$\color{Purple}{\fbox{Vật Lý 8}\bigstar\text{Hỏi đáp Vật Lý 8 }\bigstar}$

T

thong7enghiaha

[vật lí 8] giải giúp bài chuyển động đều này với ...

Một đoàn tàu chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h,người soát vé trên tàu đi về phía đầu tàu với vận tốc 3km/h.hỏi vận tốc của người soát vé so với mặt đất là:
A.36km/h
B.33km/h
C.39km/h
D.30km/h
Nhanh lên các bạn sáng nay mình thi rồi...
 
A

alexandertuan


bài này mình nghĩ nên chuyển sang pic vật lý 10 sẽ hợp hơn
đặt (1) tàu , (2) người soát vé, (3) mặt đất
vận tốc tàu so với mặt đất=36 km/h=$v_{13}$
vận tốc tàu so với người soát vé=3 km/h= $v_{12}$
$v_{13}$=$v_{12}$ + $v_{23}$
$v_{23}$=36-3=33 km/h=vận tốc người soát vé so mặt đất
 
I

iloveyoud16

giải giúp bài chuyển động đều này với ...

Mình nghĩ là bằng 39km/h đó bởi vì người soát vé đang đi về đầu tàu mà tàu đang đi thẳng OK
Làm ơn thanks mình cái nha
 
H

huyhopduc

một câu hỏi vật lý

câu 1: Nhà máy thủy điện Hoà Binh có công suất 1920MW

a,Dòng điện do nhà máy sinh ra có khả năng thực hiện một công bao nhiêu trong một năm?


b,Công suất nhà máy có thể thắp sáng cùng một lúc bao nhiêu bóng đèn 60W

=))
 
A

alexandertuan


a) A=P*t=1920.${10}^6$*(365*24*3600)=6,05*${10}^16$ J
b) P=1920*${10}^6$
thắp sáng được=$\dfrac{1920*${10}^6$}{60}$=32000000 bóng đèn cùng lúc
 
T

tranhien145

cũng dễ mà bạn

Đây là dạng 3 trong chuyển động cơ học : vật chuyển động trên bề mặt chuyển động .
Người soát vé có vận tốc với tàu là 3 km/h , tàu lại có vận tốc là 36km/h . Mà người đó chuyển động cùng chiều ( ví dụ như thuyền đi xuôi dòng được nước đẩy đi ấy ) nên ta có : vận tốc của người đó đối với đất là : V người + V tàu = 3+36=39(km/h)
ĐÓ LÀ ĐÁP SỐ BÀI NÀY

dạng này nếu chuyển động ngược chiều ( ví dụ : thuyền chảy ngược dòng nước không được nước đẩy ) -> V người đối với đất là : V người - V tàu .

Mình đã được học các dạng rồi , bạn tham khảo
 
K

ken_luckykid

  • Vật chìm xuống khi lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng: FA<P
Vật nổi khi: FA>P
Kim tuy nhẹ nhưng thể tích chiếm nước nhỏ nên trọng lượng riêng sẽ lớn còn tàu tuy nặng nhưng thể tích chiếm nước rất lớn do đó "trọng lượng riêng tổng hợp" sẽ nhỏ.
 
D

dienjluat998

ta có thể tích vật chiếm chỗ trong nước là nhỏ nhưng lại có lực đẩy ác-si-met nhỏ hơn trong lượng nên kim chìm. còn tàu tuy nạng có thể tích chiếm chỗ trong nước lớn hơn kim nhưng trọng lượng của thuyền cộng thêm trọng lượng không khí trong thuyền(thuyền rỗng) thì trọng lượng của thuyền tàu sẽ nhẹ hơn trọng lượng của chiếc kim nên tàu nổi kim chìm
 
Last edited by a moderator:
V

va2000

[vật lý 8] vận tốc

từ 2 vị trí A và B cách nhau 100km . otô thứ nhất xuất phát ở A , oto thứ 2 xuất phát ở B . biết rằng nếu 2 xe chuyển động ngược chiều thì sau 1 giờ chúng gặp nhau. còn nếu chuyển động cùng chiều thì sau 2,5 giờ chúng gặp nhau. xác định vận tốc của mỗi xe.. trả lời gấp. thank you mọi người
 
Last edited by a moderator:
A

alexandertuan


xét ngược chiều
$S_A$=$v_A$
$S_B$=$v_B$
$v_A$ + $v_B$=100
xét cùng chiều
$S_A$=2,5$v_A$
$S_B$=2,5$v_B$
2,5$v_A$-2,5$v_B$=100 (nếu khó liên tưởng hãy vẽ hình)
$v_A$=70 km/h
$v_B$=30 km/h
 
N

nhok_min.99

[Vật lí 8] Cơ học

một số bài tập vật lý lớp 8 (cơ học)

bài 1:
1 Người đi xe đạp trên 1 quãng đường với Vtb=12km/h.quãng đường thứ nhất = 1/3 quãng đường đó. V xe đạp =16km/h.tính V quãng đường còn lại

Bài 2:
hà và thu cùng khởi hành từ A -> B trên quãng đường dài 120km.hà đi xe máy với V là 140km/h.Thu đi oto và khởi hành sau Hà 30phút với V=60km/h
a) Hỏi thu phải đi mất bao nhiêu thời gian thì đuổi kịp Hà?
b) Sau khi gặp nhau hà cùng lên oto với thu thì họ đi thêm 25phút nữa thì tới B.Hỏi khi đó oto đi với V = bao nhiêu?
Mọi người giúp mình với thứ 2 phải nộp rồi


Chú ý cách đặt tiêu đề [Môn+lớp] Tiêu đề. Dùng size nhỏ hơn 5.
 
Last edited by a moderator:
T

thaonguyenkmhd

Bài 1:
Gọi độ dài quãng đường là 3a ( a > 0, km )

$\Longrightarrow s_1=a; s_2=2a$

Thời gian đi cả quãng đường là: $t=\dfrac{s}{v}=\dfrac{3a}{12}=\dfrac{a}{4} $

Thời gian đi quãng đường thứ nhất là: $t_1=\dfrac{s_1}{v_1}=\dfrac{a}{16}$

Thời gian đi quãng đường còn lại là: $t_2=t-t_1=\dfrac{a}{4}-\dfrac{a}{16}=\dfrac{3a}{16}$

Vận tốc trên quãng đường còn lại là: $v_2=\dfrac{s_2}{t_2}=\dfrac{2a}{\dfrac{3a}{16}} \approx 10,7 ( km /h )$
 
A

alexandertuan



sửa đề vận tốc xe máy hà=60 km/h
vận tốc ô tô Thu=140 km/h
a) sau 30 phút hà đi được S'=60 *0,5=30 km
lúc này Thu đuổi theo sau với v=60 km
gọi t là thời gian 2 người gặp nhau
khi gặp nhau thì Hà đi được $S_1$=30 + 60t
Thu đi được $S_2$= 140t
dĩ nhiên là khi gặp thì $S_1$ = $S_2$
t=0,375 h=22,5 phút
b)khi đó $S_1$ = $S_2$=140 *0,375=52,5 km
cách B S=120 - 52,5=67,5 km
vậy họ phải đi với vận tốc v=$\dfrac{S}{\dfrac{5}{12}}$=162 km/h
 
V

va2000

[Vật lí 8] Bài tập

1, Một vật đang chuyển động thẳng đều chịu tác dụng của hai lực F1 và F2, biết F2=30N
a,Các lực F1 và F2 có dặc điểm j? Tính độ lớn của F1
b,Giả sử tại một thời điểm nào đó lực F1 mất đi tì vật lúc này chuyển động như thế
nào?
2, Khi bỏ búa vào cán gỗ người ta lắp búa vào một đầu cán gỗ sau đó cầm búa thẳng đứng rồi gõ mạnh đầu cán gỗ còn lại xuống đất, làm như vậy búa sẽ lắp chắc vào cán gỗ .hãy giải thích nguyên tắc cách làm này?
thank nhìu:D

Chú ý: [Vật lí 8] + tên chủ đề
Nhắc nhở lần 1
Thân!
 
Last edited by a moderator:
T

tr.phuocdiem

a,Các lực F1 và F2 có cùng phương nhưng ngược chiều và F1=F2\RightarrowF1=F2=30N vì vật chuyển động đều bị tác dụng bởi hai lực cân bằng
b, Nếu lực F1 mất đi thì vật bị biến đổi chuyển động(bạn tự xét trường hợp nhé)
c,khi gõ cán búa xuống đất thì lúc chưa chạm đất cả búa và cán đều chuyển động đi xuống, khi cán búa chạm đất thì cán dừng chuyển động còn đầu búa theo quán tính tiếp tục rớt xuống, đầu búa được lắp chắc vào cán.
 
T

tuyetmai233

[Vật lí 8] các bạn làm hộ mình nha mình cần gấp trong tối nay

Bài 1: Sau khi giặt quần áo xong, trước khi phơi người ta thường giũ mạnh quần áo để nước văng bớt ra. Hãy giải thích tại sao khi giũ mạnh quần áo nước lại văng bớt ra
Bài 2: BA lực có cường độ F_1 =300N, F_2 =800N, F_3=500N cùng tác dụng vào một vật. Hỏi các lực đó có phải có phương chiều như thế nào với nhau để vật đứng yên ?
 
P

pety_ngu

cau 2
ta áp dụng lực cân bằng
như ta hiểu lực cân bằng thì cùng phương ngược chiều
--->
$F_1 & F_3$ cùng chiều nhau và ngược chiều với $F_2$
 
L

ljnhchj_5v

Câu 1: Sau khi giặt quần áo xong, trước khi phơi ta thường giũ mạnh quần áo để nước văng ra bớt vì khi giũ mạnh, quần áo chuyển động và dừng lại đột ngột, những hạt nước trên quần áo chuyển động theo nhưng do quán tính những hạt nước này không dừng lại ngay được nên văng ra khỏi quần áo.

Câu 2: như pety đã giải thích
 
A

anhuythongminh

[Vật lý 8] cơ học khó

mấy anh chị jup em bài này với
kim giờ và kim phút của một đồng hồ báo thức có độ dài lần lượt là 4,5 cm va 5cm. tính tốc độ chuyển động của đầu mỗi kim ra mm/s. để tốc độ của kim phút la 1mm/s thì độ dài của kim phải bằng bao nhiêu
 
Last edited by a moderator:
A

alexandertuan

Anh thắc mắc bài này là dành cho lớp 10 mà lớp 8 em có sao?
chu kỳ kim giờ T=43200 s
chu kỳ kim phút T'=3600 s
$\omega$=$\dfrac{2*\pi}{T}$
v=$\omega$*l (l là chiều dài) từ đó tính ra 2 v nhớ đổi cm ra mm
vế 2:
cho v=1 mm/s
có $\omega$ rồi tìm l
 
Top Bottom