$\color{Magenta}{\fbox{Ngữ Văn 6}\bigstar\text{Ôn Thi Học Kì I }\bigstar}$

Status
Không mở trả lời sau này.
N

ngocsangnam12

Đề: Giải nghĩa một số câu thành ngữ : (2 điểm)
- Ruột để ngoài da là : Ý là tả tính người thật thà, bộp chộp, không giấu giếm ai điều gì, cũng không giận ai lâu.
- Bán Tín Bán Nghi: Chưa tin hẳn, vẫn còn hoài nghi có thể nói là "nửa tin nửa ngờ"



nhanbuithanh : Ruột để ngoài da có sự sao chép 100%
Bán Tín Bán Nghi có một chút sao chép 50%
=> +0,5 điểm



Aizz em tự làm àm híc híc ai bỉu chị cho cái câu gì mà dễ câu này quanh quanh thì c~ là 1 đáp án thôi mà huhu


nhanbuithanh : có thật là e tự làm không? mấy cái câu này giống in đúng mấy
câu ở trên mạng đây :w


Không tin c~ dc chị à miễn sao em tự nghĩ ra em hèm nhưn kiểu gì câu này c~ cso 2 điểm ahahahahahahaha


Stop!!! K thì e có thể làm lại và nhận 1 điểm thay 0,5 điểm cx đc!

Thôi chị ơi thôi khỏi không cần nữa chứ không người ta bàn tán đó em không muốn cả lại chị chữa bài rồi thôi nhé chị ra bài mới đi
 
Last edited by a moderator:
D

dung03022003

bài làm của em nè

- Nghĩa của từ ''Ruột để ngoài da'' : Câu thành ngữ chỉ người vô tâm vô tính, bộp chộp, không giấu ai điều gì.
- Nghĩa của từ ''Bán tín bán nghi'' : Nghĩa là nửa tin nửa ngờ


Có sự sao chép 100%
 
Last edited by a moderator:
D

dung03022003

em nói thêm

bài của e là sao chép,chắc chẳng dk cái gì@@:khi (4)::khi (4)::khi (4)::khi (4):


Đã vậy mình tự làm đi! Lỡ thi học kì họ ra thế mình đi sao chép bạn hả?
Hay chạy về nhà mở máy :))
 
Last edited by a moderator:
N

nhanbuithanh

Đã qua hơn mấy chục phút mà không thấy bạn nào trả lời nên ra đáp án nha!
- Ruột Để Ngoài Da : chỉ tính con người thật thà , bộp chộp luôn luôn nói thật không bao giờ dối trá.
- Bán Tín Bán Nghi : Chưa tin mà vẫn đang do dự hay còn được nói là vẫn hoài nghi được nói cách khác dễ hiểu hơn là ''nửa ngờ nửa tin''
 
D

dung03022003

-Trả lời lại:
+Ruột để ngoài ra có nghĩ là một người có tính không cẩn thận, nói đằng trước,quên đằng sau
+Bán tín bán nghi khi nghe người khác nói chỉ tin có 1 nửa


+1 điểm
đây là phần thưởng mình tự làm lại k sao chép nhé!
 
Last edited by a moderator:
N

nhanbuithanh

Tiếp theo với chủ đề :
- Ác giả ác báo (1,5 đ) :
- Việc nhà thì nhác , việc chú bác thì siêng(1 đ) :
- Ăn lông ở lỗ (1,5 đ) :
 
N

ngocsangnam12

Tiếp theo với chủ đề :
- Ác giả ác báo (1,5 đ) : Ở ác sẽ bị quả báo / sẽ bị trừng phạt.
- Việc nhà thì nhác , việc chú bác thì siêng(1 đ) : Ít lo cho gia đình ( c~ có thể nói là nhác) còn việc gia đình người ta thì không mời c~ đến( có thể nói việc chú bác thì siêng và có thể nói là người đó chỉ giữ cái thể diện
- Ăn lông ở lỗ: ăn các động vật sống, ở trong các nơi bẩn thỉu/hoang dã. Sống trần truồng...



Câu 3 em làm hơi lộn xộn nói không rõ nhưng không bày
tỏ giải thích được.
+3,5 điểm
 
Last edited by a moderator:
L

luongpham2000

Hức, lúc chiều e không onl tiếc vaì câu :((

Ác giả ác báo:
Giải thích rõ ràng: giả: người (hay kẻ) - Ác giả: kẻ ác hay kẻ làm điều ác

Ác báo: quả báo
Xét nghĩa: Kẻ nào làm việc ác trước sau kiểu gì cũng bị quả báo

Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng:Ít lo cho gđ: Việc trong nhà thì không làm còn việc người khác (chú, bác) thì tích cực


Ăn lông ở lỗ: Câu này chỉ thời nguyên thủy, trần truồng, lõa thể.. sống bẩn thỉu, ăn sống..



+4 điểm
 
Last edited by a moderator:
D

dung03022003

-ác giả ac báo nghĩa là:một người làm nhiều chuyện xấu kiểu gì cũng sẽ bị trừng phạt
-việc nhà thì nhác,việc chú bác thì siêng nghĩa là việc nhà thì ko chịu làm,hay làm chuyện lung tung,toàn chỉ chơi vs người khác,không lo toan đến vk nhà
-ăn lông ở lỗ có nghĩa là ăn theo người nguyên thủy,ăn trong thời kì còn lạc hậu


Chú ý : Không được ghi tắt nhé em!
Câu 2 em cũng giống ngocsangnam12 trình bày
không rõ , không bày tỏ giải thích được nhưng em cũng giải thích đc
+3,5 điểm
 
Last edited by a moderator:
V

vietanhluu0109

Ác giả ác báo: làm một việc ác ắt sẽ gặp ác
Việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng: chỉ biết quan tâm, chú ý đến việc người khác, không để
ý đến việc nhà mình
Ăn lông ở lỗ: dùng để chỉ một giai đoạn trong lịch sử loài người. Thời ” ăn lông ở lỗ” là thời kỳ nguyên thủy, sơ khai của loài người. Nói lên cuộc sống hằng ngày của người nguyên thủy.


Ăn lông ở lỗ : Có sự sao chép 95%
Câu cuối nói lên .... nguyên thủy em tự làm .
Câu cuối vẫn chưa chứng tỏ được điều gì .
+3 điểm
 
Last edited by a moderator:
P

phuongngan501

Tiếp theo với chủ đề :
- Ác giả ác báo (1,5 đ) :
- Việc nhà thì nhác , việc chú bác thì siêng(1 đ) :
- Ăn lông ở lỗ (1,5 đ) :

Bài làm:
-Ác giả ác báo:nói lên rằng những người làm điều ác sẽ bị trừng trị thích đáng
-Việc nhà thì nhác,việc chú bác thì siêng:chỉ những người ko quan tâm tới việc của mình mà cứ để ý tới việc của người khác
-Ăn lông ở lỗ:nói lên cuộc sống của người nguyên thuỷ(thời còn lạc hậu)


+ 1 điểm. Có tình thần tốt!
Em giải thích rõ nhưng em đăng bài muộn chỉ nhận được điểm
nhưng cũng vui lên nhé! :)
 
Last edited by a moderator:
T

trieupy123

Trả lời hết rồi còn đâu mà trả lời cơ chứ .


Như vậy : Có nghĩa em không có tinh thần làm tiếp nha!
Em đọc lại giùm chị cái đầu chị đưa ra ý!
 
Last edited by a moderator:
D

dung03022003

chán vãi lun!

chị bùinhưthanh mãi ko onl để ra đề nhỉ
@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)


chị có pải tên bùi như thanh âu???
 
Last edited by a moderator:
N

nhanbuithanh

Ngày 8/12/2014. Trắc nghiệm :

Câu 1: Đọc kĩ đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi cho bên dưới (3 đ)

“Cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.”

a, Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại truyện nào? Nêu khái niệm thể loại của truyện đó?

b, Xác định các cụm danh từ trong câu “ Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.”

Câu 2 : Từ gạch chân trong câu văn sau bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu và bổ sung ý nghĩa gì? (1 đ)

“ Đến đấy, một mình một ngựa , tráng sĩ lên đỉnh núi , cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.”
 
N

ngocsangnam12

Câu 1: Câu 1: Đọc kĩ đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi cho bên dưới (3 đ)

“Cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.”

a, Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại truyện nào? Nêu khái niệm thể loại của truyện đó?

b, Xác định các cụm danh từ trong câu “ Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.”

Trả lời
a, Đoạn văn trên nằm trong văn bản Thạch Sanh. Hay là nằm trong truyện Thạch Sanh. Văn bản thuộc thể loại truyện cổ tích. (P/s: khái niệm à cái này dễ òm em nhớ hết các khái niệm truyện dân gian òi )
Khái niệm truyện cổ tích là : Truyện cổ tích là loại truyện giân gian kể về cuộc đời của 1 số nhân vật quen thuộc như :
(*)Nhân vật bất hạnh.
(*)Nhân vật là dũng sỹ, có nhiều phép lạ.
(*)Nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch.
(*)Nhân vật là động vật.
Truyện thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
b, các cụm danh từ đó là(huhu em d-ốt cái này lắm chắc sai òi nhưng may ghê câu này như em c~ làm dc òi) : túp lều cũ, cả gia tài, một lưỡi búa của cha để lại.

Câu 2 : Từ gạch chân trong câu văn sau bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu và bổ sung ý nghĩa gì? (1 đ)

“ Đến đấy, một(1) mình một(2) ngựa , tráng sĩ lên đỉnh núi , cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.”

Trả lời:
- Từ gạch chân bổ sung cho danh từ "một(1)" là : mình
- Từ gạch chân bổ sung cho danh từ "một(2)" là : ngựa :
(*)Bổ sung ý nghĩa về số lượng .




+4 điểm
 
Last edited by a moderator:
N

nhanbuithanh

Chữa bài: Ngày 8/12/2014 .

Các em có thể dựa vào bài bạn ngocsangnam12 mà làm nhé!
Bạn ấy làm rất đúng và rất hoàn chỉnh .
- Như vậy hôm nay không cần chữa bài , các em có thể dựa theo bài bạn mà làm!
- Em nào làm thì càng tốt nhé! :)
 
N

nhanbuithanh

Tối nay chúng ta sẽ cùng ôn về các câu thành ngữ , tục ngữ nhé!

Đề: Nêu ý nghĩa của một số câu thành ngữ . Qua từng các câu thành ngữ đó em rút ra được bài học gì?
- Anh em cột chèo (1 đ)
- Ăn cháo đá bát (0,5 đ)
- Ăn tục nói phét (1 đ)
- Há miệng chờ sung (1 đ)
- Đầu đường xó chợ (0,5 đ)





(Các em làm 5 câu thành ngữ đó nhé! Mai chị sẽ chấm , buổi tối chị mắc đi học nên không
vào máy được nên tạm ra thế này thôi! Bài cũng dễ . Cố gắng nhé! :D )
 
L

linhphuong1415

trả lời

Tối nay chúng ta sẽ cùng ôn về các câu thành ngữ , tục ngữ nhé!

Đề: Nêu ý nghĩa của một số câu thành ngữ . Qua từng các câu thành ngữ đó em rút ra được bài học gì?
- Anh em cột chèo (1 đ)
- Ăn cháo đá bát (0,5 đ)
- Ăn tục nói phét (1 đ)
- Há miệng chờ sung (1 đ)
- Đầu đường xó chợ (0,5 đ)


Anh em cột chèo:?
Ăn cháo đá bát : có thứ này lại đòi thứ khác
Ăn tục nói phét : nói năng không tốt,bậy bạ
Há miệng chờ sung : không chịu làm việc mà chỉ biết ăn
Đầu đường xó chợ : không có nơi để: sống


:-SS:-SS


Hình như em không hiểu bài thì phải~
+1 điểm
 
Last edited by a moderator:
N

ngocsangnam12

Đề: Nêu ý nghĩa của một số câu thành ngữ . Qua từng các câu thành ngữ đó em rút ra được bài học gì?
- Anh em cột chèo (1 đ)
- Ăn cháo đá bát (0,5 đ)
- Ăn tục nói phét (1 đ)
- Há miệng chờ sung (1 đ)
- Đầu đường xó chợ (0,5 đ)
Trả lời:
- Anh em cột chèo: (Câu này gì mà khó thế huhu, nhưng 100% em tự làm đó nha )
+ Anh em là: có mối quan hệ anh và em với nhau (có thể là anh rể,anh trai nói).
+ Cột chèo là: khi cột chèo chỉ riêng cột chèo lại phải lỏng lẻo, xộc xệch(coi như không hoàn thiện ấy) thì mới có tác dụng.
(*)Chắc đây là anh em rể : anh em có mối qua hệ không sâu đậm .

- Ăn cháo đá bát: (100% tự làm nói cho chắc ) Cháo đã cho ta ăn no (gọi là "ân nhân" nha) thế mà khi ăn xong không biết biết "đền ơn" vì nhờ nó mà không chết đói ngược lại "phụ ơn"hay là "phản bội"
(*)Vậy câu này có ý là phê phán người người vô ơn bội nghĩa/hay là vong ơn bội nghĩa.

- Ăn tục nói phét : (100% tự làm)
+Ăn tục chắc là: nói những cái bậy bạ không tốt gọi là "nói thô tục" nhỉ .
+Nói phét chắc là: nói những cái không có nói không đúng sự thật cũng gọi được là" ba hoa".
(*) Chắc câu muốn nói đến những người nói bậy/thô tục và không đúng sự thật/ba hoa.

- Há miệng chờ sung: (100% tự làm)
(*) Nói đến những kẻ lười biếng mà cứ trực mà ăn sẵn.(Không có thể phân tích được câu này trả lời luôn cho nhanh mà đủ ý là dc. )

- Đầu đường xó chợ: (100% tự làm)

(*) Nói đến những con người "mồ côi" lang thang hết đầu đường đến những xó/hẻm của chợ có thể nói là con người vô gia cư.




Làm gì mà giải dòng thế em?
Tóm tắt lại là được chứ làm như thế chị đọc hoa cả mắt luôn nè :v
+4 điểm
 
Last edited by a moderator:
L

luongpham2000

- Anh em cột chèo: dùng chỉ mối quan hệ giữa những người đàn ông lấy những đứa con gái trong cùng một gia đình. Nhưng đôi lúc mối quan hệ này không vững vàng, có khi còn bị chia rẽ nữa là khác..

- Ăn cháo đá bát: có nghĩa gần giống như là "lấy oán báo ơn".. Ăn cháo: nhận sự giúp đỡ của người khác; đá bát: không những không trả ơn mà còn gây họa cho người giúp mình.

- Ăn tục nói phét: Câu này dùng chỉ những người nói khoác.. Suốt ngày, suốt đời cứ chỉ biết khoác lác, "bốc phét", dù không hiểu biết rộng nhiều nhưng cứ nói như mình là người biết rộng hiểu cao, nhưng mỗi chuyện đều nói thô tục, thiếu văn hóa..

- Há miệng chờ sung: Chỉ những người có tính lười biếng, lười làm việc, chỉ biết ngồi "ì ra" chờ người khác làm, mình hưởng thụ.

- Đầu đường xó chợ: Chỉ những người lang thang, tung tăng khắp mọi nơi. Thường chỉ những đứa trẻ mồ côi, có hoàn cảnh.. nhưng đôi lúc cũng chỉ những đứa trẻ nghịch ngợm chơi lung tung..

Em tự nghĩ 100% cho chị kiểm tra thoải mái ;)



+4 điểm
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom