$\color{blue}{\fbox{Những câu truyện cảm động}\bigstar\text{về tình mẹ cha}\bigstar}$

Status
Không mở trả lời sau này.
L

lolem_theki_xxi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mẹ, trong chúng ta ai cũng biết từ đó có ý nghĩa như thế nào.
Trong các bộ phim nước ngoài, ta thường nghe những người con nói với mẹ của họ "con yêu mẹ", và rất nhiều những câu thể hiện tình cảm khác.
Tình yêu mẹ con của họ lớn?
Đúng vậy! Và tình yêu của chúng ta, những con người nước Việt, tình yêu của chúng ta với người đã sinh ra ta cũng rất to lớn
. Nhưng dường như, câu nói "con yêu mẹ" rất khó nói ra.
Không nói ra không có nghĩa tình yêu dành cho mẹ của chúng ta không to lớn.
391987_528026060544834_861145445_n.jpg



nguoimevn13zl.jpg


Hôm nay mình muốn cùng các bạn làm một tủ sách . Tủ sách đó tuyển tập tất cả những câu chuyện viết về mẹ :).

Hãy để tủ sách này giúp cho những đứa con đã làm điều gì đó có lỗi với ba mẹ khi đọc những dòng trong này sẽ nhận ra được lầm lỗi .

Hãy để tủ sách này như là những đứa con tinh thần của các ông bố bà mẹ.


Nào , chúng ta hãy cùng chung tay góp phần làm cho tủ sách viết về mẹ của chúng ta " Dày cộm " và có chất lượng nhé .:)


308681415_f21160117e_o.jpg
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

Áo mới và tóc mẹ < Sưu Tầm >​

Mỗi năm chỉ có một mùa đẹp nhất, hiền nhất, ấm cúng nhất – mùa xuân. Những ai đi xa, những ai ở gần, những ai còn mải rong ruổi phía chân trời nào, đừng quên về quây quần bên bếp lửa gia đình trong phút giao thừa rưng rưng hạnh phúc. Mùa xuân – mùa của hoa đẹp, mùa của mừng tuổi, nhận bao lì xì và còn là mùa để trẻ con mặc áo mới chạy đi khoe khắp chúng bạn.

Tôi nghe người ta thường nói “Ăn Bắc, mặc Nam” – có phải thế chăng mà mỗi bận tết về, nhiều khi chưa mua sắm gì trong nhà nhưng mẹ luôn nghĩ đến quần áo mới cho các con. Áo mới ngày tết là hình ảnh rõ nét nhất trong ký ức của tôi. Có thể là sau hôm nay, ngày mai, ngày kia, mười hay hai mươi năm nữa hoặc có thể là lâu hơn như thế, hình ảnh ấy vẫn mãi tươi mới và thơm mùi kỷ niệm về người mẹ thân thương trong lòng tôi.
me_5667556.jpg


Những làng quê nhỏ ở vùng Thăng Bình – Quảng Nam vào những năm 1994- 1995 chẳng lấy gì làm khá giả, sang trọng. Dân xóm chài chúng tôi lo được bữa sáng, bữa trưa thì mất bữa tối, lo mỗi chuyện ăn đã khó nói gì đến việc sắm sửa những tiện nghi bình thường cho cuộc sống. Cái bàn, cái ghế cũng đóng bằng tre, nẹp bằng tre, chén bát thì bằng sành cũ mèm cũ rích, sứt mẻ quanh miệng nên quần áo mới với bọn trẻ con là một ước mơ, một phép thần tiên hay hay, lạ lạ.

Thế mà có một lần, phép thần tiên ấy cũng đã tìm đến với bốn chị em tôi. Tôi nhớ đó là một ngày tháng chạp giáp tết, mẹ đi chợ về muộn hơn mọi ngày. Mẹ mua cho chị em tôi rất nhiều kẹo ú (món kẹo tuổi thơ tuyệt vời nhất của trẻ con làng tôi lúc bấy giờ) và có một món quà vô cùng đặc biệt, vô cùng thích thú đó là một cuộn vải in hình những con gấu nhỏ nhỏ xinh xinh, mẹ bảo chiều mẹ dắt bốn chị em đi may áo mới.

Chị em tôi vui quá, chẳng để ý đến mái tóc ngắn của mẹ. Bữa cơm hôm ấy, cha hỏi mẹ sao lại cắt tóc. Mẹ nói cắt như thế cho đẹp và tiện buộc gọn, chứ để dài thì vướng víu quá.

Mẹ cắt tóc ngắn. Cha giận mẹ mấy ngày. Còn chị em tôi thì vui hết biết vì được đi may áo mới đón tết.

Mãi đến sau này tôi mới biết, cha giận mẹ vì mẹ cắt tóc đi bán. Chắc là cũng vừa đủ tiền để mua vải may áo cho chị em tôi. Tôi còn nhớ lần đó Út hỏi: Mẹ ơi, có được may quần không mẹ. Mẹ bảo cứ mặc tạm quần cũ, bao giờ có vải đẹp thì mẹ lại mua về may cho các con chứ hôm nay chợ hết vải đẹp rồi.

Sau này khi tôi lớn lên, mỗi khi nhớ về chiếc áo mới và mái tóc mẹ, nước mắt lại rưng rưng. Tóc mẹ dài phủ hết lưng và đẹp. Tuy mẹ là phận đàn bà làng biển, mái tóc dài chẳng bao giờ được thẳng trên vai. Sáng ra đã búi vội búi vàng cho kịp buổi chợ sớm. Thế mà suối tóc mẹ lúc nào cũng thẳng và mềm mượt vì mẹ hay gội đầu bằng nước bồ kết nấu với mè đen. Gần nửa đời tóc búi, đến khi cắt ngắn lên, mẹ mới có thói quen buộc tóc.

Lại nói về chiếc áo mới.

Hơn một năm sau, chị em tôi lớn nhanh quá, không còn mặc vừa áo mẹ may nữa, mẹ giặt sạch và bỏ vào vỏ gối để gối đầu. Từ bấy đến giờ đã là mười tám năm, chiếc gối vẫn giữ vẹn nguyên những kỷ niệm về tấm áo mẹ may năm nào. Tiếc rằng, gia đình tôi giờ đây không còn vẹn nguyên như trước mà đã khuyết thiếu một người.

Tôi nhớ cái tết Út mặc áo mới mẹ may rồi hỏi mẹ:

- Mẹ ơi, sau này mẹ có già đi không?

Mẹ bảo:

- Có.

Út khóc.

- Hu hu hu…Sao mẹ phải già, con không muốn mẹ già đâu.

- Mẹ phải già để các con lớn lên chứ.

- Ừ nhỉ! Thế, mẹ cứ già nhưng mẹ đừng chết nhé!

Ngày chúng tôi chưa kịp nhìn thấy tuổi già trên gương mặt mẹ, mẹ đã ra đi về một nơi rất xa, một nơi mà chẳng bao giờ chúng tôi được đặt chân đến đó để tìm gặp mẹ. Mãi mãi và mãi mãi.

Tết này trở về nhà, tôi sẽ vùi đầu lên chiếc gối đựng tấm áo xưa cũ để hít hà cho thỏa thích cái mùi tuổi thơ thiếu thốn, nhọc nhằn. Mẹ giờ không còn nữa, cái tết đầu tiên vắng mẹ, chắc là sẽ rất buồn. Tôi sẽ về hôn thật lâu lên tấm áo ấy như hôn lên kỷ niệm ngọt ngào, hôn lên mái tóc của mẹ yêu thương
.
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

Mẹ tôi tập xe< Sưu Tầm >

Mẹ tôi không biết đi xe đạp. Đó là sự thật mà có những lúc vô tình tôi đã tiết lộ “bí mật” đó cho bạn bè biết. Khi nghe được mẹ tôi lại mắng yêu tôi “Cái thằng quỷ sứ, bộ muốn mẹ úp mặt mo hả”. Tôi cảm nhận được trong lời nói của mẹ có chút gì đó hờn dỗi, e ngại.

Mẹ biện minh cho lý do không biết đi xe đạp của mẹ là ngày xưa nghèo không có tiền mua xe đạp với lại chẳng đi đâu xa. Ba tôi cười, khích bác: “Mẹ chúng nó đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, tôi đây cũng nghèo sao lại biết đi xe đạp…”. Lúc đó anh chị em tôi lại cười vang khi nghe màn đối đáp của hai vị phụ huynh.

Tôi thấy thương mẹ rất nhiều, mỗi khi chạy chợ về hai chân mẹ phồng rộp vì phải đi bộ một quãng đường khá xa. Đường sá đâu có bằng phẳng, nó lại lô nhô đầy sỏi đá. Mẹ tôi làm đủ nghề, từ chạy hàng xáo, hàng xén, đến thu mua phế liệu… Đôi chân mẹ in dấu trên biết bao con đường, đôi vai mẹ gánh gồng biết bao hàng hóa, bàn tay mẹ quán xuyến biết bao công việc… Tôi ước giá như mẹ biết đi xe đạp.

Hôm bữa, tôi được nghỉ học rảnh rỗi ở nhà đánh bạo tiến tới vòng tay qua eo Người mà thủ thỉ “Mẹ tập đi xe đạp nhé!”. Mẹ lại cười, nụ cười như mắc cỡ rồi lại mắng yêu tôi “Cái thằng quỷ này, bộ muốn mẹ làm trò cười cho thiên hạ hả…”. Tôi nói hết cho Người những tiện ích mà xe đạp mang lại. Biết đi xe mẹ sẽ đỡ vất vả đi bao nhiêu. Tôi lên kế hoạch cùng đồng minh là bố tác động vào tư tưởng cho mẹ để mẹ đồng ý tập xe đạp.

Và rồi mẹ cũng đồng ý tập. Chiều chiều, sau khi đã vãn công việc đồng áng tôi lại cùng mẹ dắt con Viha Thống Nhất của tôi ra sân bóng của làng để tập. Có những lúc tôi phải bụm miệng lại để không cười trước bộ dạng leo lên xe của mẹ. Khuôn mặt của Người pha chút lo lắng, bỡ ngỡ khi đặt chân lên pê đan. Đôi tay của Người quen cấy cày giờ cầm ghi đông run rẩy từng đợt. Tôi đi theo sau mẹ động viên “Mẹ cố lên!”. Chốc chốc mẹ lại dừng lại cười và mắng yêu “ Cha bố anh!”. Hai mẹ con cứ mải miết theo những vòng xe chầm chậm cùng những tiếng cười cho đến khi trời tối mịt mới về.

Sau một tuần chăm chỉ mẹ tôi đã biết đi xe đạp. Người reo lên sung sướng như thể vừa tìm lại được vật quý bị thất lạc. Hai mẹ con cười vang cả một góc sân bóng của làng. Tôi ngỏ ý đề nghị mẹ chở tôi lòng vòng một quãng đường. Và thật kỳ diệu! Đôi chân mẹ không còn bỡ ngỡ như mới ban đầu đặt lên pê đan. Mẹ tự tin nhấn mạnh và từng vòng xe chạy ro ro… Lòng tôi rộn ràng một cảm xúc khó tả. Tôi yêu mẹ hơn bao giờ hết! Mẹ không chỉ là người cho tôi hình hài, nuôi tôi khôn lớn, dạy tôi bao đức tính quý báu để hoàn thiện bản thân mà mẹ còn cho tôi thấy một sự nỗ lực hết mình kiên trì, chịu khó và không ngại gian khổ để làm điều mà tưởng chừng như không bao giờ làm được.

Gánh hàng của mẹ giờ không còn trĩu nặng trên vai nữa. Đôi chân mẹ bớt đi những nốt rộp phồng mỗi khi chạy chợ xa nhà… Chiều nay, khi lang thang ra phía ngoại ô, ngước mắt nhìn thấy các bà, các mẹ quảy đôi quang gánh đi trong gió chiều mắt tôi lại cay xè khi nghĩ về mẹ. Người bây giờ vẫn đang còn vật lộn với bao công việc để chắt chiu từng đồng tiền nuôi tôi ăn học. Đôi chân của Người giờ đã bớt vất vả hơn nhưng vẫn đang còn nặng nhọc với những vòng xe cuộc đời. Ôi, mẹ của con!


48a5364f_xuanvangme.jpg
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

Miếng cơm cháy của mẹ< Sưu Tầm >
images

Chiều nay bỗng d­ưng trời chuyển lạnh. Những chiếc lá vàng trên cây xoan đầu ngõ đua nhau rụng kín mép đường. Tôi miên man đi trên con ngõ nhỏ cố tìm lại những ký ức tuổi thơ. Mới ngày nào mẹ còn dúi cho miếng cơm cháy trong một lần tôi trốn ông bà chủ về thăm nhà. Vậy mà hôm nay tóc tôi đã lấm chấm điểm sương.

Cha tôi mất sớm một mình mẹ phải b­ươn trải làm thuê, cuốc m­ướn lấy tiền nuôi bốn đứa con. Cuộc sống hàng ngày bữa đói nhiều hơn no, rét lâu hơn ấm. Mùa đông bốn anh em cũng chỉ chung nhau chiếc áo len, em mặc thì anh thôi, anh mặc thì em s­ưởi lửa. Mùa giáp hạt nhà tôi đã hết thóc từ lâu. Chẳng ai xui khiến như­ng tôi đã biết tự đi tìm hàng rào cây sắn đào lấy củ mang về luộc ăn. Loại sắn này sượng, ung ủng nước nh­ưng đúng là một miếng khi đói bằng gói khi no. Những năm đó mất mùa triền miên. Tôi nhớ ng­ười miền Trung còn đ­ược địa phương cấp giấy chứng nhận cho đi ăn xin. Có cụ già leo heo, chân tay run lẩy bẩy hay cháu bé mặt mày nhem nhuốc, tóc tai bơ phờ vì đói vẫn cố lê từng b­ước. Tôi không đến mức như thế nh­ưng cũng phải đi ở cho một ông chủ nhà giàu để chăn trâu mong kiếm miếng cơm, manh áo. Ngày dắt con đến giao cho người ta tôi biết lòng mẹ đang quặn lại nh­ư đứt từng khúc ruột. Nhìn con nhà ông chủ ăn cơm trắng thoả thuê, chúng vừa ăn vừa đùa nghịch, cơm vãi khắp nền nhà mà mẹ đành quay mặt đi chỗ khác tủi thân vì thấy con mình khổ quá. Mẹ th­ương tôi, mắt ngấn ngấn lệ. Mắt tôi cũng cay xè như­ng cố gượng lại để mong sao muối đừng xát thêm vào lòng mẹ. Nếu mẹ không cho tôi thì những đứa em sẽ bị đói. Đêm đầu tiên xa mẹ lòng tôi trống vắng đến lạ kỳ.


Đói như­ng được ở bên mẹ thì dù có chết cũng vui. Nh­ưng tôi không thể làm thế, tôi phải đi để dư­ một suất cơm nhường lại cho các em, cho mẹ. Nhớ lúc tr­ưa mới đến, ông bà chủ dọn cơm ra tôi cũng được ngồi ăn cùng. Ng­ười ta mời mẹ nhưng mẹ cứ chối đây đẩy: “Không mà, em ăn cơm ở nhà no rồi mà. Em no lắm không ăn đư­ợc nữa đâu”. Bỗng dư­ng cổ tôi nghẹn lại không nuốt nổi miếng cơm vừa cho vào miệng. Tôi bật khóc. Bật khóc như­ một đứa trẻ. Mọi ng­uời trong nhà ông bà chủ ai cũng ngỡ ngàng nhưng không ai biết vì sao tôi khóc. Mẹ tôi cố cao giọng dọa nạt: “Có thế mà cũng khóc, ở đây s­ướng gấp vạn nhà mình. Mà thi thoảng mẹ lại đến thăm cơ mà”. Mẹ quay ra nói chữa ngượng với ông bà chủ: “Cháu nó lần đầu đi xa nên nhớ nhà đấy anh chị ạ”. Tôi là con nên hiểu lòng mẹ. Tôi khóc không phải vì nhớ nhà mà cũng không phải do buồn mà khóc vì chính lời từ chối ăn cơm của mẹ. Cả đời mẹ đến lúc ấy ch­ua đ­ược ăn bát cơm không độn sắn, khoai. Vậy mà mẹ lại bảo no. Còn nhớ, buổi sáng nay mẹ chia tay tôi bằng một nồi sắn cọc rào đắng ngắt. Mẹ không ăn mà nhường lại cho tôi. Mẹ bảo: “Con ăn đi, mai mẹ đào khóm khác. Đến đó nhớ chịu khó làm đừng để ng­ười ta đuổi về không có cái gì ăn đâu con ạ”. Tôi cứ cố quên điều đó để mong mình thiếp đi trên chiếc chõng tre giành cho những kẻ đầy tớ và người làm thuê như­ng càng ngủ thì lại thấy đêm dài lê thê, mãi mà chư­a có một tiếng gà gáy đổi canh. Tôi mơ màng, hình ảnh mẹ lúc chiều như­ hiện ra trước mắt. Đó là khi ông bà chủ và mọi ngư­ời đã đi nghỉ trưa, mẹ gọi tôi ra khóc khuất để dặn dò những điều cần thiết khi đi làm con ở. Lúc qua mé sân gần bếp, mẹ thấy cái nồi cơm buổi tr­ưa vẫn còn những vầng cháy vàng ruộm. Mắt mẹ sáng lên và nhìn vào đó không chớp. Có lẽ khao khát lớn nhất của mẹ khi ấy là được cầm nó cho vào mồm nhai ngấu nghiến để thoả cơn đói. Nếu vào xin ông bà chủ thì không đành. Tôi thấy mẹ đứng lặng hồi lâu. Trong tôi bỗng trào dâng cảm giác nao lòng. Một miếng cơm cháy nào đáng gì đâu, thậm chí ngư­ời ta còn bỏ đi vậy mà đối với mẹ tôi là vàng, là ngọc. Thế đấy, có người cả đời chỉ ao ­ước một điều hết sức bình dị. Tôi lặng đi bởi thương mẹ. Vì phải nuôi đàn con nên đời mẹ mới thế. Bất chợt mẹ nhìn tr­ước ngó sau rồi đến bên nồi véo một cục cháy to hơn nắm tay vội vàng giấu vào sau áo và thản nhiên đi ra…
45165112-777.jpg
Tôi còn quá nhỏ lại ngoan ngoãn nên ông bà chủ không bắt làm việc nặng mà chỉ đi chăn trâu, cắt cỏ. Do công việc nhiều nên gần hết ba tháng nghỉ hè mà họ vẫn chư­a cho về thăm nhà. Bạn bè học cùng lớp với tôi giờ này chắc chúng nó đang nô nức đi mua sắm quần áo, sách vở. Tuổi thơ ai mà chẳng ư­ớc mơ, khát khao như­ng tôi biết phận mình. Đến một hôm tôi nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ các em quá, chờ ông bà chủ ngủ trưa tôi quyết định trốn về thăm nhà. Quãng đ­ường chỉ mười lăm cây số, tôi vừa đi vừa chạy. Băng qua suối, lách qua vườn mía, nương sắn, chạy cả lên đồi để tìm con đường ngắn nhất. Lúc bắt đầu đặt chân đến sân mẹ tôi ngỡ ngàng lao ra ôm con vào lòng. Hình như­ mẹ đang khóc nhưng cố cho nư­ớc mắt chảy vào trong. Tôi nhận ra điều đó vì thấy bờ vai mẹ rung lên từng hồi rất khẽ. Mẹ hỏi: “Ông bà chủ cho về à?”. Tôi thẽ thọt: “Không. Con trốn”. Mẹ bảo: “ấy chết! Đừng làm thế, sắp đến thời gian con đi học rồi, người ta biết không trả tiền công thì khổ”. Tôi chư­a kịp nói thêm câu nào thì mẹ đã hỏi: “Con ở đấy được ăn no không?”. Tôi gật đầu. Thời gian mẹ con gặp nhau vẻn vẹn nóm phút. Bịn rịn, nhớ th­ương cũng phải như­ờng chỗ cho sự chia tay. Lúc tôi chạy đi mẹ gọi giật lại: “Quay lại đây mẹ cho cái này”. Tôi chìa bàn tay bé xíu đón lấy một miếng cháy cơm mẹ đã phơi khô: “Cái này ngon lắm đấy khi nào đói thì nhấm nháp con ạ”. Tôi cố ghìm những giọt nước đang chực ậc ra d­ưới hàng mi cong. Không biết đó có phải là miếng cháy cơm mà mẹ đã lấy từ nhà ông chủ hôm đ­ưa tôi đến đó không? Hay đây là miếng cháy còn sót lại sau khi phần cơm mẹ đã như­ờng lại cho các em tôi ở nhà?

Đời một con ng­ười có những điều bình dị mà trở nên vĩ đại.
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

Mẹ ơi< Sưu Tầm >


…”Con về chẳng thấy mẹ đâu

Nắng vàng mẹ chẳng gội đầu bên sân

Ngoài kia hoa nở thật gần

Ngó vào khe cửa thì thầm: Mẹ ơi!…”

daytrehocta.jpg

Chiều nay đi làm, thấy những cơn gió heo may về rồi, trời thì nổi gió, chắc chiều nay không khí lạnh về đây. Tự dưng tôi nhớ đến Mẹ quá. Săp đến ngày giỗ Mẹ rồi. Mới thấy, thật hạnh phúc cho những ai còn mẹ…

Tôi nhớ ngày Mẹ mất, mấy năm trời, cái cảm giác nức nở vẫn như còn ở trong tim. Tôi đã vượt qua những ngày ấy bằng sức mạnh nào không rõ. Mười bảy ngày sau khi Mẹ tôi mất, Cha tôi nhồi máu cơ tim cấp cứu trong Viện 108. Lúc đấy Chồng tôi đang bên Đức, con trai Duy Anh thì mới được hai tuổi. Tôi vẫn nhớ cảnh mấy anh em ôm nhau trước cửa phòng cấp cứu. Tôi nhớ dòng tin nhắn của anh Trường gửi:”Anh nhớ mẹ quá. Nhớ mỗi sáng anh đi làm là mẹ ra mở cổng cho anh. Nhớ cả mùi bồ kết trên tóc mẹ”…

Mùi bồ kết trên tóc Mẹ… cái mùi thơm đặc trưng, nhẹ nhàng với cả hương lá bưởi, lá sả vườn nhà. Ngày Mẹ mất đột ngột, Mẹ vẫn kịp gội đầu, mấy hôm sau, tôi vẫn quanh quẩn bên nồi nước lá gội đầu của Mẹ hôm đấy. Từ đấy, chả mấy khi tôi khóc…

Tôi thì nhớ nhất hình ảnh của Mẹ trên triền con dốc chợ ngày xưa. Với cái xe đạp không phanh đặc trưng Mẹ vẫn chạy chợ mỗi ngày, cả cái thùng hàng to đùng sau lưng Mẹ nữa. Lúc ấy, cứ mỗi lần đi học về là lại nhìn thấy và nghe thấy cái “phanh chân” của Mẹ trên dốc chợ. Thương lắm…

Đọc bài thơ của một ai đấy viết tặng mẹ, như thấy cả một trời thương nhớ. Tôi thèm biết bao cái tiếng gọi thân thương ” Mẹ ơi”… Cho nên, đến giờ mỗi lần nhớ Mẹ, tôi cũng chỉ biết gọi thầm trong tim như thế. Nghe thì đơn giản thế, mà trong đó lại là cả tiếng gọi xé ruột, xé gan của những đứa con nhớ Mẹ…

Mẹ ơi…
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

Nỗi đau còn lại< Sưu Tầm >

Giá như mẹ không phải là mẹ của tôi, những làn roi sau lưng là minh chứng cho sự lạnh lùng đến tàn nhẫn của mẹ. Tôi thầm ao ước giống cái Hoa, nhỏ Lan không cha không mẹ thế mà sướng, được sự quan tâm của xã hội, còn tôi có mẹ, tôi được cái gì?.


1307470637_005[1].jpg

Mẹ tôi mắt tròn lòng mắt trắng dã, răng hở, môi vẩu lên, dái tai nhỏ xíu, tiếng nói như phèn la bể, cái mông lép dẹp, được tướng lông mày rậm, thân hình khẳng khiu.

Hồi nhỏ đến lớn, không ngày nào là tôi không hứng chịu những đòn roi của mẹ, ngày nào không đánh là mẹ tôi quay sang chửi, nhất là vào những lúc tôi đau ốm nằm bẹp dí một chỗ là những ngày mẹ tôi càng chửi nhiều hơn, mặt mẹ hoảng loạn một cách khó hiểu, tôi khóc chạy sang nhà dì Hạnh bên cạnh, dì Hạnh ôm tôi vào lòng, vuốt nước mắt an ủi tôi nói: “Con hãy thông cảm cho mẹ, mẹ con có nỗi khổ riêng”.

Ngày lễ tết, sinh nhật tôi vẫn chỉ mỗi bộ áo cũ, thiếu gì tôi chỉ xin dì Hạnh mua cho cái này, cái kia chứ không dám xin mẹ. Học xong tôi không dám về nhà sớm, tôi sợ những làn roi vô tình giăng bẫy khắp người tôi.

Gắng gượng lắm tôi học xong Trung cấp sư phạm, ra trường tôi làm đơn xin dạy ở vùng ven, trường cách nhà khoảng ba mươi cây số, thế mà một năm tôi mới về nhà một lần, khoảng cách giữa tôi và mẹ ngày càng xa, lên lớp nhiều lần tôi lảng tránh dạy học sinh về đạo đức hiếu thuận, những bài văn bài thơ ca ngợi người mẹ trên các tạp bút luôn bị tôi gạch chéo dấu đỏ kèm phần phụ chú là “giả dối , đạo đức giả, không có thật” nói một cách tiêu cực là tôi hận mẹ, tôi căm thù bà, tôi hờ hững gác ống nghe khi dì Hạnh điện lên báo cho tôi biết mẹ ốm nặng, dì dặn tôi nhớ sắp xếp xin phép về nhà gấp, tôi ậm ừ, thủng thẳng chẳng nhói lòng dù chỉ một giây.

Tuần sau ngày dì Hạnh gọi, tôi mới về đến nhà, mới bước vào giường, nhìn thấy tôi hai hàng nước mắt mẹ chảy ra, mẹ nở nụ cười rồi từ từ trút hơi thở cuối cùng, khuôn mặt mẹ thanh thản, tôi ngẩn ngơ, lần đầu tiên chứng kiến nụ cười của mẹ và cũng lần đầu tiên khuôn mặt mẹ nhìn tôi hiền đến lạ lùng.

Chôn cất mẹ xong dì Hạnh đưa tôi cái bọc, dì kể với tôi trong nước mắt cùng những tiếng nấc nghẹn ngào .

Mẹ con là người đàn bà bất hạnh, lấy chồng nhưng ba năm sau mới mang thai, đứa đầu mới sinh ra chưa thấy mặt con thì con đã mất, sinh đứa thứ hai mới được hai tuổi một hôm lên cơn động kinh rồi cũng ra đi, mẹ con khóc lóc vật vã đau đớn, mang thai đứa thứ ba, mẹ con rất ý tứ giữ gìn, nuôi lên năm tuổi không biết bệnh gì khi nằm ngủ nó ngủ thẳng luôn. Chán nản đau khổ bố con liền ***** con đi biệt tích, còn mẹ con người như hóa dại, không chịu ăn uống và chẳng thiết sống nữa , nhưng khi biết trong mình mang thai con, mẹ con như có liều thuốc hồi sinh, sinh con ra mẹ con không dám rời con một bước, cứ vài tháng mẹ con đem con đến bệnh viện khám và kiểm tra sức khỏe, khi con tròn hai tuổi, một hôm có một bà lão bán hương dạo đi qua nhìn mẹ con rồi nói: “Tướng của chị làm khổ chồng, hại con, nếu muốn nuôi được đứa bé này thì chị phải đối xử với nó thật độc ác, thật lạnh lùng và cũng thật tàn nhẫn, còn không thì…” bà ta nói đến đó rồi bỏ đi, mấy ngày sau con lên cơn sốt, mẹ con như người điên, tâm trí hoảng loạn, mẹ con khóc quỳ lạy dì phải thương yêu con, còn mẹ con, bắt đầu từ đó đóng vai người mẹ tàn nhẫn và độc ác, mỗi lần mẹ đánh con xong khi con đi học là mẹ con ngồi khóc, mẹ con đưa tiền cho dì nhờ dì may sắm áo quần cho con, những lúc con ốm đau mẹ con càng ra sức chửi mắng cốt để cho con mau lành bệnh như lời bà lão bán hương nói, có lần mẹ con khóc nói với dì là mẹ không chịu nổi cảnh hằng ngày phải hành hạ con, mỗi lần đánh con là hàng ngàn mũi kim đâm vào tim mẹ, giở bọc dì Hạnh trao, nhìn những tấm hình mẹ trẻ trung ôm sát tôi vào lòng cùng bọc tiền cả cuộc đời chắt chiu dành dụm để lại cho tôi, sức tàn lực kiệt nhưng mẹ cố chờ đến lúc tôi về gặp được mặt rồi mới chịu ra đi… Không… không phải thế, đây không phải là sự thật phải không dì, tôi hét lên túm lấy áo dì Hạnh, người tôi khụy xuống, tôi ôm di ảnh Mẹ vào lòng, đầu tôi đau như búa bổ, tôi khóc nấc, mẹ ơi sao mẹ lại đi mê tín dị đoan nghe những lời xúi bậy để làm khổ mình thế hả mẹ, sao mẹ lại hy sinh một cách đau đớn thế hả mẹ, mẹ ơi mẹ mất rồi, mẹ ra đi một cách thanh thản, nhưng còn con ở lại biết bao giờ mới gột bỏ được hết cái tội bất hiếu của mình đây, con không đáng để cho mẹ phải hy sinh lớn lao như thế, mẹ ơi có nỗi đau nào hơn nỗi đau mẹ đã chịu không ?..
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

: Mẹ ơi, đó là giây phút con được sinh ra lần nữa< Sưu Tầm >​

Gửi mẹ của con…

Từ lúc con biết rằng mình đang hiện hữu, đang là một linh hồn bé nhỏ tồn tại trong cuộc đời thì cũng là lúc con nhận ra tình yêu thương của mẹ. Mẹ không chỉ là người sinh thành ra con, chăm sóc và nuôi nấng con thành người, mẹ như là một người tri âm tri kỷ luôn che chở, động viên con. Con biết tình mẹ bao la lắm, không gì có thể diễn tả được tình mẫu tử thiêng liêng ấy, con chỉ biết khi con vui thì mẹ cũng cười, khi con khóc mẹ cũng rất buồn và luôn bên cạnh an ủi con, ngay cả khi con sai phạm mẹ cũng không la rầy nhưng trong đôi mắt mẹ đượm một nỗi buồn xa xôi lắm… Những lúc ấy con tự nhiên thấy thương mẹ vô cùng, rồi chạy đến ôm mẹ mà khóc và xin lỗi mẹ. Có lẽ tình yêu của mẹ dành cho con còn nhiều, nhiều lắm… nhưng con không thể diễn đạt thành lời. Trước giờ dường như con chưa bao giờ nói với mẹ một câu nói yêu thương nào đúng không mẹ? Có lẽ con là một người quá cộc cằn, dù yêu mẹ lắm, nhìn thấy mẹ vất vả lượm từng hạt thóc để có tiền nuôi con ăn học, mưa nắng tảo tần ngày ngày chỉ với một mơ ước sẽ nuôi con trở thành một bác sĩ giỏi chăm sóc cho mẹ và tất cả mọi người.

4.jpg

Mỗi ngày đều là ngày của mẹ <3​

Trong kí ức non nớt của con lúc vừa bước vào lớp ba, một sự kiện đã làm con chẳng bao giờ quên, mẹ còn nhớ không? Đó là vào một buổi chiều thu ảm đạm, có người hàng xóm đến báo tin rằng Bé Ngân (là con) bị xe đụng đang nằm hấp hối trong bệnh viện tỉnh rồi. Lúc ấy em Tèo mới được một tháng tuổi, mẹ vẫn còn rất yếu sau cuộc phẫu thuật sinh em, vậy mà nghe tin này, mẹ vật vã, vội vàng chạy đi kêu dượng Hải ở nhà bên đi xem tình hình. Mẹ đâu biết rằng lúc này con vẫn đang thong dong trên đường về nhà, vừa đi vừa hát nghêu ngao, thật may dượng Hải nhìn thấy con, lúc đó nhìn nét mặt vừa hốt hoảng vừa vui mừng của dượng, con chẳng hiểu đã có chuyện gì đang xảy ra. Vừa đến nhà, con đã rất bất ngờ trước hình ảnh mẹ quấn khăn ngồi khóc trước nhà, bà con lối xóm thì quây quần hỏi han, an ủi. Lúc ấy không hiểu tại sao con thấy thương mẹ nhiều lắm, chưa bao giờ con cảm nhận được tình mẹ dành cho con lại mạnh mẽ và bao la đến thế. Khi nhìn thấy con, mẹ ôm chầm con mà khóc nức nở: “Ôi con gái của tôi, mẹ tưởng mẹ đã mất con rồi chứ!!! Huhu”. Mẹ hôn lên trán con rồi ôm con vào lòng, con biết lúc này mẹ đang mỉm cười, một nụ cười hạnh phúc và chan chứa yêu thương. Và cũng chính giây phút này, con thấy mình như được sinh ra lần thứ hai với suy nghĩ và tình yêu cho mẹ thật khác. Con thấy yêu mẹ, yêu mẹ vô cùng mẹ ơi!

Chắc là con giống tính mẹ, ít khi nói được những lời yêu thương, có khi còn bị nói là người lạnh lùng, ít biểu lộ, nhưng con biết mẹ yêu con lắm, và con cũng muốn mẹ biết được rằng con cũng rất yêu mẹ, dù rằng nói ra thật là khó nhưng con cố gắng làm cho mẹ vui lòng, cố gắng trở thành một bác sĩ giỏi để mai sau có thể chăm sóc ba mẹ lúc tuổi già.

Giờ con phải đi học xa nhà, con càng thấy nhớ mẹ, nhớ gia đình nhỏ nhưng đầy ắp tiếng cười và tình thương bao la của ba mẹ, nhớ về ngôi nhà với những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ con quên được. Mẹ ơi, dù con có đi đâu, dù con đang trưởng thành hay tương lai có thế nào đi nữa, con cũng mãi là đứa con bé nhỏ trong vòng tay yêu thương của mẹ – một người mẹ đã một đời vất vả vì con. Nhân ngày không có gì đặc biệt này, con muốn nói với mẹ một câu rất giản dị thôi nhưng con chưa một lần nói: “Con yêu mẹ nhất trên đời…”

Con gái cưng của mẹ…^^
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

“Kỷ niệm mãi nhớ về mẹ”< Sưu Tầm >

“Tôi có thể quên đi tất cả mọi thứ trên cõi đời này, kể cả tôi quên mình là ai, nhưng không thể quên khoảnh khắc đầy ý nghĩa và tuyệt vời của ngày hôm nay”

1307470601_1303145071_Me-gia.jpg

Ngày cậu học trò nhà quê lên phố làm sinh viên Đại học, tôi được mẹ sắm cho chiếc điện thoại di động – phần thưởng cho thành tích mà tôi đã đạt được; hay đúng hơn, đó là phương tiện để liên lạc với gia đình. Được cầm trong tay chiếc điện thoại mà hồn cứ ngơ ngác tưởng rằng đang mơ mộng hão huyền. Bởi lẽ, chưa bao giờ tôi được sở hữu một phần quà lớn như vậy; nhẩm tính, nó lên tới bốn tạ thóc (bằng nửa mùa thu hoạch của cả gia đình), quả là giá trị thật. Lúc đấy, tâm trí tôi giục lên suy nghĩ: “Tôi có thể quên đi tất cả mọi thứ trên cõi đời này, kể cả tôi quên mình là ai, nhưng không thể quên khoảnh khắc đầy ý nghĩa và tuyệt vời của ngày hôm nay”. Thật vậy, đến giờ này thời sinh viên sắp trôi qua nhưng kỷ niệm đó vẫn khắc giữ nơi tim.

1. Niềm hạnh phúc


Có lẽ chẳng có lúc nào tôi được tươi vui như thế này, sự sung sướng đang ngây ngất dâng trào, niềm hạnh phúc cũng lên cao đến tột cùng. Một món quà lớn đánh dấu sự thành công bước đầu, được làm sinh viên đại học (thầm nghĩ: cũng oách lắm chứ); hơn thế nữa đó là tình yêu thương trọn vẹn mà cả gia đình dành tặng cho mình. Đấy như giây phút ở “thiên đàng”, và rồi tôi cũng phải quay lại thực tại; tự nhủ, con đường trước mắt còn lắm chông gai thách thức đang “đón chào”, nên tôi không được phép cho bản thân ngủ quên trên chiến thắng. Ngay tức khắc trong lòng đặt ra câu hỏi: tôi sẽ làm gì để đáp lại những tình cảm quý báu mà mẹ dành cho, cũng như tất cả niềm tin, sự hi vọng của cả gia đình đều đặt vào tôi.

2. Điều phải và đã làm


Để không phụ lại những mong mỏi của mẹ cũng như gia đình, xứng đáng với việc nắm giữ chiếc điện thoại “thiêng liêng” ấy trong tay, tôi bắt đầu vào việc lập kế hoạch cho tương lai phía trước. Đó là tiếp tục làm đứa con ngoan của cha mẹ, cậu học trò hiền như thuở nào của thầy cô; gắng sức học tập nhiều hơn nữa để đạt được kết quả tốt nhất. Mặc dầu trong bước đi thực hiện kế hoạch, bản thân gặp nhiều khó khăn trở ngại, nhưng hiện tại cũng đạt được những thành công nhất định. Không còn như lần đầu lên phố, cái ngú ngớ đến nỗi ngu ngơ không biết đường Sài Thành năm xưa giờ chỉ là câu chuyện của quá khứ; tôi tự tin vào mình nhiều hơn, đã bắt nhịp được với cuộc sống đô thị sầm uất đầy hối hả này. Và rằng kết quả học tập của tôi cũng đạt như điều mong muốn.

3. Lời cảm ơn


Mẹ ạ! Kỷ niệm xưa con mãi nhớ; chiếc điện thoại thân thương kia con đang dùng, vẫn còn mới lắm, nó mãi kề bên con như dáng hình mẹ dõi theo cuộc đời con vậy! Con chưa phải là một người thành đạt, nhưng mẹ có quyền hãnh diện về con; còn gần một năm nữa con mới ra trường, song tấm bằng cử nhân loại khá đang nằm chắc trong tầm tay. Đôi chân con sẽ bước tiếp những bước đi vững chãi nhất trên đường đời đầy gian nan thách thức phía trước, để không phụ lòng cha mẹ, gia đình, bè bạn đã đặt niềm tin yêu vào con.

Chiếc điện thoại đối với một ai đấy thì nhỏ bé, nhưng trong tôi nó là vô giá. Bởi đó không chỉ là tiền bạc, những giọt mồ hôi nhọc nhằn vất vả đồng áng mới có được, mà cả sự yêu thương của mẹ, gia đình cũng gói trọn vào đây. Tôi sẽ mãi giữ chiếc điện thoại, khắc nhớ kỷ niệm, nó chính là động lực để tôi tiến thẳng vào đời. Con yêu mẹ nhiều lắm!
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

Mẹ của con< Sưu Tầm >​
1307467858_me%20oi%20copy.jpg

Mẹ có tha lỗi cho con?!?!Con biết dù cho con có hỏi đi hỏi lại trăm vạn lần câu hỏi ấy, và dù cho giọt nước mắt lăn dài trên làn da đồi mồi của mẹ, và cho dù gì đi nữa con vẫn biết trong sâu thẳm mẹ luôn tha thứ cho con phải không mẹ?

Mấy ai sinh ra trong cuộc đời này mà không thốt nên lời rằng : "con yêu mẹ". Nhưng mấy ai cảm nhận được từng dòng chảy cảm xúc trong đó không nhỉ?

Nghe một đoạn nhạc, đọc một bài thơ bỗng làm con nhớ đến mẹ quay quắt. Mà hình như không, lúc chiều nói chuyện với anh tư, kết thúc câu chuyện trên YM là: "anh về đưa xe mẹ đi chợ nhen út" .Hàng loạt cảm xúc không tên, hàng loạt cái hình ảnh gắn với mẹ, ngôi nhà ấy và miền quê ấy cứ chảy mãi trong đầu cho tới giờ. Và giờ con muốn viết về mẹ, quãng đời tảo tần của mẹ con.
1307470637_005[1].jpg



Hình ảnh về mẹ thời thơ bé là những ký ức rời rạc, chắp vá, nhưng không mờ nhạt.

Ngày con còn nhỏ, nhỏ lắm, mẹ đi buôn bán xa, không giữ con được phải gửi ở nhà bà năm nhờ bà trông chừng. Con không nhớ rõ. Lớn hơn là những ngày con quanh quẩn chị ba khi những chuyến đi Tam Quan, Vĩnh Thạnh của mẹ. Lớn hơn một chút, là lúc con 7 tuổi chị ba lên xe hoa về nhà chồng, cũng là lúc con lầm lũi một mình. Ký ức con lúc đó là những chuỗi sáng sớm, khi đúa con bé bỏng vẫn say giấc nồng, mẹ là tất bật cho những chuyến chợ phiên. Lúc là chợ Quán Mới, Chợ Cảnh Hàng, chợ An Thái, chợ Nhơn An... Rồi con lớn dần, mẹ vẫn tất bật với những chuyến chợ phiên và về muộn hơn. Và 10 tuổi, con tập tành nấu cơm cho gia đình một phần phụ mẹ. Lúc ấy, nó như một nhiệm vụ mà con phải làm, lắm lúc con quạu quọ sao mẹ bắt con làm. Con vẫn nhớ, một ngày đi chợ về thấy con nhễ nhãi với mồ hôi, củi than và lọ khắp người thế là mấy hôm sau mẹ mua 1 cái bếp ga. Nó là cả 1 gia sản cái thời ấy đấy chứ. Mẹ chỉ con mà cười :" cho út mẹ đỡ khổ nhé" . Con còn bé quá có hiểu gì đâu mẹ, chỉ cười tít mắt, vỗ tay mừng vì thoát khỏi bếp lò và củi than.

1307470569_arcdq12368506311.jpg


Con bước vào cấp 2 mẹ vẫn bận bịu với những chuyến chợ ấy nhưng rồi mẹ bắt đầu đi làm xa. là những chuyến đi An Khê, Phú Yên, con tập sống xa mẹ. Ngày ấy, mỗi lần đi xa về lúc nào mẹ cũng có quà cho con và anh hết. Lúc nào con cũng được áo quần mới. Chỉ biết tíu tắt cười và đem khoe với mấy đứa hàng xóm. Rồi số phận cũng nhoẻn miệng cười với người mẹ tảo tần ấy của con,buôn bán làm ăn khấm khá dần. Mẹ dần sắm sửa đồ đạc trong nhà, sửa sang lại nhà cửa cho tươm tất, sắm sửa cho con cái bằng bạn bằng bè. Và rồi con cũng có được cái phòng riêng cho con. Năm ấy con chừng 13tuổi, con sung sướng, trang trí phòng mình với một lô hình ca sĩ, diễn viên con sưu tầm trên báo Mực Tím. Rồi con cũng có tủ riêng, bàn học riêng và một không gian riêng. Con hân hoan vui sướng mà không một chút suy nghĩ.




Nhưng cuộc sống không bình yên mẹ nhỉ, rồi sóng gió cũng đến. Là những con sóng nhỏ, những làn gió chưa đủ mạnh, rồi những con sóng to, những làn gió lớn và kết thúc là một trận bão. Con của mẹ cũng lớn dẫn khi sự chuyển động ấy đang xảy ra và không hề biết chuyện gì. Mẹ vẫn giấu diếm tất cả , dường như mẹ chỉ muốn nói:" Hãy để mọi đau khổ mẹ chịu đựng thôi". Lúc ấy, mẹ ơi, con cũng chẳng biết gì. Con thật quá hững hờ. Con chỉ biết học thật chăm, lo mọi việc nhỏ trong nhà khi vắng mẹ. và chẳng gì hơn, con vẫn hồn nhiên với cái tuổi học trò tinh nghịch của con mẹ à.

1307470730_1283064893_1282818331_1191439734_cb07d09679.jpg

Rồi ngày con bước chân vào giảng đường đại học, khuôn mặt mẹ khắc khoải hơn. Đôi mắt mẹ đượm buồn khi nhìn con. Từ đôi mắt ấy con cảm nhận được niềm lo âu của mẹ:" Lấy gì cho 2 đứa nhỏ ăn học đây?" Và từ đây, cuộc sống xa nhà, con mới biết cảm nhận mẹ à. Con quá ích kỷ mẹ nhỉ. Lòng mẹ quá bao dung mẹ à.



Mẹ à, có một điều cứ ray rứt mãi trong lòng con đến bây giờ, mà mỗi lần nghĩ đến nó là những giọt nước mắt cứ ngoan cố chảy dài trên hàng mi con, mà mỗi lần nghĩ đến tim con lại thắt lại, đau lắm mẹ à. Ấy là cái ngày mẹ quỵ ngã. Cũng là ngày chuyển nhà. Mẹ đổ bệnh nặng, Ba, anh tư, anh hai, chị ba,ai cũng về đầy đủ bên mẹ, vậy mà con, con lại ko về được chỉ vì đang thi cử. Cho đến giờ con cũng ích kỷ mẹ nhỉ?

Ấy mà mẹ cũng đã vượt qua, vượt qua tất cả, vượt qua cái dư luận xã hội đáng ghét ấy để bước tiếp chặng đường dài. Là vì con và anh tư phải không mẹ?

Hôm chủ nhật nói chuyện với mẹ, mẹ bảo: 1 mẹ nuôi 10 người con được chứ 10 người con không nuôi được 1 người mẹ. Mẹ nói vui thế mà nó làm con chạnh lòng, nước mắt chảy ngược. Con bây giờ ư, con sắp tốt nghiệp đại học. Con thầm nghĩ về tương lai, con sợ nhiều thứ lắm mẹ à.Cuộc đời mẹ là một bài học đường đời dài của con.

" Nếu một mai đường đời con vất vả

Xin mẹ hiền hãy tha thứ cho con"



Cho dù con có lớn thêm nữa thì con vẫn mãi bé bỏng với lòng bao dung và tình yêu vô bờ bến của mẹ.
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

Cảm ơn mẹ< Sưu Tầm >

Mẹ! Một tiếng gọi thiêng liêng đối với mỗi chúng ta, những người đã được sinh ra và lớn lên trong vòng tay của mẹ.

Kte Douglas Wiggin đã nói rằng: “Trên đời này hầu hết những gì là đẹp đều hiện ra như hai, như ba, như hàng tá hay hàng trăm thứ. Nhiều như thể những bông hồng, những buổi hoàng hôn, những cầu vồng, những anh chị, những chú bác cô dì và anh em họ, nhưng trên cả thế giới, ta luôn luôn chỉ có một người mẹ”.
Đúng như vậy, có lẽ tình mẫu tử là món quà vĩ đại nhất mà thượng đế đã ban tặng cho mỗi sinh vật trên trái đất này, đó là sự hy sinh vô bờ bến đối với con cái. Chính vì lẽ đó mà những áng văn, những vần thơ hay những câu nói bất hủ ca ngợi về người mẹ lần lượt ra đời.

Thật hạnh phúc cho những ai sinh ra trên đời này được cất lên tiếng gọi mẹ. Và cũng thật cảm thông cho những ai không được cất lên tiếng gọi thiêng liêng đó. Có những hoàn cảnh, chúng ta phải biết cảm thông cho những người mẹ vì những lý do nào đó mà không chọn cách ở lại bên những đứa con của mình. Nhưng có một điều luôn đúng là cho dù vì lý do gì đi chăng nữa thì tình yêu thương mà họ dành cho con họ là không bao giờ thay đổi.

Đối với mọi người nói chung và bản thân tôi nói riêng, tôi cảm thấy rằng, mình là một trong những người thật hạnh phúc khi được sinh ra và lớn lên trong vòng tay của mẹ, người đã hy sinh suốt đời vì con cái, vì gia đình mà không một lời than trách. Ngay cả đến con vật, loài cây cũng dành tình yêu thương cho con mình, điều đó đã làm cho cuộc sống đầy ý nghĩa và tình mẹ thật quý báu.
1307470655_thumb_flex-1298980066056926_file.jpg


Nhìn lại mình tôi thấy rằng, từ lúc sinh ra cho đến bây giờ, tôi luôn được sống trong vòng tay và sự yêu thương của mẹ. Mẹ luôn dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất mà mẹ có thể cho tôi. Những cái gì ngon nhất, đẹp nhất mẹ luôn dành cho các con. Từ nhỏ đến lớn, mẹ không cho tôi đụng vào những việc khó ngoài nấu cơm, rửa bát, quét nhà… Mẹ biết làm như vậy sẽ làm hư con gái mẹ lớn lên sẽ không biết làm và bị người ta chê trách. Nhưng mẹ không muốn con gái mẹ phải khổ mà dành hết về phần mình. Tôi đã ngây thơ không nhận ra điều đó. Tuổi thơ của tôi đầy ắp những kỷ niệm về mẹ nhưng có một kỷ niệm làm tôi không thể nào quên và nhớ như in cho đến tận bây giờ, và có lẽ suốt đời này tôi không thể quên được. Đó là lần tôi bị ốm, mẹ đã lo lắng cho tôi suốt mấy ngày liền, lo cho tôi từng miếng ăn giấc ngủ. Sau mấy ngày đó, tôi nhận ra mẹ như gầy và xanh xao hẳn đi. Vì đang vào mùa thu hoạch nên khi tôi gần khỏi ốm, mẹ cho tôi ở nhà với chị cả để tranh thủ mùa thu hoạch. Trước khi đi mẹ dặn dò chị cả đủ điều, nào là cho tôi ăn, cho uống thuốc, nếu có chuyện gì thì phải báo ngay cho mẹ để mẹ về. Vì ngày đó không có điện thoại thuận tiện như bây giờ và cánh đồng nhà tôi cách nhà không xa lắm nên chỉ cần chạy ra gọi hoặc ra hiệu một cái gì đó là biết ngay. Mẹ đã dặn nếu tôi ở nhà có việc gì thì treo ngọn cờ vào cái cây đưa lên cao là mẹ biết mẹ về. Chị tôi vâng dạ đủ điều để mẹ yên tâm đi làm nhưng có vẻ mẹ tôi không được yên tâm cho lắm. Hôm đó ở nhà, chú trưởng thôn vào báo tối nói mẹ đi họp thôn về chuyện gì đó tôi không rõ nhưng có vẻ quan trọng, vì chú trưởng thôn nói mẹ phải có mặt. Hồi đó tôi còn nhỏ, và chị tôi cũng lớn hơn tôi không bao nhiêu nên suy nghĩ còn thơ dại. Cứ nghĩ là có chuyện quan trọng nên phải báo ngay cho mẹ biết. Chị tôi đã làm theo lời mẹ dặn là lấy ngọn cờ đưa lên cao. Có thể ngoài đồng mẹ tôi đi làm nhưng tâm trí thì khi nào cũng để ý xem có ngọn cờ nào đưa lên cao hay không nên sau đó không lâu tôi đã thấy mẹ tất tả chạy về. Nhìn mẹ lúc đó thật là thương, ống quần còn xắn lên cao và mồ hôi nhễ nhãi. Chắc mẹ tôi đã nghĩ là có chuyện gì xảy ra với tôi. Tôi chạy ra cổng đón mẹ, nhìn thấy khuôn mặt đầy lo âu của mẹ tôi thương nhiều lắm. Mẹ ôm tôi vào lòng và đang nghĩ tôi bị ốm kiểu gì mà vẫn chạy tung tăng ra cổng đón mẹ được. Tôi thông báo với mẹ là chú trưởng thôn nói rằng tối nay mẹ phải đi họp vì có chuyện quan trọng nhưng quan trọng đến mấy đi chăng nữa thì vẫn không bằng việc nhìn thấy tôi lúc đó vẫn bình an. Nhìn thấy khuôn mặt thở phào nhẹ nhõm của mẹ tôi vẫn không nhận ra mình ngốc nghếch đến như vậy. Kỷ niệm đó đối với tôi đến bây giờ vẫn nhớ như in mặc dù tôi bây giờ đã trưởng thành, đã đi làm chứ không còn là một cô bé ngây dại như ngày nào.

Qua câu chuyện của tôi, tôi muốn gửi đến mọi người rằng hãy trân trọng những gì mà thượng đế đã ban tặng cho chúng ta, trong đó có người mẹ bởi vì “Thượng đế không thể ở khắp mọi nơi nên người mới sinh ra người mẹ”. Chúng ta hãy làm tròn bổn phận của một người con, cha mẹ không mong chúng ta có thể cho cha mẹ những gì nhưng nhìn thấy những đứa con khôn lớn, trưởng thành là niềm vui vô bờ bến của những bậc sinh thành, và có một chân lý không bao giờ sai bởi vì:

Đi khắp thế gian không ai khổ bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha

Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha mẹ chở đời con
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghen con.
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

Tết xa nhà< Sưu Tầm >

Nhà là nơi những người thân của mình đang sống, nhà là nơi lúc nào cũng có người đợi mình về và nhà còn là nơi gắn bó với những kỷ niệm thời ấu thơ. Người ta thường gọi một cách ngắn gọn thân mật và tình cảm hai chữ gia đình thành Nhà.



IMG_4123.JPG

Đôi khi trong lúc rảnh rỗi ngồi kiểm kê lại, tôi thấy mình thật giàu có vì có nhiều nhà quá, một ngôi nhà có ba mẹ và những đứa em; một ngôi nhà có chồng và cậu con trai đáng yêu vẫn thường ngồi xem ti vi đợi ba mẹ đi làm về tới là nhảy cẫng lên vui sướng; một ngôi nhà đầy tình cảm ở tận miền Trung… Thế nhưng chẳng hiểu sao cứ mỗi lần ai hỏi Tết này có về nhà ăn Tết không, thì mặc định tôi luôn nghĩ Nhà đó là ngôi nhà nằm trên con lộ nhìn qua bên kia đường là cánh đồng mênh mông, sự mênh mông đó hẳn chả là gì trong mắt người lớn nhưng với tôi nó mênh mông từ thời con bé xíu cho đến bây giờ.

Ở ngôi nhà gỗ nhỏ xinh đó, mỗi mùa giáp Tết hàng loạt những cái ao trước nhà lúc nào cũng là là sương bay, lạnh, tôi và mẹ thường dậy từ rất sớm và tôi bó mình trong chiếc áo ấm đi bộ cả cây số để lên chợ phụ mẹ dọn gian hang bán Tết. Ngôi chợ quê nhỏ xíu có hai 4 lối đi dành cho các gian hang và một gian nhà rộng đủ thứ các loại vải vóc bánh mức và hoa giả… năm nào cũng thế, tôi rộn ràng trong sự chuẩn bị náo nhiệt và dĩ nhiên là không thể thiếu mùi bánh in, bánh thuẩn, bánh tráng của những người miền Trung xa quê.

Và còn gì nữa trong những mùa Tết xa ngái? Còn sắc vàng rực của những cánh mai nở sớm. Mai nhà mình năm nào cũng nở sớm, 29 Tết đã không còn chiếc nụ nào, năm nào con cũng háo hức sang nhà ngoại, chờ ông ngoại cắt cho những cành mai nụ xanh, mẩy và tràn trề sức sống đề đem về cho ba đốt gốc cháy sén chuẩn bị cho vào bình và ngồi đợi đêm giao thừa từng cánh vàng hé nở. Có những năm, ba mẹ đi làm ăn xa, đêm giao thừa vẫn chưa kịp về, ba chị em ở nhà vừa buồn vừa sợ, con làm chị hai cứng rắn bày bàn thờ hoa quả bánh trái cúng giao thừa. Hai giờ sang ba mẹ về đến nhà, chở theo hai chậu cúc đại đóa vàng rực rỡ, con mừng muốn khóc vì ba mẹ vềnhà đỡ lạnh. Và đó là năm đầu tiên nhà mình đón xuân cùng những chậu hoa chở từphương xa về.

Nhà mình kể ra cũng chẳng có gì là quá đặt biệt với mọi người nhưng với con đó là một điều gì đó rất thiêng liêng và gắn bó, là mùi hoa mận ngọt, nhẹ và thoang thoảng mỗi sáng mùng Một, vừa dậy mẹ đã bắt ra sân ngồi chải đầu, mẹ nói chải đầu ngoài sân để khởi đầu một năm mới nhiều thuận lợi không còn những rối ren xui rủi ở trong nhà. Con là trẻ con nên chẳng qua tâm đến những điều mẹ nói, chỉ thấy rất thích sáng mồng Một, mặt trời vừa lên, nắng nghiêng rực rỡ ngồi dưới góc mận vừa chải tóc vừa thơm vừa ngắm bóng tóc mình đổ dài thường thượt.

Mấy năm nay con không còn được đón Tết ở nhà mình thường nữa, ba nói con gái lấy chồng phải theo chồng, thì dĩ nhiên là thế rồi. Tết làm con dâu trưởng con cũng phải lo toan ít nhiều, thì vẫn những thứ như nhà mình nhưng sao cảm giác khác lắm. Ở nhà ngoài này neo người nên Tết không gói bánh chưng bánh tét như nhà mình, mọi thứ đều đi mua nên con cũng không còn cơ hội ngồi lau lá chuối và buộc lạc bánh tét như ở nhà mình. Tết ở ngoài này lạnh lắm, đàn ông ai cũng mặc vest, phụ nữ mặc áo khoác dày cộp, mọi người đi thăm chúc Tết nhau bắt tay trịnh trọng, không như ở quê mình lúc nào cũng nắng, cũng nóng, cũng cười thật tươi và nheo mắt và áo mỏng đủ thứ sắc màu.

Mấy năm nay con không còn tóc dài nhưng năm nào đón Tết ở miền Trung, sáng mồng Một thức dậy lại nhớ gốc mân, nồi canh măng, bánh tráng, rau sống và cả những tấm lì xì đỏ của ba và mẹ.
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

Gửi mẹ< Sưu Tầm >

20 ngày trước khi con tròn 17 tuổi, bước chân lên máy bay, con bắt đầu một thử thách lớn đầu tiên trong cuộc đời, đi du học ở Anh Quốc.
Mẹ biết không, hồi học cấp 2 thực sự con không thích học Tiếng Anh chút nào, con cũng không biết vì sao mà con có thể học khá đều tất cả các môn, trừ Tiếng Anh. Nhưng khi con vào cấp 3, con dần hiểu được Tiếng Anh giống một thứ chìa khóa của tri thức, để mở ra cánh cửa tương lai, cánh cửa hội nhập. Rồi con cố gắng theo đuổi, IELTS trở thành mục tiêu của con. Con vẫn nhớ mãi hồi đầu lớp 10, con lo lắng không thể nào học giỏi Tiếng Anh, cho dù con đã nỗ lực và đầu tư nhiều thời gian cho nó. Mẹ bảo con đừng nóng vội, hãy kiên nhẫn và từ từ tìm phương pháp học tập đúng đắn cho mình. Con nhớ lắm những giọt nước mắt ngày đó con rơi, khi con thấy mình dường như không thể đáp trả kỳ vọng của mẹ vào con... Cuối mùa hè lớp 10, mẹ cho con đi thi thử IELTS, mẹ nói chỉ là thử sức thôi, đừng lo lắng gì hết. Con biết mẹ hy vọng nhiều ở con, cho dù mẹ luôn nói đó chỉ là bài kiểm tra trình độ. Kết quả con được 4.5, nhưng mà mẹ biết không, con không rõ là do may mắn hay cố tình, người cộng và chia điểm cho con tính sai đấy, con chỉ được 3.5 mà thôi. Điểm số ấy vô tình gieo vào trong mẹ hy vọng, dù là nhỏ nhoi, nhưng nó lớn theo thời gian, con biết.


Ngày đầu tiên đi học của năm 2011 là chủ nhật 02/01, lớp IELTS Writing. Và kể từ đó, hành trình khổ luyện bắt đầu. Con nhớ những ngày đầu tiên vất vả với hàng chục từ mới, với 1 tuần 8 buổi học thêm Tiếng Anh, với những đêm đông gió rét mưa phùn một mình con đạp xe tới học ở trung tâm Apollo. Một ngày đi học từ 7 giờ sáng tới 10 giờ đêm, đêm nào cũng học tới 1-2 giờ sáng. Bạn bè con, và ngay cả con cũng tự hỏi bản thân rằng, “T. ơi, mày lấy đâu ra nghị lực và lòng kiên trì ấy?” Câu trả lời chỉ có một mà thôi: “Từ tình yêu thương và lòng mong mỏi của mẹ”. Con luôn nhớ về điều đó nhờ những buổi trưa mẹ không ngủ mà xay sữa đậu nành cho con mang đến trường, những ngày đông mẹ đưa đón con đi học thêm Tiếng Anh, cách nhà 7-8 cây số.
Ngày thi IELTS rồi cũng đến, mẹ đưa con đi, có một điều làm con ân hận mãi đến bây giờ là tai nạn xảy ra sau bài thi cuối cùng. Khi mẹ ngã xuống đường, con, một chân sưng vù vì đút vào cái bánh xe quay tít, thực sự không thấy đau mẹ ạ. Trong lòng thoáng một suy nghĩ làm con thót tim, thảng thốt tới bàng hoàng: “Con mất mẹ”. Trước đó con chưa bao giờ nghĩ như thế, vì mẹ là một sự hiện hữu quá đỗi quen thuộc và hiển nhiên trong cuộc đời con. Mẹ chỉ bị xây xát phần mềm, đó là điều may mắn, mẹ nói vậy, nhưng con thì không nghĩ vậy. Đêm ấy nằm ngay cạnh mẹ, nghe tiếng mẹ thở đều đều, con thấy hạnh phúc vì mẹ vẫn còn ở bên con, che chở cho con, con thấy hối hận vì những lần con làm mẹ buồn trước đây, con đã khóc rất nhiều khi hình ảnh về vụ tai nạn cứ lặp đi lặp lại trong đầu cùng những tưởng tượng về một ngày nào đó con không còn mẹ nữa...
Con nhận được visa sang Anh vào những ngày đầu tháng 8, và trong suốt tháng cuối cùng ở Việt Nam, con biết mẹ luôn lo lắng cho con từng giây từng phút...
Là khi con thấy mẹ băn khoăn, ngày nào cũng lên mạng tìm hiểu thông tin về Anh Quốc. Mẹ có lẽ hiểu về đất nước đó nhiều hơn cả con, nhiều hơn bất cứ bà mẹ nào có con sắp đi du học. Mẹ nói mẹ muốn con có sự chuẩn bị tốt nhất về tâm lý và tránh được mọi điều xấu xảy ra.
Là khi con thấy mẹ tất tả đi mua những thứ để con cầm sang bên đó, từ cái tăm bông đến cả những gói mì tôm hay gia vị Việt Nam, mẹ bảo bên đấy mua sẽ đắt và không chắc đã có.
Là những buổi tối mẹ lên phòng con tâm sự, mẹ liên tục hỏi: “Con có thấy sợ không?” Một đứa con gái mới 17 tuổi đầu, chưa bao giờ xa nhà, con sợ chứ, sợ xa bố mẹ, bạn bè, thầy cô, quê hương, sợ đến lúc cố gắng hết mình mà vẫn không thể đạt được mục tiêu, sợ đến ngày quay trở về mà chưa gặt hái được thành công như con và mẹ từng mong đợi… Nhưng... con không thể cho mẹ thấy được đâu, vì con biết con lo sợ một thì mẹ sẽ lo sợ mười...
Ngày chia tay mẹ sân bay, con đã không khóc. Con quyết làm như vậy, may mắn là con đã làm rất tốt. Con muốn bước đi không ngoảnh lại, con muốn mẹ thấy yên tâm về con, con muốn mẹ thấy con trưởng thành và niềm tự hào về con hiện lên trong đôi mắt mẹ. Một ngày nào đó con sẽ trở về trong thành công, và lúc ấy con sẽ khóc thật nhiều khi gặp lại mẹ, mẹ nhé.
Sang London hơn 4 tháng rồi, bạn bè hay hỏi con có nhớ mẹ không. Con nhớ chứ, nhớ một chút thôi, vì nó sẽ làm con vững tin trong học tập, cảm thấy ấm áp cho dù bên này trời lạnh lắm.
Mẹ biết không, mẹ của bạn Trung Quốc ở cùng con vừa mới bay sang đấy. Nhưng con chẳng cảm thấy tủi thân gì đâu, chỉ là nhà mình chưa có điều kiện để mẹ sang thăm con, và con cũng biết mẹ ở nhà luôn dõi theo con, hy vọng đặt vào con, con hứa rằng con sẽ không làm một kẻ yếu đuối, sợ sệt hay mờ nhạt nữa. Nhất định sẽ có một ngày con mời mẹ đi du lịch châu Âu một chuyến, bằng tiền mà chính tay con làm ra, chờ con nhé.
Nhanh quá, sắp Tết rồi mẹ nhỉ. Tết năm nay con không về được rồi. Trong lá thư này, con gửi đến mẹ lời cảm ơn và lời chúc tốt đẹp nhất. Có một điều quan trọng hơn hết thảy, con chúc mẹ mãi mãi “bình an”. Giữa London, con sẽ sống thật tốt và sẽ không bao giờ phụ lòng mong mỏi của mẹ.
06/1/2012
Con gái
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

Nơi chốn bình yên< Sưu Tầm >

Mẹ tôi làm nghề bán tạp hóa. Làm nghề đó có nghĩa là mẹ phải thường xuyên rời nhà rất sớm để dọn hàng và chỉ trở về khi phố phố đã lên đèn. Cho nên hai mẹ con tôi rất ít nói chuyện, càng không có chuyện thủ thỉ tâm tình như biết bao cặp mẹ và con gái khác. Tôi đã trải qua những năm tháng dậy thì một cách khó nhọc, ít được chia sẻ. Tôi thông cảm với công việc của mẹ nhưng đôi lúc, vẩn vơ suy nghĩ, tôi vẫn thầm tủi thân ao ước “giá như…”
Những ngày đầu đặt chân vào THPT, tôi rung động trước cậu bạn lớp trưởng giỏi giang, tốt bụng. Tuy nhiên tôi cũng chỉ dám đứng từ xa mà mà ngắm nhìn cậu ấy. Bên những cô bạn đáng yêu váy áo xúng xính vây quanh lớp trưởng trông tôi hệt như một con vịt xấu xí lúc nào cũng cúi đầu ủ rũ.
Rồi không biết từ lúc nào tôi bỗng quan tâm tới những tạp chí thời trang đầy sắc màu, những bộ váy dễ thương, những món đồ trang sức xinh xắn không thể thiếu trong hộp phụ kiện của các cô gái nhỏ. Tôi dè xẻn, gom góp từng chút một trong số tiền tiêu vặt ít ỏi bố mẹ cho mỗi tháng. Tôi chẳng dám ao ước gì nhiều, chỉ hy vọng rằng dù một lần thôi cũng tốt, được đáng yêu xinh đẹp như biết bao cô bạn khác, được chàng trai mình thầm mến ngoái nhìn khi chúng tôi tình cờ lướt qua nhau trên hành lang dài giữa các lớp học.
Mải đắm chìm trong những mơ mộng băn khoăn tôi không để ý thấy kết quả học tập của bản thân ngày một xuống dốc. Dù ngày nào cũng đi sớm về khuya nhưng không hiểu sao mẹ vẫn tường tận chuyện thành tích ở trường của tôi có vấn đề. Tối hôm ấy, sau khi quất cho tôi hai roi đích đáng, mẹ đem vứt sạch son phấn, hoa tai, vòng tay và mấy dải ruy băng rực rỡ tôi mới mua được ít hôm. Tôi đóng cửa phòng, không nói không rằng, chỉ ôm chăn khóc đến sưng vù hai mắt. Mấy ngày liền tôi kiếm cớ tránh mặt mẹ, đến việc đưa cơm ra cửa hàng cũng đùn cho em trai.
Mấy đứa bạn thân biết chuyện của tôi đều lắc đầu, chép miệng: “****** khiếp thật!”. Tôi tủi thân vô hạn, vừa khóc vừa thầm nghĩ sao mình không giống như chúng nó, có được một bà mẹ vừa dịu dàng xinh đẹp vừa tâm lí. Chúng nó an ủi, lại còn nhao nhao hứa rằng sẽ cho mượn váy áo, phụ kiện và giúp tôi trang điểm thật xinh đẹp. Khoảnh khắc ngắm mình trong gương, tôi bỗng nghĩ cổ tích vịt con hóa thiên nga đã thành sự thật thật rồi!
Nhưng giấc mơ thường quá ngắn ngủi. Ngày vịt con xấu xí hóa thiên nga cũng là ngày tôi biết chàng trai tôi thầm mến đã có bạn gái. Thực ra tôi biết giữa tôi và cậu ấy không có khả năng, thực ra tôi đâu có vọng tưởng gì nhiều, nhưng giấy phút nhìn thấy hai người đó bước bên nhau trên hành lang đầy ánh nắng, một góc nào đó trong trái tim tôi bỗng vỡ ra. Cổ họng đắng nghét, tôi lủi thủi quay về nhà như kẻ bại trận thảm hại. Mẹ gặp tôi trước cổng. Mẹ nhìn tôi từ đầu tới chân. Mẹ nhăn mặt. Và mẹ quở mắng: “Ăn mặc cái kiểu gì đấy? Suốt ngày chỉ lo đú đởn, không chịu học hành cho nên…”Nước mắt tôi dâng lên. Rồi những giọt lớn bục ra, ào ạt như mưa lũ. Tôi nấc lên nghẹn ngào, chạy thẳng vào phòng òa lên nức nở. Cuộn tròn trong chăn như chú chim non gãy cánh đang run rẩy, tôi khóc đến lả người đi.
Hôm sau tôi lên cơn sốt mê mệt liền mấy ngày. Mẹ nghỉ hàng ở nhà chăm tôi. Mẹ không hỏi tôi xem đã xảy ra chuyện gì, cũng không quát mắng cằn nhằn. Mẹ chỉ lẳng lặng nấu cháo thay khăn, đưa tôi đi bệnh viện chích thuốc. Thế nhưng sự im lặng lạ kì ấy lại khiến tôi yên ả dễ chịu. Tôi chẳng suy nghĩ gì nhiều, chỉ ngủ, đôi lúc tỉnh dậy thay quần áo, ăn cháo rồi uống thuốc. Vài hôm nữa thì tôi hết bệnh. Cứ ngỡ tôi khỏi rồi thì mẹ sẽ quay lại với gian hàng ngoài chợ ngay. Nhưng không. Sáng hôm đó mẹ gọi điện cho cô giáo xin cho tôi nghỉ học thêm một ngày nữa. Rồi mẹ dẫn tôi đi dạo phố – chuyện từ trước tới nay mẹ chưa từng làm. Hai mẹ con vào vài cửa hàng, chọn mua khăn, mũ, áo ấm cho mùa đông. Ngạc nhiên nhất là mẹ còn chọn cho tôi một chiếc váy dài rất trang nhã và chiếc dây chuyền bằng bạc có hình chú cá heo rất đáng yêu. Mua sắm xong, mẹ đưa tôi đi ăn kem. Mẹ gọi hai cốc kem bạc hà, vị hai mẹ con cùng yêu thích. Hai mẹ con ăn kem, đôi khi yên lặng, đôi khi trò chuyện vụn vặt. Mẹ ngồi đối diện tôi, ánh mắt thanh bình ấm áp. Tôi nhìn mẹ, chợt nhận ra mình giống người biết bao nhiêu, từ cái trán, gò má tới mái tóc nâu hơi quăn nữa.
Sau ngày hôm ấy, mọi chuyện lại quay trở về quỹ đạo cũ. Mẹ vẫn hàng ngày đi sớm về khuya. Còn tôi chú tâm vào học hành, lục tìm học bổng trên mạng. Nhưng giờ thì tôi biết, dù bận rộn thế nào nhưng chỉ cần tôi cần đến mẹ thì người sẽ luôn ở đó, ngay bên cạnh tôi, nắm tay tôi, tiếp thêm dũng khí để tôi bước về phía trước và là nơi chốn bình yên cho tôi trở về mỗi lúc tôi đắng cay mệt mỏi.
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

Cầu vồng yêu thương< Sưu Tầm >

Có bao giờ bạn tự hỏi: “Tình yêu thương có màu gì chưa?” Theo tôi: “Tình yêu thương có đầy đủ gam màu bảy sắc cầu vồng”. Và với riêng tôi mỗi gam màu đều mang trong mình yêu thương của tình mẫu tử. Bởi chính Mẹ luôn là người âm thầm sát cánh bên tôi để tôi có được những bước đi vững chắc vào đời như ngày hôm nay. Những hi sinh to lớn thầm lặng ấy mẹ có bao giờ nói ra. Cũng giống như sắc cầu vồng – lung linh trong nắng trong mưa nhưng rất hiếm khi chúng ta nhìn thấy được cầu vồng. Nhưng con vẫn luôn cảm nhận được sắc màu cầu vồng yêu thương mẹ dành cho con.

Chín tháng mười ngày mẹ mang nặng đẻ đau. Biết bao nhiêu vất vả, bao nhiêu khó nhọc mong sao cho con được ra đời bình an. Nước mắt mẹ rơi vì hạnh phúc khi thấy con chào đời. Máu trong người con đang chảy là dòng máu của mẹ. Tình yêu thương của mẹ đang lan tỏa trong trái tim con. Đâu đây lấp lánh ánh màu ĐỎ, màu của chiến thắng, màu của niềm vui, niềm kiêu hãnh khi mẹ sinh con ra trên thế giới này.

Từ nhỏ tôi đã là đứa yếu ớt, hay ốm đau vặt nhưng nghịch ngợm không ai bằng. Có lần trưa nắng chang chang, tôi rủ mấy đứa bạn đi tắm sông. Đêm về đầu tôi nóng như hòn than, sốt li bì, mẹ không những không đánh mắng mà còn thức trắng đêm lo cho tôi. Đôi mắt mẹ lo âu nhìn tôi, tôi biết rằng mình có lỗi nhiều lắm. Tình yêu mẹ lúc đó dành cho tôi ấm áp, có lẽ bởi vậy nó mang màu CAM – màu của sự quan tâm chăm sóc.
Cầm tờ giấy báo đại học trên tay, tôi vui mừng báo tin cho mẹ. Khuôn mặt mẹ ánh lên niềm vui lẫn xúc động, những giọt nước mắt như chực trào ra! Bao công sức đèn sách của con, bao nỗi lo toan trăn trở của mẹ đã được đền đáp một phần, nhưng con biết rằng vì các con…mẹ sẽ còn vất vả nhiều lắm! Nhưng niềm vui đã khiến mẹ xua tan đi nỗi vất vả trong những ngày tháng tiếp theo. Niềm vui như ánh sáng màu VÀNG đang lan tỏa trong căn nhà nhỏ.

Hai chị em con cãi nhau cũng chỉ vì một việc bé tí teo, hai đứa ương ngạnh giận nhau rồi không chịu ra ăn cơm. Không khí bữa cơm thật nặng nề. Mẹ giận lắm! Nhưng mẹ không đánh mà chỉ nói rằng: “Nếu hai đứa muốn không muốn mẹ ăn cơm thì không cần ra ăn cơm”. Chỉ có vậy hai chị em ra xin lỗi mẹ, làm hòa và ngồi ăn cơm. Những lúc mẹ tức giận cũng sợ lắm – có lẽ bởi vậy nên nó mang màu LỤC. Nhưng trên hết vẫn là tình yêu thương mẹ dành cho chúng con bằng những lời nói chứ không phải đòn roi.
Năm thứ ba đại học, tôi tham gia cuộc thi dự án kinh tế cộng đồng của trường tổ chức. Nhóm chúng tôi có mặt trong năm đội chung kết và với sự nỗ lực cùng ý tưởng độc đáo, nhóm chúng tôi đã đạt giải nhất. Niềm vui lớn nhất mà chúng tôi cảm nhận lúc ấy không phải là mười triệu tiền thưởng mà là cơ hội được lưa chọn tới Mỹ thi đấu. Tuy nhiên, cơ hội hiếm hoi đó tôi đã để vụt mất chỉ vì vốn tiếng Anh của tôi chưa tốt. Buồn, chán nản và thất vọng với chính bản thân mình…. Gọi điện về cho mẹ. Vẫn giọng nói ấm áp ấy đã nhắn nhủ với tôi rằng: “ Không sao đâu con à, khi con đánh mất đi một cơ hội của chính bản thân con thì cũng là lúc con đã trao niềm vui cho một người khác. Hãy cố gắng rồi con sẽ tìm được những cơ hội mới cho riêng mình”. Những bài học cho tôi hãy biết sống vì mọi người, những tin tưởng mà mẹ gửi gắm luôn lấp lánh trong tôi màu LAM hi vọng.
Một buổi sáng mùa đông khi đứng nhìn từ ban công xuống góc chợ nhỏ, tôi bắt gặp thấp thoáng bóng áo chàm quen thuộc ngày nào. Trong lòng tôi bỗng nhớ về hình ảnh mẹ với chiếc áo chàm và gánh rau muống những buổi sớm mai…. Nhà tôi có tới gần một sào đất để trồng rau muống. Hái chưa hết góc này thì góc kia lại xanh mởn. Vì vậy sáng nào cả nhà cũng dậy từ rất sớm để hái rau cho mẹ đi chợ. Bốn anh em tôi đều biết bó rau sao cho đẹp. Có hôm còn tự tổ chức thi hái rau nhanh giữa anh chị em chúng tôi. Phần thưởng chỉ là những cái bánh nếp, bánh dừa ở chợ quê…..Để rồi bốn anh em lần lượt vào đại học cũng nhờ vào những gánh rau muống ấy…Màu CHÀM đã trở thành một góc nhỏ in dấu trong tim tôi nhắc nhở tôi cố gắng nên người để không phụ lòng mẹ.
Bố lấy mẹ rồi đi bộ đội sáu năm, sáu năm không một tin tức, sáu năm không một lời nhắn nhủ vì thất lạc tin tức. Ấy vậy mà mẹ vẫn ở vậy chăm sóc ông bà nội và chờ mong một ngày Bố trở về. Chiến tranh qua đi, may mắn với mẹ….Bố đã trở về nhưng chỉ đúng bảy ngày rồi lại tiếp tục chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Thêm hai năm dài đằng đẵng chờ đợi…Có nhiều lúc con trêu vui mẹ: “Sao ngày ấy chờ đợi lâu vậy mà mẹ không đi lấy…người khác. Mẹ của con nổi tiếng hoa khôi một vùng chứ bộ ^^”. Mẹ cũng cười vui và nói rằng: “Con người ta quan trọng nhất là ở chữ Tín con à. Lời hứa thay bố con chăm sóc ông bà còn đó ….”. Và nếu không có chữ Tín đó, có lẽ tôi đã không được sinh ra đời.
Tám năm dài chờ đợi và ngày sum họp gia đình của mẹ mang màu TÍM của sự thủy chung ân cần.

Bảy màu của cầu vồng với riêng tôi là những kỉ niệm, những bài học về tình yêu thương của mẹ. Mẹ không phải là cô giáo của hàng chục, hàng trăm học sinh. Mẹ không có bằng khen giáo viên giỏi cấp tỉnh, không có bằng khen nhà giáo ưu tú nhưng mẹ có những bài học làm người, những bài học giúp chúng con lớn lên và vững bước hơn trong cuộc sống!
Cảm ơn mẹ!
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

Người phụ nữ bình thường nhất, nhưng vĩ đại nhất, là người Mẹ< Sưu Tầm >

Mẹ chợt tỉnh giấc, và mẹ nhìn thấy, hình hài nhỏ bé như thiên thần
Tiếng con khóc òa, mắt mẹ lệ nhòa, cám ơn vì Con đến bên Mẹ.
(Nhật ký của mẹ – Nguyễn Văn Chung)

Mẹ à, đã gần chín tháng rồi đấy.
Gần chín tháng con gái của Mẹ cũng đã trở thành Mẹ.

Ngày xưa khi con còn nhỏ, những lúc phạm lỗi, những lúc không phục Bố Mẹ, những lúc buồn lo về tương lai, câu cuối cùng chốt lại những ‘bài giảng’ của Mẹ luôn là “Rồi sau này khi con làm Mẹ con sẽ hiểu”.
Con nghĩ là con đang bắt đầu hiểu.
Con đã hiểu sự vất vả của Mẹ, và của tất cả những người Mẹ trên đời khi mang trong mình một mầm sống trong chín tháng ròng. Những đêm cháu đạp mạnh, con tỉnh giấc, và chợt khóc vì ngày xưa con cũng từng khiến Mẹ của con khổ sở như thế. Nhưng con biết, Mẹ cũng như con, không hề thấy hối hận hay tiếc nuối vì chín tháng vất vả ấy chút nào.
Con đã hiểu cái đau đớn của công việc vĩ đại nhất trên đời là đưa một sinh mệnh đến với cuộc đời. Con chỉ đau chút xíu đã được các bác sĩ giúp tiêm thuốc tê, ngày xưa Mẹ sinh con vất vả hơn gấp nhiều lần. Con chỉ mất chưa đầy ba tiếng kể từ khi vỡ nước ối là cháu đã cất tiếng khóc, còn Mẹ sinh con mất gần mười hai tiếng đồng hồ ròng rã. Mẹ ơi, con đã khiến mẹ đau ngay từ trước khi cất tiếng khóc đầu tiên.
Con cũng đã hiểu những đêm không tròn giấc, Mẹ giật mình tỉnh ngủ ngay từ khi tiếng ọ ẹ đầu tiên báo hiệu con khát sữa, bởi vì giờ đây người Mẹ tập sự là con cũng đang như thế. Vất vả lắm, mệt mỏi lắm, buồn ngủ lắm, nhưng chỉ cần ngắm đôi môi chúm chím ngậm lấy nguồn sống sơ khai là lại có thể mỉm cười. Và con tự hỏi, khi ấy, liệu Mẹ có như con bây giờ, khe khẽ hát một mình hay không?


Đôi làn môi con nghiêng về vú mẹ, như cây lúa nhỏ nghiêng về phù sa…
Đôi làn môi con ngậm đầu vú mẹ, như búp hoa huệ ngậm tia nắng trời…
(Lời ru người mẹ trẻ – Nhạc Phạm Tuyên, phổ thơ Lâm Thị Mỹ Dạ)

Mẹ ơi, con đã mất tám tháng mới có giấc ngủ đầu tiên tròn đầy, ngày xưa ấy, bao lâu sau Mẹ mới có thể ngủ yên? Con e là ngay cả bây giờ, Mẹ cũng chưa thể yên giấc, phải không Mẹ? Khi đứa con bất hiếu là con đã vội rời xa vòng tay che chở bảo bọc của Bố Mẹ, để rồi giờ đây chỉ có thể gửi gắm những dòng chữ này như một lời tri ân đến công ơn sinh dưỡng mà bất lực trong việc trả ơn hai đấng sinh thành? Giờ này hẳn Mẹ đang ngủ, nhưng biết đâu trong cơn mơ vội vàng lại chẳng có bóng hình con thấp thoáng, và biết đâu nửa đêm Mẹ chẳng tỉnh giấc mà thở dài “giờ này hẳn con bé còn chưa đi làm về, cái số nó vất vả”.
Mẹ ơi, số con có vất vả thì cũng sao vất vả bằng Mẹ được. Làm sao con có thể quên những buổi tối khuya Mẹ nhận đan len cho Hợp tác xã kiếm thêm chút tiền mua thêm ít thịt cá vì con đang tuổi lớn? Làm sao con có thể quên bàn tay Mẹ âu yếm xoa lưng con vào giấc ngủ với đầy những vết chai sần? Làm sao con có thể quên những khi Mẹ tất bật, nào việc cơ quan, nào việc của hai bên gia đình dù mẹ là dâu út, hay những khi mẹ thức khuya hơn mọi người để dọn dẹp nốt nhà cửa, rồi lại dậy sớm nhất nhà chuẩn bị sẵn cơm nước cho chồng con?
Không cần những kỷ niệm gì to tát lớn lao, mà nếu có bảo con kể ra những kỷ niệm to tát lớn lao với Mẹ, con cũng khó lòng mà kể được. Nhưng những thứ vụn vặt nho nhỏ của cuộc sống, Mẹ và con có với nhau nhiều lắm. Này là bức ảnh màu đầu tiên của gia đình mình, mẹ tự tay cài cho con chiếc buộc tóc mới màu xanh lam, khiến từ đó màu con yêu thích chính là màu của bầu trời cao vợi. Này là con đường mẹ đạp xe chở con đi học, xa xôi lắm trong cái ký ức về một tuổi thơ êm đềm. Này là cái nhíp mẹ giữ hơn chục năm nay để “chờ nó về nhổ tóc sâu cho mẹ”. Này là những yêu thương săn sóc không-thể-thực-hiện nhưng vẫn day dứt qua mỗi cánh thư gửi đến phương trời xa xôi cho con… Con đã đọc ở đâu đó rằng, hạnh phúc trong cuộc sống đôi khi chỉ đến từ những điều vụn vặt ấy mà thôi. Vậy nên con hạnh phúc, Mẹ ạ.
Mẹ của con không là người phụ nữ phải tảo tần sớm hôm gánh gồng mua bán. Mẹ của con không là người có cuộc sống quá sung sướng hay vất vả. Mẹ của con chỉ là một con người bình thường trộn lẫn giữa muôn vàn con người bình thường khác. Nhưng Mẹ của con là người phụ nữ vĩ đại nhất. Của con.
Vậy nên Mẹ à, có lẽ giờ phút này đây, điều lớn nhất con có thể hứa với Mẹ, không phải là sẽ chăm sóc Mẹ thật tốt hay phấn đấu làm việc thật giỏi. Mà điều hứa của con chỉ là: Con sẽ trở thành người phụ nữ vĩ đại nhất. Của con gái con.
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

Cuộc đời và tô hủ tiếu< Sưu Tầm >

Mẹ đã đau lòng đến thế nào khi sinh ra gã, mẹ cũng đã khóc quá trời khi từng ngày nhìn gã phải lớn khôn. Thật tâm mẹ muốn gã bé thơ mãi mãi, muốn ở mãi trong vòng tay mẹ. Mà mẹ cũng biết, ừ thì gã có lớn lên đó nhưng tâm hồn gã mãi mãi chẳng lớn lên được tí teo nào đâu.

Lúc còn nhỏ thì không sao, gã cũng không ấn tượng với dáng đi chấm phẩy của mình. Gã chỉ thấy sao vặn vẹo mà đau quá thôi, nhìn gã chập chững tập đi, mẹ gã nhìn gã mà khóc. Mắt mẹ khóc nhưng miệng mà cười, môi mẹ nói rằng, ráng bước đi đi con. Tự mình phải bước đi trên đôi chân của mình dù đôi chân ấy có khập khiễng, mẹ muốn gã hiểu ý nghiã sâu xa đó, nhưng trí óc non nớt của gã "giới hạn" sự hiểu biết mẹ à. Nhưng mẹ an tâm, gã nhủ lòng, vì tim gã biết thổn thức khi nhìn mẹ khóc đấy thôi. Gã yêu mẹ nhất, và mẹ yêu gã nhất!

Khi gã lớn khôn, mà chỉ nói là nói thế thôi, chớ gã chỉ lớn mà chưa khôn ra bao nhiêu. Chẳng sao cả, gã vẫn sống bên cạnh mẹ. Lớn rồi gã cũng thấy sao nhà mình nhiêu đó hà, không có gì thay đổi, nhìn nhà bên cạnh thấy cái gì cũng to. Thắc mắc hoài không biết hỏi ai, đành hỏi mẹ chứ ai. Hỏi lần đầu tiên, duy nhất và từ đó gã chẳng hỏi thêm, vì hỏi rồi gã thấy mẹ khóc. Mẹ còn hỏi gã thích nhà to hay nhà nhỏ, thích cái gì thì nói mẹ mua cho, muốn ăn gì mẹ nấu cho. Sao mẹ cho mà mẹ khóc, sao mẹ nói mẹ cho mà mẹ lại buồn. Không giống như những lần mẹ cho gã gì đó trước đây… Ngây ngô gã hỏi, ngây ngô trả lời, rồi tự cái ngây ngô ấy gã cũng nhận sự khác biệt của mẹ mình và mẹ người ta. Mẹ mình tóc màu trắng, mẹ người ta tóc vàng vàng đen đen. Mẹ mình tay gân cục cục, mẹ người ta tay trắng và có nhiều màu vàng. Mẹ mình ở căn nhà nhỏ, mẹ người ta ở căn nhà to. Mẹ mình phải thức khuya dậy sớm, mẹ người ta cả ngày trong nhà thôi. Mà mẹ người ta thì thương người ta, mẹ mình cũng thương mình, đôi khi gã cũng thấy mẹ người ta thương mình nữa mà. Phải rồi, mẹ của ai người nấy thương, cũng như nhà của ai người nấy ở. Gã cũng có mẹ có nhà, tội gì làm mẹ khóc khi đặt câu hỏi như thế, gã biết mà, hiểu hết mà, chẳng qua gã không có nhiều từ ngữ để diễn đạt thôi. Buồn thật buồn cho kẻ biết suy nghĩ mà lại không thể diễn đạt, chỉ đứng bên rìa mọi thứ vô tình mà thôi.

Là trẻ con thì gã được mẹ chăm lo, lúc ấy tóc mẹ màu đen.

Là người lớn thì gã phải chăm lo lại mẹ, vì tóc mẹ bây giờ màu trắng rồi.

Gã hiểu thế đấy, nhưng làm gì bây giờ, đôi chân khập khiễng, đôi tay khập khiễng… làm gì bây giờ? Đâu đó ở căn nhà to vọng qua lời nhạc "hai bàn tay trắng nghèo xơ xác nghèo...". gã nghe sao hiểu vậy thôi! Gã thấy thương mẹ quá trời quá đất.

Người ta nói ở đời chẳng có chi là đường cùng cả, gã còn có ích. Một lần mẹ bệnh, gã hớt hơ hớt hải bưng bê tô cháo về nhà cho mẹ (Mẹ vẫn bảo gã dại khờ lắm, dại khờ mà biết mẹ bệnh, dại khờ mà biết mẹ cần thuốc, dại khờ mà biết đi mua cháo, dại khờ mà biết chạy thật nhanh về với mẹ sao mẹ!). Nơi gã sống moị người quen nhìn gã rồi, chẳng ai đâu ở không mà chọc với ghẹo, cũng chẳng ai nỡ làm tổn thương gã cả. Vì hễ là con người ai mà chẳng thương chẳng xót những gì thơ dại, bởi thế lần bưng cháo cho mẹ, người ta phát hiện ra gã vẫn còn có ích. Tức là có khả năng lao động kiếm tiền bằng chính sức mình. Từ sau hôm ấy gã thành anh bồi bàn, kêu thế cho nó sang chứ thật ra gã bưng bê hủ tiếu cho hàng hủ tiếu gần nhà thôi.

Bắt đầu bưng bê hủ tiếu và trở thành công việc thường nhật kiến cho gã vui, cho mẹ vui, cho tóc mẹ ít trắng đi một chút, cho mẹ không thở dài xót xa khi nghe câu hát:
"Mẹ già như chuối chín cây
Gió lay mẹ rụng con phải mồ côi
Mồ côi khổ lắm ai ơi..."

Mồ côi thì ai chẳng khổ, nhưng ai cũng biết với gã nỗi khổ ấy lớn lao biết chừng nào. Bây giờ hằng ngày, hai bàn tay gã vui, hai bàn chân gã vui, cái tô hủ tiếu gã bưng chẳng khi nào bị nghiêng dù gã đi nhiều người nhìn theo ái ngại, sợ đổ mất cái tô hủ tiếu. Mà được ăn hủ tiếu hồi hộp nhìn theo từng bước đi của gã đôi khi làm một vài người cho là thú vị, trước cái ăn phải có "sự kích thích" nào đó thì ăn mới ngon. Người ăn hủ tiếu thích gã, gã thì thích bưng hủ tiếu, "cung" và "cầu" thoả mãn nên cả hai cùng khoái chí lẫn nhau.

Vậy là gã sống hạnh phúc bằng cái nghề bưng bê hủ tiếu của mình. Nhưng mà, có một bữa trời mưa, có đứa bé ngồi chờ tô hủ tiếu của gã bưng đến, đứa bé hỏi chớ: "Chú bưng hủ tiếu suốt đời luôn hả chú?". À, nếu có bà mẹ đứa trẻ ở đó hẳn là sẽ la lên "Sao con hỏi vậy với chú, thôi lo ăn đi!" nhưng vì chú bé ngồi một mình và không có mẹ theo kèm, nên nhận được câu trả lời khó nhọc mà cũng khó hiểu từ gã rằng: "Hủ tiếu là cuộc đời!".

Đúng rồi, hủ tiếu đâu có chết bao giờ, hủ tiếu đâu có sợ thất nghiệp, hủ tiếu đâu có sợ người ta quên nó. Hôm nay không hủ tiếu thì ngày mai hủ tiếu, hủ tiếu chẳng biến đi đâu cả, chẳng bao giờ mất cả, ăn để sống là qui luật rồi mà! Gã chọn hủ tiếu là cuộc đời là chọn sự bất diệt trong những ngày sống có ích, ngày nào người ta chẳng ăn để sống, không ăn món này thì ăn món kia. Ngày nào cũng có người ăn hủ tiếu, không phải người này thì cũng là người kia. Đâu có gì khó khăn khi chọn hủ tiếu là cuộc đời đâu, gã ngày nào cũng lao động, lao động nhiệt thành nữa ấy chứ. Phải bưng bê bằng tay nè, đi bằng chân nè, suy nghĩ bằng đầu óc nè, suy nghĩ để giữ cho tô hủ tiếu không nghiêng nè. Đã làm việc hết mình như thế thì không đáng quý sao, không đáng trân trọng sao, không đáng được bù đắp gì đó sao. Gã đã có một cuộc đời sống hết mình trọn vẹn bên hủ tiếu, hơn bao giờ hết, mẹ gã hạnh phúc vì nhìn thấy như thế! Mẹ cứ yên tâm rằng gã biết chọn cuộc đời cho mình như thế mà mấy ai hiểu được.

o O o


Một lúc nào đó bạn vô tình có ăn hủ tiếu, hãy thử nhớ đến một gã trai như thế. Để thấy rằng làm một con người rất khó, chọn cho mình một cuộc đời còn khó hơn nhiều. Chọn rồi thì mình phải sống ra sao cho nó chu toàn, cho nó nồng nhiệt, cho cuộc đời mình có ích theo một cách nào đó. Chúng ta tự cho mình quá đầy đủ nhưng đôi khi ta không biết thế nào sống cho nó cảm thấy vừa vặn. Còn với gã, chọn hủ tiếu là cuộc đời dù rằng gã không trọn vẹn nhưng gã đã sống vừa vặn trong cái không trọn vẹn đó biết bao.

Được hết mình chạy tới ngày mai là sung sướng biết bao nhiêu vậy mà mấy ai trong chúng ta có thể làm được…
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

Đơn giản: hãy gọi người là MẸ< Sưu Tầm >

Có một đứa bé sắp chào đời. Nó bèn hỏi Thượng Đế:

- Họ nói ngày mai Người sẽ đưa con xuống trần gian, nhưng làm sao con sống nổi ở đó khi mà con quá nhỏ bé và bất lực như thế này?

Thượng Đế đáp:

- Trong số những thiên thần, ta đã chọn cho con một người. Thiên thần của con sẽ đợi con và săn sóc con chu đáo.

Đứa bé lại nài nì:

- Nhưng này con không phải làm việc gì ngoài ca hát và vui cười hạnh phúc chứ?

Thượng Đế đáp:

- Thiên thần của con sẽ hát cho con nghe và cũng sẽ tươi cười với con mỗi ngày. Con sẽ cảm nhận được tình thương của người dành cho con và con sẽ thấy rất hạnh phúc.

Đứa bé lại hỏi:

- Và làm sao con có thể hiểu được khi họ nói chuyện với con bằng một ngôn ngữ mà con chưa hề biết đến?

Thượng Đế trả lời:

- Thiên thần của con sẽ nói với con bằng những ngôn từ nhẹ nhàng và đẹp đẽ nhất mà con chưa từng được nghe, đồng thời với sự nhẫn nại và cẩn trọng, thiên thần của con sẽ dạy con biết nói.

- Con nghe nói chốn trần gian lắm kẻ xấu xa. Ai sẽ bảo vệ con?

- Thiên thần của con sẽ hộ trì con ngay cả khi điều đó đe dọa đến tính mạng của người.

- Nhưng con sẽ rất buồn vì không còn được nhìn thấy Ngài nữa.

- Thiên thần của con sẽ luôn nói với con về Ta, và dạy con cách thức quay về với Ta dù rằng Ta luôn cận kề con.

Vào giây phút đó, ở nơi thiên đường ngâp tràn an lạc nhưng người ta vẫn có thể nghe thấy những tiếng gọi vang vọng từ cõi thế, và đứa bé vội vàng hỏi Thượng Đế:

- Thưa Ngài, nếu con phải đi ngay bây giờ, xin hãy cho con biết tên thiên thần hộ mạng của con.

- Tên của người không quan trọng, con chỉ đơn giản gọi người là "Mẹ".
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

CANH RAU MỒNG TƠI< Sưu Tầm >



Có lẽ với ai đó khi nghĩ về mẹ, về những món ăn mẹ nấu sẽ nhớ nhiều đến thứ ngon vật lạ, còn tôi đơn giản chỉ là món canh rau mồng tơi thuở ấy.

Ngày đó bố mất, mẹ một mình nuôi ba anh em ăn học, bữa cơm của mấy mẹ con chẳng bao giờ có đủ thịt cá. Cơm dọn ra chỉ bát nước mắm, vài quả cà với nồi canh rau mồng tơi, gần như là ngày nào cũng vậy. Rau mẹ hái ở ngoài vườn rửa sạch, nước đổ vào nồi nổi lửa, đợi sôi lên thì thả rau, thêm ít muối trắng, bắc xuống thế là thành canh.

Bữa nào mẹ đi chợ mua ít thịt bỏ vào nồi canh trở nên ngọt lạ, hôm đó tôi ăn nhiều hơn, đưa bát liên tục. Mẹ bảo: “Nấu canh có thịt dễ ăn hơn phải không con?”. Tôi ngoan ngoãn gật đầu. Thế là từ bữa đó nồi canh rau mồng tơi thay vì chỉ có nước lã đã có thêm thịt. Tôi lớn dần bên mẹ cùng với món sở trường là canh rau mồng tơi, ăn hoài thành nghiền. Mà lạ một nỗi vườn nhà tôi trồng rau gì cũng không thể phát triển được trừ rau này.

Ngày tôi vào đại học mẹ cũng ăn mừng bằng nồi canh rau mồng tơi, nhưng lần này là nấu bằng nước luộc gà. Trước hôm tôi đi mẹ dặn đủ điều sợ con điều gì cũng không biết. Lúc mẹ tiễn ra xe, tôi chẳng dám ngoái lại nhìn nhưng qua gương chiếu hậu tôi thấy mẹ khóc. Hình ảnh mẹ gầy ốm, đứng lẻ loi cuối con đường cứ bám riết lấy tôi suốt chặng đường dài...

Vào Sài Gòn chỉ có một mình, lạ lẫm và cô đơn tôi nhớ mẹ vô cùng. Bữa cơm đầu ăn ở quán theo thói quen gọi canh rau mồng tơi, nhưng người ta không bán, thế là tôi nhịn đói luôn. Lúc ấy tôi ước gì mình có đôi cánh bay về với mẹ để lại được ăn với mẹ bữa cơm chiều, được húp bát canh rau mồng tơi, được ngủ chung với mẹ và để lại được rúc mặt vào bộ ngực không còn căng đầy của mẹ mà say nồng tới sáng.

Thời gian trôi nhanh quá! Giờ ngồi nhớ lại tất cả tôi không nghĩ gia đình mình đã trải qua những tháng ngày vất vả như thế. Niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi lúc này là hằng ngày đi làm về nhìn thấy mẹ, cất tiếng gọi "mẹ ơi" và để tôi có thời gian bù đắp vào khoảng thời gian trước đó - khoảng thời gian mà tôi biết mẹ đã thắt lưng buộc bụng nuôi các con thành người.
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

BÓNG MẸ< Sưu Tầm >

Con nhổ thêm cho mẹ mấy sợi tóc bạc nữa thôi vì nó ngứa quá”! “Con mới nhổ cho mẹ tuần trước mà, sao tóc mẹ nhanh bạc thế, con nhổ mỏi hết cả tay rồi”... Bọn con càng lớn lên mẹ càng gầy yếu, tóc càng thêm sợi bạc, vậy mà hồi đó, mỗi lần mẹ nhờ nhổ mấy sợi tóc bạc con lại than mỏi.

Chiều nay cơn mưa lại rả rích, Sài Gòn nhộn nhịp là thế nhưng mỗi lần mưa con lại cảm thấy cô đơn khủng khiếp. Chắc giờ này ở quê một mình mẹ thui thủi trong căn nhà gỗ. Mỗi lần mưa nước tràn vào nhà, mẹ lại nhẫn nại lấy thau tát nước. Mấy lần anh hai bảo mẹ nâng nền nhà lên cho nước khỏi tràn vào nhưng mẹ nói chờ con Út ra trường rồi tính .

Con vào Sài Gòn học. Mẹ vẫn cặm cụi phơi bắp dưới cái nắng khắc nghiệt của miền Trung, nhưng chưa một lần than thở khi con gọi điện bảo mẹ gửi tiền cho con.

Đã hai mùa phượng nở mà con vẫn chưa về thăm mẹ, chị hai đi lấy chồng, anh hai đi tàu ngoài biển không biết khi nào mới về.

Giờ này lại một mình mẹ bên mâm cơm chiều. Bạn con gọi điện nói mỗi lần nó đến chơi, nhìn mẹ một mình bên mâm cơm vẫn để bốn cái chén như thuở tụi con còn ở nhà mà nó rơi nước mắt.

Sáng nay con nghe bài hát Mừng tuổi mẹ con đã khóc, con thấy sợ! Một nỗi sợ mơ hồ mà con không thể gọi thành tên. Và con ước giờ này có mẹ bên cạnh để sà vào lòng mẹ như ngày còn bé.

Hè này, con đã đặt vé tàu về quê. Con sẽ nhổ tóc sâu cho mẹ thật nhiều và con chỉ muốn nói “con yêu mẹ”. Chỉ có ba từ thôi mà sao khó thốt lên lời, nhưng lần này con sẽ không đánh mất thời gian để sau này chỉ còn tiếc nuối… Đợi con về mẹ nhé!
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

Mẹ làm tất cả vì con< Sưu Tầm >

Mẹ đã gieo vào tâm hồn tôi lòng độ lượng khoan dung, không màng danh lợi và biết chấp nhận mọi gian lao khốn khó của cuộc đời.
Ký ức về mẹ là bài học để cho tôi vượt lên trên tất cả mọi gian lao thử thách trong rèn luyện, học tập. Ngày ba hy sinh, tôi còn là một đứa trẻ thơ dại, gánh nặng mưu sinh đặt lên đôi vai gầy của mẹ. Mẹ đã trở thành người trụ cột trong gia đình. Là vợ liệt sỹ, nên mẹ được nhận vào làm công nhân của một trại nuôi heo. Hàng ngày ngoài sự tiếp xúc với đàn heo, hết giờ mẹ lại tất bật lo cho cái gia đình bé nhỏ. Đồng lương của mẹ vào những năm thập kỷ tám mươi của thế kỷ hai mươi thật là bèo bọt, giá cả nhảy vọt từng ngày vậy mà mẹ một tay chèo chống vượt qua được hết khó khăn.
Hằng ngày mẹ dậy từ lúc ba, bốn giờ sáng, giặt giũ áo quần, chuẩn bị bữa ăn sáng cho tôi. Tôi thương mẹ lắm, đôi mắt mẹ quầng thâm, có hôm mẹ về đến nhà toàn thân bốc mùi phân heo, tay chân trầy xước nhưng mẹ vẫn nở nụ cười rất tươi khi thấy tôi đứng đón dắt xe vào cho mẹ. Mẹ nói với tôi: “Số mẹ là số khổ con ạ!”. Tôi chúi đầu vào lòng mẹ và tự trách mình sao quá vô tâm, chưa bao giờ tôi biết nghĩ đến sự vui buồn của mẹ.
Chú Tấn là đồng đội của ba, vợ chết, không có con, rất quý tôi và mẹ, muốn đến với mẹ nhưng mẹ từ chối vì sợ tôi buồn. Mỗi lần thấy chú Tấn thân thiết với mẹ là tôi tỏ ra khó chịu. Có những đêm tôi tỉnh giấc thấy mẹ khóc, nhưng không hiểu mẹ đang khóc vì điều gì. Bởi tôi quá vô tâm, vô tâm đến mức có lúc trở thành người vô tình đối với mẹ. Tuy vậy nhưng mẹ hiểu thấu tâm tư tình cảm của tôi, một cô bé vừa bước vào tuổi mới lớn còn rất nông cạn, dẫu rằng trước mặt mẹ tôi luôn tỏ ra là một cô gái trưởng thành thực sự, nhưng vẫn ,không thể nào qua được cặp mắt của mẹ. Những lúc tôi bị bệnh thấy tôi vật vã với cơn đau, mẹ quay mặt đi chỗ khác lau những giọt nước mắt. Mẹ nói: “Giá như là một gánh nặng thì mẹ sẽ san hết gánh cho con, đằng này bệnh tình thì mẹ đành bó tay con ạ! Hãy ráng lên, mọi việc rồi sẽ qua thôi”.
Mẹ luôn vì tôi mà không nghĩ đến bản thân mình, còn tôi thì ích kỷ chỉ muốn mẹ là của riêng tôi. Tôi nào biết mẹ cũng là một phụ nữ như bao người phụ nữ khác, ba hy sinh lúc mẹ mới hai mươi tám tuổi, cái tuổi đang độ xuân thì. Lẽ ra mẹ vẫn có quyền được yêu, được lấy chồng để có một người đàn ông đỡ đần cho mẹ lúc trái gió trở trời, nhưng tôi đã không hiểu được tình cảm và sự khát khao đó của mẹ. Tôi đúng là một đứa con ích kỷ chỉ biết bản thân mình mà không màng gì đến cuộc sống sau này của mẹ. Mẹ không buồn vì chuyện đó, ngược lại mẹ còn cảm thấy hạnh phúc khi có tôi bên cạnh. Giờ đây khi viết lại những dòng ký ức về mẹ, tôi cảm thấy mình có lỗi với mẹ rất nhiều. Mẹ ơi! Giá như ngày ấy con hiểu được cuộc đời cặn kẽ như hôm nay thì đâu để mẹ phải buồn, phải khổ, có phải vậy không mẹ?
Đời mẹ là sự tảo tần, là những hy sinh mất mát, là tất bật với những bộn bề bon chen nghịch cảnh của cuộc sống mưu sinh, nhưng mẹ vẫn kiên cường vượt qua. Chính mẹ chứ không thể là ai khác đã cho con niềm tin và nghị lực trong cuộc sống, mẹ đã giúp con đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, để con đủ dũng cảm bước tiếp trên con đường đời đầy cạm bẫy và cám dỗ. Mẹ là tất cả của đời con, mẹ là niềm tin vô bờ bến để con bước tiếp chặng đường mà con sắp đi. Ngàn lần con xin lỗi mẹ và mong mẹ thứ tha.


Hoàng Bích Hà
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom