Sử 6 $\color{blue}{\fbox{Sử 6}\bigstar\text{▂ ▄ ▆ ▇ █♫Hệ thống kiến thức sử 6 ♫ █ ▇ ▆ ▄ ▂}\bigstar}$

Status
Không mở trả lời sau này.
P

pro3182001

1. Chữ viết
Những thành tựu huy hoàng của văn minh Hi Lạp đã trở thành mẫu mực và đỉnh cao cuả nhiều thời đại. Đó là kết quả của một nền kinh tế phát triển cao, một thể chế dân chủ không bị chi phối bởi tôn giáo và sự tiếp thu một cách tinh tế những thành tựu của văn hóa phương Đông.
Chữ viết của Hi Lạp đã xuất hiện từ thời Crete – Mycenae. Vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, người ta đã tìm thấy hàng nghìn tấm đất sét được khắc chữ cổ được xác định là của thời kì này.
Sau khi bị người Dorien thống trị, loại chữ trên đã bị mai một. Đến cuối thế kỉ VII TCN, người Hi Lạp khôi phục lại chữ viết của mình trên cơ sở văn tự của người Phoenicia. Đến năm 403 TCN, nhà nước Athens đã thống nhất quy định thể thức viết từ trái sang phải và giảm từ 40 chữ cái xuống còn 27 chữ 9sau này rút lại còn 24 chữ). Loại chữ này được sử dụng rộng rãi và được coi là thứ chữ đẹp nhất thế giới bởi sự cân đối, hài hòa, thanh nhã và tiện dụng.
So với hệ thống chữ tượng hình của người phương Đông, hệ thống chữ cái Hi Lạp đã đạt đến trình độ khái quát hóa rất cao. Với khoảng hơn 20 chữ cái người ta có thể diễn đạt mọi ý tưởng trừu tượng nhất bằng cách ghép chữ dựa theo âm tiết. Đây là một trong những cống hiến lớn lao của Hi Lạp vào kho tàng văn hóa chung của nhân loại. Từ chữ cái Hy Lạp cổ sau này đã hình thành nên chữ cái Latinh và chữ cái Cyrill (của các ngôn ngữ gốc Slav). Đó là các cơ sở chữ cái mà nhiều dân tộc trên thế giới ngày nay đang sử dụng.
Tiếng Hy Lạp viết bằng bảng chữ cái Hy Lạp có từ thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên. Bảng chữ cái Hy Lạp bao gồm:
Chữ Hoa:
Α, Β, Γ, Δ, Ε, Ζ, Η, Θ, Ι, Κ, Λ, Μ, Ν, Ξ, Ο, Π, Ρ, Σ, Τ, Υ, Φ, Χ, Ψ, Ω.
Chữ Thường:
α, β, γ, δ, ε, ζ, η, θ, ι, κ, λ, μ, ν, ξ, ο, π, ρ, σ (ς), τ, υ, φ, χ, ψ, ω.
Tiếng Hy Lạp được dạy trong các trường và đại học ở nhiều nước từ thời Phục hưng trở đi. Tiếng Hy Lạp hiện nay có khác nhiều so với tiếng Hy Lạp cổ đại nhưng vẫn có thể nhận ra nhiều điểm giống nhau. Trên thế giới có khoảng 12 triệu người sử dụng tiếng Hy Lạp (ở Hy Lạp và những quốc gia có người Hy Lạp sinh sống).
Ở La Mã, chữ viết của người Etrusque xuất hiện vào khoảng thế kỉ VIII – VII TCN nhưng đến hiện giờ người ta vẫn chưa đọc được loại chữ này. Theo nhiều nguồn tài liệu, người La Mã chính thức có chữ viết vào thế kỉ VI TCN có nguồn gốc từ văn tự Hi Lạp. Trên cơ sở chữ viết Hy Lạp cổ, người La Mã đã bổ sung và hoàn thiện, đặt ra một loại chữ riêng của mình mà ngày nay ta quen gọi là chữ Latinh.
Với hệ thống chữ viết đơn giản và tiện lợi, tiếng Latinh đã ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở các nước thuộc đế chế La Mã. Chữ Latinh chính là nguồn gốc của nhiều ngôn ngữ châu Âu hiện đại (Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp…Người La Mã còn để lại hệ thống chữ số mà ngày nay người ta vẫn thường dùng và quen gọi là chữ số La Mã.
Có thể nói, từ bảng chữ cái Latinh, chúng ta có những ngôn ngữ mà ngày nay được sử dụng làm ngôn ngữ chung cho cả thế giới, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, khoa học, nghệ thuật…mang mọi nền văn hóa của các quốc gia dần xích lại gần nhau hơn.
2. Văn học
Văn học Hi Lạp gồm 3 bộ phận gắn bó chặt chẽ với nhau: thần thoại, thơ, kịch. Theo tiếng Hi Lạp thần thoại có nghĩa là một tập hợp, tổng thể những câu chuyện dân gian truyền miệng với những nội dung hoang đường, kì ảo gồm những truyện về sự sáng tạo thế giới, các đấng thần linh, các anh hùng, dũng sĩ Hi Lạp... Điểm nổi bật trong thần thoại Hi Lạp chính là hình ảnh các vị thần. Hệ thống các vị thần trong thần thoại Hi Lạp đa dạng và phong phú, được miêu tả rất gần với cuộc sống đời thường của con người, khác với các vị thần của phương Đông. Sau này người La Mã đã tiếp thu các vị thần của Hi Lạp và cải biên đi thành các vị thần của mình:
- Thần Zeus – thần Jupiter: thần sấm sét tối cao trong 12 vị thần trên đỉnh Olympus
- Nữ thần Aphrodite – nữ thần Venus: thần tình yêu và sắc đẹp
- Nữ thần Demeter – nữ thần Cerès: nữ thần nông nghiệp

Thần thoại Hi Lạp là những câu chuyện rất hấp dẫn về các vị thần và các anh hùng với những tính cách, khát vọng, tình cảm gần gũi với con người. Đằng sau cái vẻ cổ xưa thần thoại là những vấn đề nhân văn và nhân sinh rất con người được thể hiện qua hình ảnh các vị thần. Không phải ngẫu nhiên mà cho đến nay vô số chủ đề thơ kịch, tiểu thuyết của châu Âu lấy đề tài từ những vị thần của Hi Lạp. Những giá trị nhân văn của văn học Phục hưng có thể được bắt nguồn từ đây.
Thần thoại Hi Lạp là nguồn cảm hứng cho nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác của Hi Lạp: thơ, kịch, kiến trúc, điêu khắc…
Về thơ ca, nổi bật lên là 2 bộ sử thi Iliade và Odixe của Homer, có giá trị cả về lịch sử lẫn văn học, để lại cho thế giới nhiều điển tích VH cho đến ngày nay: gót chân Asin, con ngựa thành Troy…Hai bộ sử thi này cũng được nhiều nhà văn, nhà thơ La Mã lựa chọn đề tài để sáng tác.
Nghệ thuật kịch Hi Lạp ra đời và phát triển rực rỡ với nhiều nhà soạn kịch nổi tiếng: Etsin, Sôpôclơ…Đây chính là nguồn gốc của kịch châu Âu đương đại. Sau này chính Shakespear là người đã kế thừa truyền thống và tinh hoa của kịch Hi Lạp, La Mã cổ đại đưa nghệ thuật kịch lên tuyệt đỉnh.
Nghệ thuật kịch Hi Lạp đã cho ra đời một công trình kiến trúc khá hiện đại và quy mô: nhà hát Athens.
Văn học La Mã về sau chủ yếu tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Hi Lạp. Hai tập sử thi nổi tiếng của Hi Lạp là Iliat va Ôđixe đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà thơ, nhà soạn kịch La Mã tiêu biểu như nhà thơ Vieecsgilut với trường ca Eneit có chủ đề, kết cấu, tình tiết ngôn từ được phỏng theo sử thi Iliat và Ôđixe. Hay các nhân vật trong Iliat và Ôđixe như tráng sĩ Agamemnong trở thành nhân vật trong vở Orextex của Etsin.
Thời kì Phục hưng, trên cơ sở kế thừa những thành tựu của văn học Hi Lạp và La Mã, văn học Tây Âu phát triển rực rỡ, để lại nhiều tác phẩm giá trị cho văn học thế giới.
Về thơ ca, tiêu biểu là Đantê với “Thần khúc”, mở đầu cho thơ ca thời kì phục hưng. Ngoài ra còn có Pêtêraca, Bôcaixô…đây đều là những tác giả say mê nghiên cứu và chịu những ảnh hưởng nhất định từ nền văn học của Hi Lạp và La Mã. Về tiểu thuyết, Rabơle được xem là học giả vĩ đại nhất của văn học Phục hưng Pháp với tác phẩm “Cuộc đời đáng chán của người khổng lồ Gácgăngchuya và người con Păngtagruyen”, trở thành cha đẻ của hai nhân vật khôi hài nhất trong lịch sử văn chương. Đặc biệt trong nền văn học Phục hưng nổi lên một học giả lừng danh là nhà văn Xecvantec với tác phẩm Đônkihôtê. Cuốn tiểu thuyết là một bắc tranh chân thực, rõ ràng về xã hội Tây Ban Nha thế kỉ XVI, đồng thời cũng là tác phẩm châm biếm toàn bộ xã hội phong kiến. Giá trị và ảnh hưởng của tác phẩm không cần phải nói gì nhiều, chỉ nghe đến tên thì rất nhiều người biết rất rõ về tác giả và tác phẩm, đủ cho thấy tầm ảnh hưởng của nó rộng rãi như thế nào.
Về kịch, đại văn hào William Shakespears đã trở thành nhà soạn kịch vĩ đại của không chỉ của nước Anh mà của cả thế giới với các tác phẩm: Romeo và Juliet, Hămlet, Macbeth, vua Lear…Những tác phẩm của ông vừa mang tính chất bi kịch vừa mang tính chất hài kịch nhưng tràn đầy một sức sống huy hoàng, mạnh mẽ. Tài năng và tầm ảnh hưởng của ảnh hưởng của ông đã được cả thế giới công nhận “Shakespear không chỉ thuộc về nước Anh mà ông thuộc về mọi thời đại”, các tác phẩm của ông cho đến ngày nay vẫn đang được biểu diễn trên khắp các sân khấu kịch châu Âu và thế giới. Tài năng của Shakespears được K. Marx và F. Engels nhắc nhiều trong các tác phẩm của mình.
Tại Việt Nam, sau 1975 ở trường phổ thông và đại học đã bắt đầu giảng dạy một số tác phẩm của Shakespear
*Vài nét về Shakespears: ông sinh ra và lớn lên ở Staford, trong một gia đình khá giả, ông được học hành tử tế cho đến năm 18 tuổi phải thôi học vì hoàn cảnh gia đình và lấy vợ. Cuộc đời Shakespear trải qua nhiều thăng trầm, để có thể viết kịch và làm trong nhà hát ông đã phải làm rất nhiều nghề: nhắc tuồng, giữ chân ngựa, sửa bản in…nhưng cuối cùng đã trở thành một nhà viết kịch thiên tài của thế giới.
Nhìn chung, văn học thời kì Phục hưng mang tính nhân văn sâu sắc, một mặt văn học đóng vai trò phê phán lên án giáo hội và phong kiến, mặt khác nó lại đề cao những giá trị con người, tính lạc quan, lòng yêu tự do, công bằng, danh dự… Tuy nhiên nền văn học Phục hưng cũng là một trong những cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa cá nhân sau này.
èTóm lại, trải qua một thời dài từ cổ đại đến trung đại, nền văn học phương Tây đã để lại cho thế giới một kho tàng văn học đồ sộ với một hệ thống các tác phẩm có giá trị về nhiều mặt, nhiều tác phẩm được xem là khuôn mẫu, chuẩn mực cho văn học và nghệ thuật của châu Âu và thế giới. Sự đóng góp và ảnh hưởng của những thành tựu văn học phương Tây cổ trung đại đối với châu Âu và thế giới không chỉ trong giai đoạn cổ trung đại mà cho đến tận ngày nay, nhiều tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị và không ngừng được khai thác, nghiên cứu, phát triển nhiều mặt.
 
T

thannonggirl

3. Văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô-ma
a. Lịch và chữ viết
- Lịch: cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã tính được lịch một năm có 365 ngày và 1/4 nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. Dù chưa biết thật chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay.
- Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,... lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
- Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết: Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.
b. Sự ra đời của khoa học
Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.
- Khoa học đến thời Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.
c. Văn học
- Chủ yếu là kịch (kịch kèm theo hát).
- Một số nhà viết kịch tiêu biểu như Sô phốc, Ê-sin,...
- Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.
d. Nghệ thuật
- Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao.
 
W

woonopro

Hệ thống câu hỏi

Trình bày sơ lược về Trung Quốc thời Tần - Hán...........................
 
Q

quynh2002ht

Từ thời cổ đại, người Trung Quốc đã xây dựng nhà nước của mình trên lưu vực Hoàng Hà.

Cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc (thế kỉ VIII - thế kỉ III trước Công nguyên), người ta bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt. Nhờ có lưỡi cày, lưỡi cuốc bằng sắt, người ta có thể trồng trọt trên diện tích rộng hơn, có thể khai hoang những miền rừng rú lớn hơn. Đồng thời, kỹ thuật sản xuất không ngừng được cải tiến. Các công trình thuỷ lợi và giao thông có quy mô lớn cũng được xây dựng.

Những tiến bộ về công cụ, kỹ thuật sản xuất không chỉ làm cho diện tích gieo trồng ngày một mở rộng, năng suất và tổng sản lượng nông nghiệp tăng, mà còn làm cho xã hội biến đổi sâu sắc. Những quan lại và một số người nông dân giàu đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Từ đó, một giai cấp mới hình thành, bao gồm những kẻ có ruộng tưm vốn là những tên quan lại và những người nông dân giàu có, được gọi là giai cấp địa chủ.

Cùng với quá trình hình thành giai cấp địa chủ, nông dân giờ đây cũng bị phân hoá. Một bộ phận giàu có đã trở thành giai cấp bóc lột. Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy, họ là nông dân tự canh, có nghĩa vụ nộp thuế, đi lao dịch cho nhà nước. Số còn lại là những nông dân, rất nghèo, không có ruộng, hoặc có quá ít, buộc phải xin nhận ruộng của địa chủ để cày cấy. Khi nhận ruộng, họ phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gòi là tô ruộng đất. Tầng lớp xã hội mới này được gọi là những tá điền hay nông dân lĩnh canh.

Như vậy, quan hệ chủ yếu trước kia là quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã dần dần nhường chỗ cho quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh – quan hệ phong kiến xuất hiện. Các điều kiện kinh tế - xã hội, hình thành ở Trung Quốc vào những thế kỉ cuối trước Công nguyên, đã thúc đẩy sự thống nhất lãnh thổ và sự hình thành của chế độ phong kiến.


Từ thời cổ đại, trên lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc. Giữa các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột thôn tính lẫn nhau. Trong đó, Tần là nước mạnh hơn cả đã thống nhất được Trung Quốc vào năm 221 trước Công nguyên. Chế độ phong kiến được xác lập dưới thời nhà Tần và sau đó tiếp tục phát triển dưới thời nhà Hán.

Vua Tần tự xưng là Hoàng đế, có ý coi mình là đấng tối cao, vua của các vua. Vua đầu tiên là Tần Thuỷ Hoàng đã khởi đầu việc xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến, trong đó Hoàng đế có quyền tuyệt đối.

Nhà Tần trị vì được 15 năm thì nhà Hán lên thay. Các hoàng đế nhà Hán tiếp tục củng cố chính quyền, và mở rộng hình thức tiến cử con em của các gia đình địa chủ.
Bộ máy chính quyền trung ương, gọi là triều đình, có hệ thống quan văn, quan võ. Thừa tướng đứng đầu các quan văn, Thái uý đứng đầu các quan võ. Đây là chức quan cao nhất của triều đình để giúp Hoàng đế trị nước. Ngoài ra còn có các chức quan coi giữ binh mã, tiền tài, lương thực, tư pháp.

Các địa phương được Hoàng đế chia thành quận, huyện, đặt các chức quan Thái thú (ở quận) và Huyện lệnh (ở huyện). Các quan lại phải hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh của Hoàng đế và luật pháp của nhà nước.

Các vua Tần, Hán còn chú ý đến việc xây dựng và phát triển nền kinh tế. Nhà nước ban bố nhiều chính sách nhằm khuyến khích sản xuất.

Nhà Tần định hệ thống tiền tệ chung, thống nhất đơn vị đo lường và mở thêm đường giao thông. Nhà Hán lại chú trọng công việc thuỷ lợi. Việc sử dụng cày sắt và trâu bò kéo đã khá phổ biến, sản lượng nông nghiệp tăng hiưn trước. Kho lương thực nhà nước khá dồi dào.

Cùng với nông nghiệp, nghề thủ công cũng phát đạt. Việc khai thác mỏ và nghề rèn đúc đồ sắt, đồ đồng được mở mang. Một số ngành thủ công khác như dệt vải, lụa, gấm vóc và làm giấy đã sớm trở thành nghề truyền thống, sản phẩm làm ra có chất lượng tốt.

Việc trao đổi buôn bán đã được tiến hành thuận lợi và rộng rãi trong nước. Kinh đô Trường An (thuộc tỉnh Thiểm Tây) và một số thành thị khác như Lạc Dương, Thành Đô… trở thành những nơi buôn bán khá sầm uất.

Các hoàng đế Trung Quốc sớm có tham vọng chiếm nhiều đất đai của các nước khác. Nhà Tần và nhà Hán đã phát động nhiều cuộc chiến tranh xâm lược để thôn tính, đồng hoá các nước xung quanh. Đó là các cuộc hành quân xâm lấn bán đảo Triều Tiên, thôn tính các nước phương Nam, chiếm nước Nam Việt.

Nhưng các cuộc chiến tranh liên miên, hao người tốn của đã làm cho mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt. Trung Quốc lại bước vào thời kỳ loạn lạc kéo dài hàng mấy thế kỉ.



Trong quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng Trung Hoa, tư tưởng Nho giáo xuất hiện tương đối sớm. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc. Các quan niệm về quan hệ phục tùng giữa vua – tôi, chồng - vợ, cha – con là kỉ cương của xã hội, là đạo đức phong kiến. Sau này học thuyết của Nho giáo trở nên bảo thủ, ràng buộc tư tưởng tình cảm con người vào những khuôn khổ lỗi thời và kìm hãm sự phát triển xã hội.

Như vậy, Nho giáo, mặc dù có ít nhiều thay đổi qua các thời đại, vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến. Nho giáo, một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức phẩm chất; mặt khác, giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận đối với quốc gia là trung quân. Đồng thời, Nho giáo cũng buộc con người phải giữ chữ hiếu và người cha là người có vai trò quyết định nhất trong gia đình.

Ở thời Hán, phú là một thể loại văn học đặc biệt, trong đó lời văn được gọt giũa công phu với nội dung ca ngợi quê hương đất nước, khích lệ lòng yêu nước của nhân dân. Những nhà sáng tác phú nổi tiếng thời Tây Hán là Giả Nghị, Tư Mã Tương Như…

Sử học, bắt đầu từ thời Tây Hán, đã trở thành một lĩnh vực độc lập, mà người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí đồ sộ do ông soạn thảo là một tác phẩm không chỉ có giá trị về mặt tư liệu lịch sử, mà còn có giá trị về tư tưởng. Tiếp theo Sử kí, trong giai đoạn từ Hán đến Nam - Bắc triều còn có Hán thư của Ban Cố, Hậu Hán thư của Phạm Việp ( Có sách viết là Phạm Diệp) .
 
W

woonopro

Hệ thống câu hỏi

Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường ( Kinh tế, chính trị ).................
 
Q

quynh2002ht

Cuối triều Hán, Trung Quốc lại rơi vào tình trạng rối loạn. Nông dân nổi dậy chống chính quyền phong
kiến, còn bọn quý tộc quan lại thì chia sẻ đất nước thành nhiều quốc gia nhỏ, hỗn chiến liên miên. Cuối thế kỉ VI,
Trung Quốc thống nhất trở lại dưới triều nhà Tuỳ (581 – 618). Sau đó Lý Uyên cướp ngôi nhà Tuỳ,dẹp tan phe đối
lập, đàm áp cuộc khởi nghĩa, lập ra nhà Đường (năm 618 – 907).
1) Về kinh tế: kinh tế phát triển tương đối toàn diện
a) Nông nghiệp: khá phát triển, ruộng đất được cấp theo chế độ quân điền, nhưng vẫn không chấm dứt
được nạn chiếm hữu ruộng đất
- Ban phát ruộng đất cho dân cày, khuyết nông, giảm thuế
- Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lý chia cho nông dân cày cấy.
- Các quan lại, tuỳ theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc
- Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối.
- Khi nhận ruộng, nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu (tô: thuế ruộng -
bằng lúa; dung: thuế thân – bằng lao dịch; điệu: thuế hộ khẩu - bằng vải lụa).
- Ruộng tư nhân cũng phát triển. Do việc ban cấp ruộng đất cho các cận thần nên nhiều người tập trung trong tay rất
nhiều ruộng đất. Có người được mệnh danh là “ông nhiều ruộng” (Lư Tùng Nguyên), “kẻ nghiện đất” (Lý Bành
Niên)…
- Áp dụng kỹ thuật canh tác mới, chọn giống ... dẫn tới năng suất tăng
- Chùa và đại điền chủ được miễn thế ngày càng giàu thêm
- Nhà nước sẽ đứng ra cho dân chúng vay nợ trong kì giáp hạt, giảm nhẹ khoản đóng góp của nhân dân, khuyến
khích khẩn hoang, làm các công trình thuỷ lợi để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình cải cách
không được bao nhiêu
1
b) Công nghiệp: Phát triển, chủ yếu là tiểu công nghiệp
- Có các xưởng thủ công ( tác phường ) luyện sắt, đóng thuyền
- Ép mía nấu thành đường, nấu muối, làm rượu nho ( bồ đào tửu), trông cây bông vải và sản xuất vải
- Trà được trồng nhiều, cách pha chế hoàn bị, sử dụng phổ thông
- Sản xuất nhiều đồ sứ với kỹ thuật tiến bộ, nung được những bộ trà khá đẹp
- Nghề in phát triển : chế tạo được giấy, dùng muội ( khói) cây thông để chế mực, kinh được in đầu tiên bằng mộc
bản ( ở Tứ Xuyên )
- Phát minh ra Hoạt tự, chế tạo ra chữ đầu tiên bằng kim loại ( đồng đỏ )
- Sản xuất được lụa in hoa và thêu kim tuyến, đã xuất hiện các trung tâm dệt nổi tiếng như Hàng Châu
c) Thương nghiệp: Rất phát đạt, có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á
- Những thương nhân họp thành hội
- Đặt ra một loại “ phi tiền” ( tiền bay) như hối phiếu ngày nay
- Có hai trung tâm thương mại lớn
+ Phía Bắc là Tràng An
+ Con “ đường lụa” mở trở lại nhờ Thái tôn đặt lại cuộc đô hộ Tây Vực, còn nhiều đường khác thông qua các
nước Tây Á, đưa đến Ấn Độ, Đông Âu
- Miền Nam phong phú hơn miền Bắc, gồm 3 khu vực :
+ Khu hạ lưu sông Dương Tử: nhiều ngũ cốc, xuất hiện lò nung sứ đầu tiên
+ Thượng lưu sông Dương Tử: mỏ muối, trà và nghề in
+ Khu Quảng Châu: buôn bán với các nước ngoài bằng bờ biển, có một ty Thị Bạc để quản lý các thuyền
buôn
=> Kinh tế thời Đường phát triển cao hơn so với các triều đại trước
2) Dân số - Thị trấn
- Thị trấn lớn nhất là Tây Kinh Tràng An, hình chữ nhật, một chiều 9.7 cây số, một chiều 8.6 cây số
- Kinh đô có thời đông đến 2 triệu người
- Khu dân chúng
+ Có 11 đại lộ từ Đông qua Tây, 14 đại lộ từ Bắc tới Nam đều chia thẳng góc với nhau
+ Chia thành 108 xóm, mỗi xóm có luỹ tre đất bao xung quanh với 2 hoặc 4 cổng, ban đêm đóng
+ Dân tập trung ở dọc đại lộ từ Bắc xuống Nam, xóm chợ Đông và Tây, gần cửa hàng của các thương nhân
- Có trên 30 ngôi chùa, đền lớn
- Phía Bắc, bên bờ sông Vị là một vườn thượng uyển mênh mông
+ Gồm 30 lâu đài cách biệt nhau, rải rác trong vườn.
+ Lâu đài rộng nhất ( 77.6m x 130.4m) có nóc được chống bằng 164 cột
+ Trong góc vườn có sân chơi polo ( mã cầu : cưỡi ngựa mà đánh cầu )
- Tràn An là nơi tụ họp của đủ giống người : nhà sư Ấn Độ, tu sĩ đạo Cảnh giáo, con buôn Samarcande, quân lính
Đột Quyết, sinh viên Nhật Bản ...
3) Chính trị : chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao. Bộ máy nhà nước được kiện toàn
a) Pháp luật
- Tổ chức lại triều đình, sửa đổi quan chế, thay đổi chi tiết cho hoàn bị hơn
- Soạn bộ luật mới gồm 12 phần: danh lệ ( nguyên tắc tổng quát) , vệ cấm ( hình pháp về cung điện và các cửa ải),
chức chế ( quan lại) , hộ hôn ( hộ tịch và hôn nhân), đạo tặc, đấu tụng, trá nguỵ, tạp lục ...
- Có lệ, có thể dùng đồng mà chuộc tội ( VD: bị đày xa 3.000 dặm thì chuộc bằng 120 cân đồng ), nhưng 10 tội nặng
( thập ác) như mưu phản, bất kính, bất hiếu ... thì không được chuộc
- Giảm hoặc miễn hình cho những người trong hoàng tộc, có tay chân cố cựu của Hoàng đế, có đức hạnh, tài năng,
công lao to lớn, những đại thần tam phẩm trở lên .
- Binh chế: Các tráng binh phải làm lính làng mỗi năm một tháng. Ở bên cương phải đóng luôn 3 năm, có thể xin ở
lại nhiều kỳ
b) Bộ máy nhà nước
2
- Mọi quyền lực đều tập trung vào nhà Vua
- Vua có ba vị Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo ( tam sư ) làm cố vấn tối cao, tuy chức cao nhưng không có quyền
- Điều hành cơ quan hành chính là Thượng thư tỉnh gồm 6 bộ: bộ Lại, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình, bộ Công
- Mỗi bộ có một trưởng quan gọi là Thượng thư, và thứ quan gọi là Thị Lang ( Cũng có một bộ tựa như bộ thuộc địa
để cai trị các lãnh thổ ở xa : Mông Cổ, Tân Cương, Tây Tạng ... ). Không có bộ Ngoại giao vì Trung Hoa tự coi là
hơn hết thảy các dân tộc khác và việc ngoại giao chỉ là tiếp các sứ thần tới dâng cống vật phẩm. Ngoài ra còn có Ngự
sử đài là cơ quan giám sát
- Toàn quốc được chia thành 10 đạo ( như tình ngày nay ), dưới đạo có châu, rồi huyện, hương, lý, thôn
- Có thêm chức Tiết độ sứ ( là chức quan đứng đầu đạo, chỉ huy, cai quản cả dân sự và quân sự ở các vùng biên
cương, nhằm mục đích ngăn chặn các mối đe dọa từ bên ngoài Trung Quốc ) thường do những người thân tộc và các
công thần đảm nhiệm
c) Giáo dục
- Đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan. Không phải chỉ có dòng dõi quý tộc, mà con em địa chủ, nếu học
giỏi có tài, thi đỗ cũng có thể ra làm quan, được phong tước vị
- Đặt ra khoa tiến sĩ trọng văn từ, khoa minh kinh trọng sự tinh thông một kinh. Lễ bộ coi việc khảo thí, người nào
đậu, muốn làm quan thì phải thi lại ở bộ Lại, đậu nữa mới được bổ dụng. Các kỳ thi tổ chức rất nghiêm và công
bằng, thí sinh gian lận bị trừng trị, giám khảo gian lận bị cắt chức
=> tạo điều kiện cho các tầng lớp phong kiến được tham gia bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương
- Lập Sùng văn quán, Hoàng văn quán ở kinh đô chuyên dạy học cho con quý tộc, đại quan liêu
- Lập trường Quốc tử học, Đại học, Tứ môn học ( Thư học, Luật học, Toán học, Đạo học) để đào tạo các chuyên
viên, ky thuật gia
- Cùng với sự tôn sùng đạo Phật, Nho giáo được phát triển thêm một bước về lí luận. Các vua Tống đề cao Nho học,
đồng thời cũng làm cho Nho giáo đượm thêm màu sắc tôn giáo, mở Hoằng văn điện chứa 2 vạn quyển sách để học sĩ
giảng cứu
d) Cai trị
- Với sức mạnh và quyền lực to lớn của mình, các vua nhà Đường tiếp tục đi xâm chiếm đất đai.
- Nhà Đường đã đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông ở phía bắc, chinh phục Tây Vực ở phía tây (nay là Tân
Cương), xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ thống trị ở “An Nam” (lãnh thổ nước ta thời ấy), ép nước Tây

.
 
W

woonopro

Hệ thống câu hỏi

Trình bày quốc gia ấn và văn hoá truyền thống ấn độ..........................
 
Q

quynh2002ht

Lãnh thổ Ấn Độ như hình “tam giác ngược”, hai bên giáp biển, cạnh phía bắc nối với châu Á, nhưng lại ngăn cách bởi dãy núi cao nhất thế giới – dãy Hi-ma-lay-a, nên còn được gọi là Tiểu lục địa Nam Á. Ấn Độ còn là một lãnh thổ khá rộng lớn, hơn 3 triệu km2, gấp khoảng 10 lần Việt Nam và gần 15 lần nước Anh. Hai bờ biển lại có hai dãy núi Đông Gát và Tây Gát, ngăn cách với cao nguyên Đê-can. Núi cao, rừng rậm, rừng nguyên sinh đã khiến lãnh thổ Ấn Độ bị ngăn cách nhau đáng kể giữa Đông và Tây, Bắc và Nam. Chỉ có miền Bắc là bằng phẳng bởi lưu vực của hai con sông lớn. Xưa kia, Ấn Độ gồm cả sông ở Tây Bắc là sông Ấn (Indus), nhờ nó mà có tên gọi quyết định (Hindustan) – nơi khởi nguồn của nền văn hoá Ấn Độ. Còn ở Đông Bắc bán đảo là lưu vực sông Hằng (Ganga) rộng lớn và màu mỡ, là quê hương, nơi sinh trưởng của nền văn hoá truyền thống, của nền văn minh Ấn Độ.
- Khoảng 1500 năm TCN lưu vực sông Hằng hình thành một số quốc gia nhỏ, mạnh nhất là nước Magađa ( khoảng 500 năm TCN ).
- Thế kỷ thứ III TCN, Asôca thống nhất Ấn Độ , tạo điều kiện truyền bá đạo Phật, xây dựng cột Asôca
2. Thời kỳ vương triều Gúp ta và sự phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ.
- Quá trình hình thành và vai trò của vương triều Gúpta:
+ Đầu công nguyên, miền Bắc AĐ được thống nhất, phát triển mạnh dưới thời Gupta 319 - 467.
+ Tổ chức kháng cự không để cho các tộc người á xâm lược, thống nhất miền Bắc Ấn Độ, làm chủ gần như toàn bộ miền Trung ấn Độ.
- Văn hoá dưới thời Gúp ta:
+ Đạo phật tiếp tục phát triển. Kiến trúc chùa Hang, tượng phật đá.
+ Ấn Độ giáo ( Hin đu giáo), thờ 3 vị thần chính: thần sáng tạo, thần thiện, thần ác. Kiến trúc tháp thờ thần nhiều tầng.
+ Chữ viết: từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ Phạn ( Sanskrit)
+ Văn học cổ điển Ấn Độ - văn học Hin đu, mang tinh thần và triết lý Hinđu giáo rất phát triển.
- Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài:
+ Ảnh hưởng đến các nước ĐNÁ.
+ Yếu tố lảnh hưởng là tôn giáo, kiến trúc, chữ viết, tôn giáo ( Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ như tháp Chàm, đạo Phật, đạo Hinđu).
37748675.jpg
 
W

woonopro

Hệ thống câu hỏi

Tóm tắt đời sống vật chất/ tinh thần, tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ trên đất nước ta
 
Q

quynh2002ht

1. Đời sống vật chất
- Công cụ và đồ dùng:
+ Thời Sơn Vi: ghè đẽo đá cuội làm rìu
+ Thời Hoà Bình – Bắc Sơn: dùng nhiều loại
đá, mài sắc. Dùng xương, sừng, tre, gỗ làm
công cụ và đồ dùng cần thiết, biết làm đồ gốm.
- Người nguyên thuỷ biết trồng trọt, chăn nuôi.
- Họ ở trong hang động, mái đá, lều đơn giản.
2. Tổ chức xã hội
- Người nguyên thuỷ sống theo nhóm, đònh cư
lâu dài, dân số tăng
- Những người cùng huyết thống sống chung với
nhau, tôn người mẹ lớn tuổi có uy tín làm chủ
gọi là chế độ thò tộc mẫu hệ.
3. Đời sống tinh thần
- Biết làm đồ trang sức bằng đá, vỏ ốc, đất
nung
- Tình cảm thò tộc gắn bó
- Người chết được chôn cẩn thận cùng với công
cụ và đồ trang sức
 
W

woonopro

Hệ thống câu hỏi

Thế nào là nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông..................................................
 
Q

quynh2002ht

Nhà nước chuyên chế phương đông là nhà nước do vua đứng đầu và mọi quyền lực đều nằm trong tay nhà vua . Vua có quyền quyết định mọi việc đối với đất nước .Vua là tối thượng , ở một số nước vua được thần thánh hóa
Xã hội được tổ chức theo trật tự tôn ti
Giúp việc cho vua là tầng lớp quan lại , quý tộc mà ở nhà nước phương đông thì đứng đầu là quan tể tướng .
Ngoài ra còn có các tầng lớp khác đó là nhân dân tự do và nô lệ .
chia làm 3 giai cấp : quý tộc, nông dân công xã, nông nô
 
W

woonopro

Hệ thống câu hỏi

Thuật luyệt kim được phát minh như thế nào? Nghề trồng lúa nước được ra đời ở đâu
 
Q

quynh2002ht

Quá trình đào đất sét con người phát hiện ra kim loại đồng.
Bỏ quặng đồng vào lò nung gốm sẽ phát hiện ra đồng nóng chảy.
Đất sét làm khuôn đổ đồng tạo ra công cụ…
lúa nước
Trên các vùng cư trú rộng lớn ở đồng bằng ven sông, ven biển, cây lúa nước dần dần trở thành cây lương thực chính của con người. Cây lúa cũng được trồng ở vùng thung lũng, ven suối.
- Ở các di chỉ Phùng Nguyên, Hoa Lộc; các nhà khoa học đã phát hiện hàng loạt lưỡi cuốc đá được mài nhẵn toàn bộ; tìm thấy gạo cháy, dấu vết thóc lúa bên cạnh các bình, vò đất nung lớn … chứng tỏ nghề nông trồng lúa nước trên nước ta ra đời.
 
S

sieutrom1412

-Thuật luyện kim đã được phát minh như sau:
+Kim lọai dùng đầu tiên là đồng ->với nhiều loại hình.
\Rightarrow Thuật luyện kim ra đời mở ra con đường tìm nguyên liệu mới.
-Nghề trồng lúa nước được ra đời ở Hoa Lộc, Phùng Nguyên…
 
W

woonopro

Hệ thống câu hỏi

Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện thế nào..................................
 
T

teeiulem9x

- Tìm thấy dấu tích ở di chỉ Hoa Lộc, Phùng Nguyên…

- Sống định cư lâu dài ở đồng bằng ven sông, ven biển

-> Nghề nông trồng lúa ra đời
 
S

sieutrom1412

Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện thế nào..................................
- Di chỉ Hoa Lộc – Phùng Nguyên đã tìm thấy dấu tích của nghề nông trồng lúa ở nước ta.
- Điều kiện: Công cụ sản xuất được cải tiến; Ở vùng đồng bằng, ven sông lớn đất đai màu mỡ.
- Cây lúa trở thành cây lương thực chính.
 
W

woonopro

Hệ thống câu hỏi

Những công cụ nào góp phần tạo nên bước chuyển biển trong xã hội
 
S

sieutrom1412

+ Công cụ đồng: Lưỡi cày, lưỡi rìu.
+ Vũ khí đồng: lưỡi giáo , mũi tên
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom