Sinh $\color{red}{\fbox{BOX Sinh 12 }\bigstar\text{ Ôn thi Đại Học 2014-2015 }\bigstar}$

T

tuonghuy333_2010

$\color{red}{\text{Ứng dụng di truyền học}}$

Công nghệ tế bào động vật

a. Nhân bản vô tính động vật

- Nhân bản vô tính ở ĐV được nhân bản từ tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục, chỉ cân tế bào chất của noãn bào

* Các bước tiến hành nhân bản vô tính cừu Đôly :
1424383_314963215309148_586220398_n.jpg

+ Lấy trứng ra khỏi cơ thể cừu cho trứng, sau đó loại nhân của tế bào trứng.

+ Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân tế bào

+ Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bỏ nhân

+ Nuôi cấy trứng đã được cấy nhân trên môi trường nhân tạo cho phát triển thành phôi

+ Chuyển phôi vào tử cung của cừu mẹ để nó mang thai.

+ Cừu con sinh ra là cừu Đôly có kiểu hình giống với kiểu hình cừu cho nhân tế bào.

* Ý nghĩa:

- Nhân nhanh giống vật nuôi quý hiếm hoặc động vật biến đổi gen.

- Tạo ra các giới ĐV mang gen người nhằm cung cấp cơ quan nội tạng cho người bệnh.
P/s: Đây là phần quan trọng thường ra trong đề thi nên mình chú trọng đề cập đầu tiên.
 
T

tuonghuy333_2010


1/ Có thể thực hiện bao nhiêu kiểu phép lai khác nhau về kiểu gen nếu chỉ xét một gen có 2 alen (A, a) tồn tại trên NST giới tính X mà không có alen trên NST Y?
A. 6.
B. 3.
C. 27.
D.9.

2/ Khâu đầu tiên của nhà chọn giống cần làm để tạo giống mới là
A. tạo dòng thuần.
B. tạo nguồn biến dị di truyền.
C. chọn lọc bố mẹ.
D. tạo môi trường thích hợp cho giống mới.

3/ Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích
A. phát hiện biến dị tổ hợp.
B. xác định được vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính.
C. đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện của tính trạng để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
D. phát hiện được các đặc điểm di truyền tốt của dòng mẹ.

4/ Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích
A. phát hiện biến dị tổ hợp.
B. xác định được vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính.
C. đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện của tính trạng để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
D. phát hiện được các đặc điểm di truyền tốt của dòng mẹ.

5/ Chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy vào tử cung của nhiều cá thể được áp dụng để nhân nhanh chóng nhiều giống động vật quý hiếm được gọi là phương pháp
A. nuôi cấy hợp tử.
B. cấy truyền phôi.
C. kĩ thuật chuyển phôi.
D. nhân giống đột biến.
 
T

trannhuphuc

câu 4 trùng òi kìa nhk <3

1/ Có thể thực hiện bao nhiêu kiểu phép lai khác nhau về kiểu gen nếu chỉ xét một gen có 2 alen (A, a) tồn tại trên NST giới tính X mà không có alen trên NST Y?
A. 6.

2/ Khâu đầu tiên của nhà chọn giống cần làm để tạo giống mới là
B. tạo nguồn biến dị di truyền.
3/ Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích
C. đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện của tính trạng để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
5/ Chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy vào tử cung của nhiều cá thể được áp dụng để nhân nhanh chóng nhiều giống động vật quý hiếm được gọi là phương pháp
C. kĩ thuật chuyển phôi.
 
T

tuonghuy333_2010

Ôn Thi HK 1 Môn Sinh

Câu 1: Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là:
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin.
C. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin.
D. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.

Câu 2: Sau một thế hệ ngẫu phối, quần thể có đặc điểm là:
A. tần số tương đối của các alen đạt trạng thái cân bằng, khi đó $p_A + q_a = 1$.
B. cấu trúc di truyền của quần thể đạt trạng thái cân bằng, khi đó cấu trúc quần thể là $p^2AA + 2pqAa + q^2aa = 1$.
C. tần số tương đối của các kiểu gen đạt trạng thái cân bằng.
D. cấu trúc di truyền của quần thể đạt trạng thái cân bằng, khi đó tần số các kiểu gen của quần thể bằng nhau.

Câu 3: Điều không đúng khi đề cấp về liệu pháp gen là:
A. việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng các gen bị đột biến.
B. dựa trên nguyên tắc đưa bổ xung gen lành vào cơ thể người bệnh.
C. có thể thay thế gen bệnh bằng gen lành.
D. nghiên cứu hoạt động của bộ gen người để giải quyết các vấn đề của y học.

Câu 4: Vùng mã hóa của một gen ở sinh vật nhân sơ có khối lượng 763200 đvC . Khi gen tổng hợp một phân tử protein cần môi trường nội bào cung cấp:
A. 422 axit amin
B. 423 axit amin
C. 424 axit amin
D. 425 axit amin

Câu 5: Khi gen phân ly độc lập, cơ thể dị hợp m cặp gen lai với cơ thể dị hợp n cặp gen, có thể tạo ra số lượng tổ hợp $F_1$ là:
A. 4mn.
B. mn
C. 2(m+n)
D. 2m+n

Câu 6: Ở ruồi giấm, gen B - thân xám, b - thân đen (nằm trên nhiễm sắc thể thường). Ruồi bố có thân đen, ruồi mẹ có thân xám, ở con lai xuất hiện thân xám. Kiểu gen của mẹ và của bố là:
A. Bố Bb; mẹ Bb
B. Bố BB; mẹ BB hoặc Bb
C. Bố bb; mẹ BB hoặc Bb
D. Bố Bb hoặc bb; mẹ BB hoặc Bb

Câu 7: Ở người, gen a nằm trên NST giới tính X quy định bệnh mù màu (không có alen trên Y), alen A quy định nhìn màu bình thường. Cặp bố mẹ nào sau đây sinh người con mù màu với xác suất 25%?
A. $X^AX^A \times X^aY$
B. $X^AX^a \times X^aY$
C. $X^AX^a \times X^AY$
D. $X^aX^a \times X^AY$

Câu 8: Để tính tần số hoán vị gen (f) của 1 sinh vật, người ta cho đối tượng là thể dị hợp đem lai phân tích, thống kê số cá thể có biến dị tái tổ hợp (x) và tổng số cá thể (y) của đời con lai, rồi áp dụng công thức : f = $\frac{x}{y}$. Công thức này đúng khi nào?
A. Khi đối tượng dị hợp hoàn toàn.
B. Khi đối tượng dị hợp đều (liên kết đồng).
C. Khi đối tượng dị hợp lệch (liên kết chéo).
D. Khi đối tượng dị hợp về 2 cặp alen.

Câu 9: Điểm độc đáo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen là gì?
A. Kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ trước khi đem lai
B. Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho các thế hệ sau
C. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản
D. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ thuần chủng

Câu 10: Một gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là:
A. gen trội
B. gen điều hòa
C. gen đa hiệu
D. đa gen

Câu 11: Điều nào dưới đây không đúng?
A. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.
B. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
C. Trong di truyền tế bào chất, vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của giao tử cái.
D. Các tính trạng di truyền tế bào chất không tuân theo quy luật di truyền NST.

Câu 12: Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính người ta sử dụng phương pháp:
A. lai tế bào.
B. đột biến nhân tạo.
C. kĩ thuật di truyền.
D. chọn lọc cá thể.

Câu 13: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng quả vàng. Cho cây có kiểu gen Aaaa giao phấn với cây có kiểu gen AAaa, kết quả phân tính đời lai là:
A. 11 đỏ : 1 vàng
B. 35 đỏ: 1 vàng
C. 27 vàng : 9 đỏ
D. 3 đỏ : 1 vàng

Câu 14: Mạch gốc của gen bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit liên tiếp thứ 10, 11, 12. Chuỗi polipeptit do gen sau đột biến điều khiển tổng hợp so với chuỗi polipeptit do gen bình thường điều khiển tổng hợp sẽ:
A. thay đổi 1 axit amin
B. thay đổi 2 axit amin
C. giảm 1 axit amin, không xuất hiện axit amin mới
D. giảm 1 axit amin, xuất hiện 1 axit amin mới

Câu 15: Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật chuyển gen?
A. Chuột bạch có gen quy định hoocmon sinh trưởng của chuột cống.
B. E.coli có ADN tái tổ hợp mang gen tổng hợp insulin của người.
C. Cây bông có gen kháng sâu bệnh của vi khuẩn.
D. Cừu Đôli mang đặc điểm di truyền giống cừu cho nhân.

Câu 16: Chuyển đoạn không tương hỗ giữa 2 crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng có thể phát sinh dạng đột biến:
A. lặp đoạn đồng thời mất đoạn.
B. lặp đoạn đồng thời đảo đoạn.
C. trao đổi chéo đồng thời mất đoạn.
D. chuyển đoạn đồng thời đảo đoạn.

Câu 17: Sự di truyền liên kết gen hoàn toàn đã:
A. khôi phục lại kiểu hình giống bố mẹ.
B. hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
C. hình thành các tính trạng chưa có ở bố mẹ.
D. tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.

Câu 18: Ở đậu thơm, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng tham gia quy định theo kiểu tương tác bổ sung. Khi trong kiểu gen đồng thời có mặt cả 2 gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen còn lại đều cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng?
A. AaBb $\times$ AaBb
B. AaBb $\times$ aaBb
C. AaBb $\times$ Aabb
D. AaBb $\times$ Aabb

Câu 19: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là:
A. A liên kết với X, G liên kết với T.
B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
C. A liên kết với U, G liên kết với X.
D. A liên kết với T, G liên kết với X.

Câu 20: Menđen cho đậu Hà Lan $F_1$ hạt vàng Aa tự thụ phấn thì được $F_2$ phân ly $\frac{3}{4}$ vàng + $\frac{1}{4}$ xanh. Nếu cho F2 tự thụ phấn bắt buộc thì kết quả ở F3 là:
A. 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa.
B. 0,375 AA + 0,25 Aa + 0,375 aa.
C. 0,75 AA + 0,25 aa.
D. 0,75 A + 0,25 a.

Câu 21: Giả thiết siêu trội trong ưu thế lai là:
A. các alen trội thường có lợi hơn các alen lặn, tác động cộng gộp giữa các gen trội có lợi dẫn đến ưu thế lai.
B. ở thể dị hợp, alen trội có lợi át chế sự biểu hiện của các alen lặn có hại, không cho các alen này biểu hiện.
C. cơ thể dị hợp của các alen tốt hơn thể đồng hợp, do hiệu quả bổ trợ giữa 2 alen khác nhau về chức phận trong cùng một lôcut trên 2 nhiễm sắc thể của cặp tương đồng.
D. sự tác động giữa các alen của cùng một gen tạo ra nhiều kiểu hình mang tính trạng trung gian có lợi.

Câu 22: Bệnh phêninkêtô niệu là do:
A. đột biến gen trên NST giới tính.
B. đột biến cấu trúc NST thường.
C. đột biến gen mã hóa enzim xúc tác chuyển hóa pheninalanin thành tirozin.
D. đột biến gen mã hóa enzim xúc tác chuyển hóa tirozin thành pheninalanin.

Câu 23: Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là:
A. sự phân li của NST tương đồng trong giảm phân.
B. các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau.
C. sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng.
D. các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào.

Câu 24: Ở sinh vật nhân sơ sự điều hoà của các operôn chủ yếu diễn ra trong giai đoạn:
A. trước phiên mã
B. phiên mã
C. dịch mã
D. sau dịch mã

Câu 25: Tạo giống thuần chủng bằng phương pháp dựa trên nguồn biến dị tổ hợp áp dụng có hiệu quả đối với:
A. bào tử, hạt phấn.
B. vật nuôi, vi sinh vật.
C. vật nuôi, cây trồng.
D. cây trồng, vi sinh vật.

C©u 26: Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính XY vùng tương đồng chứa các gen:
A. đặc trưng riêng cho từng nhiễm sắc thể
B. quy định giới tính
C. di truyền liên kết hoàn toàn
D. tồn tại thành từng cặp tương ứng

Câu 27: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về:
A. sự phân li độc lập của các tính trạng
B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9: 3: 3: 1
C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh
D. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân

Câu 28: Ở 1 loài động vật, bệnh bạch tạng di truyền theo định luật Međen : gen lặn gây bệnh, còn alen tương ứng không gây bệnh là trội hoàn toàn. Quần thể có tỉ lệ cá thể bạch tạng là $\frac{1}{20000}$ thì các cá thể bình thường có mang gen gây bệnh chiếm tần số là:
A. 0,0071
B. 0,0141
C. $\frac{1}{19999}$
D. $\frac{1}{20000}$.

Câu 29: Thể tứ bội khác thể song nhị bội ở điểm nào sau đây?
A. Thể tứ bội bất thụ còn thể song nhị bội hữu thụ.
B. Thể tứ bội có sức sống mạnh, năng suất cao còn thể song nhị bội thì không có các đặc điểm đó.
C. Thể tứ bội hữu thụ còn thể song nhị bội bất thụ.
D. Thể tứ bội chứa bộ NST của 1 loài còn thể song nhị bội thì chứa bộ NST của 2 loài khác nhau.

Câu 30: Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là
A. định luật Hacđi - Vanbec nghiệm đúng cho mọi quần thể
B. quần thể tự phối là một bộ phận của quần thể giao phối
C. sau quá trình tự phối, quần thể trở thành quần thể giao phối
D. định luật Hacđi-Vanbec không đúng khi có tác dụng của chọn lọc tự nhiên

Thắc mắc xin liên hệ tôi nha
 
C

consoinho_96

Câu 1: Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là:
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin.
C. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin.
D. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.

Câu 2: Sau một thế hệ ngẫu phối, quần thể có đặc điểm là:
A. tần số tương đối của các alen đạt trạng thái cân bằng, khi đó $p_A + q_a = 1$.
B. cấu trúc di truyền của quần thể đạt trạng thái cân bằng, khi đó cấu trúc quần thể là $p^2AA + 2pqAa + q^2aa = 1$.
C. tần số tương đối của các kiểu gen đạt trạng thái cân bằng.
D. cấu trúc di truyền của quần thể đạt trạng thái cân bằng, khi đó tần số các kiểu gen của quần thể bằng nhau.

Câu 3: Điều không đúng khi đề cấp về liệu pháp gen là:
A. việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng các gen bị đột biến.
B. dựa trên nguyên tắc đưa bổ xung gen lành vào cơ thể người bệnh.
C. có thể thay thế gen bệnh bằng gen lành
D. nghiên cứu hoạt động của bộ gen người đ.ể giải quyết các vấn đề của y học.

Câu 4: Vùng mã hóa của một gen ở sinh vật nhân sơ có khối lượng 763200 đvC . Khi gen tổng hợp một phân tử protein cần môi trường nội bào cung c
A. 422 axit amin
B. 423 axit amin
C. 424 axit amin
D. 425 axit amin

Câu 5: Khi gen phân ly độc lập, cơ thể dị hợp m cặp gen lai với cơ thể dị hợp n cặp gen, có thể tạo ra số lượng tổ hợp $F_1$ là:
A. 4mn.
B. mn
C. 2(m+n)
D. 2m+n

Câu 6: Ở ruồi giấm, gen B - thân xám, b - thân đen (nằm trên nhiễm sắc thể thường). Ruồi bố có thân đen, ruồi mẹ có thân xám, ở con lai xuất hiện thân xám. Kiểu gen của mẹ và của bố là:
A. Bố Bb; mẹ Bb
B. Bố BB; mẹ BB hoặc Bb
C. Bố bb; mẹ BB hoặc Bb
D. Bố Bb hoặc bb; mẹ BB hoặc Bb

Câu 7: Ở người, gen a nằm trên NST giới tính X quy định bệnh mù màu (không có alen trên Y), alen A quy định nhìn màu bình thường. Cặp bố mẹ nào sau đây sinh người con mù màu với xác suất 25%?
A. $X^AX^A \times X^aY$
B. $X^AX^a \times X^aY$
C. $X^AX^a \times X^AY$
D. $X^aX^a \times X^AY$

Câu 8: Để tính tần số hoán vị gen (f) của 1 sinh vật, người ta cho đối tượng là thể dị hợp đem lai phân tích, thống kê số cá thể có biến dị tái tổ hợp (x) và tổng số cá thể (y) của đời con lai, rồi áp dụng công thức : f = $\frac{x}{y}$. Công thức này đúng khi nào?
A. Khi đối tượng dị hợp hoàn toàn.
B. Khi đối tượng dị hợp đều (liên kết đồng).
C. Khi đối tượng dị hợp lệch (liên kết chéo).
D. Khi đối tượng dị hợp về 2 cặp alen.

Câu 9: Điểm độc đáo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen là gì?
A. Kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ trước khi đem lai
B. Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho các thế hệ sau
C. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản
D. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ thuần chủng

Câu 10: Một gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là:
A. gen trội
B. gen điều hòa
C. gen đa hiệu
D. đa gen

Câu 11: Điều nào dưới đây không đúng?
A. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.
B. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
C. Trong di truyền tế bào chất, vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của giao tử cái.
D. Các tính trạng di truyền tế bào chất không tuân theo quy luật di truyền NST.

Câu 12: Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính người ta sử dụng phương pháp:
A. lai tế bào.
B. đột biến nhân tạo.
C. kĩ thuật di truyền.
D. chọn lọc cá thể.

Câu 13: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng quả vàng. Cho cây có kiểu gen Aaaa giao phấn với cây có kiểu gen AAaa, kết quả phân tính đời lai là:
A. 11 đỏ : 1 vàng
B. 35 đỏ: 1 vàng
C. 27 vàng : 9 đỏ
D. 3 đỏ : 1 vàng
câu này hình như có vấn đề tớ tính kiêu gen là 3AAAa:15AAaa:15Aaaa:3aaaa \Rightarrow 33 đỏ : 3 vàng
Câu 14: Mạch gốc của gen bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit liên tiếp thứ 10, 11, 12. Chuỗi polipeptit do gen sau đột biến điều khiển tổng hợp so với chuỗi polipeptit do gen bình thường điều khiển tổng hợp sẽ:
A. thay đổi 1 axit amin
B. thay đổi 2 axit amin
C. giảm 1 axit amin, không xuất hiện axit amin mới
D. giảm 1 axit amin, xuất hiện 1 axit amin mới

Câu 15: Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật chuyển gen?
A. Chuột bạch có gen quy định hoocmon sinh trưởng của chuột cống.
B. E.coli có ADN tái tổ hợp mang gen tổng hợp insulin của người.
C. Cây bông có gen kháng sâu bệnh của vi khuẩn.
D. Cừu Đôli mang đặc điểm di truyền giống cừu cho nhân.

Câu 16: Chuyển đoạn không tương hỗ giữa 2 crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng có thể phát sinh dạng đột biến:
A. lặp đoạn đồng thời mất đoạn.
B. lặp đoạn đồng thời đảo đoạn.
C. trao đổi chéo đồng thời mất đoạn.
D. chuyển đoạn đồng thời đảo đoạn.
 
Last edited by a moderator:
C

consoinho_96

Câu 17: Sự di truyền liên kết gen hoàn toàn đã:
A. khôi phục lại kiểu hình giống bố mẹ.
B. hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
C. hình thành các tính trạng chưa có ở bố mẹ.
D. tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.

Câu 18: Ở đậu thơm, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng tham gia quy định theo kiểu tương tác bổ sung. Khi trong kiểu gen đồng thời có mặt cả 2 gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen còn lại đều cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng?
A. AaBb $\times$ AaBb
B. AaBb $\times$ aaBb
C. AaBb $\times$ Aabb
D. AaBb $\times$ Aabb

Câu 19: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là:
A. A liên kết với X, G liên kết với T.
B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
C. A liên kết với U, G liên kết với X.
D. A liên kết với T, G liên kết với X.

Câu 20: Menđen cho đậu Hà Lan $F_1$ hạt vàng Aa tự thụ phấn thì được $F_2$ phân ly $\frac{3}{4}$ vàng + $\frac{1}{4}$ xanh. Nếu cho F2 tự thụ phấn bắt buộc thì kết quả ở F3 là:
A. 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa.
B. 0,375 AA + 0,25 Aa + 0,375 aa.
C. 0,75 AA + 0,25 aa.
D. 0,75 A + 0,25 a.

Câu 21: Giả thiết siêu trội trong ưu thế lai là:
A. các alen trội thường có lợi hơn các alen lặn, tác động cộng gộp giữa các gen trội có lợi dẫn đến ưu thế lai.
B. ở thể dị hợp, alen trội có lợi át chế sự biểu hiện của các alen lặn có hại, không cho các alen này biểu hiện.
C. cơ thể dị hợp của các alen tốt hơn thể đồng hợp, do hiệu quả bổ trợ giữa 2 alen khác nhau về chức phận trong cùng một lôcut trên 2 nhiễm sắc thể của cặp tương đồng.
D. sự tác động giữa các alen của cùng một gen tạo ra nhiều kiểu hình mang tính trạng trung gian có lợi.

Câu 22: Bệnh phêninkêtô niệu là do:
A. đột biến gen trên NST giới tính.
B. đột biến cấu trúc NST thường.
C. đột biến gen mã hóa enzim xúc tác chuyển hóa pheninalanin thành tirozin.
D. đột biến gen mã hóa enzim xúc tác chuyển hóa tirozin thành pheninalanin.

cái này mình cũng không rõ lắm
Câu 23: Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là:
A. sự phân li của NST tương đồng trong giảm phân.
B. các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau.
C. sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng.
D. các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào.

Câu 24: Ở sinh vật nhân sơ sự điều hoà của các operôn chủ yếu diễn ra trong giai đoạn:
A. trước phiên mã
B. phiên mã
C. dịch mã
D. sau dịch mã

Câu 25: Tạo giống thuần chủng bằng phương pháp dựa trên nguồn biến dị tổ hợp áp dụng có hiệu quả đối với:
A. bào tử, hạt phấn.
B. vật nuôi, vi sinh vật.
C. vật nuôi, cây trồng.
D. cây trồng, vi sinh vật.

C©u 26: Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính XY vùng tương đồng chứa các gen:
A. đặc trưng riêng cho từng nhiễm sắc thể
B. quy định giới tính
C. di truyền liên kết hoàn toàn
D. tồn tại thành từng cặp tương ứng

Câu 27: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về:
A. sự phân li độc lập của các tính trạng
B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9: 3: 3: 1
C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh
D. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân

Câu 28: Ở 1 loài động vật, bệnh bạch tạng di truyền theo định luật Međen : gen lặn gây bệnh, còn alen tương ứng không gây bệnh là trội hoàn toàn. Quần thể có tỉ lệ cá thể bạch tạng là $\frac{1}{20000}$ thì các cá thể bình thường có mang gen gây bệnh chiếm tần số là:
A. 0,0071
B. 0,0141
C. $\frac{1}{19999}$
D. $\frac{1}{20000}$.

Câu 29: Thể tứ bội khác thể song nhị bội ở điểm nào sau đây?
A. Thể tứ bội bất thụ còn thể song nhị bội hữu thụ.
B. Thể tứ bội có sức sống mạnh, năng suất cao còn thể song nhị bội thì không có các đặc điểm đó.
C. Thể tứ bội hữu thụ còn thể song nhị bội bất thụ.
D. Thể tứ bội chứa bộ NST của 1 loài còn thể song nhị bội thì chứa bộ NST của 2 loài khác nhau.

Câu 30: Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là
A. định luật Hacđi - Vanbec nghiệm đúng cho mọi quần thể
B. quần thể tự phối là một bộ phận của quần thể giao phối
C. sau quá trình tự phối, quần thể trở thành quần thể giao phối
D. định luật Hacđi-Vanbec không đúng khi có tác dụng của chọn lọc tự nhiên
không biết đúng hay sai các bạn thông cảm nhé !!!!!
 
T

tuonghuy333_2010

Một loài thực vật khi cho giao phấn cây quả dẹt vs cây quả bầu dục (P) thu đc $F_1$ toàn quả dẹt cho $F_1$ lai vs cây đồng hợp lặn về các cặp gen thu đc đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục . Cho $F_1$ tự thụ thu phấn đc $F_2$ Cho tất cả các cây quả tròn ở $F_2$ giao phấn vs nhau thu đc $F_3$ Lấy ngẫu nhiên một cây $F_3$ đem trồng theo lý thuyết xác xuất để cây này có kiểu quả dẹt là bao nhiêu?

[laTEX] \\ \\ A. \frac{4}{9}. \\ \\ B. \frac{1}{9}. \\ \\ C. \frac{2}{9} \\ \\ D. \frac{3}{9}.[/laTEX]
 
C

consoinho_96

Một loài thực vật khi cho giao phấn cây quả dẹt vs cây quả bầu dục (P) thu đc F1 toàn quả dẹt cho F1 lai vs cây đồng hợp lặn về các cặp gen thu đc đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục . Cho F1 tự thụ thu phấn đc [tex] F_2[/tex] Cho tất cả các cây quả tròn ở F2 giao phấn vs nhau thu đc F3 Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng theo lý thuyết xác xuất để cây này có kiểu quả dẹt là bao nhiêu?
đáp àn là [tex] \frac{4}{9}[/tex]
bạn trả lời đúng cộng 5 vào bảng thành tích tháng 12 Box Sinh(lần sau giải cụ thể nhé)
 
Last edited by a moderator:
T

tuonghuy333_2010

Đề Ôn tập di truyền ở người mình chia sẻ cho các bạn đây làm cho vui xí đi hah




1.Ở người, bệnh máu khó đông và bệnh mù màu do hai gen lặn (a, b) nằm trên nhiễm sắc thể X, không có alen tương ứng trên Y quy định. Một phụ nữ bị bệnh mù màu và không bị bệnh máu khó đông lấy chồng bị bệnh máu khó đông và không bị bệnh mù màu. Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng về những đứa con của cặp vợ chồng trên?
Chọn câu trả lời đúng
A: Tất cả con gái của họ đều mắc bệnh máu khó đông.
B: Tất cả con trai của họ đều mắc bệnh mù màu.
C: Tất cả con gái của họ đều không mắc bệnh mù màu.
D: Tất cả con gái của họ đều mang gen quy định bệnh máu khó đông.

2.Nghiên cứu phả hệ sau, hãy cho biết lựa chọn nào dưới đây giải thích đúng sự di truyền của tính trạng trên phả hệ:
172626_bai%201%20cau%202.jpg

Chọn câu trả lời đúng
A: Tính trạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định.
B: Tính trạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y qui định.
C: Tính trạng do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y qui định.
D: Tính trạng do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định.

3.Ở người, màu mắt nâu là trội và màu mắt xanh là lặn. Khi một người đàn ông mắt nâu kết hôn với người phụ nữ mắt xanh và họ có con trai mắt nâu, con gái mắt xanh. Có thể kết luận chắc chắn rằng:
Chọn câu trả lời đúng
A: Gen qui định màu mắt liên kết với X
B: Cả hai cha mẹ đều đồng hợp tử.
C: Người đàn ông là dị hợp tử.
D: Người đàn ông có kiểu gen đồng hợp.

4.Ở người, gen D qui định tính trạng da bình thường, alen d qui định tính trạng bạch tạng, cặp gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen M qui định tính trạng mắt nhìn màu bình thường, alen m qui định tính trạng mù màu, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Mẹ bình thường về cả hai tính trạng trên, bố có mắt nhìn màu bình thường và da bạch tạng, con trai vừa bạch tạng vừa mù màu. Trong trường hợp không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của mẹ và bố là:
Chọn câu trả lời đúng
$A: DdX^MX^m \times ddX^MY.$
$B: ddX^MX^m \times DdX^MY.$
$C: DdX^MX^M \times DdXMY.$
$D: DdX^MX^m \times DdX^MY.$

5.Ở người, bệnh mù màu do một alen lặn quy định. Bố mẹ có kiểu gen: $X^AX^a \times X^AY$, họ sinh con có kiểu gen $X^AX^aX^a$. Nếu không có sự biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể thì nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là:
Chọn câu trả lời đúng
A: Do sự rối loạn phân bào I xảy ra trong giảm phân của mẹ.
B: Do sự rối loạn phân bào I xảy ra trong giảm phân của bố.
C: Do sự rối loạn phân bào II xảy ra trong giảm phân của bố.
D: Do sự rối loạn phân bào II xảy ra trong giảm phân của mẹ.

6. Nếu trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở bố có sự rối loạn trong phân bào II, nghĩa là cặp nhiễm sắc thể XY không phân li còn mẹ giảm phân bình thường, con của họ sinh ra có thể mắc các hội chứng:
Chọn câu trả lời đúng
A: Claiphentơ và Tơcnơ.
B: Siêu nữ và Tơcnơ và Claiphento.
C: Siêu nam và Tơcnơ.
D: Siêu nữ và Claiphentơ.


7.Dưới đây là sơ đồ phả hệ về một bệnh rất hiếm gặp ở người: Trong quần thể, tỉ lệ người mang kiểu gen dị hợp về bệnh này là 80%. Nếu người phụ nữ III8 đi lấy người đàn ông bình thường thì xác suất để họ sinh một đứa con bị bệnh là:
172725_bai%201%20cau%207.jpg

Chọn câu trả lời đúng
$A: \frac{2}{15} .$
$B: \frac{4}{25} .$
$C: \frac{1}{9} .$
$D: \frac{1}{4} .$

8. Bệnh do gen trội trên nhiễm sắc thể X ở người gây ra có đặc điểm:
Chọn câu trả lời đúng
A: Mẹ mắc bệnh thì tất cả các con trai đều mắc bệnh.
B: Bố mẹ không mắc bệnh có thể sinh ra con mắc bệnh.
C: Bệnh thường biểu hiện ở nam nhiều hơn nữ.
D: Bố mắc bệnh thì tất cả các con gái đều mắc bệnh.

9. Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp bảo vệ vốn gen con người?
Chọn câu trả lời đúng
A: Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.
B: Tạo môi trường sạch nhằm tránh các đột biến phát sinh.
C: Sinh đẻ có kế hoạch và bảo vệ sức khoẻ vị thành niên.
D: Tư vấn di truyền y học.

10.Ở người, bệnh mù màu đỏ - lục và bệnh máu khó đông do hai gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X quy định ( không có trên Y), cách nhau 8 cM . Theo sơ đồ phả hệ dưới đây:
Cho rằng không có đột biến xảy ra, xác suất để cặp vợ chồng (3) và (4) ở thế hệ II trong phả hệ này sinh ra đứa con gái chỉ mắc bệnh máu khó đông là bao nhiêu?
172751_bai%201%20cau%2010.JPG

Chọn câu trả lời đúng
A: 50%.
B: 4%.
C: 43%.
D: 25 %.

11. U ác tính khác u lành tính như thế nào?
Chọn câu trả lời đúng
A: Tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào.
B: Các tế bào có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển vào máu đi đến các nơi khác trong cơ thể tạo nên nhiều khối u.
C: Tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào và di chuyển vào gen.
D: Các tế bào không có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển vào máu để đi đến các nơi khác trong cơ thể tạo nên nhiều khối u khác nhau.

12. Khả năng cuộn lưỡi ở người do gen trội trên nhiễm sắc thể thường qui định, alen lặn qui định người bình thường. Một người đàn ông có khả năng cuộn lưỡi lấy người phụ nữ không có khả năng này, biết xác suất gặp người cuộn lưỡi trong quần thể người là 64%. Xác suất sinh đứa con gái bị cuộn lưỡi là bao nhiêu?
Chọn câu trả lời đúng
A: 62,5%.
B: 37,5%.
C: 43,75%
D: 31,25%.

13. Người ta có thể sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Đao ở người trong giai đoạn sớm, trước sinh?
Chọn câu trả lời đúng
A: Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích nhiễm sắc thể thường.
B: Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích prôtêin.
C: Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích nhiễm sắc thể giới tính X.
D: Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích ADN.

14. Khi nghiên cứu di truyền học người gặp phải khó khăn như:
1- Con người chín sinh dục muộn.
2- Số lượng con ít.
3- Số lượng các tính trạng nhiều.
4- Đời sống của một thế hệ kéo dài.
5- Không thể áp dụng phương pháp phân tích di truyền như ở các sinh vật khác vì lí do xã hội.
6- Không thể áp dụng phương pháp gây đột biến bằng các tác nhân lí, hóa…
7- Số lượng nhiễm sắc thể và gen nhiều.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
Chọn câu trả lời đúng
A: 2,3,4,5,6.
B: 1,2,3,5,6.
C: 1,2,3,4,5,7.
D: 1,2,4,5,6.

15. Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng này biểu hiện cho:
Chọn câu trả lời đúng
A: Cách li sau hợp tử.
B: Cách li mùa vụ.
C: Cách li tập tính.
D: Cách li trước hợp tử.

16. Ở người, tính trạng nhóm máu A, B, AB, O do một gen có 3 alen IA, IB, IO qui định. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39% số người mang nhóm máu B. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để người con này mang nhóm máu giống bố mẹ là bao nhiêu?
Chọn câu trả lời đúng
$A: \frac{3}{4} .$
$B: \frac{119}{144} .$
$C: \frac{19}{24}.$
$D: \frac{25}{144} .$

17. Trong phương pháp phả hệ, việc xây dựng phả hệ phải được thực hiện qua ít nhất là:
Chọn câu trả lời đúng
A: 3 thế hệ.
B: 2 thế hệ.
C: 10 thế hệ.
D: 5 thế hệ.

18. Các bệnh di truyền ở người phát sinh do cùng một dạng đột biến là:
Chọn câu trả lời đúng
A: Ung thư máu và máu khó đông.
B: Mù màu và máu khó đông.
C: Bạch tạng và ung thư máu.
D: Bệnh Đao và hồng cầu lưỡi liềm.

19. Ở người, có các kiểu gen qui định nhóm máu sau đây:
- $I^AI^A, I^AI^O$ qui định máu A.
- $I^BI^B, I^BI^O$ qui định máu B.
- $I^AI^B$ qui định máu AB.
- $I^OI^O$ qui định máu O.
Có 2 anh em sinh đôi cùng trứng, người anh cưới vợ máu A sinh đứa con máu B, người em cưới vợ máu B sinh đứa con máu A. Kiểu gen, kiểu hình của 2 anh em sinh đôi nói trên là
Chọn câu trả lời đúng
A: $I^AI^B$ (máu AB).
B: $I^BI^B$ hoặc $I^BI^O$ (máu B).
C: $IOIO$ (máu O).
D: $I^AI^A$ hoặc $I^AI^O$ (máu A).

20. Ở người, trên nhiễm sắc thể thường, gen A qui định thuận tay phải, gen a qui định thuận tay trái. Trên nhiễm sắc thể giới tính X, gen M qui định nhìn màu bình thường và gen m qui định mù màu. Đứa con nào sau đây không thể được sinh ra từ cặp bố mẹ: $AaX^MX^m \times aaX^MY$?
Chọn câu trả lời đúng
A: Con gái thuận tay trái, nhìn màu bình thường.
B: Con trai thuận tay trái, nhìn màu bình thường.
C: Con trai thuận tay phải, mù màu.
D: Con gái thuận tay phải, mù màu.

21. Việc ứng dụng di truyền học vào lĩnh vực y học đã giúp con người thu được kết quả nào sau đây?
Chọn câu trả lời đúng
A: Hiểu được nguyên nhân, chẩn đoán, đề phòng và phần nào chữa trị được một số bệnh di truyền trên người.
B: Chữa trị được mọi dị tật do rối loạn di truyền.
C: Ngăn chặn được các tác nhân đột biến của môi trường tác động lên con người.
D: Giải thích và chữa được các bệnh tật di truyền.

22. Ở người, yếu tố có thể được xem là một nguyên nhân góp phần làm tăng xuất hiện bệnh di truyền ở trẻ được sinh ra là:
Chọn câu trả lời đúng
A: Trứng chậm thụ tinh sau khi rụng.
B: Trẻ suy dinh dưỡng sau khi sinh.
C: Người mẹ bị cúm trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kì.
D: Người mẹ sinh con ở tuổi cao (ngoài 35 tuổi).

23. Hội chứng Tơcnơ ở người có biểu hiện:
Chọn câu trả lời đúng
A: Nữ, thiếu 1 nhiễm sắc thể giới tính.
B: Nam, thừa 1 nhiễm sắc thể giới tính.
C: Nam, thiếu 1 nhiễm sắc thể thường.
D: Nữ, thừa 1 nhiễm sắc thể thường.

24. Trong nghiên cứu di truyền ở người, phương pháp giúp phát hiện ra nhiều bệnh tật phát sinh do đột biến số lượng nhiễm sắc thể nhanh nhất là:
Chọn câu trả lời đúng
A: Nghiên cứu di truyền phân tử.
B: Nghiên cứu di truyền tế bào.
C: Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
D: Nghiên cứu phả hệ.

25. Một đứa trẻ sinh ra được xác định bị hội chứng Đao. Phát biểu nào sau đây chắc chắn là đúng?
Chọn câu trả lời đúng
A: Đột biến xảy ra trong quá trình giảm phân của mẹ.
B: Bố đã bị đột biến trong quá trình tạo giao tử.
C: Tế bào sinh dưỡng của đứa trẻ nói trên có chứa 47 nhiễm sắc thể.
D: Đứa trẻ nói trên là thể dị bội một nhiễm.
Nguồn: viettelstudy.vn
 
A

anhsangvabongtoi

Một loài thực vật khi cho giao phấn cây quả dẹt vs cây quả bầu dục (P) thu đc F1 toàn quả dẹt cho F1 lai vs cây đồng hợp lặn về các cặp gen thu đc đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục . Cho F1 tự thụ thu phấn đc [tex] F_2[/tex] Cho tất cả các cây quả tròn ở F2 giao phấn vs nhau thu đc F3 Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng theo lý thuyết xác xuất để cây này có kiểu quả dẹt là bao nhiêu?
đáp àn là [tex] \frac{4}{9}[/tex]
bạn trả lời đúng cộng 5 vào bảng thành tích tháng 12 Box Sinh(lần sau giải cụ thể nhé)

-bạn có thể giải thích cụ thể hơn không, t tính ra 2/9 cơ, không biết sai chỗ nào
-tỉ lệ quả tròn F2 là: 1/6aaBB:1/3aaBb:1/6AAbb, 1/3Aabb-->tỉ lệ giao tử là: 1/3Ab:1/3aB,1/3ab
-->F3: (1/3Ab:1/3aB:1/3ab)*(1/3Ab:1/3aB:1/3ab)-->sx qua dẹt(A-B-) là: 1/3*1/3+1/3*1/3=2/9 ~X(~X(~X(~X(~X(~X(
 
T

tuonghuy333_2010

-bạn có thể giải thích cụ thể hơn không, t tính ra 2/9 cơ, không biết sai chỗ nào
-tỉ lệ quả tròn F2 là: 1/6aaBB:1/3aaBb:1/6AAbb, 1/3Aabb-->tỉ lệ giao tử là: 1/3Ab:1/3aB,1/3ab
-->F3: (1/3Ab:1/3aB:1/3ab)*(1/3Ab:1/3aB:1/3ab)-->sx qua dẹt(A-B-) là: 1/3*1/3+1/3*1/3=2/9 ~X(~X(~X(~X(~X(~X(
cụ thể mổ xẻ cái này ra ta có thể biết đc rằng đây là kiểu tương tác bổ trợ 9:6:1 cái này thì dễ nhận thấy sau đó chú ý $F_1:AaBb$ $F_1 \times F_1 → F_2$ trong $F_2$ thì lấy quả tròn giao phấn vs nhau thì có 2 loại $A-bb ; aaB-$ lai vs nhau cẩn thận chỗ này............
phần tiếp thắc chắc là phần bạn thắc mắc cụ thể
bắt buộc ta sẽ có điều này: $A-bb \times aaB- $ rồi lại lại tính chú ý trong $A-bb: \frac{2}{3}Aabb: \frac{1}{3}AAbb$ đối vs bên kia cũng tương tự và lai lại sẽ ra kết quả nhé
 
A

anhsangvabongtoi

cụ thể mổ xẻ cái này ra ta có thể biết đc rằng đây là kiểu tương tác bổ trợ 9:6:1 cái này thì dễ nhận thấy sau đó chú ý $F_1:AaBb$ $F_1 \times F_1 → F_2$ trong $F_2$ thì lấy quả tròn giao phấn vs nhau thì có 2 loại $A-bb ; aaB-$ lai vs nhau cẩn thận chỗ này............
phần tiếp thắc chắc là phần bạn thắc mắc cụ thể
bắt buộc ta sẽ có điều này: $A-bb \times aaB- $ rồi lại lại tính chú ý trong $A-bb: \frac{2}{3}Aabb: \frac{1}{3}AAbb$ đối vs bên kia cũng tương tự và lai lại sẽ ra kết quả nhé
-theo hướng dẫn của bạn thì đúng là ra 4/9 nhưng mà ở đây là cho F2 giao phấn với nhau vậy cũng có thể cá thể A-bb có thể lai vói nhau mà hoặc aaB- cũng có thể giao phấn vói nhau
 
A

anhsangvabongtoi

1A, 2D, 3C, 4A, 5D, 6B, 7B, 8D, 9C, 10D, 11B, 12D, 13A, 14A, 15A, 16B, 17A, 18B, 19A, 20D, 21A, 22D, 23A, 24B, 25C. t trích dẫn không dược nên phải ghi DA như thế có gì mong các bạn thông cảm nha #:-S#:-S#:-S#:-S#:-S
 
T

tuonghuy333_2010

-theo hướng dẫn của bạn thì đúng là ra 4/9 nhưng mà ở đây là cho F2 giao phấn với nhau vậy cũng có thể cá thể A-bb có thể lai vói nhau mà hoặc aaB- cũng có thể giao phấn vói nhau
đúng vậy nó có thể giao vs nhau nhưng sẽ không cho kiểu quả dẹt nhé ^_^




Chúc Bạn Học Tốt
 
H

hardyboywwe

Pic này lặn mất rồi!Post thêm 1 số bài cho có khí thế nhé! :)

Cho 6 cặp alen nằm trên 6 cặp NST thường khác nhau gồm Aa,Bb,Cc,Dd,Ee,Gg.

1.Sự tổ hợp của các alen của 6 gen,hình thành tối đa bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong loài?

A.18
B.729
C.21
D.243

2.Một cá thể tạo 2 kiểu giao tử về 6 gen trên,kiểu gen cá thể này là một trong số bao nhiêu trường hợp?
A.480
B.128
C.192
D.384
 
T

tuonghuy333_2010

^_^

Pic này lặn mất rồi!Post thêm 1 số bài cho có khí thế nhé! :)

Cho 6 cặp alen nằm trên 6 cặp NST thường khác nhau gồm Aa,Bb,Cc,Dd,Ee,Gg.

1.Sự tổ hợp của các alen của 6 gen,hình thành tối đa bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong loài?

A.18
B.729
C.21
D.243

2.Một cá thể tạo 2 kiểu giao tử về 6 gen trên,kiểu gen cá thể này là một trong số bao nhiêu trường hợp?
A.480
B.128
C.192
D.384
Câu 1: $3^6=729$
Câu 2: chưa bjk làm ^_^ .........................................từ từ nghĩ nha a /...............................................
 
T

toanhoc96

Cho e hỏi Nếu đề cho 2 phép lai yêu cầu tính số biến dị tổ hợp thì mình phải làm sao ạ ?
Ví dụ cho phép lai AaBbCc x aaBbcc chẳng hạn
 
B

booboom

Có những bài tập em không biết cách gải. Mong mọi người giải chi tiết giúp ạ

:)
Ở đậu Hà lan, gen A qui định cây cao trội hoàn toàn so với gen a qui định cây thấp. Cho các
cây cao thuần chủng lai với cây thấp được F1 toàn cây cao. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm
900 cây cao, 301 cây thấp. Trong các cây cao ở F2 chọn ngẫu nhiên 3 cây. Xác suất để có một cây
mang kiểu gen đồng hợp là
A. 27/81. B. 1/9. C. 8/27. D. 4/9.
Ở một loài thực vật có 2n = 12. Một thể đột biến dạng thể ba nhiễm kép xẫy ra ở cặp số 2 và
cặp số 4, trong trường hợp tế bào giảm phân bình thường. Tính theo lý thuyết số giao tử có 7 NST
chiếm tỷ lệ là
A. 50%. B. 25%. C. 12,5%. D. 75%.
Ở một loài thực vật, cho giao phấn cây hoa trắng thuần chủng với cây hoa đỏ thuần chủng
được F1 có 100% cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỷ lệ: 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa
trắng. Cho tất cả các cây hoa trắng ở F2 giao phối ngẫu nhiên. Theo lí thuyết cây hoa đỏ ở F3 chiếm tỷ
lệ
A. 15/36. B. 18/49. C. 8/49. D. 8/36.
Người ta chuyển một số phân tử ADN của vi khuẩn Ecoli chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có
N14 . Tất cả các ADN nói trên đều nhân đôi 5 lần liên tiếp tạo 512 phân tử ADN. Trong các phân tử
ADN con, số phân tử ADN còn chứa N15 là
A. 10. B. 16. C. 5. D. 32.
 
Top Bottom