Văn $\color{Blue}{\fbox{Topic Hot}\bigstar\text{Thảo Luận Về Môn Ngữ Văn}\bigstar}$

T

thuydung97

hồi cáp 2,chị chẳng bao giờ làm đúng thể loại cả,tự sự vs biểu cảm lẫn lộn với nhau.^^
sau lên lớp 9,em sẽ được làm quen với thể loại phân tích và biểu cảm,giống nhau ko kém luôn,.............\
 
K

kobato_2509

Nhìu thế sao kể hết
đọc sáng nghen e
=====================================================
 
T

tinaphan

min nói tự sự nó giống biểu cảm thế mà cứ tưởng nghị luận giống biểu cảm :3
 
Last edited by a moderator:
1

123khanhlinh

Mà các anh chị ơi cho em hỏi điểm tích lũy từ box văn 6,7,8,9 tính chung hay tính riêng ạ? Ý em là cuối năm tổng kết xét title í :(
_________________________________________________________________________________
 
K

kobato_2509

Chưa đọc
cx chẳng thấy chị nào ở đây để kể cả
bảo a e kể cho
===============================
 
L

leemin_28

ủa em tưởng chị học rồi! anh em mà kể có trời sập! học văn có biết gì! hôm nay học bài côn sơn cô mới giới hiệu về nguyễn trãi nên mới biết à! em đang đọc nhưng thấy cô bả dài lắm! sợ!
 
L

leemin_28

Không vụ nguyễn trãi mà! hình như nguyễn trãi bị oan đến đời thứ 3 hay gì đấy mới được giải oan! chu di tam tộc mà! nhưng em chẳng biết là lý do!
 
T

thuydung97

vụ án lệ chi viên là nỗi đau muôn đời của gia tộc nguyễn trãi cũng như của lịch sử việt nam
đây.vụ này hay lắm

Ngày 27 tháng 7 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh, Hải Dương. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4 tháng 8 (âm lịch) vua về đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi 40[1] được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sự xinh đẹp, có tài văn chương, luôn được vào hầu bên cạnh vua. Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ[2][3] rồi băng hà, lúc này ông mới 20 tuổi[3]. Các quan bí mật đưa về, ngày 6 tháng 8 (âm lịch) mới đến kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang. Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc và bị giết ngày 16 tháng 8 (âm lịch) năm này[2]. Đến tháng 7 (âm lịch) năm Giáp Thân (1464), vua Lê Thánh Tông đã rửa oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước Tán Trù bá và bổ dụng người con còn sống sót của ông là Nguyễn Anh Vũ[4].
 
T

thuydung97

Có giai thoại nói rằng lúc cha Nguyễn Trãi (có bản ghi Nguyễn Phi Khanh) còn dạy học có dự định cho học trò phát hoang khu vườn, đến đêm nằm mơ thấy một người đàn bà với bầy con dại tới xin ông cho thư thả ít hôm mới dọn nhà vì con mọn, sáng ra khi học trò của ông phát cỏ vườn nhà thì đánh chết một bầy rắn, lúc đó ông mới hiểu ra ý nghĩa giấc mơ, ông than thở, cho chôn bầy rắn và cho học trò biết là loài rắn thường hay thù dai, thế nào cũng trả thù ông. Đêm đó, lúc ông đọc sách thì có con rắn bò trên xà nhà nhỏ một giọt máu thấm vào chữ "đại" ("đời") qua ba lớp giấy ứng với việc gia tộc ông bị hại đến ba đời. Ngày sau con rắn hóa ra bà Nguyễn Thị Lộ dụ dỗ ông, hại ba đời nhà ông và biến thành rắn bò đi khi bà Nguyễn Thị Lộ bị dìm xuống sông.

Nhiều người tin rằng giai thoại này nhằm đổ tội cho bà Nguyễn Thị Lộ, giải thích nguyên nhân tiền định về cái chết của vua Lê Thái Tông và Nguyễn Trãi, xoa dịu lòng tiếc thương Nguyễn Trãi và chán ghét nhà Lê nhỏ mọn đối với công thần. Họ cho rằng đây là thuật tuyên truyền của tầng lớp thống trị hồi đó lợi dụng lòng mê tín của nhân dân. Ngày nay giai thoại này bị bác bỏ và không được xác chứng.
 
T

thuydung97

ngắn mà,đọc đi.....................................................................................^^
 
Top Bottom