$\color{green}{▲\fbox{EVENT}▲:\color{red}{\tex t{TRẬN CHUNG KẾT }}}$

  • Thread starter tuonghuy333_2010
  • Ngày gửi
  • Replies 31
  • Views 1,751

Status
Không mở trả lời sau này.
R

riverflowsinyou1

/Nguyên nhân nào làm ảnh hưởng đến chu trình nước trong tự nhiên, gây nên lũ lụt, hạn hán hoặc ô nhiễm nguồn nước?
Em nghĩ là do những nhà máy thải ra chất thải gây ô nhiễm nguồn nước và sự lãng phí nước, dùng nước phung phí của nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện làm cho nguồn nước thiếu hụt dần gây thiếu nước không đồng đều trên trái đất. Vì thế do đó nên lượng nước mỗi nơi phân bố không đồng đều nên nó sẽ hội tụ ở điểm nào đó ví dụ như ở Nhật,Việt Nam,........ gây nên lũ lớn.
Không gian lận nhá :D
 
T

trantien.hocmai

1. ẢNH HƯỞNG DO HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA CON NGƯỜI
- Các dòng nước mặt (sông, kênh rạch…) đặc biệt là ở vùng đô thị đều bị ô nhiễm trầm trọng bởi rác thải, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xả vào kênh rạch chưa qua xử lý. Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ sông kênh rạch để sinh sống, xả rác và nước thải trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản trở lưu thông của dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù. Môi trường yếm khí gia tăng phân hủy các hợp chất hữu cơ, không những gây mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn nước và môi trường mà còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt để xử lý thành nguồn nước sạch cấp cho nhu cầu xã hội.

Nhiều giếng khoan thi công không đúng kỹ thuật (Kết cấu giếng không tốt, giếng gần khu vực nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải…), giếng khoan hư không được trám lấp là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
- Giữa nước mặn và nước nhạt có một ranh giới, khi họat động khai thác nước dưới đất quá mức đường ranh giới này sẽ tiến dần đến công trình khai thác, mực nước mặn xâm nhập dần, đẩy lùi mực nước ngọt vào sâu và làm nhiễm mặn các công trình khai thác trong khu vực. Mặt khác do nước biển tràn vào hoặc do con người dẫn nước biển vào sâu trong ruộng để làm muối, dẫn đến xâm nhập mặn vào tầng chứa nước.
- Để gia tăng môi trường sống, con người phá rừng lấp đất, sang ruộng cất nhà làm đường dẫn đến mất khả năng giữ nước của đất, lượng nước bề mặt không được thấm bổ cập vào nước ngầm mà chảy vào sông rạch ra biển. Ngoài ra còn gây ngập lụt, trược lỡ đất.
2. ẢNH HƯỞNG DO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ý thức tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh, vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ thống xử lý chất thải nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vào đất dễ gây ô nhiệm môi trường đặt biệt là nguồn nước ngầm.

- Nhiều giếng khoan ngoài ruộng vườn để tưới tiêu không đảm bảo kỹ thuật gây nhiễm bẫn, nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu …

- Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón, các loại thuốc kích hoạt phát triển cây… Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng đã bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng.

Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây thất thoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt.

3. ẢNH HƯỞNG DO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ
- Việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy mô lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng, không những nước phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ sinh hoạt cho một số lượng lớn công nhân từ nhiều vùng khác nhau tập trung về. Đặc biệt ở các khu vực chưa có hệ thống cấp nước, mật độ khai thác nước dưới đất sẽ gia tăng nhanh, từ đó dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước và sụp lún đất.
Các chất thải công nghiệp như khối, bụi…tạo nên mưa axít không những làm thay đổi chất lượng nước ngọt, mà còn ảnh hưởng xấu đến đất và môi trường sinh thái.
- Việc xả nước thải sản xuất từ các nhà máy, khu chế xuất khu công nghiệp chưa được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất. Thậm chí có nơi còn cho nước thải chảy tràn trên mặt đất để tự thấm xuống đất hoặc đào các hố dưới đất để xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầng nước dưới đất.
4. ẢNH HƯỞNG DO MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN KHÁC - Hệ thống kênh rạch không được nạo vét dẫn đến tích tụ một khối lượng lớn các vật chất hữu cơ từ nước thải, rác thải gây bồi lắng và ảnh hưởng đến việc tiêu thoát của dòng nước.
- Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật, nước rỉ ra từ rác thấm vào mạch nước ngầm hoặc cho chảy tràn trên mặt đất vào kênh rạch.
- Các dòng nước mặt trên sông, kênh rạch còn bị ô nhiễm do xăng dầu của các tàu bè đi lại, hoặc các sự cố vận chuyển khác trên sông, biển.




 
L

lunun_98

Khi đọng vật nhai lại thức ăn có tác dụng phân hủy sâu hơn nữa các sợi thức ăn các sợi thức ăn, đặc biệt là xenluloza, bị phân hủy thành glucoza trong các ngăn này bởi các vi khuẩn cộng sinh và các động vật nguyên sinh. Động vật nhai lại thu được năng lượng từ các axít béo dễ biến đổi do các vi khuẩn này tạo ra: chẳng hạn axít axêtic, axít propionic và axít butyric.
 
R

riverflowsinyou1

Em còn quên cách phòng chống :D
1) Tiết kiệm nước
2) Tránh lãng phí
3) Không gây ô nhiễm nguồn nước.
 
N

nguyenvancuong1225@gmail.com

3/Nguyên nhân nào làm ảnh hưởng đến chu trình nước trong tự nhiên, gây nên lũ lụt, hạn hán hoặc ô nhiễm nguồn nước? Nêu cách khắc phục

_Rừng bị chặt phá do khai thác trái phép đặc biệt là rừng đầu nguồn
_Khí hậu nóng lên do khí quyển ngày càng nhiều CO2 CH4,...
_Dùng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật quá liều
_Sử dụng phân hoá học tràn lan làm tăng $NO_3^-$ trong đât, nước
_Công nghiệp phát triển không bền vững
_Tâp quán canh tác còn lạc hậu của 1 bộ phân người dân
_Rác thải không được đổ đúng nơi quy định
_Nước thải chưa qua xử lí đã được đổ thẳng ra sông hồ
_...

Biện pháp:
_Cần phải áp dụng Luật bảo vệ môi trường thật nghiêm khắc
_Chế tài xử phạt thật nghiêm, không đơn thuần là xử phạt hành chính
_Tuyên truyền giáo dục cho quần chúng biết rõ về vai trò của mỗi con người đối với môi trường
_Tăng cường trồng rừng phòng hộ
_Tăng cường sử dụng phân bón Hữu Cơ, Vi sinh trong sản xuất, sử dụng khí biogas trong đun nấu
_ ...

Vì môi trường của thế giới ngày mai mong mọi người cung chung tay bảo vệ nó
 
R

riverflowsinyou1

Bổ sung câu 2: hình như là trâu bò có 2 ngăn chứa khi nó ăn thì nó chỉ nuốt vào ngăn nào đó rồi khi nào đó đói thì ựa lên để cung cấp dinh dưỡng :D
 
T

trantien.hocmai

cach khắc phục
sử dịng tiết kiệm nước
không xả rác bừa bãi
không sử dụng các hoá chất độc hại
nước thải phải trải qua xử lí
bảo về rừng đầu nguồn
hạn chế chất thải
hạn chế các khí thải từ các khu công nghiệp và các phương tiện giao thông
 
Last edited by a moderator:
T

trankimhieu

1/. Nó là một phần của chu trình nước trong cơ thể thực vật, và là sự mất hơi nước từ các bộ phận của cây (tương tự như đổ mồ hôi). Quá trình này cũng làm mát cây, làm áp suất thẩm thấu thay đổi, và cho phép lưu thông các chất dinh dưỡng, chất khoáng và nước từ rễ đến chồi.
2/Vì động vật nhai lại tiêu hóa qua 2 giai đoạn:
-Ban đầu chỉ nhai thô và nuốt xuống dạ dày.
-Sau đó ợ thức ăn lên để trộn lẫn thức ăn triệt để hơn để phân hủy thức ăn sâu hơn nữa.
3/
Nguyên nhân: Do con người gây ra, trước hết là do tình trạng phá rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước; việc trồng cây không phù hợp, vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước (như lúa) làm cho việc sử dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước; thêm vào đó công tác quy hoạch sử dụng nước, bố trí công trình không phù hợp, làm cho nhiều công trình không phát huy được tác dụng.Còn các loại rác thải (rác thải công nghiệp,sinh hoạt)làm ô nhiễm nguồn nước.
BIện phát khắc phục: cần hạn chế những nguyên nhân trên và trồng rừng
 
L

lunun_98

3/Nguyên nhân:-+Chặt phá rừng
+Xả các chất đọc hại ra ngoài mt đặc biệt là mt nước
+Lãng phí nước
+ Hệ thống kênh rạch không được nạo vét dẫn đến tích tụ một khối lượng lớn các vật chất hữu cơ từ nước thải, rác thải gây bồi lắng và ảnh hưởng đến việc tiêu thoát của dòng nước.
+ Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật, nước rỉ ra từ rác thấm vào mạch nước ngầm hoặc cho chảy tràn trên mặt đất vào kênh rạch.
+ Các dòng nước mặt trên sông, kênh rạch còn bị ô nhiễm do xăng dầu của các tàu bè đi lại, hoặc các sự cố vận chuyển khác trên sông, biển.
* Biện pháp kphuc:
-Trồng rừng
-Xử lí chất thải
-Tiết kiệm nc
 
R

riverflowsinyou1

1) Tạo CO2 trong quang hợp dễ dàng hơn. Tạo Ozon bảo vệ màng khí quyển trái đất. Mấy anh chị kiến thức trâu bò quá em chơi không nổi :((
 
T

trantien.hocmai

bổ sung câu 1
Ý nghĩa của thoát hơi nước:
-Tạo lực hút cho dòng mạch gỗ.
-Thoát hơi nước khí khổng mở tạo điều kiện cho C02 khuyếch tán vào lá đồng thời cung cấp khí 02 ra môi trường.
-Giảm nhiệt độ bề mặt lá.
 
T

tuonghuy333_2010

1/Quá trình thoát hơi nước ở lá có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể thực vật?
2/Cho biết ý nghĩa của nhai lại ở động vật nhai lại?
3/Nguyên nhân nào làm ảnh hưởng đến chu trình nước trong tự nhiên, gây nên lũ lụt, hạn hán hoặc ô nhiễm nguồn nước? Nêu cách khắc phục
Đáp Án:
1/
- Hô hấp, làm mát bề mặt lá bảo vệ các thành phần bên trong lá,........
- Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò giúp vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây.

- Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt độ của lá

- Thoát hơi nước giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quang hợp.
2/ Nhai lại là ói ra nhai lại cho kĩ để đảm bảo là nhận đc nhiều nhất chất dinh dưỡng đã ăn.
3/ Nguyên nhân có rất nhiều : Phá rừng bừa bãi, sử dụng quá mức nhiện liệu hóa thạch; ý thức bảo vệ môi trường kém của con người;.....................................etc..............
Khắc phục: Tuyên Truyền; Kêu gọi; Tự bản thân mình cần có hành động gì để bảo vệ moi trường như tham gia các chương trình môi trường có ý nghĩa;..................................nhiều quá
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom