Địa $\color{Navy}{\fbox{★ĐỊA LÍ 6★}\bigstar\text{★Giải bài thành viên nhận điểm học tập★}\bigstar}$

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thannonggirl

Tổng lượng mưa tỉnh sóc trăng là:
25+50+75 +75+175+200+225+250+350+325+100+50=1900(mm)
 
C

cunvachip11

đối với câu 8 thì bạn trả lời hay lí luật đều được cả
các bạn cứ trả lời đi
đúng thì các bạn nhận 3 điểm học tập
 
Last edited by a moderator:
B

bacgiai

10. 1900 mm......................................................................................................................
 
M

manh550

-Sông là dòng chảy thường xuyên.tương đối ổn đỉnh trên bề mặt lục địa.
-Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng sâu trong đất liền.
 
T

trungnhanlop6.1

Nước Monaco là nước có mật độ dân số cao nhất thế giới (23.660 người /[TEX]km^2[/TEX])
Nước Greenland là nước có mật độ dân số thấp nhất thế giới (0.14 người/[TEX]km^2[/TEX])
 
C

cherrynguyen_298

Monaco là Quốc gia có mật độ dân số cao nhất thế giới: 23.660 người/km2
Greenland (Đan Mạch) là Quốc gia có mật độ dân số thấp nhất thế giới:0.026 /km2
 
M

manh550

nước Monaco có mật độ dân số cao nhất với 23.660/km2
Greenland (Đan Mạch) là Quốc gia có mật độ dân số thấp nhất thế giới:0.026 /km2
 
N

ngoisaokhuyet

trả lời 4 câu hỏi

Câu 1:Trình bày vị trí và đặc điểm của đới ôn hòa
Vị trí:
- Nằm trong khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở 2 bán cầu (giữa đới nóng và đới lạnh)
- Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở Bán cầu Bắc chỉ phần nhỏ ở bán cầu Nam
Đặc điểm:
- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh. Thời tiết có nhiều biến động thất thường do: Vị trí trung gian giữa hải dương (khối khí ẩm) và lục địa (khối khí khô lạnh) Vị trí trung gian giữa đới nóng (khối khí chí tuyến nóng khô) và đới lạnh (khối khí cực lục địa).

Câu2:Thế nào là sông. Hệ thống sông. Phụ lưu và chi lưu.Khí hậu nước ta mưa nhiều vào mùa hạ thì sông thường có lũ vào mùa nào? Nêu một số giá trị của sông.

Sông
- Là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa, được các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết ta nuôi dưỡng.

Dòng sông chính củng các phụ lưu, chi lưu tạo thành 1 hệ thống sông. Hệ thống sông bao gồm sông chính, phụ lưu, chỉ lưu.

Các sông đổ nước vào sông chính được gọi là phụ lưu.

Các sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính được gọi là chi lưu.

Khí hậu nước ta mưa nhiều vào mùa hạ thì sông thường có lũ vào mùa thu.

Lợi ích của sông là: cung cấp thủy điện, phát triển thủy lợi, phát triển du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, cung cấp phương tiện giao thông đường thủy và bù đắp phù sa.

Câu 3: Dòng biển là gì. Nguyên nhân nào sinh ra dòng biển? khí hậu nơi có dòng biển nóng hoặc lạnh đi qua có gì khác so với những nơi cùng vĩ độ.

Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
guyên nhân sinh ra các dòng biển chủ yếu là các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.
Nơi có dòng biển nóng đi qua mưa nhiều, nơi có dòng biển lạnh chảy qua mưa ít.


câu 4
thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng
- có 2 thành phần chính: Thành phần khoáng và hữu cơ
- khoáng:
+ chiếm phần lớn trog đất
+gồm các hạt có màu sắc loang lổ với kích thước to nhỏ khác nhau
- hữu cơ
+ chiếm tỉ lệ nhỏ
+ tồn tại chủ yếu ở tầng trên cùng của đất
+ tạo thành chất mún có màu xám hoặc đen
 
C

cunvachip11

Diện tích: 4.494.047 km²
Dân cư: 568,300,000
Mật độ: 126 người/km²
Số quốc gia: 11
GDP: $900 tỷ dollar (tỷ giá hối đoái), $2.8 ngàn tỷ dollar (PPP)
Ngôn ngữ: Hệ Á-Phi: tiếng Ả Rập Hệ Nam Á: tiếng Khmer, tiếng Việt, Hệ Nam đảo: tiếng Bugi, tiếng Malay…nhiều ngôn ngữ khác
1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía Nam Trung Quốc, phía Đông Ấn Độ và phía Bắc của Úc, rộng 4.494.047 km² và bao gồm 11 quốc gia: Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.Bao gồm:
- Các nước trên bán đảo Trung Ấn (lục địa, đất liền) Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam nằm ở Đông Nam Á lục địa
- Các nước trên quần đảo Mã Lai (hải đảo): các nước còn lại.
Đông Nam Á có vị trí địa lí chính trị rất quan trọng.
2. Một số đặc điểm về tự nhiên
a) Địa chất, địa hình và tài nguyên đất:
- Về cấu tạo địa chất: xứ Trung Ấn gồm một nhân cổ tiền Cambri.
- Về địa hình: đáng chú ý là các dãy núi có hướng Bắc - Nam hoặc Tây – Đông Nam, xen vào giữa các đồng bằng hoặc các thung lũng, làm cho bề mặt bị chia cắt mạnh, phân biệt thành các dãy như:
+ Dãy Aracan
+ Đồng bằng trung tâm Mianma
+ Cao nguyên San và dãy Tênatxerim
+ Đồng bằng Mê Nam.
+ Cao nguyên Corat và đồng bằng sông Mê Công
+ Miền núi Tây bắc Việt Nam và dãy Trường Sơn
+ Đồng bằng sông Hồng
- Đất chủ yếu: feralit và phù sa.
Bán đảo Trung Ấn
- Đây là một trong những quần đảo lớn nhất thế giới, nằm ở vị trí trung gian giữa lục địa Á Âu với lục địa O6xtraylia và giữa Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Toàn bộ quần đảo có hơn một đảo lớn nhỏ.
- Về cấu tạo địa chất: được hình thành trong thời kỳ tạo sơn núi Anpo – Himalaya, ngày nay được nâng lên hình thành các đảo núi. Đặc biệt ở đây vẫn còn hoạt động của núi lửa.
- Ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa. Núi không cao lắm, độ cao thướng dưới 3000m.
Đất chủ yếu là đất feralit và đất phù sa ở các đồng bằng ven biển.


Quần đảo Mã Lai
b. Khí hậu
- Về khí hậu: bán đảo trung Ấn nằm trong đới khí hậu gió mùa xích đạo. Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông tướng đối khô và nóng. Do ảnh hưởng của địa hình lượng mưa phân bố không đều nên cảnh quan phân hóa nhiều kiểu: rừng nhiệt đới ẩm, rừng gió mùa, rừng xavan và xavan cây bụi.
c. Sông ngòi
- Mạng lưới sông: rất phát triển, phần lớn chảy theo hướng Bắc Nam. Các sông lớn như: Iraoadi, Xaluen, Mê Nam, Mê Công, sông Hồng.

d. khoáng sản
- Đông Nam Á lục điạ: Nguồn khoáng sản chủ yếu là quặng kim loại: quặng sắt, quặng thiết và than đá.
- Đông Nam Á biển đảo: đây là nơi tập trung trữ lượng khoáng sản tương đối lớn.


3. Một số đặc điểm về dân cư – xã hội
a) Dân cư

Dân số 568.300.000 người, mật độ 126 người/km2 dân số trẻ nguồn lao động lớn nhưng thiếu lao động trình độ cao.
Dân cư phân bố không đều, phần lớn tập trung ở đồng bằng hạ lưu các sông, các thành phố, và vùng ven biển. Dân số Đông Nam Á chủ yếu là người Hoa do đó tiếng Trung được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp và đời sống hằng ngày ở một số nước. Đông Nam Á là khu vực có nền văn hóa lâu đời, cội nguồn là nền văn minh lúa nước, tạo cho dân cư ĐNA có nhiều phong tục tập quán, cách tổ chức sản xuất, kết cấu xã hội rất gần nhau
b. Xã hội
- Có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia.
- Nơi giao thoa nhiều nền văn hóa lớn: Trung, Ấn, Âu, Mĩ, Nhật
- Văn hoá, tôn giáo đa dạng
- Phong tục tập quán có nhiều nét tương đồng

4. Ảnh hưởng các yếu tố về tự nhiên và xã hội đến các quốc gia ở Đông Nam Á hiện nay:
Ảnh hưởng các yếu tố về tự nhiên:
* Địa hình:
- Trên bán đảo Trung Ấn: địa hình chia cắt mạnh, chủ yếu là đồi núi, đồng bằng châu thổ và ven biển => sự phân hóa đa dạng về khí hậu, sinh vật.
Đất chủ yếu: feralit và phù sa => phù hợp cho canh tác nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước.
- Trên các quần đảo: ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa. Núi không cao lắm, độ cao thướng dưới 3000m.
Đất chủ yếu là đất feralit và đất phù sa ở các đồng bằng ven biển => phù hợp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên cũng mang lại khó khăn do diện tích đất canh tác ít.

=> Nhìn chung địa hình và đất của khu vực Đông Nam Á thuận lợi cho phát triển trồng lúa nước và các cây công nghiệp nhiệt đới

* Khí hậu:
- Đông Nam Á lục điạ: Chủ yếu là khí hậu nhiệt đới gió mùa, một phần ít ở phía nam mang khí hậu cận xích đạo, một phần ít phía bắc mang khí hậu lục địa => góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học, thích hợp cho trồng trọt, chăn nuôi.
- Đông Nam Á biển đảo: nằm trong hai đới khí hậu: nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo. => Tạo nên sự đa dạng về sinh vật, phù hợp với canh tác nông nghiệp.
* Sông ngòi:
- Đông Nam Á lục điạ: Mạng lưới sông ngòi tương đối dày và nhiều sông lớn => cung cấp nước cho tưới tiêu trong nông nghiệp, giao thông đường thủy, xây dựng thủy điện.
- Đông Nam Á biển đảo: Sông ngòi thưa thớt, chủ yếu là sông ngắn => tận dụng độ dốc làm thủy điện.

* Khoáng sản:
- Thuận lợi: phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới; phát triển thương mại, hàng hải; công nghiệp khai khoáng phát triển.
- Khó khăn: Là khu vực chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, sóng thần.
Bán đảo Trung Ấn có nguồn tài nguyên phong phú, đất phù sa và feralit, mạng lưới sông ngòi dày đặc là đều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp nhiệt đới vững chắc. Trong rừng có nhiều gỗ quí có giá trị xuất khẩu xây dựng. Nguồn khoán sản phong phú, quan trọng nhất là: dầu mỏ, thiếc, sắt, than đá, vàng…
b. Ảnh hưởng các yếu tố xã hội:
Do có nhiều thành phần dân tộc nhiều ngôn ngữ khác nhau tạo nên nét văn hóa dân tộc riêng, độc đáo. Hơn nữa, đây là nơi hội tụ nhiều nền văn hóa lớn tạo điều kiện cho việc giao lưu học hỏi và có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế xã hội.
4.Tình hình phát triển kinh tế
1) Nông nghiệp:
- Là ngành chủ yếu của nhiều quốc gia, phát triển cao theo hướng nông nghiệp công nghiệp hóa như Thái Lan, Malayxia. Một số nước xuất khẩu lương thực như: Thái Lan, Việt Nam. Tổng sản lượng lương thực toàn khu vực là 185,66 triệu tấn ( 2004)
- ĐNA là khu vực sản xuất cao su, dầu cọ, cùi dừa chủ yếu của thế giới. Ngoài ra còn có cà phê, ca cao, hồ tiêu, mía, và các loại hoa quả nhiệt đới.
- Chăn nuôi chủ yếu là trâu bò: 62 triệu co, lợn: 60 triệu con, gia cầm: 1680 triệu con.

2. Công nghiệp:
- ĐNA kém phát triển, vị trí nhỏ bé trong nền công nghiệp thế giới, chủ yếu là khai thác và chế biến sơ bộ khoáng sản và nông sản, công nghiệp nhẹ.
- Công nghiệp khai khoáng: dầu mỏ như: Indonexia, malyxia, Philipin, Việt Nam, Brunay với trữ lượng cao. Ngoài ra còn có khai thác than đá ở Indo, VN, Philippin. Khoáng sản kim loại như: thiếc, đồng ớ Malay, Indo, TL, Philippin.
- Công nghiệp chế biến gồm các ngành luyện kim đen, màu, chế tạo máy, chế biến sản phẩm nông nghiệp: xay xát, dầu cọ, dầu dứa, các ngành công nghiệp nhẹ.
- Các ngành công nghiệp hiện đại: lọc dầu, hóa dầu, điện tử, sản xuất oto, công nghệ thông tin tập trung ở: Xingapo, TL, maly, Indo, Philip.

3) Dịch vụ:
a. Giao thông vận tải:
- Cơ sở hạ tầng từng bước hiện đại hóa: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc…
- Thiết lập một hệ thống giao thông đồng bộ, phối hợp hệ thống giao thông vận tải quốc tế.
- Ngành hàng hải tiếp tục phát triển (trừ Singapo)
- Một số hải cảng lớn: Hải Phòng, Sài Gòn…(Việt Nam), Băng cốc ( Thái Lan), …
- Vận tải đường hàng không được tăng cường. Trong đó, Thái Lan là nước phát triển nhất.
b. Ngoại thương:
Có vị trí quan trọng trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á. Chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông phẩm nhiệt đới, nguyên liệu khoáng sản, dầu mỏ, một số mặt hàng tiêu dùng.
Nhập khẩu chủ yếu là sản phẩm công nghiệp: thiết bị điện, hàng điện tử, ô tô, máy bay…Malay và Xingapo là nước có giá trị nhập khẩu cao trong khu vực.
Bạn hàng chủ yếu hiện nay là Nhật Bản, Hoa Kì, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ…
Trong những năm gần đậy, Việt Nam cũng đẩy mạnh trao đổi thương mại với các nước trong khu vực.
c. Du lịch:
Trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vị trí quan trọng trong nền kinh tế và thu nhập của nhiều nước Đông Nam Á.
Các nước trong khu vực có ngành du lịch phát triển, lượng du khách quốc tế đông, có doanh thu từ du lịch cao là Thái Lan, Xingapo,Malay,Inđô.

Cơ cấu các nghành kinh tế ở một số nước Đông Nam Á
5.Phương hướng phát triển Đông Nam Á trong tương lai:
1) ASEAN bước vào giai đoạn phát triển mới:
Bước sang thế kỷ 21, tình hình khu vực và thế giới đang chứng kiến những thay đổi to lớn và nhanh chóng, mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng kèm theo không ít thách thức đối với mọi quốc gia. Để kịp thích ứng với tình hình mới, trên cơ sở những thành quả đã đạt được trong hơn 4 thập kỷ qua, ASEAN một lần nữa lại tự điều chỉnh và đổi mới. Hướng đi cho tương lai của Hiệp hội đã được các nước thành viên nhất trí xác định rõ ràng, đó là phải đẩy nhanh liên kết nội khối, hướng tới mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN.
Cụ thể là:
ASEAN cũng đang đẩy mạnh liên kết kinh tế với nhiều đối tác bên ngoài và tích cực triển khai KHHD xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC) nhằm tạo dựng một cộng đồng "đùm bọc và chia sẻ lẫn nhau"…
ASEAN đang cố gắng phấn đấu cùng một lúc đạt hai mục tiêu: vừa duy trì nhịp độ tăng trưởng cao về kinh tế, vừa gìn giữ bầu không khí hữu nghị, ổn định trong khu vực.
ASEAN luôn cố gắng không để cho những sức ép từ bên ngoài chi phối các hành động chung của tổ chức
Phương hướng phát triển Đông Nam Á trong tương lai:
2) Kinh tế hội nhập theo kiểu mẫu châu Âu là bước tiến tiếp của Đông Nam Á; Hiện tượng thay đổi khí hậu và phát triển kinh tế, chính trị hồi giáo, quản lý, phát triển cơ sở hạ tầng và khả năng cạnh tranh của khu vực Đông Nam Á.
 
Last edited by a moderator:
M

manh550

220px-Everest_kalapatthar_crop.jpg

đây là đâu? nêu khái quát về địa danh trên



đến 9.15 sáng nay
 
Last edited by a moderator:
C

cunvachip11

đỉnh Everest
Đỉnh Everest (tên khác: đỉnh Chomolungma) là đỉnh núi cao nhất trên Trái Đất khi so với mực nước biển, tính đến thời điểm hiện tại là 8.848 mét,[3] nhưng nó vẫn cao lên khoảng 2,5 xentimét hàng năm.[4] Đường lên đỉnh Everest là biên giới giữa Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc).
 
C

chaobanhao

Dãy núi Himalaya (Hán-Việt: Hy Mã Lạp Sơn) là một dãy núi ở châu Á, phân chia tiểu lục địa Ấn Độ khỏi cao nguyên Tây Tạng. Mở rộng ra, đó cũng là tên của một hệ thống núi hùng vĩ bao gồm cả Himalaya theo đúng nghĩa của từ này, Karakoram, Hindu Kush và các dãy núi nhỏ khác trải dài từ Pamir Knot. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Sanskrit himālaya, một tatpurusa từ kép mang ý nghĩa "nơi ở của tuyết" (từ chữ hima "tuyết", và ālaya "nơi ở"; xem thêm Himavat).

Tất cả cùng với nhau, hệ thống núi Himalaya là dãy núi cao nhất hành tinh và là nơi của 14 đỉnh núi cao nhất thế giới: các đỉnh cao trên 8.000 m, bao gồm cả đỉnh Everest. Để thấy được kích thước khổng lồ của những dãy núi trong dãy Himalaya, hãy so với Aconcagua, trong dãy Andes, với độ cao 6.962 m, là đỉnh cao nhất bên ngoài Himalaya, trong khi hệ thống núi Himalaya có trên 100 núi khác nhau vượt quá 7.200 m.

Dãy Himalaya trải khắp 7 quốc gia: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Myanma và Afghanistan. Nó cũng là nơi khởi nguồn của 3 hệ thống sông lớn trên thế giới, đó là lưu vực các sông như sông Ấn, sông Hằng-Brahmaputra và sông Dương Tử. Khoảng 750 triệu người sống trên lưu vực của các con sông bắt nguồn từ dãy Himalaya, tính luôn cả Bangladesh.

hình như sai rồi
 
M

manh550

cunvachip đúng còn chaobanhao sai đỉnh everest mà
khi tớ ra đề các bạn phải cảm ơn chứ để còn ra tiếp
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom