Sử 11
Sau đây e xin trình bày phần thi của mình
Câu 1: Thuyết trình về Bài 1: NHẬT BẢN
[YOUTUBE]l9L2oeNnSM8[/YOUTUBE]
Câu 2: Các bạn CHỌN 1 :Vì sao cuối thế kỷ 19 Nhật Bản không trở thành thuộc địa của các cường quốc phương Tây ? Liên hệ tình hình thực tế VN và TQ lúc này
Trả lời:
-Bởi vì :Cuộc cải cách Duy Tân của Thiên hoàng Minh Trị từ giai đoạn 1866 đến 1869 đã đưa Nhật Bản từ một nước theo đường lối phong kiến chuyển sang đi lên tư bản chủ nghĩa. Chính quyền của Nhật hoàng dựa trên liên minh giữa giới quí tộc hoàng tân và giới tư sản mại bản.
Nhật bản không những cải cách về tất cả các mặt kinh tế ,chính trị ,xã hội mà còn chấp nhận lĩnh hội những tinh hoa của văn minh phương Tây, đồng thời chấp nhận mở rộng giao thương với bên ngoài, học hỏi kinh nghiệm và nhanh chóng ứng dụng vào nước mình.
Quá trình thương mại, công nghiệp phát triển cũng bắt đầu hình thành các công ty tập đoàn lớn chi phối nền kinh tế Nhật Bản và thúc đẩy sự phát triển của nó như Mitsubishi, Yasuda, Mitsu,...
Trong 30 năm cuối cùng của thế kỉ XIX, Nhật Bản ra sức tăng cường phát triển các ngành công nghiệp, công nghiệp hóa toàn quốc, đồng thời cũng bắt đầu phát triển bộ máy quân phiệt xâm lược của mình. Với chiến thắng trước Đế quốc Nga năm 1905 và với nhà Thanh- TQ năm 1895, Nhật Bản đẩy mạnh hơn nữa guồng máy chiến tranh của mình, vươn lên trở thành một nước đế quốc hùng mạnh ở Châu Á.
--Trung Quốc và Việt Nam trong giai đoạn này vẫn bị kìm kẹp bởi các triều đại phong kiến đang trong giai đoạn thoái trào- không còn hoặc suy giảm khả năng cai trị, cố chấp với các tư tưởng Nho giáo không còn hợp thời, lo sợ sự tiếp cận với những điều mới sẽ gây ảnh hưởng cho quyền lực cảu mình cùng với sự kì thị văn minh từ bên ngoài (chủ yếu là phương Tây), không chấp nhận các chính sách tiến bộ và cải cách ( VD như đề xuất của Nguyễn Trường Tộ).
Triều đình thi hành chính sách bài ngoại- bế quan tỏa cảng làm thương mại trì trệ và không phát triển, chống phá sự truyền bá tôn giáo, ít quan tâm đến dân chúng khiến nảy sinh các cuộc nổi loạn gây suy yếu quốc gia và ra tăng mâu thuẫn xã hội.
Những yếu tố trên tạo điều kiện cho các nước thực dân Phương Tây có cơ hội dễ dàng tiến hành các cuộc xâm lược, thôn tính thuộc địa.
Câu 3: Gồm 2 phần, 1 phần chung và 1 phần lựa chọn, yêu cầu các thành viên trả lời đầy đủ 2 phần
Phần Chung:
Suy nghĩ của anh chị về Tổ chức nhà nước hồi giáo (IS) đang được coi như 1 tổ chức khủng bố khác thay thế cho tổ chức al-qaeda
Trả lời:
Là một tổ chức khủng bố hồi giáo cực đoan nguy hiểm dòng Suni tách ra từ Al Queda và hiện nay còn phát triển mạnh mẽ hơn cả tổ chức mẹ. Chủ trương là thiết lập một nhà nước theo Hồi giáo tại vùng Levant Trung Đông và thiết lập luật Hồi giáo Sharria hà khắc và phản dân chủ.
Tổ chức này chống phương Tây cực đoan nhưng lại thâm nhập vào các nhà nước phương Tây, dụ khị và mua chuộc nhưng người ở đây đê tham giao vào phòng trào của họ, từ một tổ chức vài trăm người nay đã lên đến hơn 20000 người, đòi Thánh chiến và diệt trừ phương Tây.
Bên cạnh đó, tổ chức này có các hành động hà khắc, tàn bạo đối với tù binh và người dân nơi chúng chiếm đóng, điển hình là các vụ chặt đầu phóng viên phương Tây trong vài tuần vừa qua. Nếu tổ chức này lớn mạnh thêm sẽ là một thảm họa cho các không chỉ người dân Trung Đông và còn cho cả thế giới, khích động các hoạt động bạo loạn, li khai, khủng bố núp sau danh nghĩa tôn giáo .
Phần Riêng: CHỌN DUY NHẤT 1 TRONG 2 CÂU SAU ĐỂ TRẢ LỜI
- Quan hệ quốc tế có những thay đổi gì sau khi tổ chức IS xuất hiện và đang là mối nguy hiểm hàng đầu cho các nước trên thế giới ?
Trả lời:
Nói chung, hiện nay trên thế giới các quốc gia đều bức xúc và lên án đối với các hành động tàn bạo trong thời gian qua của IS. Hiện nay, các quốc gia có xu hướng xích lại gần nhau hơn đối với việc đối phó với tổ chức khủng bố này. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã phát biểu :
“Lực lượng Nhà nước Hồi giáo là một tổ chức thiện chiến và có nguồn tài chính dồi dào. Chúng không chỉ là một nhóm khủng bố, mà là nhóm vũ trang có tổ chức. Chúng xây dựng hệ tư tưởng vững chắc kết hợp với sức mạnh quân sự chiến lược và chiến thuật được bảo hộ bởi nền tài chính ổn định. Tổ chức này vượt qua tất cả những nhóm khủng bố trước đây, vì vậy chúng tôi phải chuẩn bị cho mọi thứ và luôn trong trạng thái sẵn sàng".
Tuy vậy , cho đến thời điểm này Mỹ vẫn chỉ chấp thuận việc oanh kích và đưa một số nhân viên quân sự sang đào tạo và hỗ trợ Iraq còn việc đem quân quay lại tham chiến vẫn được cân nhắc kĩ lưỡng. Mỹ cũng đã tuyên bố sẽ viện trợ vũ khí cho lực lượng đối lập tại Syria để họ có thể chiến đấu chống lại IS.
Đặc biệt là trường hợp thành lập một liên minh để chống lại "khối u thánh chiến" dĩ nhiên do Mỹ đứng đầu và bao gồm cả nhiều quốc gia Ả Rập, kể cả Iran. Nước này cũng tự nguyện đề đạt mong muốn gia nhập và Mỹ cũng đã (dù miễn cưỡng) tạm gạt bỏ những bất đồng lâu nay và đồng ý với sự có mặt của Iran.
Các nước phương tây hiện nay rơi vào tình trạng báo động khi hàng loạt tin tình báo về việc IS thâm nhập vào và bắt đầu tuyển mộ những người Châu Âu tham chiến cho chúng. NATO vô cùng quan ngại về việc này và đã đồng ý viện trợ cho các nước Trung Đông đang chịu sự tấn công của IS về mặt nhân đạo và quân sự, dẫn đầu là các nước Anh, Pháp, Đức.
Hiện nay, trong NATO, Pháp là nước đã bắt đầu "vào cuộc" với một số cuộc oanh kích. Theo bà Patricia Adam, chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và Quân lực tại Hạ viện thì nếu Iraq rơi vào bất ổn, hệ quả sẽ tác động trực tiếp đến tận nước Pháp và châu Âu :
"Can thiệp để bảo vệ an ninh cho người dân Irak nhưng cũng chính là bảo vệ an ninh của chúng ta. Nếu không chận đứng được phong trào thánh chiến tại Irak, thì sẽ xuất hiện những phong trào tương tự tại nhiều nơi khác trên thế giới. Do vậy có nhu cầu khẩn cấp phải can thiệp, can thiệp bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ các quốc gia vì nếu quốc gia bị tan vỡ thì tương lai thế giới đáng lo ngại."
Nga hiện nay tuyên bố không tham gia liên minh chống IS do Mỹ khởi xướng nhưng đồng thời tuyên bố sẽ hết sức ủng hộ các quốc gia đang chiến đấu với tổ chức này, dưới nhiều hình thức khác nhau.Hiện nay Nga đang cung cấp khí tài và quân dụng cho Iraq và viện trợ phi quân sự cho chính phủ Syria mà Nga tuyên bố là hợp pháp. Nga cũng có nhiều lý do để không tham gia vào liên minh chống IS của Mỹ như :
+ 1. Mong muốn Mỹ sa lầy tại Trung Đông sẽ không còn đủ sức can thiệp vào các vấn đề mà Nga quan tâm (như Ucraina)
+ 2. Nga không có thù oán trực tiếp với các tổ chức hồi giáo cực đoan Trung Đông nên không muốn nối gót Mỹ trở thành mục tiêu của các tổ chức này, nhất là trong trường hợp nước Nga còn quá nhiều vấn đề cần giải quyết, lựa chọn thêm kẻ thù sẽ là không khôn ngoan
+3. Nga chắc chắn không muốn nằm dưới trướng của Mỹ trong 1 liên minh và không chấp nhận những "tiêu chuẩn kép" mà nước này đưa ra
+4. Nga không tốn sức mà vẫn giữ được danh tiếng "người bảo vệ hòa bình" của mình trong khi Mỹ trở thành "kẻ thù" và " một đế quốc bất chấp luật pháp quốc tế" trong mắt nhiều người, nhất là thế giới Hồi giáo;.....
Tổ chức IS hiện nay cũng có xu hướng đe dọa một số nhà lãnh đạo cấp cao của thế giới như Giáo hoàng Phrancis hay Tổng thống Arghentina vì đã ủng hộ tiến trình hòa bình Trung Đông hay sự hòa hợp và chung sống hòa bình giữa Israel và Palestine .
Tổng 290