Sử 6 $\color{blue}{\fbox{Sử 6}\bigstar\text{▂ ▄ ▆ ▇ █♫Hệ thống kiến thức sử 6 ♫ █ ▇ ▆ ▄ ▂}\bigstar}$

Status
Không mở trả lời sau này.
K

khuattuanmeo

Tương truyền, Dương Đình Nghệ đã nuôi bao nhiêu "con nuôi" đều lấy họ Dương?
A. 4000.
B. 1000.
C. 3000.
D. 2000.
 
Last edited by a moderator:
W

woonopro

[sử 6]: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiến thức, tham gia nhận điểm học tập

Ai là người đã phong cho Khúc Thừa Mĩ là Tiết độ sứ?
A. Vua Đường.
B. Vua Tống.
C. Vua Nam Hán.
D. Vua Lương.
 
T

tuananh1203

A:....................................................................
 
Last edited by a moderator:
S

satthuphucthu

A. Vua Đường..............................................................................................=))
 
Last edited by a moderator:
P

pro3182001

Ai là người đã phong cho Khúc Thừa Mĩ là Tiết độ sứ?
A. Vua Đường.
B. Vua Tống.
C. Vua Nam Hán.
D. Vua Lương.
 
Last edited by a moderator:
S

satthuphucthu

Ai là người đã phong cho Khúc Thừa Mĩ là Tiết độ sứ?
A. Vua Đường.
B. Vua Tống.
C. Vua Nam Hán.
D. Vua Lương.
Khúc Thừa Mỹ (chữ Hán: 曲承美; trị vì: 918-923 hoặc 918-930) là người làng Cúc Bồ đất Hồng Châu (nay là xã Kiến Quốc huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương), con của Khúc Hạo[1]. Ông là vị Tiết độ sứ thứ ba trong thời kỳ tự chủ của họ Khúc trong lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ 10.........................=))

 
S

satthuphucthu

Độc Cô Tổn bị giáng chức Tiết độ sứ vào thời gian nào?
A. Giữa năm 905.
B. Giữa năm 907.
C. Giữa năm 906.
D. Giữa năm 908.
Độc Cô Tổn (Trung văn giản thể: 独孤损; phồn thể: 獨孤損; bính âm: Dúgū Sǔn, ? - 5 tháng 7 năm 905), tự là Hựu Tổn (又損),[3] là một quan lại của triều Đường, phụng sự Đường Chiêu Tông và Đường Ai Đế. Ông bị giết trong một cuộc thanh trừng do Tuyên Vũ tiết độ sứ Chu Toàn Trung tiến hành.

Trong Tể tướng thế hệ biểu của Tân Đường thư, gia tộc ông là hậu duệ của Hán Thế Tổ thuộc nhánh Bái vương Lưu Phụ (劉輔), và đến đời Lưu Tiến Bá (劉進伯) thì bị bắt trong một chiến dịch chống Hung Nô; sau đó các hậu duệ của Lưu Tiến Bá thuộc Độc Cô bộ. Các tổ tiên kế tiếp của Độc Cô Tổn là các thủ lĩnh của Độc Cô bộ, theo Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế di cư đến Lạc Dương. Các tổ tiên kế tiếp của Độc Cô Tổn làm quan cho các triều đại Bắc Ngụy, Bắc Chu, Tùy và Đường. Ông của Độc Cô Tổn là Vân châu thứ sử Độc Cô Mật (獨孤密), trong khi cha ông là Lại bộ thị lang Độc Cô Vân (獨孤雲). Độc Cô Tổn có ít nhất một người anh là Độc Cô Hồi (獨孤回), và ít nhất hai em trai là Độc Cô Trì (獨孤遲) và Độc Cô Hiến (獨孤憲)

 
S

satthuphucthu

Tương truyền, Dương Đình Nghệ đã nuôi bao nhiêu "con nuôi" đều lấy họ Dương?
A. 4000.
B. 1000.
C. 3000.
D. 2000.
Dương Đình Nghệ (chữ Hán: 楊廷藝; có sách chép là Dương Diên Nghệ 楊延藝, ?-937) là người khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước Việt được 6 năm.
Dương Đình Nghệ vốn là một hào trưởng, người làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thời Khúc Hạo cầm quyền (907 - 917), Dương Đình Nghệ từng là một trong những bộ tướng của họ Khúc. Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên nối nghiệp cha. Dương Đình Nghệ tiếp tục làm bộ tướng cho Khúc Thừa Mỹ (917 - 930). Năm 930 Nam Hán - một tiểu vương quốc do họ Lưu lập nên đã xua quân sang xâm lược nước Việt Nam ta (khi đó gọi là Tĩnh Hải quân), bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ (con Khúc Hạo), đánh chiếm Đại La, sai Lý Tiến làm thứ sử.

Dương Đình Nghệ tập hợp hơn 3.000 "con nuôi" làm vây cánh tại lò võ ở làng Giàng (Ràng), Tư Phố (nay là đất các xã Thiệu Dương, Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hoá), dùng Ngô Quyền, Đinh Công Trứ (thân sinh của Đinh Bộ Lĩnh), Kiều Công Tiễn... làm nha tướng.
Để lung lạc ông, vua Hán là Lưu Cung sai người phong ông làm thứ sử Ái châu.
Nhưng chẳng bao lâu sau, tháng 3 năm 931, Dương Đình Nghệ ra quân từ Ái châu, đánh đuổi thứ sử Lý Tiến của nước Nam Hán. Lý Tiến bỏ chạy, Dương Đình Nghệ giải phóng thành Đại La. Lưu Cung sai Trần Bảo mang quân sang tiếp viện. Dương Đình Nghệ chủ động mở cửa thành nghênh đón địch, tiêu diệt viện binh Nam Hán, chém chết Trần Bảo. Sau đó ông tự lập làm Tiết độ sứ.
Tháng 4 năm 937, ông bị Kiều Công Tiễn, hào trưởng Phong Châu, một tướng dưới quyền ông, giết hại để cướp quyền.
Con trai ông là Dương Tam Kha, sau này tranh đoạt ngôi vị với con của Ngô Quyền, con rể ông. Một vài tài liệu còn ghi cháu nội ông, con gái của Dương Tam Kha là Dương Vân Nga chính là hoàng hậu họ Dương nổi tiếng - người đã mời Lê Hoàn lên ngôi thay nhà Đinh.
Không rõ Dương Đình Nghệ bao nhiêu tuổi, ông hoạt động từ thời Khúc Hạo tới năm 937, trong khoảng hơn 20 năm. Hiện nay ở quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội và thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa có phố mang tên ông.

 
P

pro3182001

Nhà Đường (tiếng Trung: 唐朝; bính âm: Táng Cháo, Hán Việt: Đường triều; phát âm Tiếng Trung: [tʰɑ̌ŋ tʂʰɑ̌ʊ]; tiếng Hán trung đại: Dâng) (18 tháng 6, 618 - 1 tháng 6, 907) là một triều đại Trung Quốc tiếp nối sau nhà Tùy và sau nó là thời kì Ngũ Đại Thập Quốc. Nhà Đường được gia tộc họ Lý (李) thành lập. Gia tộc này thâu tóm lấy quyền hành khi nhà Tùy suy sụp rồi sụp đổ. Triều đại này bị gián đoạn khi Hoàng đế Võ Tắc Thiên nắm lấy quyền hành và lập ra nhà Võ Chu (8 tháng 10, 690 - 3 tháng 3, 705). Bà là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Nhà Đường với kinh đô Trường An (là thành phố đông dân nhất thời bấy giờ, nay là Tây An) được các nhà sử học coi là đỉnh cao trong văn minh Trung Hoa; ngang bằng hoặc vượt trội hơn so với thời kì đầu nhà Hán — một thời kì hoàng kim của văn minh thế giới.
Lãnh thổ của nhà Đường rất rộng lớn, lúc cực thịnh đạt gấp rưỡi lãnh thổ của nhà Hán nhờ có lực lượng quân đội hùng mạnh và các cuộc chinh chiến quân sự. Trong hai cuộc điều tra trong thế kỷ 7 và thế kỷ 8, dân số trên lãnh thổ nhà Đường được ước tính lên đến 50 triệu người (đây mới là dân số dựa trên số hộ trong sổ sách, dân số thực có thể còn gấp đôi như vậy). Và, khi bộ máy nhà nước đi xuống và không thể điều tra dân số một cách chính xác trong thế kỷ 9, con số ước tính là 80 triệu người. Với số dân lớn như vậy, nhà Đường có một lực lượng quân đội hùng mạnh với binh lính chuyên nghiệp và những thương nhân buôn bán, trao đổi hàng hóa trên toàn bộ khu vực châu Á dọc theo Con đường Tơ lụa nổi tiếng. Nhiều nước khác nhau đã triều cống cho triều đình nhà Đường, nhà Đường cũng chinh phục hoặc khuất phục một số khu vực rồi đặt chúng dưới quyền cai trị gián tiếp thông qua một hệ thống bảo hộ. Bên cạnh quyền bá chủ về mặt chính trị, nhà Đường cũng có ảnh hưởng lớn đến văn hóa các nước láng giềng như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.
Thời kì nhà Đường phần lớn là một giai đoạn tiến bộ và ổn định, nhưng vào giữa triều đại thì xảy ra loạn An Sử, từ đó triều đình ngày càng đi xuống. Giống với nhà Tùy, nhà Đường duy trì bộ máy các quan lại trong triều đình từ các sĩ đại phu thông qua các cuộc thi khoa cử và tiến cử. Trật tự này đã bị suy yếu khi các thống đốc quân sự khu vực được gọi là tiết độ sứ nổi lên trong thế kỷ 9. Văn hóa Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và cường thịnh trong thời kì nhà Đường, đây được coi là thời kì đỉnh cao của thi ca, hay thơ Trung Quốc. Hai thi sĩ nổi tiếng nhất Trung Hoa là Lý Bạch và Đỗ Phủ, thuộc về thời kì của triều đại này, cùng với các họa sĩ nổi tiếng như Hàn Cán, Chương Tuyển và Chu Phương. Có một số lượng lớn các công trình văn học lịch sử, toàn thư và các nghiên cứu về địa lý được hoàn thành trong thời kỳ nhà Đường.
Có nhiều đổi mới đáng được công nhận và chú ý dưới thời nhà Đường, trong đó bao gồm sự phát triển của ngành in mộc bản. Trong thời nhà Đường, Phật giáo có tác động chủ yếu đến văn hóa Trung Quốc, và nhiều giáo phái bản địa trở nên nổi bật. Tuy nhiên, về sau triều đình đã ngược đãi Phật giáo và tôn giáo này đã suy giảm tầm ảnh hưởng. Mặc dù chính phủ và triều đình nhà Đường suy sụp trong thế kỷ 9, song nghệ thuật và văn hóa vẫn tiếp tục phát triển. Triều đình trung ương mục nát nên đã không thể quản lý được nền kinh tế, song việc mậu dịch vẫn không bị ảnh hưởng và thương mại vẫn tiếp tục thịnh vượng.
 
P

pro3182001

[sử 6]: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiến thức, tham gia nhận điểm học tập

Theo truyền thuyết thì có bao nhiêu đời Hùng Vương ?
A.18
B.20
C.19
D.17
 
S

satthuphucthu

18.........................................................................................................=))
 
P

pro3182001

Hùng Vương (Hán tự: 雄王), hay vua Hùng, là tên hiệu các vị thủ lĩnh tối cao của nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt. Theo truyền thuyết, các vua này là hậu duệ của Lạc Long Quân và Âu Cơ
 
S

satthuphucthu

1 số thông tin nữa:
1.Kinh Dương Vương: (涇陽王): 2879 - 2794 TCN (số năm trị vì là ước đoán). Huý là Lộc Tục (祿續).
2.Hùng Hiền vương (雄賢王), còn được gọi là Lạc Long Quân (駱龍君 hoặc 雒龍君 hoặc 貉龍君): 2793 - 2525 TCN. Huý là Sùng Lãm (崇纜).
3.Hùng Lân vương (雄麟王): 2524 - 2253 TCN
4.Hùng Việp vương (雄曄王): 2252 - 1913 TCN
5.Hùng Hi vương (雄犧王): 1912 - 1713 TCN (phần bên trái chữ "hi" 犧 là bộ "ngưu" 牛)
6.Hùng Huy vương (雄暉王): 1712 - 1632 TCN
7.Hùng Chiêu vương (雄昭王): 1631 - 1432 TCN
8.Hùng Vĩ vương (雄暐王): 1431 - 1332 TCN
9.Hùng Định vương (雄定王): 1331 - 1252 TCN
10.Hùng Hi vương (雄曦王): 1251 - 1162 TCN (phần bên trái chữ "hi" 犧 là bộ "nhật" 日)
11.Hùng Trinh vương (雄楨王): 1161 - 1055 TCN
12.Hùng Vũ vương (雄武王): 1054 - 969 TCN
13.Hùng Việt vương (雄越王): 968 - 854 TCN
14.Hùng Anh vương (雄英王): 853 - 755 TCN
15.Hùng Triêu vương (雄朝王): 754 - 661 TCN
16.Hùng Tạo vương (雄造王): 660 - 569 TCN
17.Hùng Nghị vương (雄毅王): 568 - 409 TCN
18.Hùng Duệ vương (雄睿王): 408 - 258 TCN
 
P

pro3182001

[sử 6]: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiến thức, tham gia nhận điểm học tập

Theo các nhà khoa học Việt Nam thì Việt Nam là quê hương của
A.Chè
B.Cây lúa hoang
C.Cà phê
D.Hồ tiêu
 
S

satthuphucthu

B.Cây lúa hoang.................................................................................=))
 
P

pro3182001

Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với ngô (Zea Mays L.), lúa mì (Triticum sp. tên khác: tiểu mạch), sắn (Manihot esculenta Crantz, tên khác khoai mì) và khoai tây (Solanum tuberosum L.).
 
S

satthuphucthu

Lúa trong bài này nói tới hai loài (Oryza sativa và Oryza glaberrima) trong họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực đông nam châu Á và châu Phi. Hai loài này cung cấp hơn 1/5 toàn bộ lượng calo tiêu thụ bởi con người[1]. Lúa là các loài thực vật sống một năm, có thể cao tới 1-1,8 m, đôi khi cao hơn, với các lá mỏng, hẹp bản (2-2,5 cm) và dài 50–100 cm. Các hoa nhỏ tự thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 30–50 cm. Hạt là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5–12 mm và dày 2–3 mm. Cây lúa non được gọi là mạ. Sau khi ngâm ủ, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính. Sản phẩm thu được từ cây lúa là thóc. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Gạo là nguồn lương thực chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới (chủ yếu ở châu Á và châu Mỹ La tinh), điều này làm cho nó trở thành loại lương thực được con người tiêu thụ nhiều nhất. Trong tiếng Anh, từ rice (lúa, gạo) có nguồn gốc từ arisi trong tiếng Tami

 
W

woonopro

[sử 6]: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiến thức, tham gia nhận điểm học tập

Trong hoàn cảnh nào, Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy dựng quyền tự chủ?
A. Tiết độ sứ Độc Cô Tổn tàn bạo.
B. Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ.
C. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân Trung Quốc nổ ra, nhà Đường suy yếu.
D. Nhà Đường ở giai đoạn an bình thịnh trị.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom