi trước ấy, mày ra ngay đi, nó làm gì dại dột thì chết – tôi nói dối một lèo, một cách hoàn hảo, chẳng vấp chỗ nào

Minh hoảng hốt chẳng nói một lời, nó vớ cái áo khoác vắt vẻo ở đầu giường, lấy xe phi một mạch ra "chỗ hẹn hò xưa" của hai đứa...

Một nơi khác, một thời điểm khác, cụ thể là 1h15 cùng ngày. Nhi đang ôm chân khóc vội bật dậy, chạy ra khỏi nhà, vẫn y nguyên bộ đồ ngủ. Vừa đi, từng dòng tin nhắn của Trang lại vang lên: "ba mẹ Minh không thấy nó về nhà, gọi cho mấy đứa con trai lớp mình, tụi nó bảo họp nhóm thằng Minh xin về sớm, rồi lúc về thấy nó ở chỗ cái hồ gần nhà mày, tụi nó nghĩ Minh buồn nên mặc kệ, nhưng bây giờ, đêm hôm thế này còn chưa về, tao lo lắm..." Trang mất đến 15 phút để soạn cái tin nhắn, nó thấy hơi tội lỗi, nhưng rồi cũng tạch lưỡi cho qua, vì dù sao cũng không thể tội lỗi bằng cái đứa phải nói dối trực tiếp...

- 1 giờ 30 đúng, tao căn giờ quá chuẩn luôn, Trang tặc lưỡi nói với tôi ngay khi hai nhân vật chính xuất hiện

- Mà này, tự nhiên tao thấy lo quá, nhỡ hai đứa chẳng những không làm lành mà lại quay ra giận tụi mình thì sao?

- Thì tao với mày chơi với nhau – nó đáp tỉnh queo, nhưng chẳng hiểu sao, lại làm tôi bớt lo.

Hai nhân vật chính gặp nhau đúng theo kế hoạch của tôi.

- Nhi không sao chứ - Minh mở lời, nhìn Nhi với nguyên một bộ: đồ ngủ Minh tặng sinh nhật, vòng cổ đôi hai đứa mua dịp Valentine, thậm chí, đôi dép bông con thỏ đi trong nhà cũng là Minh chọn cho Nhi nữa.

Nhi đỏ mặt:

- Không sao! Hả, mà Nhi tưởng, Minh mới là cái đứa "làm sao" chứ?

- Minh làm sao cơ, không phải Nhi định làm gì dại dột à? Minh ngạc nhiên

- Hai đứa khỉ - nó hiểu ra rồi, tôi không nhịn được cười

- Ừ, đúng là hai đứa hâm, mà không bằng hai đứa nào đó – Minh nói, nắm tay Nhi và lén nhìn nó...

Hai đứa cầm tay nhau, ngồi xuống thảm cỏ như trước đây như chúng nó vẫn làm, và thầm cảm ơn hai đứa trời đánh đang cười hỉ hả trong lùm cây gần đó...

- Trang này, khi người ta yêu nhau, người ta sẽ quay lại với nhau nhỉ.

Trang nhìn tôi cười:

- Từ bao giờ mày bắt đầu sến súa thế, lo kiếm người thương đi thì sẽ biết.

Phải rồi, tôi gật gù...

Kata - gg
 
P

phnglan

Câu chuyện xúc động này đang lan truyền khắp thế giới mạng, khiến nhiều người phải thán phục trước tình mẫu tử thiêng liêng và tinh thần dũng cảm của người Nhật.

***

Sau khi động đất qua đi, lực lượng cứu hộ bắt đầu các hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Và khi họ tiếp cận đống đổ nát từ ngôi nhà của một phụ nữ trẻ, họ thấy thi thể của cô qua các vết nứt. Nhưng tư thế của cô có gì đó rất lạ, tựa như một người đang quỳ gối cầu nguyện; cơ thể nghiêng về phía trước, và hai tay cô đang đỡ lấy một vật gì đó. Ngôi nhà sập lên lưng và đầu cô.

Đội trưởng đội cứu hộ đã gặp rất nhiều khó khăn khi anh luồn tay mình qua một khe hẹp trên tường để với tới thi thể nạn nhân. Anh hy vọng rằng, người phụ nữ này có thể vẫn còn sống. Thế nhưng cơ thể lạnh và cứng đờ cho thấy cô đã chết.

Cả đội rời đi và tiếp tục cuộc tìm kiếm ở tòa nhà đổ sập bên cạnh. Không hiểu sao, viên đội trưởng cảm thấy như bị một lực hút kéo trở lại ngôi nhà của người phụ nữ. Một lần nữa, anh quỳ xuống và luồn tay qua khe hẹp để tìm kiếm ở khoảng không nhỏ bên dưới xác chết. Bỗng nhiên, anh hét lên sung sướng: "Một đứa bé! Có một đứa bé!".

Cả đội đã cùng nhau làm việc; họ cẩn thận dỡ bỏ những cái cọc trong đống đổ nát xung quanh người phụ nữ. Có một cậu bé 3 tháng tuổi được bọc trong một chiếc chăn hoa bên dưới thi thể của người mẹ. Rõ ràng, người phụ nữ đã hy sinh để cứu con mình. Khi ngôi nhà sập, cô đã lấy thân mình làm tấm chắn bảo vệ con trai. Cậu bé vẫn đang ngủ một cách yên bình khi đội cứu hộ nhấc em lên.

Bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra sức khỏe của cậu bé. Sau khi mở tấm chăn, ông nhìn thấy một điện thoại di động bên trong. Có một tin nhắn trên màn hình, viết: "Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con".

Chiếc điện thoại di động đã được truyền từ tay người này sang tay người khác. Tất cả những ai đã đọc mẩu tin đều không ngăn nổi dòng nước mắt:

"Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con".


gg
 
D

dalian231

Đoạn hội thoại đáng suy ngẫm giữa bác sĩ – bệnh nhân​

Bác sĩ có thể nói cho tôi biết, tôi có thể sống bao lâu nữa không để tôi thu xếp nhà cửa?
- Cháu nói thật, không dám chắc chắn về điều gì. Có những thứ hôm nay đúng, ngày mai lại sai. Có những thứ ngỡ là phước nhưng lại là hoạ. Điều quan trọng bây giờ không phải là chú sống bao lâu, mà sống có thật sự sâu hay chưa?

Sáng nay một bệnh nhân nam 50 tuổi, làm ruộng, quê ở Tiền Giang đến khám bệnh xin thử mỗi đường huyết. Mình mới hỏi :

– Sao chú muốn thử đường huyết?

– Vì tôi sụt cân nhanh, người ta nói do bệnh tiểu đường.

– Đã bỏ công từ quê lên đây, sao chú không khám tổng quát luôn? Giả sử thử máu có kết quả bị *** tháo đường thì cũng phải xem chức năng gan, chức năng thận, và đánh giá biến chứng mới điều trị được chứ.

Mình vừa giải thích vừa nhìn bệnh nhân, và mình hiểu vẻ ngập ngừng đắn đo ấy, có lẽ bệnh nhân nghèo.

– Dạ, thử hết mấy thứ đó bao nhiêu bác sĩ?

– Bệnh viện công giá rẻ lắm. Chú đi thử đi.

Khi mình cầm kết quả phim phổi trên tay, tự nhiên mình nghẹn lời. Dù rằng mỗi ngày mình tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân với đủ loại bệnh tật khác nhau.

– Chú hút thuốc nhiều không?

– Cỡ 1 gói 1 ngày. Bữa nào buồn hút nhiều hơn.

– Chú uống rượu nhiều không?

– Mỗi ngày, nhưng chủ yếu vui chơi với anh em, người vài xị.

– Chú có vợ con gì không?

– Dạ, một vợ, 3 con. Nhưng nhà có vài công ruộng, nên vợ con bỏ lên Bình Dương làm công nhân hết rồi.

– Cháu nghĩ chú nên qua khám bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.

– Tôi bị lao hả bác sĩ.

– Cháu cũng hy vọng là lao. Nhưng ….

– Bác sĩ cứ nói đại đi. Tôi ở quê lên khám bệnh cực lắm.

– Cháu cũng nghĩ đây là khối u. Nhưng chú biết đó, có u lành u ác. Mà u ác bây giờ có thể trị được.

– Ý bác sĩ là ung thư phổi hả?

– Chưa chắc đâu. Phải làm thêm xét nghiệm, sinh thiết … mới có thể kết luận.

Đoạn hội thoại đáng suy ngẫm giữa bác sĩ – bệnh nhân
Đoạn hội thoại đáng suy ngẫm giữa bác sĩ – bệnh nhân
Một khoảng im lặng kéo dài. Mình nhìn khuôn mặt bệnh nhân từ trắng bệch chuyển sang tím tái và khoảng 15 phút sau mới trở lại như bình thường.

– Ung thư phổi thì sống được bao lâu bác sĩ?

– Chưa chắc đây là ung thư. Nhưng nếu là ung thư thì có thể vài tháng, vài năm… Tuỳ vào cơ địa mỗi người, tuỳ vào đáp ứng điều trị.

– Tại sao lại là tôi chứ?

– Tại sao không là chú?

– Tại ….

Lại một khoãng im lặng kéo dài. Mình không nỡ mời bệnh nhân kế tiếp dù sáng thứ hai rất đông.

– Tôi về bỏ thuốc lá và rượu có thể cứu vãn được không?

– Cháu nghĩ, bỏ được thì tốt. Nhưng bây giờ việc này không còn ý nghĩa nữa rồi.

Mình vẫn hay tự hỏi : Rượu bia và thuốc lá có điều gì hấp dẫn đến vậy, nhưng không có câu trả lời.

Lúc trước mình còn ngạc nhiên khi thấy Việt Nam là nước tiêu thụ rượu bia và thuốc lá lớn nhất thế giới, bây giờ thì mình không còn ngạc nhiên nữa. Vì đã hiểu một phần. “Vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, không vui không buồn cũng nhậu”, hình như rất đúng khi mô tả con người Việt Nam. Mỗi chiều tối đi làm về thấy quán nhậu nào cũng đông nghẹt khách. Hết chén chú rồi đến chén anh.



Rồi một ngày nào đó bệnh tật kéo đến. Có những bệnh có thể chữa lành, có những bệnh tiền mất rất nhiều nhưng không thể cứu vãn. Dù vẫn biết ung thư là “trời kêu ai nấy dạ”, nhưng mình không tin là mỗi ngày mình sống không tác động gì đến nó. Bạn thử nhìn xem, một người béo phì, ăn nhiều lười tập thể dục… làm sao mà không đủ thứ bệnh về chuyển hoá, một người suốt ngày hút thuốc uống rượu làm sao tránh khỏi ung thư phổi, xơ gan? May mắn lắm cơ địa người đó đặc biệt.

– Bây giờ tôi phải làm sao?

– Bây giờ cháu cho thuốc tiểu đường cho chú, còn bệnh phổi chú phải qua bên Phạm Ngọc Thạch, bên đó chuyên hơn.

– Bác sĩ có thể nói cho tôi biết, tôi có thể sống bao lâu nữa không để tôi thu xếp nhà cửa.

– Cháu nói thật, không dám chắc chắn về điều gì. Có những thứ hôm nay đúng, ngày mai lại sai. Có những thứ ngỡ là phước nhưng lại là hoạ. Điều quan trọng bây giờ không phải là chú sống bao lâu, mà sống có thật sự sâu hay chưa?

– Sống thật sâu?

– Đúng rồi. Chú còn rất nhiều thời gian để suy nghĩ về điều đó. Ví dụ như có bao giờ chú đến quỳ bên gối mẹ của chú và thì thầm lời cám ơn? Ví dụ như có bao giờ chú chở ba chú qua con đường làng nơi ngày xưa ba chú dẫn chú đi học? Ví dụ như có bao giờ chú cám ơn người vợ rất mực dịu hiền và chung thuỷ đã đi với chú gần ấy năm mà không một tiếng than van dù chú nát rượu và nghiện khói thuốc?

– Bác sĩ … Tôi … Tôi chưa từng nghĩ đến điều đó.

– Chú có bao giờ quan tâm đến những đứa con mình? Chú có nghĩ rằng một lời hỏi han của chú thôi đủ làm họ hạnh phúc?

– Ơ …

– Vậy đó, sống sâu là sống với những điều nhỏ bé đơn giản như thế đó. Cuộc sống vô thường và con người ai mà không có bệnh có tử. Sau giai đoạn choáng rồi, chú sẽ chấp nhận được thôi. Từ chấp nhận đến quay lại nhìn về chính mình gần trong gang tấc.

– Cám ơn bác sĩ.

—-

– Chú ấy là gì của anh?

– Cha ruột.

– Anh có hay đưa chú đi khám bệnh không?

– Bận lắm bác sĩ ơi, với lại ở xa nhau.

– Anh có biết ba anh bị ung thư phổi?

– Dạ….

– Ông ấy hút thuốc nhiều lắm không?

– Chẳng những hút thuốc còn uống rượu. Mỗi khi say xỉn về là đập phá nhà cửa chửi bới vợ con…. Tôi nói thiệt từ nhỏ đến giờ ổng chưa dạy tôi bất cứ điều gì. Anh em tôi chẳng được đi học….

– Anh có hận chú không?

– Không.

– Không?

– Dạ, dù xấu hay tốt ổng cũng là cha mình mà bác sĩ. Đúng hay sai đâu có lỗi do ổng, tại ông bà hay môi trường sống nó thế.

Mình bất ngờ trước cách trả lời của người con, khi mình mời bệnh nhân ra ngoài để gặp riêng.

Anh ta làm công nhân, chắc chắn là ít học. Nhưng học chữ cho nhiều vào làm gì, bằng cấp tiến sĩ giáo sư làm chi mà không biết quan tâm yêu thương cha mẹ già, không biết sống sao cho có tình có nghĩa.

– Bệnh này điều trị tốn kém lắm. Về mua bảo hiểm gấp đi. Được đồng nào hay đồng đó.

– Dạ.

Nhìn hai cha con bước ra khỏi phòng khám mà lòng mình chùng xuống. Mình mong có phép lạ xảy ra, bởi một người con chí hiếu không bao giờ người bạn cuộc sống lại làm ngơ.

– Dù xấu hay tốt ổng cũng là cha của mình. Câu nói ấy theo đuổi mình tới tận giờ này!

Nguồn: Trích internet
 
D

dalian231

Học cách bỏ bớt để tập trung hơn


Ở một vùng quê nọ, có 2 cha con một nhà trồng hoa đang sinh sống trong một khu vườn rộng lớn. Người cha chăm chỉ, yêu lao động và được cả xã hội công nhận về thành công trong lĩnh vực trồng hoa. Còn người con có rất nhiều tài. Anh lớn lên trong vòng tay yêu thương và đầy đủ vật chất mà người cha ban cho. Anh đã học được nhiều nghề, làm được nhiều điều hay. Nhưng ở tuổi 35, anh vẫn là một người vô danh trong xã hội.

Anh luôn suy nghĩ về điều này, vẫn không thể hiểu tại sao mình làm nhiều điều hay mà đến giờ vẫn là người vô danh.

Người cha hiểu ý, liền đưa anh đến vườn hoa mà ông chuẩn bị thu hoạch. Ông chỉ vào cây bông hồng to nhất, đẹp nhất và rực rỡ nhất nằm giữa vườn cho cậu con trai và hỏi:

– Con có biết tại sao cây bông hồng kia lại to và đẹp rực rỡ hơn các cây khác không?

– Có phải vì cha mua giống mới không?

– Không phải, người cha đáp, tất cả đều chung một giống hoa con ạ.

– Thế có phải cha tưới cho nó nhiều nước và bón cho nó nhiều chất dinh dưỡng hơn không?

– Cũng không phải. Điều kiện chăm sóc và môi trường sinh trưởng của chúng đều như nhau.

– Vậy thì chắc là đất ở chỗ đó tốt hơn?

– Con lại sai nữa rồi. Đất cũng giống nhau.

Người con không biết trả lời sao nữa. Anh nghĩ mãi nhưng vẫn không thể giải thích nổi.


Lúc này, người cha mới ôn tồn bảo:

– Con có nhận thấy cây bông hồng này ít lá và ít nụ không?

– À đúng rồi. Nhưng có nghĩa là gì hả cha?

– Trong khu vườn này, chỉ duy nhất có cây bông này là ta thường xuyên nhìn tới. Khi thấy nhiều lá mọc quanh nó, ta tỉa bớt. Khi thấy nó có nhiều chồi, nhiều nụ đâm ra, ta cũng tỉa bớt.

Người con có vẻ hiểu ra điều gì đó, gật đầu liên tục. Người cha tiếp lời:

– Tất cả các cây hồng đều có điều kiện sống như nhau, nhưng cây này lại được đặc ân của ta là tỉa bớt cành, nụ và lá nên chất dinh dưỡng sẽ tập trung vào bông hoa, không bị phân tán đi nơi khác. Chính vì thế nó to hơn, đẹp hơn và rực rỡ hơn.

Trầm ngâm một lúc, ông lại tiếp:

– Cũng như con, tuy con rất giỏi, rất nhiều tài, làm được rất nhiều việc nhưng vẫn giống như những người khác vì con thiếu tập trung, bị phân tán năng lượng và thời gian vào quá nhiều thứ. Con cần phải xác định mình sẽ trở thành người như thế nào trong 5 năm tới. Con đam mê gì nhất, điều gì khiến cho con trăn trở nhất, điều gì khiến con có thể sống chết với nó, không quản khó khăn? Lúc đó con sẽ là người thành công, con trai ạ.

Lúc này, người con đã hiểu ra vấn đề. Anh khóc rồi quỳ xuống hôn vào tay người cha và cảm ơn ông về câu chuyện đã giúp anh nhìn nhận cuộc đời tốt hơn.

Vậy đấy các bạn ạ. Ai cũng có nhiều mối quan tâm, nhiều sự lựa chọn trong cuộc sống và sự nghiệp. Nhưng nếu không biết cách bỏ bớt để tập trung cho điều mình mong muốn thì mãi mãi vẫn sẽ là người vô danh.

Nguồn: trích internet
 
D

dalian231

Ai là thiên thần?

– Sắp rớt cái mỏ rồi kìa, cha nội!

Mến nguýt dài.

Dường như chẳng để tâm đến sự khó chịu của cô bạn, Long vẫn tay chống cằm, mắt mơ màng, mỏ há hốc nhìn ra xa xôi.

– Tuyệt như thiên thần ấy.

Long thẫn thờ, mặt cười nghệch ra.

***

Cô nàng ấy là Hà, mới chuyển nhà về khu này được khoảng 3 tháng. Đấy, mới có 3 tháng mà tên Long đã như chết dẹp dưới chân nàng ta.

– Thật là nhục mặt nam nhi!

Mến bực bội quay quả đi ra cửa, xỏ dép lẹp bẹp về nhà.

Hà như các cô tiểu thư trong tiểu thuyết ấy. Da trắng bóc, tóc dài chấm lưng mà đen mượt bóng bẩy chứ chẳng hanh hanh màu nắng, da nâu bánh mật như Mến. Cứ tầm chiều, Hà sẽ ngồi bên khung cửa sổ to, lồng lộng gió và chơi đàn. Cây đàn to lắm, nhiều phím trắng đánh vào phát ra âm thanh nghe thật đắt tiền.

Ừ thì Hà đẹp, giàu, biết đàn hát. Hà học ở trường điểm chứ chẳng phải ngôi trường hạng xoàng mà Mến, Long và tất thảy bạn bè trạc lứa sống cùng khu đang theo học. Hà đi học có xe hơi đưa đón, chứ chẳng đạp xe cọc cạch như (tụi) nó. Ừ! Thì sao? Chẳng lẽ vì vậy được gọi là “thiên thần” rồi à? Nhảm nhí!

– Tui đã thấy Hà đi đến trường nuôi dạy trẻ khuyết tật để tặng nhiều bánh kẹo cho mấy đứa nhỏ, còn tặng cả bút vở nữa. Người giàu mà không chảnh chọe, tốt bụng nhân ái thế kia, chẳng thiên thần là gì?

Mến tròn mắt. Hết lý để cãi với Long.

Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật với Long chẳng khác gì ngôi nhà thứ hai. Em trai của Long, từ khi chào đời đã không may bị nhiễm chất độc màu da cam. Nói đúng hơn, là em trai cùng mẹ khác cha của nó. Bố ruột Long là ai, Long cũng không biết và chắc chẳng ai được quyền biết ngoài mẹ Long. Dượng Long bây giờ, là người đã đứng ra nhận làm cha của cái thai trong bụng mẹ – tức Long — cứu vớt danh dự cho mẹ nó.

Long sáng trước khi đến trường thì chở em đi học. Trưa, nó xách cơm sang trường em dù phải đạp xe dưới nắng, đi đi — về về gần cả tiếng chỉ để em không phải ăn trưa một mình. Kết thúc giờ học chiều, Long lại tất tả đạp xe đi đón em.

– Tui còn sống, rồi lớn được tới ngần này cũng nhờ bố mà. Tui may mắn khỏe mạnh, không lãnh phần chăm lo cho thằng Tí thì coi sao đành.

***

– Chị Mến buồn. – Thằng Tí ngô nghê lết ra chỗ Mến đang ngồi.

Mến ngồi ở bậc cửa đợi Long hơn một tiếng rồi, mọi hôm Long hẹn giờ nào là đúng giờ ấy mà. Hôm nay hẹn với Mến cùng đi thuê tiểu thuyết, thuê truyện tranh cho cả Tí nữa, sao hắn lại mất tăm thế này?

Mến ôm nhóc Tí vào lòng, hôn lên tóc nó:

– Anh hai Tí xấu lắm, cho chị Mến leo cây rồi.

– Anh Long đi coi thiên thần thi hát trên nhà văn hóa, cho chị Mến leo cây rồi.

Tí nói vang vang. Mắt Mến từ bừng bừng ngạc nhiên rồi chợt ầng ậc nước, nó bế thằng Tí ra khỏi lòng, bước đi như bỏ chạy:

– Chị về! Khỏi nói anh hai chị có ghé nhen.

Hà “thiên thần” được cả xóm khen là con nhà giàu mà chẳng đua đòi, rất ngoan ngoãn, thục nữ. Hà đi đâu cũng ngọt lạt chào hỏi, lại dạ thưa cô chú đàng hoàng, lễ phép. Đã thế, Hà còn từ tâm, hay đi mái ấm nhà mở trao quà, hô hào hát hò ca múa trên nhà văn hóa quyên tiền làm từ thiện.

Mến nghe hết, lặng lẽ thở dài. Thở dài chẳng phải vì ganh tị hay ghét bỏ gì Hà. Mến thở dài chỉ vì Long ngồi nghe kể chuyện “thiên thần” mà đắm đuối hâm mộ như được rót mật vào tai.

– Tui thích Hà rồi. Thích như trong mấy cái truyện sến sến Mến hay đọc á.

Long hẹn Mến ra bờ sông tám chuyện làm con nhỏ mừng húm vì lâu rồi không gặp, tưởng Long biết Mến giận vụ cho nhỏ leo cây nên ra xin lỗi. Vậy mà, ngay câu đầu tiên, Long đã làm Mến tức muốn đạp hắn xuống sông cho rồi.



– Thích…thì đi mà nói với nó. – Mến gằn giọng

– Người ta tốt vậy, đẹp nữa, lại con nhà giàu, hoàn hảo như thiên thần, như tiên nữ vậy. Sao tui xứng chứ…

Long nói lí nhí buồn buồn. Mến đứng phắt dậy, ào ào nước mắt, mắng sa sả:

– Có nói chuyện, có học cùng, có chơi cùng với người ta ngày nào chưa mà biết tốt biết ngoan? Nhìn xa xôi qua có cái khung cửa sổ mà tung lên tới mây xanh….

Long đi mà coi thiên thần gì đó thi hát thi múa, mai mốt khỏi hẹn gặp tui nữa. Tui chán làm thằn lằn leo cây lắm rồi.

Rồi Mến vùng chạy đi. Long ngó theo chẳng hiểu đầu đuôi cớ sự gì cho cái tức tối của Mến. Đầu nó chỉ nghĩ ra duy nhất một lý do chính đáng.

– Hai buồn giống chị Mến — Thằng Tí dụi đầu vào ngực Long, thủ thỉ

– Chị Mến sao càng ngày càng xấu tính, giờ còn ganh tị ra mặt với Hà.

– Sao hai thích chị Hà ?

Long ôm cái đầu to, quàng cái tay, cái chân khẳng khiu hệt que cây của Tí choàng lên người mình, xoa nhẹ lưng Tí như cách thằng bé vẫn thích:

– Tại Hà không có sợ Tí…

Rồi Long khựng lại, chợt thấy cái câu này làm lương tâm nó trở chứng bồn chồn, kì cục lắm!

Con gái khu này, đâu phải chỉ mình Hà là không sợ Tí.

Long trân trối đứng nhìn cái cảnh tượng vừa xảy ra trước mắt mình. Thằng Tí ngồi khóc oa oa dưới đất, nước mắt nước mũi kèm nhèm. Bên cạnh, là Hà —thiên thần của Long— đang dùng cái ánh mắt sợ sệt nhìn Tí. Hà đứng áp sát vào mặt tường, hai tay khoanh lại nắm lấy nhau như bảo vệ tấm thân ngà ngọc trước điều gì đó nhơ nhớp, nguy hiểm và như bệnh truyền nhiễm đang hoành hành trong cái phòng này, trong cái trường dạy trẻ khuyết tật này vậy.

– Mấy cô ẵm thằng nhỏ đi đi, sao nó kì quá ở đâu nhào ra ôm cứng ngắc tiểu thư, làm cổ sợ hết hồn thấy chưa?

Người đàn ông cao ráo gằn giọng uy quyền trong vai quản lý. Xong, ông ta ngoái nhìn tốp người đứng gần cửa ra vào, đổi thái độ, xởi lởi rất tuồng:

– Mấy cảnh quay hư này thiệt làm phí thời gian đoàn phim quá. Nào! Chúng ta dựng làm lại thôi…

Tầm tháng sau, tivi phát sóng chương trình Người tốt việc tốt: “Tiểu thư Trần Hà con gái tổng giám đốc X xinh đẹp, hiền thục, lại có tấm lòng nhân ái đáng quý….”

Cả xóm ai cũng ồ ồ lên mà khen Hà. Có người còn nói với Long, sao Long không đẩy thằng Tí ra để Hà ôm ấp, tặng quà đặng lên tivi cho oai. Long cười méo xệch, dắt Tí đi nhanh về nhà.

– Chị Mến đem canh chua cá bông lau để sau bếp một tô.

Tí nói, trong khi bàn tay đang đánh vật với cây viết chì và cuốn tập trắng.

Long ra sau bếp, giở cái vung inox nhìn tô canh chua ngon lành có miếng tỏi phi đúng điệu bên trên mà nghe cái vị ngọt ngào túa ra đầy khắp lòng dạ.

– Tí! Muốn đọc truyện gì, mai anh với chị Mến đi thuê?
 
D

dalian231

Một lần con hiểu mẹ


Từ bao giờ, như một thói quen ăn sâu tận trong tâm thức, Nó rất ghét, ghét cay ghét đắng bà mẹ kế, người đàn bà tật nguyền suốt đời phải ngồi trên chiếc xe lăng, đã thế bà ta lại bị bỏng nặng, khuôn mặt đỏ ửng hằn những vết sẹo loang lỗ hệt như 1 cương thi, chỉ nghĩ đến thôi cũng đủ sợ mất hồn.
Vì ghét bà ấy, nó ghét lây sang Ba nó, nó nghĩ hoài, nghĩ mãi. Không hiểu bà ta bỏ bùa mê thuốc lú gì mà ba nó lại rước gánh nặng ấy về. Thà nuôi 1 con Chó giữ nhà còn có ích hơn. Đời này thiếu gì đàn bà để Ba nó phải làm như vậy, khiến nó xấu hổ đến nỗi chưa bao giờ dám dẫn bạn về nhà.
Thế nhưng cuộc đời đúng là tréo nghoe, trêu ngươi con người, Nó càng ghét Bà ấy chừng nào thì bà ấy càng thương nó chừng ấy, bà ấy càng thương Nó thì Ba Nó càng thương bà ta nhiều hơn. Hài không tả nỗi vì gia đình nhà nó.
Hồi còn nhỏ tính nó đã tinh nghịch, phá phách, lại háu thắng, 1 lần đánh nhau với thằng nhóc con nhà hàng xóm tơi bời hoa lá cải, nguyên do chỉ vì thằng kia trêu Nó có bà mẹ dễ thương, xinh đẹp. Nỗi uất ức bao ngày qua cố kìm nén nay được nhỏ kia khơi dậy. Nó bươm thằng kia tăm tối mặt mày, sứt đầu mẽ trán đến nỗi cha mẹ nhận không ra, ông hàng xóm dẫn con sang tận nhà mắng vốn luôn cả Ba nó, bảo rằng ông không biết dạy con. Kết quả là nó bị ba ” dạy” cho trận đòn thừa sống thiếu chết. Lúc ấy Mẹ kế còn đi được nhưng khó khăn lắm, phải lê lết, chống nạn. Thấy ông giận dữ ước chừng có thể vồ lấy nó ăn tươi nuốt sống, bà nhoài người đưa thân ôm nó đỡ trận đòn roi. Nào ngờ không những không chút cảm kích biết ơn, nó dùng chút sức lực yếu ớt còn lại vùng vẫy, xô bà lăn nhoài xuống đất.
” Bà khỏi giả nhân giả nghĩa trước mặt Ba tôi đi, thấy tôi bị vậy bà vui lắm chứ gì. Bà cướp ba khỏi tay Mẹ tôi, khiến mẹ tôi chết, khiến gia đình tôi tan cửa nát nhà. Vậy chưa đủ sao. Bà còn muốn gì nữa, nhìn lại bà coi, người không ra người, ma chẳng ra ma, bà đi chết đi”. Nó nói không chớp mắt như lập trình sẵn, đôi mắt đỏ ngầu hằn sâu tia lửa hận. Suy nghĩ của 1 thằng nhóc con mấy lớn khiến Ba nó và bà vô cùng ngạc nhiên. Bà hoàn toàn nín lặng.
Đồ trời đánh… Ba nó thét lên
Anh đừng nói con như vậy mà, Nó còn nhỏ chưa hiểu gì đâu ….bà đỡ lời, nước mắt rơi hối hả.
Ông càng đánh nó càng im lặng, mặt cứ nhơn nhơn như thể trêu ngươi, chọc tức 2 người.
Thời gian trôi nhanh, nó ngày càng lớn dần theo năm tháng, tiếp nối nỗi hận thù với bà cũng tăng dần đều theo tỉ lệ thuận.
Về phần bà, bị hoại tử đến nỗi liệt cả 2 chân, không thể đi được. Người người thấy Bà ai cũng đau lòng, thương xót. Nó thì cười, cho đó là điều tất nhiên, là quả báo.
Rồi Nó học đại học, họa hoằn lắm tết nhất mới miễn cưỡng mò về nhà, vì gặp bà, thấy mặt bà nó lại chướng tai gai mắt, khó ưa.
Giữa kỳ 1 năm 2.
Đang cắm bút ôn bài thi giữa học kỳ, gần 12h đêm nó nhận được điện thoại của Ba nó.
Alo?
Con hả? Đến bệnh viện với Ba gấp, Mẹ con bệnh nặng lắm, phải chuyển tuyến lên thành phố… Ba nó nói trong gấp gáp.
Dạ, Ba thông cảm, giờ con bận học thi rồi Ba ơi, không đi được đâu.. Nó nói chống chế nhưng trong lòng mừng rơn, Bà đâu phải Mẹ tôi đâu, đáng lắm.
Không đi được hả con?
Dạ….
Cứu người hơn cứu hoả, biết Nó chẳng giúp được gì nên Ba nó đành tặc lưỡi cúp máy.
3 ngày sau…
Con nghe Ba…?
Mẹ con mất rồi. Ba đang làm thủ tục với bệnh viện đưa Mẹ về quê an nghỉ. Con về nhà ngay nhé.
Ngày mai con thi Ba ơi, lý do quá chính đáng mà. Nó lại đưa ra lý do, có lẽ lương tâm nó bị quỷ cướp mất rồi, nếu còn là con người, nó có thể xin nghĩ rồi mai mốt thi lại cũng được, chí ít cũng một lời chua xót với người đã khuất chứ.
Cuối cùng cũng thi xong, lần này Nó bỗng háo hức muốn về nhà kì lạ.
Trái với vẻ âu sầu, buồn bã qua từng lời của Ba nó mỗi lần nói chuyện với Nó qua điện thoại là sự tươi cười vui vẻ, yêu đời của Nó hiện giờ.
Bắt xe đò về nhà, nhìn lên bàn thờ Nó thập phần ngạc nhiên, kế bên tấm ảnh mẹ ruột nó là bức chân dung một người phụ nữ, so với Mẹ nó thì người kia nhìn trẻ, đẹp hơn gấp bội phần.
Chứ ảnh Mẹ kế đâu mà Ba chưng tấm hình này? Nó hỏi
Đó… Mẹ con đó
Hả? Nó há hốc mồm, mắt trợn tròn.
Chuyện dài lắm, con thắp nhan cho Mẹ rồi đi tắm rửa…
Để con tắm rửa rồi thắp sau cũng được mà Ba… Nó chống chế, vẫn còn hận bà ấy nhiều đến vậy, ngay cả 1 nén nhan với người đã khuất cũng nỡ lòng tính toán.
Thôi được rồi, con ngồi xuống đây Ba kể con nghe chuyện này, đừng bắt Ba phải nói., Ba chỉ Nó ngồi xuống ghế đối diện với vẻ mặt nghiêm nghị.
Chuyện gì vậy Ba?
Thì con cứ ngồi xuống đi..
Dạ, con nghe nè… Nó nói sau khi đã ngồi hẳn xuống ghế.
Con hận Mẹ lắm phải không?
Dạ không, sao Ba nghĩ vậy? Mẹ nào ở đây, Nó thầm nghĩ.
Đừng dấu diếm làm gì. Dối lòng cũng chẳng được chi. Thà con cứ nói ra hết những gì mình nghĩ đôi khi lại hay hơn. Mình đều là đàn ông mà.
???? Nó ngơ ngác.
Từ đầu tới cuối đừng nghĩ con làm vậy là con đúng. Nhầm rồi, nhầm to rồi con ạ. Tất cả chỉ con có lỗi, con sai, sai hoàn toàn và người con suốt đời phải mang ơn chính là người đang ngồi trên bàn thờ kia đang nhìn con mà không phải mẹ ruột con.
Con không hiểu ý Ba muốn nói gì ?
Con nghe Ba kể nè..
Dạ….??? Nó bắt đầu thấy hồi hộp lẫn tò mò về điều Ba nó sắp nói ra. Ba nó từ từ, chậm rãi kể.
Ngôi nhà mình đang sống thực ra là nhà của Mẹ kế con, mạng sống của con là do bà ấy cứu..
Là sao Ba?
Ngày xưa Ba với Mẹ ruột con yêu nhau thắm thiết, cưới nhau tuy nghèo nhưng vô cùng hạnh phúc. Khi con hơn 1 tuổi bỗng Mẹ con thay lòng đổi dạ, không chịu nỗi cuộc sống cơ cực nên bỏ mặc Ba con mình theo người đàn ông khác, một lần Mẹ con đi với người kia thì cả 2 cùng bị tai nạn rồi qua đời. Ba vẫn mang danh nghĩa là chồng của Mẹ con nên phải làm tròn trách nhiệm của 1 người chồng, người cha lo phần hương hoả.
Ngày Mẹ con mất Ba sống tưởng như đã chết, dẫu rằng Mẹ không còn thương nhưng Ba vẫn yêu mẹ con nhiều lắm, đầu óc lúc nào cũng bần thần, vô định. Cảm giác đó con chưa nhắm nên chưa hiểu được đâu.
Quãng thời gian ấy, để tìm quên nỗi nhớ của người chồng mất vợ, nỗi đau vì bị vợ cắm sừng cùng những lời bàn tán, dị nghị của người đời, lúc Mẹ bỏ Ba con mình, con cứ khóc hoài khi đêm khuya khát sữa giật mình tỉnh giấc lần tìm hơi mẹ, Ba chỉ biết ngập trong cơn say của rượu.
Một ngày nọ con lên cơn sốt phải nằm viện cả tháng trời, Mẹ kế con lúc ấy là một y tá xinh đẹp mặn mà, nhiều người thầm thương trộm nhớ muốn kết tóc xe duyên nhưng Bà chưa chịu. Thấy con thông minh, dễ thương, nhìn Ba cực khổ bỏ công bỏ việc chăm lo cho con nên Bà đem lòng thương cảm. Ngày ngày Bà ấy giúp Ba săn sóc Con, tới khi con về nhà điều trị, hôm nào Bà cũng qua thăm hỏi, thuốc men.
Rồi Ba và Bà ấy có cảm tình với nhau, yêu nhau lúc nào không hay.
Khi gia đình bên ấy biết chuyện thì ra sức cấm cản, thứ nhất do gia đình mình nghèo, thứ 2 Ba đã qua 1 đời vợ, thứ 3 nữa là vợ chết, họ sợ Bà ấy quen Ba rồi sẽ nhận lại kết cục của Mẹ con.
Ba cũng suy nghĩ nhiều lắm. Sợ đi thêm bước nữa sau này con riêng con chung con chồng con vợ về sau con sẽ chịu khổ, Ba đã nhiều lần buông tay, nhưng Bà không chịu, vẫn 1 lòng với Ba, nhìn cách Bà ấy yêu thương Con như con ruột ba tin tưởng, không thể kìm lòng.


Mẹ với Ba cưới nhau mà không hoa không đèn, không mâm cao cổ đầy. Không bạn bè, bà con hai họ. Thiệt thòi lắm.
Nói đến đây mắt ông chớm đỏ, giọng ông khuất nghẹn như khựng lại.
Thế thì có liên quan gì tới con hả Ba?
Mẹ chấp nhận từ bỏ công việc về ở với Ba Con mình trong ngôi nhà ván đơn sơ lụp xụp ngày trước Ba với Mẹ con từng sống. Từ một tiểu thư đài cát, danh gia vọng tộc, ngập trong nhung lụa gấm vàng, nay phải thay đổi bản thân sống cùng Ba Con mình trong cơn cơ cùng bĩ cực.
Hôm ấy Ba có việc ra ngoài, Con nghịch ngợm, mãi chơi làm đổ cây đèn dầu, gặp tiết trời mùa hè hanh khô, cộng thêm nhà ván dễ bắt lữa, lúc Ba về tới nơi thì hoảng hồn nghe mọi người hô hoán, tìm cách dập lữa. Trong nhà lúc ấy chỉ có 2 Mẹ con. Mẹ vừa thoát ra ngoài sân đã hỏi …
Con mình đâu?
Chỉ kịp nghe Con còn ở trong Bà đã chạy ngược vào.
Khi Mẹ bế con ra khỏi nhà lúc ấy con đã bất tỉnh vì ngạt khói, nhờ Mẹ dùng trọn thân mình che chở con mới thoát khỏi lưỡi hái của tử thần, mặc cho người Mẹ lúc ấy bắt lữa phừng phực như một ngọn đuốc sống.
Nhờ đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp thời nên giữ được tính mạng nhưng khuôn mặt, hai chân Mẹ bỏng hoàn toàn.
Trong cơn mê sản Bà ấy vẫn cứ gọi tên con thống thiết.
Anh ơi, con sao rồi,…con sao rồi… Anh ơi? Lửa to lắm, nóng lắm… cứu… Cứu… Con ơi… Con đâu rồi con ơi, nghe tiếng Mẹ không con, con ở đâu sau không nói gì hết vậy… Hic… Cứu con Tôi với… Làm ơn đi mà… Đừng để con Tôi chết.. Tôi quỳ, tôi vang, tôi lạy mọi người.. Dập lửa nhanh dùm đi….dập lửa nhanh đi mà… Con ơi… Chết con Tôi rồi… Con ơi… Con… Làm ơn đi mà… Cứu dùm con Tôi đi mà… Con ơi… Con… Con…
Lúc tỉnh dậy câu đầu tiên bà ấy hỏi..
Con sao rồi anh?
Khi biết con không sao, vẫn an toàn Mẹ mới thở hắt thật nhẹ mĩm cười..
Vậy là con mình không sao rồi, tốt rồi, tốt rồi, khồn sao cả là tốt rồi.
Cảm giác 2 chân không cử động được, đông cứng như tê liệt, khuôn mặt đau đớn vì vết bỏng chưa khô còn loang lỗ máu, ran rát vì những vết khâu chằn chịt. Giọt nước mắt khẽ lăn nhưng sau đó là nụ cười trìu mến. Mẹ cũng vừa biết bà đã mất đi em con, hình hài nhỏ bé trong bụng nhưng vẫn thản nhiên.
Em ổn chứ??? Ba hỏi
Dù có chết thêm một lần nữa vì con em vẫn vui anh à.
Ngày ra viện, gia đình Bà ấy hận Ba Con mình lắm, nhưng vì thương Mẹ nên đã tạo điều kiện, cho nhà để Ba, Con, Mẹ con về sống. Hi vọng Cha con mình chăm lo bà ấy như chuộc lại lỗi lầm. Nhưng con trước giờ thì?
Sao Ba Mẹ không nói cho con Biết? Từ Mẹ lần đầu được phát âm rõ chữ tròn vầng đúng ngữ điệu ngữ âm mấp máy trên môi Nó.
Mẹ bắt Ba hứa không nói cho Con biết.
Sao Mẹ lại làm thế với Con hả Ba…?. Nước mắt Nó đã rơi.
Nhãn quan của 1 người Mẹ mách bảo cho Bà ấy biết, con là 1 thằng yêu rất đậm mà hận ai đó cũng rất sâu. Thà cứ để con hiểu lầm còn hơi để con biết sự thật, chắc chắn hình tượng Mẹ ruột trong lòng con sẽ phôi phai, và trọn suốt đời Con sẽ hối hận, cảm thấy có lỗi vì những gì Con gây ra khiến Bà phải hứng chịu. Lúc nào Bà ấy cũng hi sinh bản thân mình vì Con.
Ba hối hận vì từ đầu đã không đủ dũng cảm nói ra sự thật. Để đến khi Bà ấy nằm viện, sắp sửa lìa đời cứ muốn gặp con 1 lần nói lời xin lỗi vì những hiểu lầm, khuất mắt trong lòng con, để sự thật mãi mang theo chốn mồ sâu đất lạnh rồi nhắm mắt quên hết mọi khổ đau.
Ông từ từ đi lại tủ quần áo lấy ra 1 chiếc áo len.
Cái áo này lúc gần mất Mẹ đã tự tay đan cho Con, còn dặn dò Ba nhắn với Con là trời chuẩn bị vào đông lạnh lắm, chỉ mang áo khoác ngoài sẽ không đủ ấm, Con sức khoẻ yếu rất dễ cảm lạnh. Ra đường phải mặc vào. Ông đưa tận tay Nó rồi đập vào ngực Nó thì thầm
Ba đã không muốn nói, sao con bắt Ba phải vậy…
Nó đứng yên bất động, từng giọt nước mắt lại tuôn trào hối hả. Trong cơn nghẹn đắng, lần đâu tiên sau nhiều năm Nó gào to thật to.
… Mẹ…. Con xin lỗi.
(nguồn: Namttc – Internet)


 
D

dalian231

Câu chuyện về người mẹ​

Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng nhau dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha

Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh. Người mẹ thì từng mũi kim sợi chỉ may vá đan áo cho con. Ngày tiếp ngày, năm kế năm những tấm bằng khen cứ đắp lên vách tường đất loang lổ của họ. Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới, nhìn đứa con cao nhanh hẳn thì đuôi mắt mẹ cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn mỗi lần cười khi nhìn thấy con nhận phần thưởng.

Nhưng dường như trời không thương mẹ con họ, khi đứa con vừa thi vào trường trung học của huyện thì mẹ bị bệnh phong thấp nặng. Việc đồng áng làm không nỗi, có khi cơm ngày hai bữa cũng không đủ ăn.Lúc đó học sinh ở trường trung học ỗi tháng phải nộp 30kg gạo. Đứa con biết mẹ không có khã năng nên nói với mẹ: “mẹ, con sẽ nghĩ học để giúp mẹ làm ruộng”. Mẹ vò đầu con, âu yếm nói: “con có lòng thương mẹ như vậy, mẹ rất vui, nhưng không đi học không thể được, yên tâm. Mẹ sanh con mẹ sẽ có cách nuôi con. Con đến trường ghi danh đi, mẹ sẽ mang gạo lên sau. Đứa con ngang bướng cãi lại, không chịu lên trường, người mẹ bực mình tát mạnh lên mặt con, đó là lần đầu tiên 16 tuổi trong đời bị mẹ đánh như vậy.

Đứa con cuối cùng cũng cắp sánh đến trường,nhìn sau lưng con cứ xa xa dần theo con đường mòn, người mẹ vò tráng suy nghĩ. Không lâu, bếp của trường cũng nhận được gạo của người mẹ bệnh tật mang đến, Bà khập khễnh bước vào cổng, với hơi thở hổn hểnh từ trên vai thả xuống một bao gạo nặng trĩu. Người phụ trách nhà bếp mở gạo ra xem , hốt một vóc lên xem lập tức cột chặt miệng bao lại nói: “ bậc phụ huynh các người thích làm những việc có lợi cho mình.Bà xem gạo nè,có thóc có sạn có hạt cỏ…làm sao mà ăn”. Người mẹ ngượng ngùng đỏ cả mặt, nói lời xin lỗi. Người phụ trách nhà bếp không nói gì thêm mang gạo vào nhà.Người mẹ lại móc trong túi gở ra mấy lớp lấy ra 5 tệ nói với người phụ trách : “đây là tiền phí sinh hoạt của con tôi tháng này làm phiền ông chuyển đến dùm. Ông đùa nói: “thế nào bà nhặt được trên đường đó à” bà mắc cở đỏ mặt nói cám ơn rồi quay lưng đi.

Rồi lại đến một tháng ,bà nhọc nhằn vác bao gạo đến nhà bếp, người phụ trách nhà bếp vừa nhìn gạo xong thì cột chặt lại, cũng là thứ gạo đủ màu sắc. Ông nghĩ, có lẻ lần trước do không dặn người này rõ ràng, ông nhẹ nhàng từng chữ nói với bà: “bất cứ thứ gạo gì chúng tôi đều nhận,nhưng làm ơn để rịêng ra,cho dù thế nào cũng không được để chung,như vậy chúng tôi không thể nào nấu được,nấu ra thì cơm sẽ bị sượng. Nếu lần sau còn như vậy tôi sẽ không nhận”. Bà hốt hoảng thành khẩn nói: “Thưa ông! gạo nhà tôi đều như vậy cả ,phải làm thế nào?” Người phụ trách đùng đùng nói: “ một sào ruộng nhà bà mà có thể trồng được cả trăm giống lúa như vậy à? thật buồn cười”. Bị la như thế bà không dám nói năng gì,lặng lẻ cúi đầu, người phụ trách cũng làm lơ để bà đi.

Đến tháng thứ ba,bà lại vất vã vác đến một bao gạo,vừa nhìn thấy người đàn ông la bà lần trước, trên mặt bà lại hiện lên nụ cười còn tội hơn là khóc. Ông ta vừa nhìn thấy gạo bỗng giận dữ quát lớn nói: “tôi nói vậy mà bà vẫn cứ như vậy không đổi. Sao mà ngoan cố, cũng thứ gạo tạp nhạp này, bà xem đi. Lần này mang đến thế nào thì mang về vậy!

Hình như bà đã dự đoán trước được điều đó,bà liền quỳ xuống trước mặt người phụ trách, hai dòng lệ trào ra trên khóe mắt, buồn bã nói: “ tôi nói thật với ông,gạo này là …tôi đi xin đấy, ông giật bén người, hai mắt tròn xoe nói không nên lời.

Bà ngồi phịch xuống đất, lộ ra đôi chân biến dạng, sưng húp… rơi lệ nói: “tôi bị bệnh phong thấp đi lại rất khó, không thể làm ruộng được. Con tôi đòi bỏ học giúp tôi, bị tôi đánh nên trở lại trường học.

Bà cầu xin người phụ trách làm thế nào vừa dấu bà con hàng xóm lại càng sợ đứa con biết được sẽ tổn thương lòng tự trọng của nó. Mỗi ngày trời còn chưa sáng bà len lén cầm cái bao chống gậy đi cách thôn khoảng 10 dặm để van xin lòng thưong của những người khác, rồi đợi trời thật tối bà một mình âm thầm về. Gạo bà xin được đều để chung vào. Tháng kế tiếp vừa mang gạo đến trường bà nhìn người phụ trách, chưa nói mà nước mắt lưng tròng. Ông đở bà dậy nói: “thật là ngừơi mẹ tốt,tôi sẽ lập tức đi trình với hiệu trưởng, để trường miễn học phí cho con bà”.Bà vừa nghe xong hốt hoảng lắt đầu nói: “đừng…đừng…nếu con tôi mà biết tôi đi xin để nuôi nó đi học sẽ làm nó tổn thương và như thế ảnh hưởng đến sự học của nó. Ông hiểu ý bà nói: “à, thì ra bà muốn tôi dấu kín điều này, được rồi, tôi nhớ”. Bà khập khểnh như người què quay lưng đi.

Cuối cùng thì hiệu trưởng cũng biết được sự việc với nét mặt hiền hoà nói: “vì gia đình bà quá nghèo ,trường sẽ miễng học phí và tiền sinh hoạt 3 năm. Ba năm sau , đứa con đã thi đậu vào trường đại học Thanh Hoa. Ngày tốt nghiệp, chiêng trống vang trời, hiệu trưởng đặc biệt chú ý người học sinh có hoàn cảnh khó khăn này và mời cậu ta lên lễ đài. Cậu ta khó chịu nói: “thi đạt điểm cao có rất nhiều, vì sao bảo em lên lễ đài?Lại càng làm mọi ngừời ngạc nhiên hơn là trên lễ đài đỗ liên tiếp ba hồi trống vang dội. Lúc đó người phụ trách nhà bếp cầm ba cái bao đựng gạo của người mẹ lên lễ đài kể câu chuyện Người mẹ đi xin gạo để nuôi con ăn học. Dưới lễ đài mọi người im bặt, Hiệu trưởng nhìn ba cái bao giọng hùng hồn nói: “Đây là câu chuyện ba cái bao của người mẹ đi xin,trên đời này đem vàng cũng không mua được những hạt gạo này, sau đây sẽ mời người mẹ vĩ đại đó lên lễ đài.

Đứa con trong lòng nghi nghi, nhìn lại phía sau xem, thấy ngừời phụ trách dìu mẹ từng bước từng bước tiến lên lễ đài. Lúc đó chúng ta không biết đứa con trong lòng nghĩ gì? Tin tưởng rằng sẽ làm cho cậu ta rung động nhưng không hãi hùng lo sợ. Thế là tuồng kịch tình mẫu tử ấm áp nhất đã được diễn ra. Hai mẹ con nhìn nhau, từ ánh mắt lấp lánh tình yêu thương của người mẹ, vài sợi tóc trắng bay bay trước trán. Đứa con bước đến trước, ôm chầm lấy mẹ và bật khóc, “mẹ…mẹ của con…” trãi qua bao nhiêu năm tháng câu chuyện của mẹ vẫn còn sáng mãi trong truyền thuyết.

gg
 
D

dalian231

Một tiếng ba khó gọi đến vậy sao ?

Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy.

Từ nhỏ tôi chỉ biết đến mẹ, tuổi thơ tôi là những ngày tháng sống trong căn nhà lạnh lẽo chỉ có hai người. Mẹ luôn đi sớm về muộn, nhiều khi mẹ còn chẳng về nhà nữa. Căn nhà mái ngói nhỏ luôn dột mỗi khi trời mưa, bóng điện ngoài hiên đã hỏng từ lâu mà chẳng có ai sửa chữa. Có lẽ mọi người thấy nó giống căn nhà của một gia đình vượt khó, nhưng thực sự nhà tôi không nghèo, ngôi nhà ấy chỉ là từ lâu thiếu đi sự quan tâm của người lớn, thiếu hơi ấm của một người đàn ông mà thôi.

Trong mắt mẹ dường như là không tồn tại. Bà chưa từng nhìn thẳng vào tôi, chưa từng âu yếm hay nói với tôi những lời dỗ dành ngon ngọt. Trong kí ức năm tháng tuổi thơ tôi luôn nhớ về mẹ với những câu đay nghiến, trì chiết và chửi rủa. Đôi khi tôi cảm thấy hận bà vô cùng. Bà ghét tôi đến vậy tại sao lại sinh ra tôi trên cõi đời này. Tôi hận bà cho tôi sự sống để rồi ruồng bỏ tôi như một nghiệp chướng. Tôi rất ghét, rất hận nhưng chưa từng nghĩ tới việc rời ***** vì suy cho cùng bà vẫn là một người phụ nữ tội nghiệp. Nhiều khi đêm về tôi vẫn nghe thấy bà khóc rồi tự chửi mình mà thấy xót xa.

Bà chưa từng kể cho tôi về bố, cuộc sống của tôi không biết đến một người thân nào khác ngoài mẹ. Ngày trước khi học cấp 1 tôi vẫn luôn bị bạn bè cười trêu là đứa con hoang, mỗi lần như vậy tôi chỉ biết khóc mà chạy về nhà. Tôi đã từng hỏi mẹ về bố nhưng lần nào bà ấy cũng chỉ khóc mà gào lên “mày làm gì có bố”. Từng câu, từng chữ của bà đã luôn đi theo tôi suốt chặng đường tuổi thơ dài, nó cứ bám theo tôi đến cả giấc mơ, một sự thật mà tôi không bao giờ chấp nhận nổi.

Tôi hay xem phim trên tivi, có nhiều bộ phim về những đứa trẻ như tôi nhưng mẹ chúng hay nói rằng bố chúng chết rồi và… tôi cũng từng ước mẹ sẽ nói vậy chứ không phải câu “không có bố” kia. Tôi căm ghét cụm từ “con hoang” của lũ bạn, cũng ghét lời mắng chửi của mẹ, ghét ánh mắt diễu cợt , coi thường của bọn trẻ trong xóm. Ghét nhưng tôi vẫn cứ sống và lớn lên như vậy.

Lớn hơn một chút, tôi chẳng còn quan tâm về bố, cũng chẳng quan tâm tới mẹ nữa. Bà vẫn chỉ xuất hiện vào ban đêm và đóng tiền học cho tôi đúng kì, vậy là đủ. Tuy rằng căn nhà này có hai người sống nhưng về căn bản luôn chỉ có mình tôi. Nhiều khi tôi cũng từng rất nhớ một ông bố tưởng tượng, và cũng từng vẽ ra những hình ảnh về bố, rồi còn cả viết thư cho ông ấy nữa. Những bức thư đã đầy trong một hộp sắt đựng bánh nhưng bố thì chưa một lần xuất hiện.

Mỗi ngày, ngoài việc học thật giỏi tôi chẳng còn thú vui nào khác nên việc đỗ vào một trường chuyên không có gì là khó. Ngày đầu tiên bắt đầu đi học tôi đã rất yêu thích môi trường ấy. Ở đó không ai hỏi bố tôi là ai cả, cũng không ai hỏi tôi sống ở đâu hết, mỗi người nơi ấy chỉ nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ khi tôi học giỏi, và mọi người luôn cười với tôi khi tôi được thầy cô khen ngợi. Vào cấp ba, tôi thực sự quên hết bao chuyện không vui trước kia và chỉ sống như một cô học trò ngoan, một người bạn thân thiện. Không còn nghĩ về bố, không còn nghĩ về mẹ, không còn nghĩ mình đã sinh ra như thế nào.



Tôi từng ước thời gian cứ êm đềm trong sự lãng quên như vậy, nhưng có lẽ cuộc đời không bao giờ diễn ra như người ta muốn. Lần sinh nhật thứ 18 cũng là lần đầu tiên mẹ về sớm mua bánh, mua kẹo, mua những món ăn ngon. Khi ấy mẹ đã cười với tôi, lần đầu trong đời bà cười và nhìn tôi như vậy, thậm chí bà còn mua cho tôi một chiếc váy làm quà sinh nhật và cứ khen mãi tôi mặc đẹp.

Tất cả như thể trong mơ, giấc mơ mỗi đêm tôi đã từng thấy. Khi thức ăn bày xong xuôi trên bàn, mẹ cứ bắt tôi phải mặc bộ váy mới, và bà nói có mời thêm một vị khách. Ở nơi đây 18 năm rồi, tôi chưa từng biết đến một vị khách và điều này càng khiến tôi tò mò. Tôi hỏi nhưng mẹ chỉ cười.Tôi lạ lẫm, tôi khó hiểu chỉ biết nhìn mẹ rồi nhìn người đàn ông ấy. Cùng lúc ấy, mẹ nói với tôi “ Con chào bằng ba đi”.

Một tiếng “ba”, mẹ nói ra thật dễ dàng nhưng nó lại khiến tai tôi ù đi, mọi thứ ong ong trong đầu, không còn suy nghĩ nổi những gì mẹ vừa nói. 18 năm, khoảng thời gian dài đến vậy mà lần đầu tiên mẹ nói với tôi về ba, người đàn ông lịch thiệp kia tiến lại gần vuốt lên mái tóc dài của tôi rồi nói với mẹ “con gái chúng ta lớn quá rồi”.

Thật nực cười, tôi thấy nực cười và giả dối vô cùng trước sự xuất hiện ấy, trước những lời nói ấy. Sau đó, tới vài tháng sau, tôi vẫn chưa từng gọi ông ấy là “ba”. Chúng tôi đã rời khỏi căn nhà nhỏ cũ kỹ và đến một nơi sang trọng hơn rất nhiều. Mẹ cũng chẳng còn đi sớm về muộn mà luôn ở nhà nấu cơm, làm việc nội trợ như bao người phụ nữ khác. Lúc này đây tôi vẫn chưa thể hiểu nổi điều gì đang diễn ra. Mọi thứ thật sự quá nhanh, 18 năm sống cùng bóng tối của chiếc đèn hiên đã hỏng, tôi chưa từng nghĩ những ngày tháng này dù chỉ trong mơ.

Giây phút này đây, ngồi viết ra những dòng tâm sự tôi vẫn hoang mang, lạ lẫm với cuộc sống trước mắt. Tôi không biết mình có nên gọi người đàn ông kia là “bố” không nữa. Tôi hận người đàn ông đã sinh ra tôi và bỏ mặc. Con đường tiếp theo, tôi sẽ phải làm gì đây? Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy. Tôi có nên rời bỏ gia đình này không? Thực sự tôi không có cảm giác đây là một gia đình, các bạn ạ…

Nguồn: trích internet.
 
N

nhanbuithanh

Topic này sẽ do mình quản lí mong các bạn vẫn tiếp tục tham gia và ủng hộ :)
 
Top Bottom