Hệ thống kiến thức sử 7
11.
. Những tầng lớp mới xuất hiện trong xã hội phong kiến Tây Âu là:
A. Quí tộc người Giéc-man, nông dân công xã.
B. Thủ lĩnh quân sự, quan lại người Giéc-man.
C. Lãnh chúa, nông nô.
D. Thủ lĩnh quân sự, nô lệ.
12.
. Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu?
A.Trung Quốc và các nước phương Đông. B. Ấn Độ và các nước phương Đông.
C.Nhật Bản và các nước phương Đông. D. Ấn Độ và các nước phương Tây.
13.
. Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?
A.Thương nhân, quí tộc. B. Công nhân, quí tộc.
C.Tướng lĩnh quân sự, quí tộc. D. Tăng lữ, quí tộc.
14.
. Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu được hình thành trên cơ sở nào?
A.Thu vàng bạc, hương liệu từ Ấn Độ và phương Đông.
B.Các thành thị trung đại
C.Vốn và công nhân làm thuê.
D.Sự phá sản của chế độ phong kiến.
15.
.Vì sao người nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư bản?
A)Họ thấy vào xí nghiệp tư bản dễ sống hơn.
B)Họ có thể giầu lên, trở thành tư sản.
C)Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp.
D)Họ bị tư bản và phong kiến cướp hết ruộng đất.
16.
.Giai cấp tư sản được hình thành từ đâu?
A)Thương nhân giầu có, chủ xưởng, chủ đồn điền. B) Địa chủ giàu có.C)
Quí tộc, nông dân. D) Thợ thủ công nhỏ lẻ.
17.
SU72B. Ph. Ma- gien-lan là người nước nào?
A)Tây-ban- nha. B) Bồ-đào-nha. C) I-ta-li-a. D) Anh.
18.
Những nước nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lí?
A)Anh, Pháp. B) Đức, I-ta-li-a.
C) Tây ban-nha, Bồ-đào-nha. D) Pháp, Bồ-đào-nha.
19.
. Điều kiện nào trong các điều kiện sau đây là quan trọng nhất dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu?
A)Sự ra đời các công trường thủ công, hình thức xưởng sản xuất với qui mô lớn.
B)Những đồn điền rộng lớn, hoặc các trang trại được lập nên.
C)Lập các công ti thương mại.
D)Có nguồn vốn tích lũy ban đầu lớn và một đội ngũ công nhân làm thuê.
20.
.Sự hình thành chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến những biến đổi về kinh tế, giai cấp ở châu Âu như thế nào?
A)
Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp tư sản và công nhân.
B)
Giữ nguyên hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và công nhân.
C)
Cải cách hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và nông nô.
D)
Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp thương nhân và thợ thủ công.
21
. Giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại hệ tư tưởng của đạo nào?
A)Đạo Hồi. B) Đạo Ki-tô C) Đạo Phật. D) Ấn Độ giáo
22.
Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta gọi là:
A)“Những người khổng lồ”. B) “Những người thông minh”.
C)“Những người vĩ đại”. D) “Những người xuất chúng”.
23.
. Nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng là :
A)
Đòi cải tạo xã hội phong kiến, phê phán Giáo hội.
B)
Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao giá trị con người và khoa học tự nhiên.
C)
Phê phán Giáo hội, đề cao Khoa học tự nhiên.
D)
Phê phán xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người.
24.
. Ai “đã chứng minh được trung tâm hệ thống hành tinh chúng ta là Mặt Trời, Trái Đất tự xoay quanh trục của nó và xoay xung quanh Mặt Trời” ?
A)Ga-li-lê. B) Đê-các-tơ.
C)Cô-péc-ních. D) Lê-ô-na đơ Vanh-xi
25.
. Trong giáo lý của mình, Lu-thơ chủ trương vấn đề gì ?
A)Lên án những hành vi của Giáo hoàng.
B)“Cứu vớt con người bằng lòng tin”.
C)Chỉ trích giáo lí giả dối của Giáo hội.
D)Phủ nhận vai trò thống trị của Giáo hội.