1. Trong cơ chế điều hoà biểu hiện gen ở SV nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là:
A. Nơi tiếp xúc với enzim ARN - pôlimêraza
B. Nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động enzim phiên mã
C. Mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin ức chế vùng khởi đầu
D. Mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên gen chỉ huy
2. Trong cơ chế điều hoà biểu hiện gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là:
A. Nơi tiếp xúc với enzim ARN - pôlimêraza
B. Nơi gắn của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã
C. Mang thông tin tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi đầu
D. Mang thông tin cho tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên gen chỉ huy
3. Theo quan điểm về Ôpêrôn, các gen điều hoà giữ vai trò :
A. Gây ức chế ( đóng) các gen cấu trúc để tổng hợp prôtêin đúng lúc, đúng nơi theo yêu cầu cụ thể của tế bào.
B. Gây cảm ứng (mở) các gen cấu trúc để tổng hợp prôtêin đúng lúc, đúng nơi theo yêu cầu cụ thể của tế bào.
C. Giử cho các gen cấu trúc hoạt động nhịp nhàng
D. Gây ức chế (đóng), cảm ứng (mở) các gen cấu trúc để tổng hợp prôtêin đúng lúc, đúng nơi theo yêu cầu cụ thể của tế bào*
4. Theo quan điểm về Ôperon, các gen điều hoà giữ vai trò quan trọng trong
A. Tổng hợp ra chất ức chế.
B. Ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết.
C. Cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin.
D. Việc ức chế và cảm ứng các gen cấu trúc để tổng hợp prôtêin theo nhu cầu tế bào.
5. Hoạt động của gen chịu sự kiểm soát bởi
A. gen điều hoà.
B. cơ chế điều hoà ức chế.
C. cơ chế điều hoà cảm ứng.
D. cơ chế điều hoà.
6. Hoạt động điều hoà của gen ở E.coli chịu sự kiểm soát bởi
A. gen điều hoà.
B. cơ chế điều hoà ức chế.
C. cơ chế điều hoà cảm ứng.
D. cơ chế điều hoà theo ức chế và cảm ứng.
7. Hoạt động điều hoà của gen ở sinh vật nhân chuẩn chịu sự kiểm soát bởi
A. gen điều hoà, gen tăng cường và gen gây bất hoạt.
B. cơ chế điều hoà ức chế, gen gây bất hoạt.
C. cơ chế điều hoà cảm ứng, gen tăng cường.
D. Cơ chế điều hoà cùng gen tăng cường và gen gây bất hoạt.
8. Điều không đúng về sự khác biệt trong hoạt động điều hoà của gen ở sinh vật nhân thực với sinh vật nhân sơ là
A. cơ chế điều hoà phức tạp đa dạng từ giai đoạn phiên mã đến sau phiên mã.
B. thành phần tham gia chỉ có gen điều hoà, gen ức chế, gen gây bất hoạt.
C. thành phần tham gia có các gen cấu trúc, gen ức chế, gen gây bất hoạt, vùng khởi
động, vùng kết thúc và nhiều yếu tố khác.
D. có nhiều mức điều hoà: NST tháo xoắn, điều hoà phiên mã, sau phiên mã, dịch mã
sau dịch mã.
9. Sự điều hoà hoạt động của gen nhằm
A. tổng hợp ra prôtêin cần thiết.
B. ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết.
C. cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin.
D. đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào trở nên hài hoà.
10. Sự biến đổi cấu trúc nhiễm sắc chất tạo thuận lợi cho sự phiên mã của một số trình tự thuộc điều hoà ở mức
A. trước phiên mã.
B.phiên mã.
C. dịch mã.
D. sau dịch mã.
11. Gen là một đoạnADN
A. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
B. mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipép tít hay ARN.
C. mang thông tin di truyền.
D. chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin.
12. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm vùng
A. khởi đầu, mã hoá, kết thúc.
B. điều hoà, mã hoá, kết thúc.
C. điều hoà, vận hành, kết thúc.
D. điều hoà, vận hành, mã hoá.
13. Gen không phân mảnh có
A. vùng mã hoá liên tục.
B. đoạn intrôn.
C. vùng không mã hoá liên tục.
D. cả exôn và intrôn.
14. Gen phân mảnh có
A. có vùng mã hoá liên tục.
B. chỉ có đoạn intrôn.
C. vùng không mã hoá liên tục.
D. chỉ có exôn.
15. Ở sinh vật nhân thực
A. các gen có vùng mã hoá liên tục.
B. các gen không có vùng mã hoá liên tục.
C. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục.
D. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục.
16. Ở sinh vật nhân sơ
A. các gen có vùng mã hoá liên tục.
B. các gen không có vùng mã hoá liên tục.
C. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục.
D. phần lớn các genkhông có vùng mã hoá liên tục.
17. Bản chất của mã di truyền là
A. một bộ ba mã hoá cho một axitamin.
B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin.
C. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong
prôtêin.
D. các axitamin đựơc mã hoá trong gen.
18. Mã di truyền có tính thoái hoá vì
A. có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axitamin.
B. có nhiều axitamin được mã hoá bởi một bộ ba.
C. có nhiều bộ ba mã hoáđồng thời nhiều axitamin.
D. một bộ ba mã hoá một axitamin.
19. Mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới vì
A. phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, được đọc một chiều liên tục từ 5 ’ ® 3 ’ có
mã mở đầu, mã kết thúc, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động.
B.được đọc một chiều liên tục từ 5 ’ ® 3 ’ có mã mở đầu, mã kết thúc mã có tính đặc hiệu.
C. phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, mã có tínhđặc hiệu, có tính linh động.
D. có mã mở đầu, mã kết thúc, phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3.
20. Mã di truyền phảnánh tính đa dạng của sinh giới vì
A. có 61 bộ ba, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin, sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã TTDT đặc trưng cho loài.
B. sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã TTDT đặc trưng cho loài
C. sự sắp xếp theo nhiều cách khác nhau của các bộ ba đã tạo nhiều bản mật mã TTDT khác nhau.
D. với 4 loại nuclêôtit tạo 64 bộ mã, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin.
21. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc
A. bổ xung; bán bảo toàn.
B. trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp.
C. mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ.
D. một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn.
22. Ở cấp độ phân tử nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế
A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.
B. tổng hợp ADN, ARN.
C. tổng hợp ADN, dịch mã.
D. tự sao, tổng hợp ARN.
23. Quá trình phiên mã có ở
A. vi rút, vi khuẩn.
B. sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn
C. vi rút, vi khuẩn, sinh vật nhân thực
D. sinh vật nhân chuẩn, vi rút.
24. Quá trình phiên mã tạo ra
A. tARN.
B. mARN.
C. rARN.
D. tARNm, mARN, rARN.
25. Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền là
A. ARN thông tin.
B. ARN vận chuyển.
C. ARN ribôxôm.
D. RiARN.
26. Trong phiên mã, mạch ADN được dùng để làm khuôn là mạch
A. 3' - 5'.
B. 5' - 3'.
C. mẹ được tổng hợp liên tục.
D. mẹ được tổng hợp gián đoạn.