Trong top này chỉ dành riêng cho những ai đã và đang tập làm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ( thơ 7 chử 4 câu ) mà thôi ,không dành cho thể thơ khác !
Cách làm thơ thất ngôn tứ tuyệt ( thơ 7 chử 4 câu )
Dưới đây hướng dẫn vài cách cơ bản làm thơ thất ngôn tứ tuyệt để tham khảo .
CÁCH GIEO VẦN :
I. Vần trong thơ
Vần bằng : là những chữ không có dấu hoặc mang dấu bằng
Vần trắc: là những chữ mang dấu sắc, hỏi, ngã, nặng
Đã làm thơ là phải gieo vần, không có vần thì dù hay đến mấy cũng không thể gọi là thơ được . Những chữ có cách viết và cách phát âm tương tự nhau thì gọi là vần . Ví dụ như : hoa-hòa , mây-bầy , hương-thường , đời - người v.v.v.
II. Cách gieo vần trong thơ bẩy chữ
1. Cách thứ nhất :Trong khổ thơ gồm 4 câu, gieo vần ở cuối câu 1,2, 4
Ví dụ :
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước, lạnh trời ơi
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người
Chú ý : theo cách gieo vần này, chữ cuối câu 1,2,4 là vần bằng và chữ cuối câu 3 là vần trắc .
2. Cách thứ hai : Gieo vần ôm - Chữ cuối câu 1 vần với câu 4, chữ cuối câu 2 vần với cuối câu 3
Ví dụ :
Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi
Qua những sân cung rộng hải hồ
Có phải A Phòng hay Cô Tô ?
Lá liễu dài như một nét mi
3. Cách thứ ba : Gieo vần chéo
Chữ cuối câu 1 vần với cuối câu 3, hoặc chữ cuối câu 2 vần với cuối câu 4
Ví dụ :
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
Chú ý : để câu thơ được nhịp nhàng, ở chữ 2,4,6 của câu thơ, nên gieo vần bằng, trắc, bằng hoặc trắc, bằng, trắc
Ví dụ
bốn bề ánh nhạc biển pha lê B-T-B
sương bạc làm thinh khuya nín thở T-B-T
Cách gieo vần trong một khổ thơ
Sau khi đã gieo vần bằng trắc nhịp nhàng ở mỗi câu thơ, bạn cần chú ý đến kết hợp vần của 4 câu thơ trong cả khổ thơ .
1.Cách thứ nhất :
Gieo vần bằng, trắc ở các chữ 2,4,6 của mỗi câu
Câu 1 :B-T-B
Câu 2 :T-B-T
Câu 3: T-B-T
Câu 4 : B-T-B
Ví dụ :
Bốn bề ánh nhạc biển pha lê B-T-B
Chiếc đảo hồn tôi rộn bốn bề T-B-T
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở T-B-T
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê B-T-B
2. Cách thứ hai :
Gieo vần bằng, trắc ở các chữ 2,4,6 của mỗi câu
Câu 1 :T-B-T
Câu 2 :B-T-B
Câu 3: B-T-B
Câu 4 : T-B-T
Ví dụ :
phơ phất ngoài hiên, dáng liễu hoa T-B-T
sương sa man mác gió xuân tà B-T-B
cảnh khuya gợi nỗi niềm xa xứ B-T-B
ánh nguyệt soi lầu chỉ bóng ta T-B-T
Mong tất cả các bạn tham gia tập làm thơ và chao đổi chia sẽ kinh nghiệm của mỗi người nhằm mục đích học hỏi và vui là chính .
Nào mời các bạn !