Sử $\color{GREEN}{\fbox{Sử 9}\bigstar\text{Hệ thống kiến thức sử 9 }\bigstar} $

T

tuananh1203

"Trật tự hai cực I-an-ta" bị sụp đổ là do?
A. Xô - Mĩ mất dần vai trò của mình đối với các nước
B. Nhật Bản đã vượt xa Xô - Mĩ về khoa học kĩ thuật
C. Xô - Mĩ quá chán ngán trong chạy đua vũ trang
D. Các nước Tây Âu đã vượt xa Xô - Mĩ về khoa học kĩ thuật
Chắc là A
 
T

tuananh1203

Việc Mĩ phát động chiến tranh lạnh đã chứng tỏ điều gì sau đây?
A. Liên Xô chính thức trở thành kẻ thù mà Mĩ cần loại bỏ.
B. Sức mạnh tối tân của Mĩ về vũ khí hạt nhân và vũ khí nguyên tử trên thế giới.
C. Mĩ chuẩn bị gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới.
D. Mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô đã chính thức tan rã
Chắc là A
 
T

tuananh1203

Liên minh quân sự nào sau đây không phải do Mĩ lập nên?
A. Cả (1), (2), (3) đều đúng
B. Khối SEATO (3)
C. Khối VACSAVA (2)
D. Khối NATO (1)
A đúng không
 
T

tuananh1203

Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, điểm chung của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là
A. đều trở thành sân sau của Mĩ.
B. đều trở thành những nước công nghiệp mới.
C. đều phải tiến hành kháng chiến chống Mĩ xâm lược.
D. đều tiến hành kháng chiến chống Pháp.
C nhé
 
T

tuananh1203

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai dẫn đến sự ra đời của các giai cấp mới nào?
A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản
B. Tư sản, công nhân, tiểu tư sản
C. Trí thức, công nhân, tư sản mại bản
D. Tư sản dân tộc, tiểu tư sản, thương nhân
C nhé
 
T

tuananh1203

Mỏ than mà thực dân Pháp tập trung khai thác ở Việt Nam trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai nằm chủ yếu ở đâu?
A. Vùng Đông Nam Bộ.
B. Vùng Đông bắc.
C. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Vùng Tây bắc.
hinh như là B
 
T

tuananh1203

Nhận định đúng nhất về tình hình thương nghiệp ở Việt Nam và Đông Dương trong những năm diễn ra chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai là
A. phát triển chậm hơn so với thời kì trước chiến tranh.
B. phát triển hơn so với thời kì trước chiến tranh.
C. phát triển nhanh và mạnh mẽ chưa từng thấy.
D. không có sự thay đổi so với thời kì trước chiến tranh.
Theo mình là a
 
W

woonopro


"Trật tự hai cực I-an-ta" bị sụp đổ là do?
A. Xô - Mĩ mất dần vai trò của mình đối với các nước
B. Nhật Bản đã vượt xa Xô - Mĩ về khoa học kĩ thuật
C. Xô - Mĩ quá chán ngán trong chạy đua vũ trang
D. Các nước Tây Âu đã vượt xa Xô - Mĩ về khoa học kĩ thuật
 
W

woonopro

Tại Mê-hi-cô, Phi-đen Cát-xtơ-rô đã thành lập tổ chức cách mạng mang tên là

A. Phong trào phục quốc.
B. Phong trào chống chế độ độc tài.
C. Nhóm những người Cu-ba yêu nước.
D. Phong trào 26 - 7.
 
W

woonopro

Việc Mĩ phát động chiến tranh lạnh đã chứng tỏ điều gì sau đây?
A. Liên Xô chính thức trở thành kẻ thù mà Mĩ cần loại bỏ.
B. Sức mạnh tối tân của Mĩ về vũ khí hạt nhân và vũ khí nguyên tử trên thế giới.
C. Mĩ chuẩn bị gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới.
D. Mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô đã chính thức tan rã.
 
W

woonopro


Liên minh quân sự nào sau đây không phải do Mĩ lập nên?
A. Cả (1), (2), (3) đều đúng
B. Khối SEATO (3)
C. Khối VACSAVA (2)
D. Khối NATO (1)
300px-Logo_The_Warsaw_Pact.jpg
Khối Warszawa (phiên âm tiếng Việt: khối Vác-sa-va) là một hiệp ước quân sự được ký kết tại Warszawa (Ba Lan) vào năm 1955 giữa tám nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa ở Trung và Đông Âu, gồm Liên Xô, Albania (rút ra năm 1968), Ba Lan, Bulgaria, Đông Đức, Hungary, România và Tiệp Khắc. Liên minh quân sự này do Liên Xô thành lập và chỉ huy nhằm chống lại khối quân sự NATO, do Mỹ đứng đầu, trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh. Trụ sở của khối đặt tại thủ đô Warszawa của Ba Lan.
 
W

woonopro

Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, điểm chung của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là
A. đều trở thành sân sau của Mĩ.
B. đều trở thành những nước công nghiệp mới.
C. đều phải tiến hành kháng chiến chống Mĩ xâm lược.
D. đều tiến hành kháng chiến chống Pháp.
 
W

woonopro


Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai dẫn đến sự ra đời của các giai cấp mới nào?
A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản
B. Tư sản, công nhân, tiểu tư sản
C. Trí thức, công nhân, tư sản mại bản
D. Tư sản dân tộc, tiểu tư sản, thương nhân
 
W

woonopro

Sự kiện nào sau đây trở thành nguyên nhân căn bản nhất thúc đẩy sự thành lập tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va?
A. Sự ra đời của chủ nghĩa Tơ-ru-man.
B. Sự ra đời của kế hoạch Mác-san.
C. Sự thành lập nước Cộng hòa Liên Bang Đức.
D. Sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
200px-Flag_of_NATO.svg.png
NATO là tên tắt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (tiếng Anh: North Atlantic Treaty Organization; tiếng Pháp: Organisation du Traité de l'Atlantique Nord và viết tắt là OTAN) là một liên minh quân sự thành lập năm 1949 bao gồm Hoa Kỳ (Mỹ) và một số nước ở châu Âu. Trụ sở chính đặt tại Brussels, Bỉ,[2] và tổ chức thiết lập một liên minh phòng thủ trong đó các nước thành viên thực hiện phòng thủ chung khi bị tấn công bởi bên ngoài.
Mục đích thành lập của NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu có thể gây phương hại đến an ninh của các nước thành viên. Việc thành lập NATO dẫn đến việc các nước cộng sản thành lập khối Warszawa để làm đối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối địch này là cuộc đối đầu chính của Chiến tranh Lạnh trong nửa cuối thế kỷ 20.
Những năm đầu tiên thành lập, NATO chỉ là một liên minh chính trị. Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh Triều Tiên tác động, một tổ chức quân sự hợp nhất đã được thành lập. Nghi ngờ rằng liên kết của các nước châu Âu và Hoa Kỳ yếu đi cũng như khả năng phòng thủ của NATO trước khả năng mở rộng của Liên Xô, Pháp rút khỏi NATO năm 1966. Năm 2009, với số phiếu áp đảo của quốc hội dưới sự lãnh đạo của chính phủ của tổng thống Nicolas Sarkozy, Pháp quay trở lại NATO.
Sau khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, tổ chức bị lôi cuốn vào cuộc phân chia nước Nam Tư, và lần đầu tiên tham dự quân sự tại Bosna và Hercegovina từ 1992 tới 1995 và sau đó đã thả bom Serbia vào năm 1999 trong cuộc nội chiến ở Kosovo. Tổ chức ngoài ra có những quan hệ tốt đẹp hơn với những nước thuộc khối đối đầu trước đây trong đó nhiều nước từng thuộc khối Warszawa đã gia nhập NATO từ năm 1999 đến 2004. Ngày 1 tháng 4 năm 2009, số thành viên lên đến 28 với sự gia nhập của Albania và Croatia.[3] Từ sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001, NATO tập trung vào những thử thách mới trong đó có đưa quân đến Afghanistan và Iraq.
Chi phí quân sự của NATO chiếm 70% chi phí quân sự thế giới, riêng Hoa Kỳ chiếm khoảng 50%, Anh, Pháp, Đức và Ý gộp lại chiếm 15% chi phí quân sự thế giới.
 
W

woonopro


Mỏ than mà thực dân Pháp tập trung khai thác ở Việt Nam trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai nằm chủ yếu ở đâu?
A. Vùng Đông Nam Bộ.
B. Vùng Đông bắc.
C. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Vùng Tây bắc.
 
W

woonopro


Các nước Đông Âu bắt đầu tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội vào năm nào?
A. 1948.
B. 1951.
C. 1949.
D. 1946.
 
W

woonopro


Nhận định đúng nhất về tình hình thương nghiệp ở Việt Nam và Đông Dương trong những năm diễn ra chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai là
A. phát triển chậm hơn so với thời kì trước chiến tranh.
B. phát triển hơn so với thời kì trước chiến tranh.
C. phát triển nhanh và mạnh mẽ chưa từng thấy.
D. không có sự thay đổi so với thời kì trước chiến tranh.
 
S

satthuphucthu


"Trật tự hai cực I-an-ta" bị sụp đổ là do?
A. Xô - Mĩ mất dần vai trò của mình đối với các nước
B. Nhật Bản đã vượt xa Xô - Mĩ về khoa học kĩ thuật
C. Xô - Mĩ quá chán ngán trong chạy đua vũ trang
D. Các nước Tây Âu đã vượt xa Xô - Mĩ về khoa học kĩ thuật
1 số thông tin về Trực tự I-an-ta:
Goi là " trật tự 2 cực IANTA" vì:
Như trên đã nói, từ ngày 4 đến 12 - 2 - 1945, tại thành phố Ianta (Crưm) đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Tam cường Xô - Mĩ - Anh, với sự tham gia của nguyên thủ quốc gia ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh là Stalin, Rudơven và Sớcsin. Thực chất nội dung hội nghị là sự tranh giành và phân chia thành quả thắng lợi của chiến tranh giữa các lực lượng tham chiến, có tác động quyết định đến trật tự thế giới sau chiến tranh. Sau những thảo luận và tranh cãi, Hội nghị đã đi đến quyết định về việc kết thúc chiến tranh, việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật, việc thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là việc Tam cường Xô - Mĩ - Anh đã đi đến thoả thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu á sau chiến tranh. Theo đó, ở châu Âu, các nước Trung và Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước Tây và Nam Âu sẽ thuộc phạm vi ảnh hưởng của Anh, Mĩ. Về vấn đề Đức, Liên Xô sẽ chiếm đóng phần Đông Đức và Đông Béclin. Quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng phần Tây Đức và Tây Béclin. Riêng áo và Phần Lan sẽ được hưởng quy chế trung lập.

vì nó diễn ra ở Ianta và nó chia làm 2 cực nên gọi là Trật tự 2 cực Ianta
 
S

satthuphucthu

Tại Mê-hi-cô, Phi-đen Cát-xtơ-rô đã thành lập tổ chức cách mạng mang tên là

A. Phong trào phục quốc.
B. Phong trào chống chế độ độc tài.
C. Nhóm những người Cu-ba yêu nước.
D. Phong trào 26 - 7.
Phong trào 26-7 là Cuộc Cách mạng Cuba:
Cuộc Cách mạng Cuba là một cuộc nổi dậy vũ trang do Phong trào 26 tháng 7 dưới sự lãnh đạo của Fidel Castro chống lại chế độ Fulgencio Batista, từ 1953 tới 1959. Batista cuối cùng bị lật đổ vào 1 tháng 1 năm 1959, và được thay thế bởi chính quyền cách mạng. Chính quyền của Fidel Castro tiếp đó tiến hành cải cách theo đường lối xã hội chủ nghĩa, trở thành Đảng Cộng sản Cuba từ tháng 10 năm 1965.
 
S

satthuphucthu

Việc Mĩ phát động chiến tranh lạnh đã chứng tỏ điều gì sau đây?
A. Liên Xô chính thức trở thành kẻ thù mà Mĩ cần loại bỏ.
B. Sức mạnh tối tân của Mĩ về vũ khí hạt nhân và vũ khí nguyên tử trên thế giới.
C. Mĩ chuẩn bị gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới.
D. Mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô đã chính thức tan rã.
1 số thông tin về chiến tranh lạnh:
Chiến tranh Lạnh hay Lãnh chiến (1945–1991) là tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng thẳng quân sự, và cạnh tranh kinh tế tồn tại sau Thế chiến II (1939–1945), chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và các quốc gia vệ tinh của nó, với các cường quốc thuộc thế giới phương Tây, gồm cả Hoa Kỳ. Dù các lực lượng tham gia chủ yếu không bao giờ chính thức xung đột, họ đã thể hiện sự xung đột thông qua các liên minh quân sự, những cuộc triển khai lực lượng quy ước chiến lược, một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, tình báo, chiến tranh ủy nhiệm, tuyên truyền, và cạnh tranh kỹ thuật, như cuộc chạy đua không gian.
 
Top Bottom