Sử $\color{DarkOrange}{\fbox{★Sử 7★}}\color{DarkOrange}{\fbox{★Bài soạn sử 7★}}$

H

hobaoanh123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU


I. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu:

- Thế kỉ V, người Giéc Man diệt đế quốc Rô Ma lập nhiều vương quốc: Ăng- glô Xắc- xông, Phơ- răng, Tây Gốt, Đông Gốt...
- Họ chiếm đất chủ nô, chia cho nhau; phong tước vị cho các tướng lĩnh...
->Lãnh chúa: Có nhiều đất, có quyền, tước vị, rất giàu có
->Nông nô: không có đất, làm thêu, phụ thuộc lãnh chúa
\RightarrowXã hôi phong kiến châu Âu

II. Lãnh địa phong kiến:
- Là vùng đất của lãnh chúa- vương quốc thu nhỏ.
- Nông nô nhận đất canh tác của các lãnh chúa và nộp tô, thuế
- Các lãnh chúa bóc lột nông nô, sung sướng, xa hoa
* Đặc trưng: tính tự cung, tự cấp\Rightarrow Phong kiến phân quyền ( thế kỉ IV- XI)

III. Thành thị trung đại:
- Cuối TK XI, sản xuất phát triển, thợ thủ công đem hàng ra nơi đông người buôn bán, lập xưởng-> thị trấn \Rightarrow thành thị trung đại
- Dân là thợ thủ công và thương nhân, họ lập phường hội, thương hội cùng sản xuất, buôn bán....
- Xã hội phong kiến phát triển\Rightarrow Phong kiến tập quyền ( TK XI-XV)
 
H

hobaoanh123

Bài2: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU
1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lý:
a) Nguyên nhân:
- Sản xuất phát triển =>Cần nguyên liệu, thị trường, vốn…
b) Các cuộc phát kiến địa lí:
1487: Đi – a – xơ vòng quanh Nam Châu Phi.
1498: Va-xcô đơ Ga – ma đến Ấn Độ.
1492: Cô-lôm-bô tìm ra Châu Mĩ
1519-1522: Ma-giên lan vòng quanh trái đất.
c) Kết quả:
Kết quả:
-Tìm ra những vùng đất mới, những con đường mới, những tộc người mới.
-Đem lại những món lợi khổng lồ cho quý tộc và thương nhân châu Âu.
Ý nghĩa:
-Là cuộc cách mạng về giao thông và tri thức.
-Thúc đẩy thương nghiệp phát triển
-Mở rộng phạm vi buôn bán với thế giới.
-Tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu
a) Sự ra đời của giai cấp tư sản:
Quý tộc và thương nhân châu Âu đã làm gì để có nguồn vốn ban đầu và đội ngũ nhân công ?
-Cướp bóc tài nguyên từ thuộc địa, cướp đoạt của nhau.
-Buôn bán nô lệ da đen.
-Đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa->Không có ruộng đất( tư liệu sản xuất) => Làm thuê cho tư sản.
\Rightarrow Tư sản đã có được nguồn vốn ban đầu và đội ngũ nhân công đông đảo.
Sự ra đời của hình thức kinh doanh tư bản đã tác động đến xã hội phong kiến châu Âu như thế nào?
-Trong xã hội phong kiến châu Âu hình thành những giai cấp mới: Tư sản vô sản.
a) Sự ra đời của giai cấp tư sản:
- Quý tộc, thương nhân trở nên giàu có nhờ cướp bóc của cải, tài nguyên,….
- Mở rộng kinh doanh, lập đồn điền,…\Rightarrow bóc lột lao động làm thuê \Rightarrow giai cấp tư sản ra đời.
b) Sự ra đời của giai cấp vô sản:
- Hình thành từ những người nông nô bị tước đoạt ruộng đất, làm trong các xí nghiệp của tư sản.
\Rightarrow Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời sớm nhất tại các quốc gia thành thị trung đại Phirenxê, Venêxia, Giênôva...
 
Last edited by a moderator:
H

hobaoanh123

Bài 3: CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU
1. Phong trào văn hóa Phục hưng
a. Khái niệm:
“Phong trào Văn hoá Phục hưng” là khôi phục những tinh hoa
văn hóa cổ đại HiLạp và Rô-ma, đồng thời phát triển nó ở tầm
cao mới.
b. Nguyên nhân:
+Thế nào là “phong trào Văn hoá Phục hưng”?
+Vì sao xuất hiện “Phong trào Văn hoá Phục hưng”?
- Chế độ phong kiến kìm hãm, vùi dập các giá trị văn hóa.
- Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có đại vị chính trị, xã hội.
c. Nội dung phong trào:
- Lên án giáo hội Ki-tô, đả phá trật tự xã hội phong kiến.
- Đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên,
xây dựng thế giới quan duy vật.
d. Ý nghĩa:
- Phát động quần chúng đáu tranh chống lại xã hội phong kiến.
- Mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu Âu và nhân loại.
2. Phong trào Cải cách tôn giáo:
a. Nguyên nhân:
- Sự thống trị về tư tưởng, giáo lí của chế độ phong kiến là cản trở đối với giai cấp tư sản.
\Rightarrow Yêu cầu đặt ra là phải tiến hành cải cách.
b. Diễn biến:
- Cải cách của M. Lu-thơ (Đức): Lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, đòi bãi bỏ những thủ tục, nghi lễ phiền toái.
- Cải cách của Can-vanh (Thụy Sĩ): Chịu ảnh hưởng những cải cách của Lu-thơ, hình thành một giáo phái mới gọi là đạo Tin lành.
c. Hệ quả:
Đạo Ki tô bị phân thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki-tô giáo cã và Tân giáo, mâu thuẫn và xung đột với nhau. Bùng lên cuộc chiến tranh nông dân Đức.
3. Chiến tranh nông dân Đức:
a. Nguyên nhân:
- Đến thế kỉ XVI, ở Đức tầng lớp thị dân có thế lực kinh tế nhưng
bị chế độ phong kiến cát cứ kìm hãm.
- Ảnh hưởng cải cách tôn giáo của Lu-thơ.
Diễn biến:
- Lãnh đạo là Tô-mát Muyn-xe, trong giai đoạn đầu chiếm được 1/3 lãnh thổ Đức.
- Do nội bộ nghĩa quân không thống nhất, bọn phong kiến tập trung lực lượng đàn áp, phong trào thất bại.
c. Ý nghĩa:
Đây là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại nhất châu Âu.
- Phản ánh lòng căm thù của nông dân bị áp bức.
- Góp phần vào trận chiến chống chế độ phong kiến.


 
H

hobaoanh123

Bài 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KiẾN
China1.jpg

1. Xã hội phong kiến Trung Quốc hình thành:
Câu hỏi thảo luận:
a. Thời Xuân Thu và chiến Quốc có điểm gì tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp?
Từ đó đã dẫn đến sự phân hóa các tầng lớp nào?
b. Xã hội phong kiến Trung Quốc hình thành khi nào? Thời nào?
Đáp án:
Công cụ bằng sắt xuất hiện \Rightarrow nông nghiệp phát triển \Rightarrow xã hội Trung Quốc phân hóa sâu sắc:
+ Giai cấp địa chủ xuất hiện.
+ Nông dân phân hóa
Câu hỏi:
Nhà nước đầu tiên của Trung Quốc ra đời từ thời gian nào? Các triều đại nào?
Đáp án:
- Ra đời từ 200 năm TCN.
Trải qua các triều đại Hạ
Xã hội biến đổi:
+ giai cấp địa chủ xuất hiện.
+ Giai cấp nông dân bị phân hóa, Thương và Chu
2. Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán::
Câu hỏi:
-Nhà Tần thi hành những chính sách nào? Nhận xét chung về các chính sách đó?
-Những chính sách của nhà Hán? Nhận xét về các chính sách đó?
\Rightarrow Đáp án:
+Các chính sách là:
-Chia đất nước thành nhiều quận ; huyện.
-Trực tiếp cử quan cai trị.
-Thống nhất chế độ đo lường, tiền tệ.
-Gây chiến tranh xâm lược.
+ Nhà Hán xóa bỏ những chính sách khắc nghiệt của nhà Tần.
- Nhà Tần thi hành nhiều chính sách hà khắc
-Chú trọng phát triển kinh tế.
-Giảm nhẹ tô, thuế.
-Chú trọng phát triển nông nghiệp.
-Xâm lược các nước khác
A6-6700a.jpg

Những hình ảnh lăng mộ Tần Thủy Hoàng
tayan3.jpg

Thành phố Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, xưa kia là kinh đô Trường An của nhà Tây Hán.
Lưu Bang. ( thời Tây Hán)
3. Trung Quốc thời Đường:
%E5%94%90%E7%96%86%E5%8F%98%E8%BF%81.gif

Bản đồ Trung Quốc thời nhà Đường năm 700
-Những chính sách cai trị của nhà Đường? Nhận xét và so sánh các triều đại trước?
Đáp án:
-Bộ máy nhà nước được củng cố.
-Mở khoa thi chọn nhân tài ( mới).
-Giảm tô, thuế + khuyến khích sản xuất nông nghiệp (giống nhà Hán).
-Xâm lược các nước khác ( giống các triều đại trước)
\Rightarrow Nhận xét: Cường thịnh nhất Châu Á
 
Top Bottom