Sử 7 $\color{blue}{\fbox{Sử 7}\bigstar\text{▂ ▄ ▆ ▇ █♫Đường lên đỉnh vinh quang ♫ █ ▇ ▆ ▄ ▂}\bigstar}$

Status
Không mở trả lời sau này.
S

sieutrom1412

$\color{blue}{\fbox{Sử 7}\bigstar\text{▂ ▄ ▆ ▇ █♫Đường lên đỉnh olympia ♫ █ ▇ ▆ ▄ ▂}\bigstar}$

Năm 1285, trước thế mạnh của quân Nguyên, Trần Quốc Tuấn đã khẳng khái nói:"Nếu đầu hàng xin hãy chém đầu tôi trước đã" là nói với ai?
*Những bài viết copy sẽ bị xóa trực tiếp.
 
B

boboiboydiatran

ông nói với Vua trần thánh tông
cái này mình mới ra câu hỏi về ba lần kháng chiến chống quân nguyên mông của nhà trần
 
P

pro3182001

Năm 1285, trước thế mạnh của quân Nguyên, Trần Quốc Tuấn đã khẳng khái nói:"Nếu đầu hàng xin hãy chém đầu tôi trước đã" là nói với ai?
Vua Lê Thánh Tông
 
S

satthuphucthu

Lê Thánh Tông (chữ Hán: 黎聖宗; 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất 1442 – 30 tháng 1 năm Đinh Tỵ 1497), là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê (tính cả Lê Bang Cơ và Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân) trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1460 đến 1497. Ông tên thật là Lê Tư Thành (黎思誠), còn có tên khác là Lê Hạo (黎灝). Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài.

Trong lúc trị vì, Lê Thánh Tông đã đề xuất nhiều cải cách trong hệ thống quân sự, hành chính, kinh tế, giáo dục và luật pháp. Ngoài ra, ông đã tiến hành công cuộc Nam tiến, mở mang bờ cõi Đại Việt bằng cách đánh chiếm kinh đô của vương quốc Chiêm Thành (1471), sáp nhập một phần lãnh thổ Chiêm Thành vào Đại Việt; đồng thời có cuộc hành quân về phía Tây đất nước vào năm 1479.

Thụy hiệu do người kế vị ông, Lê Hiến Tông truy tôn là Sùng thiên Quảng vận Cao minh Quang chính Chí đức Đại công Thánh văn Thần vũ Đạt hiếu Thuần hoàng đế.
 
K

key_bimat

Năm 1285, trước thế mạnh của quân Nguyên, Trần Quốc Tuấn đã khẳng khái nói:"Nếu đầu hàng xin hãy chém đầu tôi trước đã" là nói với vua Trần Thái Tông
 
S

sieutrom1412

$\color{blue}{\fbox{Sử 7}\bigstar\text{▂ ▄ ▆ ▇ █♫Đường lên đỉnh olympia ♫ █ ▇ ▆ ▄ ▂}\bigstar}$

Bộ luật nào được sử dụng suốt hơn 1 thế kỉ ở nước ta (từ XV-XVIII)?
 
P

pro3182001

bộ quốc triều hình luật...........................................................
 
N

nhokdangyeu01

Là "Quốc triều hình luật".................................................................
 
L

long09455

Hình như là bộ Quốc triều hình luật thì phải..................................
 
T

thangvegeta1604

Đó là Bộ Luật Quốc triều hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức) do Lê Thánh Tông ban hành.
 
T

tuananh1203

Bộ Luật Quốc triều hình luật..........................................................................................
 
T

tuananh1203

Luật Hồng Đức là tên gọi thông dụng của bộ Quốc triều hình luật thời Lê sơ hiện còn được lưu giữ đầy đủ. Do các bộ luật của các triều đại phong kiến Việt Nam đều có tên gọi là Quốc triều hình luật nên ở đây dùng tên gọi Luật Hồng Đức làm tên gọi cho bài mặc dù nó không phải là tên gọi chính thức.

Nó có thể coi là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính v.v.
 
P

pro3182001

Đó là Bộ Luật Quốc triều hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức) do Lê Thánh Tông ban hành.
 
P

pro3182001

Quốc triều hình luật trong cuốn sách A.341 có 13 chương, ghi chép trong 6 quyển (5 quyển có 2 chương/quyển và 1 quyển có 3 chương), gồm 722 điều. Ngoài ra, trước khi đi vào các chương và điều thì Quốc triều hình luật còn có các đồ biểu quy định về các hạng để tang và tang phục, kích thước và các hình cụ (roi, trượng, gông, dây sắt v.v).

Bố trí cụ thể như sau[3]:

Chương Danh lệ: 49 điều quy định về những vấn đề cơ bản có tính chất chi phối nội dung các chương điều khác (quy định về thập ác, ngũ hình, bát nghị, chuộc tội bằng tiền v.v)
Chương Vệ cấm: 47 điều quy định về việc bảo vệ cung cấm, kinh thành và các tội về cấm vệ.
Chương Vi chế: 144 điều quy định về hình phạt cho các hành vi sai trái của quan lại, các tội về chức vụ.
Chương Quân chính: 43 điều quy định về sự trừng phạt các hành vi sai trái của tướng, sĩ, các tội quân sự.
Chương Hộ hôn: 58 điều quy định về hộ tịch, hộ khẩu, hôn nhân-gia đình và các tội phạm trong các lĩnh vực này.
Chương Điền sản: 59 điều, trong đó 32 điều ban đầu và 27 điều bổ sung sau (14 điều về điền sản mới tăng thêm, 4 điều về luật hương hỏa, 9 điều về châm chước bổ sung luật hương hỏa) quy định về ruộng đất, thừa kế, hương hỏa và các tội phạm trong lĩnh vực này.
Chương Thông gian: 10 điều quy định về các tội phạm tình dục.
Chương Đạo tặc: 54 điều quy định về các tội trộm cướp, giết người và một số tội chính trị như phản nước hại vua.
Chương Đấu tụng: 50 điều quy định về các nhóm tội đánh nhau (ẩu đả) và các tội vu cáo, lăng mạ v.v
Chương Trá ngụy: 38 điều quy định các tội giả mạo, lừa dối.
Chương Tạp luật: 92 điều quy định về các tội không thuộc các nhóm tội danh trên đây.
Chương Bộ vong: 13 điều quy định về việc bắt tội phạm chạy trốn và các tội thuộc lĩnh vực này.
Chương Đoán ngục: 65 điều quy định về việc xử án, giam giữ can phạm và các tội phạm trong lĩnh vực này.
Hai chương cuối này đã có một số quy định về tố tụng, nhưng chưa hoàn chỉnh.
 
S

satthuphucthu

quốc triều hình luật đúng hok ..................................................................
 
K

key_bimat

1. Nêu những thành tựu chủ về văn học, khoa học, nghệ thuật của nước Đại Việt thời Lê Sơ?
2. Nêu lên những cống hiến của Nguyễn Trãi cho đất nước ở thế kỉ XV?
 
O

one_day

1. Nêu những thành tựu chủ về văn học, khoa học, nghệ thuật của nước Đại Việt thời Lê Sơ?
- Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vai trò quan trọng.
- Văn thời Lê Sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học, Địa lí học, toán học, ý học đều có những tác phẩm có giá trị.
- Nghệ thuật ca, múa, chèo, tuồng,.. đều phát triển, điêu khắc có phong cách đồ sộ, kỹ thuật điêu luyện.
 
T

thannonggirl

Ông xứng đáng được tôn vinh là người đặt nền cho văn học thời đại khai sáng, mở đầu cho nền thơ cổ điển Việt Nam. Ông là sự kết tinh những tinh hoa văn hóa tư tưởng của thời đại Lý – Trần rồi vận động nâng cao lên rực rỡ hồi đầu thế kỷ XV, trong thực tiễn chiến đấu vệ quốc của dân tộc.

Với lịch sử dân tộc, Nguyễn Trãi là nhà tư tưởng vĩ đại, là danh nhân văn hoá, nhà quân sự lỗi lạc, nhà chính trị và ngoại giao tài ba mà trải qua nhiều biến động của lịch sử, bao thế hệ vẫn tôn vinh và thừa nhận.

Với lịch sử văn học, Nguyễn Trãi là nhà khai sáng, tấm lòng và văn chương của ông rực sáng như Lê Thánh Tông ngợi ca “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo” (bài Minh lương, tập Quỳnh uyển cửu ca), là “núi Thái Sơn”, là “sao Bắc đẩu”, là người có tài “Kinh bang hoa quốc cổ vô tiền” (18), là “sông Giang sông Hán trong các sông, sao Ngưu sao Đẩu trong các sao” (19), là nhà thơ đặt nền móng cho giai đoạn khai sáng của nền văn học cổ điển Việt Nam.

Vị trí của Ức Trai tiên sinh có một không hai trong lịch sử dân tộc và trong văn học sử của mười thế kỷ thời trung đại. Ông rất xứng đáng là danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam như thế giới đã tôn vinh.
 
K

key_bimat

Câu 1: Những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786-1788 đã đạt được những kết quả như thế nào?
Câu 2: Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau khi chiến thắng giặc ngoại xâm?
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom