$\color{Green}{\fbox{♫ღ Đi giữa yêu thương ♫ღ}}$

L

lolem_theki_xxi

[Suy Ngẫm] Truyện Rất Ngắn (Tổng Hợp) - Đọc và suy ngẫm

T
Tổng hợp những câu chuện rất ngắn nhưng chứa đựng những bài học lớn.
cảnh báo: Một số câu truyện có khả năng lấy nước mắt của bạn!
topic sẽ đc update liên tục...Mong mọi người ủng hộ!

Triết lý.....​
Một nhà triết học gặp một thanh niên đang khóc vì thất tình. Nhà triết học cười lớn. Chàng thanh niên giận dữ chất vấn thì nhà triết học lắc đầu nói: "Không phải tôi cười anh, mà chính là anh đang tự diễu mình". "Anh đau thương như vậy, chứng tỏ trong lòng anh còn tình yêu, mà đối phương không còn. Rõ ràng là tình yêu ở phía anh, anh không mất tình yêu, mà chỉ mất một người không yêu anh thôi, như vậy việc gì phải đau lòng? Tôi thấy anh nên về nhà ngủ một giấc là hơn. Người đáng khóc chính là cô gái, cô ta không chỉ mất anh mà còn mất cả tình yêu nữa..
...........................

MẤT XE​
Nhà có hai chiếc xe đạp. Mẹ đi dạy hàng ngày phải chạy một chiếc. Còn lại một chiếc cho nó đi học đại học.

Hơn hai năm đại học trôi qua, lối sống nhộn nhịp ở thành phố đã cuốn hút nó. Những quán nhậu, quán cà phê, quán bi da trở nên quen thuộc đối với nó.

Một buổi tối nó đi bộ về nhà trọ. Mặt buồn xo. Hai đứa bạn cùng phòng đang học bài bật dậỵ “Xe mày đâu?”. “Mất rồi”. Để giáo trình lên bàn, nó nằm úp mặt vào gối, chẳng buồn nói chuyện. Hai đứa bạn lại gần vỗ về, an ủi.

Cuối tháng nó về quê. Ba mẹ không mắng, chỉ buồn. Ngày đi, ba cho tiền. Nó nhét tiền vào bóp. Một tờ giấy mỏng chợt rơi xuống đất. Mẹ nhặt vội tờ giấy và trả lời thắc mắc của ba :”Hóa đơn thuốc của em, tháng trước em cho con tiền vô tình cái hóa đơn bị kẹp vào giữa xấp tiền, may mà còn”.

Nó nhìn mẹ, hai dòng nước mắt lăn dài trên má. Ba đâu biết rằng, cái hóa đơn thuốc mà mẹ nói chính là giấy biên lai cầm chiếc xe đạp của nó.
.........................

Anh hai​
Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố Mẹ giận dữ, mắng “ sanh ra.. giờ cãi lời bố mẹ… phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út…”
Anh lặng thinh không nói năng gì… Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!
Ngày bé Út vào Đại Học, phải xa nhà, lên Thành Phố ở tro. Anh tự ý bán đi con bò sữa – gia tài duy nhất của gia đình, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, bé Út khóc thút thít… anh cười, “ Út ráng học ngoan…”
Miệt mài 4 năm DH, Út tốt nghiệp loại giỏi, được nhận ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê…
Vừa bước vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của anh trên bàn thờ nghi ngút khói… Mẹ khóc, “ Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ…lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…”
............................

Đưa đón​
Nội từ quê vào thăm, mang quà quê vào cho cháu, nào là bánh đa gạo nếp, có cả chục trái dừa khô.
Thấy nội lỉnh kỉnh vất vả, con trách bố: Sao không đón nội. Bố bảo: Bận quá.
Ngoại nước ngoài về thăm quê. Các cậu, dì thuê hẳn một xe ôtô đi đón. Bố cũng đóng cửa hàng nghỉ buôn bán vài hôm, để cùng đi đón ngọai. Bố bảo: Ai cũng có mặt, bố không đi ngoại trách.
..............................

Đôi giày​
Vào một ngày nọ, khi Gandhi bước lên tàu thì đột nhiên một trong hai chiếc giày ở chân anh bị rơi xuống đường tàu. Anh không thể lấy lại được nó nữa vì tàu đã bắt đầu chuyển bánh.

Bỗng nhiên Gandhi từ từ lấy nốt chiếc giày còn lại ra và ném nó lại gần chiếc giày kia trước sự ngạc nhiên của các bạn đồng hành.

Khi được hỏi tại sao lại làm như thế, Gandhi mỉm cười và nói: "Sẽ có một người nghèo khổ nào đó tìm thấy chiếc giày nằm trên đường ray và anh ta sẽ có cả một đôi giày để đi."
...................................

Tô mì
Em gái tôi rất thích ăn mì, nhưng hồi ấy nhà nghèo lắm, không phải thèm là ăn được.

Có bữa ba đến trường rước nó về, hai cha con ghé lại xe mì đầu hẻm, ba kêu một tô mì, đẩy về phía nó : "Con ăn đi, ba no rồi !"

Ăn xong, nó chợt nhìn thấy ba vét hết các túi mới đủ tiền trả tô mì .....

15 năm trôi qua . Em tôi đã là một cô giáo. Hôm lãnh tháng lương đầu tiên về , nó cầm xấp tiền tần ngần hoài . Tôi hỏi :
- Nhỏ định mua sắm gì đây ?
- Em sẽ mua tô mì thiệt ngon để cúng ba !

Rồi nó quay mặt hướng khác, giấu đi hai con mắt đỏ hoe .....
................................................

Bóng nắng, bóng râm
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:
- Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ, có con
Lúc nắng, mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố.
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:
- Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ.
Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội ?
Trời vẫn nắng, vẫn râm...
...Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.
....................................

Cua rang muối​
Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui:

- Cua rang muối thật đó mẹ.

Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém:

- Còn răng đâu mà ăn?!
..........................................

Hân​
Hắn về quê cũ, chiếc Dylan quẹt thúng lúa đi ra từ ngõ vắng. "Đui à!", dáng khắc khổ lồm cồm ngồi dậy.

Hân!!!

Ngỡ ngàng.
......

" Long cầm tiền đi, lên trên đó cố học nghề. Hân chờ..."
.............................................

Tiền cứu trợ​

Lũ. Ba nhắn lên " ... Nhà ngập, con đừng về! "

Mỗi tối, con cùng những người bạn trong đội công tác xã hội của trường cầm thùng lạc quyên vào các giảng đường, lớp học nhận tiền cứu trợ đồng bào miền Tây.

Truyền hình vẫn tiếp tục đưa tin và hình ảnh lũ lụt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có quê mình. Con số người và của cải mất mát cứ tăng dần. Con sốt ruột, nôn nóng.

Hôm qua, cả nhà bác Ba kéo nhau lên ở tạm nhà chị Hai. Con sang hỏi thăm. Ra về, bác gái gởi cho con một gói mỏng và bảo: " Tiền cứu trợ, ba con gởi lên cho con đó! "
............................................

Thịt gà​

Tạnh mưa, bọn trẻ bưng cơm đứng ăn trước cửa. Tý khoe:
- Nhà Tý ăn thịt gà.
Đêm đó, bà Tám chửi:
- Mả cha nó, nghèo mạt kiếp tiền đâu ăn gà, nó ăn gà bà, nó chết bất đắc.
Ông giáo buồn lắm, ngã bệnh, qua đời. Thương tình, hàng xóm lo ma chay. Tý hớn hở vì nhà nó đông vui.
Trời đổ mưa.

Thằng Tý la lớn:​
- Con gà vô nhà, dậy bắt làm thịt ba ơi.
Mọi người nhìn theo. Thì ra, một con cóc dưới kẹt tủ đang giương mắt nhìn lên quan tài ông giáo.

(Sưu tầm)​


Mong các bạn đóng góp thêm!
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

Updatting...


Thôi​

Quê mình hễ mùa mưa lại ngập. Hồi ấy, con chập chững vào lớp Một, ngày ngày vượt hai cây số đến trường. Có bữa, mưa giăng đầy trời, nước ngập đến gối. Con nhìn ra, rơm rớm. Mẹ bảo:
-Thôi, hôm nay để mẹ cõng.
Mẹ cắp chiếc nón lá, cõng con trên lưng vượt qua dòng nước.
Con đậu Đại học, ra trường lấy được cô vợ giàu, thành đạt. Cuối tuần, con đưa mẹ đến siêu thị.
-Thôi, đường ngược chiều rồi. Mẹ chịu khó tự vào. Tiền nè. Tôi có việc phải đi.

p/s trước khi mắng người, tự xét mình đã.
------------------------------------

Người tốt,người xấu​

Trong một lần đi công tác lên Đà Lạt,chiếc xe hơi cũ kĩ bò lên dốc đồi,trời sẩm tối,đường vắng anh thấy sợ.Chợt có bóng một người đàn ông tất tả xách một chiếc túi nhào ra đường vẫy tay dồn dập xin quá giang.
Nhìn tới nhìn lui anh bỗng ngại.Nhưng đôi mắt kia van xin tuyệt vọng.
Anh dừng xe,chép miệng:
-Thôi đành vậy,tôi chỉ sợ gặp phải người xấu.
-Xin ông cứ trói tay chân tôi lại và cho tôi đi nhờ lên thị xã.Con tôi đang cấp cứu trong bệnh viện..


P/s:Sống phải có tình người.Hãy dùng ý chí để suy nghĩ , dùng trái tim để cảm nhận để biết rằng ai tốt ai xấu,và để đưa cánh tay ra đúng lúc bạn nhé!
-------------------------------------

Khóc​

Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa.
Năm 20 tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ.
Hôm nay 40 tuổi, đọc tin mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc, anh nói:
- Tội nghiệp mẹ, 40 năm qua chắc mẹ còn khổ tâm hơn anh.
--------------------------------------

Con Nuôi
Thầy giáo lớp 1 thảo luận với lớp về một bức hình chụp, có một cậu bé màu tóc khác mọi người trong gia đình. Một học sinh cho rằng cậu bé trong hình chính là con nuôi. Một cô bé nói:
- Mình biết tất cả về con nuôi đấy.
Một học sinh khác hỏi:
- Thế con nuôi là gì?
Cô bé trả lời:
- Con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ mình chứ không phải từ trong bụng!
----------------------------------------

Quà sinh nhật​

Trong năm đứa con của má, chị nghèo nhất. Chồng mất sớm, con đang tuổi ăn học. Gần tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà họp bàn xem nên chọn nhà hàng nào, bao nhiêu bàn, mời bao nhiêu người. Chị lặng lẽ đến bên má: “Má ơi, má thèm gì, để con nấu má ăn?”
Chưa tan tiệc, Má xin phép về sớm vì mệt. Ai cũng chặc lưỡi: “Sao má chẳng ăn gì?” Về nhà, mọi người tìm má. Dưới bếp, má đang ăn cơm với tô canh chua lá me và dĩa cá bống kho tiêu chị mang đến…
----------------------------------------

Mồ côi​

Đêm đông, nằm cạnh bố, cu Hải co ro thì thầm:
- Giá như mẹ đừng “đi xa”, thì giờ này con được nằm giữa ấm biết mấy. Chứ có hai bố con mình, ai cũng lạnh.
Bố cu Hải vỗ về con, rồi nói:
- Con đừng lo, mẹ xa rồi, có dì thay mẹ chăm con.
Cu Hải không hiểu nhưng cũng thấy mừng, vì nhà lại có thêm người đỡ vắng lạnh.
Mùa đông sau, Hải co ro nằm một mình lại nghĩ:
- Giá như đừng có dì nhỉ thì bây giờ mình đỡ lạnh một bên…
------------------------------------------

Giá mà​

Hễ nhà có dịp dự đám, nó thường vòi vĩnh xin theo. Thấy nhà bạn có giỗ vui vầy, nó thắc mắc với bà: “Sao nhà mình không có giỗ như nhà người ta hả nội?”. Nội mỉm cười rồi cốc vào đầu nó: “Khi nào bà mất thì cháu sẽ được ăn giỗ, cháu có vui không?”. Nó giật mình, thàng thốt .
Bây giờ nhà nó cũng có giỗ. Mọi người xúm xít quây quần. Riêng nó thấy buồn, ray rứt. Giá mà nó được gặp lại bà, dù chỉ một lần, bà ơi!
--------------------------------------------

Một buổi sáng​

Thằng bé mặc bộ quần áo rách phong phanh bước chân sáo trên đường mặc gió lạnh. Nó ghé vào một hàng phở nhỏ, nghèo nàn bên góc phố, đường hoàng nói lớn:
- Dì bán cho con tô phở ba ngàn đem về.
Bà hàng phở nhìn nó, nhưng rồi lại cụp đầu xuống.
Tưởng bà không nghe, nó nói càng to hơn. Nào ngờ, bà mắng xối xả:
- Tao không bán. Mới sáng mà mày đã tới ám tao hả thằng ăn mày! Mua ít vậy sao tao bán?
Nó cúi gằm mặt, nắm chặt mấy tờ bạc lẻ nhàu nát trong tay rồi lầm lũi bước đi. Nó chỉ muốn mua cho mẹ một tô phở nóng, nên để dành mãi từ số tiền ít ỏi bán vé số hàng ngày. Mẹ nó đau.
-------------------------------------------

Lãi​

Quán rất nghèo, lèo tèo dăm chai nước. Hiếm hoi mới có vài người khách.
Con trai càu nhàu:
- Chín muời năm rồi, chẳng thấy lời lãi gì cả, chỉ tổ nhọc thân. Đã bảo u dẹp quách đi cho rồi. Rõ khổ.
Bà mất vì lao phổi. Con trai dỡ quán bỏ, thấy một cuộn giấy cất kỹ trên hốc kèo. Mở ra, một dòng chữ nghuệch ngoạc: "Lãi của quán, dành cho con". Gần ba triệu. Tờ giấy run bần bật.
------------------------------------------

Trang viết & cuộc đời​


Trong những tác phẩm của chị, gia đình có sự mất mát chia lìa thì nhân vật "người chồng" luôn… bị chết trước vợ.

Anh giận, cho rằng chị ám chỉ mình. Chị bảo: "Nếu trang viết là cuộc đời thì em chỉ muốn anh không phải chịu nỗi buồn của người còn lại."

Vậy mà chị ra đi trước anh. Trơ trọi một mình, anh mới thấm thía nỗi chống chếnh, quạnh hiu của một tâm hồn lẻ bạn

Sưu Tầm​


Còn tiếp!​
 
L

lolem_theki_xxi

Mưa​

Trời đổi gió. Mưa trắng phố phường. Cô gái ngồi sau Chàng trai trên một chiếc xe máy đời mới, vòng tay ôm eo: "Anh có lạnh ko, để em ủ ấm cho anh nhé!" Tiếng cười khúc khích trong veo tan vào màn mưa mờ đục. "Ước gì những cơn mưa kéo dài hơn" - Chàng trai và Cô gái nghĩ thầm, nghe niềm vui dâng đầy trong mắt ...

Bên kia đường, bác bán bánh chuối chiên nhìn mưa mà thở dài ngao ngán. Mưa đã mấy ngày ko tạnh, ngày nào cũng ế hàng. Mà lại sắp đến hạn nộp tiền học cho con ...

Ngoài trời, mưa vẫn rơi, trắng xóa...
......................................

Gió​

Nhớ ngày xưa, bố đi làm xa, khung cửa vỡ ko có người gắn lại. Mùa đông về, con và mẹ nằm co ro trong góc. Thỉnh thoảng trong mơ con lạnh, giật mình. Bố viết thư về: "Bao giờ kiếm đủ tiền nuôi Cún, bố sẽ về sửa khung cửa cho Cún nhé!" Con lại rúc vào lòng mẹ, nghe gió luồn qua cả những giấc mơ ...

Bây giờ, nhà mình bốn tầng, cửa làm bằng gỗ lim sáng bóng, những tấm kính sáng loáng lạnh lùng. Trong nhà có đủ cả điều hòa và máy sưởi - con chẳng bao giờ sợ lạnh! Nhưng đêm đến, vẫn chỉ có con và mẹ - nghe gió luồn lạnh buốt trong tim ...

"Bố ơi, bao giờ mới kiếm đủ tiền để bố về sửa khung cửa cho con?"
................................

Người già​

Hồi còn trẻ, bà lăn lộn khắp các chợ ở vùng đất Nam Định, một tay nuôi năm người con để chồng yên tâm chiến đấu ngoài mặt trận. Bà nổi tiếng cả vùng về sự sắc sảo thông minh - và cả một chút tinh nhanh của những người làm nghề buôn bán. Cơ đồ nhà chồng, một tay bà gây dựng. Năm người con vắng cha mà ko có ai phải thất học. Năm người là năm tấm bằng Đại học - người con cả còn đc đi nước ngoài du học nữa.

Mấy chục năm sau ...

Ông mất, các con đón mẹ lên thành phố. Mấy ngày đầu, chưa quen đồ dùng mới, bà làm hỏng hết cả. Hôm nay cũng thế, bà lại làm cháy cái ấm điện mới. Người con cả gắt:
- Mẹ đúng là lẩm cẩm, chẳng làm đc việc gì ra hồn!

Bà sững người, ánh mắt vụt rơi vào khoảng không xa vắng ...
...........................

KHI BA MẸ RUN TAY...​

Bàn ăn trải khăn trắng. Mẹ gắp cho cu King cái đùi gà. Ông nội không còn răng chỉ muốn ăn canh nhưng canh để xa ông.
- Để cháu chan cho!
Cu King đứng dậy chan canh cho ông và làm đổ canh ra bàn.
Mẹ mắng:
- Cứ đành hanh!

Ông với tay chan. Lóng ngóng, run run. Canh lại đổ ra ngoài... Mẹ nhăn mặt, ba xoa bụng còn cu King nhìn hai người:
- Khi ba mẹ run tay như ông, con sẽ chan canh cho ba mẹ.

Bữa ăn tiếp tục nhưng chỉ còn tiếng nhai...

Sưu Tầm​
 
L

lolem_theki_xxi

Tiếp nào...


Mẹ bỏ đi theo người khác. Cha ở vậy nuôi chúng tôi. Hơn 20 năm. Tôi và anh Hai đều có gia đình. Ngoài 60, bỗng cha tôi dường như trẻ lại. Ông năng chải chuốt, đi lại và xài tiền nhiều hơn. Chúng tôi nghĩ ông có nhân tình và đối xử có phần nghi ngại. Ông vẫn không nói.
Tôi tìm đến bệnh viện, quyết tâm cho người tình của cha tôi một trận. Chợt tôi lặng người đi vì người cha đang chăm sóc mẹ. Thấy tôi, ông gượng nói: “Ba sợ các con còn giận mẹ...”.
===============================

Anh Hai​

Căn nhà tranh đổ sập cuốn theo dòng lũ. Tí một tay ôm Tèo một tay bấu vào miệng chum chòng chành. Cái chum bé quá. Cánh tay mỏi nhừ. “Nếu chết cả hai mẹ buồn biết mấy. Thôi em đi, trời cho sống nhớ lo tuổi già của mẹ.”. Nước mắt nước mũi ràn rụa, Tí rướn người bỏ Tèo vào chum. Em còn quờ quạng một lúc nữa đến khi cái chum chỉ còn là một chấm mờ mới chìm sâu vào cơn hung bạo của nước trời.
Tèo không chết nhưng em mất trí, ai hỏi gì cũng chỉ nói:”Anh Hai!”
================================

Nó​

Ba nó bỏ đi lúc nó còn đỏ hỏn. Ngoại và mẹ nuôi nó trong nghèo khó. Đau khổ - Và cả hạnh phúc. Được vài năm, cái đói nghèo cướp mất ngoại. Thiếu hơi bà, nó ngằn ngặt khóc đêm. Mẹ chỉ ôm nó vào lòng, để tay lên ngực trái, dỗ dành: “Ngoại có đi đâu! Ngoại ở đây mà!”. Vậy là nó nín. Rồi mẹ cũng theo bà. Hôm tang mẹ, thấy dì khóc, nó bảo: Mẹ có đi đâu! Mẹ ở đây mà!” rồi lấy tay đặt lên ngực trái, chỗ trái tim. Nó dỗ thế mà dì chẳng nín, lại ôm nó khóc to hơn...
================================

CẢNH NGỘ​

- Chú ơi! Mua vé số cho con đi chú. Làm ơn mua cho con một vé đi chú. - Đưa coi! - Tiếng người đàn ông. - Anh ơi! Mua tặng chị một hoa hồng đi anh. Người đàn ông nhìn tấm vé số rồi nhìn cô bạn gái của mình. Người đàn ông chọn hoa hồng. Đêm thành phố nhộn nhạo những ánh đèn xanh đỏ. Thằng bé bán vé số lủi thủi bước đi, vai nó run lên, không biết vì nó lạnh hay vì một điều gì khác. Nó đang căm ghét con bé bán hoa. Nó đâu có biết rằng con bé bán hoa ấy cũng có một đứa em bán vé số và một người cha đang hấp hối.
===============================

Khoảng Cách​

Góa phụ, 18 năm nay, bà làm công nhân vệ sinh thành phố nuôi 2 thằng con vào đại học.
Bà bắt đầu công việc mỗi ngày khi người ta chưa tỉnh giấc và trở về nhà khi tất cả đã chìm trong im lặng.
Công việc nặng nhọc, nhiều khổ tủi nhưng cũng lắm lúc bà mỉm cười mãn nguyện khi thấy thành phố lại sạch đẹp.
Bà nhanh tay quét nốt phần rác nơi góc công viên cho kịp chuyển ca đêm.
Đôi tình nhân rảo bước ném toẹt ly cà phê méo mó, nước tóe lên cả người bà. Bà khéo léo nhắc nhở rằng thùng rác ở ngay kia.
Cô gái lả lướt buông lời từ cặp môi hồng hào chín mọng rồi rủng rỉnh đánh cặp mông bước đi:
- Tôi không vứt ra đó thì bà lấy đâu ra việc mà làm?
================================

VÔ TÂM​

Tháng đầu tiên lãnh lương dạy kèm. Nó hí hửng rủ nhỏ Trâm đi chợ. Loanh quanh một hồi, nó sắm đủ cả quần Jeans, áo pull, kẹp, nơ... Trâm đắn đo mãi, chẳng chịu mua gì. Ngang hàng vải, nhỏ kéo nó vào, chọn mua một xấp vải lụa sẫm màu. Nó nhăn mặt: - Màu này già lắm! Trâm rụt rè: - Tao mua cho mẹ tao đó. Lần đầu làm ra tiền mới hiểu cái vất vả của mẹ bao nhiêu năm qua. Nó giật mình, lặng thinh. Giỏ đồ trên tay bỗng dưng nặng trịch.
================================

NGÀY SINH NHẬT ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG​

Chưa đến ngày sinh nhật, còn đến khoảng hai, ba tháng, vợ đã lo nghĩ đến sinh nhật của chồng, con. Rồi chồng lo sinh nhật của vợ con, và con lo ngày mừng tuổi cho ba mẹ. Duy chỉ một người, không ai lo đến - ông nội già yếu. Và cho đến một ngày - ngày ông nội mất. Chồng hỏi vợ: Sinh nhật ông ngày nào? Vợ hỏi lại chồng: Ngày nào là ngày sinh của ông? Con cái hỏi cha mẹ: Ông sinh ngày tháng nào? Vậy là cả con, dâu, cháu, chắt phải đi tìm ngày sinh cha ông trong chứng minh nhân dân đề làm bia mộ cho ông. Đó là ngày sinh nhật đầu tiên và cuối cùng của ông.

(Sưu tầm)​


Còn Tiếp....
Mong các bạn ủng hộ!
 
L

lolem_theki_xxi

TÌNH BẠN​

Hai người đi trên con đường vắng vẻ. Đến một đoạn, họ có một cuộc tranh luận khá gay gắt và một người đã không kiền chế được giơ tay tát vào mặt bạn mình. Người kia bị đau nhưng không hề nói một lời. Anh viết trên cát: " Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã tát vào mặt tôi ".

Họ tiếp tục đi, đến một con sông, họ dừng lại và tắm ở đấy. Anh bạn kia không may bị chuột rút và suýt chết đuối, may mà được người bạn cứu. Khi hết hoảng sợ, anh viết lên đá: " Hôm nay, người bạn thân nhất đã cứu sống tôi ".

Anh bạn kia ngạc nhiên hỏi: " Tại sao khi tôi đánh anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại viết trên đá ? "

Mỉm cười, anh trả lời: " Khi một người bạn làm chúng ta đau, chúng ta hãy viết điều gì đó trên cát, gió sẽ thổi bay chúng đi cùng sự tha thứ... Và khi có điều gì đó to lớn xảy ra, chúng ta lên khắc nó lên đá như khắc sâu vào ký ức của trái tim, nơi không ngọn gió nào có thể xóa nhòa được... ".

.....Hãy học cách viết trên cát và đá ...
---------------------------------------

GIA ĐÌNH​

Mấy năm trước, cháu được một tuổi rưỡi, nói bập bẹ, mới biết đi. Bà vỗ tay mừng cháu. Mẹ cười hạnh phúc.

Hai năm sau, cháu đã vào lớp một. Bà bị tai biến mạch máu não, nằm liệt gường, không nói được. Nụ cười hiếm thấy trên khuôn mặt mẹ.

Sau nhiều tháng điều trị, bà bỗng nói được, rồi bà chống gậy tập đi. Bà đi được, cháu vỗ tay mừng bà. Mắt đẫm lệ, mẹ cười.
-----------------------------------------

Chuyện của nội​

Nhận vé máy bay, cả nhà mừng tíu tít...
Dường như nội cũng mừng lắm. Nội ra vào, hết sờ cái cột, sửa thân bầu, lại bứt mấy đọt mồng tơi nấu canh. Con cháu cười nội lẩm cẩm...
Từ ngày lên máy bay cho đến khi định cư nơi trời Tây, nội luôn săm soi một gói giấy, vẻ quí lắm.
Chiều đông ảm đạm, nội ra đi, tay vẫn nắm chặt cái gói nhỏ. Bố nhẹ nhàng gỡ ra, một cục đất màu nâu rơi xuống, vỡ tan...
....................................

Cổng trường​

Cổng trường ngày thi đông nghẹt thí sinh & phụ huynh. Những gánh hàng, dãy quán mọc lên san sát trên khoảng đất trống cạnh trường.

"Út, Út, Út ơi!". Cô học trò lúng túng tách khỏi đám bạn, đi về phía tiếng kêu.

"Ăn đi con. Xôi đậu. Thi sẽ đâu đấy".

"Con ăn rồi. Sao má lại ra đây!". Cô quày quả vào trường, vội vàng như trốn chạy...

...Mùa thi lại về. Cô giáo trẻ tần ngần trước cổng trường nhộn nhịp. Giọt nước mắt muộn màng đọng nơi khóe mắt. "Con mãi sẽ không đậu khi chối từ gánh xôi của má. Má ơi!".
-----------------------------------

Bà tôi​

Thủa ấy khổ lắm, hàng năm vào tháng bảy mưa dầm, nhà túng thiếu phải vay hàng xóm từng bơ gạo. Mẹ thường nấu cơm nhão cho Bà dễ ăn. Tôi cằn nhằn mẹ. Bà bảo đi xin miếng vôi trầu. Tôi ấm ứ. Bà lọm khọm chống gậy đi. Khi về trời mưa Bà ốm cả tuần. Mẹ nấu cháo cho Bà, khói se mắt, chặc lưỡi: Bà già rồi mà còn khổ!

Bà mất. Tôi xa nhà, ăn cơm bụi chợt thấy dáng ai còng - miếng cơm bỗng khô khốc, quán không khói mà cay cay.

(Sưu Tầm)
 
L

lolem_theki_xxi

Đám tang buồn.

Quê tôi có đội âm công lo nghi thức chôn cất. Trọng tâm nghi thức là bài hát đưa linh, có nhạc lễ phụ họa, với lời lẽ thống thiết bi ai do ông tổng tiền, nhân vật quan trọng nhất của đội âm công, diễn xướng trước linh cửu. Ông Biện suốt đời làm chức tổng tiền hát cho bao nhiêu đám.

Ông Biện qua đời, chưa có người thay thế, đội âm công buộc lòng phải phát trên loa bài hát đưa linh do chính ông hát được ghi âm từ trước. Nghe một người tự đưa tiễn linh hồn mình, mọi người dự tang lễ không khỏi ngậm ngùi.
...............................

Cay

Người đàn bà vội vã ra đi vào một chiều mưa tầm tã.

Ngày ngày, chỉ còn lại người đàn ông lầm lũi bên xe mì gõ đầu hẻm. Chẳng hiểu vì lý do gì, khách đến ăn ngày một thưa dần rồi vắng hẳn.

...Ngày nọ, có người đàn bà sang trọng tìm về con hẻm xưa. Không ai còn nhận ra bà. Người đàn ông và xe mì gõ không còn ở đó nữa. Người ta bảo kể từ cái dạo vợ bỏ đi, mì ông nấu không còn ngon như trước và quá cay.

Cay nên người ta không thèm ăn của ông nữa...
...............................................

Con nuôi

Thầy giáo lớp 1 thảo luận với lớp về một bức hình chụp, có một cậu bé màu tóc khác mọi người trong gia đình. Một học sinh cho rằng cậu bé trong hình chính là con nuôi. Một cô bé nói: - Mình biết tất cả về con nuôi đấy.

Một học sinh khác hỏi: - Thế con nuôi là gì?

Cô bé trả lời: - Con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ mình chứ không phải từ trong bụng mẹ.
...............................................

Bão

Sống miền duyên hải, công việc của anh gắn liền với biển, với những chuyến khơi xa. Anh đi suốt, về nhà chẳg đc bao đã tiếp tục ra khơi. Mỗi lần anh đi chị lại lo. Radio, ti vi báo bão. Đêm chị ngủ chẳg yên, sợ bão sẽ cuốn anh ra khỏi đời chị.

Cuộc sống khá hơn, anh không đi biển nữa mà kinh doanh trên bờ. Anh đi sớm về trễ, có đêm vắg nhà, bảo vì côg việc làm ăn. Nhưng nghe đâu...

Không phải bão, anh vẫn bị cuốn xa dần. Sóg gió, bão trog lòg chị.
...........................................

Mùi thơm hương bài

Ngoài sáu mươi tuổi ông nghỉ hưu, tất cả để lại Hà Nội. Một mình ông về quê chăm sóc mẹ già sau mấy mươi năm đằng đẵng xa mẹ.

Đó là những ngày hạnh phúc của đời ông, ông được sống lại những năm tháng ông là thằng Thiều bé bỏng, đêm đêm cùng mẹ xe những cây hương bài thơm ngọt ngào để nuôi ông ăn học... Hai mái đầu bạc của hai mẹ con lại xe hương bài cho đến một ngày trong túp lều nhỏ nghi ngút lan tỏa mùi thơm và khói trắng của hương bài...

Ông trở lại Hà Nội với vợ con mang theo hương thơm của hương bài quê hương...

(Sưu Tầm)
 
L

lolem_theki_xxi

Khoảng cách

Góa phụ, 18 năm nay, bà làm công nhân vệ sinh thành phố nuôi 2 thằng con vào đại học.
Bà bắt đầu công việc mỗi ngày khi người ta chưa tỉnh giấc và trở về nhà khi tất cả đã chìm trong im lặng.
Công việc nặng nhọc, nhiều khổ tủi nhưng cũng lắm lúc bà mỉm cười mãn nguyện khi thấy thành phố lại sạch đẹp.
Bà nhanh tay quét nốt phần rác nơi góc công viên cho kịp chuyển ca đêm.
Đôi tình nhân rảo bước ném toẹt ly cà phê méo mó, nước tóe lên cả người bà. Bà khéo léo nhắc nhở rằng thùng rác ở ngay kia.
Cô gái lả lướt buông lời từ cặp môi hồng hào chín mọng rồi rủng rỉnh đánh cặp mông bước đi:

- Tôi không vứt ra đó thì bà lấy đâu ra việc mà làm?
-------------------------------------------------

Quạnh quẽ

Bố thân gà trống, vật lộn với vài công đất nuôi chị em tôi ăn học. Căn nhà rách nát, bảo làm lại, bố xua tay:

- Làm chi rứa? Để dành tiền bọn mi đi học.

Ngày qua...

Chị Hà ra trường, đi làm, thư về:

- Con gởi ít tiền, bố sửa lại căn nhà. Cuối năm, con lấy chồng, nhà cửa rách nát quá, họ coi thường...

... Đám cưới xong, chị theo chồng, chúng tôi đi học xa.

Giỗ mẹ lần thứ 11, chị em tôi về nhà. Ngôi nhà gạch mới xây lạnh tanh, không còn ấm cúng như căn nhà lá ngày xưa.
---------------------------------------------------

Lệ trần

Chuyện kể rằng, ở miền nọ có chàng trai, cô gái yêu và thương nhau rất nhiều.
Họ quấn quýt bên nhau, vui cười hạnh phúc như chẳng có thứ gì có thể chia lìa đôi lứa.
Nhưng rồi một ngày, cô gái chết đi, để lại chàng trai trong muôn vàn xót thương.
Chàng khóc. Chàng khóc ngày này qua ngày khác, người đời mủi lòng, khuyên nhủ chàng nên để ký ức được ngủ yên. Nhưng chàng vẫn khóc, khóc rất nhiều.

Rồi một đêm, trong giấc mơ, chàng thấy mình đứng trước ngưỡng cửa thiên đường. Có rất nhiều các cô gái trong trang phục dạ hội lộng lẫy, trên tay cầm những ngọn nến lung linh, huyền ảo. Và chàng thấy người yêu chàng, cũng áo quần lộng lẫy, cũng ngọn nến trên tay, nhưng nến tắt.

Chàng hỏi:
- Sao em không thắp nến lên?
Nàng rơi lệ:
- Mỗi lần em chưa kịp thắp lên thì nước mắt anh lại rơi xuống. Van anh, xin anh đừng khóc nữa!


*** Nếu lỡ mất đi người thân yêu nhất, bạn chọn cố gắng sống hạnh phúc để người đó được an nghỉ hay mãi chìm trong khổ đau của cả hai? ***
--------------------------------------------------

Mắt mẹ.

Suốt thời gian thơ ấu,và cả khi lớn lên,lúc nào tôi cũng ghét mẹi.Lí do chính có lẽ vì mẹ chỉ có một con mắt...Bà làm tôi thấy xấu hổ với bạn bè.Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nhà,thoát khỏi người mẹ làm nghề nấu ăn,người mẹ có một mắt khiến tôi luôn bị chê cười ấy...
18 tuổi,tôi có được học bổng du học Singgapore...
Nhiều năm sau....tôi lập gia đình,mua nhà và có mấy đứa con.Tôi nói với mọi người rằng tôi mồ côi từ nhỏ,tôi hài lòng với cuộc sống,vợ con và những tiện nghi vật chất mà tôi có ở Singapore.Tôi mua cho mẹ một căn nhà nhỏ,thỉnh thoảng lén vợ gửi về 1 ít tiền...tự nhủ như thế là đủ...
Một ngày kia,mẹ bất chợt đến thăm.Khi nhìn thấy bà già lam lũ,1 mắt trước cửa...lũ con tôi có đứa cười nhạo.đứa hoảng sợ..tôi nhìn mẹ,giận dữ"Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ,đi khỏi đây ngay"-"Ô, xin lỗi ông,tôi..tôi nhầm địa chỉ"..
2 tháng sau,lớp cũ họp lớp,tôi về nước.Sau buổi họp mặt,tôi ghé qua căn nhà của mẹ,vì tò mò hơn là muốn thăm mẹ..Mẹ đã mất vài ngày trước đó,được hàng xóm mai táng.Tôi không nhỏ lấy một giọt nước mắt,cho đến khi cầm trên tay lá thư của mẹ:
"Con yêu,mẹ xin lỗi vì đã từng làm con xấu hổ với bạn bè,mẹ cũng xin lỗi vì đã sang Singgapore thăm con.Nhưng con biết không..hồi con còn nhỏ,có một vụ tai nạn xảy ra,con bị mất 1 mắt..nên mẹ đã cho con..một con mắt của mẹ.Mẹ không bao giờ hối hận vì điều ấy,vì con đã nên người,con hạnh phúc..và con có thể nhìn thấy cả thế giới bằng con mắt của mẹ.thay cho mẹ
Mẹ yêu con lắm!"
 
L

lolem_theki_xxi

Bạn Có Nghèo Không?

Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến một nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. "Đây là là một cánh để dạy con biết qúy trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình." - người cha nghĩ đó là bài học thực tế tố cho đứa con bé bỏng của mình.Sau khi ở lại và tìm hiểu đời sống ở đây, họ lại trở về nhà. Trên đường về, người cha nhìn con trai mỉm cười: " Chuyến đi như thế nào hả con ?"- Thật tuyệt vời bố ạ !-Con đã thấy người nghèo sống như thế nào rồi đấy !-Ô, vâng.-Thế con rút ra được điều gì từ chuyến đi này ?Đứa bé không ngần ngại:-Con thấy chúng ta có một con chó, họ có bốn. Nhà mình có một hồ bơi dài đến giữa sân, họ lại có một con sông dài bất tận. Chúng ta phải đưa những chiếc đèn ***g vào vườn, họ lại có những ngôi sao lấp lánh vào đêm.Mái hiên nhà mình chỉ đến trước sân thì họ có cả chân trời. Chúng ta có một miếng đất để sinh sống và họ có cả những cánh đồng trải dài. Chúng ta phải có người phục vụ, còn họ lại phải phục vụ người khác. Chùng ta phải mua thực phẩm, còn họ lại trồng ra nững thứ ấy. Chúng ta có những bức tường bảo vệ xung quanh, còn họ có những người bạn láng giềng che chở lẫn nhau...Đến đây người cha không nói gì cả."Bố ơi, con đạ biết chúng ta nghèo như thế nào rồi.."- cậu bé nói thêm.Rất nhiều khi chúng ta đã quên mất những gì chúng ta đang có và chỉ luôn đòi hỏi những gì không có. Cũng có những thứ không có giá trị với người này nhưng lại là mong mỏi của người khác. Điều đó còn phụ thuộc vào cách nhìn và đánh giá của mỗi người. Xin đứng quá lo lắng, chờ đợi vào những gì bạn chưa có mà bỏ quên điều bạn đang có, dù là chúng rất nhỏ nhoi.
------------------------------------------
Đi thi



Chị Hai thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: “Nhờ Ba mày mát tay”. Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô út - cấp II, cấp III, tú tài, đại học - Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt.
… Buổi sáng, trời se lạnh, Ba chuẩn bị đi thi “Hội thi sức khỏe người cao tuổi”. Má nhìn Ba ái ngại: “Để tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả”.
Buổi tối, má hỏi: “Ông thi sao rồi?”. Ba cười xòa bảo: “Rớt!”.
----------------------------------
Viết cho cha
tác giả: Minh Tú

Con xin tiền đóng học phí học thêm Anh văn. Cha nói để cha tính. Mấy ngày sau cha mới có tiền đưa con.
Một lần trốn học, lũ bạn rủ con đi uống nước.
Ngồi trong quán, con giật mình khi thấy dáng một người rất quen: cha của con. Cha chạy xe ôm sau
Nghịch Lý

Thanh minh.Bàn chuyện cải mộ mẹ,anh Hai nói:

-Tôi góp một phần.

-Tôi một phần
...
-Tôi cũng một phần.

Thím Tư chen vào,nửa đùa nửa thật:

-Chú út hai phần mới phải,anh Tư đâu hưởng gì đâu.

Chợt nhớ,lúc nhỏ,mấy anh em ngủ chung với mẹ.Đêm,muỗi vào mùng,mẹ không đập,sợ hụt,cứ để muỗi cắn mẹ no rồi sẽ không cắn các con.

Ôi,tình yêu của mẹ là thế...có chia phần bao giờ đâu.
 
L

lolem_theki_xxi

TÌNH BẠN
Hai người đi trên con đường vắng vẻ. Đến một đoạn, họ có một cuộc tranh luận khá gay gắt và một người đã không kiền chế được giơ tay tát vào mặt bạn mình. Người kia bị đau nhưng không hề nói một lời. Anh viết trên cát: " Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã tát vào mặt tôi ".

Họ tiếp tục đi, đến một con sông, họ dừng lại và tắm ở đấy. Anh bạn kia không may bị chuột rút và suýt chết đuối, may mà được người bạn cứu. Khi hết hoảng sợ, anh viết lên đá: " Hôm nay, người bạn thân nhất đã cứu sống tôi ".

Anh bạn kia ngạc nhiên hỏi: " Tại sao khi tôi đánh anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại viết trên đá ? "

Mỉm cười, anh trả lời: " Khi một người bạn làm chúng ta đau, chúng ta hãy viết điều gì đó trên cát, gió sẽ thổi bay chúng đi cùng sự tha thứ... Và khi có điều gì đó to lớn xảy ra, chúng ta lên khắc nó lên đá như khắc sâu vào ký ức của trái tim, nơi không ngọn gió nào có thể xóa nhòa được... ".

.....Hãy học cách viết trên cát và đá ...
---------------------------------------

GIA ĐÌNH​

Mấy năm trước, cháu được một tuổi rưỡi, nói bập bẹ, mới biết đi. Bà vỗ tay mừng cháu. Mẹ cười hạnh phúc.

Hai năm sau, cháu đã vào lớp một. Bà bị tai biến mạch máu não, nằm liệt gường, không nói được. Nụ cười hiếm thấy trên khuôn mặt mẹ.

Sau nhiều tháng điều trị, bà bỗng nói được, rồi bà chống gậy tập đi. Bà đi được, cháu vỗ tay mừng bà. Mắt đẫm lệ, mẹ cười.
-----------------------------------------

Chuyện của nội​

Nhận vé máy bay, cả nhà mừng tíu tít...
Dường như nội cũng mừng lắm. Nội ra vào, hết sờ cái cột, sửa thân bầu, lại bứt mấy đọt mồng tơi nấu canh. Con cháu cười nội lẩm cẩm...
Từ ngày lên máy bay cho đến khi định cư nơi trời Tây, nội luôn săm soi một gói giấy, vẻ quí lắm.
Chiều đông ảm đạm, nội ra đi, tay vẫn nắm chặt cái gói nhỏ. Bố nhẹ nhàng gỡ ra, một cục đất màu nâu rơi xuống, vỡ tan...
....................................

Cổng trường​

Cổng trường ngày thi đông nghẹt thí sinh & phụ huynh. Những gánh hàng, dãy quán mọc lên san sát trên khoảng đất trống cạnh trường.

"Út, Út, Út ơi!". Cô học trò lúng túng tách khỏi đám bạn, đi về phía tiếng kêu.

"Ăn đi con. Xôi đậu. Thi sẽ đâu đấy".

"Con ăn rồi. Sao má lại ra đây!". Cô quày quả vào trường, vội vàng như trốn chạy...

...Mùa thi lại về. Cô giáo trẻ tần ngần trước cổng trường nhộn nhịp. Giọt nước mắt muộn màng đọng nơi khóe mắt. "Con mãi sẽ không đậu khi chối từ gánh xôi của má. Má ơi!".
-----------------------------------

Bà tôi​

Thủa ấy khổ lắm, hàng năm vào tháng bảy mưa dầm, nhà túng thiếu phải vay hàng xóm từng bơ gạo. Mẹ thường nấu cơm nhão cho Bà dễ ăn. Tôi cằn nhằn mẹ. Bà bảo đi xin miếng vôi trầu. Tôi ấm ứ. Bà lọm khọm chống gậy đi. Khi về trời mưa Bà ốm cả tuần. Mẹ nấu cháo cho Bà, khói se mắt, chặc lưỡi: Bà già rồi mà còn khổ!

Bà mất. Tôi xa nhà, ăn cơm bụi chợt thấy dáng ai còng - miếng cơm bỗng khô khốc, quán không khói mà cay cay.

(Sưu Tầm)​
 
L

lolem_theki_xxi

Đám tang buồn.

Quê tôi có đội âm công lo nghi thức chôn cất. Trọng tâm nghi thức là bài hát đưa linh, có nhạc lễ phụ họa, với lời lẽ thống thiết bi ai do ông tổng tiền, nhân vật quan trọng nhất của đội âm công, diễn xướng trước linh cửu. Ông Biện suốt đời làm chức tổng tiền hát cho bao nhiêu đám.

Ông Biện qua đời, chưa có người thay thế, đội âm công buộc lòng phải phát trên loa bài hát đưa linh do chính ông hát được ghi âm từ trước. Nghe một người tự đưa tiễn linh hồn mình, mọi người dự tang lễ không khỏi ngậm ngùi.
...............................

Cay

Người đàn bà vội vã ra đi vào một chiều mưa tầm tã.

Ngày ngày, chỉ còn lại người đàn ông lầm lũi bên xe mì gõ đầu hẻm. Chẳng hiểu vì lý do gì, khách đến ăn ngày một thưa dần rồi vắng hẳn.

...Ngày nọ, có người đàn bà sang trọng tìm về con hẻm xưa. Không ai còn nhận ra bà. Người đàn ông và xe mì gõ không còn ở đó nữa. Người ta bảo kể từ cái dạo vợ bỏ đi, mì ông nấu không còn ngon như trước và quá cay.

Cay nên người ta không thèm ăn của ông nữa...
...............................................

Con nuôi

Thầy giáo lớp 1 thảo luận với lớp về một bức hình chụp, có một cậu bé màu tóc khác mọi người trong gia đình. Một học sinh cho rằng cậu bé trong hình chính là con nuôi. Một cô bé nói: - Mình biết tất cả về con nuôi đấy.

Một học sinh khác hỏi: - Thế con nuôi là gì?

Cô bé trả lời: - Con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ mình chứ không phải từ trong bụng mẹ.
...............................................

Bão​

Sống miền duyên hải, công việc của anh gắn liền với biển, với những chuyến khơi xa. Anh đi suốt, về nhà chẳg đc bao đã tiếp tục ra khơi. Mỗi lần anh đi chị lại lo. Radio, ti vi báo bão. Đêm chị ngủ chẳg yên, sợ bão sẽ cuốn anh ra khỏi đời chị.

Cuộc sống khá hơn, anh không đi biển nữa mà kinh doanh trên bờ. Anh đi sớm về trễ, có đêm vắg nhà, bảo vì côg việc làm ăn. Nhưng nghe đâu...

Không phải bão, anh vẫn bị cuốn xa dần. Sóg gió, bão trog lòg chị.
...........................................

Mùi thơm hương bài

Ngoài sáu mươi tuổi ông nghỉ hưu, tất cả để lại Hà Nội. Một mình ông về quê chăm sóc mẹ già sau mấy mươi năm đằng đẵng xa mẹ.

Đó là những ngày hạnh phúc của đời ông, ông được sống lại những năm tháng ông là thằng Thiều bé bỏng, đêm đêm cùng mẹ xe những cây hương bài thơm ngọt ngào để nuôi ông ăn học... Hai mái đầu bạc của hai mẹ con lại xe hương bài cho đến một ngày trong túp lều nhỏ nghi ngút lan tỏa mùi thơm và khói trắng của hương bài...

Ông trở lại Hà Nội với vợ con mang theo hương thơm của hương bài quê hương...

(Sưu Tầm)​
 
L

lolem_theki_xxi

Khoảng cách​

Góa phụ, 18 năm nay, bà làm công nhân vệ sinh thành phố nuôi 2 thằng con vào đại học.
Bà bắt đầu công việc mỗi ngày khi người ta chưa tỉnh giấc và trở về nhà khi tất cả đã chìm trong im lặng.
Công việc nặng nhọc, nhiều khổ tủi nhưng cũng lắm lúc bà mỉm cười mãn nguyện khi thấy thành phố lại sạch đẹp.
Bà nhanh tay quét nốt phần rác nơi góc công viên cho kịp chuyển ca đêm.
Đôi tình nhân rảo bước ném toẹt ly cà phê méo mó, nước tóe lên cả người bà. Bà khéo léo nhắc nhở rằng thùng rác ở ngay kia.
Cô gái lả lướt buông lời từ cặp môi hồng hào chín mọng rồi rủng rỉnh đánh cặp mông bước đi:

- Tôi không vứt ra đó thì bà lấy đâu ra việc mà làm?
-------------------------------------------------

Quạnh quẽ

Bố thân gà trống, vật lộn với vài công đất nuôi chị em tôi ăn học. Căn nhà rách nát, bảo làm lại, bố xua tay:

- Làm chi rứa? Để dành tiền bọn mi đi học.

Ngày qua...

Chị Hà ra trường, đi làm, thư về:

- Con gởi ít tiền, bố sửa lại căn nhà. Cuối năm, con lấy chồng, nhà cửa rách nát quá, họ coi thường...

... Đám cưới xong, chị theo chồng, chúng tôi đi học xa.

Giỗ mẹ lần thứ 11, chị em tôi về nhà. Ngôi nhà gạch mới xây lạnh tanh, không còn ấm cúng như căn nhà lá ngày xưa.
---------------------------------------------------

Lệ trần

Chuyện kể rằng, ở miền nọ có chàng trai, cô gái yêu và thương nhau rất nhiều.
Họ quấn quýt bên nhau, vui cười hạnh phúc như chẳng có thứ gì có thể chia lìa đôi lứa.
Nhưng rồi một ngày, cô gái chết đi, để lại chàng trai trong muôn vàn xót thương.
Chàng khóc. Chàng khóc ngày này qua ngày khác, người đời mủi lòng, khuyên nhủ chàng nên để ký ức được ngủ yên. Nhưng chàng vẫn khóc, khóc rất nhiều.

Rồi một đêm, trong giấc mơ, chàng thấy mình đứng trước ngưỡng cửa thiên đường. Có rất nhiều các cô gái trong trang phục dạ hội lộng lẫy, trên tay cầm những ngọn nến lung linh, huyền ảo. Và chàng thấy người yêu chàng, cũng áo quần lộng lẫy, cũng ngọn nến trên tay, nhưng nến tắt.

Chàng hỏi:
- Sao em không thắp nến lên?
Nàng rơi lệ:
- Mỗi lần em chưa kịp thắp lên thì nước mắt anh lại rơi xuống. Van anh, xin anh đừng khóc nữa!


*** Nếu lỡ mất đi người thân yêu nhất, bạn chọn cố gắng sống hạnh phúc để người đó được an nghỉ hay mãi chìm trong khổ đau của cả hai? ***
--------------------------------------------------

Mắt mẹ.

Suốt thời gian thơ ấu,và cả khi lớn lên,lúc nào tôi cũng ghét mẹi.Lí do chính có lẽ vì mẹ chỉ có một con mắt...Bà làm tôi thấy xấu hổ với bạn bè.Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nhà,thoát khỏi người mẹ làm nghề nấu ăn,người mẹ có một mắt khiến tôi luôn bị chê cười ấy...
18 tuổi,tôi có được học bổng du học Singgapore...
Nhiều năm sau....tôi lập gia đình,mua nhà và có mấy đứa con.Tôi nói với mọi người rằng tôi mồ côi từ nhỏ,tôi hài lòng với cuộc sống,vợ con và những tiện nghi vật chất mà tôi có ở Singapore.Tôi mua cho mẹ một căn nhà nhỏ,thỉnh thoảng lén vợ gửi về 1 ít tiền...tự nhủ như thế là đủ...
Một ngày kia,mẹ bất chợt đến thăm.Khi nhìn thấy bà già lam lũ,1 mắt trước cửa...lũ con tôi có đứa cười nhạo.đứa hoảng sợ..tôi nhìn mẹ,giận dữ"Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ,đi khỏi đây ngay"-"Ô, xin lỗi ông,tôi..tôi nhầm địa chỉ"..
2 tháng sau,lớp cũ họp lớp,tôi về nước.Sau buổi họp mặt,tôi ghé qua căn nhà của mẹ,vì tò mò hơn là muốn thăm mẹ..Mẹ đã mất vài ngày trước đó,được hàng xóm mai táng.Tôi không nhỏ lấy một giọt nước mắt,cho đến khi cầm trên tay lá thư của mẹ:
"Con yêu,mẹ xin lỗi vì đã từng làm con xấu hổ với bạn bè,mẹ cũng xin lỗi vì đã sang Singgapore thăm con.Nhưng con biết không..hồi con còn nhỏ,có một vụ tai nạn xảy ra,con bị mất 1 mắt..nên mẹ đã cho con..một con mắt của mẹ.Mẹ không bao giờ hối hận vì điều ấy,vì con đã nên người,con hạnh phúc..và con có thể nhìn thấy cả thế giới bằng con mắt của mẹ.thay cho mẹ
Mẹ yêu con lắm!"

Giá trị của 1 " người bạn " !

------------------------------------------------

Người chủ tiệm treo tấm bảng "Bán Chó Con" lên cánh cửa. Những tấm biển kiểu như vậy luôn hấp dẫn các khách hàng nhỏ tuổi. Ngay sau đo,ù có một cậu bé xuất hiện. "Chú bán mấy con chó này với giá bao nhiêu vậy?" cậu bé hỏi.


Ông chủ trả lời "Khoảng từ $30 cho tới $50."

Cậu bé móc trong túi ra một ít tiền lẻ. "Cháu có $2.37," cậu nói, "cháu có thể coi chúng được không?"

Người chủ tiệm mỉm cười và huýt sáo. Từ trong cũi chạy ra chó mẹ Lady cùng với năm cái nắm lông be bé xinh xinh chạy theo. Một con chó con chạy cà nhắc lết theo sau. Ngay lập tức, cậu bé chỉ vào con chó nhỏ bị liệt chân đó "Con chó con này bị làm sao vậy?"

Người chủ giải thích rằng bác sĩ thú y đã coi và nói rằng con chó con bị tật ở phần hông. Nó sẽ bị đi khập khiễng mãi mãi. Nó sẽ bị què mãi mãi. Đứa bé rất xúc động. "Cháu muốn mua con chó con đó."

Người chủ nói rằng "Chắc là cháu không muốn mua con chó đó đâu, còn nếu cháu muốn nó thì chú sẽ cho cháu luôn."
Cậu bé nổi giận. Cậu nhìn thẳng vào mắt của người chủ, và nói rằng "Cháu không muốn chú cho cháu con chó con đó. Nó xứng đáng như bất kỳ con nào khác và cháu sẽ trả cho chú đủ giá tiền cho nó. Thật ra, cháu sẽ đưa cho chú $2.37 bây giờ và 50cent mỗi tháng cho đến khi cháu trả đủ số tiền."

Người chủ phản đối "Cháu đâu có muốn mua con chó đó. Nó sẽ chẳng bao giờ có thể chạy được và chơi với cháu như những con chó con khác."

Nghe vậy, cậu bé cúi xuống và kéo ống quần lên để lộ ra một chân bị vặn vẹo, teo quắt và phải có hệ thống thanh giằng chống đỡ. Cậu nhìn lên người chủ và nói rất khẽ

- "Vâng, cháu cũng không chạy được, và con chó nhỏ đó cần một người có thể hiểu được nó!"
 
L

lolem_theki_xxi

Bạn Có Nghèo Không?​

Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến một nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. "Đây là là một cánh để dạy con biết qúy trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình." - người cha nghĩ đó là bài học thực tế tố cho đứa con bé bỏng của mình.Sau khi ở lại và tìm hiểu đời sống ở đây, họ lại trở về nhà. Trên đường về, người cha nhìn con trai mỉm cười: " Chuyến đi như thế nào hả con ?"- Thật tuyệt vời bố ạ !-Con đã thấy người nghèo sống như thế nào rồi đấy !-Ô, vâng.-Thế con rút ra được điều gì từ chuyến đi này ?Đứa bé không ngần ngại:-Con thấy chúng ta có một con chó, họ có bốn. Nhà mình có một hồ bơi dài đến giữa sân, họ lại có một con sông dài bất tận. Chúng ta phải đưa những chiếc đèn ***g vào vườn, họ lại có những ngôi sao lấp lánh vào đêm.Mái hiên nhà mình chỉ đến trước sân thì họ có cả chân trời. Chúng ta có một miếng đất để sinh sống và họ có cả những cánh đồng trải dài. Chúng ta phải có người phục vụ, còn họ lại phải phục vụ người khác. Chùng ta phải mua thực phẩm, còn họ lại trồng ra nững thứ ấy. Chúng ta có những bức tường bảo vệ xung quanh, còn họ có những người bạn láng giềng che chở lẫn nhau...Đến đây người cha không nói gì cả."Bố ơi, con đạ biết chúng ta nghèo như thế nào rồi.."- cậu bé nói thêm.Rất nhiều khi chúng ta đã quên mất những gì chúng ta đang có và chỉ luôn đòi hỏi những gì không có. Cũng có những thứ không có giá trị với người này nhưng lại là mong mỏi của người khác. Điều đó còn phụ thuộc vào cách nhìn và đánh giá của mỗi người. Xin đứng quá lo lắng, chờ đợi vào những gì bạn chưa có mà bỏ quên điều bạn đang có, dù là chúng rất nhỏ nhoi.
------------------------------------------

Nghịch Lý​

Thanh minh.Bàn chuyện cải mộ mẹ,anh Hai nói:

-Tôi góp một phần.

-Tôi một phần
...
-Tôi cũng một phần.

Thím Tư chen vào,nửa đùa nửa thật:

-Chú út hai phần mới phải,anh Tư đâu hưởng gì đâu.

Chợt nhớ,lúc nhỏ,mấy anh em ngủ chung với mẹ.Đêm,muỗi vào mùng,mẹ không đập,sợ hụt,cứ để muỗi cắn mẹ no rồi sẽ không cắn các con.

Ôi,tình yêu của mẹ là thế...có chia phần bao giờ đâu.

Tác giả:Văn Triều
 
L

lolem_theki_xxi

Đòn của bố
Tác giả: Vũ Thị Thanh Tâm

Nắng trưa hè rát bỏng kèm theo đợt gió nóng. Thằng con từ ngoài ngõ vào mồ hôi nhễ nhại, áo quần lấm đầu bùn, tay giơ cao xâu cá vài con đòng đong, cân cấn. Giận quá, phế cho thằng con mấy roi. Đêm nằm, xoa mấy vệt lằn ở mông con, lòng xót xa, nghĩ lại ngày xưa: mẹ mất sớm, bố ở vậy nuôi con, sau mỗi lần bị đòn vì nghịch ngợm, đều thấy bố quay đầu đi, tay dụi mắt, ước gì trở lại ngày xưa bé để được ăn đòn của bố. Bố ơi !
===================================

Cái đòn gánh
Cha mẹ mất sớm, Thúy nuôi hai đứa em bằng gánh chè thập cẩm. Cái đòn gánh cõng hai đầu trách nhiệm, Thúy đã hoàn thành tâm nguyện của cha mẹ. Thằng Tân đã tốt nghiệp đại học, đã có việc làm có thể lo cho con Mai đang học lớp mười hai. Với số tiền nhỏ thằng Tân gửi về mỗi tháng, Thúy không đi bán chè dạo nữa, chị sửa lại cái hiên nhà và mở quán chè cố định. Chị cẩn thận lau cái đòn gánh sạch sẽ, nâng niu nó như một kỷ vật, tìm chỗ kín đáo chị cất nó vào.
Thằng Tân nghỉ phép năm về thăm chị. Thúy đi chợ chưa về, Tân dọn dẹp nhà cửa. Nó châm lửa đốt rác, quăng luôn cái đòn gánh vào đống lửa đang rừng rực cháy.
(Tg:Nguyễn Bá Hòa)
===================================

Tuổi thơ
Tác giả: Ngọc Chi

Thằng Nhân vừa về đến nhà, chưa kịp rửa mặt mũi tay chân liền sà vào lòng bà nội.
- Con đi thăm chị có vui không? Bà hỏi.

Thằng bé mặt buồn xo, phụng phịu:
- Chị Hiếu nói thương con, nhớ con. Vậy mà xin một cái áo mới để "tụ" trường mặc đi học chỉ cũng hổng cho. Nhà chỉ ở treo áo nhiều ơi là nhiều, đủ màu xanh đỏ tím vàng, đẹp ơi là đẹp...

Bà ái ngại nhìn cháu mà nước mắt ứa ra. Tội nghiệp con bé Hiếu của bà... Mười mấy tuổi đầu đã phải đi làm thuê cho người ta, mấy tháng rồi không dám về thăm nhà vì sợ hụt tiền đóng học phí cho em.
==================================

Trước... sau​
Tác giả: Mây Xanh

Trước, ở nhà tập thể, căn phòng hẹp tí chỉ đủ kê chiếc gường, cái bàn. Ba chạy xe đạp ôm. Mẹ ở nhà chăm sóc con. Con còn nhỏ hay khóc đòi quà. Ba mẹ vỗ về, con nín. Cả nhà cùng cười.

Sau, ba nghĩ chạy, vào làm trong một xí nghiệp. Mẹ phụ việc cho nhà người bà con. Rồi ba mẹ xây nhà mới khang trang hơn. Cả ba và mẹ đều bị cuốn mình vào công việc. Con lớn không còn khóc vòi vĩnh và thường được ba mẹ mua quà cho. Nhưng cả nhà ít khi cười cùng nhau.
==================================

Tiếng Cười
Tác giả: Lê Thị Diệu Hiền

Con đường bấy lâu vắng ngắt nay bỗng nhiên đông nghẹt. Mọi người tụm lại quanh một người đàn ông và hai chú khỉ đang làm trò. Một chú khỉ tồng ngoầng đạp chiếc xích lô quanh vòng tròn người thu hẹp, rồi nhào lộn, chú khỉ khác thì lại kéo chiếc xe bò quanh để xin tiền dưới sự chỉ đạo của cái cây trên trên tay người đàn ông. Ai đó tự dưng ném vào nửa trái bắp luộc, chú khỉ kéo xe bò nhảy xổ đến chụp lấy, ăn ngấu nghiến. Mọi người cười vang trước những động tác ngộ nghĩnh, dễ thương ấy. Người đàn ông bỗng nhảy xổ vào giằng lấy trái bắp. "Khi có thức ăn nó sẽ không nghe lời." - Người đàn ông thanh minh.

Chú khỉ sau khi bị giật lấy trái bắp thì không còn chịu nghe lời. Người đàn ông lôi xềnh xệch lên một tấm ván, bắt nó nằm xuống rồi quất như mưa lên tấm lưng bé nhỏ, oằn con, đôi mắt nó nhìn người đàn ông long lanh, ngấn nước...! Xung quanh những nụ cười vẫn vang lên, bình thản!?!
==================================

Thương ba
Tác giả: Yên Hà

Hồi nhỏ, ba có khiếu văn chương, tập viết thơ theo thời thượng, lắm khi toàn ca tụng người yêu. Nhờ vậy mà ngon ơ “cưa đổ” mẹ. Con gái lớn lên vừa đẹp vừa ngoan. Đậu học sinh giỏi văn, rồi lo thi học kỳ, tốt nghiệp đại học... Cô giáo bắt nộp báo tường, sợ không kịp bài, con gái khóc. Ba tiếp tục thức đêm, thơ đủ cả áo trắng, mây trời mà lòng canh cánh tiền thuốc thang cho mẹ.

Về hưu, hỏi sao không làm thi sĩ, ba chỉ lặng lẽ cười, mắt ưu tư.
==================================

Thì thầm lời mẹ
tác giả: Nguyễn Thị Minh Tú

( Thương tặng Ba Má )

Lúc nhỏ chị được mẹ chăm sóc rất chu đáo so với các anh em trong gia đình bởi vì chị có nét giống bà ngoại nhiều nhất. Không hiểu mẹ, chị càng ngày càng ngỗ nghịch và nhõng nhẽo. Mẹ bảo "rồi nó sẽ đổi tình" . Theo năm tháng chị đi lấy chồng, mẹ lại nghẹn ngào tự an ủi "rồi nó sẽ về thăm mình mà" . Và rồi khi mẹ không còn nhìn rõ để trông ngóng chị nữa, mẹ lại bâng quơ thở dài: "Chị tui bây chỉ được cái nét mặt là giống bà ngoại bây thôi..."


<Sưu Tầm>
 
L

lolem_theki_xxi

Ba​
Nguyên Duy

Xưa, nội nghèo, ba đi ở cho ông bá hộ, chăn trâu để chú được đi học. Thành tài, chú cưới vợ, ra riêng.
Ngày hỏi vợ cho thằng Hai, chú mời mấy người cùng cơ quan. Ai cũng com-lê, cà-ra-vát. Chú bảo: Anh Hai hay đau bao tử, ở nhà nghỉ cho khỏe.
Ba ừ, im lặng vác cày ra đồng. Mồ hôi đổ đầy người.
Cũng những giọt mồ hôi ấy, xưa mặn nồng biết chừng nào, mà giờ, sao nghe chát cả bờ môi

----------------------

Ước mơ​

Chị mua dùm thằng bé mấy tờ vé số. Sau một hồi chọn lựa, chị hỏi nó:
- Nếu cô trúng số, con chịu cô mua cho con cái gì?
Nó nhìn chị, xoay qua xoay lại rồi nói:
- Cho con một chiếc xe đạp, có xe đi bán xong con chạy tới trường liền không bị trễ học nữa.
Di di những ngón chân xuống đất, nó hạ giọng:
- Cho con thêm đôi dép nữa nghe cô, để con đi học.
Dĩ nhiên là chị không trúng số. Tôi lại thấy nó mỗi ngày đi qua nhà với chân trần, đầu không nón..

--------------------------------

Dấu chấm hỏi

Ngày đầu tiên cô phụ trách một lớp học tình thương đa phần là những trẻ lang thang không nhà cửa. Cuối buổi học. - Cô ơi. Dạy tụi con hát đi cô. - Hát đi cô. Còn mười phút. Nhìn những cái miệng tròn vo và những đôi mắt chờ đợi, cô dạy cho tụi trẻ bài "Đi học về". - Hát theo cô nè... Đi học về là đi học về. Con vào nhà con chào ba mẹ. Ba mẹ khen... Phía cuối lớp có tiếng xì xào: - Tao không có ba mẹ thì chào ai? - ... Cô chợt rùng mình, nghe mắt cay cay.

--------------------------

Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
- Cháu muốn mua một hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một hoa hồng đến 2 đôla.
Anh mỉm cười và nói với nó:
- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh và trả lời:
- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.
Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:
- Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ.
Tức thì, anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.

--------------------
 
L

lolem_theki_xxi

Lý Do
Tác giả: Giọt Đắng

Nó thấy trong ví anh có tấm ảnh mờ nhạt của một phụ nữ, tuổi khoảng chừng 25. Nó cầm lấy và nhận xét:

- Bạn anh đấy à! Xấu quá...

Anh không nói gì, nhét vội tấm ảnh vào ví và ra về với dáng điệu buồn bã.

Mười ngày, hai mươi ngày và cả tháng, anh vẫn không đến nhà nó, nó chẳng hiểu lý do gì? Giận anh nhưng nhớ anh. Nó quyết định tìm đến nhà anh.

Vừa vào đến cửa nhà, nó chợt giật mình vì tấm ảnh thân thuộc kia nằm ngay trên bàn thờ với khói hương nghi ngút. Nó như hiểu ra vì sao anh không bao giờ nhắc đến Mẹ trước mặt nó. Nó ôm lấy mặt mà khóc vì ân hận.
===============================================

Lời mẹ
Tác giả: Nguyễn Thị Ly

Con đi học xa. Mẹ dặn:
- Cuộc sống ở trọ không như ở nhà. Từ nay con phải tự lo cho mình.
Chị lấy chồng. Mẹ lại bảo:
- Sống bên nhà chồng chẳng khác gì ở trọ. Con phải biết cách làm đẹp ý gia đình chồng. Có như vậy, cuộc sống của con mới được hạnh phúc.
Thời gian trôi, con ra trường. Con không còn ở trọ mà trở về bên mẹ. Con cảm thấy vui vẻ và ấm áp hơn.
Còn chị, chị xa chồng, cũng về với mẹ. Nhưng chị không còn tươi tắn như ngày nào. Mẹ nhìn chị khẽ thở dài.
================================================

Lời hứa

Tết, anh chở con đi chơi. Về nhà, thằng bé khoe ầm với lũ bạn cùng xóm. Trong đám trẻ có thằng Linh, nhà nghèo, lặng lẽ nghe với ánh mắt thèm thuồng. Thấy tội, anh nói với nó: “Nếu con ngoan, tết năm sau chú sẽ chở con đi chơi”. Mắt thằng Linh sáng rỡ.
Ngày lại ngày. cuộc đời lại lặng lẽ trôi theo dòng thời gian.
Thoắt mà đã hết năm. Lại tết. Đang ngồi cụng vài ly với đám bạn thì thằng Linh cứ thập thò. Vẫy tay đuổi, nó đi được một chốc rồi lại lượn lờ. Cáu tiết, anh quát nó. Thằng Linh oà khóc nức nở. Tiếng nó nói lẫn trong tiếng nấc: “Chú hứa chở con đi chơi…cả năm qua con ngoan…không hư một lần nào…”.
================================================

Lễ tốt nghiệp​
Tác giả: Nguyễn Thị Cẩm Nhung

Cô sinh viên sắp nhận bằng cử nhân giãy nảy lên hỏi người mẹ quê mùa còm cõi:
- Má! Má lên đây làm gì?
- Má nghỉ bán một bữa lên coi con lãnh bằng tốt nghiệp.
- Không được đâu. Bữa nay bạn con đông lắm, mà má lại ăn mặc thế này.
- Thì má còn bộ nào khác đâu. Thôi cho má vào. Má...
- Thôi, thôi, má về đi. Con thì thế này, má thì thế kia. Tụi bạn con nó cười.
Nói rồi, cô sinh viên xinh đẹp chạy ào vào trong hội trường. Vừa lúc người xướng tên giới thiệu:
- Sinh viên Phạm Thị X là một trong những sinh viên xuất sắc của trường
 
L

lolem_theki_xxi

MẸ TÔI!​
Vương Thị Vân Anh

Mẹ tần tảo cho tôi khôn lớn, vai mẹ nặng hơn khi tôi vào đại học.
Ba năm đại học xa nhà, tuần nào tôi cũng viết thư cho mẹ, mẹ cầm thư tôi mà rớt nước mắt, vui thật nhiều nhưng mẹ tôi có biết tôi nói gì với mẹ đâu.
Mẹ tôi không biết chữ!
=========================

MÙA CÁ BÔNG LAU
Võ Thành An

Quê tôi ở ngã ba sông Vàm Nao, nơi nổi tiếng có nhiều cá bông lau. Dầu vậy, giá cá ở đây cũng không phải rẻ.

Đến mùa, thi thoảng má mua một khứa cá nhỏ nấu nồi canh chua để cả nhà cùng ăn. Thường anh chị em tôi nhường phần cá cho má. Má nói cá tanh, thích rau hơn.

Cậu ở thành phố xuống đòi ăn chua cá bông lau má nấu. Cậu chạy mua con cá to. Đến bữa không thấy má gắp cá. Cậu bảo:”Hồi xưa chị thích nhất món cá này?”.

Tôi thấy má tôi bối rối. Giờ tôi mới hiểu là vì sao má bảo không thích ăn cá.
================================================== =======

Đợi
THIÊN KIM

Ba mẹ lấy nhau không có tình yêu. Ngày còn thơ, thức giấc nửa đêm tôi thường nghe mẹ thở dài và khóc trong đêm vắng. Mẹ đợi ba...

Ngày tôi vào đại học cũng là lúc ba không bao giờ về nhà nữa, ông đi với người đàn bà khác. Mẹ cười buồn:

- Mẹ không phải đợi nữa.

Lần đầu tiên về thăm nhà tôi thảng thốt khi nhìn mắt mẹ mừng rưng rưng bao nhiêu nỗi nhớ mong chờ đợi con.

- Mẹ ơi, cả đời mẹ phải đợi!

- Đôi khi đợi là một hạnh phúc, con ạ!
================================

Tiền mừng tuổi
TRƯƠNG ĐÌNH DẠ VĨNH

Năm bảy tuổi, mẹ bảo đưa tiền mẹ cất cho. Nó đếm mấy chục ngàn tiền lì xì rồi miễn cưỡng đưa mẹ cất giùm vì trước kia không bao giờ thấy mẹ trả lời.

Năm mười tuổi, nó lén cất hết tiền không cho mẹ biết.

Mười tám tuổi, nó mang nỗi nhớ quê hương bước vào đại học ở tận miền trong xa xôi.

Tết. Ký túc xá vắng hoe. Phương Bắc xa xôi nó không về được. Nó nằm co trên giường cầm giấy nhận tiền của mẹ mà thấy ân hận, xót xa.
 
L

lolem_theki_xxi

Chiếc đài​
Theo bạn bè, cô đòi bằng được bố mua cho chiếc đài nghe nhạc. Đưa cô ra hàng đồ cũ, ông chọn cho cô chiếc đài rẻ tiền nhất nhưng với hy vọng nó là cái tốt nhất. Hai tháng sau, đài hỏng.

"Bố chỉ ham đồ rẻ, không mua đồ tốt cho con. Tại sao bố lại keo kiệt thế?" cô phụng phịu

"Con muốn biết thì đứng đón bố ở cửa" mẹ cô gợi ý

Từ hôm đó, ngày nào, cô cũng đứng trước cửa đợi. Ngày nào ông cũng đi về với cùng một chiếc quần cũ sờn màu.

================================================== ===========================

Hai mẹ con​
Khi nhỏ, mỗi lúc tan trường mẹ đưa tôi về bằng chiếc xe đẩy bán cháo của mẹ. Vừa đẩy mẹ vừa nghe tôi hát những bài hát cô mới dạy. Lớn chút nữa tôi giúp mẹ chạy bàn, rửa tô. Chiều hai mẹ con cùng nhau đẩy xe về...

Ngày mai tôi lên thành phố học đại học. Nằm mãi không ngũ được, lòng tự hỏi: không biết rồi từ đây ai giúp mẹ, mẹ ơi!

Tác giả: Trần Lê Xuân Vinh

================================================== =========================

T
ình già​
Đêm tối đen. Tiếng con chim cú kêu đâu đó ngoài cây bàng. Ông khó ở trong mình đã mấy hôm. Bà lọ mọ tìm cây sào rồi đẩy đưa bâng quơ trên vòm lá. Con chim cú vỗ cánh bay. Một hạt bụi sa vào mắt bà…

Ông trách: “Nó kêu mỏi miệng rồi nó đi, bà đuổi làm gì cho khổ con mắt vậy?”. Hạt bụi cộm lắm nhưng bà không thấy đau; móm mém cười, bà đáp: “Lỡ ông bỏ tôi lại thì sao?”.

================================================== =====

Nghỉ lễ​
Cha nó xuôi ngược buôn bán trên chiếc ghe nhỏ để lo cho nó ăn học. Xong đại học, nó ở lại thành phố.
Tết vừa rồi, tiễn nó đi, ông dặn: “Con đi làm, ít về. Cha mẹ nhớ lắm. Nhưng ráng… đến dịp lễ rảnh con về thăm cha mẹ”.
Nó hứa.
Lễ đến, ông hớn hở chờ nó về. Nó điện thoại bảo không về được vì sinh nhật bạn gái.
Nghe xong, ông trầm ngâm, lát sau nói với mẹ nó: “Vậy là tết thằng nhỏ nó mới về. Còn đến bốn tháng nữa…”

================================================== ===================

Con gái​
Ngoại hấp hối, cà nhà dắt díu nhau về quê thăm ngoại. Ngoại mất. Từ thành phố, anh Ba đang dở mùa thi cũng vội về chịu tang.

Chị Hai lấy chồng quê ngoại, nhà cách có vài quãng đồng mà lại không về được. Bố chép miệng xót xa: "Con gái là con người ta".

Mẹ gục đầu vào vai anh nức nở. Hơn hai mươi năm theo chồng xa xứ, đây mới là lần đầu tiên mẹ được về với ngoại… Mẹ cũng là con gái…

================================================== ========

Vô tâm​
Ngày còn nhỏ, tôi thường được di - dượng kể về chuyện tình của họ. Một tình yêu thật dẹp được tô điểm bằng những tình khúc của nhạc sĩ Trịnh Cộng Sơn mà lúc ấy cả hai người đều thích...
Hôm vào nhà sách, thấy tuyển tập nhạc Trịnh Công Sơn, tôi mua ngay gởi tặng dì - dượng. Người bạn gái đi cùng bỗng hỏi: "Ba mẹ anh thích gì? Sao anh không mua tặng họ?".
Tôi chợt giật mình. Tôi có vô tâm lắm không khi mà tôi cũng chẳng biết được ba mẹ tôi thích điều gì nhất.

================================================== =====================

Thày và trò​
Về hưu, tôi mở lớp dạy kèm tại nhà. Cô bé học lớp 9, chăm ngoan nhưng hơi chậm hiểu. Thôi thì lấy cần cù bù thông minh. Tôi kiên trì giảng đi giảng lại. Mỗi khi gương mặt cô bé bừng sáng vì đã hiểu, tôi thấy mọi mệt nhọc tan biến.
Mấy hôm nay, cô bé có vẻ lo ra không tập trung. Nhìn lên tờ lịch, tôi lờ mờ đọc được lý do. Cuối giờ, tôi chủ động bảo:
- Con đừng nhắc mẹ tiền học, khi nào đóng cũng được. Có điều con đừng vì chưa đóng tiền mà nghỉ học.
Cô bé thở ra như trút được gánh nặng. Ôi! Học trò của tôi...
 
Z

zzthaemzz

post ké nhé

Ba

Ba: Con có thấy Ba mạnh không?
Con: Dạ có
Ba: Con thấy võ thuật Thiếu Lâm có lợi hại không?
Con: Dạ có, rất lợi hại
Ba: Vậy Ba sẽ cạo đầu và đi luyện võ thuật Thiếu Lâm há?
Con (vỗ tay): Vậy thì hay quá!
Hai ngày sau, Con nhìn thấy cái đầu trọc của Ba liền vui mừng reo lên: Ba ơi!! Cố lên!!! Ba nhất định sẽ luyện thành một cao thủ!!!
Hôm đó chính là một ngày trước khi Ba đi làm hóa trị liệu.
Và Ba đã dùng một cách rất đặc biệt để dạy con sự lạc quan cùng lòng dũng cảm...

=======================================================

Rải đậu
Người con không có khả năng nuôi mẹ già, liền quyết định cõng mẹ bỏ lên núi.
Đêm tối, người con nói rằng cõng mẹ lên núi dạo, bà mẹ lấy hết sức mình đèo lên vai con.
Trên đường đi anh ta nghĩ phải leo cao hơn nữa rồi mới ***** xuống. Bỗng anh ta nhìn trên vai mình, thấy mẹ đang cố giấu những hạt đậu rãi suốt đoạn đường đi, anh ta tức giận hỏi mẹ :
- “Mẹ rãi đậu làm gì thế ? “
Kết quả câu trả lời của mẹ đã khiến anh ta bật khóc :
- “Con ngốc ạ, mẹ sợ lát nữa còn mình con xuống núi sẽ lạc đường.”

=======================================================
Mùa thi
Ngày tôi thi tú tài, ba đạp xe hơn chục cây số, chờ tôi ngoài trường thi cả buổi, cốt để hỏi:
- Con làm bài tốt không?
Sợ ba nhọc lòng, tôi nói:
- Ba chờ ngoài này, có khi con lại lo, không làm bài được.
Buổi thi cuối, ra cổng không thấy ba, hỏi chú Bảy còi:
- Ba con có đến không?
Chú đưa tay chỉ cây bàng phía xa mươi mét bảo:
- Ổng ở đằng kia, tao biểu đến ổng không chịu.

=======================================================
Lòng mẹ
Nhà nghèo, chạy vạy mãi mới được suất hợp tác lao động, Thanh coi đó như cách duy nhất để giúp đỡ gia đình. Nhưng ảo mộng chóng tan, xứ người chẳng phải thiên đường, Thanh chỉ còn biết làm quần quật và dành dụm từng đồng. Để nhà khỏi buồn, trong thư Thanh tô vẽ về một cuộc sống chỉ có trong mơ.
Ngày về, mọi người mừng rỡ nhận quà, Thanh lại tiếp tục nói về cuộc sống trong mơ.
Đêm. Chỉ còn mẹ. Hết nắn tay nắn chân Thanh rồi mẹ lại sụt sùi. Thanh nghẹn ngào khi nghe mẹ nói:
- Dối mẹ làm gì. Giơ xương thế kia thì làm sao mà sung sướng được hở con!
 
P

pro0o

$\color{Red}{\fbox{Quà tặng cuộc sống}}\color{navy}{\fbox{Những bài học cuộc đời ý nghĩa }}$

$\color{Black}{\fbox{$\bigstar$CLB Thơ văn$\bigstar$}}» \color{Red}{\fbox{Quà tặng cuộc sống}}» \color{navy}{\fbox{Những bài học cuộc đời ý nghĩa }}$

:khi (86)::khi (86)::khi (86):​

♥♥♥ "(Theo Quà tặng cuộc sống) - Người hạnh phúc nhất là người đem hạnh phúc đến cho nhiều người nhất.

$\bigstar$ Quà Tặng Cuộc Sống là những câu chuyện nhỏ của cuộc sống hằng ngày chứa đựng những thông điệp nhân văn sâu sắc và lớn lao về tình cảm của con người hoặc những triết lý sâu sắc về lẽ sống như hạnh phúc là gì, sức mạnh của nụ cười, điều kỳ diệu của hiện tại, thế nào là sự bình yên thật sự..."

"Cuộc sống vốn xô bồ và ồn ã. Cuốn theo vòng quay mãnh liệt của cuộc mưu sinh, nhiều khi, người ta có thể bỏ quên, hoặc đánh mất đi, những giá trị nhân bản đẹp đẽ của tình người.
Chương trình QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG, mỗi bộ phim là một bản nhạc du dương của tình người, giúp bạn vừa thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi, vừa có dịp nhìn lại chính mình. Những bộ phim ngắn vừa giống như một lời tâm tình thủ thỉ, vừa như một bài học triết lý nhẹ nhàng sâu sắc, thấm đấm xúc cảm nhân văn. Sau mỗi một bộ phim, bạn có thể sẽ bật cười, có thể sẽ lặng đi suy ngẫm; Và cũng có thể bạn sẽ khóc….Nhưng dù ở trạng thái cảm xúc nào, thì mỗi bộ phim sẽ luôn là khoảng lặng cần thiết và quý giá với mỗi con người trong dòng chảy vồn vã của cuộc sống.
QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG là một chương trình truyền hình đặc biệt theo một phong cách hoàn toàn mới lạ, được thể hiện bằng những đoạn phim hoạt hình với thời lượng ngắn 3-5 phút.
Nội dung là những câu chuyện xoay quanh mọi lĩnh vực của cuộc sống thường ngày, giản dị, cảm động và sâu sắc: bó hoa hồng trên ngôi mộ mẹ, lời dạy của người thầy năm xưa, kỷ niệm tuổi ấu thơ….Tất cả sẽ đề cập đến những khía cạnh tâm tư của con người, sự trong sáng của tình yêu, sự nồng ấm chân thành của tình bạn, những nghĩa cử nhân ái, những bài học đầy tình người…
Chương trình QÙA TẶNG CUỘC SỐNG phát sóng thường lệ vào 22h10’ trên kênh VTV3 – Đài truyền hình Việt Nam."

Nhưng với khung giờ 22h10' thì có lẽ sẽ không thích hợp cho nhiều bạn nên mỗi ngày CLB Thơ văn sẽ post 1 câu chuyện hoặc là 1 video sưu tầm được về Qùa tặng cuộc sống, các bạn hãy cùng xem, thư giãn, nhìn lại chính mình, chia sẻ cảm nghĩ, thảo luận về các câu chuyện này nhé!
P.s: Mong các bạn thực hiện đúng qui định của diễn đàn!​
 
Last edited by a moderator:
P

pro0o

Quà tặng cuộc sống - Cho và nhận!

$\color{DarkGreen}{\fbox{QTCS1}}$

$\color{Red}{\fbox{Quà tặng cuộc sống}}» \color{navy}{\fbox{CHO VÀ NHẬN }}$


[YOUTUBE]TUe-z2Hvvmw[/YOUTUBE]


Cho Đi và Nhận Lại



Đôi khi bạn cảm thấy cuộc đời này thật bất công! Bạn đã cho đi quá nhiều mà không nhận lại được bao nhiêu...

Vấn đề thực ra rất đơn giản. Khi bạn cho đi là bạn đã nhận được nhiều hơn thế, đó là những niềm vui vô hình mà bạn không chạm vào được.

Bạn thắc mắc rằng tại sao khi người khác buồn thì bạn luôn ở bên cạnh họ để xoa dịu vết thương lòng cho họ, rồi đến khi họ tìm lại được niềm vui họ sẽ lại quên bạn.

Còn bạn, khi bạn buồn ai sẽ là người lắng nghe và thấu hiểu nỗi lòng của bạn đây?

Bạn ạ! Cuộc đời này là một vòng tròn. Thật ra không có sự bất công nào đối với bạn ở đây hết, có hay chăng sự nhận lại từ người khác chỉ là đến sớm hay muộn với bạn mà thôi và cái quan trọng là bạn có mở rộng lòng mình để nhận nó hay không!

Tất cả chúng ta sinh ra và tồn tại trên đời này đều mắc nợ nhau. Cho đi, nhận lại là hình thức luân phiên để trả nợ lẫn nhau.

Khi bạn cho đi những điều tốt đẹp thì bạn sẽ nhận được sự bình yên trong tâm hồn. Bạn phải hiểu rằng cho đi không có nghĩa là có sự toan tính ở đây.

Bạn càng tính tóan thì bạn lại càng cảm thấy bị dồn nén, bạn cho đi mà tâm bạn không tịnh. Khi ấy bạn vừa phải cho mà vừa không được nhận niềm vui vô hình từ chính bản thân cái cho đi của bạn.

Tất cả mọi thứ chúng ta làm cho nhau đều có sự vay trả. Đôi khi là sự vay trả hữu hình và đôi khi cũng là một sự vay trả vô hình.

Mỗi người chúng ta quen biết nhau, yêu nhau, ghét nhau, căm thù nhau... âu cũng là cái duyên. Có duyên mới biết, mới quen, mới yêu, mới ghét!

Cái duyên ban đầu là do trời định nhưng để gắn bó lâu dài, muốn biến cái duyên ấy thành tình yêu thương thì là do chúng ta quyết định, nhờ vào cái cho đi của mỗi người.

Nhưng bạn nên nhớ, trong tình yêu không có sự trông mong được nhận lại, bởi tình yêu luôn luôn là một thứ điều luật không công bằng của trái tim, không có định nghĩa cũng chẳng có lý lẽ.

Có hay chăng một là bạn nhận được hạnh phúc. Không thì bạn nhận được sự chán chường, đau khổ!

Tất cả đều trong một vòng tròn luẩn quẩn.

Nhưng dù biết đôi khi cuộc sống không được như ý muốn của ta, bạn hãy cứ cho đi. Cho đi là bạn đã tự yêu thương lấy chính bản thân mình. Bạn đã hòa vào dòng chảy của cuộc sống, của đời người.

Đời người như dòng sông, như cuộc sống hoà tan với thời gian, luôn trôi đi nhưng không ngừng đổi mới, mãi biến chuyển nhưng muôn đời vẫn thế.

Tất cả dòng sông rồi sẽ đi về biển, từ biển bao la sẽ rót vào những dòng sông mênh mông tràn đầy, mạch luân lưu không ngơi nghỉ ấy là cuộc sống.

Sẽ không bao giờ có cái chết vì nơi tận cùng cũng là khởi thủy cho những mầm sống mới ...

cho_nhan.jpg

-Sưu tầm-

Các bạn có thể xem thêm một số câu chuyện ý nghĩa khác về sự "Cho đi và nhận lại" . Click vào : ĐÂY

Hãy cho đi sự yêu thương rồi bạn sẽ nhận lại được vô vàn niềm hạnh phúc
 
Top Bottom