$\color{Red}{\fbox{Event box Toán} \text{Sàn thi đấu}}$

Status
Không mở trả lời sau này.
C

congchuaanhsang

Đề thi trận tứ kết đội 1

Câu 1(5đ): Giải pt

$a)x^2=4x-4 $

$b)x^4=12x+5$

$c)15x^4-8x^3-15x^2+4x+4=0$

Câu 2(5đ): Tìm nghiệm dương của phương trình:

$(1+x-\sqrt{x^2-1})^{2005}+(1+x+\sqrt{x^2-1})^{2005}=2^{2006}$

Câu 3(5đ):

Cho tam giác ABC nhọn và M bất kì trên BC. Gọi E và F là hình chiếu của B và C trên AM. Tìm M để $BE+CF$ min

Câu 4(4đ):

Cho $m+n+p=3$. Tìm giá trị nhỏ nhất của

$20(m^2+n^2+p^2)+\dfrac{14(mn+np+pm)}
{mn^2+np^2+pm^2}$

Câu hỏi phụ: (1đ) Một đàn bò 9 con gồm lông đen và lông nâu. Khi đi qua cầu bị rơi mất 8 con. Hỏi con còn lại trên cầu lông gì?
 
Last edited by a moderator:
C

congchuaanhsang

Đề thi trận tứ kết đội 2

Câu 1: (4đ) Cm với mọi x,y nguyên dương thì

$A=(x+y)(x+2y)(x+3y)(x+4y)+y^4$ là số chính phương

Câu 2: (5đ) Giải phương trình:

a, $\dfrac{1}{x^2+4x+3}+\dfrac{1}{x^2+8x+15}=\dfrac{1}{6}$

b, $x^4+2x^3+8x^2+10x+15=0$

Câu 3: (6đ) Cho tam giác ABC cân ở A với $\hat{A}$ nhọn. CD là phân giác $\hat{ACB}$ ( $D \in$ AB). Qua D kẻ đường vuông góc với CD cắt CB ở E. Cm $BD=\dfrac{1}{2}EC$

Câu 4: (4đ) Cho x,y,z>0 thỏa mãn $x+y+z$ \leq 3. Tìm max:

$A=\sqrt{1+x^2}+\sqrt{1+y^2}+\sqrt{1+z^2}+2(\sqrt{x}+\sqrt{y}+\sqrt{z})$

Câu hỏi phụ: (1đ) Tìm từ khác nhóm và giải thích:

đá ; đấm ; ném ; chuyền
 
C

congchuaanhsang

:(
Các thí sinh lần này điểm khá thấp, đều là do câu hỏi phụ và không cẩn thận dẫn đến nhầm ẩn (bạn tanngoclai) và nhầm lẫn khi giải phương trình (bạn 0973573959thuy)

Bài làm đội 1 của bạn tanngoclai:


tanngoclai said:
Em xin lỗi vì 2 lần rồi đều gửi muộn ạ :(

Câu 1 :

a) $x^2=4x-4$

\Leftrightarrow $ x^2 - 4x + 4 = 0$

\Leftrightarrow $ (x-2)^2 = 0$

\Leftrightarrow $x-2=0$

\Leftrightarrow $x=2$

Vậy nghiệm của phương trình là x=2

b) $x^4=12x+5$

\Leftrightarrow $x^4 - 12x - 5=0$

\Leftrightarrow $(x^4 -2x^3-x^2) + (2x^3 -4x^2-2x) + (5x^2 - 10x -5) = 0$

\Leftrightarrow $(x^2 + 2x + 5)(x^2 -2x -1)=0$

Mặt khác : $x^2 + 2x + 5 = (x+1)^2 + 4 > 0$

Do đó : $x^2 - 2x - 1 = 0$

\Leftrightarrow $ x^2 -2x+1=2$

\Leftrightarrow $(x-1)^2 = 2$

\Leftrightarrow $\left[\begin{matrix}x-1=\sqrt{2} \\ x-1=-\sqrt{2} \end{matrix}\right.$

\Leftrightarrow $ \left[\begin{matrix}x=1 + \sqrt{2} \\ x= 1-\sqrt{2} \end{matrix}\right.$

Vậy nghiệm của phương trình là $ x=1 + \sqrt{2} ; x= 1-\sqrt{2}$

c) $15x^4 -8x^3 - 15x^2 + 4x + 4 = 0$

\Leftrightarrow $(15x^4 - 15x^3) + ( 7x^3 - 7x^2) - (8x^2 - 8x) - (4x-4) = 0$

\Leftrightarrow $(x-1)(15x^3 + 7x^2 - 8x -4)=0$

\Leftrightarrow $(x-1)(15x^3 + 10x^2 - 3x^2 -2x -6x-4)=0$

\Leftrightarrow $(x-1)(3x+2)(5x^2 - x -2)=0$

\Leftrightarrow $\left[\begin{matrix} x=1\\ x=1=\dfrac{-2}{3}\\ x= \dfrac{1+\sqrt{41}}{10} \\ x=\dfrac{1-\sqrt{41}}{10}\end{matrix}\right.$

Vậy tập nghiệm của phương trình là $S= \left\{ \dfrac{-2}{3};\dfrac{1-\sqrt{41}}{10};\dfrac{1+\sqrt{41}}{10};1 \right\} $

Bài 3 :



Xét tam giác ABM có : BE vuông góc với AM tại E

$ \to S_{ABM} = \dfrac{BE.AM}{2}$

Tương tự : $ \to S_{ACM} = \dfrac{CF.AM}{2}$

Ta có : $S_{ABC} = S_{ABM} + S_{ACM} = \dfrac{BE.AM}{2} + \dfrac{CF.AM}{2}$

$ \to \dfrac{2S_{ABC}}{AM} = BE + CF$

Vì $S_{ABC}$ không đổi nên BE + CF đạt giá trị nhỏ nhất khi AM lớn nhất.

Vẽ AD vuông góc BC tại D

TH1 : AC > AB

Ta có: HC và HB lần lượt là hình chiếu của đường xiên AC và AB kẻ từ A đến BC;
mà AC > AB
Do đó : DC > DB ( quan hệ đường xiên hình chiếu )

Lại có : DM là hình chiếu của đường xiên AM kẻ từ A đến BC.

\Rightarrow AM lớn nhất khi DM lớn nhất

Mà DM lớn nhất khi DM = DC ( vì M nằm trên BC) \Rightarrow M trùng với C

\Rightarrow M trùng với C thì BE + CF đạt giá trị nhỏ nhất.

Tương tự :

- TH2 : AB > AC thì BE + CF đạt giá trị nhỏ nhất khi M trùng với B.

- TH3 : AB = AC thì Be + CF đạt giá trị nhỏ nhất khi M trùng với B hoặc C.

Vậy BE + CF đạt giá trị nhỏ nhất khi M trùng với đỉnh tạo với A cạnh dài nhất trong tam giác ABC.

Bài 4 :

Đặt $A=20(m^2 + n^2 + p^2) + \dfrac{14(mn + np + mp)}{mn^2 + np^2 + pm^2}$

Ta có :

$ m+n+p=3 \\ \to 3(m^2 + n^2 + p^2) = (m+n+p)(m^2 + n^2 + p^2) = m^3 + mn^2 + mp^2 + n^3 + m^2n + np^2 + p^3 + m^2p + n^2p$

Lại có : $(\sqrt{m}^3 - \sqrt{m}p)^2 \ge 0$ \Leftrightarrow $m^3 + mp^2 \ge 2pm^2$

Tương tự ta có : $n^3 + nm^2 \ge 2mn^2; p^3 + pn^2 \ge 2np^2$

Suy ra : $3(a^2 + b^2 + c^2) \ge 3( mn^2 + np^2 + pm^2 ) \to a^2 + b^2 + c^2 \ge mn^2 + np^2 + pm^2 $

Do đó :

$A=20(m^2 + n^2 + p^2) + \dfrac{14(mn + np + mp)}{mn^2 + np^2 + pm^2} \ge 20(m^2 + n^2 + p^2) + \dfrac{14(mn + np + mp)}{m^2 + n^2 + p^2}$

\Leftrightarrow $A \ge 20(m^2 + n^2 + p^2) + \dfrac{7(m+n+p)^2 - 7(m^2+n^2+p^2)}{m^2 + n^2 + p^2}$

\Leftrightarrow $A \ge 20(m^2 + n^2 + p^2) + \dfrac{63}{m^2 + n^2 + p^2} - 7$

Ta có : $(m-n)^2 + (n-p)^2 + (p-m)^2 \ge 0$ \Leftrightarrow $m^2 + n^2 + c^2 \ge mn + np + mp$ \Leftrightarrow $9=(m+n+p)^2 \le 3(m^2 + n^2 + c^2)$ \Leftrightarrow $ 3 \le m^2 + n^2 + c^2p$

Đặt $m^2 + n^2 + p^2 = a \to a \ge 3$, ta có :

$A \ge 20a + \dfrac{63}{a} - 7 \ge 60 + 21 - 7 = 74$

Dấu "=" xảy ra khi m=n=p=1

Vậy GTNN của biểu thức đã cho là 74, đạt được khi m=n=p=1

* Câu hỏi phụ :

Con còn lại trên cầu lông của bò ( đề không hỏi là lông màu gì )

Đáp án câu 2: (hướng thôi nhé)

ĐKXĐ x \geq 1

Đặt $\sqrt{x-1}=a$ ; $\sqrt{x+1}=b$ ta có:

$(b^2-ab)^{2005}+(b^2+ab)^{2005}=(b^2-a^2)^{2006}$

\Leftrightarrow $b=b^2-a^2$ \Leftrightarrow $\sqrt{x+1}=2$

\Leftrightarrow $x=1$

Đáp án câu hỏi phụ là lông khô :D
 
  • Like
Reactions: Bonechimte
C

congchuaanhsang

Bài làm của bạn demon311 - đội 2

demon311 said:
Vì sự cố mất điện nên gửi hơi chậm, mong BTC thông cảm và xem xét cho mình:

Câu 1:

Ta có:
$A=(x+y)(x+2y)(x+3y)(x+4y)+y^4=[(x+y)(x+4y)][(x+2y)(x+3y)]+y^4 \\
=[x^2+5xy+4y^2][x^2+5xy+6y^2]+y^4=[(x^2+5xy+5y^2)-y^2][(x^2+5xy+5y^2)+y^2]+y^4=(x^2+5xy+5y^2)^2-y^4+y^4=(x^2+5xy+5y^2)^2$

Vì $x,y$ nguyên dương nên $x^2+5xy+5y^2$ là số nguyên dương, nên A là số chính phương

Câu 2:

a) ĐKXĐ:
$\begin{cases}
x^2+4x+3 \ne 0 \\
x^2+8x+15 \ne 0
\end{cases}
\leftrightarrow
\begin{cases}
x \ne -1 \\
x \ne -3 \\
x \ne -5
\end{cases} $

Với điều kiện trên phương trình đã cho tương đương:

$\dfrac{ 1}{(x+1)(x+3)}+\dfrac{ 1}{(x+3)(x+5)}=\dfrac{ 1}{6} \\
\leftrightarrow \dfrac{ x+5+x+1}{(x+1)(x+3)(x+5)}=\dfrac{ 1}{6} \\
\leftrightarrow 6.(2x+6)=(x+1)(x+3)(x+5) \\
\leftrightarrow 12(x+3)=(x1)(x+3)(x+5)$
$\leftrightarrow 12=(x+1)(x+5)$ (chia 2 vế cho $(x+3)$ do $x \ne -3$)
$\leftrightarrow x^2+6x+5=12 \\
\leftrightarrow x^2+6x-7=0 \\
\leftrightarrow \left[ \begin{array}{ll}
x=1 \\
x=-7
\end{array} \right. $
Vậy phương trình có hai nghiệm: $x=1$, $x=-7$
b)

$x^4+2x^3+8x^2+10x+15=0 \\
\leftrightarrow x^2(x^2+2x+1)+7x^2+10x+15=0 \\
\leftrightarrow x^2(x+1)^2+(x^2+6x+9)+(x^2+4x+4)+(x^2+2x+1)+(x^2-2x+1)+3x^2=0 \\
\leftrightarrow (x^2+x)^2+(x+3)^2+(x+2)^2+(x+1)^2+(x-1)^2+3x^2=0 \\
\leftrightarrow
\begin{cases}
x^2+x=0 \\
x+3 =0 \\
x+2=0 \\
x+1=0 \\
x-1=0 \\
x=0
\end{cases}
\leftrightarrow
\begin{cases}
x=-1 \\
x=-2 \\
x=-3 \\
x=1 \\
x=0
\end{cases} $
$\longrightarrow $ phương trình vô nghiệm
Vậy phương trình đã cho vô nghiệm

Câu 3:
Hình vẽ:
Untitled_zps7943cb13.jpg

Qua D kẻ $DF //AC (F \in AC)$
Gọi giao điểm của ED và CA là I
Ta có:
$\triangle_{CIE}$ cos $CD$ vừa là phân giác vừa là đường cao
Nên $\triangle_{ CIE}$ cân tại C
Do đó CD cũng là trung tuyến
Nên D là trung điểm của IE
Ta có: DF // CI
D là trung điểm của EI
Nên F là trung điểm của EC
Mà $\triangle_{ DEC}$ vuông tại D (theo giả thiết $DE \bot CD$)
nên
$DF=\dfrac{ 1}{2}AC$ (1)
Ta lại có:
DF // AC
Nên theo định lý Ta-lét:

$\dfrac{ BD}{BA}=\dfrac{ DF}{AC}$
Mà BA=AC (do $\triangle_{ ABC}$ cân tại A)
nên BD=DF (2)
Kết hợp (1) và (2) ta được:

$BD=\dfrac{ 1}{2}AC$ (đpcm)

Câu 4:
Theo mình thấy thì đề sai, giá trị không xác định được khi $x,y,z > 0$
Bằng 0 thì có thể
Câu hỏi phụ:

Là đá vì đá thì chỉ có thể bằng chân, các hành động còn lại có thể làm bằng tay

Đáp án câu 4:
Theo Cauchy-Schwarz:

$\sqrt{1+x^2}+\sqrt{2x}$ \leq $\sqrt{2}(x+1)$

$\sqrt{1+y^2}+\sqrt{2y}$ \leq $\sqrt{2}(y+1)$

$\sqrt{1+z^2}+\sqrt{2z}$ \leq $\sqrt{2}(z+1)$

\Rightarrow A \leq $6+3\sqrt{2}$

$A_{max}=6+3\sqrt{2}$ \Leftrightarrow $x=y=z=1$

Câu hỏi phụ: Chúng ta có môn bóng đá ; bóng ném ; bóng chuyền nhưng không có bóng đấm :p
Vậy từ khác là đấm
@demon311 : giải thích như vậy chưa hợp lí vì khi bạn đá cầu chuyền, vẫn chuyền bằng chân mà :D
 
C

congchuaanhsang

Kết quả trận tứ kết đợt 1

| Nick | Điểm |
Đội 1 | tanngoclai | 10,375 | Vào trận bán kết
| nhuquynhdat | không nộp bài
Đội 2 | demon311 | 14 | Vào trận bán kết
| 0973573959thuy | 13,25 |

Chúc mừng các bạn!

Mong rằng trận tứ kết đợt 2 các thí sinh sẽ cẩn thận hơn
 
C

congchuaanhsang

Đề thi trận tứ kết đội 3

Câu 1: (6đ) a, Cm $A=n^6-n^4+2n^3+2n^2$ không phải số chính phương với mọi n tự nhiên lớn hơn 1

b,Cho $P(x)=ax^2+bx+c$

Tìm a,b,c biết $P(0)=26$ ; $P(1)=3$ ; $P(2)=2000$

Câu 2: (5đ) Cho a,b,c thỏa mãn $\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}=\dfrac{1}{a+b+c}$

Tính $(a^{23}+b^{23})(b^5+c^5)(c^{2001}+a^{2001})$

Câu 3: (4đ) Cho tam giác ABC có AD là phân giác.
Cm $AD^2=Ab.AC-BD.DC$

Câu 4: (4đ) Cho a,b,c>$\dfrac{25}{4}$. Tìm min:

$Q=\dfrac{a}{2\sqrt{b}-5}+\dfrac{b}{2\sqrt{c}-5}+\dfrac{c}{2\sqrt{a}-5}$

Câu hỏi phụ: (1đ)Nêu quy luật và viết tiếp 1 số vào dãy sau:

145 ; 170 ; 197
 
Last edited by a moderator:
C

congchuaanhsang

Đề thi trận tứ kết đội 4

Câu 1: (5đ)

Giải phương trình:

$\dfrac{x+1}{x^2+x+1}-\dfrac{x-1}{x^2-x+1}=\dfrac{2(x+2)^2}{x^6-1}$

Câu 2: (6đ)

a, Giải phương trình:

$3x^3+4x^2+5x-6=0$

b, Giải bất phương trình:

$\dfrac{x-3}{x+2}$>2

Câu 3: (5đ) Cho hình chữ nhật ABCD. Kẻ BH vuông góc với AC ở H. M và K là trung điểm của AH và CD. Cm BM vuông góc với MK.

Câu 4: (3đ) Cho a,b>0. Cm

$(a^2+b+\dfrac{3}{4})(b^2+a+\dfrac{3}{4})$ \geq $(2a+\dfrac{1}{2})(2b+\dfrac{1}{2})$

Câu hỏi phụ: An sinh năm 1992 ; Tuấn sinh năm 1988 ; Bình sinh năm 1986. Hỏi hiện tại ai đươc lái xe máy?

Good luck and success!
 
Last edited by a moderator:
C

congchuaanhsang

Bài làm của bạn letsmile519 thuộc đội 3 :)

letsmile519 said:
Bài 1:

$A=n^6−n^4+2n^3+2n^2$

$A=n^2[n^4-n^2+2n+2]$

\Rightarrow $A=n^2[n^2(n-1)(n+1)+2(n+1)]$

\Leftrightarrow $A=n^2(n+1)(n^3-n^2+2)$

\Leftrightarrow $A=n^2(n+1)[(n+1)(n^2-n+1)-(n-1)(n+1)]$

\Leftrightarrow $A=n^2(n+1)^2(n^2-n+1-n+1)$

\Leftrightarrow $A=n^2(n+1)^2.(n^2-2n+2)$

Giả sử A là SCP (với n là só tự nhiên lớn hơn 1) -> $n^2-2n+2=(n-1)^2+1$ là 1 số chính phương

Ta có vì n là số tự nhiên -> $(n-1)^2$< $(n-1)^2+1$ %%-

Lại có $n^2-(n-1)^2-1=2n-2=2(n-1)$\geq0

\Leftrightarrow $n^2$\geq$(n-1)^2+1$ %%-%%-

Từ %%- và %%-%%- ta có: $(n-1)^2$<$(n-1)^2+1$\leq$n^2$

\Rightarrow vậy $(n-1)^2+1=n^2$\Leftrightarrow $n=1$ (loại)

Vậy Với mọi n là số tự nhiên lớn hơn 1 thì A không là số chính phương

b) Từ giả thiết đề bài cho ta có:

$\left\{\begin{matrix}
a.0^2+b.0+c=26 & & \\
a.1^2+b.1+c=3 & & \\
a.2^2+b.2+c=2000 & &
\end{matrix}\right.$

Từ đây -> $c=26$ và :

$\left\{\begin{matrix}
a+b+26=3 & & \\
4a+2b+26=2000 & &
\end{matrix}\right.$

\Leftrightarrow $\left\{\begin{matrix}
a+b=-23 (1) & & \\
2a+b=987(2) & &
\end{matrix}\right.$

Từ pt2 cho pt1 ta được:

$2a+b-a-b=987+23$

\Leftrightarrow $a=1010$

Từ đay -> $b=-23-1010=-1033$

Vậy a,b,c cần tìm là $a=1010$ , $b=-1033$, $c=26$

Bài 2:

Ta có: $\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}=\frac{1}{a+b+c}$

ĐK a,b,c khác 0 và $a+b+c$ khác 0

\Leftrightarrow $\frac{1}{a}+\frac{1}{b}=\frac{1}{a+b+c}-\frac{1}{c}$

\Leftrightarrow $\frac{a+b}{a.b}=\frac{c-a-b-c}{c(a+b+c)}$

\Leftrightarrow $ \frac{a+b}{a.b}+\frac{a+b}{c(a+b+c)}=0$

\Leftrightarrow $(a+b)(\frac{1}{a.b}+\frac{1}{c(a+b+c)})=0$

\Leftrightarrow $(a+b)(\frac{ca+cb+c^2+ab}{a.b.c(a+b+c)})=0$

\Leftrightarrow $(a+b)(\frac{c(a+c)+b(a+c)}{a.b.c(a+b+c)})=0$

\Leftrightarrow $\frac{(a+b)(b+c)(c+a)}{a.b.c(a+b+c)}=0$

\Rightarrow $a+b=0$ hoặc $b+c=0$ hoặc $c+a=0$

Nếu $a=-b$ thì c với mọi số khác 0

->$(a^{23}+b^{23})(b^5+c^5)(c^{2001}+a^{2001})$ =$(a^{23}-a^{23}).(b^5+c^5)(c^{2001}+a^{2001})=0$

Nếu $b+c=0$\Leftrightarrow $b=-c$
\Rightarrow $(a^{23}+b^{23})(b^5+c^5)(c^{2001}+a^{2001})$=$(a^{23}+b^{23})(b^5-b^5)(c^{2001}+a^{2001})$$0$

Nếu $c=-a$ tương tự như trên -> $(a^{23}+b^{23})(b^5+c^5)(c^{2001}+a^{2001})$=$0$

Vậy biểu thức $(a^{23}+b^{23})(b^5+c^5)(c^{2001}+a^{2001})$=$0$ với mọi giá trị a,b,c khác 0 và $a+b+c$ khác 0 thoả mãn đề bài.
Bài 3:

10291250_293535017477463_7834259744973188961_n.jpg


Từ C kẻ CE cắt AD tại E (E nằm ngoài tam giác ABC) sao cho góc BCE =góc BAD=góc= DAC

Xét tam giác ABD và tam giác AEC

Có: $\angle BAD=\angle DAC$

$\angle ABC=\angle AEC$ (cùng= 180 độ -1/2 góc BAC- góc ADB)

-> tam giác ABD đồng dạng với tam giác AEC (g-g)

Suy ra $\dfrac{AD}{AC}=\dfrac{AB}{AE}$

\Rightarrow$ AB.AC=AD.AE=AD^2+AD.DE$ %%-

Lại xét tam giác ADB và tam giác CDE

có: $\angle ADB=\angle CDE$ ( vị trí đối đỉnh)

$\angle BAD=\angle DCE$

\Rightarrow Tam giác ADB đồng dạng với tam giác CDE

Suy ra: $\frac{AD}{CD}=\frac{BD}{DE}$

Suy ra: $AD.DE=DB.DC$ %%-%%-

Từ %%- và %%-%%- ta có:

$ AB.AC=AD^2+BD.DC$

\Leftrightarrow $AB.AC-BD.DC=AD^2$

Vậy $AB.AC-BD.DC=AD^2$

Câu 4:

Vì a,b,c >25/4

-> $\frac{a}{2\sqrt{b}-5}+2\sqrt{b}-5$\geq $2.\sqrt{\frac{a}{2\sqrt{b}-5}.(2\sqrt{b}-5)}=2\sqrt{a}$

\Leftrightarrow $\frac{a}{2\sqrt{b}-5}$\geq$ 2\sqrt{a}-2\sqrt{b}+5$

Tương tự ta có:

\Leftrightarrow $\frac{b}{2\sqrt{c}-5}$\geq$ 2\sqrt{b}-2\sqrt{c}+5$

\Leftrightarrow $\frac{c}{2\sqrt{a}-5}$\geq$ 2\sqrt{c}-2\sqrt{a}+5$

\Rightarrow Q\geq $ 2\sqrt{a}-2\sqrt{b}+5+2\sqrt{b}-2\sqrt{c}+5+2\sqrt{c}-2\sqrt{a}+5$=$15$

Vậy Min của Q = 15, dấu bằng xảy ra khi : $a=b=c=25$

Đáp án câu hỏi phụ:

$145=12^2+1$ ; $170=13^2+1$ ; $197=14^2+1$

Vậy số tiếp theo là $15^2+1=226$
 
C

congchuaanhsang

Bài làm của bạn thinhrost1 thuộc đội 4:


1, $\dfrac{x+1}{x^2+x+1}-\dfrac{x-1}{x^2-x+1}=\dfrac{2(x+2)^2}{x^6-1}$
Ta có:
$x^2+x+1=x^2+2.\dfrac{1}{2}x+\dfrac{1}{4}+\dfrac{3}{4}=(x+\dfrac{1}{2})^2+\dfrac{3}{4} >0$

$x^2-x+1=x^2-2.\dfrac{1}{2}x+\dfrac{1}{4}+\dfrac{3}{4}=(x-\dfrac{1}{2})^2+\dfrac{3}{4} >0$

ĐKXĐ: $x^6-1 \ne0\Leftrightarrow x\ne\pm 1$

Phương trình trên tương đương:

$\dfrac{x+1}{x^2+x+1}-\dfrac{x-1}{x^2-x+1} = \dfrac{2(x+2)^2}{x^6-1} \\ \Leftrightarrow \dfrac{x+1}{x^2+x+1}-\dfrac{x-1}{x^2-x+1} = \dfrac{2(x+2)^2}{(x^3-1)(x^3+1)} \\ \Leftrightarrow \dfrac{x+1}{x^2+x+1}-\dfrac{x-1}{x^2-x+1} = \dfrac{2(x+2)^2}{(x-1)(x^2+x+1)(x+1)(x^2-x+1)}\\\Rightarrow \dfrac{x+1}{x^2+x+1}(x-1)(x^2+x+1)(x+1)(x^2-x+1)-\dfrac{x-1}{x^2-x+1}(x-1)(x^2+x+1)(x+1)(x^2-x+1)=2(x+2)^2\\\Leftrightarrow (x+1)^2(x-1)(x^2-x+1)-(x-1)^2(x^2+x+1)(x+1)-2(x+2)^2=0\\\Leftrightarrow (x+1)(x-1)((x+1)(x^2-x+1)-(x-1)(x^2+x+1))-2(x^2+4x+4)=0\\\Leftrightarrow (x^2-1)(x^3+1-x^3+1)-2(x^2+4x+4)=0\\\Leftrightarrow 2(x^2-1)-2(x^2+4x+4)=0\\\Leftrightarrow 2(x^2-1-x^2-4x-4)=0\\\Leftrightarrow -2(4x+5)=0\\x=\dfrac{-5}{4}$ (thỏa mãn)

Vậy $x=\dfrac{-5}{4}$ là một nghiệm của phương trình đã cho.



2, a)$3x^3+4x^2+5x-6=0$

$VT=3x^3+4x^2+5x-6=(3x^3+6x^2+9x)-(2x^2+4x+6)=3x(x^2+2x+3)-2(x^2+2x+3)=(3x-2)(x^2+2x+3)=0$

Mà $x^2+2x+3=x^2+2x+1+2=(x+1)^2+2>0$

Nên: $3x-2=0 \Leftrightarrow x=\dfrac{2}{3}$

Vậy phương trình đã cho có nghiệm $x=\dfrac{2}{3}$

b) $\dfrac{x-3}{x+2}>2$

ĐKXĐ: $x+2 \ne 0 \Leftrightarrow x \ne -2$

$\dfrac{x-3}{x+2}>2\Leftrightarrow \dfrac{x-3}{x+2}-2>0 \Leftrightarrow \dfrac{x-3}{x+2}-\dfrac{2(x+2)}{(x+2)}>0 \Leftrightarrow \dfrac{x-3-2(x+2)}{(x+2)}>0 \Leftrightarrow \dfrac{x-3-2x-4}{x+2}>0 \Leftrightarrow \dfrac{-x-7}{(x+2)}>0\Leftrightarrow \dfrac{-(x+7)}{(x+2)}>0$

Nếu $x<-7$ thì $\dfrac{-(x+7)}{(x+2)}<0$

Nếu $x>-2$ thì $\dfrac{-(x+7)}{(x+2)}<0$

Nếu $x=-7$ thì $\dfrac{-(x+7)}{(x+2)}=0$

Nên x phải thỏa mãn điều kiện $-7<x<-2$

Vậy Bất phương trình đã cho có nghiệm $-7<x<-2$

Câu 3:

Hình vẽ:

Untitled_zps234cf6f5.png

Ta sẽ chứng minh trước bổ đề:
"Nếu hai tam giác bằng nhau thì có hai đường cao tương ứng bằng nhau"
Thật vậy:
Giả sử $\Delta ABC=\Delta A'B'C'$

Gọi AH, A'H' lần lượt là đường cao của tam giác ABC và tam giác A'B'C'

Xét hai tam giác ABH ($\widehat{AHB}=90^o$ và A'B'H'($\widehat{A'H'B'}=90^o$) có:

$AB=A'B'(gt)$

$\widehat{ABH}=\widehat{A'B'H'}(gt)$

$\Rightarrow \Delta ABH=\Delta A'B'H'$( cạnh huyền -góc nhọn)

$\Rightarrow AH=A'H'$

Vậy bổ đề được chứng minh.

Kẻ $DI \perp AC, KN \perp AC$, Nối BK

Dễ thấy $\Delta ABC=\Delta ADC$(AB=DC;BC=AD;$\hat D=\hat B=90^o$ theo tính chất hình chữ nhât)

Nên suy ra $DI=BH$

$\Delta CID$ và $\Delta AHB$($\widehat{DIC}=\widehat{AHB}=90^o$), có:

DC=AB (dựa theo tính chất hình chữ nhật)

$\widehat{ICD}=\widehat{HAB}$ (so le trong)

Nên: $\Delta CID = \Delta AHB \Rightarrow IC=AH \Rightarrow NC=\dfrac{IH}{2}=\dfrac{AH}{2}$

Ta có: $\left.\begin{matrix}
NK//DI & & \\
DK=KC & &
\end{matrix}\right\}\Rightarrow NK=\dfrac{DI}{2}=\dfrac{BH}{2}$

Mặt khác:

$MN=MH-NH=\dfrac{AH}{2}-(CN-CH)=\dfrac{AH}{2}-\dfrac{AH}{2}+CH=CH$

Tam giác BMH vuông tại H, áp dụng định lý Py-ta-go và sử dụng giả thiết:
$BM^2=BH^2+MH^2 = BH^2+ \dfrac{AH^2}{4}$
Tương tự với các tam giác MNK vuông tại N và tam giác BKC vuông tại C, ta có:

$MK^2=MN^2+NK^2=CH^2+\dfrac{BH^2}{4}$

$BK^2=BC^2+CK^2=BC^2+\dfrac{CD^2}{4}$

Nhận thấy rằng:

$MK^2+BM^2=CH^2+\dfrac{BH^2}{4}+BH^2+ \dfrac{AH^2}{4}=BC^2+\dfrac{AB^2}{4}=BC^2+\dfrac{CD^2}{4}=BK^2$

Vậy tam giác $BMK$ vuông tại M hay $MK \perp BM$ (đpcm)

4,
Trước hết ta chứng minh BDT sau:

$(x+y)^2 \geq 4xy \Leftrightarrow x^2+2xy+y^2-4xy \geq 0 \Leftrightarrow (x-y)^2 \geq 0$

Vậy BĐT trên đúng

$VT=(a^2+b+\dfrac{3}{4})(b^2+a+\dfrac{3}{4})=(a^2+b+\dfrac{1}{4}+\dfrac{2}{4})(b^2+a+\dfrac{1}{4}+ \dfrac{2}{4} ) $

Ta có:

$a^2 +\dfrac{1}{4} \geq 2\sqrt[]{\dfrac{a^2}{4}} \geq a$ (theo AM-GM)

Tương tự ta cũng có:

$b^2+\dfrac{1}{4} \geq b$

Nên $VT \geq (a+b+\dfrac{2}{4})(a+b+\dfrac{2}{4})=(a+b+ \dfrac{2}{4})^2=(a+\dfrac{1}{4}+b+ \dfrac{1}{4})^2$

Đặt $a+\dfrac{1}{4}=x$, $b+\dfrac{1}{4}=y$, ta được:

$VT \geq (x+y)^2 \geq 4xy=2(a+\dfrac{1}{4}).2(b+ \dfrac{1}{4})=(2a+\dfrac{1}{2})(2b+\dfrac{1}{2})$

Hay $(a^2+b+\dfrac{3}{4})(b^2+a+\dfrac{3}{4}) \geq (2a+ \dfrac{1}{2})(2b+\dfrac{1}{2})$

Vậy BDT được chứng minh.

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $a=b=\dfrac{1}{2}$



Ai có bằng lái thì được lái xe máy ạ ^^


Chú ý câu 2b: $\dfrac{-(x+7)}{x+2}$>0

\Leftrightarrow $\dfrac{x+7}{x+2}<0$

Lập bảng xét dấu ta sẽ có $-7 < x <2$

Tuyệt đối không được nhân chéo vì không biết 2 vế bpt có dương hay không!

Tiếc là câu hình bạn làm dài quá. Các bạn tham khảo của bạn san1201 - đội 4:

Câu 3
f8rBKBq.png


Giải Gọi N là trung điểm BH; => MN đường trung bình của tam giác ABH

ABH
=> MN//AB và MN = $\dfrac{1}{2}AB$

Mà CK//AB và CK= $\dfrac{1}{2}CD$= $\dfrac{1}{2}AB$ => CK=MN

=> MNCK là hình bình hành

=> CK//MK (*)

Vì MN//AB, AB vuông góc BC nên MN vuông góc BC.

Suy ra N là trực tâm tam giác BCM => CN vuông góc với BM (*)(*)

Từ (*) và (*)(*) suy ra MK vuông góc với BM.
 
Last edited by a moderator:
C

congchuaanhsang

Kết quả trận tứ kết đợt 2

| Nick | Điểm |
Đội 3 | letsmile519 | 16,75 | Vào trận bán kết
| duchieu300699 | 12,25 |
Đội 4 | thinhrost1 | 15,25 | Vào trận bán kết
| san1201 | 12 |

Chúc mừng các bạn!
 
C

congchuaanhsang

Danh sách các đội dự thi trận bán kết:

Đội | Nick
Đội 1 | tanngoclai+letsmile519
Đội 2 | demon311+thinhrost1

2 đội sẽ thi đấu vào ngày 14/5
 
C

congchuaanhsang

Đề thi trận bán kết đội 1

Câu 1: (4đ) Giải phương trình nghiệm nguyên dương:

$2^{m!}+6^n=10^n$

Câu 2: (6đ)

a, Chứng minh rằng $a^3+11a-6a^2-6$ chia hết cho 6 với $a \in Z$

b, Chứng minh tổng lập phương 3 số nguyên liên tiếp chia hết cho 9

Câu 3: (5đ)Cho tam giác ABC vuông ở A, đường cao AH, trung tuyến BM, phân giác CD cắt nhau tại 1 điểm. Chứng minh rằng BH=AC

Câu 4:(3đ) Cho đa thức P(x) bậc 4 thỏa mãn $P(-1)=0$ ; $P(x)-P(x-1)=x(x+1)(2x+1)$

a, Xác định P(x)

b, Tính $F=1.2.3+2.3.5+...+n(n+1)(2n+1)$

Câu 5: (1đ) Cho a,b,c>0 thỏa mãn $abc=1$. Tìm max:

$P=\sqrt{\dfrac{2}{1+a}}+\sqrt{\dfrac{2}{1+b}} + \sqrt{\dfrac{2}{1+c}}$

Câu hỏi phụ: (1đ) Một con gấu Bắc Cực đuổi theo 1 con chim cánh cụt. Hỏi khi nào con gấu đuổi kịp con chim?
 
C

congchuaanhsang

Đề thi trận bán kết đội 2

Câu 1: (4đ) Giải phương trình nghiệm nguyên dương:

$3^m=n^2+2n-8$

Câu 2: (6đ) Chứng minh rằng nếu a,b là 2 số dương thỏa mãn $a+b=1$ thì $\dfrac{a}{b^3-1}-\dfrac{b}{a^3-1}=\dfrac{2(b-a)}{a^2b^2+3}$

Câu 3: (5đ) Gọi M và N là trung điểm của AD và BC của hình chữ nhật ABCD, Trên tia đối của tia DC lấy P bất kì. AC cắt PM ở Q. Chứng minh $\hat{QNM}=\hat{MNP}$

Câu 4: (3đ) Cho 2 đa thức có hệ số nguyên $f_1(x)$ và $f_2(x)$. Biết:

$f(x)=f_1(x^3)+xf_2(x^3)$ chia hết cho $x^2+x+1$ với mọi x. Chứng minh rằng:

$ƯCLN[f_1(2006) ; f_2(2006)]$ \geq 2005

Câu 5: (1đ) Cho a,b,c>0 thỏa mãn $a+b+c=abc$. Tìm max:

$S=\dfrac{a}{\sqrt{bc(1+a^2)}}+\dfrac{b}{\sqrt{ca(1+b^2)}}+\dfrac{c}{\sqrt{ab(1+c^2)}}$

Câu hỏi phụ (1đ) Nêu quy luật viết tiếp 1 số vào dãy sau

3 ; 13 ; 23 ; 43 ; 53 ; 73

Lưu ý: Cho phép áp dụng trực tiếp các bđt Cauchy cho n số dương và các hệ quả ; bđt Bunyakovsky cho n cặp số và tuyệt phẩm Schwarz không cần qua chứng minh.

Good luck and success!
 
Last edited by a moderator:
C

congchuaanhsang

Bài làm của bạn tanngoclai thuộc đội 1. Lần này đặc biệt là bạn gửi bài làm trước rồi mới gửi hình :v



tanngoclai said:
Bài 1 :
$$2^{m!} + 6^n = 10^n \ \ (1)$$
Ta có : $6^n \equiv 6(mod 10); 10^n$ chia hết cho 10

\Rightarrow $2^{m!} \equiv 4(mod 10)$

Nếu $ m \ge 4$ thì $m! = 4a$ \Rightarrow $2^{m!} = 16^a$

mà $16 \equiv 6 (mod 10) \to 2^{m!} \equiv 6 (mod 10) $ ( Trái với giả thiết - loại )

\Rightarrow $m \le 3 \to m! \in \left\{1;2;6\right\} $ (*)

Mặt khác : $2^{m!} + 6^n = 10^n$ \Leftrightarrow $2^{m!} = 10^n - 6^n$ \Leftrightarrow $2^{m!} = (5^n - 3^n)(5^n + 3^n)$

Vì n nguyên dương nên $5^n - 3^n \ge 2; 5^n + 3^n \ge 8$

\Rightarrow $2^{m!} = (5^n - 3^n)(5^n + 3^n) \ge 16$

\Rightarrow $m! \ge 4 $ (*)(*)

Từ (*) và (*)(*) ta có : m! = 6 \Rightarrow m = 3

Do đó : $64 = (5^n - 3^n)(5^n + 3^n) $

mà $5^n - 3^n \ge 2$ ( n nguyên dương ) \Rightarrow $5^n + 3^n \le 32$

\Rightarrow $5^n < 32 \to 5^n = 5;25$ ( vì n nguyên dương )

\Rightarrow $n=1;2$

- Nếu n=1, ta có : (1) \Leftrightarrow $64 + 6 = 10$ ( vô lí - loại ).
- Nếu n=2, ta có : (1) \Leftrightarrow $64 + 36 = 100$ ( đúng - nhận).

Vậy cặp nghiệm nguyên dương (m;n) của phương trình là (3;2).

Bài 2 :

a) Ta có : $a^3 + 11a - 6a^2 - 6 = a^2(a-1) -5a(a-1) + 6(a-1) = (a-1)(a^2 - 5a + 6) = (a-1)(a-2)(a-3)$

Với a nguyên thì a-1;a-2;a-3 là 3 số nguyên liên tiếp.

\Rightarrow (a-1)(a-2)(a-3) chia hết cho 3. (*)

mà (a-1)(a-2) chia hết cho 2 ( vì là tích của 2 số nguyên liên tiếp ) \Rightarrow (a-1)(a-2)(a-3) chia hết cho 2 . (*)(*)

Lại có : UCLN(2;3) = 1 (*)(*)(*)

Từ (*),(*)(*),(*)(*)(*) ta có : (a-1)(a-2)(a-3) chia hết cho 6 \Rightarrow $a^3 + 11a - 6a^2 - 6$ chia hết cho 6.

Vậy $a^3 + 11a - 6a^2 - 6$ chia hết cho 6 với a nguyên.

b) Gọi 3 số nguyên liên tiếp là a;a+1;a-1.

Ta có : $(a-1)^3 + a^3 + (a+1)^3 = 3a^3 + 6a = 3a(a^2 - 1) + 9a = 3a(a-1)(a+1) + 9a$

Vì a;a-1;a+1 là 3 số nguyên liên tiếp nên theo phần a) ta có :

a(a-1)(a+1) chia hết cho 3 \Rightarrow 3a(a-1)(a+1) chia hết cho 9.

Mà 9a chia hết cho 9 ( vì a nguyên ).

\Rightarrow 3a(a-1)(a+1) + 9a chia hết cho 9.

\Rightarrow $(a-1)^3 + a^3 + (a+1)^3$ chia hết cho 9.

Vậy tổng lập phương của 3 số nguyên liên tiếp chia hết cho 9.

Bài 4 :

a) Ta có : P(-1) = 0; P(x) - P(x-1) = x(x+1)(2x+1).

\Rightarrow P(0) - P(-1) = 0 \Rightarrow P(0) = 0.

Tương tự : P(1) = 6; P(2) = 36; P(-2)=0.

Đặt P(x) = e + d(x+2) + c(x+2)(x+1) + bx(x+1)(x+2) + a(x-1)x(x+1)(x+2).

- Với x=-2, ta có : P(-2) = e; mà P(-2) = 0 \Rightarrow e=0.

- Với x= -1, ta có : P(-1) = e + d = 0; mà P(-1) = 0 và e=0 \Rightarrow d=0.

Tương tự :

- Với x=0 \Rightarrow c=0.

- Với x=1 \Rightarrow P(1) = 6b = 6 \Rightarrow b=1.

- Với x=2 \Rightarrow P(2) = 24b + 24a = 24 + 24a = 36 \Rightarrow 24a = 36 \Rightarrow a=0,5.

\Rightarrow $P(x) = x(x+1)(x+2) + 0,5(x-1)x(x+1)(x+2)= 0,5x(x+1)^2(x+2)$

Vậy $P(x) = 0,5x(x+1)^2(x+2)$

b) Ta có : $P(x) - P(x-1) = x(x+1)(2x+1)$

\Rightarrow $P(1) - P(0) = 1,2,3 \\ P(2)-P(1) = 2.3.5 \\ ... \\ P(n) - P(n-1) = n(n+1)(2n+1)$

\Rightarrow $1.2.3 + 2.3.5 + ... + n(n+1)(2n+1) = P(n) - P(n-1) + P(n-1) - P(n-2) + ... + P(2) - P(1) + ( P(1) - P(0) = P(n) - P(0)$

Mà P(0) = 0 ( câu a )

\Rightarrow $1.2.3 + 2.3.5 + ... + n(n+1)(2n+1) = P(n) = 0,5n(n+1)^2(n+2)$

Vậy $F=0,5n(n+1)^2(n+2)$

Bài 3 : Hình em gửi sau vì nhà mất mạng nên em phải gửi nhờ nhà bác mà k mở được file hình.

Qua C vẽ đường thẳng song song với AB, cắt AH và BM lần lượt tại E và F. AH,CD,BM cắt nhau tại O.

Xét tam giác CHE và BHA có :
Góc CHE = góc BHA ( 2 góc đối đỉnh )
Góc HCE = góc HBA ( 2 góc so le trong, CE // AB)
\Rightarrow tam giác CHE đồng dạng với tam giác BHA

\Rightarrow $\dfrac{CH}{BH} = \dfrac{CE}{AB}$

Tương tự, ta có :

$\dfrac{AM}{CM} = \dfrac{AB}{CF}$

$\dfrac{BD}{CF} = \dfrac{DO}{OC} = \dfrac{AD}{CE}$ \Rightarrow $\dfrac{BD}{AD} = \dfrac{CF}{CE} $

\Rightarrow $\dfrac{CH}{BH}.\dfrac{BD}{AD}. \dfrac{AM}{CM} = \dfrac{CE}{AB} . \dfrac{AB}{CF} . \dfrac{CF }{CE} = 1$

Mặt khác : AM=CM ( BM là đường trung tuyến của tam giác ABC).

\Rightarrow $\dfrac{AM}{CM} = 1 \to \dfrac{CH}{BH}.\dfrac{BD}{AD} = 1 (1)$

Xét tam giác ACH và tam giác ABC có :
Góc ACH chung
Góc AHC = góc BAC
\Rightarrow tam giác ACH đồng dạng với tam giác BCA.

\Rightarrow $\dfrac{AC}{BC} = \dfrac{CH}{AC} \to AC^2 = BC.CH (2)$

Xét tam giác ABC có CD là đường phân giác :

\Rightarrow $ \dfrac{BD}{AD} = \dfrac{BC}{AC} (3)$

Thay (2),(3) vào (1) ta được : $\dfrac{CH}{BH}.\dfrac{BC}{AC} = \dfrac{CH.BC}{BH.AC} = \dfrac{AC^2}{BH.AC} = \dfrac{AC}{BH} = 1$

\Rightarrow AC = BH (đpcm)

*Câu hỏi phụ :

Chim cánh cụt sống ở Nam Cực. Gấu Bắc Cực muốn bắt được chim cánh cụt phải đi qua xích đạo tức ở trong khu vực Nhiệt đới. Dù đi với vận tốc nhanh nhất, nó phải sống trong khu vực Nhiệt đới vài năm nếu muốn đến Nam Cực. Mà gấu Bắc Cực không thể sống ở đó vì nó không có thức ăn. Do đó nó không thể đến được Nam Cực . Và vì thế gấu Bắc Cực không thể bắt được chim cánh cụt.

Đáp án câu bđt:

Đặt $a=\dfrac{x}{y}$ ; $b=\dfrac{y}{z}$ ; $c=\dfrac{z}{x}$

$P=\sqrt{\dfrac{2y}{x+y}}+\sqrt{\dfrac{2z}{y+z}} + \sqrt{\dfrac{2x}{x+z}}$

$P=\sqrt{\dfrac{2y(x+z)}{(x+y)(x+z)}}+\sqrt{\dfrac{2z(x+y)}{(y+z)(x+y)}}+\sqrt{\dfrac{2x(y+z)}{(x+z)(y+z)}}$

Cauchy-Schwarz:

$P^2$ \leq $[2y(x+z)+2z(x+y)+2x(y+z)][\dfrac{1}{(x+y)(x+z)}+\dfrac{1}{(y+z)(x+y)}+\dfrac{1}{(x+z)(y+z)}]$

\Leftrightarrow $P^2$ \leq $\dfrac{8(x+y+z)(xy+yz+xz)}{(x+y)(y+z)(x+z)}$

\Leftrightarrow $P^2$ \leq $\dfrac{8[(x+y)(y+z)(x+z)+xyz]}{(x+y)(y+z)(x+z)}$ \leq 9

(Cauchy)

\Leftrightarrow P \leq 3

$P_{max}=3$ \Leftrightarrow $x=y=z=1$

bài này mấu chốt là ở chỗ đặt ẩn phụ và sau đó chỉ cần dùng kĩ năng biến đổi
 
Last edited by a moderator:
C

congchuaanhsang

Bài làm của bạn thinhrrost1 thuộc đội 2

thinhrost1 said:
Câu 1: (4đ) Giải phương trình nghiệm nguyên dương:

$3^m=n^2+2n−8$

Ta sẽ chứng minh không có số chính phương nào chia 8 dư 2.

Giả sử số chính phương đó có dạng $(4k)^2=16k^2$ thì chia hết cho 8

Nếu số chính phương đó có dạng $(4k+1)^2=16k^2+8k+1$ thì số đó chia 8 dư 1

Nếu số chính phương có dạng $(4k+2)^2=16k^2+16k+4$ thì số đó chia 8 dư 4

Nếu số chính phương đó có dạng $(4k+3)^2$ thì ta có: $(4k+3)^2=16k^2+24k+9$ chia 8 dư 1.

Nên không có số chính phương nào chia 4 dư 2.

$3^m=n^2+2n-8 \Leftrightarrow 3^m=n^2+2n+1-9 \Leftrightarrow 3^m+3^2=(n+1)^2$

Nếu m chẵn có dạng 2k:

$3^{2k}+1 =(n+1)^2$

Mà:

$3^2 \equiv1 (mod 8)\Rightarrow 3^{2k}\equiv1(mod 8)\Rightarrow 3^{2k}+1\equiv 2 (mod 8)$

Điều này vô lí do $3^{2k}+1$ là một số chính phương.

Nếu m lẻ thì m có dạng 2k+1:
$3^{2k+1}+3^2=(n+1)^2$

$3^2(3^{2k-1}+1)=(n+1)^2$

Ta có $3^2$ là số chính phương nên $3^{2k-1}+1$ phải là số chính phương do vế phải là số chính phương.

Đặt $2k-1=x $

Thì ta đưa về giải phương trình:

$3^x+1=y^2 \Leftrightarrow 3^x=y^2-1 \Leftrightarrow 3^x=(y+1)(y-1)$

Đặt $y+1=3^a, y-1=a^b$ thì:

$y+1-(y-1)=3^a-3^b=2 \Rightarrow a=1,b=0 \Rightarrow x=1,y=2 \Rightarrow k=1 \Rightarrow m=3$

$3^2(3^{2k-1}+1)=(n+1)^2 \Rightarrow 3^2.2^2=(n+1)^2 \Rightarrow n=5$

Vậy phương trình trên có nghiệm nguyên: $(m,n)=(3,5)$

Câu 2: (6đ) Chứng minh rằng nếu a,b là 2 số dương thỏa mãn $a+b=1$ thì $\dfrac{a}{b^3-1}-\dfrac{b}{a^3-1}=\dfrac{2(b-a)}{a^2b^2+3}$
$\dfrac{a}{b^3-1}-\dfrac{b}{a^3-1}=\dfrac{2(b-a)}{a^2b^2+3}$ (1)
ĐKXĐ:
$\left\{\begin{matrix}
a^3-1 \ne0 & & \\
b^3-1 \ne0 & &
\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
a\ne1 & & \\
b\ne1 & &
\end{matrix}\right.$

$a+b=1 \Rightarrow a=1-b(2)$

Thay (2) vào (1), ta có:

$\dfrac{1-b}{b^3-1}-\dfrac{b}{(1-b)^3-1}=\dfrac{2(b-(1-b))}{(1-b)^2b^2+3}\\\Leftrightarrow \dfrac{1-b}{(b-1)(b^2+b+1)}-\dfrac{b}{(1-b-1)((1-b)^2+(1-b)+1)}=\dfrac{2(2b-1)}{(1-b)^2b^2+3}\\\Leftrightarrow \dfrac{-1}{(b^2+b+1)}-\dfrac{-1}{(1-b)^2+(1-b)+1}=\dfrac{2(2b-1)}{(1-b)^2b^2+3}\\\Leftrightarrow \dfrac{-1}{(b^2+b+1)}+\dfrac{1}{(1-b)^2+(1-b)+1}-\dfrac{2(2b-1)}{(1-b)^2b^2+3}=0\\\Leftrightarrow \dfrac{-(((1-b)^2+(1-b)+1)((1-b)^2b^2+3))}{(b^2+b+1)((1-b)^2+(1-b)+1)((1-b)^2b^2+3)}+\dfrac{(b^2+b+1)((1-b)^2b^2+3))}{(b^2+b+1)((1-b)^2+(1-b)+1)((1-b)^2b^2+3)}-\dfrac{2(2b-1)(b^2+b+1)((1-b)^2+(1-b)+1)}{(b^2+b+1)((1-b)^2+(1-b)+1)((1-b)^2b^2+3)}=0\\\Leftrightarrow VT=\dfrac{-b^6+5b^5-10b^4+9b^3-6b^2+9b-9+b^6-b^5-b^3+4b^2+3b+3-4b^5+10b^4-8b^3+2b^2-12b+6}{(b^2+b+1)((1-b)^2+(1-b)+1)((1-b)^2b^2+3)}=\dfrac{0}{(b^2+b+1)((1-b)^2+(1-b)+1)((1-b)^2b^2+3)}=0=VP$

Vậy ta có điều phải chứng minh.

thinhrost1 said:
Câu 3: (5đ) Gọi M và N là trung điểm của AD và BC của hình chữ nhật ABCD, Trên tia đối của tia DC lấy P bất kì. AC cắt PM ở Q. Chứng minh $\hat{QNM}=\hat{MNP}$

Hình vẽ:

Untitled_zps9985a630.png


Gọi $K,H,G$ lần lượt là giao điểm của $AD$ và $NQ$, $AD$ và $NP$, $AD$ và $BC$

$\Delta QGC$ có $CG //AM$, áp dụng hệ quả định lý Ta-lét,ta được:

$\dfrac{AM}{CG}=\dfrac{MQ}{QG}$

$\Delta PQC$ có $CQ//MD$, áp dụng hệ quả định lý Ta-lét, ta được:

$\dfrac{MD}{CG}=\dfrac{PM}{PG}$

Mà $AM=MD$ (M là trung điểm CD)

Nên: $\dfrac{MQ}{QG}=\dfrac{PM}{PG}(1)$

$\Delta MKQ$ có $MK //NG$, áp dụng hệ quả định lý Ta-lét,ta được:

$\dfrac{MK}{NG}=\dfrac{MQ}{QG}(2)$

$\Delta PGN$ có $MH//NG$, áp dụng hệ quả định lý Ta-lét, ta được:

$\dfrac{MH}{NG}= \dfrac{PM}{PG}(3)$

Từ (1), (2), (3):

$\dfrac{MH}{NG}=\dfrac{PM}{PG}=\dfrac{MQ}{QG}= \dfrac{MK}{NG} $

Suy ra $MH=MK$

Mặt khác:

Hình chữ nhật ABCD có M,N là trung điểm của AD, BC nên MN là đường trung bình, MN//AB mà $AB \perp AD$ nên $MN \perp AD$

Tam giác NKH có NM vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến nên tam giác NKH cân tại N. Nên NM cũng là đường phân giác của góc $\widehat{KNH}$

Hay $\widehat{QNM}=\widehat{MNP}$ (đpcm)

Câu 4: (3đ) Cho 2 đa thức có hệ số nguyên $f_1(x)$ và $f_2(x)$ . Biết:

$f(x)=f_1(x^3)+xf_2(x^3)$ chia hết cho $x^2+x+1$ với mọi x. Chứng minh rằng:

$ƯCLN[f_1(2006);f_2(2006)] \geq 2005$

$f(x)=f_1(x^3)+xf_2(x^3)=(f_1(x^3)-f_1(1))+x(f_2(x^3)-f_2(1))+xf_2(1)+f_1(1)$

Dễ thấy:

$f_1(x^3)-f_1(1) \vdots x^2+x+1 \\f_2(x^3)-f_2(1)\vdots x^2+x+1$

Mà $f(x) \vdots x^2+x+1$(gt)

Nên: $xf_2(1)+f_1(1) \vdots x^2+x+1$

Mà $f_2(x),f_1(x)$ là hệ số nguyên

Nên $xf_2(1)+f_1(1)$ bậc 1 chia hết cho $ x^2+x+1$ bậc 2

Suy ra: $f_1(1)=0,f_2(1)=0$

Vậy $f_1(x) \vdots x-1, f_2(x) \vdots x-1$

Do đó: $f_1(2006)\vdots 2005;f_2(2006)\vdots 2005$

$\Rightarrow ƯCLN[f_1(2006) ; f_2(2006)]=2005k$ (Với $k \in N$)

Nên $ƯCLN[f_1(2006);f_2(2006)] \geq 2005$ (đpcm)

Dấu bằng xảy ra khi $k=1$

Câu 5: (1đ) Cho a,b,c>0 thỏa mãn $a+b+c=abc$. Tìm max:
$S=\dfrac{a}{\sqrt{bc(1+a^2)}}+\dfrac{b}{\sqrt{ca( 1+b^2)}}+\dfrac{c}{\sqrt{ab(1+c^2)}}$

Từ giả thiết:

$a+b+c=abc\Rightarrow a(a+b+c)=a^2bc\Rightarrow a(a+b+c)+bc=a^2bc+bc \Rightarrow (a+b)(a+c)=bc(a^2+1)$

$a+b+c=abc\Rightarrow b(a+b+c)=ab^2c\Rightarrow b(a+b+c)+ac=ab^2c+ac \Rightarrow (b+c)(a+b)=ac(b^2+1)$

$a+b+c=abc\Rightarrow c(a+b+c)=abc^2\Rightarrow b(a+b+c)+ab=abc^2+ab \Rightarrow (a+c)(c+b)=ab(c^2+1)$

Thay vào S ta được:

$S=\dfrac{a}{\sqrt{bc(1+a^2)}}+\dfrac{b}{\sqrt{ca( 1+b^2)}}+\dfrac{c}{\sqrt{ab(1+c^2)}}= \dfrac{a}{\sqrt{(a+b)(a+c)}}+ \dfrac{b}{\sqrt{(b+c)(a+b)}}+ \dfrac{c}{\sqrt{(a+c)(c+b)}} $

Áp dụng AM-GM,ta có:

$2.\dfrac{a}{\sqrt{(a+b)(a+c)}} \leq \dfrac{a}{a+b}+\dfrac{a}{a+c} \Rightarrow \dfrac{a}{\sqrt{(a+b)(a+c)}} \leq \dfrac{1}{2}(\dfrac{a}{a+b}+\dfrac{a}{a+c})$

Tương tự ta có:

$\dfrac{b}{\sqrt{(b+c)(a+b)}} \leq \dfrac{1}{2}(\dfrac{b}{b+c}+\dfrac{b}{a+b})$

$\dfrac{c}{\sqrt{(a+c)(c+b)}} \leq \dfrac{1}{2}(\dfrac{c}{b+c}+\dfrac{c}{a+c})$

Cộng các vế lại ta được:

$S \leq \dfrac{a}{\sqrt{(a+b)(a+c)}}+\dfrac{b}{\sqrt{(b+c)(a+b)}}+\dfrac{c}{\sqrt{(a+c)(c+b)}} \leq \dfrac{1}{2}(\dfrac{a}{a+b}+\dfrac{a}{a+c}+\dfrac{b}{b+c}+\dfrac{b}{a+b}+\dfrac{c}{b+c}+\dfrac{c}{a+c})=\dfrac{3}{2}$

Vậy giá trị nhỏ nhất của S là $\dfrac{3}{2}$

Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c=\sqrt{3}$

Câu hỏi phụ (1đ) Nêu quy luật viết tiếp 1 số vào dãy sau

3 ; 13 ; 23 ; 43 ; 53 ; 73

Nhận xét:

Dãy số trên là dãy số nguyên tố tăng dần có chữ số tận cùng là 3.

Nên số tiếp theo là 83


Đề đội 2 có 1 câu đa thức khá nan giải nhưng cả 2 thí sinh đều giải được :)
 
Last edited by a moderator:
C

congchuaanhsang

Kết quả trận bán kết

| Nick | Điểm | |
Đội 1 | tanngoclai | 18,25 | Vào trận chung kết
| letsmile519 | 12,5 |
Đội 2 | thinhrost1 | 18,75 | Vào trận chung kết
| demon311 | 18,25 |

2 bạn lọt vào trận chung kết sẽ thi đấu vào ngày 16/5

Chúc mừng các bạn!
 
C

congchuaanhsang

Đề thi trận chung kết

Câu 1: (5đ) Giải các phương trình:

a, $\dfrac{x+3}{x-4}+\dfrac{x-1}{x-2}=\dfrac{2}{6x-8-x^2}$ (1đ)

b, $(x^2+4x+8)^2+3x^3+14x^2+24x=0$ (2đ)

c, $6(x-\dfrac{1}{y})=3(y-\dfrac{1}{z})=2(z-\dfrac{1}{x})=xyz-\dfrac{1}{xyz}$ (x,y,z $\in$ Z)

Câu 2: (4đ) Giải và biện luận phương trình ẩn y:

$\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}=\dfrac{1}{a+b+y}$

Câu 3: (4đ) Cho tam giác ABC vuông ở A, G là trọng tâm, BM là đường phân giác của tam giác ABC. Cho GM vuông góc với AC. Chứng minh BM vuông góc với trung tuyến AD.

Câu 4: (3đ) Cho đa thức $f(x)=x^2+px+q$ với p,q thuộc Z. Chứng minh tồn tại số nguyên k để $f(k)=f(2013). f(2014)$

Câu 5: (4đ) a, Cho x,y,z>0 và $x+y+z=1$. Tìm min:

$A=x^3+y^3+\dfrac{1}{2}z^3$

b, Cho a,b,c>0 thỏa mãn $a+b+c=3$. Tìm min:

$P=a^2+b^2+c^3$ (không sai đề đâu nhé :v)

Câu hỏi phụ: 1, Terence Tao bắt đầu tham gia IMO từ năm bao nhiêu tuổi?

2, Ai đã chứng minh được bài toán Fecma lớn?

3, Đến năm 2009, người trẻ nhất được trao huy chương Fields là ai?

4, Nêu những điều bạn biết về giải thưởng Wolf?

5, Lịch sử ra đời của bất đẳng thức Bunyakovsky và tên gọi đúng của nó?

Good luck and success!
 
C

congchuaanhsang

Chào mọi người :D

Hôm nay là ngày công bố người đăng quang trong event Đón chào mùa hè sôi động năm 2014 :)&gt;-

Trải qua 5 vòng thi gay cấn với các đề thi độ khó tăng dần, cho đến hôm nay, BGK đã tìm được những thí sinh xứng đáng với các danh hiệu và giải thưởng của event. Bằng việc làm các đề thi (bật mí nhé, nguồn phần lớn mình lấy trong sổ tích lũy của mẹ và trong tập vở ôn thi của mình :D ), các bạn cũng đã ôn được hầu như là khắp các mảng kiến thức lớp 8 và "mon men" một chút ở phần bđt :v để chuẩn bị hành trang cho lớp 9 sau này (với các mem lớp 9 thì là lớp 10 vậy :D )

Thôi không vòng vo nữa, sau đây mình sẽ công bố người đăng quang trong trận đấu này :)
 
C

congchuaanhsang

Sau đây là bài làm của bạn thinhrost1. Rất xuất sắc về cả phần câu hỏi chính và phụ. Chỉ tiếc 1 điều là câu 1c bạn không giải được mà chỉ nêu đáp số

thinhrost1 said:
Câu 1: (5đ) Giải các phương trình:
a) $\dfrac{x+3}{x-4}+\dfrac{x-1}{x-2}=\dfrac{2}{6x-8-x^2}$

b)$(x^2+4x+8)^2+3x^3+14x^2+24x=0$

c) $6(x-\dfrac{1}{y})=3(y-\dfrac{1}{z})=2(z-\dfrac{1}{x})=xyz-\dfrac{1}{xyz}( (x,y,z ∈ Z)$

a) $\dfrac{x+3}{x-4}+\dfrac{x-1}{x-2}=\dfrac{2}{6x-8-x^2}$ (1)

(1) $\Leftrightarrow \dfrac{x+3}{x-4}+\dfrac{x-1}{x-2}=\dfrac{2}{(4-x)(x-2)}$

ĐKXĐ: $\left\{\begin{matrix}
x-2\ne0 & & \\
x-4\ne0 & &
\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
x \ne2 & & \\
x\ne 4 & &
\end{matrix}\right.$

$\dfrac{x+3}{x-4}+\dfrac{x-1}{x-2}=\dfrac{2}{(4-x)(x-2)}\\\Leftrightarrow \dfrac{x+3}{x-4}+\dfrac{x-1}{x-2}-\dfrac{2}{(4-x)(x-2)}=0\\\Leftrightarrow \dfrac{x+3}{x-4}+\dfrac{x-1}{x-2}+\dfrac{2}{(x-4)(x-2)}=0\\\Leftrightarrow \dfrac{(x+3)(x-2)}{(x-4)(x-2)}+\dfrac{(x-1)(x-4)}{(x-2)(x-4)}+\dfrac{2}{(x-4)(x-2)}=0\\\Leftrightarrow \dfrac{(x+3)(x-2)+(x-1)(x-4)+2}{(x-4)(x-2)}=0\\\Leftrightarrow \dfrac{x^2+3x-2x-6+x^2-x-4x+4+2}{(x-4)(x-2)}=0\\\Leftrightarrow 2x^2-4x=0\\\Leftrightarrow 2x(x-2)=0 $

Suy ra x=0 (nhận) hoặc x=2 (loại)

Vậy phương trình đã cho có nghiệm x=0

b) $(x^2+4x+8)^2+3x^3+14x^2+24x=0$

$VT=x^4+8x^3+32x^2+64x+64+3x^3+14x^2+24x=x^4+11x^3+46x^2+88x+64=\\= x^4+5x^3+8x^2+6x^3+30x^2+48x+8x^2+40x+64=\\=x^2(x^2+5x+8)+6x(x^2+5x+8)+8(x^2+5x+8)=(x^2+6x+8)(x^2+5x+8)=\\=(x^2+2x+4x+8)(x^2+5x+8)=\\=(x(x+2)+4(x+2))(x^2+5x+8)=(x+2)(x+4)(x^2+5x+8)=VP=0$

Mà $x^2+5x+8=x^2+5x+\dfrac{25}{4}+\dfrac{7}{4}=(x+ \dfrac{5}{2} )^2+ \dfrac{7}{4}>0 (\forall x)$

Nên $x+4=0 \Leftrightarrow x=-4$ hoặc $x+2=0 \Leftrightarrow x=-2$

Vậy phương trình trên có tập nghiệm $S=\begin{Bmatrix}
-4;-2
\end{Bmatrix}$
c) ĐKXĐ: $x,y,z \ne 0$ có nghiệm $(x;y;z)=(1;1;1);(-1;-1;-1)$
Câu 2: (4đ) Giải và biện luận phương trình ẩn y:
$\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}=\dfrac{1}{a+b+y}$ (1)

DKXĐ của phương trình: $a \ne 0 ; b\ne 0, y \ne -a-b$

Biến đổi phương trình:

$(1) \Leftrightarrow \dfrac{a+b}{ab}=\dfrac{1}{a+b+y}$

Nếu a+b=0 thì $\dfrac{a+b}{ab}=\dfrac{1}{a+b+y}\Leftrightarrow 0=\dfrac{1}{y}$ suy ra (1) vô nghiệm.

Nếu $a+b \ne 0$ thì:
$(a+b)(a+b+y)=ab \Leftrightarrow a+b+y=\dfrac{ab}{a+b} \Leftrightarrow y=\dfrac{ab}{a+b}-a-b\Leftrightarrow y=-\dfrac{a^2+ab+b^2}{a+b}$

để y thỏa mãn ĐKXĐ ta phải có:

$-\dfrac{a^2+ab+b^2}{a+b} \ne -a-b \Leftrightarrow -\dfrac{a^2+ab+b^2}{a+b}+a+b \ne0 \\\Leftrightarrow \dfrac{ab}{a+b}\ne0 \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
a\ne0 & & \\
b\ne0 & &
\end{matrix}\right.$ Các điều kiện này đã có.

Kết luận:

Nếu $a\ne 0; b \ne 0; a+b=0$ thì (1) vô nghiệm.

Nếu $a \ne 0; b\ne 0; a+b \ne 0$ thì (1) có nghiệm $y=-\dfrac{a^2+ab+b^2}{a+b}$

Câu 3: (4đ) Cho tam giác ABC vuông ở A, G là trọng tâm, BM là đường phân giác của tam giác ABC. Cho GM vuông góc với AC. Chứng minh BM vuông góc với trung tuyến AD.

Untitled_zps799a9cf5.png


Kẻ trung tuyến CE (đi qua G), Ta có GM//AB (cùng vuông góc với AC), áp dụng định lý Talét:

$\dfrac{MC}{MA}=\dfrac{CG}{GE}=2$ (vì G là trọng tâm của tam giác ABC)

Mặt khác:

$ \dfrac{BC}{AB}=\dfrac{MC}{MA}=2$ ( theo tính chất đường phân giác)

$\Rightarrow BC=2AB$

Vì AD là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC nên:

$AD=\dfrac{BC}{2}=BD=AB$

Suy ra tam giác ABD đều nên đường phân giác xuất phát từ B cũng là đuờng cao của tam giác đều ABD hay $BM \perp AD$ (đpcm)

Câu 4: (3đ) Cho đa thức $f(x)=x^2+px+q$ với p,q thuộc Z. Chứng minh tồn tại số nguyên k để $f(k)=f(2013).f(2014)$

Chọn $k=2013^2+2013p+q+2013=f(2013)+2013 \in Z$, ta được:

$f(f(2013)+2013)=[f(2013)+2013)^2+p(f(2013)+2013)+q\\=f^2(2013)+2.2013.f(2013)+2013^2+p(f(2013)+2013)+q\\=f(2013)[f(2013)+2.2013+p]+2013^2+2013p+q\\=f(2013)[f(2013)+2.2013+p+1]\\=f(2013)(2013^2+2013p+q+2.2013+p+1)\\=f(2013)[(2013+1)^2+p(2013+1)+q]=f(2013)(2014^2+2014p+q)=f(2013).f(2014)$

Từ trên ta có đpcm.
 
Last edited by a moderator:
C

congchuaanhsang

thinhrost1 said:
Câu 5: (4đ) a, Cho x,y,z>0 và x+y+z=1. Tìm min:

A=x^3+y^3+\dfrac{1}{2}z^3

b, Cho a,b,c>0 thỏa mãn a+b+c=3. Tìm min:

P=a^2+b^2+c^3

a, Áp dụng BDT AM-GM cho 3 số dương, ta có:

$x^3+(\dfrac{2-\sqrt{2}}{2})^3+(\dfrac{2-\sqrt{2}}{2})^3.\geqslant 3(\dfrac{2-\sqrt{2}}{2})^2x$

$y^3+(\dfrac{2-\sqrt{2}}{2})^3+(\dfrac{2-\sqrt{2}}{2})^3.\geqslant 3(\dfrac{2-\sqrt{2}}{2})^2y$

$\dfrac{z^3}{2}+\dfrac{(\sqrt{2}-1)^3}{2}+\dfrac{(\sqrt{2}-1)^3}{2}\geqslant 3.\dfrac{(\sqrt{2}-1)^2}{2}.z=3.(\dfrac{2-\sqrt{2}}{2})^2z$

Cộng theo vế

$A+3-2\sqrt{2}\geqslant \dfrac{9-6\sqrt{2}}{2}\Rightarrow A\geqslant \dfrac{3-2\sqrt{2}}{2}$

Vậy $Min(A)=\dfrac{3-2\sqrt{2}}{2}$

Dấu bằng xảy ra khi: $\left\{\begin{matrix}
x^3=y^3=(\dfrac{2-\sqrt{2}}{2})^3 & & & \\
\dfrac{z^3}{2}=\dfrac{(\sqrt{2}-1)^3}{2} & & & \\
x+y+z=1 & & &
\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
x=\dfrac{2-\sqrt{2}}{2} & \\
y=\dfrac{2-\sqrt{2}}{2} & \\
z=\sqrt{2}-1 &
\end{matrix}\right.$

b) Sử dụng BDT cauchy cho 2 và 3 số dương, ta được:

$a^2+(\dfrac{19-\sqrt{37}}{12})^2 \geq 2a.\dfrac{19-\sqrt{37}}{12}=\dfrac{19-\sqrt{37}}{6}a\\b^2+(\dfrac{19-\sqrt{37}}{12})^2\geq 2b.\dfrac{19-\sqrt{37}}{12}=\dfrac{19-\sqrt{37}}{6}b\\c^3+2.(\dfrac{\sqrt{37}-1}{6})^3\geq 3c(\dfrac{\sqrt{37}-1}{6})^2=\dfrac{19-\sqrt{37}}{6}c$

Cộng theo vế, ta có:
$P+2.(\dfrac{19-\sqrt{37}}{12})^2 +2.(\dfrac{\sqrt{37}-1}{6})^3\geq \dfrac{19-\sqrt{37}}{6}.3\\\Rightarrow P\geq \dfrac{19-\sqrt{37}}{6}.3-2.(\dfrac{19-\sqrt{37}}{12})^2 -2.(\dfrac{\sqrt{37}-1}{6})^3=\dfrac{541-37\sqrt{37}}{108}$

Vậy giá trị nhỏ nhất của P là :$\dfrac{541-37\sqrt{37}}{108}$

Khi: $a=b=\dfrac{19-\sqrt{37}}{12}$ và $c=\dfrac{\sqrt{37}-1}{6}$ (cách tìm tương tự như câu a)

Câu hỏi phụ: 1, Terence Tao bắt đầu tham gia IMO từ năm bao nhiêu tuổi?

Terence Tao bắt đầu tham gia IMO từ năm 11 tuổi

2, Ai đã chứng minh được bài toán Fecma lớn?

Nó được chứng minh bởi Andrew Wiles

3, Đến năm 2009, người trẻ nhất được trao huy chương Fields là ai?
Jean-Pierre Serre là nhà toán học trẻ nhất từ trước đến nay được nhận giải thưởng Fields( khi mới 28 tuổi).

4, Nêu những điều bạn biết về giải thưởng Wolf?

Wolf Prize là một bộ giải thưởng được trao bởi Quỹ Wolf (Wolf Foundation), bắt đầu từ năm 1978 cho các nhà khoa học và các nghệ sĩ. Giải Wolf hầu hết được trao hàng năm, hoặc đôi khi 2 năm một lần, dành cho 6 hạng mục: Nông nghiệp, Hóa học, Toán học, Y học, Vật lý và Nghệ thuật. Giải Wolf cho Nghệ thuật được xoay vòng giữa 4 lĩnh vực: kiến trúc, âm nhạc, hội họa và điêu khắc. Người được trao giải Wolf sẽ nhận được bằng chứng nhận và khoản tiền lên đến 100.000 USD.

Quỹ Wolf được thành lập từ năm 1976, với tổng ngân quỹ ban đầu là 10 triệu USD được tài trợ bởi gia đình Wolf. Người sáng lập quỹ này là Tiến sĩ Ricardo Wolf và vợ ông, bà Francisca.

Các giải Wolf đều là những giải thưởng danh giá hàng đầu trong mỗi lĩnh vực xét giải. Giải Wolf trong Vật lý và Hóa học đều chỉ kém danh tiếng so với giải Nobel. Trong Y học, đó là giải thưởng uy tín thứ 3, sau giải Nobel và giải Lasker. Trong Nông nghiệp, nó được xem là giải “Nobel Nông nghiệp”.

Trong khi đó, ở lĩnh vực Toán học, giải Wolf và giải Fields đều được xem như giải “Nobel Toán học”, giải Fields uy tín hơn nhưng giải Wolf lại giống với giải Nobel hơn về mặt thể thức: Được trao hàng năm và không giới hạn tuổi của người chiến thắng.
( trích từ google ;)) )
5, Lịch sử ra đời của bất đẳng thức Bunyakovsky và tên gọi đúng của nó?

bất đẳng thức Bunyakovsky được nhà toán học Augustin Louis Cauchu đề xuất đầu tiên năm 1821. Sau đó, vào năm 1859, học trò của ông là Viktor Yakovlevich Bunyakovsky (1804-1889) đã mở rộng được kết quả cho tích phân. Và đến năm 1885, nhà toán học người Đức Hermann Admandus Schwarz (1843-1921) đã chứng minh được kết quả tổng quát của bất đẳng thức này trong trường hợp không gian tích trong. Do vậy cũng như bất đẳnthwucs Cauchy, cụm từ "bất đẳng thức Bunyakovsky" mà ta vẫn thường dùng thật ra là một cách gọi tên chính xác mà phải gọi là Bất đẳng thức Cauchy-Bunyakovsky-Schwarz

Các bạn tham khảo lời giải câu 1c của bạn tanngoclai:

c) Đặt $6(x-\dfrac{1}{y})=3(y-\dfrac{1}{z})=2(z-\dfrac{1}{x}) = xyz-\dfrac{1}{xyz} = a \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ (DKXD : x,y,z \ne 0)$

\Leftrightarrow $\left\{\begin{matrix}x-\dfrac{1}{y} = \dfrac{a}{6} \\ y-\dfrac{1}{z} = \dfrac{a}{3} \\ z-\dfrac{1}{x} = \dfrac{a}{2}\end{matrix}\right.$

\Rightarrow $(x-\dfrac{1}{y})(y-\dfrac{1}{z})(z-\dfrac{1}{x}) = \dfrac{a^3}{36}$

\Leftrightarrow $(xyz-\dfrac{1}{xyz}) - (x-\dfrac{1}{y})-(y-\dfrac{1}{z})-(z-\dfrac{1}{x}) = \dfrac{a^3}{36}$

\Leftrightarrow $a - \dfrac{a}{6}- \dfrac{a}{3}- \dfrac{a}{2}=\dfrac{a^3}{36}$

\Leftrightarrow $a=0$

\Leftrightarrow $\left\{\begin{matrix}x=\dfrac{1}{y} \\ y=\dfrac{1}{z} \\ z=\dfrac{1}{x} \end{matrix}\right.$

\Rightarrow $xy=yz=xz=1$

\Leftrightarrow $x=y=z=1$ ( thỏa mãn ĐKXĐ và x,y,z nguyên)

Vậy bộ nghiệm (x;y;z) của phương trình là (1;1;1).

Bạn còn thiếu bộ nghiệm (-1;-1;-1) nhưng hướng đi hoàn toàn đúng. Các bạn tự bổ sung nhé :)

@Tân: Tìm hiểu kĩ hơn về bđt Holder em nhé :)
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom