$\color{DarkGreen}{\fbox{Địa lý}\bigstar\text{Vòng Quanh Trái Đất}\bigstar}$

L

leemin_28

4. Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở ĐBSCL. Tại sao phải đặt vẫn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị?
5. Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp ở ĐBSCL? Hiện trạng các ngành công nghiệp ở ĐBSCL? Các trung tâm kinh tế của vùng ĐBSCL?
6. Nêu tên các đảo và quần đảo ở nước ta ( vị trí nằm ở tỉnh nào, huyện nào?)
 
L

leemin_28

7. Trình bày tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta?
8. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển?
9. Ảnh hưởng của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ ( nêu điều kiện thuận lợi, khó khăn)?
 
T

thannonggirl

Câu 1: Tình hình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?
* Công nghiệp:
- Khu vực CN chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu GDP, phát triển nhanh, cơ cấu khá cân đối, đã hình thành một số ngành CN hiện đại.
- Tp.HCM, Vũng Tàu, Biên Hoà là các trung tâm KT lớn của vùng. Tp.HCM chiếm hơn 50% giá trị sx CN của vùng.

* Nông nghiệp:
- ĐNB là vùng chuyên canh cây CN lớn nhất nước ta (cây lâu năm + cây ngắn ngày). Cây CN lâu năm có cao su, hồ tiêu, điều; Cây CN hằng năm có lạc, đậu tương, mía,..
- Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản được chú trọng phát triển. Bò sữa nuôi nhiều ở ven Tp.HCM.
- Vấn đề thuỷ lợi có tầm quan trọng đặc biệt, rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn đang được quan tâm giữ gìn và pt..

* Dịch vụ:
- HĐ dịch vụ của vùng rất đa dạng.
- Tp.HCM là đầu mối GTVT quan trọng hàng đầu của vùng và cả nước.
- ĐNB dẫn đầu về HĐ xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài..
- Tp.HCM cũng là trung tâm du lịch lớn nhất nước ta, xuất phát nhiều chuyến đi Đà Lạt, Nha Trang, ĐBSCL..
+2
 
Last edited by a moderator:
T

thannonggirl

Câu 2: Vai trò của các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước?
Vùng kinh tế trọng điểm phía nam có vai trò rất quan trọng, đóng góp lớn nhất cho kinh tế việt nam. Chiếm gần 60% thu ngân sách, trên 70% kinh ngạch xuất khẩu. Là khu vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các vùng lân cận trong nước...
+2
 
Last edited by a moderator:
T

thannonggirl

Câu 3: Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của vùng đồng bằng sông Cửu Long? Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long?
* Vị trí địa lý:
- Tiếp giáp với vùng ĐNB ở phía Đông Bắc.
- Tiếp giáp với Campuchia ở phía Bắc -> dễ dàng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng Mê Công.
- Gần các nước Đông Nam Á.
- Có 3 mặt giáp biển (biển Đông và vịnh Thái Lan) -> có đk để thực hiện thế KT liên hoàn đất liền với biển đảo.

* ĐKTN và TNTN:
- Diện tích rộng (khoảng 4 triệu ha), địa hình thấp và bằng phẳng.
- Có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, ít có thiên tai.
- Nguồn sinh vật phong phú cả trên đất liền và dưới biển, nhất là cá, tôm, chim và các loài bò sát.
- Có nguồn nước phong phú với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho phát triển GTVT đường thuỷ, cho bồi đắp phù sa, thuỷ lợi, nuôi trồng khai thác thuỷ sản và đảm bảo cung cấp nước cho sx.
- Có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước ta.
- Có vùng biển rộng lớn, ấm quanh năm, ít thiên tai, có nhiều ngư trường, nhiều đảo..
- ĐBSCL có nhiều đk thuận lợi cho phát triển NN, đặc biệt là cho sx lương thực, thực phẩm..
+2
 
Last edited by a moderator:
T

thannonggirl

Câu 4: Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở ĐBSCL. Tại sao phải đặt vẫn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị?
* Đặc điểm dân cư, XH ở ĐBSCL:
- ĐBSCL có dân cư đông, ngoài dân tộc Kinh còn có người Khơ-me, người Chăm, Hoa..
- Người dân có kinh nghiệm trong thâm canh lúa, nuôi trồng thuỷ sản, tiếp cận sớm với nền NN hàng hoá.
- Vùng có tỉ lệ tăng dân còn cao, tỉ lệ dân thành thị thâpá, chất lượng GD chưa cao..

* Phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở ĐBSCL vì:
- Tỉ lệ người lớn biết chữ ở ĐBSCL (88,1%) thấp hơn cả nước (cả nước là 90,3%).
- Tỉ lệ dân số thành thị ở ĐBSCL (17,1%) thấp hơn cả nước (cả nước là 23,6%).
+2
 
Last edited by a moderator:
T

thannonggirl

Câu 5: Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp ở ĐBSCL? Hiện trạng các ngành công nghiệp ở ĐBSCL? Các trung tâm kinh tế của vùng ĐBSCL?
* Tình hình phát triển kinh tế NN:
- Đây là vùng trọng điểm sx lúa lớn nhất nước, chiếm hơn 50% S và sản lượng cả nước (3,84/7,5 triệu ha và 17,7/34,4 triệu tấn). Lúa có mặt ở khắp nơi, nhiều nhất là Kiên Giang, An Giag, Đồng Tháp, Long An,... Lương thực bình quân đầu người rất cao, 1066 kg/người. Đây là vùng xk gạo chủ lực của cả nước.
- Chăn nuôi khá phát triển, nhất là nuôi gia cầm (vịt), lợn.
- Thuỷ sản của vùng chiếm gần 60% sản lượng cả nước, phát triển mạnh nhất ở Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.
- Đây cũng là vùng trồng cây ăn quả, trồng mía nổi tiếng.
- Lâm nghiệp có vai trò quan trọng, đóng góp đáng kể cho KT và nhất là môi sinh của vùng..

* Công nghiệp:
- So với NN tỉ trọng của CN còn thấp (20%), cơ cấu còn nghèo.
- Các ngành CN chính của vùng là: chế biển LTTP, VLXD (Hà Tiên, Kiên Giang), cơ khí NN.
- CN chế biến LTTP phân bố ở nhiều nơi, chủ yếu là các thành phố, thị xã, nhiều nhất là ở Cần Thơ.

* Các trung tâm KT của vùng ĐBSCL:
- Các thành phố Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau là ~ trung tâm KT của vùng.
- Tp. Cần Thơ là đô thị loại I, hạt nhân phát triển cho cả vùng, nằm ở vị trí trung tâm ĐB, có nhiều lợi thế nhất...
+2
 
Last edited by a moderator:
T

thannonggirl

6,Đảo Cát Bà (Hải Phòng),Đảo Tuần Châu (Quảng Ninh),Cồn Nổi (Ninh Bình), pđ trường sa ( khánh hoà), pđ hoàng sa(đà nẵng)
ko kể hết đc đâu a!!!!!!!!!
+2
 
Last edited by a moderator:
T

thannonggirl

7, Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu các ngành công nghiệp ở nước ta, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Việc khai thác dầu khí ở thềm lục địa cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy hóa dầu đang được hình thành. Ngành công nghiệp chế biến khí bước đầu phục vụ cho sản xuất điện, phân đạm. Sản lượng dầu liên tục tăng qua các năm.
8,các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển:
Nước ta đã tham gia những cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển. Chính phủ cũng đưa ra những kế hoặch hành động quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. Sau đây là một số phương hướng chính:
- Điều tra, đánh giá tiềm năg sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ
+2
 
Last edited by a moderator:
T

thannonggirl

9,Ảnh hưởng của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ ( nêu điều kiện thuận lợi, khó khăn)?

* Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho ĐNB giao lưu văn hóa với ĐBSCL, Tây Nguyên, DHNTB và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
* Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Thuận lợi:
+ Trên đất liền:
. Địa hình thoải, độ cao trung bình mặt bằng xây dựng tốt
. Đất và khí hậu: Chủ yếu là đất badan và đất xám. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thích hợ trồng cây công nghiệp ( cao su, hồ tiêu, cà phê, điều,...)
. Nguồn thủy sinh tốt
+ Vùng biển:
. Có tiềm năng phát triển mạnh công nghiệp dầu khí, đánh bắt hải sản, giao thông, dịch vụ di lịch biển
- Khó khăn:
+ Trên đất liền ít khoáng sản
+ Diện tích rừng tự nhiên thấp
+ Ô nhiễm môi trường ngày càng tăng...
+2
 
Last edited by a moderator:
L

leemin_28

Câu 1: Hãy nêu các yếu tố đầu ra và đầu vào của các ngành công nghiệp , nông nghiệp ? Sự Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến , ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp?
Câu 2: Hãy nhận xét và giải thích các bảng 8.1 và 8.3 / SGK 28, 31
Câu 3 : Hãy nêu cơ cấu các ngành công nghiệp VN , dựa vào đâu để xây dựng nền công nghiệp có cơ cấu đa dạng và ngành công nghiệp trọng điểm.
 
L

leemin_28

Câu 4: Đặc điểm các ngành dịch vụ VN ( GTVT , BCVT , Thương Mại , Dịch Vụ ...) ?
Câu 5: Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để xây dựng , phát triển ngành thủy sản ( Nước ngọt , nước mặn , nước lợ) ? Mô hình nông - lâm kết hợp có ý nghĩa gì?
Câu 6: Đặc điểm nguồn lao động , sử dụng nguồn lao động ở nước ta? Để giải quyết vấn đề việc làm , chúng ta cần có những giải pháp?
 
Top Bottom