$\color{Green}{\fbox{♫ღ Đi giữa yêu thương ♫ღ}}$

S

sonmoc

Báo thức
Tôi nhớ hồi nhỏ mình sống trong một xóm lao động nghèo ven Thị Trấn. Khu phố này thật buồn và nghèo lắm. Từ lúc ba bốn giờ sáng đã nghe tiếng “ xe lôi” rầm rập chạy ngang nhà. Đó là chiếc xe củ kỹ, hom hem của bác Hai cuối xóm. Bác phải đi giao nước đá từ tinh mơ cho đến mờ tối. Vậy mà không đủ lo cho lũ con nheo nhóc và người vợ lúc nào cũng là bạn hàng của tiệm thuốc Tây. Dường như bác Hai chưa bao giờ có được ngày bình yên thật sự. Sống riết rồi quen, tôi trở nên miễn nhiễm với mớ âm thanh khó chịu của buổi ban mai trong xóm. Tôi có thể ngủ ngon lành nếu Dì không mất đến mười phút đánh thức .

Hằng ngày, trước lúc bác Hai đánh xa ra ngõ nửa giờ, Dì tôi đã dậy và lặng lẽ bắt đầu công việc quen thuộc như chưa bao giờ Dì thấy nhàm chán. Dì nhóm lò chuẩn bị nồi xôi sáng. Với công việc ít vốn nhiều công này ,Dì đã tảo tần nuôi tôi ăn học… Dù nắng, dù mưa Dì vẫn phải gánh xôi phố khắp phố để trang trải cho cả nhà.

Tôi thường được Dì đánh thức lúc năm giờ để chuẩn bị bài vở , nếu mà cứ cố “ ngủ nướng “ thì coi chừng bị ăn roi...
nhưng nói cho vui thôi chứ ít khi nào Dì đánh tôi, Dì đến bên giường tôi và giọng Dì thật ngọt ngào và dịu dàng quá đỗi.
Chưa một lần nào tôi bị gọi đột ngột. Dì thường nói :”Khi đánh thức phải nhẹ nhàng , khộng nên làm ầm ỉ dẫn đến giật mình, như vậy có hại cho sức khỏe. Sau này con có gia đình thì nên nhớ điều này..."

Khi tôi đã là một sinh viên đại học, những ngày sống xa nhà giúp tôi nhận ra được nhiều điều. Bỗng nhớ da diết xóm nghèo, nhớ tiếng “ xe lôi” của bác Hai mỗi sáng sớm. Nhớ Dì và công việc mà Dì âm thầm làm trong căn nhà nhỏ tuy đơn sơ nhưng thật ấm áp tình người . Gánh xôi của Dì giờ chắc phải nặng hơn… Tôi không còn tật ngủ nướng nữa. Mỗi khuya, tôi thức dậy học bài bằng chiếc đồng hồ reo. Vì âm thanh chát chúa và gắt gỏng nên nó không phải reo đến mười phút , lúc đó tôi lại nhớ da diết giọng ngọt ngào và thật dịu dàng của Dì...
--------------------------------------------------------------------

Giáng sinh diệu kỳ

Bạn có tin một đêm giáng sinh kì diệu ? Bạn có tin quà Giáng sinh và những điều chúc tốt lành đang chờ bạn không ?

Điều thứ nhất , đừng khép cửa nhà mình vào đêm Giáng sinh nhé . Nếu bạn bè không đến kịp , bạn cũng sẽ nhận đựoc ít nhất là những giai điệu an hòa , tiếng chuông mơ hồ giửa mộng và thật .Giửa không gian se sắt lạnh, sự bình yên của niềm tin và chờ đợi sẽ đến lúc nào không hay .

Hãy thắp một ngọn nến bên ô cửa .Sự ấm áp của ngọn nến sẽ làm lòng bạn ấm lại .Sự lung linh của ngọn nến sẽ mang những ký ức về nhảy múa .Sự mỏng manh của nó buộc bạn phải suy tư .Sự dịu dàng của nó sẽ làm bạn sáng suôt .Sự hiện diện của ngọn nến sẽ làm cho mọi người nhìn ra bạn .Và như thế , những người không có bạn bè sẽ cảm thấy bớt lẻ loi .

Dù chỉ là một que diêm hồng , bạn vẫn chuẩn bị một món quà nhé .Kẻo một em bé đáng yêu đi qua , bạn làm sao cho em một "niềm vui cầm tay " bây giờ ..Nếu không đổi quà cho ai , bạn có thể dành cho mình que diênm ấy -chẳng phải que diêm hồng ấy khởi đầu cho cả một câu chuyện đó sao ?!

Và hãy mơ mộng , bạn ạ. Vì mơ mộng chính là bạn đang hé cửa và chờ đợi .Các thiên thần đang sửa soạn đôi cánh của mình chờ khoảnh khắc xuống trần gian .Họ sẽ gỏ cửa và đặt những nụ hôn lên trán bạn đấy .Vì thề giấc mơ nào trong đêm Giáng sinh cũng lung linh , lung linh

Còn bây giờ , hãy để lòng mình lắng xuống , bạn nhé . Bạn chỉ có thể nghe và thấy những điều kỳ diệu khi không còn những tạp âm

-----------------------------------------------------
Ngày xanh vẫn còn lưu bút

Tôi chẳng phải là cựu học sinh của trưòng Pétrus Ký ngày trước hay Lê Hồng Phong bây giờ ở Sài Gòn.Tôi chỉ là một kẻ lang thang trên NET tình cờ ghé vào website của trường này và chợt bâng khuâng khi đọc được lưu bút của những người thiết tha nhớ ngôi trường của họ.Có người học trò củ chắc hẳn đầu đã bạc ở tận Củ Chi gởI lên website một dòng lưu bút”Tôi đã học ở đây từ năm 1958 đến 1965,bắt đàu từ đệ Thất H(lớp 6H)và chấm dứt là đệ Nhất B6 (12B6).Gởi lời thăm tất cả các bạn củ….”
Tôi cũng có một ngôi trường,một lớp học để nhớ và tôi chợt nhận ra:Chỉ có tình cảm thời học trò là mãi còn nguyên vẹn,chỉ có những người bạn học mới là những người mà sau đó 10 năm,20 năm…khi gặp lại mình vẫn có thể tự nhiên xưng hô “mày ,tao” mà không ngại.Vẫn có thể nhắc “thằng này ,con kia”mà không sợ bị bắt bẻ là đã xâm phạm những quy ước giao tế của xã hội.
Tôi cũng có nhiều người bạn,nhờ công việc mà thành gắn bó với họ.Thế nhưng,những quan hệ bạn bè này vẫn bị giới hạn bởi những ràng buộc có tính mặc định.Hình như người ta chỉ có thể sử xự thỏai mái ,không cần phải cân nhắc với những người bạn đồng môn. Đọc lưu bút của những người không quen biết,với những câu như:”Cảm thấy chạnh long về những ngày tháng đã qua”,”Nhớ từng ngày,từng giờ,nhớ từng phút đã qua ở đây.. để nhớ hoài không hết, để đôi khi không dám..nhớ nửa””Nhớ lớp A3 của tui lắm.Nhớ những lúc đá banh giửa trưa lúc 12 giờ,nhớ những lúc trốn tiết xuống căng-tin,nhớ những lần chờ” người ta” ở lớp kế bên giờ tan trường.Nhớ những trò nghịch ngợm như con quỷ của 52 ..con quỷA3…Nhớ nhiều lắm. Ước gì được trở lại như ngày xưa….”
Ngày xưa chắc không bao giờ trở lại được,nhưng website này đã giúp nhiều cựu học sinh đang lưu lạc khắp nơi trên trái đất tìm được những người bạn cũ,những thầy cô xưa,tìm lại được những giây phút rung cảm thăng hoa từ những hồi ức trong sáng thời đi học-vốn ngày càng hiếm hoi khi quay cuồng với cuộc sống.Họ khát khao điều đó.Sống không khó,nhưng sống đẹp lại khó cực kỳ.Những dòng lưu bút trên NET cho tôi những run cảm về chuyện sống đẹp của những con người đầu đã hai thứ tóc mà vẫn nhớ về kỷ niệm thời áo trắng và cùng nhau gặp gở để mừng sinh nhật của cô giáo chủ nhiệm mà bây giờ tuổi cũng ngoài 80 mươi.
Tôi cũng từng là lớp trưởng của những năm còn đi học,cũng từng tập hợp bạn bè đi đến nhà các thầy cô nhưng tôi không giử được những cuốn lưu bút mà bạn bè thời đi học đã từng nắn nót viết vào đấy những kỷ niệm ,những ước mơ….Nhũng bạn học củ,những thầy cô củ của những trường lớp tôi đã đi qua bây giờ chỉ còn là kỷ niệm và những kỷ niệm đó sẽ được sống lại một cách mạnh mẽ khi trong tôi đang hình thành một website về bạn bè,thầy cô ,về những ngôi trường ,lớp để đưa tất cả những kỷ niệm đó lên NET để những ngày xanh vẫn còn lưu bút!
KNG
-------------------------------------------------------------------
Huyền thoại về những ngôi sao đêm Ban đêm, thế gian chìm trong giấc ngủ. Không gian yên tĩnh, một tiếng lá rơi cũng đủ làm con chim nhỏ giật mình. Những xáo động ban ngày lắng xuống: vui buồn, lo toan, giận dữ...
Dường như cuộc sống trở nên thật bình yên, ngọt ngào.
Ngoài kia, những ngọn gió vẫn lang thang vô định. Trên nền trời muôn vì sao nhấp nháy ánh sáng diệu kỳ lung linh. Những vì sao nhen nhóm niềm tin cho những cuộc đời bất hạnh. Người nghệ sĩ lặng lẽ thức với đêm, ghi nhận từng nhịp thở bầu trời đêm sâu thẳm, tôi chợt nhớ tới huyền thoại xa xưa về những ngôi sao.
"Ngày xưa có một cô bé ăn mày tật nguyền, lang thang khắp đầu đường xó chợ kiếm sống. Cô không có mẹ, không có cha, không có cả họ hàng thân thích. Không ai biết mặt cô vì khuôn mặt ấy được phủ bởi một lớp vải trùm kín, chỉ còn đôi mắt khá đẹp nhưng xa xăm lạnh lùng. Người ta ghê tởm cô, ghê tởm thân hình khập khiễng, từ khuôn mặt che kín đến ánh mắt cô. Bọn trẻ con mỗi lần thấy cô xuất hiện liền hò hét ầm ĩ, ném đá vào người cô: "Chúng mày ơi, con ma xấu xí kìa". Một vài đứa nhỏ hơn sợ hãi bỏ chạy vào nhà đóng bịt cửa.
Cô bé đã quen với sự đối xử của mọi người, khuôn mặt cô bao giờ cũng phải cúi gằm, thân hình run rẩy cố thu nhỏ lại. Những ngày như thế trôi đi cô sống cô đơn, trơ trọi một mình. Đối với cô bé ban đêm là thời gian mình yên dễ chịu nhất. Lúc đó, cô có thể gỡ những mảnh vải trùm kín mặt, lặng lẽ trò chuyện với những gốc cây, những loài cỏ dại. Con người ta đã chìm vào giấc ngủ, không ai có thể phá rối sự yên ổn của cô. Cô lắng nghe tiếng côn trùng kêu, hít thở hương thơm thoang thoảng của nhựa cây ứa ra từ thớ vỏ mà không nhìn thấy được mọi vật xung quanh.
... Một đêm trở về ngôi miếu cổ, rũ lớp khăn choàng cô chợt nhận ra mái tóc mình đã chảy dài tới gót chân. Cô đưa tay tính những vết khắc trên thân cây - "Thế là đã mười năm trời kể từ cái ngày cô biết khắc lên thân cây tính tuổi". Cô đã bước sang thời con gái. Cô biết rằng trừ đôi chân tật nguyền và vết thẹo kéo dài bên má thì cô không phải là một cô bé xấu xí. Giờ đây sức sống tràn đầy trong cô, cô chợt ước mơ, khát khao đến cháy bỏng được hòa mình giữa dòng đời được sống cuộc sống như bao người khác. Sắc xanh của cây lá, sắc tím, hồng của hoa và cả bầu trời đêm nữa, sao cô mong muốn được ngắm nhìn vạn vật đến thế! Vậy nhưng xung quanh bóng tối bao trùm.
Từ đó, mỗi đêm về niềm khát khao cháy bỏng cùng với nỗi đau khổ tủi nhục giằng xé trong cô. Cô bật khóc, trăn trở cố ru ngủ trái tim mình nhưng bất lực. Rồi từng đêm, cô chặp tay cầu nguyện, mong rằng những khát khao của mình sẽ thấu lên trời xanh. Có thể một sớm mai, cô sẽ được chạy trên đôi chân của mình ngẩng mặt nhìn bầu trời cao rộng, cô sẽ mỉm cười với mọi người, sẽ sống như những cuộc đời bình thường khác.
... Cơn bão năm ấy đến sớm hơn mọi khi. Ngôi miếu làng bỏ hoang vốn rạn nứt từng mảng đêm ấy sụp đổ. Giá rét và kiệt sức, cô gái quỳ xuống bên gốc cây cổ thụ, hai tay vẫn nắm chặt lấy nhau hướng mặt lên trời cầu nguyện. Chớp giật từng đợt, gió gào thét, mưa xối xả...
Cơn bão dứt, vài ngày sau đó người ta không thấy cô bé ăn mày đâu nữa. Cũng từ đó trên nền trời về đêm xuất hiện những đốm sáng lung linh. Có thể trong đêm giông bão ấy, cô bé đã đốt cháy trái tim để tự sưởi ấm cho mình.
Đó là huyền thoại từ thuở xa xưa. Ngày nay, trên nền trời đêm những vì sao vẫn sáng, ánh sáng niềm tin, niềm hy vọng. Nếu để ý kỹ hơn bạn sẽ thấy cuối chân trời xa một vì sao lẻ loi cô đơn nhưng cháy sáng.
Khi đêm buông xuống, thế gian chìrn trong giấc ngủ yên lành. Ngoài kia, những kiếp người bất hạnh vẫn nhen nhóm trong mình những ước vọng nhỏ nhoi bình dị. Và ở đâu đó, có một vài người vẫn thức, ngước mắt ngắm nhìn vì sao lẻ loi trên bầu trời.
NGuồn : Sưu tầm , CÒn nữa
 
S

sonmoc

Căng thẳng

Bạn tôi nói với tôi bạn ấy phải đi thăm vợ một người bạn, bà này gần đây bị căng thẳng tột độ, và thường không kềm chế được mình đã la hét, thậm chí đánh cả ông chồng, điều mà trước đây không có! Tôi thăm hỏi nguyên nhân, bạn ấy cũng không nắm rõ chỉ biết là hai vợ chồng này gần đây xây nhà. Do người chồng muốn chính tay mình xây cất nên đã không thuê thợ, và vì thế hai vợ chồng cùng mấy đứa con phải sống tạm bợ trong một nơi chật chội kéo dài hằng hai năm trời trong xứ sở mà mặt trời thường đi vắng. Có lẽ sự bất tiện trong cuộc sống hằng ngày trong một thời gian dài đã làm cho người vợ trở nên căng thẳng? Tìm hiểu sâu vào chi tiết, hình như bà vợ có đề nghị chồng thuê người phụ nhưng ông ta không chịu và nhất nhất việc gì cũng phải chính tay mình làm. Hai mùa đông trôi qua, họ vẫn chưa hoàn thành được cái tổ của mình …Tâm lý đa số phụ nữ là mong muốn mọi thứ phải được gọn ghẽ ngăn nắp, và chỉ khi nào mọi thứ được ngăn nắp, ổn thỏa, thì tâm tư họ mới bình yên. Người đàn bà này đã không tìm thấy bình yên trong quảng thời gian hai năm, và đưa đến sự căng thẳng tột độ! Mới nghe qua ai cũng có thể nghĩ là như vậy, nhưng thực tế hơn thế nữa, đối với những người chồng mang tánh độc đoán, thích làm theo ý riêng của mình mà không để ý đến ý kiến của người thân chung quanh thì sự căng thẳng không phải bắt đầu từ hai năm mà có thể là hai chục năm hay ba chục năm. Với bản tính độc đoán, anh ta sẽ độc đoán trong mọi việc, và người thân của anh ta sẽ phải chịu đựng cá tính này trong suốt khoảng thời gian dài chung sống với anh. Với những người vợ cá tính cứng rắn việc xung đột tư tưởng đương nhiên là không tránh khỏi, đối với những người vợ mềm mỏng chìu chuộng, thì sự im lặng này sẽ đi đến trầm uất, và khi sự trầm uất vượt quá mức độ cho phép thì nó bùng nổ lên tạo thành cuồng trí, và một vài phản ứng mang tính bạo lực.

Tôi lại nhớ đến gia đình kia. Gồm bà mẹ vợ , hai vợ chồng đứa con gái và mấy đứa cháu ngoại. Gia đình này thuộc loại siêng năng tiện tặn, sau 30 tháng 04 năm 1975, từ một gia đình khá giả họ trở thành tay trắng, vì bao nhiêu tiền dành giụm trong ngân hàng mất trắng chỉ còn ngôi nhà cũ kỹ trong một căn hẽm sâu, nơi họ trú ngụ là tài sản duy nhất. Bà mẹ vợ này cũng rất đảm đang. Lúc hai vợ chồng đứa con gái này còn đi làm, một tay bà chăm sóc các đứa cháu. Ở tuổi 50, đứa con rể đi học tập, chị vợ đi làm nuôi gia đình bà ở nhà phụ con mình nuôi cháu, chỡ cháu đi học, Có một lần khi qua một đoạn cầu, hai bà cháu bị chẹn xe, đứa cháu té xuống sông, bà đã không ngần ngại lao từ thành cầu xuống sông để cứu đứa cháu. Một hành động can đảm phi thường của một bà ngoại, mà không phải phụ nữ nào cũng có thể làm được dù là mẹ ruột. Cậu con rể sau nhiều năm học tập trở về , với đức tính siêng năng tiện tặn sẳn có cùng đức tính thật thà, chịu cực chịu khó, anh chấp nhận quên hết những vinh quang của những năm tháng trước đấy. Thức ăn hai năm liền trong ngày rời trại về: bắp khoai thì nhiều cơm thì ít, mua chiếc xe ba bánh ngày ngày đẩy hàng kiếm tiền sinh sống, một khoảng tiền rất khiêm nhường. Cậu ta rất khẳng khái luôn sống bằng chính đồng tiền mình kiếm và không nhận bất kỳ một đồng trợ cấp nào từ em út, bà con từ nước ngoài về cho mặc dù lúc nào cũng sẳn sàng tiếp đón chăm sóc lo lắng cho họ trong ngôi nhà của mình, một việc mà những Việt Kiều thường không nghĩ tới…Thân nhân từ nước ngoài về ghé chơi biếu 1 hai trăm đô đều được gởi lại. Thân nhân của anh chồng đã phải khóc vì đồng dola của mình không có gía trị với anh này. Bà cô đi ra nước ngoài đoàn tụ con cái, giao lại một căn nhà thênh thang nằm trong mặt tiền thành phố, với 15 mét ngang, hai mươi lăm mét dài, anh ta không nhận ..! Có gàn bướng chăng? Mỗi người có một quan niệm, một suy nghĩ riêng cho mình trong cuộc sống.

Đa số người miền Nam vào những thập niên 80 – 90, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, được thân nhân là những di dân bất hợp pháp ra các nước giúp đỡ tài chính Điều này nói lên lòng tương thân tương trợ của anh em, bà con gia đình bạn bè, chính nhờ vào tình tương thân tương trợ này mà những người tưởng chừng ngã gục nhưng cũng gượng đứng dậy được và tiếp tục cuộc hành trình cho đến khi điều kiện sống đi dần đến chỗ dễ dàng hơn.

Nhưng điều này cũng dẫn đến hai vấn đề, vấn đề thứ nhất là sự ỷ lại. Một số người ỷ lại vào tình thương của những người thân quen từ bên ngoài để kiếm chát chút đỉnh phục vụ cho nhu cầu của mình mà bản thân không cố gắng vươn lên hoặc tiện tặn hơn. Vấn đề thứ hai là sự coi thường. Một số người Việt từ hải ngoại khi quan hệ với người thân, quen trong nước, thường có sự dè dặt, ngại ngùng vì có cảm tưởng ai quan hệ với mình cũng mong có một chút lợi nào đó. Cả hai vấn đề này điều không tốt và cần được loại bỏ.


Trở lại gia đình vừa được đề cập trước đây, sự không nhận bất cứ đồng bạc nào từ anh em bạn bè ở Hải ngoại là một đức tính tốt không phải ai cũng có thể làm được trong cảnh nghèo, nhưng cũng khiến gia đình anh vô cùng cơ cực…Và cậu ta lại có một khuyết điểm, đó là thường không chịu lắng nghe người khác trình bày về một vấn đề gì, dù chỉ là để giải thích…Chỉ thích đưa ra suy nghĩ cá nhân mình …và cho đó là đúng. mọi giải thích đi ngược lại suy nghĩ của anh sẽ được anh tắt đài một cách không khoan nhượng.

Bản tính trung thực, không tham lam tính toán của anh, anh được mọi người chung quanh nể nang, nhưng có lẽ không đồng cảm lắm. Sự bất cần của anh sẽ buộc mọi người đều phải bất cần ….!

Lương hưu trí của chị vợ chưa đến 500 ngàn, và 500 ngàn chỉ đáp ứng nhu cầu ăn uống đạm bạc, tiền anh làm ra chỉ bằng nửa chị vợ, vì đã bước qua tuổi 60. Một mức thu nhập quá khiêm nhường, hai vợ chồng có một nghề tay trái đó là làm những món ăn đặc biệt vào dịp tết theo công thức bí truyền của giòng họ, họ làm lạp xưởng, nem chua, giò chả … Nhờ vào thu nhập theo mùa Tết này bổ túc vào ngân quỷ thì mới đủ trang trải cho nhu cầu sinh sống.

Bà mẹ vợ ấy khi bước qua tuổi 80, qua một cơn đột quị và bình phục, bà thay đổi tính nết, bà không còn im lặng, mà thường kiếm chuyện với con rể của mình, những chuyện vô cớ. Bà như bị một chứng bệnh hoang tưởng kỳ lạ, thường sợ sệt những điều không đâu. Không ai có thể hiểu được lý do tại sao. Có người cho rằng bà bị quý ám, có người cho rằng do bà chứng bịnh già làm bà lẫn lộn. Con cháu bà cho rằng bà kiếm chuyện ? Suy nghĩ mãi về cái việc kiếm chuyện này thật là khó tìm ra nguyên nhân. !

Theo con cháu kể, bà ấy nghĩ rằng việc chay tịnh của bà trong bao nhiêu năm sẽ biến bà thành tiên thành phật, bà sẽ có 72 phép thần thông biến hóa như tề thiên, Bà tin vào những chuyện hoang đường, bùa ngải một cách thái quá! Lúc xây nhà bà cứ nghi ngờ nhà mình sẽ bị ếm. Và chính những suy nghĩ đó của bà đã quầng thảo tư tưởng của bà. Các con bà không tin vào điều này, và bà đã cố gắng làm mọi cách cho họ tin, họ nghĩ rằng chính trong sự cố gắng này, bà đã bị lôi vào trong cơn huyển hoặc. Và cũng bắt đầu từ đó, nói cùng mọi người rằng ma quỉ sẽ vào nhà, bà lấy nước tiểu, rảy khắp mọi nơi, bà phun nước miếng tùm lum với mục đích làm ô úê để ma qủy tránh xa. Khi tư tưởng bị ám ảnh nó thường dẫn người ta đến những suy luận không giới hạn, bà nghĩ ra mình có thể bị hảm hiếp bởi ai không biết, và những người còn gái trong nhà có thể bị như vậy, bởi ai không biết. Sự gàn bướng không muốn nghe giải thích của bà làm cho tâm bệnh của bà càng ngày càng nặng, và bà tự bảo vệ mình bằng cách chẹn các khe hở của phòng , từ lổ hở của cửa số đến lổ hở của ổ khoá. Bà có cảm giác bị tấn công từ bên ngoài, bà khoá cửa nhà rất kỹ và nằm ngủ ngang cửa. Bà tin rằng sự lật lại một cái gì đó sẽ làm thay đổi tình thế khó chịu, thế là bà lật một băng ghế độ khoảng hai người ngồi chổng ngược lên để nằm mỗi tối. hoặc khoanh người trên một chiếc rương, một điều mà người bình thường không thể nào làm được trong giấc ngủ hàng ngày. Bà tiểu tiện ra quần, nhưng cho là không hôi vì bà đã dày công tu luyện, và bà không cho con cái thay quần áo cho mình. Bà rất tinh tế trong giao tiếp, và không quên điều gì xảy ra. Do đó họ cho là bà cố tình phản kháng chống đối, gây rắc rối cho họ. Để làm gì? Có lẽ chỉ có bà biết.

Tôi thường nghe nhiều người để cập đến vấn đề tu luyện. Ai cũng mong muốn mình tu luyện đến một cảnh giới nào đó mà tư tưởng có thể xuất thần . Có nhiều cách suy nghĩ trong việc tu luyện . Có người ăn chay bằng cách không ăn những thức ăn lấy từ thịt động vật. Có người chỉ ăn hoa quả, rau cải. Có người nhịn không ăn, chỉ uống nước hoặc sửa trong nhiều ngày… Và người thì ngồi thiền để mong hội nhập vào vũ trụ . Nếu tất cả những cố gắng chỉ nhằm đạt đến sự thanh thản tâm hồn thì không sao …nhưng nếu để đạt đến một phép thần thông nào đó, và con người luôn hoang tưởng đến cái mình sẽ thành. Sự hoang tưởng kéo dài đến một lúc mà người ta cảm nhận không được gì hết, sự đè nén trong việc ăn chay hảm mình đã làm cho một phần đời sống tâm sinh lý bị áp chế, và khi tưởng ra được sự hầu như thất bại, tâm thức bùng lên biến tướng thành nhiều hình thức cuồng trí. Tùy theo nguồn gốc của sự đè nén, và những ký ức liên tưởng , sự biến tướng sẽ theo chiều hướng nào.

Một ông khoảng 60 tuổi, con cái lo lắng cho đầy đủ, không phải thiếu thốn, thường đi lang thang ngoài đường, hớp không khí rồi dùng tay vẽ vào khoảng không như vẻ bùa, hoặc vẽ xuống đất, ông ta thường tự khoe là hấp tinh khí của cây để khoẻ, hớp năng lượng vũ trụ để sống , trong tiếp xúc với người chung quanh người đàn ông này rất bình thường lịch sự .

Một người đàn ông khác khoảng 40 tuổi, thân hình ốm yếu mỏng manh, với bộ quần áo liền thân như pilot cứ mỗi chiều bê một vòng kẽm gai khoảng 10 khoanh, đi lên đi xuống trong chặn đường 900 mét. Không ai biết anh ta nghĩ gì khi khiêng mấy khoanh kẽm gai đó, vì ích lợi gì trước mắt thì chúng ta không biết ….nhưng cứ nhìn thì hiểu anh ta rất khoẻ và đang cố công thực hiện công việc của mình.

Trong cái nhìn của tôi, người đàn bà ở tuổi gần đất xa trời kia đã nhớ lại những ngày trôi qua, bà đã sống cuộc đời khổ hạnh, và bà mong mỏi một điều gì đó nhưng không được, bà căng thẳng. Sự độc đoán của đứa con rể làm bà khó chịu, căng thẳng. Bà bất mãn ở ngưởng cửa sống chết, bà cảm giác được một điều là mình không thể mang theo một cái gì qua bên kia, mà ở đây mình đã không hưởng thụ cái gì, không thành công cái gì! Danh tiếng cũng không có, và bà muốn lật đổ tất cả những gì mà mình vun đấp để thoả mãn tâm lý.

Có mấy người bà con được mời đến nhà chơi, một bà khách lên tiếng hỏi: “chủ nhà đâu mất rồi..” ý hỏi con của bà, trong khi bà ngồi đó! Bà ấm ức, không trả lời, sau đó một người bà con bật bếp để nấu nước, vì nghĩ rằng bà đã lớn tuổi không dám làm phiền, bà đã đứng lên bật bếp và càm ràm, người ta còn sống sờ sờ đây, mà cứ làm như chết.

Nếu chịu khó suy nghĩ, thì theo bà cái nhà này bà phải là người làm chủ vì bà là mẹ, và việc hỏi chủ nhà đâu mất rồi (ý chỉ hai đứa con) là điều đánh vào mặc cảm của bà. Nếu như câu hỏi này là chính xác, thì suốt cuộc đời theo chăm sóc con, con rể, cháu, bà không có quyền gì cả, như một người ở đậu, đấy là suy nghĩ của riêng bà, nhưng nó là cái thực tế buộc bà suy nghĩ và điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm bà ức lòng sinh phản kháng.

Cậu con rễ luôn nghĩ mình là kẻ thắng thắng thật thà, luôn nói những điều thật lòng, và không ngại ngần gì khi phát biểu ý kiến cá nhân mà không sợ làm phiền ai . Nhưng chính trong cái thẳng thắng thật thà của anh ấy, đã có những điều thiếu tế nhị, và không tạo sự đồng cảm với mọi người chung quanh. Những người chung quanh anh ấy không tìm được sự đồng cảm, bất mãn, bực bội, ấm ức, nhưng vì anh là người tốt nên họ bỏ qua, và cuối cùng thì nhà ai nấy ở nên cũng chẳng có vấn đề gì nghiêm trọng. Nhưng những người sống cạnh anh ta thì phải chịu đựng, nín nhịn, bất mãn, bực bội, ấm ức qua nhiều năm tháng, kết quả là con cái ít gần gủi, và bà mẹ vợ thì lúc nào cũng có thể nỗi cơn, và người vợ, thì lúc nào cũng phải im lặng nghe theo ý kiến của anh. Việc gì sẽ xảy ra … còn tùy tình thương và sự chịu đựng của vợ anh đến đâu. ..

Sự im lặng để duy trì ôn hòa trong gia đình, trong một tập thể là điều cần phải có, nhưng nếu sự im lặng được đòi hỏi ở một phía và kéo dài quá mức độ chịu đựng của người phải im lặng và đến lúc sức khoẻ không còn, lý trí không áp chế được tâm lý, nó nảy sinh ra một hình thái tấn công trả đủa để giải quyết những ấm ức bị dồn nén lâu ngày.

Hãy biết lắng nghe nhau và đứng về phía mà người khác đang đứng để hiểu họ hơn.
 
S

sonmoc

Tình muộn- Buồn hay vui?

Từ khi tôi được biết em đến nay cũng đã trải qua một thời gian tuy không gọi là dài nhưng cũng không thể nói là quá ngắn .Thời gian đầu tôi xem em là một người bạn nhỏ tuổi bình thường ..Tôi luôn nghĩ rằng mình là một người đàn ông cứng cỏi trong cách cư xử với mọi người và nguyên tắc với mọi tình cảm đến trong đời . ..

Từ bao năm qua ,tôi đã cố gắng rất nhiều trong công việc mà tôi đang theo đuổi ,và đã có những thành công lẫn thất bại nhưng tôi vẫn cố gắng không ngừng vì bản tính của tôi là như vậy . Đời sống tình cảm của tôi đã kết thúc từ lâu và tôi luôn nghĩ rằng ,mình khó có thể yêu một ai nửa sau lần đổ vở tưởng như chết cả con tim ấy .Tôi cũng luôn tự hào vì không thể có một tình cảm nào có thể lay động được trái tim đang hóa đá của tôi .Tôi đã tỏ ra dửng dưng làm như không hề cảm nhận được trước tình cảm của những người đã từng muốn đến với tôi bằng một tình yêu muộn màng dù tôi biết .Tôi luôn yên chí rằng mình sẽ có thể cứ sống như thế , và dồn hết tâm trì vào côn việc mình đang làm . Điều ấy khiến tôi thanh thản hơn , tự tin vào cuộc sống hơn .

Thế nhưng tôi đã lầm ! Như một định mệnh ,em bước vào đời tôi đúng vào lúc mà tôi đang đứng bên bờ của sự tuyệt vọng và chán chường . Một cảm giác nhẹ nhàng và êm ái cứ lan tỏa vào tâm hồn tôi mỗi khi tôi gặp em .Tôi không biết đó là thứ tình cảm gì mà nó lại có sức tàn phá mãnh liệt ,khiến cho tôi bị tan rã như một tảng băng trước sức thiêu đốt của vầng Thái Dương ,và cuốn phăng đi tất cả những gì mà tôi đã từng tự hào để rồi chỉ còn lại trong tôi một cái gì đó khó diễn tả .. và con tim tưởng chừng như hóa đá ,như chai sạn khô cằn với tình yêu thì giờ đây ,nó đã trở lại với nhịp đập năm nào ..Tình cảm muộn màng hòa nhịp bởi muôn vàng đau đớn đoạn trường trong cuộc sống đã qua , như những giọt nước mát tưới lên đám cành lá héo tàn ,làm hồi sinh những đóa hoa tưoi thắm mang lại mùi hương dịu dàng thơm ngát cho đời . Và dòng máu thắm đỏ tình yêu đang chảy tràn qua trái tim khô héo của tôi .Tôi nghe trong lồng ngực mình nhịp đập đầu tiên tha thiết nồng nàn của con tim đã từ lâu chai cứng .

Em đã đến với tôi như thế và từ đó em đã cho tôi cảm thấy cuộc đời còn có nhiều hương vị ngọt ngào của một tình cảm dịu dàng không bị chi phối bởi những vật chất ,những toan tính đời thường .Em cùng tôi chia sẽ ,vui vẻ ., ân cần lo lắng cho nhau , sớt chia những buồn vui để thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn , không thô cứng như trước mà trở nên dịu dàng đáng yêu hơn

Tôi vẫn nghĩ và vẫn hài lòng với thứ tình cảm nhẹ nhàng sâu lắng đó để thấy tự hào vì mình đã có được một tình đồng cảm quý giá nhất .Tuy tôi biết ở em , có thể em chỉ nghĩ đây là một dạng tình cảm bạn bè , không đi quá giới hạn tình bạn nhưng tôi vẫn xem em như một người tri kỷ , một thứ tình đồng điệu của hai tâm hồn biết chia sẽ ,cảm thông.Và tôi đã hạnh phúc , đã tưởng mình sẽ ngũ yên trong đôi cánh mà em để lại trần gian , trong tình cảm cao thượng và nhiệm mầu ấy .. để rồi giờ đây tôi bổng giật mình và đã khóc . Ôi ! Những giọt nước mắt hiếm hoi và thô cứng ấy đã chảy tràn lặng lẽ âm thầm làm tê buốt con tim . Đôi mắt lạnh lùng ,vô cảm đã từng ánh lên vẽ sáng ngời hạnh phúc bây giờ lại vương vấn một nét u buồn ..

Tôi vốn không phải là người có thể có thể xem thường tình cảm ,cũng không muốn em buồn vì nghĩ rằng tôi xem thường em .Tôi biết mình có lỗi ,mặc dù những lỗi đó tôi không cố ý gây ra ..Thật tình tôi muốn rằng ,giửa em và tôi luôn quan tâm và giúp đở ,hổ trợ cho nhau với tất cả tấm lòng bằng một tình yêu thương trong sáng ,
thế nhưng đôi lúc nó lại đi ngược lại ý muốn của tôi và em .. Không biết là em có hiểu và thông cảm cho tôi không

Là phái yếu , tôi biết em cũng muốn được chìu chuộng , được quan tâm và nhất là không muốn ai xem thường mình ..Tôi rất hiểu và cố gắng không phạm phải một sai lầm nào chết người để em tự ái và hờn dổi với tôi.Nhưng tôi không sao thoát khỏi cảm nhận giửa em và tôi luôn có một khoảng cách ,một khoảng cách mà không bao giờ có thể san lấp được và có lẽ em cũng biết tôi nói đến khoảng cách gì , tình cảm này tự tôi đem đến nên cũng phải tự tay tôi gở nó đi ,mặc dù sinh hoạt bên ngoài dường như vẫn bình thường

Con tim tôi bây giờ dường như đang khóc và cảm thấy lẽ loi .Có một điều gì đó làm cho trái tim tôi cảm thấy lạnh .Cái lạnh mà từ lâu tôi rất sợ đã trở về ,và điều ấy dần dần có thể làm cho nó chai cứng trở lại hay không thì tôi không biêt ,nhưng sao mỗi lần nghĩ đến một ngày nào đó tôi sẽ không còn được gặp em ,tôi bổng cảm thấy mình thật nhỏ nhoi và tội nghiệp vô cùng .Và tôi chỉ muốn nén tiếng thở dài cho thân phận lẽ loi của mình ,của những uất ức ,những muộn phiền cay đắng ..và đau đớn khi nghĩ rằng , chẳng lẽ điều tuyệt vời trong mối quan hệ giửa tôi và em sẽ kết thúc sớm vậy sao? Chẳng lẽ những tình cảm mà tôi đã từng trân trọng yêu quý đành phải dẫy chết một cách tức tưởi bởi trò đùa của tạo hóa ? Và tôi tỉnh táo nhận ra rằng :Hãy để những điều tôi ước muốn chỉ xảy ra trong giấc mơ thôi , vì sự thật không thể nào giửa em và tôi có được một điểm kết thúc ,bởi vì có rất nhiều nguyên nhân và một trong những nguyên nhân là tôi không muốn bóp chết cuộc đời tươi trẻ của em khi em còn rất trẻ ,dù cho có thể em cũng có tình cảm với tôi (nhưng khó xãy ra ) ,mãi mãi giửa tôi và em là hai đường thẳng song song.

Bạn ơi ! Chuyện tình cuối cùng của đời tôi là thế đấy .Và trong cái tuổi già cằn cỏi của mình , đến hôm nay tôi vẫn không lý giải được ,không thể hiểu và hình dung hết được hai chử tình yêu là gì và như thế nào nữa bạn ạ ! Phải chăng tình yêu là luôn là những giọt nước mắt ,những buồn phiền và không bao giờ ai có thể sống với nó hết một đời bằng những hạnh phúc ,những say mê sung sướng ?.. Và bây giờ trong tôi ,tôi luôn cầu nguyện cho em sẽ tìm được một bến bờ hạnh phúc ,một bờ vai vững chắc mà tựa vào .Yêu nhau đâu cần thiết phải đến với nhau ,chỉ cần trong con tim của tôi , hình bóng của người ấy mãi mãi tồn tại theo nhịp đập của trái tim ,và trong khối óc , người ấy luôn hiện ra trước mặt tôi và cuộc đời tôi có thể già đi theo năm tháng nhưng tình yêu tôi dành cho em mãi mãi vẫn xanh tươi và dào dạt như dòng sông Mê Kông hiền hòa ngày đêm âm thầm lặng lẽ đem nguồn sống đến cho mọi
 
S

sonmoc

Tôi lang thang trên đường Hà Nội!
Ngẩn ngơ buồn, ngẩn ngơ vui, những nỗi buồn không tên, những niềm vui chẳng thể gọi... Chẳng phải vu vơ, nhưng lại và vu vơ, những nỗi niềm...
Ngu ngơ nhìn ngắm những dòng người lạc trong phố, những dáng gầy khắc khổ bao dung của những cụ già, những bước chân lạc lõng nhỏ nhoi của những em bé. Có một điểm chung giữa họ: Ăn xin...
Một bước chân đi là xa tít tắp, một cái nhìn khinh khi, những phỉ nhổ, tôi lặng im không nói được gì, không phải vì tôi không thể nói mà tôi không dám nói. NHững bước chân lặng lẽ khắc khổ đi qua, những dáng người đầy ắp đau thuơng. Chữ đầy, sao mà yêu đến thế, sao lại phải dùng cho chữ đau thuơng.
Bà ơi, gia đình bà ở đâu? Con cái bà thế nào? Rồi cháu bà nữa. Bà phải có những đứa cháu lớn rồi, vậy mà lang thang ở đây, bà làm một vệt còng những khắc khổ, trên những con đường ghi dấu thời gian, bà đã khắc vào cuộc sống, những vệt yêu thuơng, những vệt hy sinh, và những vệt đau đớn...
Ông ơi, làm sao đây khi giọt nước mắt rơi trên đôi mắt già nua đang dần khép. Làm sao khi những con đường tưởng như đã kết thúc lại mở ra cho những nỗi đau. Ôi bao nhiêu là niềm thuơng, niềm khắc khoải, lòng trắc ẩn hư không.
Em bé ơi, những bước chân nhỏ bé về đâu, khi những tiếng hát vô hồn, giống những vết dao cứa vào da thịt. Cha mẹ em hay kẻ xấu nào đã dạy em bài hát ăn xin, chị biết. Cha mẹ đâu nỡ để em bước chân ra đường, dấn thân vào một vòng luẩn quẩn của những kiếp lầm than. Cha mẹ đâu nỡ để em hát những bài hát ai oán đau thuơng kể về cuộc đời ngắn ngủi đầy sóng gió của em - hỡi em bé tha hương.
Tôi ơi, những ngày dài khó khăn vất vả. Học hành với những tình thuơng không tên, lòng trắc ẩn chả nói nên lời, và cũng chả đến đâu. Kiến thức vỡ oà dần theo những thứ không tên, tan vào cuộc sống. Tôi ơi, sao tôi sợ những lo toan, những tính toán... Niềm tin ơi, sao lai bị vứt bỏ giữa cuộc đời.
Tôi ơi...
Tôi chưa đủ lớn. Tôi còn bé nhỏ. Một hạt cát giữa biển trời mênh mông, tít tắp...
Tôi phải lớn dần lên, thành viên sỏi, thành viên đá, để không bị cuốn theo gió, mà lại rơi vào hư không, rơi vào những vơi đầy của cuộc sống...
Tôi cố, để vươn lên...

Mùa mưa đến, Những dòng nước chảy thành dòng trên phố sau những cơn mưa rào. Tháng tư
Tôi bước nhưng bước dài lẻ loi. Trầm mặc. Mưa rồi lại nắng ráo. Những cơn mưa mang hơi lạnh cuối mùa, run rẩy, nắng lên, rát bỏng những con đường, rát bỏng những làn da khô héo.
Đến bến xe, đông đúc, chật chội, xô đẩy... Thấy bước chân của những con người, lom khom, run rẩy. Bước những bước chân run rẩy... Tâm hồn mình run rẩy theo. Đỡ họ xuống trong khi mọi người vẫn chen chúc bước lên.
Mình phải chăng cũng già rồi.

Những ám ảnh lại hiện lên, làm mình liêu xiêu, ngã dúi dụi. Có lẽ đôi chân mình cũng già rồi, cũng liêu xiêu, run rẩy. Mình rơi xuống vì mất thăng bằng. Có lẽ cái đôi mắt mình nó chán... Chán những cảnh đang diễn ra...
Một em, không còn bé nữa, đứng lên nhường chỗ cho mình. Cảm ơn em trong lòng, nhưng không biết nói sao với em, chỉ cười thôi, không nói gì cả. Cảm ơn em lắm, trong khi mình không nói được một lời cảm ơn. Giờ phải nói lời xin lỗi, xin lỗi em vì chị thật bất lịch sự. Phải không?

Mọi thứ qua rồi, là do mình không thể nói được. Biêt nói thế nào nhỉ? Chán mình!
Mình chưa già, mình vẫn khoẻ mạnh, chỉ vì chút xúc động thôi. Đôi chân mình đã già cỗi rồi sao? Chưa đâu!...

Lại là cảm xúc... Nhưng chả đâu vào đâu cả.

Buổi sáng em ạ!
Mặt trời chưa lên, sương vẫn phủ mờ khắp nơi. Những rặng núi xa xanh ngoài kia,...
Sáng rồi em ạ...
Để ta nhớ về những trăn trở đêm qua. Mất ngủ! Mất ngủ mà chẳng biết tại sao. Tại những nhớ thương khắc khoải, hay tại những vết đau chưa lành? Ta chẳng biết. Những bâng khuâng nhắc ta trong một sớm yên bình...
Không còn gì có thể làm ta sợ, giống như trong những giấc mơ đêm...
Có lẽ là do những cơn mơ khiến ta khiếp sợ, ta vùng chạy, và bàng hoàng thảng thốt, tỉnh dậy rồi mà ngỡ mình vẫn đang mơ.
Đêm dài lắm, khi ta tỉnh rồi, những ám ảnh khiến ta không chợp mắt! Không thể chợp mắt. Những khi an lành, nhắm mắt lại là ta có thể tưởng tượng những điều đẹp nhất, nhưng lúc này, những ám ảnh không để ta yên ngủ.
Ta không biết buồn vui, chỉ biết nóng giận với những xúc cảm của mình...

Và, ta chào em ngày mới! Đừng nhận ra ta, vì ta chỉ là kẻ có thói ngông cuồng, tự mãn, tự yêu thương, rồi tự đánh mất mình... Bỏ lại em... Là sương, là gió, là mây...

Về quê!
Thế mà đã vào mùa gặt rồi, nhanh thật! Ngồi trên xe mà ngủ, vậy mà khi đi qua cánh đồng vừa mới gặt, mùi rơm mới đã khiến lòng mình nao nao, ru mình vào những kỷ niệm. Quê hương.
Hì, thơm thật! Cái mùi ám ảnh, Mùi rơm, chỉ muốn xuống đó và ôm lấy những mớ rơm còn tươi mới.
Kỳ lạ lắm nhé, mỗi loại lúa có một mùi khác nhau, mỗi loại rơm có một mùi đặc trưng của nó. Mình không biết rõ lắm, nhưng mỗi khi qua một cánh đồng khác nhau, lại ngửi thấy một mùi khác nhau, đều ám ảnh lắm, nhưng vẫn biết là nó khác. Mình không thể định nghĩa được từng mùi đó... Chỉ biết nó ngấm vào tâm hồn, làm cho mình cảm thấy thanh thản, và mình yêu nó, yêu cánh đồng, yêu những cánh đồng lúa vàng đang mùa gặt!

Và mình thích về quê! Quê hương là thế, là mỗi lần khi ta đi xa trơ về, đều khiến ta có cảm giác mát lành, để bắt đầu những chuyến đi mới, dù có xa cũng không làm cho mình kiệt sức, rồi mỗi khi đó, lại về quê, để tìm lại cảm giác mát lành!.....

Hè về...
Những con đường rực nắng, em gắt gỏng với những khó chịu, dù là thương yêu...
Những lửa, những mật vàng... gay gắt, khô héo lá hoa, khô héo con người, khô héo cả thương yêu... lẽ ra em dành cho mọi người...
Nắng như đổ lửa, nóng, oi bức, một, hai, ba bước chân trên đường; một, hai, ba giọt mồ hôi rớt xuống
Tiếng ve rạo rực, đốt cháy cả mùa hè... Eo ôi sao mà nóng thế, những câu nói thốt ra có thể với bất kỳ người nào đang đi trên đường.
Sáng sớm, mặt trời đã trải lửa khắp nơi, nào phố phường, nào mặt đất, nào cây, nào hoa, cả những cánh đồng đang mùa gặt... Thương lắm cơ những dáng lưng còng, còng cả yêu thương, còng cả những trưa nắng chang chang... Nắng chả cần để ý, cứ đốt, cứ thiêu...
Trưa ơi, chói chang quá cơ, làm sao để bước ra đường nhìn thấy mọi người mà không nheo mắt. cái nheo mắt làm em có thêm vài nếp nhăn, cái nheo mắt làm em trở nên già hơn cái già cỗi của mình, cái nheo mắt làm em xấu đi trong con mắt của bao người khác...
Đêm ơi... Những oi bức...
Đêm ơi... Những thao thức...
Đêm ơi... Những cơn mơ, rồi thổn thức...
Đêm ơi... Hết nóng đi cho mình yên dạ...

Héo quắt cả tâm hồn! Em kệ mà bước đi, em kệ nắng cứ chiếu xiên... XIên vào trong tâm tư cũng héo hắt của em... Những điều khiến em đau, giờ đau gấp bội, có phải tại nắng, có phải tại mùa hè oi bức???
Em không hiểu, chắc là phải hỏi nắng, hỏi mùa hè, và hỏi anh...

_____________________________
Ngày chưa qua mà đêm vội tới
Nhạt cả bóng chiều
Em bước hoài trên những lối
Có bước chân anh qua...

Hè về, nóng, nắng, lạ lùng thật!
Mình vẫn nghĩ là hè chưa đến, dù đã có những con gió lào rát bỏng. Những ngày nóng bức trong căn phòng ngột ngạt. Mình cảm giác giống như một cái bánh được quay trong lò lửa của mặt trời.
Nóng khủng khiếp

Mưa thì mãi chẳng về. Đêm về trời lại đổ một trận mưa dịu mát, tưởng như hôm sau sẽ là một ngày mát mẻ, mà sao nắng lại chói chang.
Em bước ra ngoài, không khẩu trang, không khăn, không găng tay... Một quãng đường dài, em đến, và bàn tay rát đỏ, chẳng hiểu vì sao lại thế, chỉ muốn nghĩ rằng bàn tay ấy không phải của mình.

Em mệt mỏi, mệt mỏi lắm, đôi mắt muốn kéo lại, giấc ngủ đến rồi, ngày có lẽ sẽ hết anh ạ! Em không hiểu nữa, bao gìơ mới hết nghĩ đến anh. Chắc vì nó vẫn là ám ảnh
Quên rồi, em quên...
Cơn mưa đêm qua sẽ xoá hết hình ảnh anh. Anh nhé!

Ban ngày thì nắng, oi bức quá! Nắng như hút hết cả hơi nước từ dưới lòng đất lên trời! Đến giờ mưa, gió, sấm chớp nữa.
Không hiểu sao trời mưa to thế. Có lẽ những hơi nước mấy ngày nắng hút lên cao, giờ lại tích tụ và rơi hết xuống đất.
Của đất thì lại trả lại cho đất thôi. Nhỉ?
Ầm ầm, ào ào! Nhớ thì chẳng nhớ. Nhưng sao mà trong lòng lại cứ ám ảnh linh tinh, rồi tâm hồn lại thành trống rỗng.
Uhm... Mưa to thật! Chị ơi, đi đưa hàng chắc ướt hết rồi! Trời mưa như vậy mà chẳng được một phút nghỉ ngơi. Giá như em có thể giúp chị phần nào. Chị vất vả quá. Lặn lội một mình, lo lắng chồng con. Em không biết có thể làm được như chị. Có khi là em ích kỷ lắm. Chẳng làm được vậy đâu. Chị ơi! Em phải làm sao?

Ướt hết cả những con đường rồi. Ướt hết rồi, ướt áo, ướt cả những kỷ niệm nữa. Thôi thì hãy hong khô cho chúng, thật khô, cho vào một cái lọ. Giữ thật kỹ, và không bao giờ lôi ra nữa.
Nhưng hình như cứ mỗi cơn mưa em lại phải hong nó một lần, và chẳng bao giờ giữ nó ở mãi trong cái lọ ấy. EM lại mang ra, và lại ngẩn ngơ, những cơn mưa, khi chiều khi tối...
 
V

vlong11

Cà Phê Muối

Chàng trai gặp cô gái ở một buổi tiệc. Cô rất xinh đẹp, quyến rũ và đến hơn nửa số người trong buổi tiệc đều để ý đến cô. Trong khi chàng trai chỉ là một người rất bình thường, không ai buồn nhìn tới. Cuối cùng, khi buổi tiệc gần kết thúc, chàng trai ngượng ngịu mời cô gái uống cà phê với mình. Cô gái rất ngạc nhiên, nhưng vì lời mời quá lịch sự nên cô đồng ý. Họ ngồi ở một chiếc bàn nhỏ trong góc phòng tiệc, nhưng chàng trai quá lo lắng, mãi không nói được lời nào, làm cho cô gái cũng cảm thấy bất tiện.

Bỗng nhiên, chàng trai gọi người phục vụ:

- Xin cho tôi ít muối để tôi cho vào cà phê!

Mọi người xung quanh đều hết sức ngạc nhiên và nhìn chăm chăm vào chàng trai! Chàng trai đỏ mặt, nhưng vẫn múc một thìa muối cho vào cốc cà phê và uống.

Cô gái tò mò:

- Sao anh có sở thích kỳ quặc thế?

- Khi tôi còn nhỏ, tôi sống gần biển - Chàng trai giải thích - Khi chơi ở biển, tôi có thể cảm thấy vị mặn của nước, giống như cà phê cho muối vào vậy! Nên bây giờ, mỗi khi tôi uống cà phê với muối, tôi lại nhớ tới tuổi thơ và quê hương của mình.

Cô gái thực sự cảm động. Một người đàn ông yêu nơi mình sinh ra thì chắc chắn sẽ yêu gia đình và có trách nhiệm với gia đình của mình. Nên cô gái cởi mở hơn, về nơi cô sinh ra, về gia đình... Trước khi ra về, họ hẹn nhau một buổi gặp tiếp theo... Qua những lần gặp gỡ, cô gái thấy chàng trai quả là một người lý tưởng: Rất tốt bụng, biết quan tâm... và cô đã tìm được người đàn ông của mình nhờ cốc cà phê muối.

Mỗi buổi sáng, cô gái đều pha cho chàng trai - nay đã là chồng cô - một cốc cà phê với một thìa muối. Và cô biết rằng chồng cô rất thích như vậy. Suốt 50 năm, kể từ ngày họ cưới nhau, bao giờ người chồng cũng uống cốc cà phê muối và cảm ơn vợ đã pha cho mình cốc cà phê ngon đến thế.

Sau 50 năm, người chồng bị bệnh và qua đời, để lại cho người vợ một bức thư:

- "Gửi vợ của anh,

Xin em hãy tha thứ cho lời nói dối suốt cả cuộc đời của anh. Đó là lời nói dối duy nhất - về cốc cà phê muối. Em có nhớ lần đầu tiên anh mời em uống cà phê không? Lúc đó anh đã quá lo lắng, anh định hỏi xin ít đường, nhưng anh lại nói nhầm thành muối. Anh cũng quá lúng túng nên không thể thay đổi được, đành phải tiếp tục lấy muối cho vào cốc cà phê và bịa ra câu chuyện về tuổi thơ ở gần biển để được nói chuyện với em. Anh đã định nói thật với em rất nhiều lần, nhưng rồi anh sợ em sẽ không tha thứ cho anh. Và anh đã tự hứa với mình sẽ không bao giờ nói dối một lời nào nữa, để chuộc lại lời nói dối ban đầu. Bây giờ anh đã đi thật xa rồi, nên anh sẽ nói sự thật với em. Anh không thích cà phê muối, nhưng mỗi sáng được uống cốc cà phê muối từ ngày cưới em, anh chưa bao giờ cảm thấy tiếc vì anh đã phải uống cả. Nếu anh có thể làm lại từ đầu, anh vẫn sẽ làm như thế để có thể được em và anh sẽ uống cà phê muối suốt cả cuộc đời."

Khi người vợ đọc xong lá thư cũng là khi lá thư trong tay bà ướt đẫm nước mắt. Nếu bạn hỏi người vợ rằng: "Cà phê muối vị thế nào?", chắc chắn bà sẽ trả lời: "Ngọt lắm".

ST
 
V

vlong11

Lời nói muộn màng


Việt và Linh ngồi trên ghế đá công viên, trong 1 đêm ít sao......Cả hai không làm gì cả. ngoài việc ngước lên và ngắm những ngôi sao lẻ loi trên bầu trời, trong khi tất cả những người bạn của họ đang vui vẻ bên một nửa của họ, trong 1 ngày cuối tuần mát mẻ....

- Chán thật đấy_Linh nói. Ước em có 1 người bạn trai để chia sẻ những lúc buồn vui...
- Anh nghĩ chúng là là những kẻ duy nhất cô đơn trên thế giới này, chúng ta chẳng bao giờ hẹn hò cả, ngoài việc suốt ngày đi lang thang trong công viên ngắm sao....Việt đáp lại chán nản

Cả hai im lặng một lúc lâu

- Này! Em có 1 ý kiến, hãy chơi 1 trò chơi đi!_Linh nói
- Trò chơi gì cơ???
- Uhmm, thì cũng đơn giản thôi, anh sẽ là bạn trai của em trong 100 ngày, và em sẽ là bạn gái của anh trong 100 ngày...anh nghĩ sao??
- .....Đ..được thôi....dù sao thì mấy tháng tới anh cũng ko có kế hoạch gì cả_Việt trả lời
- Hì hì, nghe như có vẻ anh đang mong đợi một điều gì đó, vậy thì hôm nay sẽ là buổi hẹn đầu tiên của chúng ta...Thế anh muốn đi đâu nào??
- Em nghĩ sao về 1 bộ phim! Bạn anh nói là nó vừa đi xem 1 bộ phim rất hay với bạn gái nó, hay mình đi xem thử nhé, xem trình độ nghệ thuật của thằng này đến đâu...
- Anh còn chờ gì nữa, mình đi thôi, cũng sắp hết ngày rồi còn đâu

Linh và Việt đi xem phim....buổi hẹn hò đầu tiên ko có gì đặc biệt. vì cả hai vẫn còn ngại....Tất nhiên, từ bạn thân nhảy sang ng iu chỉ sau 5 phút và vài câu nói bâng quơ.

Ngày thứ hai họ đi xem ca nhạc với nhau...Việt mua cho Linh một con gấu bông rất xinh......

Ngày thứ ba Linh rủ Việt đi mua sắm cùng với mấy người bạn, cả hai ăn chung 1 cây kem, và bạn của Linh không khỏi ngạc nhiên....mọi chuyện đến quá nhanh...lần đầu tiên họ ôm nhau

Ngày thứ sáu, cả hai leo lên 1 ngọn đồi và ngắm mặt trời lặn...Khi màn đêm buông xuống, ánh trăng bao trùm con đồi, Việt bảo Linh nằm ngắm sao, vì hôm nay trời rất nhiều sao....Một ngôi sao băng bay qua...Linh ước....

Ngày thứ 25, họ đi chơi trò chơi cảm giác mạnh, chẳng may trong lúc sợ hãi, Linh túm nhầm một ai đó và hét lên.....lúc phát hiện ra cả hai phá lên cười và xin lỗi ông bác "may mắn" nào đó..

ngày thứ 67, khi vừa đi ăn xong, qua 1 ngôi nhà mà lần trước bạn của Linh nói có 1 bà thầy bói hay lắm...Linh rủ Việt vào xem thử...Bà ta nói với cả hai:"các cháu hãy giữ gìn và trân trọng những giây phút hạnh phúc các cháu đang có"....rồi bỗng nhiên có giọt nước mắt lăn trên má bà

Ngày thứ 84, cả hai đi biển....họ trao nhau nụ hôn đầu tiên, dưới ánh mặt trời nóng bỏng

Ngày thứ 99, Việt nói chỉ muốn có 1 ngày đơn giản....Việt đèo Linh đi loanh quanh, và vào công viên, ngồi trên cái ghế đá mà họ vẫn thuờng ngồi mỗi khi đi lang thang ngắm trăng sao....Lúc đó đã là hơn 12h đêm

1h23
- Em khát quá_Linh nói
- Em ngồi chờ ở đây nhé, anh đi mua cái gì uống..Em thích gì nào??
- Mua cho em 1 chai nước khoáng đi

1h45
Linh ngồi chờ Việt đã quá 20 phút, Việt đi vẫn chưa về.........Một ai đó chạy đến chỗ Linh:

- Này em, vừa rồi ở ngoài kia có 1 người bị oto đâm khi đi ngang qua đường, nếu anh ko nhầm thì đó là bạn của em

Linh chạy đi theo anh chàng lạ, đến 1 chiếc xe cứu thương...Linh thấy Việt mặt đẫm máu, tay cầm một chai nước khoáng....Linh lên xe và đến bệnh viện với Việt.........Linh ngồi ngoài phòng cấp cứu hơn 5 tiếng đồng hồ

11h51 trưa
Ông bác sỹ đeo cặp kính trắng bước ra.
- Tôi xin lỗi, nhưng chúng tôi đã làm hết sức mình. Chúng tôi tìm được 1 lá thư trong túi áo của anh ấy.

Bác sỹ đưa bức thư cho Linh và dẫn cô vào thăm Việt, vì hơn ai hết, ông biết đây sẽ là lần cuối Linh có thể nhìn thấy Việt. Việt nhìn rất yếu nhưng khuôn mặt của anh ấy có 1 cái gì đó thanh thản....Linh bóc bức thư ra và đọc

Linh à, vậy là 100 ngày của chúng ta đã hết rồi nhỉ. Anh rất vui khi có em ở bên những ngày vừa qua, và những gì em làm đã mang lại hạnh phúc cho cuộc đời anh. Anh nhận ra rằng em là 1 cô gái rất dễ thương, cho dù anh đã nhắc bản thân anh rất nhiều lần là ko được nghĩ đến gì khác ngoài 1 trò chơi. 100 ngày hạnh phúc cũng sắp qua, nhưng anh vẫn muốn nói với em 1 điều...anh muốn làm bạn trai của em mãi mãi, anh muốn em luôn ở bên anh. cho anh những ngày hạnh phúc. Linh. anh yêu em!!!

11h58
Việt à..._Linh bật khóc_....Anh biết em đã ước gì khi em nhìn thấy sao băng ko..Em cầu cho em có thể ở bên anh mãi mãi, em biết 100 ngày đã trôi qua, nhưng...nhưng anh ko thể bỏ em..Em yêu anh...hãy quay về với em đi...Em yêu anh...

Đồng hồ chỉ 12h chiều....tim của Việt ngừng đập....và đó là ngày thứ 100...!

ST
 
V

vlong11

Ông lão đánh cá

Nhà chúng tôi nằm đối diện ngay lối vào của bệnh viện John Hopkins. Cả gia đình chúng tôi sống ở tầng dưới và để dành phòng tầng trên cho các bệnh nhân thuê ở trọ.

Vào một buổi tối nọ, tôi đang nấu súp cho bữa chiều thì nghe tiếng gõ cửa. Tôi bước ra và nhìn thấy một người đàn ông vô cùng xấu xí đứng trước nhà mình. Với thân hình co quắp và nhăn nheo của mình, ông ta hầu như chẳng cao hơn đứa con trai lên tám của tôi là bao. Nhưng khuôn mặt ông ta mới thực sự là đáng sợ, nó tấy đỏ và méo xệch.

Nhưng giọng nói của ông lại rất dễ mến: "Xin chào, tôi đến để hỏi xem bà có còn phòng trống nào để nghỉ hay không, chỉ một đêm nay thôi. Tôi từ vùng biển phía đông đến đây điều trị và phải đến sáng mai mới có chuyến xe về". Rồi ông kể rằng ông đã đi tìm phòng suốt từ trưa đến giờ nhưng ai cũng bảo không phòng trống nào cả. "Tôi nghĩ đó là do gương mặt của tôi… tôi biết trông nó thật đáng sợ… nhưng bác sĩ bảo rằng chỉ cần thêm vài lần điều trị nữa…". Tôi thoáng chút do dự, nhưng câu nói tiếp theo của ông ấy đã thuyết phục tôi: "Tôi ngủ trên ghế ở ngoài sảnh cũng được, vì xe buýt sẽ chạy rất sớm mà".

Tôi bảo rằng sẽ tìm cho ông một cái giường đàng hoàng chứ không thể để ông ngủ trên ghế được. Tôi quay trở lại bếp để hoàn thành bữa tối của mình, và sau đó mời ông cùng ăn với chúng tôi.
"Ồ, không cần đâu. Tôi có nhiều thức ăn lắm". Ông nói và giơ lên một chiếc túi giấy màu nâu. Nấu ăn xong, tôi đến chỗ hành lang và nói chuyện với ông rồi nhanh chóng nhận ra trong cơ thể nhỏ bé này là cả một tấm lòng thật bao la. Ông bảo mình làm công việc đánh cá để chu cấp cho con gái, năm đứa cháu ngoại và anh con rể đã hoàn toàn tàn phế sau một tai nạn. Trong giọng nói của ông chẳng hề có chút gì gọi là oán than, mà dường như lại ẩn chứa lòng biết ơn. Ông biết ơn vì căn bệnh của mình không hề gây đau đớn và cảm ơn vì thượng đế đã cho ông thêm lòng tin để tiếp tục cuộc sống.

Đến giờ đi ngủ, tôi đặt một chiếc giường xếp vào phòng của bọn trẻ cho ông. Sáng hôm sau, khi thức dậy, chúng tôi thấy khăn trải giường đã được xếp lại gọn gang, còn ông lão thì đã ở ngoài sảnh.

Ông từ chối bữa sáng, và trông có vẻ hơi do dự, ông nói: "Tôi có thể trở lại đây vào lần điều trị tới được không. Tôi sẽ không gây phiền hà gì cho anh chị đâu. Tôi có thể ngủ trên ghế được mà". Ông dừng lại một chút rồi tiếp lời: "Các cháu của anh chị làm cho tôi có cảm giác như đang ở nhà. Người lớn thì khó chịu với gương mặt của tôi nhưng bọn trẻ thì dường như chẳng bận tâm gì đến chuyện đó". Tôi bảo, ông luôn được chào đón trở lại ngôi nhà này.

Lần thứ hai, ông trở lại vào buổi sang, mang theo quà cho chúng tôi là một con cá thiệt bự và một bình đựng đầy những con hàu to nhất mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Ông bảo mình chỉ mới vừa lột vỏ chúng sáng nay trước khi đi vì như thế chúng sẽ tươi hơn. Chuyến xe của ông chạy từ hồi 4 giờ sáng vậy mà không biết ông đã thức dậy lúc mấy giờ để làm tất cả những việc này.

Trong suốt những năm ông đến ngụ tại nhà chúng tôi chưa bao giờ ông đến mà không mang đến cho chúng tôi một thứ gì đó.

Thỉnh thoảng, tôi còn nhận được những món quà đó qua đường bưu điện. Từ nhà ông đến bưu điện phải đi một đoạn khá xa, và ông lại còn phải tốn rất nhiều tiền để gởi những thứ tươi sống như vậy cho chúng tôi, thành thử những món quà của ông còn giá trị gấp đôi.
Có lần người hàng xóm của chúng tôi nói: "Chị đã cho ông già gớm ghiếc đó trọ qua đêm phải không? Còn tôi thì đã từ chối ông ta. Chị có thể mất khách nếu để cho những người như vậy ở trọ trong nhà mình".

Cũng có thể chúng tôi đã để mất khách một hay hai lần gì đó. Nhưng một khi họ đã hiểu về ông thì chắc chắn những suy nghĩ đó sẽ không còn.

Cả gia đình tôi luôn biết ơn vì đã may mắn được quen biết ông. Chúng tôi đã học được một điều rằng, trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng gặp được những điều may mắn. Cái quan trọng là chúng ta phải biết sống lạc quan và sẵn sàng đón nhận mọi điều rủi ro xảy đến chứ không phải chỉ biết than thân trách phận.

ST
 
V

vlong11

Xương rồng

Nó là một cây hoa nhỏ bé, sống trong một vùng đất màu mỡ. Ngày ngày, nó vui với ong, hát với gió… cuộc sống quá đầy đủ mà nó như cảm thấy thiếu thốn một thứ gì đó rất to lớn. Rồi một ngày kia, cơn gió đến, nói cho nó biết về cuộc sống của những cây xương rồng kia, mỗi ngày là một sự thử thách khắc nghiệt, đấu tranh để sinh tồn. Nó thấy trong lòng mình bỗng lấp đầy được khoảng còn thiếu đó. Nó biết rất rõ mình muốn gì. Nó bảo với gió:

- Gió ơi, tôi muốn đến vùng đất của xương rồng! Gió đem tôi tới đó được không?

Gió ngỡ ngàng:

- Bạn sao thế? Bạn chỉ là một cây hoa nhỏ bé, cuộc sống của bạn là điều mà bao cây xương rồng mong ước, tại sao bạn lại muốn vứt bỏ nó đi??

- Tôi cũng không biết nữa, nhưng tôi cảm thấy nếu tôi cứ mãi ở đây, tôi sẽ sống và chết đi như bao loài hoa khác. Tôi muốn đến vùng đất của xương rồng, khi đó, lúc tôi nở hoa là lúc tôi khẳng định được sự tồn tại của mình. Gió hãy mang tôi theo với.

Rồi nó, cây hoa nhỏ bé, nương nhờ làn gió đi tới nơi mà ở đó, nó biết, là nơi nó sẽ tìm thấy ý nghĩa cuộc sống của mình. Nó vượt qua bao cánh đồng, bao dãy núi xanh hùng vĩ. Nó rất phấn khích, ca hát cùng gió, tin rằng, đó là sự lựa chọn đúng đắn của mình.

- Này, cây hoa bé nhỏ ơi, tôi biết bạn muốn gì, nhưng cuộc sống ở đó không phải lúc nào cũng như ý bạn muốn được đâu. Nếu bạn buông xuôi, đồng nghĩa bạn thất bại và kết thúc.

- Tôi biết. Nói tôi không sợ thì là nói dối. Nhưng không hiểu sao tôi biết đó là điều mà tôi nên làm.

Rồi nó cảm thấy, không khí xung quanh mình ngày một nóng dần, khô héo. Ngay đến cơn gió cũng không còn mát mẻ với nó như xưa nữa. Nó biết, mình đã đến nơi cần đến. Và nó cảm thấy, nó đã biến thành một cây xương rồng nhỏ nhoi, yếu ớt đang chuẩn bị bước vào cuộc chiến sinh tồn khắc nghiệt.

Nó bắt đầu cuộc sống khắc nghiệt của mình ở vùng đất chỉ toàn cát và đá đó. Sự xuất hiện của nó là một điều gì đó khá mới mẻ đối với các anh xương rồng ở đây. Sự dạn dày sương gió khiến các anh rõ ràng trưởng thành và chín chắn hơn nó nhiều. Mỗi ngày, thấy nó vất vả, cố chắt bóp những làn nước khan hiếm trong bầu trời nóng như thiêu đốt, cố đâm rễ sâu hơn vào mặt đất mà nó biết, bên dưới kia có thứ mà nó cần: NƯỚC... Các anh xương rồng bỗng muốn che chở cho nó, sẵn sàng giúp nó khi nó cần và nhường nó những phần nước ít ỏi. Nó mệt mỏi tiếp nhận những thứ đó và cảm thấy thật may mắn vì có các anh ở đây với nó, cảm thấy chưa bao giờ nó được quan tâm săn sóc như ở đây.

Bỗng một ngày, nó nhận ra, nó đến đây không phải để làm gánh nặng cho người khác. Đến đây không phải để được bảo bọc, dựa dẫm. Mệt lắm, khát lắm. Nhưng nó dần từ chối sự ưu ái mà những người ở đây dành cho nó. Nó muốn các cây xương rồng hiểu, nó làm vậy là vì nó muốn xứng đáng với họ và xứng đáng với tình cảm mà mọi người dành cho nó cũng như nó dành cho mọi người. Nhưng như vậy cũng đồng nghĩa với việc cuộc sống của nó càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Có đôi lúc, ngắm những vì sao đêm sau một ngày mệt mỏi, nó tự hỏi tại sao mình phải cố gắng như thế?? tại sao mình cứ từ chối những gì nhẹ nhành mà lại tự tạo ra những khó khăn cho mình?? Bản chất nó vẫn là một cây hoa nhỏ bé và yếu đuối mà thôi. Liệu nó có vượt qua được không?? Có đôi lúc quá khát và quá mỏi mệt, nó đã muốn bỏ cuộc. Đã nhiều lúc, nó quay trở lại làm cây hoa nhỏ bé đó, nhiều lắm. Nhưng không hiểu sao, nó vẫn cố đi tiếp...

ST
 
S

sonmoc

Mắt Thủy Tinh 1
Phong lai sơ trúc, Phong khứ nhi trúc bất lưu thanh
Nhạn quá hàn đàm, Nhạn khứ nhi đàm vô lưu ảnh

Những điều ta sắp sửa kể lại cho các bạn là những gì được thuật lại từ một người điên, bệnh nhân số 23 của một bệnh viện thần kinh.
Ta gặp người ấy vào một ngày cuối đông nhân dịp ta vào thăm bệnh viện. Hôm ấy trời nắng đẹp; nắng Na Uy thật lạ, nắng không ấm, nhưng nắng lạnh lùng. Người ấy tuổi trạc bốn mươi, bốn mươi hai nếu muốn nói cho chính xác. Người cao lớn, quắc thước, trán rộng, mắt nâu, lông mày rậm, râu quay nón. Ông ta đúng là một tổng hợp của Hemingway và Nikos Kazantzaki. Sự gặp gở nào cũng là một tình cờ, và có những cuộc tình cờ làm cả một đời người thay đổi. Sự gặp gở người ấy làm thay đổi đời ta. Ta gặp ông ta vào giờ uống thuốc, cô y tá đứng cùng ta chờ cho ông ta uống xong thuốc. Ông uống thuốc và nói nhỏ cùng ta. Làm một kẻ điên giửa bao nhiêu người tỉnh không khác nào một người tỉnh lạc giửa đám người điên. Và từ đó ta thường đến viếng ông ta. Ông ấy không uống ruợu, không hút thuốc, chỉ thích uống cà phê. Ông ta vẫn thường nói, mùi cà phê là một trong năm thứ mùi hương mà ông thích nhất. Mùi cà phê buổi sáng, mùi bánh mì mới nướng, mùi mưa đầu mùa, mùi hoa mới nở, mùi của kẻ mình thương.

Đôi khi ông ngồi cùng ta, không nói một lời, đôi khi ông nói thật nhiều, những lời lúc tỉnh lúc điên. Ông kể ta nghe bao nhiêu câu chuyện, có những chuyện ta đã nghe qua. Nhưng qua những lời ông kể, câu chuyện mang một ý nghĩa khác, mở ra một viển tượng mới làm ta kinh ngạc. Có lần ta đề cập điều đó với ông và hỏi ông ý nghĩa thật sự của vài câu chuyện. Ông ta trả lời, ý nghĩa của câu chuyện không quan trọng, người kể chuyện không quan trọng. Cái quan trọng là ý nghĩa được thu nhận ở người nghe. Có ích gì khi ta kể thật hay mà người không thu nhận. Một câu chuyện hay phải mở ra nhiều khung cửa, bước vào cửa nào là tùy thuộc ở người nghe. Ta hỏi tại sao ông không viết lại những gì ông cảm xúc để tất cả cùng chia sẽ với ông. Ông im lặng, nhìn ta rồi nói, ta không biết con người có thể chia sẽ được những cảm xúc cùng nhau. Ôi trên đời này không có gì khó bằng hai con người có thể hiểu nhau. Ta không muốn viết, vì những gì viết ra đều trở thành vật chết, chỉ những gì ở trong tâm hồn là sống mải mà thôi. Khi ta hỏi ông về Thiền, ông ấy lặng lẽ nhìn ta, rồi hỏi lại, có những cái gọi là Thiền nữa sao. Ông mĩm cười chỉ cho ta nhìn những chiếc lá rơi. Ta chuyện trò với người ấy đúng hai năm, tám tháng, hai mươi tám ngày, thì người ấy mất. Ông ta chết vì ông ta muốn chết. Ông ta vẫn thường nói, con người bao giờ cũng chết quá sớm hay là quá muộn phải không. Có lẽ ông ta không muốn ra đi quá sớm hay quá muộn, nên đã giả từ ta sau hai năm tám tháng hai mươi tám ngày, đúng một ngàn lẽ một đêm. Có lần ta bàn luận với ông ta về Triết, ta hỏi ông về Nietsche. Ồng nói ông có đọc về Nietsche, nhưng ông không biết rằng Nietsche là một triết gia. Ta trả lời cả thế giới đều chấp nhận Nietsche là một triết gia. Ông ấy nhìn ta câm lặng, nhấp một chút cà phê. Lá mùa thu vẫn rơi ngoài khung cửa. Ông cất tiếng thật nhỏ, như những tiếng thì thầm. Cái mà con người sợ hải nhất bao giờ cũng là những lời nói đầu tiên. Anh có biết người điên có một quyền lực mà người tỉnh các anh không bao giờ có được, đó là sự chối bỏ; một sự chối bỏ tuyệt đối và toàn diện. Chỉ có người điên mới có thể không chấp nhận những gì mà cả thế giới đều chấp nhận phải không. Chỉ có người điên mới có một đầu óc rổng không, một sự rổng không toàn diện và chỉ với sự rổng không đó, anh ta mới có thể chấp nhận những gì mà không ai chấp nhận được.

Những câu chuyện ta sắp kể ra, không có tựa đề. Những nhân vật cũng không tên, không tuổi; nếu có tên thì cũng chỉ là tạm gọi để cho dể thuật lại mà thôi. Những câu chuyện kể cũng không theo một thứ tự nào, tất cả đều là một tình cờ theo những gì ta nhớ được. Khi ta kể lại những câu chuyện này, ta không làm văn chương, ta không làm triết lý, ta chỉ là một kẻ góp nhặt những xác bướm khô. Có một điều ta chắc chắn, dù ta có kể hay như thế nào đi nữa, ta cũng không thể nào diễn tả được những gì ông ấy kể cho ta. Ánh mắt, nụ cười, tiếng nói thì thào lúc tỉnh lúc điên. Tất cả, tất cả, người kể chuyện cùng câu chuyện kể tạo thành một bức tranh kỳ lạ, khó ai mà có thể đổi thay. Nếu ta có đề cập đến vài quan điểm về văn hóa nghệ thuật, về văn chương triết lý, về chính trị tôn giáo, về kinh tế với con người thì cũng chỉ để diễn tả lại những dòng tư tưởng của ông, những dòng tư tưởng của một người điên. Ta sẽ không bàn luận, ta sẽ không phân tách, tất cả hoàn toàn không có gì thuộc về ta. Ta chỉ làm một người kể lại, thuật lại những gì mà một người điên muốn nói với cái thế giới tỉnh táo này thôi. Khi nghe lời của một người điên, có lẽ chúng ta phải chọn cho mình một tư thế. Chúng ta có thể nghe xong rồi cười, chúng ta có thể nghe xong và bỏ qua, hay chúng ta có thể nghe xong rồi câm lặng.
Sau hai tuần lể chuyện trò kể từ ngày đầu tiên ta gặp ông ấy, ta nghe được câu chuyện đầu tiên.
 
S

sonmoc

Mắt Thủy Tinh 2

Italy vào một đêm cuối thu, sương mù dăng khắp lối. Không ai biết nó đến từ đâu, có lẽ từ một nơi nào ở cỏi hư vô, chợt đến, chợt đi che kính cả bầu trời. Sương mù kéo dài từ lúc nữa đêm, cho đến khi trời bắt đầu trở sáng. Sương mù bắt đầu loãng dần, Italy vẫn còn chìm trong giấc ngủ say sau một ngày vui cười hát múa của ngày đại hội hóa trang. Không một bóng người, và không cả một bóng ma. Đứng lặng trong sương mù chỉ có gác chuông cao của một ngôi nhà thờ cổ. Cùng tan dần với sương khói, người ta nghe có tiếng hét la. Tiếng của người hay của ma ai biết. Tiếng kêu la bắt đầu thật nhỏ, nếu không để ý, có thể hiểu lầm là hơi thở nhẹ của kẻ mình yêu. Nhưng tiếng kêu la bắt đầu rõ tiếng, tiếng la làm rung động cả một bầu trời. Người ta nghe có cả bước chân người, phải rồi một người vừa chạy vừa la hét trong sương mù sáng sớm, làm phá giấc mơ của một Italy đang còn ngái ngủ. Một con người, một thanh niên nói ra cho đúng, vừa la hét vừa chạy về phía ngôi nhà thờ cổ. Anh ta đạp cổng nhà thờ, khua dậy tất cả mọi người. Không ai nghe được những gì anh nói, tiếng la, tiếng nói, tiếng khóc, tiếng cười cùng vang lên trong đám người vẫn còn đang ngái ngủ. Anh nắm cổ áo của một cha xứ và nói ta muốn xưng tội. Nhưng bây giờ không phải là giờ xưng tội, con hãy về nhà ngủ, rồi trở lại ngày mai. Không được, không thể nào được. Anh ta đẩy cha xứ vào trong căn phòng kín. Ta phải xưng tội, nếu không ta phải chết mà thôi. Không chờ cha xứ trả lời, anh ta bắt đầu nói, tiếng nói hay tiếng rên rỉ của một con người. Tên ta là William Wilson, và đây là câu chuyện của đời ta.

William Wilson sinh ra trong một gia đình giàu có. Từ nhỏ đã tỏ ra là một cậu bé nghịch ngợm, nhưng rất thông minh. Anh ta có một biệt tài thu phục người khác; những gì anh ta nói, thường ai cũng nghe theo. Năm lên mười tuổi, William Wilson được gởi vào một trường nội trú rất nổi tiếng ở Thụy Sỉ. Ngôi trường ẩn mình trên một gốc đồi vây quanh bởi những cây tùng xanh ngắt. Trường được nổi tiếng với những kỹ luật nghiêm khắt, với những lối giảng dạy đặc biệt và hữu hiệu. Trường cung cấp những gì con người cần phải biết để có thể sống như một con người. Sân trường trải dài với những cây phượng đỏ, với những gốc me già, cùng những bức tượng buồn của một thuở xa xưa. Tất cả tạo nên một bức tranh huyền hoặc như được lấy ra từ một giấc mơ xa. William Wilson rất nổi tiếng ở trong trường, học thì bao giờ cũng đứng đầu lớp, và chơi thì bao giờ cũng lãnh đạo tất cả những cuộc chơi. Không ai mà không biết đến William Wilson, không một học sinh nào mà không theo gót anh ta. William Wilson sống những ngày vui vẽ nhất của một cuộc đời. Nhưng cuộc vui nào cũng tàn, William Wilson bắt đầu thấy chán. Anh ta bắt đầu quấy phá ở trong lớp học, phá các thầy giáo, cô giáo, phá cả bạn bè. Anh ta thường phá phách trong lớp, nhưng khi thầy giáo, cô giáo hỏi đến, thì không ai dám nói một lời.

Hôm ấy trời đang bước vào xuân. Hoa xuân bắt đầu chớm nở, chim chóc đang bắt đầu cất tiếng hót ca. Một ngày như thế này mà ngồi trong lớp học thì thật uổng phí cả một thời xuân. William Wilson lấy bình mựt đỏ đổ ra trang giấy trắng. Vết mựt đỏ lan ra tạo nên những hình ảnh lạ kỳ. Anh ta ngắm nhìn những hình tượng ấy, anh ta nghĩ gì không ai biết được, những vết máu hồng hay những bóng ma. Anh ta nhất nắp bàn lên rồi đặp mạnh xuống. Tiếng ầm vang làm thức giậy cả những hồn ma. Ai đó. Không ai dám nói một lời. Đó là William Wilson, một cậu bé ngồi cuối lớp học chỉ vào anh ta. William Wilson nhận những thước kẻ gỏ vào lòng bàn tay và phải quỳ gối suốt trong hai giờ học. Ai mà dám chống lại ta, nó chắc là kẻ mới vào lớp học hôm nay. Tất cả những gì trên thế gian này cũng đều có thể chấp nhận được, nhưng chống lại ta thì không được, nhất định là không được phải không. Việc này không thể bỏ qua. Hãy bắt lấy nó. Trói nó lại. Treo nó lên trên gốc cây đó. Đào cho ta một cái lổ lớn ở dưới chân nó. Bắt cho ta vài con chuột, càng nhiều càng tốt. Thả xuống đó. Ngươi có nghe không. Tiếng chuột chạy, tiếng chuột kêu, ngươi có sợ chuột không. William Wilson đứng nhìn cậu bé đang giẩy dụa khóc la. Bịt miệng nó lại. Ngươi có biết ta là ai không. Ta William Wilson. Trên đời này không thể nào còn có kẻ dám chống lại ta. Chống lại ta là phải bị trừng phạt. Dù cho ngươi mới vào lớp học, dù cho ngươi chưa biết đến ta, tội này cũng không thể nào tha thứ được. Thả xuống. Các bạn của anh ta bắt đầu nới giây, thả cậu bé từ từ xuống hang chuột. Đám chuột vừa chạy vừa kêu la như đang trông chờ phép lạ. Khi chân cậu bé sắp đụng đến đám chuột , William Wilson kêu lên : Dừng lại. Cậu bé co chân, run rẫy khóc than. Những con chuột này thích nhất là thịt của những thằng bé như ngươi, dám chống lại ta. Dừng lại. Kéo lên. Thả xuống. Cậu bé được kéo lên và thả xuống nhiều lần. Cậu bé quá sợ đến ngất thiếp luôn.
Trời hôm ấy thật đẹp, thật trong sáng, mây hồng nắng ấm. Có những ngày trong đời mà con người không bao giờ quên được phải không. William Wilson vẫn tiếp tục trừng phạt cậu bé khốn khổ kia. Bỗng nhiên có một chàng học sinh bước lại. Anh ta cũng trạc tuổi William Wilson. Anh ta bảo các bạn học sinh, hãy thả người học sinh kia xuống. Điều đáng ngạc nhiên là các bạn của William Wilson nghe theo lời người mới đến, cởi trói và thả cậu bé đáng tội nghiệp kia. Thả xong cậu bé, các bạn học sinh đều bỏ chạy, chỉ còn lại một mình William Wilson và người học sinh mới đến mà thôi. Không có nổi đau đớn nào bằng. William Wilson nhìn người mới đến và cất tiếng hỏi. Mầy là ai. Ta là William Wilson, người ấy trả lời. William Wilson cất bước bỏ đi. Suốt đêm ấy, anh ta không ngủ, anh ta không thể nào ngủ được. Có một tên William Wilson nào trong trường này mà ta không biết. Hắn là ai mà dám chống lại ta. Nhất định ta phải tìm cho ra nó. William Wilson thao thức suốt đêm. Anh ta ngồi dậy, bước xuống giường. Anh ta nhìn dãy giường dài trong căn phòng ngủ của trường nội trú. Tất cả đều đang mê ngủ làm như không có gì vừa mới xảy ra. Ôi những con người. Anh ta bước lần theo bức vách. Anh ta lần mò tìm kiếm, như kiếm tìm một chân lý ngàn xưa. Anh ta tiến đến bên giường ngủ của Willam Wilson. Đứng lặng, ngắm nhìn. Đây là William Wilson, đây là kẻ dám chống lại ta. Tất cả đều lặng im, không cả một hơi thở nhẹ. Không gian như chìm trong giấc ngủ ngàn thu. Anh ta đưa đôi bàn tay nhỏ bé siết chặt lấy cổ của William Wilson. William Wilson vùng dậy, thế là cả hai vật lộn làm náo động cả căn phòng. Người canh gác chạy vào tách ra hai cậu bé, rất hài lòng như vừa làm xong một cuộc giải phẩu tài tình. Ngày hôm sau cả hai đều bị trục xuất khỏi trường nội trú, William Wilson được gởi trả lại với gia đình. William Wilson không cảm thấy một chút gì tiếc nuối. William rời bỏ ngôi trường như xé một trang sách của cuộc đời anh.

Không có gì hồn nhiên bằng tuổi ấu thơ. Những gì trôi qua, thì trôi qua biền biệt. Thời gian thấm thoát, William Wilson đã trở thành một cậu thanh niên. Anh thi đậu vào một trường đại học y khoa. Trong trường y khoa, William Wilson cũng là người nổi tiếng nhất, tất cả đều phải biết đến anh. Anh ta thường tụ tập bạn bè thực tập ở trong phòng thí ngiệm, tối đến thì ngồi đùa giởn chuyện trò ở những quán nước bên đường. Nếu đời mà không có rượu, có bia, không có cô bán quán bên đường, thì cuộc đời này buồn lắm phải không. Này cô em cho ta xin ly rượu. Cô có uống một cốc cùng ta. Ta chán tim, chán ruột. Em ơi, nếu con người không có con tim, thì thế gian này chắc là dể sống lắm. Đúng đấy, tại sao con người phải có con tim. Nếu Nietsche không điên thì Nietsche không phải là người. Triết lý, chao ôi đáng giụt vào giỏ rác. Mây giẩy chết bên dòng sông vắng lặng, trôi thây về xa tận cỏi vô biên. Phố hồn em. Ối phố hồn em.

Ta đi trong khu phố hồn em
Nghe âm vang rót lên từ vạn cổ.
Ngày giẩy chết bên ngoài khung cửa sổ,
Cởi áo mình lau lấy những tàn phai.

Gió im hơi phố hồn em trống vắng
Bước chân buồn ta làm khách lảng du
Gỏ cửa thiên thu chợt phải cúi đầu
Đường đã hết ta bước lầm ngỏ cụt.

Ha ha, này cô em, phố hồn em đang nắng hay mưa, hãy mở nhẹ cho ta vào với nhé. Ta chán mổ người chết quá rồi, tại sao ta không thử mổ người sống xem sao. Đúng đấy đã đến lúc chúng mình mổ người sống xem sao. Hãy bắt con nhỏ đó. Nhớ dùng thuốc mê. Trời hôm ấy trong sáng, ôi có bao nhiêu ngày trong sáng của một cuộc đời. Phòng thí ngiệm lạnh lùng, chiếc bàn mổ nằm im chờ đợi. Hãy mang nó vào. Hãy để nó lên bàn đó. William Wilson mang chiếc áo trắng của sinh viên y khoa, tay cầm con dao mổ. Đối diện anh là một đám sinh viên đang đợi chờ một cuộc phiêu lưu. Người ta nói con tim là một cơ quan kỳ lạ nhất của con người. Yêu thương cũng vì nó, mà ghét bỏ thù hằng cũng chính bởi con tim. Ai biết được tại sao con tim chất chứa bao nhiêu điều kỳ quặc, hãy trả lời ta. Ngày hôm nay trước mắt các bạn đây, ta sẽ mổ cho các bạn xem một con tim mang đầy máu nóng. Hãy xem, hãy xem cho kỹ sao con tim có thể chất chứa bao nhiêu nổi u phiền. Em ơi chắc chắn em sẽ vui sướng lắm khi làm một người không có con tim. William Wilson cầm con dao mổ, đang từ từ ấn xuống ngực cô gái trần truồng nằm thiếp mê trên bàn mổ lạnh. Cánh cửa phòng tự nhiên bật mở, một sinh viên y khoa mặt áo trắng đi vào. Thấy anh ta tất cả đều bỏ chạy, Willam Wilson cũng buông thả con dao. Anh quay lại đối diện với người mới đến. Mầy là ai. Ta là William Wilson. William Wilson bỏ chạy, anh ta bỏ chạy như muốn trốn một quá khứ hải hùng.

Con người thật dể quên. Quên những gì vui, quên những gì buồn. Quên những nổi đắng cay. Quên bao niềm nhung nhớ. Nước bên cầu vẫn chảy không thôi. William Wilson đã tốt nghiệp ra trường. Anh ta phải thi hành nghĩa vụ quân sự và đăng vào hải quân. Anh ta thích lang thang trên biển, thích ngắm sao trời, thích nhìn sóng nước. Trong đám hải quân, William Wilson cũng là người nổi tiếng nhất; không có cuộc chơi nào mà vắng bóng anh ta. Ngày hôm ấy, tàu anh ta cập bến Italy, vào một ngày đại hội hóa trang. Một ngày như thế này mà không vui là không được. Trời bắt đầu ngã bóng, cuộc vui chỉ mới bắt đầu. William Wilson hóa trang thành một hiệp sĩ, mang áo khoác, đeo mặt nạ, lưng đeo thanh kiếm. Anh ta bước vào bửa tiệc như một khách thượng lưu, không ai mà không chào hỏi anh ta, không ai mà không nhìn anh ta thán phục. Trong đám người dự tiệc có một người con gái. Cô ta chợt đến như một hồn ma của thời trung cổ, thức dậy để trêu ghẹo anh ta. Mọi người săng đón cô ta, vây quanh cô ta, William Wilson cảm thấy như một ánh sao mờ. Không thể được, có kẻ nào có thể bước qua mặt ta sao. Cơn tiệc kéo dài. Tại sao mình không tổ chức một cuộc bài. Có rượu, có vui mà không đánh bài là không được. Trên kia, trên kia có căn phòng trống, chúng ta hãy vào đó cùng vui. Một canh bạc vui mà thiếu cô thì không được, không có nàng thì ta vui với ai đây. Mọi người quay quanh chiếc bàn nhìn bốn người bắt đầu ngồi xuống. Bài đâu. Phải chơi xì tố. Cuộc đời như canh bạc phải không. Bốn tay bài, William Wilson, cô gái, một ông khách với hình ảnh một hoàng đế nước Anh, và một thanh niên đóng vai một nghị sĩ của Roma vào thuở vàng son. Canh bạc kéo dài theo đêm rủ xuống. Con người thường quên thời gian trong hai trường hợp, khi ngồi trong canh bạc hay khi làm một kẻ đang yêu. Trời đã quá nửa đêm, thế giới như thu quanh bên chiếc bàn nhỏ bé. Vị hoàng đế nước Anh bỏ cuộc trước, rồi đến chàng nghị sĩ Roma. Chỉ còn lại hai tay bài, cô gái và William Wilson. Cô gái tươi cười như hoa mới nở. Càng đánh càng ăn. Cuối cùng William Wilson hết tất cả tiền. Anh ta rút trong mình ra một chiếc đồng hồ vàng, trên mặt đồng hồ có khắc hai chữ WW. Chiếc đồng hồ vàng này là vật gia truyền của dòng họ ta, nó đáng giá vô cùng. Nhưng nếu cô chấp nhận ta xin đánh nó với giá 100 đô. Nếu ta thua thì đây là canh bạc chót, nếu ta thắng thì có lẽ trời không muốn ta phải xa cô. Xin mời. Cô gái nói chẳng một chút đắng đo. William Wilson thắng canh bài đó, và từ đó anh ta thắng mãi. Bao nhiêu tiền trước mặt cô gái đã chuyển về phía anh ta. Trời bắt đầu trở sáng nhưng vẫn còn nuối tiếc đêm mơ. Hai người vẫn tiếp tục cuộc bài, cô gái đã nợ anh ta đến mấy trăm ngàn đô. William Wilson đứng dậy. Ta không thể tiếp tục đánh như thế này nữa, nhưng ta cũng không thể thắng cô rồi lại bỏ đi. Ta xin đề nghị một canh bạc chót. Nếu cô thắng, tất cả món tiền này đều thuộc về cô, cả món nợ cô thiếu ta cũng đều xóa bỏ. Nhưng nếu anh thắng. Nếu ta thắng, cả món nợ lẫn đám tiền này cũng thuộc về cô, nhưng cô phải làm một điều theo ý muốn của ta. Cô ta rõ lắm, còn cách nào hơn. Cô gái chấp nhận lời đề nghị của anh ta. Tất cả mọi người đều lắng im theo dỏi.
Canh bạc diễn ra rất chậm, như canh bạc chót của một đời người. Phải chi đời người có canh bạc chót, thì ta cũng xin đánh lấy đời ta. Lá bài chót dở ra, tất cả đều im hơi chờ đợi. William Wilson thắng. Cô gái lạnh lùng đứng dậy. Lúc nào và ở đâu. William Wilson cũng đứng dậy. Bây giờ và ở đây, ngay trước mặt tất cả mọi người đang có mặt hôm nay. Anh ta bước đến bên cô gái, xé rách vạt áo, đưa cánh vai trần. William Wilson rút ra một cây roi da và bắt đầu quất vào người cô gái. Máu bắt đầu rướm đỏ, nước mắt trào dâng. Tất cả đều quay mặt đi, không ai muốn nhìn cái cảnh tượng kia. Cũng không ai để ý, một người mang áo khoác, đeo mặt nạ, lưng đeo thanh kiếm vừa bước vào phòng. Người ấy lặng lẽ đi lại chiếc bàn nơi William Wilson ngồi, nhất chiếc khăn bàn lên, để lộ những con bài. Rồi anh ta bỏ đi để lại trên bàn một chiếc đồng hồ nhỏ. Tiếng xì xào bắt đầu nổi lên trong căn phòng. Không gì xấu xa bằng trò bạc lận. William Wilson chạy lại chổ ngồi cầm lên hai chiếc đồng hồ, cả hai đều có khắc hai chữ WW. William Wilson tưởng chừng như không đứng vững, cả một thời quá khứ trở lại với anh. Anh nhớ rất rõ những gì anh tưởng đã quên đi. Anh rút kiếm ra chạy xuống thang lầu. William Wilson! William Wilson! đừng theo dỏi đời ta như một con chó, hãy để ta sống lấy cuộc đời ta. Anh lấy kiếm đâm vào người kia. Người kia đánh trả. Cuộc đấu kiếm diễn ra. Người kia đánh gãy kiếm của William Wilson, rồi quay gót bước đi. William Wilson ngã xuống bật thềm. Ôi có ai biết được thế nào là nổi tuyệt vọng của một con người. William Wilson nhìn chiếc kiếm gãy trên tay. Anh ta la lên rồi lao mình xuống. Người kia quay lại, chiếc kiếm gãy vừa đến gắm chặt vào tim. Máu bắt đầu tuông chảy, người ấy ngã xuống, mắt vẫn nhìn William Wilson. William Wilson lẽ ra thì anh không nên giết ta, vì giết ta thì anh không thể nào sống được.
Thế là sao, anh bắt đầu bỏ chạy. Chạy đến đâu, chạy về đâu anh nào có biết ... Đó là cuộc đời ta. Hôm qua chắc con uống nhiều lắm phải không. Hãy trở về nhà nghỉ ngơi và nhớ rằng chúa bao giờ cũng ở bên con. Ngươi không hiểu, ngươi không hiểu, ôi ngu ngốc làm sao. William Wilson xô nhào cha xứ, chạy ra khỏi nhà thờ hướng về phía gác chuông cao. Anh trèo lên, trèo lên trên đỉnh gác chuông. Anh đứng lặng nhìn ra, trời đất một màu. Trên đời này chỉ có một mình ta. William Wilson lao mình xuống từ gác chuông cao. Mọi người trong nhà thờ đổ xô ra, chạy đến. Thì anh ta đã chết, trên ngực vẫn còn mang thanh kiếm gãy, với vết máu hồng tuông chảy từ tim.

* * *
Ta nghe xong rồi ngồi yên, không biết phải nói làm sao. Người ấy cũng chẳng nói gì. Tách cà phê đắng hơn bao giờ hết. Ta giả từ ông. Bước ra khỏi bệnh viện. Ta đến bên xe, mở cửa ra rồi đóng lại. Ta muốn đi bộ một chút, ta muốn một chút gió chiều. Bệnh viện thần kinh ở trên một ngọn đồi đầy lá cây xanh. Ta bước đi đầu óc rổng không. Ta trở lại xe, về nhà. Ta vẫn thường tự hỏi, bởi lý do gì ông ấy phải vào đây.
Ngày hôm sau ta đến thăm người ấy. Ôi may mắn cây lá vẫn còn xanh.

(còn tiếp)
 
S

sonmoc

Nhiều khi tôi thấy chán chường nhưng một đời thơ lại mới vừa sinh sôi trên vùng đất cằn khô là trái tim tôi ,hôm 7 đưa thơ tôi vào thư viện VNTQ ,tôi mới cảm thấy câu thơ này sinh động đến làm sao:
Ta cứ tưởng trần gian là cõi thực ,
Cho nên ta tất bật đến bây giờ.(Bùi Giáng?)
Phài chi trước lúc gặp 7 tôi đừng gián đoạn với thi ca trong thời gian dài đến như vậy ,dễ dầu cũng đến chục năm hơn ,thì chuyện hì hục soạn những bài thi DELF ,DALF ,TCF cho lũ học trò pháp văn cũng không khô hoá đời tôi đến nhiều khi tưởng lại rơi vào cái vòng kim cô stress.Từ lâu ,tôi như chưa được thuần ngã như chú khỉ Tôn Ngộ Không ,cứ lai rai giởn mặt Quan Thế Âm và Thích Ca Phật Tổ .
Bây giờ thì đỡ nhiều khi tập tểnh cầm lại ngọn bút,thư giản với chút ý thơ còm nhưng thấy đời còn rất nhiều chút một để yêu thương.
Chiều nay lại xuống Thanh Đa quần con ngựa sắt dưới từng hàng tre ,khóm trúc ,cội Gòn và dòng sông đùng đục màu lơ đểnh ,nhấp ngụm cà phê một mình và chợt giụt bắn mình khi tiếng chuông điện thoai mang trong túi áo lại réo lời iu thương của vài thằng bạn nhậu.
Chúng nói :" Mày chơi xé lẻ xuống quán thịt dê Tư Trì à?Thằng quỷ nhỏ?"Thật ra chỉ là muốn chút entre temps cho những buổi dạy học khệnh khạng ,căng thẵng của mình mà?Chợt cười một mình khi có thằng doạ :"Tao thấy mày lúc này cũng đi lên đi xuống nhiều như ông Giáng đó ",tôi ngây ngô hỏi lại thì nó cười khì :"cái ông mà :
Sàigòn Chợ Lớn rong chơi,
Đi lên đi xuống đã đời du côn
đoá !"
Thì ra nó doạ đưa tôi vào.....Viện Bịnh Hoà Biên ,khốn thật !

Chẵng hiểu sao từ những năm mới đệ lục ,đệ ngũ (cinquìeme ,sixìeme)của tư thục trung học Les Lauriers ở khu Tân Định ,Sàigòn,thay vì ghiền chơi dế ,lúi cúi với mấy bàn đá banh ,hay đi ngoại thành thả diều thì tôi luôn bị cuốn hút bởi thú đi dạo trong nghĩa trang !Có những buổi học toán khô khan quá ,tôi lại lang thang vào nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi có tường rào rãi trên 4 mặt đường.Thế giới đó như một thế giới tâm linh đầy huyền bí và quyến rũ.Những mộ chí im lìm ,những vòng hoa tang mới cũ tuyệt đẹp.Tôi lại yêu cả những bông lay ơn tàn tạ và nhuốm màu khô héo.Tôi kinh ngạc đứng bên những ngôi mộ thiếu nử và nhớ về bài Đám tang người trinh nữ của Nguyễn Bính ,lòng bâng khuâng cảm xúc.Có người làm thơ tuyệt mệnh thật xúc động ,thật mãnh liệt như nuối tiếc cuộc đời này trước khi "Hoa đem tin ngày buồn..."(nhạc Lê Uyên phương).Rồi chính mắt tôi thấy nấm mộ thấp lè tè ,rĩ sét của ông tt họ Ngô một thời hét ra lửa trên chính trường miền nam,thật ra không giống như tin đồn mộ ông ta bị rào dây kẻm gai ,chỉ là chung quanh mộ được vây bằng bốn sợi dây sắt vàng khè nắng mưa.Trông thật hẩm hiu và cô quạnh.
Con người rồi ai cũng nằm xuống.Sang ,hèn ,tài trí ,bất tài ,nổi tiếng ,vô danh ,tất cả như một đống tro tàn trước phong ba thời gian.Ngậm ngùi và ngậm ngùi.
Một thằng bạn đệ lục ,cùng bàn, của tôi cũng đã nằm yên trong đó sau một cuộc phẩu thuật ruột thừa.Bây giờ không biết di cốt đi đâu.
Nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi không còn nữa ,thay vào đó ,trên con đường Hiền Vương cũ mổi sáng đi qua là một công viên tuổi thơ hiền hoà và thơ mộng.Thôi thế cũng tốt ,giữa lòng thành phố lớn tôi không muốn từng ngày dài hơn một chuỗi hoa tang chế....
 
S

sonmoc

Chắc tôi cũng đền buồn cười khi thấy lúc này mình mộng mơ vượt mức yêu cầu ,làm thơ mõi mệt ,làm thơ khốn cùng ,nhưng khác xưa nhiều lắm.Bây giờ thơ như một sự ly khai với chính mình trong cuộc sống hằng nhật.Rồi ra mới biết mình bị refoulé về hưởng thụ đời ,hưởng thụ những tình cảm bạn bè.Mình chỉ biết những trang giáo án thôi ,những lớp học phải gồng cứng cái vẻ mô phạm thực tâm không thích mấy.Nhưng phải nói mình qua tuổi bồng bột chưa?Tứ tuần hơn cũng chẳng là quá già ,nhưng mình cứ như cái xe vừa xuống dốc vừa bóp chặt cái phanh buồn cười hết chổ nói..Ngày xưa ở trung học có ông thầy bị hiệu trưởng nhắc nhở nhiều.Thầy bắt đầu một giờ văn thật hay bằng cách ghi lên bảng đen câu phấn trắng bay bướm :"Rốt cuộc làm thơ chỉ là một cuộc nói nhãm có vần điệu "Xưa đã thấy ông đúng ,bây giờ càng đúng hơn.Thế nhưng thầy vẫn bị khiển trách.Trong ta cũng vậy ,tên nhà giáo không thèm chơi với gả làm thơ Não nùng sao não nùng sao não nùng.Mấy hôm rày cứ đi dạy về là đi dán bùa (thơ í mà ) đầu đường ,ngỏ phố (trên mấy trang web quen í mà)Riết rồi đâm ra tự nhận thức mình nhiện net ,mà sầu ơi ,ở vn này chưa có điều trị cai nghiện net ,mới có chết thiệt sự vì chơi games quá "liều" thôi kinh dị quá...mà cũng là bình thường quá vì mình hiểu rõ tâm trạng kẻ nghiện cơ mà.Ngày mai dầu có ra sao nhỉ..."Thôi thôi tôi chẳng thích uống thuốc liều.ngày hôm nay no class ,buồn như trẻ con no milk ,để ra tủ lạnh lục chai vinamilk uống đở ,hay là vài chai bia rẻ tiền?Đó ,cám dỗ lại đến nữa.Vợ tôi nói uống rượu là có tội ,no way...!

Chưa đến tháng 7 ,chưa đến Vu Lan Thắng Hội nhưng con vẫn nhớ tới bố má thật nhiều dù rằng sắp tới đây sẽ tròn 2 năm ngày mất của bố má.Tới giờ nhiều người vẫn nói 2 cái tang cách nhau có vỏn vẹn 20 ngày ,quả là một mất mát ghê hồn không có gì bù đắp được.Đối với con ,nó là một cơn mộng dữ không hứa ngày chấm dứt.Hôm 19/10/2005 ,bố đi trong giấc ngủ ,sau buổi cơm trưa con còn đút bố ăn ,con thật mang trong mình tội lỗi vì lo vội vã đi đưa thiệp đám cưới của mình chỉ chào bố từ ngoài cửa phòng ,không nghe ừ hử lại nghĩ bố ngủ rồi.Đến 6 h chiều bên đường Lê Văn Sỹ ,con mới chạy về thì thấy nhà đông nghẹt người ,con vẫn ngây ngô chưa hình dung được việc gì xảy ra khi thấy hàng chục chiếc honda và đám đông bà con lối xóm đến lu bu trong nhà mình.Bố thật sự mất lúc 4 giờ chiều ,không một lời trăn trối và không có người than nào bên cạnh lúc bố trút hơi thở cuối cùng.(Sau 5 năm bán thân bất toại ,nhưng chỉ có 2 tháng cuối đời là nằm một chổ )Thưở ấy con chưa có mobile ,và người nhà không sao báo tin sớm cho con được.
Má mất sau bố 20 ngày ,sau 20 ngày ngồi khóc lệ tràn lên tấm thân gầy guộc vì bạo bệnh của má ,bệnh viện đã lấy đi của má một thực quản và biết bao là máu đào trong 3 lần đại phẩu để kéo bao tử nằm sai vị trí xuống.Lúc bố sinh thời ,cụ thể là những năm tháng cuối đời ,má thường không biểu lộ tình cảm thâm sâu với bố trước mặt mọi người vì má rất bản lỉnh và cương quyết trong cuộc sống.Má không thích và không cần thơ văn để thưởng thức trong khi bố hay viết lách những trang thơ tình chỉ cất riêng trong tủ áo.Bố lãng mạn và má không lãng mạn. Nhưng con thấy giọt lệ của tâm hồn không chút tỳ vết lãng mạn của má lại thực hơn ,lại điếng hồn hơn những giọt lệ thi nhân rất nhiều.Má cứ lặp đi lặp lại "Ôi ,những ngày chót bỏ mặc ổng mà đi lo cưới với hỏi cho thằng S...tao buồn lắm "và má khóc trong cơn suyển nghẹn ngào.Rồi má cũng ra đi trong một cơn suyển mà bị nhồi máu cơ tim ,cứ mổi lần nhìn thấy 3 đứa con quỳ đọc kinh trước bàn thờ dẫu thằng út đã 46 tuổi má lại hồi tưởng ,hồi tường và xúc động thái quá.
Má chết giác 1 giờ sáng hơn ,có mặt mọi người ,trong tức tưởi tôi không còn dòng lệ nào để tuôn.
Còn nhớ ngay sau khi bố tôi qua đời ,di hài chưa tẩm liệm bà đã lật đật duối vào tay tôi 200000 đồng để đi taxi (ngày ấy tôi bị gián đoạn dạy học vô thời hạn và lấy vợ như một sự liều lĩnh vì quen biết đã hơn bốn năm trời mà H. cũng đã 38 tuổi) và hối đi qua nhà H. để tiến hành xin cưới chạy tang cùng với người hàng xóm thân thiết đáng tuổi chú,bác làm người đại diện.Cách đám cưới tôi 10 ngày bố tôi ra đi ,khi H. về làm dâu được 20 ngày má tôi không còn nữa.Còn gì để nói bây giờ ngoài nổi đau vô hạn?Trước dó đi xem thầy ,thầy ở chùa nói số chúng tôi có tốt có xấu khi lấy nhau nhưng có cái quá xấu là "Bát San Tuyệt Mệnh"
"(tức là lấy nhau giữa hai người sẽ dễ có một người mất mạng ),tôi không tin tưởng mấy ba chuyện này.Nhưng má ơi ,bố ơi ,tụi con không sao cả ,sao bố má lại nghìn trùng xa cách như vậy?Hay bố má giủ tình(mà cũng chính vì tình) mà đi thay chúng con?Xin bố má tin rằng vợ chồng con suốt cuộc nhớ thương bố má nghìn đời.Nếu có một sự chọn lựa nếu dị đoan là có thật ,con sẽ không lấy vợ nữa (nếu quả thật bố má chết đi để thế mạng cho một trong hai đứa chúng con)Tôi không mong H. đọc những dòng này là lẽ tất nhiên vì tự tâm khảm nàng đang đè sâu một mặc cảm tội lỗi là nhà được một mất hai từ khi nàng bước về nhà tôi sau một đám cưới chạy tang không kèn không trống chỉ để đội ngay lên đầu vuông khăn tang những đến hai lần.Đời đời thương tiếc bố má.

Lúc này uống cũng hơi thường ,nói cho chính xác là như vậy (một lần một tuần )thay vì trước đây hai ,ba,tuần mới tìm ra cái cớ mà uống.Cuối tháng lãnh lương một mối dạy sộp ,lâu ngày gặp lại một thằng bạn học đang rất chi là tâm sự áo cơm ,hoặc giả thường xuyên nhất là thấy thiếu thiếu một chất men cho cái đời sống tẻ lặng này.Nhưng như vậy có giống với ghiền không nhỉ? Câu trả lời tự tâm tư là có ,nhưng say có định kỳ và ghiền trong mức độ.Chợt nhớ lời bố tôi.Thằng nào nói uống rượu không say thì ép uổng đời con người ta quá ( đời chai rượu ý )Và cũng nhớ tới lời hát cải lương rỡm xưa thường nghe ỏm tỏi từ nghệ sỹ tài danh H.C:"Uống rượu không say ,ta nào hay...",đều chí lý cả.
Nhưng tôi có một cố tật là uống một mình và ít hoặc không mồi.
Tôi không mặn câu :'tửu bất khả ép ,ép bất khả từ ",tôi uống vì tôi ,cho tôi ,và do tôi.Nghe có vẻ tự kỷ hay ích kỷ chi đó nhưng mặc ,tôi là thế.
Bởi ,cái sự ép uổng ngoài làm cho bạn cho ta hò phát mệt thì ngoài ra thảng hoặc cũng dễ sinh ra cái điều nay:hay cãi cọ.Mà con người tôi vốn không ưa tranh luận lại càng tránh xa những cãi cọ hoang đường.Người nói con cá Tai Tượng nuôi nhà ép giống được ,kẻ rằng ép giống ở trại mới thành công ,người nói con cá La Hán có cách nuôi cho nó trổ chữ trên mình ,tha nhân đối diện bảo rằng không.Cứ thế màcãi hăng tiết vịt ngẫm chẳng hay ho gì mà lại lại hoang đường ở chổ chúng ta rồi sẽ tưởng chúng ta đang là những nhà nông lâm súc uyên thâm trong khi một món chiên giản đơn vợ nhờ trông giùm ở nhà một chủ nhật nào đó thì cứ bảo thời gian đứng trông dài hơn thế kỷ.
Tôi chỉ quen ngồi ở một góc phòng ,nghe nhạc Trịnh và Lê uyên ,rượu không xài ,dăm chai bia la đủ.Và phải la bia quen ,thuốc đã tật nguyên mác Khánh Hội ba ngàn rưỡi gói ,bia vn iso lề đường 2nghìn rưỡi một chai.Không chỉ vì nghèo mà thói quen đà ngự trị.Hôm tất niên Đinh Hợi ,dzô beer không nhớ chai chỉ nhớ người đẹp phục vụ châm ly chớp mắt bao nhiêu lần vì khói lẩu nghi ngút.Ơi Hei ,uống mi sao giống một kiều nữ hút thuốc the và không nuốt khói.Ta có còn là ta nữa chăng?

"Hôm qua em đi tỉnh về ,
Hương đồng cỏ nội bay đi ít nhiều "
Hay là ta lập dị hay là ta riết róng? Không ,ta chỉ mong chung thuỷ với vài thói quen.Đời sống hôm nay ,chút cá biệt phải làm đơn xin phép?
Tiệc bọn bạn mời tất niên lớp 12 cũ ,"giá thành "hơn 7 triệu ,ta xót xa bâng khuâng ,dẫu ta chỉ góp gom chút đỉnh vì bè bạn khá giả cứ lè nhè "i ll kill you if you need to pay it..."
Bữa xem tv thấy miền trung lại tang thương vì bão tố ,người ta không có cái đút vào mồm ,người ta sau đêm "chẳng biết nơi đâu là chốn quê nhà..."
Tôi say mê vài nhạc sỹ ,trong đó có Vũ Thành An,ấy chết rằng thưa mê nhạc chứ không mê người !10bài Không Tên số nhớ số không nhưng có vài cung ý đã trở thành diễm tuyệt trong tâm hồn tôi.
Mai về sau nước mắt có cạn ,khi xa đời thưong cho đàn con ,triệu người quen có mấy người thân ,khi lìa trần có mấy người đưa?mong không sai!môn học thuộc lòng là môn tôi ương ưong nhất khi xưa đến trưòng nên bố khỉ ,cầu mong đừng nhớ trật.Bạn cứ hình dung tôi không thuộc trọn vẹn một bài thơ tôi làm
sáng tạo vớ vẫn mà thôi...Nhưng thơ mình tự..xử được ,còn thơ,nhạc của thần tượng phải trân quí thôi.
Thơ với nhạc trong VTA đã quyện thành một (như trường hợp T.C.S)nhưng nghe VTA vào những lúc ngà ngà chút hoài tưởng về Dung thì lại phê hơn rất nhiều.
"Đêm sâu mái tóc em dài ,buông xuôi ,xuôi theo dòng đời ,mà đời dài như tiếng kinh cầu ,còn sầu mang đến cho nhau"Tóc Dung cũng dài trong những đêm gác trọ buồn tênh xưa ,bây giờ nghe đâu nàng đã trả hận tôi bằng cách lấy anh thương binh sống đời lam lũ và có với nhau đến 8 mặt con.Bạn thân ái đã mang tin này ,mong rằng bạn không đùa giỡn trên linh hồn tôi đa mang sầu khổ.Năm Dung lấy chồng tôi và Dung vừa xong cao đẳng.
Gìơ chót nghe tin VTA lên chức Thầy Sáu cũng lâu rồi để bây giờ tôi biết những bài Không Tên đã đến con số 50.Dung chỉ là một tên tuổi của cõi riêng tình yêu tôi những năm tháng sinh viên nhưng Dung hát VTA với tôi là trên cả tuyệt vời.
Thưa Cha Phó Tế Hải ĐồngTêrêsa Giê Su VTA,hãy rữa tội cho những bước chân chạy trốn tình yêu của con thời sinh viên đã hơn 20 năm ,con tin cậy vào Cha.
Hôm nay muốn đau,mà ngộ ,may là chỉ muốn thôi chứ độ 5,7 năm nay chưa đau trận nặng nào Trong cái đau ta ngộ ra nhiều thứ ,trong đau bệnh chỉ ngộ ra....bát cháo hành mà đời mình cay đắng ghét ăn cháo.
Chắc cũng sắp già rồi đôi ba ngày một tuần lại cạo gió ,hay là ghiền cạo gió luôn.Nhớ hồi làm Saigontourist ,đi với tây 24 trên 24 ,nhức đầu ong ong ra mà không dám móc lọ nhị thiên đưồng ra dùng ,mấy khách pháp rất dị ứng mùi hương lạ nhưng có ông ,bà biết ăn hột vịt lộn rồi ăn lần cả chục để hôm sau uống thuốc cầm mà mặt mày vẫn hoan hỉ "hột vịt lộn ngon quá"
 
V

vlong11

Lời khuyên của cha

Mỗi ngày con nhớ dành lời khen tặng vài ba người.

Mỗi năm ít nhất một lần con hãy chờ xem mặt trời mọc.
Nhìn thẳng vào mắt mọi người.

Nói lời "cảm ơn" càng nhiều càng tốt, cũng vậy, nói lời "làm ơn" càng nhiều càng tốt.

Hãy sống dưới mức con kiếm được. Đối xử với mọi người như con muốn được họ đối xử như thế.

Kết thêm những người bạn mới nhưng trân trọng những người bạn cũ.

Hãy giữ kỹ những điều bí mật.

Con đừng mất thì giờ học các "mánh khóe" doanh nghiệp. Hãy học làm doanh nghiệp chân chính.

Dám chịu nhận những lầm lẫn của mình.

Con hãy can đảm. Dù tự con không được can đảm lắm thì cũng phải tỏ ra can đảm. Người ta không phân biệt một người can đảm và một người tỏ ra can đảm.

Con phải dành thời giờ và tiền bạc làm việc thiện trong cộng đồng.

Đừng bao giờ lường gạt một ai.

Học cách lắng nghe. Cơ hội trong đời nhiều khi gõ cửa nhà con rất khẽ.

Đừng làm cho ai mất hy vọng.

Con đừng cầu mong của cải, mà phải cầu mong có sự khôn ngoan, hiểu biết và lòng dũng cảm.

Đừng hành động khi đang giận dữ.

Con phải giữ tư thế đàng hoàng. Muốn đến một nơinào thì luôn phải có mục đích và sự tự tin rồi hãy đến.

Đừng bao giờ trả công cho ai trước khi họ xong việc.

Hãy sẵn sàng thua một trận đánh để dẫn đến thắng một cuộc chiến.

Đừng bao giờ ngồi lê đôi mach.

Cẩn thận với kẻ nào không còn gì để mất.

Khi gặp một nhiệm vụ khó khăn, con hãy hành động như không thể nào bị thất bại.

Đừng giao du quá rộng. Phải học cách trả lời không một cách lễ phép và dứt khoát.

Đừng mong chờ cuộc đời đối xử sòng phẳng với con.

Đừng đánh giá thấp sức mạnh của sự tha thứ.

Cẩn thận về đồ đạc, quần áo: Nếu định sắm thứ gì trên năm năm thì phải cố gắng sắm thứ tốt nhất có thể được.

Con hãy mạnh dạn trong cuộc sống.

Khi nhìn lại quãng đường đã qua, hãy tiếc những điều chưa làm được, chứ đừng tiếc những điều đã làm xong.
Đừng quan tâm đến bè nhóm. Những ý tưởng mới mẻ, cao thượng và có tác động đến cuộc sống luôn luôn là ý tưởng của những cá nhân biết làm việc.

Khi gặp vấn đề trầm trọng về sức khỏe, hãy nhờ ít nhất ba vị thầy thuốc khác nhau xem xét.

Đừng tập thói trì hoãn công việc. Làm ngay những gì cần làm đúng lúc phải làm.

Đừng sợ phải nói "tôi không biết".

Đừng sợ phải nói "Xin lỗi, tôi rất tiếc…"

Hãy ghi sẵn những điều con muốn nói trong đời và thường xuyên tìm cơ hội có thể được để thực hiện.

Hãy gọi điện cho mẹ con.

ST
 
V

vlong11

Bức tranh

Ngày xưa, có một họa sĩ tên là Ranga, một người siêu việt, vẽ được rất nhiều kiệt tác đáng ghi nhớ khiến ai cũng đều khen ngợi.

Ông mở một lớp học mỹ thuật để dạy nghề cho mọi người và cũng để tìm đệ tử nối nghiệp. Ông không mấy khi khen ngợi ai, cũng không bao giờ đề cập đến thời gian của khóa học. Ông nói, một học trò chỉ có thể thành công khi ông hài lòng với kỹ năng và hiểu biết của người đó. Ông truyền cho học trò những phương pháp đánh giá, ước định của ông, và chúng cũng độc đáo như những tác phẩm của ông vậy. Ông không bao giờ thổi phồng tầm quan trọng của những bức tranh hay sự nổi tiếng, mà ông luôn nhấn mạnh đến cách xử sự, thái độ với cuộc sống của học trò.

Trong một số lượng lớn học trò, Rajeev là một người có tài nhất, chăm chỉ, sáng tạo,nên anh ta tiếp thu nhanh hơn nhiều so với các bạn đồng môn. Ông Ranga rất hài lòng về Rajeev.

Một ngày kia, sau bao nhiêu cố gắng, Rajeev được ông Ranga gọi đến và bảo:

- Ta rất tự hào về những tiến bộ mà con đã đạt được. Bây giờ là thời điểm con làm bài thi cuối cùng trước khi ta công nhận con thực sự là một họa sĩ tài năng. Ta muốn con vẽ một bức tranh mà ai cũng phải thấy đẹp, phải khen ngợi.

Rajeev làm việc ngày đêm, trong rất nhiều ngày và đem đến trình thầy Ranga một bức tranh tuyệt diệu. Thầy Ranga xem qua rồi bảo:

- Con hãy đem bức tranh này ra đặt ở quảng trường chính, để tất cả mọi người có thể chiêm ngưỡng. Hãy viết bên dưới bức tranh là tác giả sẽ rất biết ơn nếu bất kỳ ai có thể chỉ ra bất kỳ sơ suất nào trên bức tranh và đánh một dấu X vào chỗ lỗi đó.

Rajeev làm theo lời thầy: đặt bức tranh ở quảng trường lớn với một thông điệp đề nghị mọi người chỉ ra những sơ suất.

Sau hai ngày, Ranga đề nghị Rajeev lấy bức tranh về. Rajeev rất thất vọng khi bức tranh của mình đầy dấu X. Nhưng Ranga tỏ ra bình tĩnh và khuyên Rajeev đừng thất vọng, cố gắng lần nữa. Rajeev vẽ một kiệt tác khác, nhưng thầy Ranga bảo phải thay đổi thông điệp dưới bức tranh. Thầy Ranga nói phải để màu vẽ và bút ngay cạnh bức tranh ở quảng trường và đề nghị mọi người tìm những chỗ sai trong bức tranh và sửa chúng lại bằng những dụng cụ để vẽ ấy.

Hai ngày sau, khi lấy tranh về, Rajeev rất vui mừng khi thấy bức tranh không bị sửa gì hết và tự tin đem đến chỗ Ranga. Ranga nói:

- Con đã thành công vào ngày hôm nay. Bởi vì nếu chỉ thành thạo về mỹ thuật thôi thì chưa đủ, mà con còn phải biết rằng con người bao giờ cũng đánh giá bừa bãi ngay khi có cơ hội đầu tiên, cho dù họ chẳng biết gì về điều đó cả. Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng. Con người thích đánh giá người khác mà không nghĩ đến trách nhiệm hay nghiêm túc gì cả. Mọi người đánh những dấu X lên bức tranh đầu tiên của con vì họ không có trách nhiệm gì mà lại cho đó là việc không cần động não. Nhưng khi con đề nghị họ sửa những sơ suất thì không ai làm nữa, vì họ sợ bộc lộ hiểu biết- những thứ mà họ có thể không có. Nên họ quyết định tránh đi là hơn. Cho nên, những thứ mà con phải vất vả để làm ra được, đừng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi đánh giá của người khác. Hãy tự đánh giá mình. Và tất nhiên, cũng đừng bao giờ đánh giá người khác quá dễ dàng.

ST
 
M

mauchien2007

Mới đọc được một đoạn thơ khá hay. Tặng em gái
Sống không giận không hờn không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai
Sống chan hoà với ngững người đang sống
Sống là động nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống yên vui danh lợi mãi coi thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.
 
V

vlong11

Thơ tặng em gái mà cứ như lời Khổng Tử dạy học trò vậy. Nhiều câu khó hiểu hết nghĩa...
 
V

vlong11

Cong, nhưng đừng gãy

Một trong những hồi ức thân thương nhất của tôi khi còn thơ đó là đi dọc và ngồi xuống bên bờ sông. Nơi đó tôi được tận hưởng sự yên bình và tĩnh lặng, ngắm nhìn dòng nước lặng lờ trôi và tiếng những con chim hót và những chiếc lá cây rì rào. Nơi đó tôi cũng được ngắm những thân tre oằn xuống dưới sức gió rồi vút ngược lên trời cao khi những cơn gió lặng đi. Khi tôi nghĩ về tính đàn hồi của thân tre lúc chúng cong và thẳng ngược lại về vị trí cũ, khái niệm về sự thích ứng hiện lên trong óc tôi. Liên hệ điều này với con người, sự thích ứng có nghĩa là khả năng phục hồi sau một cú sốc, nỗi u sầu, hoặc bất kỳ trạng thái nào đã làm căng thẳng hết mức những cảm xúc của con người.

Bạn có bao giờ cảm thấy mình gần như gục ngã? Bạn gần như bị bẽ gãy? Hãy cảm tạ trời đất vì sau thử thách ấy bạn vẫn còn tồn tại để có thể nói về sự trải nghiệm đó. Trong thử thách đó bạn đã cảm thấy một trạng thái tình cảm lẫn lộn đang đe dọa chính sức khỏe của mình. Bạn cảm thấy những xúc cảm bị rút kiệt, tinh thần kiệt quệ và bạn gần như phải hứng chịu một trạng thái về sức khỏe không lấy gì làm dễ chịu.

Cuộc sống là sự tổng hòa của những thời khắc tươi đẹp và đen tối, những phút giây hạnh phúc cũng như bất hạnh.

Những bất hạnh tiếp đến sẽ gần như bẽ gãy bạn, nhưng hãy cố gắng cong người gắng chịu, đừng để bị bẽ gãy. Hãy nỗ lực đừng để hoàn cảnh hạ gục bạn.

Một chút hy vọng sẽ đưa bạn vượt qua những thử thách cam go. Với niềm hy vọng về một ngày mai tươi sáng hoặc một viễn cảnh tươi đẹp, thì mọi điều xem ra sẽ không đến nỗi tồi tệ. Thử thách cam go ấy rồi ra sẽ dễ dàng đương đầu hơn và kết quả cuối cùng thật xứng đáng. Nếu đường đời trở nên cam go và bạn đang ở vào thời điểm sắp gãy, hãy chứng tỏ sự thích ứng của mình. Giống như những cây tre, cong, nhưng không gãy.

ST
 
V

vlong11

Tình bạn như một nắm cát trong tay. Nếu bạn mở rộng bàn tay, cát sẽ chảy hết qua kẽ nhanh chóng. Nếu bạn giữ chặt nó trong tay thì cả kẽ tay, cát cũng sẽ chảy từ từ đi mãi, có thể bạn giữ được nhưng cũng chỉ là rất ít cát trong tay mình. Nhưng nếu bạn giữ chỗ cát bằng cả 2 tay và khép tay nhẹ nhàng, cát sẽ vẫn nằm yên chỗ cũ! Đừng nên buông lỏng hay quá sở hữu tình bạn, bạn sẽ chẳng còn. Hãy tôn trọng tự do của bạn mình và nâng niu tình bạn đó bằng hai tay và cả trái tim mình.
 
T

thanhvy251990

đúng đấy cái gì cũng có giới hạn của nó không nên quá tham lam cũng không nên quá dễ dãi
hãy làm hết sức mình trân trọng mọi thứ để rồi sau đó bạn không còn phải hối tiết
 
V

vlong11

Một chút trong cuộc đời


Một chút những viên đá nhỏ có thể tạo thành một ngọn núi lớn.

Một chút những bước chân có thể đạt đến ngàn dặm.

Một chút hành động của tình yêu thương và lòng khoan dung cho thế giới những nụ cười tươi tắn nhất.

Một chút lời an ủi có thể làm dịu bớt những đau đớn to tát.

Một chút ôm siết ân cần có thể làm khô đi những giọt nước mắt.

Một chút ánh sáng từ những ngọn nến có thể làm cho đêm không còn tối nữa.
Một chút ký ức, kỷ niệm có thể hữu ích cho nhiều nǎm sau.

Một chút những giấc mơ có thể dẫn đường cho những công việc vĩ đại.

Một chút khát vọng chiến thắng có thể mang đến thành công.

Đó là những cái "một chút" nhỏ bé có thể mang đến niềm vui hạnh phúc lớn nhất cho cuộc sống của chúng ta.

Và bây giờ chúng mình sẽ cùng gặp những ai đã trao tặng cho chúng mình những cái một chút trong cuộc đời để nói với họ rằng: "Cảm ơn bạn vì tất cả những một chút mà bạn đã giúp đỡ cho tôi".

ST
 
Top Bottom