$\color{Red}{\fbox{GCS}\bigstar\text{Mỗi ngày 1 câu chuyện cảm động}\bigstar}$

P

pesaubuon98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Con vẹt xanh​


Lưu Tư Kinh, là con trai duy nhất của bà mẹ quả phụ nghèo sống ở miền quê thưa người, xa lắc. Anh quyết chí lên thành phố mưu cầu tiến thân để sống tốt và giúp được mẹ già nơi quê nhà. Công việc và những lo toan chẳng bao giờ dứt… Lòng đầy nhớ thương, nhưng chẳng về mà thăm mẹ cho được, dù tháng nào anh cũng dành tiền gửi đều đặn về cho bà… Nhưng có lần trong thư mẹ anh gửi: Con trai ơi… đã quên mẹ rồi sao… Anh đọc thư mà nước mắt lã chã.

Rồi anh cũng đã tạm thu xếp mọi việc về quê thăm mẹ. Lòng tràn ngập hân hoan… Mẹ con lâu ngày gặp lại mừng mừng tủi tủi khôn xiết. Sờ nắn bờ vai con, người mẹ rưng rưng: Con ơi, mẹ nhớ con lắm…! Anh ôm lấy người mẹ dường như héo mòn đi qua năm tháng mà nhòa lệ: Mẹ ơi, con nhớ mẹ lắm…! Lần này con về mang cho mẹ con vẹt xanh mua đắt tiền lắm, con nuôi dạy nó đã lâu… Khi con đi xa nó sẽ ở nhà bầu bạn với mẹ cho đỡ cô quạnh và mẹ cũng thấy con bên cạnh hàng ngày. Mẹ nghe chỉ bảo: Con tốn tiền đến vậy thật không thỏa đáng. Mẹ chỉ muốn thấy con hàng ngày… Anh bảo: Mẹ hãy kiên tâm, đến khi con tích lũy đủ tiền sẽ đón mẹ đi cùng.
Ở nhà được vài ngày, Lưu Tư Kinh chia tay mẹ lên đường trở lại thành phố, lại lao vào làm ăn, phấn đấu. Mẹ già ở nhà một bóng. Con vẹt xanh bên cạnh bà, thỉnh thoảng nó lại cất tiếng: Mẹ ơi, con Lưu Tư Kinh đây, con nhớ mẹ lắm… Mẹ ơi, mẹ vất vả quá, nghỉ tay một chút đi mẹ… Mẹ ơi mẹ khỏe mạnh nhé…Bà cảm thấy vui vẻ và ấm lòng hơn rất nhiều. Bà thương quý con vẹt xanh vô cùng, tắm rửa, chăm sóc cho nó, trò chuyện hàng ngày như với con trai mình vậy.
Một năm, bà bị trọng bệnh, sau thời gian ngắn đã qua đời. Hàng xóm đã làm đám cho bà và tìm cách báo cho anh biết. Hẫng hụt, đau khổ, Lưu Tư Kinh dứt bỏ mọi công việc, ngay lập tức lên tàu xe trở về… Căn nhà trống không, vẫn còn mùi hương khói. Lọ tro của mẹ được đặt trên bàn hướng chính giữa. Anh nức nở thương xót mẹ và ân hận vô cùng đã không về chăm sóc và đưa được mẹ đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Mệt mỏi và suy sụp, anh ôm tấm ảnh mẹ vào lòng thiếp đi lúc nào không biết. Anh mơ thấy mẹ hiền đang ngôi khâu vá bên anh, mỉm cười, quạt cho anh ngủ, thoang thoảng bên tai anh tiếng nói: Con ơi, mẹ nhớ con lắm… Anh sung sướng muốn nhào vào ôm lấy mẹ!
Choàng tỉnh, không có ai xung quanh cả, nhưng tiếng nói : Con ơi, con có khỏe không… Mẹ nhớ con lắm… vẫn từ như rất gần đấy vọng đến… Anh đi nhẹ gần đến ban công sát vườn. Tiếng nói phát ra từ đó. Dưới ánh nắng hoàng hôn cuối cùng chiếu qua kẽ lá, anh nhận ra con vẹt xanh đang đậu trên cành cây! Anh đỡ nó lên tay, nó lại hót : Con ơi, con khỏe không? Mẹ nhớ con lắm… Con vẹt đã gầy và tả tơi đi quá nhiều. Lưu Tư Kinh ôm con vẹt vào ngực mình nức nở: Mẹ ơi, con thương nhớ mẹ vô cùng…
Mẹ anh trước khi qua đời đã mở lồng thả vẹt xanh ra. Nhưng nó đã sống bầu bạn bên cạnh bà bao ngày, dường như thấu được tình cảm của bà mà không bay đi, vẫn ở lại căn nhà nghèo trống trải này như đợi Lưu Tư Kinh trở về mà nhắn nhủ lời yêu thương của bà với anh ấy…


 
P

pesaubuon98

Đôi tay cầu nguyện


Vào thế kỷ 15, tại một làng nhỏ nọ, có một gia đình có tới 18 người con. Cha của họ phải làm việc tới 20 tiếng đồng hồ mỗi ngày mà cả gia đình chỉ đủ để đắp đổi qua ngày. Thế nhưng, hai người con lớn trong nhà vẫn có nhiều mơ ước. Cả hai đều muốn học vẽ vì họ có năng khiếu từ nhỏ.


Sau không biết bao nhiêu buổi nói chuyện suốt đêm trên chiếc giường đông chật anh em, hai người con lớn có một quyết định. Họ sẽ tung một đồng xu. Người thua sẽ làm thợ mỏ, dùng toàn bộ thu nhập để chu cấp cho người thắng đi học. Còn người thắng, sau 4 năm học, sẽ chu cấp tài chính cho người còn lại đi học, dù bằng cách bán tranh hay phải đi làm thợ mỏ.
Đồng xu được tung lên, Albrecht Durer thắng cuộc và được đi học. Albert thua, và đi tới vùng mỏ đầy nguy hiểm, và trong suốt 4 năm, làm lụng để nuôi người anh em của mình ăn học.
Gần như ngay lập tức, những tác phẩm của Albrecht được rất nhiều người nhắc đến, bởi chúng thậm chí còn đẹp hơn cả tác phẩm của các bậc thầy trong trường. Và cho đến khi tốt nghiệp thì Albrecht đã bán được khá nhiều tranh và dành dụm được một khoản tiền.
Khi anh trở về, trong bữa ăn sum họp, Albrecht đứng dậy để cảm ơn người anh trai đã hy sinh 4 năm giúp mình hoàn thành được ước mơ. Và Albrecht nói:
- Anh Albert, bây giờ đã đến lượt anh. Anh hãy tới Nuremberg để theo đuổi ước mơ của mình. Em sẽ lo toàn bộ chi phí và chăm sóc gia đình.
Albert mỉm cười, rồi bật khóc:
- Không, anh không thể tới Nuremberg được. Đã quá muộn rồi. Bây giờ, sau 4 năm làm việc trong hầm mỏ, không còn ngón tay nào của anh là lành lặn. Thậm chí bây giờ anh còn bị thấp khớp ở tay phải nặng tới mức không thể nâng nổi một chiếc ly, nói gì đến việc cầm cọ vẽ. Cảm ơn em, nhưng bây giờ đã quá muộn rồi…
Hơn 450 năm đã qua. Cho tới bây giờ, hàng trăm bức chân dung, tranh màu nước, tranh than chì, tranh khắc gỗ và khắc đồng… của Albrecht Durer đã được treo ở những Viện bảo tàng lớn nhất thế giới. Nhưng có một điều kỳ lạ: có thể bạn, cũng như nhiều người, đều chỉ quen thuộc với một tác phẩm của Albrecht Durer. Đó là một ngày, để tỏ lòng kính trọng và biết ơn anh trai Albert, Albrecht Durer đã thực hiện một tác phẩm cẩn thận nhất trong đời: vẽ lại đôi bàn tay của anh trai mình, với lòng bàn tay hướng vào nhau và những ngón tay gầy guộc hướng lên trời. Ông chỉ gọi bức tranh của mình đơn giản là “Đôi tay”, nhưng cả thế giới đều đặt tên cho kiệt tác đó là “Đôi tay cầu nguyện.''
 
P

pesaubuon98

Một tình yêu của bố !​

Bố đã không hề biết chứng tỏ tình yêu như thế nào. Mẹ là cầu nối của mọi người trong gia đình. Bố chỉ biết đi làm suốt ngày còn ở nhà, mẹ lập danh sách một loạt các tội lỗi của chúng tôi phạm phải trong ngày và bố cằn nhằn chúng tôi.

Có một lần tôi ăn trộm một thanh kẹo, bố buộc tôi phải mang trả lại và bảo người bán hàng rằng tôi đã trộm nó, tất nhiên tôi phải đập heo lấy tiền đền. Nhưng chỉ có mẹ mới hiểu rằng tôi còn là một đứa con nít. Một lần tôi chơi đánh đu bị gãy chân, chính mẹ ẵm tôi trong đôi tay suốt đoạn đường đến nhà thương. Bố chỉ lái xe thẳng đến cửa phòng cấp cứu và khi người ta yêu cầu bố rời xe đi chỗ khác vì nơi đó dành cho xe cứu thương, bố quát lên: “Anh nghĩ đây là cái gì? Xe du lịch hả?”.

Vào những buổi sinh nhật của tôi, bố như kẻ bàng quan, chỉ thổi bong bóng, dọn bàn và làm những việc vặt. Chính mẹ là người trịnh trọng mang chiếc bánh sinh nhật và nến đến cho tôi thổi.

Khi tôi lật cuốn lưu ảnh ra xem, người ta hay hỏi: “Bố em đâu?”. Ai mà biết được, bố luôn luôn ôm máy ảnh chụp hết người này đến người nọ. Tôi có đến một tỷ tấm ảnh tôi và mẹ chụp chung.

Tôi nhớ lại khi mẹ nhờ bố dạy tôi đi xe đạp. Tôi bảo bố đừng bỏ tay ra nhưng bố nói là đã đến lúc rồi. Tôi ngã, mẹ chạy lại định ẵm tôi lên nhưng bố khoát tay ngăn mẹ lại. Tôi giận quá, phải chứng tỏ cho ông ấy biết. Tôi leo ngay lên xe và tự đạp lấy một mình. Bố không hề cảm thấy áy náy một tí nào hết. Bố chỉ mỉm cười.

Khi tôi vào đại học, chính mẹ làm mọi thứ giấy tờ. Bố chỉ gởi những tấm ngân phiếu và lại còn nói rằng sân cỏ nhà mình sẽ đẹp hẳn ra khi không còn tôi quần banh trên đó nữa.

Khi tôi điện thoại về, bố hình như muốn nói chuyện nhưng lại luôn bảo:
– Đợi đấy, bố sẽ gọi mẹ!

Khi tôi lấy vợ, chính mẹ là người khóc, bố chỉ hỉ mũi và bước ra khỏi phòng.

Suốt đời, bố thường nói: “Con đi đâu đấy?”, “Mấy giờ con về?”, “Không, con không thể đi”.

Bố đã không biết chứng tỏ tình yêu như thế nào… trừ ra… Có thể nào bố đã chứng tỏ tình yêu đó mà tôi lại không nhận ra.


 
P

pesaubuon98

Cô gái ở cửa hàng bán đĩa CD​


Có một chàng trai bị bệnh ung thư. Chàng trai 19 tuổi, nhưng có thể chết bất kỳ lúc nào vì căn bệnh quái ác này. Suốt ngày, chàng trai phải nằm trong nhà, được sự chăm sóc cẩn thận đến nghiêm ngặt của bố mẹ. Do đó, chàng trai luôn mong ước được ra ngoài chơi, dù chỉ một lúc cũng được.

Sau rất nhiều lần năn nỉ, bố mẹ cậu cũng đồng ý. Chàng trai đi dọc con phố – con phố nhà mình mà vô cùng mới mẻ – từ cửa hàng này sang cửa hàng khác. Khi đi qua một cửa hàng bán CD nhạc, chàng trai nhìn qua cửa kính và thấy một cô gái. Cô gái rất xinh đẹp với một nụ cười hiền lành – và chàng trai biết đó là ‘tình yêu từ ánh mắt đầu tiên’.

Chàng trai vào cửa hàng và lại gần cái bàn. nơi cô gái đang ngồi.

Cô gái ngẩng lên hỏi:

– Tôi có thể giúp gì được anh? – Cô gái mỉm cười và đó quả là nụ cười đẹp nhất mà chàng trai từng thấy.

– Ơ.. – Chàng trai lúng túng – Tôi muốn mua một CD…

Chàng trai chỉ bừa một cái CD trên giá rồi trả tiền.

– Anh có cần tôi gói lại không – Cô gái hỏi, và lại mỉm cười.

Khi chàng trai gật đầu, cô gái đem chiếc CD vào trong.

Khi cô gái quay lại với chiếc CD đã được gói cẩn thận, chàng trai tần ngần cầm lấy và đi về.

Từ hôm đó, ngày nào chàng trai cũng tới cửa hàng, mua một chiếc CD và cô gái bán hàng lại gói cho anh. Những chiếc CD đó, chàng trai đều đem về nhà và cất ngay vào tủ. anh rất ngại, không dám hỏi tên hay làm quen với cô gái. Nhưng cuối cùng, mẹ anh cũng phát hiện ra việc này và khuyên anh cứ nên làm quen với cô gái xinh đẹp kia.

Ngày hôm sau, lấy hết can đảm, chàng trai lại đến cửa hàng bán CD. Rồi khi cô gái đem chiếc CD vào trong để gói, anh đã để một mảnh giấy ghi tên và số điện thoại của mình lên bàn. Rồi anh cầm chiếc CD đã được gói như tất cả mọi ngày – đem về.

Vài ngày sau…

‘Reeeeng!…’

Mẹ của chàng trai nhấc điện thoại:

– Alô?

Đầu dây bên kia là cô gái ở cửa hàng bán CD. Cô xin gặp chàng trai nhưng bà mẹ oà lên khóc.

– Cháu không biết sao? Nó đã mất rồi…hôm qua.

Im lặng một lúc. Cô gái xin lỗi, chia buồn rồi đặt máy.

Chiều hôm ấy, bà mẹ vào phòng cậu con trai. Bà muốn sắp xếp lại quần áo của cậu nên đã mở cửa tủ. Bà sững người khi nhìn thấy hàng chồng, hàng chồng CD được gói bọc cẩn thận chưa hề được mở ra.

Bà mẹ rất ngạc nhiên nên cầm lên một chiếc mở thử ra.

Bên trong hộp giấy bọc là một chiếc CD cùng với một mảnh giấy ghi ‘ Chào anh, anh dễ thương lắm- Jacelyn.’

Bà mẹ mở thêm một chiếc CD nữa.Lại thêm một mảnh giấy ghi:’ Chào anh, anh khỏe không? Mình làm bạn nhé? – Jacelyn.’

Một chiếc CD nữa, một chiếc nữa… Trong mỗi chiếc là một mảnh giấy…

Trong mỗi cử chỉ đều có thể tiềm ẩn một món quà. Giá như chúng ta đừng ngần ngại mở những món quà mà cuộc sống đem lại.



Sưu tầm Internet.
 
P

pesaubuon98

Phở chỉ dành cho bố​



Sáng Chủ Nhật, như thường lệ, tôi dẫn đứa con gái 9 tuổi ra quán phở Xưa, hai mẹ con gọi mỗi người một bát, con gái ăn phở bò, mẹ ăn phở gà.

Hôm đó cũng có một người khách ăn mặc rất lịch sự đến ngồi vào bàn bên cạnh hai mẹ con.Trông anh ta còn khá trẻ, nhưng phong cách có một vẻ gì đó già dặn, từng trải cuộc đời. Anh gọi hai bát, một bát có thịt bò và một bát không thịt. Tôi thầm nghĩ chắc anh gọi cho cô người yêu sắp đến, và có thể cô ta sợ béo nên không ăn thịt. Nhưng gọi rồi mà vẫn không thấy có ai đến cả. Anh vẫn ngồi như đang suy nghĩ điều gì đó,vẻ mặt rất buồn, tôi lại nghĩ anh buồn vì lỡ hẹn với người yêu chăng?

Và đánh bạo,tôi hỏi: -Em chờ bạn à? Sao không ăn đi, nguội hết phở rồi?

– Dạ không, em không chờ ai cả.

– Thế sao không ăn? Thấy tôi cứ hỏi, người thanh niên đó nói, nếu chị không bận, chị đi uống cafe với em được không, em sẽ có thời gian để nói chị hiểu.Tôi thầm nghĩ, có lẽ anh thanh niên này có vấn đề gì rắc rồi, cần sự giúp đỡ của mình chăng?

Và tôi đã nhận lời.

Tại quán cà phê, người thanh niên đó đã kể lại về tuổi thơ khó nhọc của mình.

Khi mẹ sinh, vì vất vả nhọc nhằn nên em bé tý tẹo,vì vậy bố mẹ đặt cho cái tên là Tý.

Tý kể lại hồi học lớp ba, từ nhà Tý đến trường không xa, hàng ngày bố Tý dắt Tý đi học, hai bố con phải đi qua cái chợ nhỏ đầu làng, chợ chỉ có mấy hàng rau, hàng thịt, hàng cá, và hai quán phở…

Mỗi lần bố dắt tay em qua hàng phở, mùi nước phở thơm phức cứ làm cho bước chân em như chậm lại, em ra công mà hít hà cái mùi thơm thơm, ngầy ngậy quyến rũ đó, bụng em như có hàng ngàn con kiến cào cấu, cắn xé, rồi như có nước sôi ùng ục bên trong. Bố kéo mạnh tay em lôi đi trong sự nuối tiếc: “Tý đi nhanh lên kẻo muộn học!” .

Nhà Tý nghèo lắm. Mẹ mất vì tai nạn giao thông khi em mới tròn 2 tuổi, bố không công ăn việc làm, ai thuê gì làm nấy, hôm có việc, hôm không, cuộc sống bấp bênh, bữa đói bữa no. Bố lo cho đi học là may lắm rồi, tiền đâu mà ăn quà như các bạn.

pho-chi-danh-cho-bo2.jpg


Một hôm đi học về Tý kể: “Bố ơi, ở lớp con có bạn Hà My sáng nào mẹ bạn ấy cũng dắt đi ăn phở bố ạ”.

– Uhm….

– Nhưng bạn ấy nói là không thích, bạn ấy chỉ thích ăn linh tinh thôi. Mẹ bạn ấy bảo ăn linh tinh như cóc xanh, ô mai dễ đau bụng lắm.

– À mà mai con có muốn ăn phở không, bố sẽ đãi con phở bò nhé.

– Vâng ạ, vâng con thích lắm.

Sáng hôm sau, trên đường đến trường, hai bố con cu Tý rẽ vào quán gọi hai bát phở, nhưng một bát không có thịt. Cu Tý thấy cô bán hàng bê khay có hai bát phở ra. Cô nhẹ nhàng đặt xuống bàn. Bố đẩy bát có thịt bò sang chỗ cu Tý, còn bát không có thịt bố ăn.

Cu Tý ngạc nhiên hỏi:”Sao bát của bố không có thịt hả bố”?

– À, phở này gọi là “Phở không người lái đó con”.

– Bố ơi. Tại sao phở không có thịt lại là “Phở không người lái hả bố”?

– Ừ, rồi khi lớn lên con sẽ hiểu, con trai ạ.

Tý vẫn thắc mắc, tại sao lại thế ạ?

Bố trả lời: Phở không người lái là chỉ dành cho những người như bố thôi con ạ.

Tý nghĩ có lẽ bố nói đúng,vì mấy người lớn bàn bên vẫn ăn phở có người lái đó thôi.

Và sau cái lần đi ăn phở ấy đã khắc sâu vào tâm trí cu Tý là: Phở không người lái chỉ dành cho những người như bố.

Lần sau đi ăn,Tý gọi hai bát, một bát có thịt và một bát không thịt cho bố.

Và cứ như vậy đến khi Tý lớn hơn một chút, hiểu ra thì bố không còn bên Tý nữa, Tý cảm thấy ân hận vì cái sự ngây thơ của mình.

Bây giờ khi Tý đã trở thành một kỹ sư,có cái tên mới là Tâm. Có xe, có nhà, có tiền, Tâm có khả năng mua cho bố cả trăm, cả nghìn bát phở có thịt thì bố đã ra đi theo mẹ rồi.

Để nhớ ký ức xưa,thỉnh thoảng Tâm quay lại quán phở ngày xưa, lục tìm lại cho mình hình ảnh bố đẩy bát có thịt sang chỗ mình, còn bát không thịt bố ăn, mà thấy lòng thổn thức.

 
P

pesaubuon98

Yêu thương không mù quáng​


Đầu năm học, mẹ tranh thủ giờ nghỉ trưa chạy xe qua trường Tiểu học, xem lớp con ăn và ngủ ở chỗ bán trú mới ra sao. Lúc đến cổng truờng, mẹ hết hồn vì thấy cả lớp con, mấy chục đứa con gái con trai lóc nhóc cặp nơ với áo quần đồng phục đáng yêu, đang chạy rầm rầm theo đuôi hai người ăn mày trước cổng truờng.

Mẹ dừng xe bên này đuờng theo dõi, thấy con và các bạn xúm quanh hai người ăn mày, giúi hết thứ này đến thứ khác cho họ. Các con đều có tiền lẻ một hai nghìn đồng, và hai người ăn mày lấy hết tiền của các con rồi đứng đó chờ lớp khác xuống sân. Mẹ thấy con gái cũng lôi ra cho tờ mười nghìn đồng mẹ dặn cất trong cặp, để đề phòng cần gọi điện gấp cho bố mẹ thì ra quán tạp hóa cổng trường dùng tiền đó gọi. Có bạn không thấy đưa gì, hai người ăn mày còn hất hàm và đòi lục cặp. Khi cô giáo gọi, các con lại nối đuôi nhau chạy rầm rập vào trong sân trường để ăn trưa.

Ngày hôm sau, mẹ lại qua trường con, giờ ăn trưa, cổng trường không mở, nhưng hai người ăn mày đã kiên trì đứng đó rồi. Và các con ùa ra như một đàn chim, bấu vào song sắt cổng truờng ríu rít, và lại có bao nhiêu tiền lẻ trong cặp lại cho hết người ăn mày. Mẹ lập tức bấm điện thoại gọi cho cô giáo. Một phút sau cô giáo xuất hiện xua các con vào ăn trưa. Mẹ lên xe đi, trong lòng băn khoăn nghĩ miên man.

Mẹ không thể ngăn gương mặt háo hức, sung sướng của con gái và các bạn khi cho tiền người ăn mày. Ngoài lớp con ra còn những lóp học khác. Nhưng làm sao giải thích với con rằng, người ăn mày ấy đang lấy cớ nghèo đói bần hàn và lạm dụng lòng thương hại của các con để mưu lợi? Và họ đang dùng lòng thiện tâm ngây thơ của các con như một con tin bị bắt cóc, để buộc các con trả tiền chuộc, dù chỉ là những đồng lẻ ít ỏi hàng ngày? Làm sao giải thích được họ đâu có đói khát, họ chỉ hòng lấy tiền mà thôi, cho dù các con dành cho họ cả suất cơm ngon, xúc xích bánh kẹo sô-cô-la các con coi là của báu, thì họ cũng vứt trả lại?

Có lẽ khi nào con lớn hơn, con chia tay trường Tiểu học, hoặc con vào Đại học, một ngày nào đó mẹ sẽ nói. Mẹ sẽ bảo rằng, có những khi con cũng cần phải học cách nói Không, để bảo vệ chính bản thân mình.
yeu-thuong-khong-mu-quang.jpg


Trưa chủ nhật, hai mẹ con đang ngồi xem Disney Channel thì ngoài cửa có mấy người gọi với vào họ bảo họ đang đi bán tăm cho Hội người mù, và xin gia đình từ thiện mua ủng hộ, nếu cho thêm tiền càng tốt. Mỗi hộp tăm được bán với giá đắt gấp mười lần giá ở siêu thị.

Mẹ lịch sự mời họ đi, và nói, gia đình tôi chưa có nhu cầu. Mẹ thấy rõ con gái mẹ rất ngạc nhiên và băn khoăn, tới mức trong một khoảnh khắc, con quên cả bộ phim hay đang xem và đăm chiêu suy nghĩ về việc mẹ từ chối Hội người mù.

Con còn quá nhỏ nên con không biết cách che giấu tâm trạng. Mẹ cũng đang quan sát con, vì mẹ sắp nói với con một sự thật.

Con gái hỏi: Tại sao mẹ cho người tàn tật bao nhiêu tiền mà lại không chịu mua tăm cho người mù, chỉ hết mười nghìn đồng.

Mẹ bảo, vì họ đang nhân danh yêu thương để lừa đảo chúng ta.

Mẹ giải thích, người mù cũng là người, họ tuy khuyết tật nhưng họ chắc chắn có đầy đủ lòng tự trọng và sự khảng khái như bất kỳ nguời lành lặn nào. Họ tự trọng nên họ đã tự làm ra sản phẩm để sống bằng sức lao động của họ chứ không viện cớ mù để đi xin bố thí của người khác. Vì thế, họ cũng sẽ bán sản phẩm đúng bằng giá trị của nó.

Còn những người kia, họ đâu bán tăm, họ đang đi xin bố thí đấy chứ. Và để xin được bố thí, họ đã lấy cớ người tàn tật để kiếm chác, đồng thời xin thêm cả bố thí trên một hộp tăm bé xíu đó. Vậy con có nghĩ người mù sẽ nổi giận nếu thấy kẻ mắt sáng đi xin bố thí với danh nghĩa họ không?

Con gái gật gù, dù có thể con chưa thật hiểu lý lẽ tráo trở của đời sống, tại sao có người mắt sáng lại phải ăn bám theo danh nghĩa người mù như thế.

Mẹ nói, mẹ không bao giờ tiếc tiền để cho người khó khăn, nhưng mẹ cho theo cách của mẹ, chúng ta không phải là đã luôn trao tiền khi biết rõ nó được dùng thế nào, nó mang lại điều gì cho nguời khó khăn kia, đúng không? Hoặc chúng ta trao tiền cho một tổ chức mà ta tin rằng họ giúp đỡ công việc và cơ hội cho người nghèo, đúng không? Ta tỉnh táo khi yêu thương, chứ đâu phải cứ rút tiền ra cho là đã tốt, có khi lại trở thành mù quáng hoặc bị lợi dụng. Tiền từ thiện cũng phải tiêu đúng chỗ, đúng người.

Đồng tiền tiêu đi theo cách ra sao, nó không chỉ phản ánh túi tiền của ta nhiều hay ít, nó còn phản ánh nhận thức của ta với cuộc sống.

***

Cuối năm đi họp phụ huynh cho con gái, khi về, mẹ buồn lắm. Mặc dù con gái được cô giáo khen ngợi trước toàn truờng bởi đã dành số tiền mừng tuổi đầu năm của con, một số tiền khá lớn, tặng nhà trường để thầy cô giúp mua vở cho các bạn học sinh nghèo của trường.

Mẹ buồn vì con gái đã giấu mẹ chuyện đó.

Có lẽ con nghĩ việc chia sẻ với nguời khác, việc yêu thương người khác là thứ tự nhiên như hơi thở. Mẹ vẫn luôn bàn bạc với con mỗi khi ta muốn giúp đỡ một hoàn cảnh khó khăn nào đó trên báo chí. Mẹ vẫn luôn giải thích cho con việc mẹ dùng tiền để hỗ trợ một em bé nào đó, tại sao em này bị bệnh ta chỉ gửi một lần tiền cho em, tại sao em kia bất hạnh ta lại gửi tiền định kỳ cho em. Tại sao người khác số phận bi thương quá nên ta không giúp tiền mà ta kêu gọi mọi người cùng chung tay vào giúp đỡ.

Nên con mặc nhiên nghĩ việc chia sẻ bản thân với người khác là nghĩa vụ của một con nguời, mà không nhận ra rằng, trong hành trình đó, con đã quên mất mẹ.

Con đã không chia sẻ với mẹ câu chuyện của con, dự định của con. Con đã không kể cho mẹ việc con làm. Điều này làm mẹ bỗng dưng lo âu và tủi thân, như thể con đã không tin tưởng mẹ.

Hoặc như thể con bắt đầu chầm chậm bỏ rơi mẹ khi con bắt đầu lớn lên, có chủ kiến riêng, có nhận định riêng và tự quyết định lấy thái độ của con với cuộc đời.

Mẹ suy nghĩ rất kỹ trước khi nói chuyện này với con gái. Bởi biết đâu con gái chỉ vô tâm cho rằng, đó là việc quá nhỏ, khi mẹ luôn cho con tự quản lý và quyết định chi tiêu tiền cá nhân từ rất sớm. Hay con gái chỉ nghĩ giản đơn rằng, nếu bàn với mẹ, hẳn mẹ cũng vẫn ủng hộ cơ mà. Và nếu mẹ nói không khéo, bỗng dưng con gái bé bỏng sẽ hối hận vì một việc tử tế con đã làm, thì sao?

Mẹ suy nghĩ kỹ bởi mẹ nghĩ, không rõ con phải học thêm một chút về bài học yêu thương, hay chính mẹ mới là người phải học thêm về yêu và thương?



trích internet.

 
P

pesaubuon98

Chiếc áo tặng cha​


Cha tôi mất đã lâu lắm rồi. Ông mất vào một ngày giữa mùa Đông năm 1983 bởi một cơn bạo bệnh.

Đã 26 năm trôi qua nhưng những kỷ niệm về cha thì không bao giờ phai trong ký ức của tôi.

Cha tôi sinh ra ở một huyện vùng quê có cánh đòng thẳng cánh cò bay nằm gối đầu lên dòng sông Ngàn Sâu và gác chân lên hạ nguồn con sông Ngàn Phố. Mới 12 tuổi đầu, cha tôi phải theo ông nội tôi đi ở làm thuê cho một nhà giàu ở huyện bên cạnh. Thấy ông nội và cha tôi làm ăn chịu thương, chịu khó nên ông chủ nhà nhận kết nghĩa anh em với ông nội tôi và cha tôi thì được họ nhận làm con nuôi. Đất lành chim đậu, ông bà nội tôi chuyển đến lập nghiệp tại nơi đi ở. Được anh trai kết nghĩa giúp đỡ, ông nội tôi mua được đất làm nhà và 2 mẫu đất canh tác. Khi ông bà nội tuổi cao sức yếu, cha tôi trở thành lao động chính của gia đình và nuôi nấng, lập gia đình và làm nhà ở riêng cho các cô, các chú của tôi.

Cha tôi có vóc người to, khỏe nhưng lưng của ông bị còng. Có lẽ vì làm việc nặng quá sớm và vất vả lo toan cho các em nên lưng cha tôi ngày một còng hơn.

Tôi sinh ra khi ông nội tôi không còn nữa, còn bà nội thì già lắm rồi. Thương bà nội nên chẳng bao giờ cha tôi để cho bà làm bất cứ việc gì dù nhỏ hay lớn.

Tôi còn nhớ vào những năm 55-56 của thế kỷ 20 quê tôi đói lắm. Gia đình tôi thuộc loại khá nhất làng nhưng cả ngày mỗi người chỉ được ăn có một chén cơm độn khoai lang. Gọi là cơm nhưng thực ra chỉ toàn khoai lang có dính mấy hạt cơm bên ngoài. Khoai lang thì củ chỉ bằng ngón tay út. Củ nào lớn thì may ra bằng ngón chân cái. Món lương thực của cả vùng hồi đó chủ yếu là rau má, rau lang nấu với tấm hoặc cám gạo.

Hồi đó người ta hầu như không bao giờ nhắc đến thời trang như bây giờ.

Quần áo của già trẻ gái trai hồi được may bằn vải bố – bây giờ gọi là vải thô. Vải mua về được nhuộm bằng nước củ nâu giã nhỏ. Một mảnh vải trước khi mang đi may được nhuộm trong nước nâu khoảng 15 đến 20 lượt. Mảnh vải nhuộm xong cứng như chiếc mo cau. Còn nếu muốn may quần cho chị em thi sau khi nhuộm nâu xong phải đem mảnh vải đó ngâm vào bùn nhiều lần đến khi nào chuyển sang màu thâm đen thì thôi.

Mấy thứ quần áo mới cha tôi chỉ dành cho con cái mặc đi học. Còn cha tôi lúc làm việc thì khoác bộ áo quần cũ rách không còn chỗ để vá. Không đi làm thì cha tôi mặc áo “da”.


Tài sản của cha tôi là bộ cánh nái. “Nái” là tiếng gọi của quê tôi để chỉ loại vải được dệt thủ công bằng loại nguyên liệu là tơ tằm do người dân quê tôi ươm ra từ kén tằm. Sợi tơ mộc chỗ thì lớn, chỗ thì nhỏ nên khi dệt lên nhìn mảnh vải thô ráp và xấu xí.

Bộ cánh này chỉ sử dụng khi cha tôi đi hội, họp hay thăm viếng bà con họ hàng, xui gia.

Ngày thường cha tôi giặt phơi khô gấp cẩn thận và được xếp vào trong một rương bằng gỗ với các giấy tờ viết bằng chữ Hán mà ông bảo là rất quan trọng.

Năm lên mười tám, tôi thầm hứa với lòng mình là khi nào học xong, đi làm, tháng lương đầu tiên của tôi sẽ giành mua tặng cha tôi một bộ quần áo mới để cha thay bộ cánh “nái” cũ kỹ kia. Và năm 18 tuổi, tôi đã chia tay cha mẹ và gia đình để ra đi.

Tôi không phải đi làm ăn lương mà là vào bộ đội. Mỗi năm 2 bộ quân phục, tôi đã phải giữ gìn cẩn thận mới may ra đủ mặc cho mùa chiến dịch. Hơn mười năm tham gia quân ngũ và làm sinh viên của một trường đại học, tôi không thể mua được cho cha tôi một bộ quần áo.

Cho đến khi ra trường đi làm, chưa kịp mua áo quần tặng cha thì tôi đã lập gia đình rồi sinh con, đẻ cái. Tôi đã có lương rồi nhưng vải thì được cấp theo tem phiếu. Tiêu chuẩn mỗi cán bộ nhân viên được phiếu vải 2 mét/năm. Đã là cán bộ Nhà nước thì phải ăn mặc đàng hoàng lịch sự để ” quan trên nhìn xuống, người ta trông vào”. Không những thế, tem phiếu còn phải phụ thêm để mua tả lót cho con cái.

Hồi đó, việc mua một bộ áo quần để tặng cho người thân là cực kỳ khó. Thế rồi, cố gắng lắm, vợ chồng tôi cũng dành dụm được 4 mét phiếu vải và mua cho cha và mẹ tôi mỗi người một bộ quần áo mới.Vợ chồng tôi dự định hè năm ấy sễ dẫn con gái đầu lòng về quê thăm ông bà, họ hàng, quê hương, làng xóm. Cũng dịp đó sẽ mang áo quần về làm quà biếu cha mẹ.Thế rồi, một ngày mưa phùn, gió bấc tháng 12 âm lịch, tôi nhận được bức điện tín đã nhàu nát với nội dung:” Cha ốm nặng, khó qua các con về gấp”. Anh em bạn bè trong cơ quan người gọi xe, người quyên tiền để giúp chúng tôi về kịp gặp mặt cha. Vợ tôi thì bắt đầu chuyển dạ đứa con thứ hai. Chị em phụ nữ thì lo đưa vợ tôi vào bệnh viện.

Với chiếc U-OAT cũ kỹ, chúng tôi chạy suốt một buổi chiều và một đêm. Dọc đường đi con gái lớn của tôi mới hai tuổi say xe nôn thốc nôn tháo trông thật tội nghiệp. Cuối cùng chúng tôi cũng về đến nhà.Về đến đầu làng thấy cả làng im ắng thanh bình, tôi nghĩ rằng cha tôi đã tai qua nạn khỏi. Nhưng khi vào nhà đã thấy bức ảnh cha tôi được đặt trên bàn thờ được lập ở góc nhà, nhang còn cháy và khói hương tỏa ra trầm mặc. Anh chị em và họ hàng ôm lấy tôi mà khóc và bảo rằng cha tôi đã mất trước đó 1 tháng.

Khi nhìn kỹ lại bức điện báo thì thấy ngày ở dấu bưu điện cũng vừa đúng 1 tháng. Thì ra hồi đó đường sá, xe cộ trắc trở nên một điện báo gửi từ quê tôi vào miền Nam phải mất cả tháng trời mới đến tay người nhận.

Thế là ước nguyện mua tặng cha một bộ áo quần mới của tôi không thành. Tôi ân hận vô cùng.

Tôi nhẹ nhàng trân trọng dâng gói quà tặng cha đặt lên bàn thờ, kính cẩn thắp nén hương xin lỗi cha tôi vì đã không mua và tặng cha sớm hơn. Tôi gục đầu lên bộ áo quần và khóc nức nở.Nước mắt tôi đã thấm ướt gói quà tặng người quá cố.Một kỷ niệm buồn đã in đậm vào tim tôi và nó sẽ mãi theo tôi đến cuối cuộc đời.

Hai mươi sáu năm trôi qua, cứ mỗi mùa lễ Vu lan hay mỗi lần gỗ cha, tôi lại chạnh buồn khi nghĩ về món quà tặng cha mà không được trao đến tận tay Người.



trích Internet
 
K

ki_su

Mình cũng xin kể 1 câu chuyện chỉ có hai từ thôi, nhưng cũng vô cùng xúc động: Thái thành!

Hết ạ!
 
P

pesaubuon98

Người mẹ đi lạc​


Đường phố giờ tan tầm đông như mắc cửi. Có chiếc taxi cứ cố tạt sát vào lề đường, nơi chỗ ngồi của một bà lão ăn xin.
Người thanh niên lái xe chỉ kịp bỏ vội đồng 5 xu vào cái nón mê của bà cụ rồi lại vội vã đánh xe đi, tránh những tiếng còi xe đằng sau inh ỏi.

Người khách ngồi ghế không hết ngạc nhiên về hành động hiếm gặp ấy trong cuộc sống xô bồ mà dường như ai cũng có ít thời gian hơn để quan tâm đến những điều nhỏ nhoi xung quanh.

– Anh vẫn thường làm thế khi gặp bất cứ người ăn xin nào à?
– Cũng không hẳn. Chỉ những lúc tôi có sẵn tiền lẻ và không vội.
– Tôi thấy tò mò vì trong xã hội này, người giàu rất nhiều, nhưng người ta…

Vị khách không nói tiếp vì nghĩ rằng người thanh niên có thể hiểu được mình định nói gì. Đáp lại thắc mắc đó là nụ cười hiền hậu của người thanh niên qua gương chiếu hậu.

– Anh có thể giải thích cho tôi được không? Tôi rất tò mò. Dù sao thì đoạn đường chúng ta đi cũng khá dài.

Ra khỏi nút giao thông, người thanh niên bắt đầu kể chuyện mình với giọng trầm ấm, cảm giác như của một người từng trải và điềm đạm.

Tôi là một đứa trẻ bị bỏ rơi, không có gia đình, cũng không biết bố mẹ mình là ai. Chỉ biết cho tới khi lớn lên, tôi đã gọi một người đàn bà bị tâm thần là mẹ. Nghe hàng xóm kể rằng, ngày đó, khi mẹ nhặt tôi về nuôi, tôi gầy guộc đen đúa như con mèo hen. Mẹ nhặt được tôi ở đâu thì không ai biết. Sau ngày đưa tôi về, đi đâu bà cũng mang tôi theo. Cũng nhờ cái nghề xin ăn thiên hạ của mẹ mà tôi được như ngày hôm nay. Cho đến giờ tôi vẫn không lí giải nổi tại sao một người đàn bà tâm thần, xin ăn ngày đó đã quyết định đèo bòng thêm một đứa trẻ không biết từ đâu ra.

Tôi sống với mẹ gần 16 năm như sống với người thân ruột thịt duy nhất trong đời mình. Tôi đã có thể kiếm tiền nuôi mẹ và không cho mẹ đi xin ăn nữa. Nhưng bệnh của mẹ tôi ngày càng nặng. Bà thường trốn nhà đi, có khi 3 ngày mới về. Một hôm khi đi làm về, tôi không thấy mẹ ở nhà. Tôi tìm mọi cách nhưng không sao tìm thấy mẹ. Bao nhiêu năm qua, tôi không chuyển chỗ ở, hi vọng một ngày nào đó mẹ lại trở về…

Câu chuyện người thanh niên kể vừa dứt thì trời bắt đầu mưa. Cả hai người ngồi trong chiếc taxi đều lặng im không ai nói lời nào. Bên ngoài, bóng dáng những bà mẹ đang đội mưa trở về với những đứa con.



trích internet.
 
P

pesaubuon98

Nếu con gái giống mẹ…​

Nếu con giống Mẹ, hãy cho Mẹ biết lý do gì khiến con quên cho mọi người thấy má núm của mình.

Bố Mẹ tặng riêng con gác mái và sẽ vờ như không biết chốn đó, cứ cất giữ dỗi hờn ở đó cho đến khi con thật sự không muốn ích kỷ cả những buồn đau ấy, hãy gõ cửa phòng Bố Mẹ, chúng ta luôn ở đó và sẵn sàng đuổi hết sợ hãi dọa dẫm con. Ngay cả khi đó là Mụ phù thủy trong cuốn truyện Grim của Bố, hay từ chuyện ở lớp học – thế giới có bạn bè, thầy cô, vắng đi những người luôn nuông chiều con mỗi ngày, nơi con phải rất khó khăn tập quên đi thói quen mè nheo, vòi vĩnh. Vì con là con gái mà…

Nếu con giống Mẹ, Mẹ không giận khi con gẩy Violin như với Guitar, không bắt con phải vẽ nỗi buồn bằng than chì hay sơn dầu, không cản khi con muốn chơi môn thể thao nào đó, không yêu cầu gì về kiểu tóc hay quần áo con chọn, những bản nhạc con nghe,…
Nhưng Mẹ chờ những câu hỏi của con, mong con lắng nghe những gì Bố Mẹ nói với con hàng ngày về giá trị của cuộc sống, về sự rộng lớn của tâm hồn, về vẻ đẹp thật sự của một cô gái.

Nếu con giống Mẹ, đừng trêu đùa Bố Mẹ bằng sự ương bướng của mình, con biết thế là chẳng ngoan đúng không? Nếu cần lựa chon hay quyết định điều gì hãy lại gần Bố Mẹ nhé. Không phải chỉ vì đã có nhiều năm sống và trải nhiệm trước, mà sinh ra con, biết con mang nhiều điều từ chúng ta, biết con chịu đựng được gì, giỏi giang hay yếu đuối ở đâu, và đẹp bởi những gì.

Nếu con giống Mẹ, hãy mở tròn đôi mắt, thật rộng hàng mi nếu con có thể, để hôn lên bầu trời bằng tia cười ấy. Hãy nhìn cuộc đời lỗi lầm này bằng vị tha và luôn thú tội bằng đôi mắt ấy, chúng không biết nói dối và không muốn làm điều đó. Dù cho tất cả không bao giờ theo ý con, dù tất cả như trêu ngươi và thách thức con, thì con sẽ có quà nếu biết cách cố gắng và kiên nhẫn, khi đó cuộc đời là kẻ thua cuộc, phải không ?

Nếu con giống Mẹ, khi yêu, hãy cứ mù quáng nếu con thấy cần, hãy bao dung với trái tim muôn đời dại dột.
Đừng tặng vết thương cho mình và đừng làm tổn thương ai.
Thật lòng ngay cả khi con nhận được sự dối trá.
Hãy yêu cho đến khi chỉ còn một giây nữa thôi con được sống.
Tin Mẹ nhé, tình yêu là điều kỳ diệu nhất trên thế gian này.
Biết thứ tha nhưng cũng nên biết ích kỷ.
Nên hãy trân trọng người đàn ông của mình, hãy yêu như đó là người đàn ông duy nhất, ngoài Bố, người con đã tin tưởng và muốn có hơn tất thảy.
Ừ, vì con là con gái của Mẹ mà ^^.





Một kiếp sống, một cuộc đời thật ra là quá ngắn ngủi với Mẹ, nên hãy đến sớm nhé.
Mẹ sắp 23 tuổi, sẵn sàng cho con biết lý do Mẹ muốn con đến thật nhanh rồi.



trích internet.

 
P

pesaubuon98

Tình mẹ bên mâm cơm chiều​


Tôi về đến nhà đã hơn 7h tối, Mẹ và em đang ăn cơm. Thấy tôi, Mẹ liền hỏi :

– Sao con về tối thế ?

– Dạ , hôm nay học 5 tiết.

Rồi không biết tôi đã ăn gì chưa Mẹ liền lấy chén đũa bảo tôi ngồi vào mâm. Bữa ăn thật đạm bạc, chỉ vài con cá nhỏ và một đĩa rau luộc. Như thế cũng là quý lắm rồi. Gia đình đanh lúc khó khăn bữa ăn làm sao sung túc được.

tinh-me-ben-mam-com-chieu.jpg


Lúc trưa vì sợ trễ học nên tôi không ăn cơm , chỉ lót bụng bằng một ổ bánh mỳ.Chính vì thế mà giờ này tôi ăn một cách ngon lành, cảm thấy ngon miệng hơn bao giờ hết.

Tôi vùi đầu vào mâm cơm mà không hay Mẹ tôi đã đứng lên tự lúc nào, rồi lại mang lên một đĩa trứng chiên.

– Con và em cứ ăn cho no đi.

– Mẹ ăn thêm cơm _ Tôi nói!

– Khi chiều Mẹ có ăn mấy củ khoai luộc ở nhà cô Hai nên vẫn còn no.

Tôi nhìn kỹ Mẹ, những nếp nhăn lại hằng sâu hơn và tóc Mẹ cũng bạc nhiều hơn. Mẹ ngồi nhìn hai anh em tôi ăn, đôi mắt người ánh lên niềm sung sướng.

Thì ra một hạnh phúc nữa của Mẹ là được nhìn thấy những đứa con ăn uống ngon miệng. Hạnh phúc của người Mẹ sao mà đơn giản và nhỏ bé.

Cơm nước xong tôi dạo bước ra trước hiên nhà thì gặp thằng bạn.

– Về lúc nào đó?

– Mới về

– Có ca nhạc ở nhà văn hoá. Đi xem với mình nhé!

Tôi vào nhà thay áo quần rồi xuống bếp xin Mẹ đi xem ca nhạc.

Tôi sững sốt khi nhìn thấy Mẹ đang ăn chén cơm thừa còn lại hồi nãy cùng với một chút rau. Tôi đứng như trời trồng, cổ họng ngẹn lại không nói nên lời..!

Theo Ngoisao.vn
 
P

pesaubuon98

Những bức tâm thư làm nhói lòng người đọc​

Đêm nào mẹ con cũng khóc làm con phải khóc theo đấy cô ạ. Mẹ con khóc sưng đỏ cả mắt, con thương mẹ lắm. Thế mà lúc con dỗ mẹ, bảo mẹ là: “Mẹ đừng khóc nhè nữa!” thì mẹ lại càng khóc to hơn. Cô có biết làm thế nào cho mẹ con nín khóc không?

Tâm thư con gái gửi bố là “ma men”

Ký ức tuổi thơ con là chuỗi hình ảnh những ngày cha xay sỉn, về nhà thì quát mắng mẹ con, vì thế mà đã có lúc con tự hứa với lòng mình sẽ chẳng để cuộc đời mình giống mẹ, lấy phải một người đàn ông cả ngày ngập ngụa trong men rượu. Không khí gia đình lúc nào cũng u ám, tiếng nấc nghẹn ngào của mẹ mỗi khi bị cha mắng chửi vô lý vẫn cứ ám ảnh con cho đến tận bây giờ.

Chưa bao giờ con thấy gia đình mình hạnh phúc, dù chỉ là trong giây lát. Ngày nào con cũng nghe, ngày nào con cũng thấy ba mắng chửi mẹ. Con có người yêu, cũng chưa từng một lần có ý định dẫn về nhà dù rất muốn. Con sợ người đó gặp ba sẽ sợ mà bỏ rơi con.

Nhiều lúc con đau khổ tưởng mình có thể chết đi được, lòng con ngổn ngang tơ vò muốn sống và cũng muốn chết, nhìn thấy bạn bè xung quanh gia đình yên ấm, hạnh phúc, mỗi bữa ăn lại tràn ngập tiếng cười mà con thấy gia đình mình quá bất hạnh, ngẫm lại từ bé đến giờ con chưa bao giờ có được cho mình một nụ cười đúng nghĩa.

Thế rồi, con đọc được tâm sự của một người bạn có người ba giống con, một ông bố “ma men”, người bạn đó đã dùng tình cảm của người con, thường xuyên viết những lá thư chia sẻ, thăm hỏi để cảm hóa người cha của mình. Người ba của bạn ấy thay đổi rõ rệt, gia đình rất vui mừng và hạnh phúc. Bác ấy bỏ rượu chè, cờ bạc từ từ, cho đến những ngày sau này chỉ uống trà thay rượu. Con cũng mong con có thể làm được như vậy và ba có thể thay đổi để gia đình mình là gia đình hạnh phúc nhất thế gian này.

Nhiều khi con ghét ba nhưng con nhận thấy thật lòng trong thâm tâm mình vẫn luôn thương ba. Mẹ và mọi người xung quanh bảo con, ba cũng chỉ là nạn nhân của “ma men”, của trào lưu xã hội, vì gặp nhiều khó khăn trong việc kiếm kế mưu sinh cho cả gia đình mình mà ba phải tìm đến rượu chè. Ba cũng cần tình thương và sự quan tâm của gia đình mình, của các con.

Mẹ con có thể mở rộng tấm lòng mình với ba như thế, và giờ cả con nữa, con cũng sẽ ở bên cạnh ba nên ba hãy cố gắng lên nhé, con rất muốn gia đình mình có một bữa ăn vui vẻ và khi đó con sẽ kể chuyện tiếu lâm cho ba nghe.

Con gái của ba!

Tâm thư của con gái gửi bồ của bố

Lâu lắm rồi bố con không về nhà, con hỏi thì mẹ bảo bố con bị cô bắt cóc mất rồi. Con tưởng chỉ trẻ con như bọn con mới bị người xấu bắt cóc, chứ bố con lớn đùng thế ai thèm bắt cóc làm gì?

Lần đầu tiên con nghe thấy có phụ nữ làm cướp đấy cô ạ. Chắc cô phải oách lắm nhỉ? Nhưng mẹ con bảo cô không phải tướng cướp, không phải cướp biển, không phải cướp ngân hàng, cũng không phải phù thủy. Cô rất xinh là đằng khác, cô cũng rất dịu dàng và ngọt ngào.

Thế tại sao cô lại bắt bố con? Cô bắt bố con về làm gì hả cô? Cô có đánh bố con không? Con xem trên ti vi thấy bọn bắt cóc hay đánh người lắm. Bố con có bị ốm, có bị đau không hả cô?

Cô ơi, cô thả bố con ra đi! Con với mẹ nhớ bố con lắm rồi!

Bố không ở nhà, mẹ con chẳng cười, chẳng nói nhiều với con như trước. Nhiều lúc mẹ còn cáu gắt với con đấy.

Con khoe mẹ con được điểm 10 môn Toán mẹ cũng chẳng vui gì cả. Trước đây, mẹ suốt ngày xoa đầu con bảo: “Mai Anh ngoan nhất nhà!”. Nhưng bây giờ con có chơi ngoan cho mẹ làm việc mẹ cũng chẳng khen con gì hết. Buồn thế đấy cô ạ!

Nhiều lúc mẹ cứ im lặng như tượng, con sợ lắm cô ạ! Con hát, con múa cho mẹ xem, mẹ cũng chẳng vỗ tay nữa. Mẹ hết yêu con rồi phải không cô?

Đêm nào mẹ con cũng khóc làm con phải khóc theo đấy cô ạ. Mẹ con khóc sưng đỏ cả mắt, con thương mẹ lắm. Thế mà lúc con dỗ mẹ, bảo mẹ là: “Mẹ đừng khóc nhè nữa!” thì mẹ lại càng khóc to hơn. Cô có biết làm thế nào cho mẹ con nín khóc không?

Con buồn không có ai chơi nên cứ phải chơi với con chó Mi-lu lông xù. Trước đây bố con cũng quý nó lắm. Con với bố cứ chiều chiều lại dắt nó đi dạo. Nó thông minh lại ngoan ơi là ngoan.

Nhưng khi con kể với nó là con nhớ bố lắm, nó lại không thèm trả lời con gì cả. Chán lắm cô ạ! Có khi nó cũng nhớ bố con ấy, nhưng nó lại chẳng thể nói được.

Cô ơi, sao cô bắt cóc bố con lâu thế? Con nhớ hôm ông ngoại đưa con đi nhận phần thưởng sơ kết học kì I về thì mẹ ôm con khóc, bảo bố bị bắt cóc rồi. Đến bây giờ con sắp được nghỉ hè rồi mà cô vẫn chưa thả bố con về là sao hả cô?

Con nhớ bố con lắm rồi, thật đấy cô ạ! Bố hứa mua cho con búp bê mới nhưng bố chưa kịp mua thì đã bị cô bắt cóc mất rồi. Bố còn hứa đưa con đi công viên nước chơi và dạy con tập bơi nữa.

Mùa hè đến rồi, lớp con các bạn được đi công viên nước hết rồi cô ạ. Nghe các bạn ấy kể chuyện vui ơi là vui. Có mỗi con chưa được đi thôi.

Dạo này con không phải đi học nên ban ngày mẹ đưa con sang nhà ông bà ngoại chơi, tối mẹ tan làm mới đón con về. Ông bà ngoại tốt với con lắm, nhưng con vẫn thấy nhớ bố cô ạ.

Con để phần bố cây kem ốc quế sôcôla con thích ăn nhất trong tủ lạnh mà mãi bố chưa về. Cô bảo với bố con là, bố không về nhanh là con ăn hết không phần bố nữa đâu đấy!

Mặc dù con không thích cô phải vào tù tẹo nào nhưng nếu cô không thả bố con về thì con sẽ đi báo chú công an bắt cô vì tội bắt cóc đấy!

Con bảo mẹ thế nhưng mẹ lại nói rằng chú công an cũng không bắt được cô, chỉ khi nào cô tự thả bố con thì bố mới về với con được thôi. Thế nên con đành viết thư gửi cho cô xin cô thả bố con về.

Cô ơi, cô thích món đồ chơi nào? Hay là con cho cô con búp bê đẹp nhất của con, rồi cô trả lại bố cho con nhé. Con búp bê ấy mẹ mới mua cho con đấy cô ạ, mẹ sợ con chán vì không có bố chơi cùng ấy mà. Nó biết hát, biết nói “I love you” đấy cô nhé! Đảm bảo cô sẽ thích cho mà xem!

Hay là con cho cô mấy bức tranh con vẽ nhé! Bố con ngày trước thích lắm, cứ khen con vẽ đẹp mãi đấy cô ạ. Bố còn đóng khung treo chúng lên trường nữa cơ.

Tạm thời con chưa nghĩ ra cái gì nữa có thể cho cô. Nhưng cô thích gì cứ nói với con, con với mẹ sẽ cho cô, miễn là cô trả bố về cho con.

Cô ơi lúc nào cô đọc được thư này thì cô thả bố con ra nhé! Con định viết thư cho bố bảo bố về với con, nhưng mẹ bảo bây giờ bố bị cô giam cầm không thể nhận thư của con được nên con viết tâm thư cho cô. Cô nhắn với bố con là con và mẹ, thêm con Mi-lu nữa đều nhớ bố con lắm, cô nhé!

Con cảm ơn cô!

Thư gửi bố mẹ định ly hôn

Con cũng đang chuẩn bị phải sống giữa sự lựa trọn như ở trên. Vì sắp tới gia đình con bố mẹ sẽ không ở cùng một nhà, không ăn cùng một mâm và không ngủ cùng với con nữa.

Bố mẹ à, tuy chúng con còn nhỏ nhưng chúng con biết chứ, chúng con để ý từ những lần bố mẹ cãi vã nhau. Nó rất khác với bình thường vì ai cũng nói to, gương mặt đầy giận dữ và ánh mắt nhìn nhau đầy bực tức, oán trách. Khác hẳn với thái độ khi bố mẹ chơi với con. Những lúc đó chúng con đều để ý cả bố và mẹ, nhiều khi chúng con sợ quá khóc toáng lên, cũng là để giảm căng thẳng cho bố mẹ đấy nhưng chắc bố mẹ không hiểu.

Rồi sau rất nhiều lần như vậy, một hôm mẹ bế con đi với một số đồ dùng của cả con và mẹ. Con cũng linh cảm là có một cái gì đó rất khác thường vì những lần bố mẹ đưa con đi chơi hoặc sang nhà ông bà, bất kể là đi đâu thì bố đều đi theo khi thì xách đồ, khi thì bế con, hoặc gọi xe cho 2 mẹ con. Nhưng lần này mẹ bế con đi một mình.

Mẹ ạ, khi mẹ bế con đi mẹ có để ý thái độ của con không? Con buồn hơn mọi lần, gục đầu vào vai mẹ và ngoái lại nhìn phía sau như con luyến tiếc một điều gì đó. Ra đi trong lúc nóng giận có thể làm mẹ cảm thấy thoải mái hơn nhưng nếu như bố không đến đón mẹ con mình về thì mẹ con ta làm gì có lý do để quay trở về hả mẹ?

Kể từ khi mẹ con mình về nhà bà ngoại, bố cũng ít lui tới thăm con hơn, con thấy mẹ nói là 1 tuần vào thăm một lần, mẹ có thấy là con vẫn bò ra ôm lấy như ôm một người thân mới từ xa trở về. Nét mặt của bố không còn vui vẻ như trước, va ưu tư nhiều hơn khi ở cạnh con. Nhiều khi con cũng để ý thấy mẹ cũng buồn, cũng khóc, cũng nghĩ ngợi và đăm chiêu xa xôi. Nhưng sao lúc gặp bố mẹ lại tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra vậy, sau khi bố con về lại thấy mẹ buồn.

Con chưa hiểu thế nào là một tháng, hai tháng, nhưng con thấy là mẹ con mình vào đó cũng lâu rồi. Con không hiểu là người lớn dự tính gì nhưng chẳng ai đả động đến ai cả, càng để lâu thế này con nghĩ sẽ càng xấu đi, mẹ cũng quen dần với cuộc sống không có bố ở bên cạnh. Bố cũng vậy, bố cũng sẽ quen với cuộc sống không có hai mẹ con mình. Chắc bố cũng hụt hẫng và buồn lắm. Điều mà con lo lắng nhất chính là thời gian sống ly thân, nó như một bước chuẩn bị để hai bố mẹ chia tay vậy, con cảm thấy như khi đã quen dần với điều này thì chẳng ai muốn quay về với nhau nữa.

Con không hiểu vì sao cả hai bên nội ngoại không ai tham gia vào chuyện hàn gắn này vậy. Bên nhà nội thì nghe theo bố, bên nhà ngoại thì nghe theo mẹ. Vậy thì đã khó lại càng khó. Bố mẹ sẽ có ai làm trung gian để giàn xếp đây?

Nhưng con nghĩ tất cả cái đó là phụ mà cái chính là bố mẹ có muốn quay về với nhau không, bố mẹ có muốn nghĩ cho con cái hay không? Hay bố mẹ để lòng tự ái, tự trọng của mình lên trên tất cả rồi bỏ qua cả nguyện vọng của con cái, để cho chúng con phải sống trong gia đình không hoàn thiện.

có mẹ không có cha, rồi những điều tiếng xì xào ngoài xã hội về gia đình sẽ đi theo con. Những thiếu hụt về mặt tinh thần, những mặc cảm về gia đình luôn trong đầu con, con sẽ luôn tự ti, sống ẩn mình hơn, ít giao tiếp hơn. Nếu con sống cùng mẹ hay bố thì bao yêu thương cũng dành cho con, bao nhiêu ức chế bực tức cũng dồn hết lên con. Con cần một sự nghiêm khắc, mạnh mẽ của một người cha để hình thành nhân cách cho mình, con cần một tình yêu thương tình cảm của một người mẹ để sau này con có gia đình sẽ bao dung và yêu thương, sống tình cảm với vợ con mình. Con sẽ ra sao nếu thiếu những điều đó?

Khi ly hôn thì bố mẹ sẽ như thế nào?

Bố là đàn ông bố chắc sẽ xây dựng gia đình mới, lại lấy vợ lại sinh con và quan tâm đến gia đình mới hơn. Lúc đó làm sao mà dành sự quan tâm cho con nhiều hơn được. Còn mẹ nếu mẹ ở vậy nuôi con thì mẽ sẽ khổ và bị thiệt thòi rất nhiều, mẹ sẽ mất đi hạnh phúc của một người phụ nữ. Còn nếu mẹ đi bước nữa, con có thể vui vẻ khi sống cùng một người cha khác không? Mẹ và người đó nếu có mâu thuẫn xảy ra thì con sẽ làm gì? Ông ấy có yêu mẹ và thương con như bố con không?

Con là con trai của bố mẹ, con sẽ không bao giờ quy kết trách nhiệm hay đổ lỗi cho ai cả. Con viết những dòng tâm sự này để cả bố và mẹ hãy cùng suy ngẫm và cân nhắc trước khi ký đơn, vì quyết định của bố mẹ sẽ làm ảnh hưởng đến tương lai, đến tinh thần và sự phát triển của con cái như thế nào.

Bố mẹ hãy suy nghĩ kỹ để con được sống trong sự yêu thương trọn vẹn nhé. Con không muốn mất ai vì đây là sự lựa chọn không dễ dàng.
 
P

pesaubuon98

Mẹ hi sinh thân mình để cứu con​

Câu chuyện xúc động này đang lan truyền khắp thế giới mạng, khiến nhiều người phải thán phục trước tình mẫu tử thiêng liêng và tinh thần dũng cảm của người Nhật.

Sau khi động đất qua đi, lực lượng cứu hộ bắt đầu các hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Và khi họ tiếp cận đống đổ nát từ ngôi nhà của một phụ nữ trẻ, họ thấy thi thể của cô qua các vết nứt. Nhưng tư thế của cô có gì đó rất lạ, tựa như một người đang quỳ gối cầu nguyện; cơ thể nghiêng về phía trước, và hai tay cô đang đỡ lấy một vật gì đó. Ngôi nhà sập lên lưng và đầu cô.

Đội trưởng đội cứu hộ đã gặp rất nhiều khó khăn khi anh luồn tay mình qua một khe hẹp trên tường để với tới thi thể nạn nhân. Anh hy vọng rằng, người phụ nữ này có thể vẫn còn sống. Thế nhưng cơ thể lạnh và cứng đờ cho thấy cô đã chết.

Cả đội rời đi và tiếp tục cuộc tìm kiếm ở tòa nhà đổ sập bên cạnh. Không hiểu sao, viên đội trưởng cảm thấy như bị một lực hút kéo trở lại ngôi nhà của người phụ nữ. Một lần nữa, anh quỳ xuống và luồn tay qua khe hẹp để tìm kiếm ở khoảng không nhỏ bên dưới xác chết. Bỗng nhiên, anh hét lên sung sướng: “Một đứa bé! Có một đứa bé!”.

Cả đội đã cùng nhau làm việc; họ cẩn thận dỡ bỏ những cái cọc trong đống đổ nát xung quanh người phụ nữ. Có một cậu bé 3 tháng tuổi được bọc trong một chiếc chăn hoa bên dưới thi thể của người mẹ. Rõ ràng, người phụ nữ đã hy sinh để cứu con mình. Khi ngôi nhà sập, cô đã lấy thân mình làm tấm chắn bảo vệ con trai. Cậu bé vẫn đang ngủ một cách yên bình khi đội cứu hộ nhấc em lên.

Bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra sức khỏe của cậu bé. Sau khi mở tấm chăn, ông nhìn thấy một điện thoại di động bên trong. Có một tin nhắn trên màn hình, viết: “Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con”.

Chiếc điện thoại di động đã được truyền từ tay người này sang tay người khác. Tất cả những ai đã đọc mẩu tin đều không ngăn nổi dòng nước mắt.
 
P

pesaubuon98

Chiếc giày chân phải​


Đàn ông nếu biết kỹ quá khứ của vợ thì đau đầu lắm. Còn đàn bà, nếu biết hơi nhiều về hiện tại của chồng thì đau tim lắm. Nhưng đã trót biết rồi mà ứng xử được như bà vợ này thì thật là cao thủ.

18 giờ, chị gọi điện thoại đến Công ty của chồng, chú bảo vệ nói rằng: “sếp vừa đi ăn tối ở nhà hàng”. Linh tính cho chị biết đó là… nhà nàng chứ không phải nhà hàng.

20 giờ, sau khi cho các con ăn xong, chị phi xe máy đến nhà nàng. Ô tô của sếp đang đỗ ở trong sân. Linh tính đã không đánh lừa chị. Có cái gì đó rất nóng, trào lên nơi cuống họng nhưng chị đã kịp nuốt khan nó vào. Không ấn chuông, không đập cửa, cũng không gào thét, chị cởi chiếc giày bên chân phải của mình, treo vào phía trong cánh cửa sắt rồi phóng xe về nhà, giúp các con ôn bài.

Gần 23 giờ đêm, sếp mới chỉnh trang lại y phục, chải lại mái tóc bị vò rối bù và ra về. Nàng ra mở cửa cho sếp trong bộ váy áo ngủ mỏng tanh đầy quyến rũ và giật mình khi nhìn thấy một chiếc giày treo trong khung cửa sắt.

“Sao lại có một chiếc giày ở đây? Một chiếc giày chân phải rất đẹp”.

“Thôi, em vào ngủ đi. Cho dù đẹp nhưng một chiếc giày thì cũng chẳng làm được việc gì”.

Trên đường về nhà, sếp cứ nghĩ vẩn vơ về chiếc giày đó, nó là của ai? Và vì sao nó được treo ở đó? Sếp đánh ô tô vào gara, mở cổng rất khẽ. Có một chiếc giày chân trái của phụ nữ đặt ngay ngắn trên bậc cửa. Sếp đứng như trời trồng trước chiếc giày đó chừng 2 phút. Sau đó sếp vào phòng ngủ riêng, vì sếp không muốn nghe vợ cằn nhằn, khóc lóc. Nhưng sếp trằn trọc mãi không sao ngủ được. Sẽ có giông bão trong căn nhà này. Sẽ là nước mắt, tiếng la hét và một lá đơn ly hôn. Rồi hai đứa nhỏ sẽ chán đời, đi bụi và hư hỏng… Đó là tấn bi kịch đáng sợ nhất.

Nhưng sáng hôm sau mọi việc vẫn diễn ra bình thường. Bát phở gầu bò thơm ngào ngạt vẫn được để ngay ngắn trên bàn cùng với mấy dòng chữ của vợ: “Em đưa các con đến trường. Anh ăn sáng rồi đi làm. Hôm nay trời u ám nên anh phải mặc bộ vét màu sáng, thắt cà vạt màu sáng. Em đã là kỹ, treo trong tủ”.

Sếp gọi điện thoại cho nàng: “Chiếc giày chân phải kia là của vợ anh. Đừng vứt đi nhé”. Giọng nàng đầu dây bên kia nghe hơi hoảng hốt: “Trời ạ! Anh muốn làm sao thì làm chứ nếu chị ấy đến nhà em làm ầm lên thì em không sống nổi đâu. Chiều anh tạt qua lấy chiếc giày về”.

Nhiều ngày trôi qua mà giông bão không nổi lên, thái độ của vợ sếp vẫn bình thản, song một chiếc giày trên bậc cửa cứ nhắc sếp về sự lẻ loi và tội lỗi của một người. Rồi một buổi chiều, sếp lấy hết can đảm, lôi chiếc giày bên phải trong cốp xe ra, đặt ngay ngắn bên chiếc giày chân trái của vợ. Chị đi làm về, đứng sững trước bậc cửa mấy giây rồi chạy vào, ôm ghì lấy chồng mà thì thầm: “Ôi! Chiếc giày chân phải của em!” Sếp cũng thì thầm bên tai vợ: “Anh xin lỗi em – nghìn lần xin lỗi!”

 
P

pesaubuon98

Khó quá để gọi một tiếng ba


Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy.

Từ nhỏ tôi chỉ biết đến mẹ, tuổi thơ tôi là những ngày tháng sống trong căn nhà lạnh lẽo chỉ có hai người. Mẹ luôn đi sớm về muộn, nhiều khi mẹ còn chẳng về nhà nữa. Căn nhà mái ngói nhỏ luôn dột mỗi khi trời mưa, bóng điện ngoài hiên đã hỏng từ lâu mà chẳng có ai sửa chữa. Có lẽ mọi người thấy nó giống căn nhà của một gia đình vượt khó, nhưng thực sự nhà tôi không nghèo, ngôi nhà ấy chỉ là từ lâu thiếu đi sự quan tâm của người lớn, thiếu hơi ấm của một người đàn ông mà thôi.
kho-qua-de-goi-mot-tieng-ba.jpg


Tôi trong mắt mẹ dường như là không tồn tại. Bà chưa từng nhìn thẳng vào tôi, chưa từng âu yếm hay nói với tôi những lời dỗ dành ngon ngọt. Trong kí ức năm tháng tuổi thơ tôi luôn nhớ về mẹ với những câu đay nghiến, trì chiết và chửi rủa. Đôi khi tôi cảm thấy hận bà vô cùng. Bà ghét tôi đến vậy tại sao lại sinh ra tôi trên cõi đời này. Tôi hận bà cho tôi sự sống để rồi ruồng bỏ tôi như một nghiệp chướng. Tôi rất ghét, rất hận nhưng chưa từng nghĩ tới việc rời ***** vì suy cho cùng bà vẫn là một người phụ nữ tội nghiệp. Nhiều khi đêm về tôi vẫn nghe thấy bà khóc rồi tự chửi mình mà thấy xót xa.

Bà chưa từng kể cho tôi về bố, cuộc sống của tôi không biết đến một người thân nào khác ngoài mẹ. Ngày trước khi học cấp 1 tôi vẫn luôn bị bạn bè cười trêu là đứa con hoang, mỗi lần như vậy tôi chỉ biết khóc mà chạy về nhà. Tôi đã từng hỏi mẹ về bố nhưng lần nào bà ấy cũng chỉ khóc mà gào lên “mày làm gì có bố”. Từng câu, từng chữ của bà đã luôn đi theo tôi suốt chặng đường tuổi thơ dài, nó cứ bám theo tôi đến cả giấc mơ, một sự thật mà tôi không bao giờ chấp nhận nổi.

Tôi hay xem phim trên tivi, có nhiều bộ phim về những đứa trẻ như tôi nhưng mẹ chúng hay nói rằng bố chúng chết rồi và… tôi cũng từng ước mẹ sẽ nói vậy chứ không phải câu “không có bố” kia. Tôi căm ghét cụm từ “con hoang” của lũ bạn, cũng ghét lời mắng chửi của mẹ, ghét ánh mắt diễu cợt , coi thường của bọn trẻ trong xóm. Ghét nhưng tôi vẫn cứ sống và lớn lên như vậy.

Lớn hơn một chút, tôi chẳng còn quan tâm về bố, cũng chẳng quan tâm tới mẹ nữa. Bà vẫn chỉ xuất hiện vào ban đêm và đóng tiền học cho tôi đúng kì, vậy là đủ. Tuy rằng căn nhà này có hai người sống nhưng về căn bản luôn chỉ có mình tôi. Nhiều khi tôi cũng từng rất nhớ một ông bố tưởng tượng, và cũng từng vẽ ra những hình ảnh về bố, rồi còn cả viết thư cho ông ấy nữa. Những bức thư đã đầy trong một hộp sắt đựng bánh nhưng bố thì chưa một lần xuất hiện.

Mỗi ngày, ngoài việc học thật giỏi tôi chẳng còn thú vui nào khác nên việc đỗ vào một trường chuyên không có gì là khó. Ngày đầu tiên bắt đầu đi học tôi đã rất yêu thích môi trường ấy. Ở đó không ai hỏi bố tôi là ai cả, cũng không ai hỏi tôi sống ở đâu hết, mỗi người nơi ấy chỉ nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ khi tôi học giỏi, và mọi người luôn cười với tôi khi tôi được thầy cô khen ngợi. Vào cấp ba, tôi thực sự quên hết bao chuyện không vui trước kia và chỉ sống như một cô học trò ngoan, một người bạn thân thiện. Không còn nghĩ về bố, không còn nghĩ về mẹ, không còn nghĩ mình đã sinh ra như thế nào.

Tôi từng ước thời gian cứ êm đềm trong sự lãng quên như vậy, nhưng có lẽ cuộc đời không bao giờ diễn ra như người ta muốn. Lần sinh nhật thứ 18 cũng là lần đầu tiên mẹ về sớm mua bánh, mua kẹo, mua những món ăn ngon. Khi ấy mẹ đã cười với tôi, lần đầu trong đời bà cười và nhìn tôi như vậy, thậm chí bà còn mua cho tôi một chiếc váy làm quà sinh nhật và cứ khen mãi tôi mặc đẹp.

Tất cả như thể trong mơ, giấc mơ mỗi đêm tôi đã từng thấy. Khi thức ăn bày xong xuôi trên bàn, mẹ cứ bắt tôi phải mặc bộ váy mới, và bà nói có mời thêm một vị khách. Ở nơi đây 18 năm rồi, tôi chưa từng biết đến một vị khách và điều này càng khiến tôi tò mò. Tôi hỏi nhưng mẹ chỉ cười.Tôi lạ lẫm, tôi khó hiểu chỉ biết nhìn mẹ rồi nhìn người đàn ông ấy. Cùng lúc ấy, mẹ nói với tôi “ Con chào bằng ba đi”.

Một tiếng “ba”, mẹ nói ra thật dễ dàng nhưng nó lại khiến tai tôi ù đi, mọi thứ ong ong trong đầu, không còn suy nghĩ nổi những gì mẹ vừa nói. 18 năm, khoảng thời gian dài đến vậy mà lần đầu tiên mẹ nói với tôi về ba, người đàn ông lịch thiệp kia tiến lại gần vuốt lên mái tóc dài của tôi rồi nói với mẹ “con gái chúng ta lớn quá rồi”.

Thật nực cười, tôi thấy nực cười và giả dối vô cùng trước sự xuất hiện ấy, trước những lời nói ấy. Sau đó, tới vài tháng sau, tôi vẫn chưa từng gọi ông ấy là “ba”. Chúng tôi đã rời khỏi căn nhà nhỏ cũ kỹ và đến một nơi sang trọng hơn rất nhiều. Mẹ cũng chẳng còn đi sớm về muộn mà luôn ở nhà nấu cơm, làm việc nội trợ như bao người phụ nữ khác. Lúc này đây tôi vẫn chưa thể hiểu nổi điều gì đang diễn ra. Mọi thứ thật sự quá nhanh, 18 năm sống cùng bóng tối của chiếc đèn hiên đã hỏng, tôi chưa từng nghĩ những ngày tháng này dù chỉ trong mơ.

Giây phút này đây, ngồi viết ra những dòng tâm sự tôi vẫn hoang mang, lạ lẫm với cuộc sống trước mắt. Tôi không biết mình có nên gọi người đàn ông kia là “bố” không nữa. Tôi hận người đàn ông đã sinh ra tôi và bỏ mặc. Con đường tiếp theo, tôi sẽ phải làm gì đây? Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy. Tôi có nên rời bỏ gia đình này không? Thực sự tôi không có cảm giác đây là một gia đình, các bạn ạ…

 
P

pesaubuon98

Câu chuyện cảm động về chú chó liều mình bảo vệ bạn​

Chú chó này đã không sợ nguy hiểm mà nằm giữa đường phố đông đúc để bảo vệ cho bạn của mình.

Chó là loài động vật trung thành nhất trong số các loài động vật. Đã có rất nhiều câu chuyện cảm động về lòng trung thành của người bạn bốn chân của con người. Mới đây nhất, một chú chó bị tông vào một chiếc xe hơi nằm sõng soài trên đường Dazhi, Trung Quốc. Trước cảnh tượng đó, một chú chó khác liều mình chạy tới và xem xét vết thương của nó. Bất chấp những tiếng còi xe và sự nguy hiểm, con chó vẫn đứng cạnh để bảo vệ bạn mình.

cam-dong-ve-chu-cho-lieu-minh-bao-ve-ban.jpg


Chú chó trung thành bên cạnh bạn mình, nó gặp tai nạn trên một trong những con đường đông xe cộ nhất Trung Quốc.

Thật không may, đầu của con chó đã bị thương và nó đã không qua khỏi bởi vết thương quá nặng. Nhưng nhờ có sự giúp đỡ của bạn mình, nó đã được những người đi đường đem đi chôn cất.

cam-dong-ve-chu-cho-lieu-minh-bao-ve-ban2.jpg


Mỗi khi có chiếc xe nào đi ngang qua, nó đứng dậy để bảo vệ bạn mình.
Câu chuyện cảm động này gợi nhớ đến chú chó Greyfriars Bobby. Chú chó sống vào thế kỷ XIX, Bobby đã bảo vệ ngôi mộ của chủ mình trong suốt 14 năm đến tận khi nó chết vào ngày 14/1/1872. Sau khi chết, người ta đã tạc tượng nó ở thủ đô của Scotland để tưởng nhớ chú chó trung thành. Năm 2005, một bộ phim Hollywood về nó mang tên “Những cuộc phiêu lưu của Greyfriars Bobby”
 
P

pesaubuon98

Ước mơ của mẹ​

Nhưng kì lạ thay! Hợp âm đầu tiên vang lên đã hút hồn tôi. Bobby chơi một bản nhạc buồn do cậu tự chọn mà tôi cũng chưa từng tập cho cậu. Nó đòi hỏi kỹ thuật cao hơn những gì Bobby đã học. Dẫu vẫn là tiếng đàn của trẻ con, nhưng nó như có hồn, lúc ai oán, khi ào ạt. Khi hợp âm cuối cùng lắng xuống, toàn thể hội trường đứng bật dậy vỗ tay rầm rầm.

img.php


Tôi là giáo viên dạy nhạc bậc tiểu học. Suốt 30 năm trong nghề, ngoài giờ lên lớp ở trường tôi thường nhận dạy piano tại gia cho các em theo yêu cầu của phụ huynh. Thú thực, không phải lúc nào công việc này cũng hứng thú, nhất là khi bạn gặp những “thần đồng” sinh ra từ cao vọng của cha mẹ chúng.

Một năm nọ, có cậu bé tên Bobby tự tới nhà tôi xin học. Lúc đó, Bobby đã 11 tuổi. Tôi toan từ chối vì tuổi đó mới bắt đầu học đàn piano là đã muộn. Nhưng Bobby cứ nằn nì… Sau cùng, tôi xiêu lòng khi nghe chú bé nói rắng ước mơ cả đời của mẹ chú là con trai của mình trở thành một nghệ sĩ dương cầm. Bobby trở thành học trò của tôi.

Tuy nhiên, ngay từ buổi học đầu tiên tôi hiểu rằng mình đã vác một gánh nặng vào thân. Bobby rất chăm chỉ nhưng xem ra không có nhiều triển vọng trên con đường âm nhạc. Thụ cảm nhạc và tiết tấu của Bobby quá kém. Thế nhưng, sự chán nản của tôi được xoa dịu phần nào khi thấy chú bé nhẫn nại thực hiện mọi lời chỉ dẫn của tôi.

Thỉnh thoảng, tôi không kìm nổi bực bội, buông lời cáu gắt, thậm chí cầm thước gõ vào tay Bobby. Chú bé chỉ ngước đôi mắt tròn xoe nhìn tôi và rồi tiếp tục cặm cụi trên phím đàn. Mỗi khi Bobby ra về, tôi thấy mình mệt nhừ.
Ước mơ của mẹ
Tháng ngày trôi qua, trái với dự đoán của tôi, Bobby vẫn chăm chỉ dự các buổi học. Mỗi khi bị tôi mắng cậu bé lại lẩm bẩm: “Một ngày kia mẹ sẽ được nghe mình đàn”. Bằng kinh nghiệm, tôi biết chắc Bobby không thể trở thành một nhạc công. Tôi thầm trách móc mẹ Bobby. Ép đứa con không có năng khiếu nhạc này học đàn mà làm gì?

Buổi trình diễn cuối khóa, lần lượt các học trò của tôi đã lên sân khấu, nhưng không thấy dáng Bobby đâu. Tôi đương khấp khởi mừng vì bớt đi một tiết mục kém thì Bobby thẫn thờ đi vào, mắt đỏ hoe sưng húp, tóc tai bù xù, quần áo xộc xệch. Tôi không thể hiểu nổi tại sao có người mẹ lại để con mình ăn mặc đầu tóc như thế khi bước lên sân khấu. Nhưng không kịp nữa rồi, đành cứ mặc Bobby, miễn chuyện này qua cho nhanh.

Nhưng kì lạ thay! Hợp âm đầu tiên vang lên đã hút hồn tôi. Bobby chơi một bản nhạc buồn do cậu tự chọn mà tôi cũng chưa từng tập cho cậu. Nó đòi hỏi kỹ thuật cao hơn những gì Bobby đã học. Dẫu vẫn là tiếng đàn của trẻ con, nhưng nó như có hồn, lúc ai oán, khi ào ạt. Khi hợp âm cuối cùng lắng xuống, toàn thể hội trường đứng bật dậy vỗ tay rầm rầm.

Bobby lập cập đứng dậy tiến lại gần micro: “Mẹ thích bản nhạc này không”?, cậu bé hỏi.

Ai nấy ngơ ngác nhìn quanh cố tìm xem ai là mẹ của Bobby. Sợ cậu bé làm điều thất thố, từ trong cánh gà tôi vội chạy ra kéo tay Bobby.

Một người đàn ông – sau này tôi biết đó là nhân viên bảo trợ xã hội có nhiệm vụ tháp tùng cậu bé – len đến bên tôi nói khẽ: “Mẹ Bobby bị điếc. Cả đời bà chỉ mong được nghe tiếng đàn của con. Bà vừa qua đời sáng nay vì bệnh ung thư và không kịp đến xem con trai biểu diễn”.
 
P

pesaubuon98

Mẹ dạy con tự lớn thành người​

Mẹ có thể không ở cạnh con khi con đau đớn và thất vọng nhất, nhưng khi nhìn lại mọi thứ đã qua, con nhận ra rằng mẹ yêu con nhiều lắm, vì thế mẹ dạy con cách tự mình khôn lớn và trưởng thành.

Mười tuổi, con đòi mặc áo mới nhưng mẹ lại bảo đến nhập học mẹ sẽ cho mặc. Con lôi chiếc áo cũ ra cố tình cắt một vết rách không thể vá trên chiếc áo trắng cũ.

Khi phát hiện ra, mẹ lẳng lặng cất chiếc áo mới vào cuối ngăn tủ rồi khóa cửa tủ. Thế là ngày nhập học ngày con đến lớp với chiếc áo đã ngả màu vàng úa. Tan học, con lại phải thay ra để giặt, phơi nắng cho chóng khô ngày mai còn mặc tiếp. Từ đó, con không dám đòi hỏi gì nếu mẹ chưa đồng ý.

Buổi tối, mẹ nhắc con: “Ngày mai kiểm tra nên tranh thủ ôn bài, còn đi ngủ sớm”. Con vâng dạ, rồi mãi mê chát chít với mấy đứa bạn rỗi việc. Đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Gần sáng con mới dứt khỏi cái máy vi tính và lăn ra ngủ. Con không hẹn đồng hồ, vì nghĩ thế nào ngày mai mẹ cũng gọi dậy.

Khi thức giấc muộn, con quáng quàng chạy vội đến lớp. Mẹ đang thu bài kiểm tra. Hôm sau, mẹ trả bài, cột điểm một tiết của con với con một đỏ son. Con gục mặt xuống bàn, ấm ức khóc.
img.php


Con vào đại học, con và cha thuyết phục mẹ mua xe máy cho con nhưng mẹ không đồng ý. Tháng đầu tiên xa nhà, nhận tiền mẹ gửi con đem đi mua chiếc áo mới nên tháng ấy con hết tiền sớm hơn mọi khi, con viết thư cho mẹ. Con nghĩ chắc mẹ phải lo lắng lắm và sẽ vội vàng gửi tiền lên ngay cho con như chúng bạn con vẫn thường làm với mẹ chúng.

Nhưng không… con chỉ nhận được giấy gọi lấy tiền vào đầu tháng như mọi khi. Suốt một tuần, con phải ăn mì tôm thay cơm. Từ đấy, con biết cách chi tiêu một cách hợp lý.

Một hôm, con nhận được thư. Con tưởng tượng sẽ có biết bao lời yêu thương trìu mến. Nhưng không mẹ chỉ viết ngắn gọn những dòng thông báo cùng một câu hỏi được gạch chân cẩn thận: “Sao con không kiếm gì làm thêm? Sinh viên năm hai rồi còn gì!”. Con ngạc nhiên, nhà mình có phải khó khăn, thiếu thốn gì đâu?

Nhưng vì tự ái, con cũng theo chân lũ bạn long đong đến các trung tâm gia sư. Rồi khóc nức nở vì đóng tiền mà vẫn không có được việc làm thêm. Sau mấy lần con biết cách để không bị lừa nữa.

Những trưa nắng chang chang, đạp xe đi dạy, lưng áo ướt đẫm mồ hôi. Những buổi tối mưa nặng hạt, con co rúm đứng chờ xe buýt vẫn không nản. Tháng lương đầu tiên, sau khi mua quà gửi mẹ, con tự thưởng cho mình một chiếc áo. Đó không phải là chiếc áo con thích nhất nhưng con luôn giữ gìn một cách cẩn thận. Con quý nó gì đó là do công sức mình lao động để mua.

Suốt một thời gian dài, con nghĩ mẹ không hề yêu con. Mẹ nghiêm khắc, lạnh lùng và luôn đẩy con vào những hoàn cảnh khó khăn mà đáng lý con không phải chịu như thế.

Mẹ có thể không ở cạnh con, ngay cả khi con đau đớn và thất vọng nhất. Nhưng đến bây giờ, khi nhìn lại tất cả mọi điều đã qua, con nhận ra rằng mẹ yêu con nhiều lắm, vì thế mẹ dạy con cách tự mình khôn lớn và trưởng thành.
 
P

pesaubuon98

Hai con bệnh hiểm nghèo – lòng mẹ đau như thắt​


Còn chưa hết nỗi đau về đứa con trai đầu mới 6 tuổi mang căn bệnh ung thư mắt cách đây một năm, chị tiếp tục đón hung tin khi đứa con gái út tròn một tuổi cũng mang trong mình căn bệnh tim bẩm sinh.
Chị tưởng như nước mắt mình đã không còn để chảy nữa bởi chỉ trong vòng một năm, nỗi bất hạnh cứ dồn dập đổ xuống những đứa con của chị. Thế nhưng khi nói chuyện với tôi, nước mắt người phụ nữ ấy vẫn cứ lã chã rơi không ngừng. Tôi hiểu tình thương con của người mẹ đang bóp nghẹt tâm can chị.

Mẹ con chị Hoạt trên chiếc giường ọp ẹp, gia tài quý giá nhất trong nhà.
Người mẹ khốn khổ ấy là chị Lê Thị Hoạt, ở thôn Văn Thịnh, xã Đông Văn, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa). Người đàn bà chưa đầy 30 tuổi nhưng với khuôn mặt khắc khổ, chi chit những nếp nhăn, nước da đen đúa, quê mùa, lam lũ, mới thoạt nhìn cứ nghĩ chị đã ngoài 40. Có lẽ cuộc sống khổ cực và những đau đớn, âu lo đã khiến chị gìà đi nhiều so với tuổi của mình.

Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo, hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn, học hết phổ thông chị ở nhà làm ruộng rồi lấy chồng. Chồng của chị mồ côi cha mẹ từ khi lên 2 tuổi nên lấy chồng rồi chị vẫn ở nhà mẹ đẻ. Thương con, bố mẹ chị cho một khoảnh đất vườn nhỏ bên cạnh để dựng tạm căn nhà ở. Nghĩ chồng mồ côi, neo người, chị đã sinh cho anh 3 đứa con: một trai, hai gái. Tưởng cuộc sống như thế là bình yên khi vợ làm ruộng còn chồng đi làm thuê, làm mướn. Dù đói nghèo nhưng các con của chị khôn lớn.

Nào ngờ đâu, năm 2012, sau một đêm ngủ dậy, một bên mắt trái cháu Trịnh Văn Tú – con trai đầu của chị bỗng nhiên lồi hẳn ra ngoài. Chị tất tả đưa con xuống Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thì được biết con mắc căn bệnh hiểm nghèo: ung thư mắt. Bệnh viện Nhi chuyển con chị ra ngoài Hà Nội.

img.php


Nước mắt người mẹ bất lực khi không thể làm gì cho các con của mình.
Dù đã gần 30 tuổi đời, nhưng chị chưa một lần bước chân ra khỏi cái xóm nghèo ấy, chỉ quanh quẩn với ruộng vườn. Nay con đau ốm, chị quên hết cả sợ hãi, một mình chị “thân cò lặn lội” hỏi thăm rồi đưa con đi, hết Bệnh viện mắt TW đến Bệnh viện K1, Bệnh viện K2 bởi chị nghĩ rằng nếu để chồng đưa con đi thì lấy ai làm thuê kiếm tiền chữa bệnh cho con được.

Một năm qua, cứ vay được tiền, chị lại tay bồng đứa nhỏ, tay dắc đứa lớn đi ra Hà Nội. Vì đứa con út còn quá nhỏ nên chị đành mang con theo. Thế là 3 mẹ con cứ dắt díu nhau đi chữa bệnh hết ngày nọ đến tháng kia.

Số tiền chạy chữa cho con đã lên đến gần 100 triệu, tiền cắm sổ đất và vay mượn anh em họ hàng đến vay nặng lãi ngày mà bệnh của con chị đã không còn cách chữa. Bệnh viện K1 đã trả về vì bệnh của cháu quá nặng, không có phương pháp nào điều trị được nữa. Vẫn không thôi hy vọng, chị lại đưa con qua Bệnh viện K2. Bác sỹ cho biết vẫn còn hy vọng kéo thêm sự sống nếu gia đình có đủ tiền cho cháu chạy tia laze trong thời gian dài khi cháu lên 7 tuổi.

Chưa hết đau đớn về đứa con đầu, chị tiếp tục biết được bé Quỳnh Trang – đứa con út mới tròn 1 tuổi cũng mang căn bệnh tim bẩm sinh. Trải lòng về nỗi bất hạnh của các con chị, chị nức nở: “Hết thằng lớn bị bệnh rồi đến đứa nhỏ chỉ trong vòng hơn 1 năm trời. Tết vừa rồi, còn 1 ngày nữa là Tết thì cả 3 mẹ con mới dắt nhau về. Trong nhà không có một thứ gì cả. Bệnh viện Nhi Thanh Hóa hẹn 3 tháng nữa quay lại để mổ tim cho cháu, nhưng bây giờ vợ chồng tôi không biết phải xoay xở ra sao. Chồng tôi đi làm được đồng nào thì phải trả nợ lãi cho người ta rồi. Thấy con đau ốm mà không làm gì được cho con, tôi đau xót lắm…”, nói đến đó chị nấc lên nghẹn ngào.

Thấy mẹ khóc, đứa con gái út tội nghiệp trên tay chị cũng khóc thét lên còn thằng anh thì nép trong góc nhà không nói gì, hướng đôi mắt dị tật về phía mẹ. Khung cảnh éo le ấy khiến ai chứng kiến cũng cảm thấy đau lòng.

Giờ đây, bé Tú vẫn hằng ngày chịu đựng những cơn đau nhức hành hạ từ đôi mắt của mình. Một năm qua bé chưa ngày nào được bình yên vì căn bệnh quái ác. Cậu bé không được đến trường, không có bạn bè, 6 tuổi, nụ cười trên môi em đã tắt.

Hằng đêm, tiếng khóc của đứa con gái út ngằn ngặt, tiếng rên la đau đớn của đứa con trai, “lực bất tòng tâm”, chị chỉ biết nhìn con khóc…
 
P

pesaubuon98

Nếu còn kiếp sau, con vẫn muốn làm con mẹ​


Mẹ đã tần tảo thờ chồng, nuôi con mà chưa một lần than trách khi Ba ra đi lúc mẹ chỉ mới 32 tuổi. Gia tài của mẹ chỉ là đàn con nhỏ, đứa lớn chưa đến 15 tuổi, đứa nhỏ chỉ vừa 10 tuổi đầu.
Mẹ của con đẹp lắm, hiền dịu lắm. Biết bao người ngỏ lời, biết bao người muốn chia sẻ gánh nặng cùng mẹ. Nhưng vì chị em con, mẹ giấu nước mắt vào lòng, lặng lẽ từ chối. Mẹ ngủ ít làm nhiều; bàn tay phồng rộp, nứt nẻ; bờ vai gầy gò, tấm lưng oằn cong… để kiếm cho các con bữa cơm qua ngày. Quanh năm mẹ chỉ có 3 bộ quần áo cũ sờn. Con biết có những đêm mẹ ngồi khâu những chỗ rách trong nước mắt. Và con cũng biết có những ngày mẹ chưa ăn gì nhưng lại nói dối chúng con mẹ no rồi…

img.php



Những năm tháng tảo tần ấy đã vắt kiệt tuổi xuân và sức lực của mẹ. Khi mẹ ngã bệnh, chị em con phải vào đời ở tuổi còn quá nhỏ. Nhưng mẹ luôn là ngọn đèn sáng để chị em con không lầm đường, lạc lối. Những lúc con mệt mỏi, muốn buông rơi số phận mình, muốn từ bỏ cuộc sống cay nghiệt… thì khuôn mặt hiền từ và những giọt nước mắt của mẹ lại kéo con về, tiếp cho con sức lực, cho con hơi ấm để đứng lên và đi tiếp…

Đã bao giờ chúng ta cảm ơn mẹ vì đã sinh ra và nuôi dạy chúng ta khôn lớn hay chưa? Con tự hỏi mình như thế. Hình như là chưa. Vậy mà con đã nói rất nhiều lời cảm ơn với những người quanh mình, dù có khi việc họ làm cho con rất nhỏ bé. Dẫu biết mẹ chẳng bao giờ đòi hỏi, dẫu biết những gì mà mẹ làm cho chúng con thì có ngàn lời cảm ơn cũng không đủ nhưng mẹ ơi, con vẫn muốn cảm ơn mẹ. Cảm ơn mẹ thật nhiều. Cảm ơn cuộc đời này khi con được làm con của mẹ. Và con mong, nếu còn có kiếp sau, xin cho con vẫn được làm con của mẹ.
 
Top Bottom