Sử $\color{blue}{\fbox{NHÂN VẬT-SỰ KIỆN}\bigstar\text{Tổng hợp lịch sử}\bigstar}$

W

woonopro

[ Series ] Sử Ký Tư Mã Thiên


THƯ TRẢ LỜI NHÂN AN

Nay tôi đã bị trói tay chân,chịu roi vọt,bị giam trong tường ngục,lúc bấy giờ thấy viên lại coi ngục thì dập đầu xuống đất,thấy bọn lính canh ngục thì lòng lại bồi hồi.Tại sao vậy? Đó là vì cái uy cũ đã mất,thế đành phải chịu. Đã đến cảnh ấy mà còn nói không nhục,thì thật là hạng mặt dầy mày giạn mà thôi.Có gì đáng quý ?
Vả chăng,Tây Bá là bá bị giam ở Dĩu Lý,Lý Tư là tướng mắc cả năm hình (16),Hoài Âm làm vương,mang gông ở đất Trần,Bành Việt ,Trương Ngao quay mặt phía nam tự xưng “Cô” (17) đều bị bỏ ngục ,chịu tội.Giáng Hầu giết bọn họ Lữ,quyền nghiêng cả ngũ bá,xưa đã từng bị tù ở Thỉnh Thất (18),Ngụy Kỳ là đại tướng,mặc áo tù mang gông,Lữ Bố xích tay làm tên nô lệ cho Chu Gia,Quán Phu (19) chịu nhục trong dinh thừa tướng.Những người này thân đều làm vương,hầu,tướng quân,thừa tướng,danh tiếng vang lừng đến nước láng giềng,nhưng khi mắc vào tội,không thể cả quyết tự sát.Trong cảnh trần ai,xưa nay đều như thế,nói không nhục có được đâu!
Cứ thế mà xem , đủ thấy rõ dũng cảm hay nhút nhát, là ở cái thế mà ra,mạnh hay yếu là ở tình hình mà ra.Chứ có gì đáng lạ?Con người ta không thể sớm giữ ở ngoài quy tắc,dần dần sa sút,lâm vào cảnh roi vọt,khi ấy muốn làm cho ra khí tiết thì sao cho được?Cổ nhân sỡ dĩ cẩn thận về việc bắt đại phu chịu hình phạt,có lẽ là như thế. Ôi !Nhân tình ai chẳng thích sống ghét chết,nhớ cha mẹ thương vợ con,nhưng đến khi bị nghĩa lý khích động nên mới phải làm điều cực chẳng đã.Nay tôi không may sớm mất cha mẹ,không có anh em thân thích,chỉ trơ trọi một mình,Thiếu Khanh xem tôi đối với vợ con như thế nào.Vả chăng kẻ dũng không cần phải chịu chết để giữ khí tiết,kẻ nhát gan mến nghĩa,cái gì cũng gắng làm được.Tôi tuy hèn nhát,tham sống,nhưng cũng biết cái lẽ nên chăng,có đâu đến nổi tự dìm mình vào trong cái nhục gông trói thế này !Kìa hạng tỳ thiếp,tôi tớ,còn biết tự quyết,huống tôi lại không làm được sao?Sở dĩ tôi chịu nhục sống vơ vẩn,nín nhịn cố sống ở nơi dơ bẩn mà không từ chối,là vì lòng riêng có điều chưa làm được hết,cho rằng trọn đời rồi mà văn chương không nêu cho đời sau thấy được là sự nhục.
Người xưa giàu sang mà danh bị vùi dập kể không hết.Chỉ có những người trác việt phi thường là được người ta nhắc đến mà thôi.Văn Vương bị giam diễn giải Chu Dịch,Trọng Ni gặp nạn làm kinh Xuân Thu,Khuất Nguyên bị đuổi nên ngâm Lý Tao,Tả Khâu bị mù nên có Quốc Ngữ (20),Tôn Tẩn bị chặt chân,trình bày binh pháp,Bất Vi bị đày sang đất Thục, đất Lữ Lâm (21) còn truyền lại ở đời,Hàn Phi bị tù ở Tần,viết Thuyết Nan và Cô Phẩn (22),Kinh Phi ba trăm thiên phần lớn do thánh hiền phát phẫn mà làm ra.Những người này đều có cái uất ức trong lòng không bày tỏ được đạo của mình,cho nên thuật việc cũ để lại cho người sau này vậy.Kìa xem Tả Khâu không có mắt,Tôn Tẫn bị chặt chân,trọn đời không thể làm được việc gì,nên lui về viết sách để hả điều căm giận,mong lấy câu văn suông để cho đời biết đến mình.Tôi trộm không chịu nhún nhường,cũng muốn ký thác mình vào những lời tầm thường,tìm kiếm thu nhặt những chuyện cũ bỏ sót trong thiên hạ,xét qua việc làm,tóm tắt trước sau,xét việc thành,bại,hứng ,vọng,trên từ Hiên Viên (23) dưới đến ngày nay,làm mười biểu,mười hai bản kỷ,tám thư,ba mươi thế gia,bảy mươi liệt truyện,cộng tất cả là một trăm ba mươi thiên. Ý tôi cũng muốn xét trong khoảng trời đất,thấu suốt sự biến đổi từ xưa đến nay;làm thành lời nói của một nhà.Nhưng khởi thảo chưa xong thì gặp phải cái họa này !Tiếc sách chưa xong nên chịu cực hình mà không có vẻ giận.Giá tôi đã làm xong sách ấy rồi,cất giấu nó vào nơi danh sơn,truyền cho con người của nó,phát khắp các ấp lớn, đô thị to,thì tôi cũng xin liều với cái nhục kia,dù bị giết vạn lần cũng có gì là hối hận.
Thế nhưng điều đó có thể bàn với bậc tri giả,chứ khó lòng với bọn tục nhân.Vả chăng đã thất bại rồi thì khó ăn nói ở nơi thấp hèn bị lắm kẻ chê bai.Tôi vì nói năng mà mắc phải cái vạ này,lại thêm bị hàng xóm chê cười,làm nhục cả cha ông,còn mặt mũi nào mà lại bước đến nấm mồ của cha mẹ nữa?Tuy đến trăm đời cũng chỉ có thêm ô nhục mà thôi.
Cho nên, ruột một ngày chín lần quặn đau,ngồi bâng khuâng như mất cái gì, đi ra thì không biết đi đâu.Mỗi khi nghĩ đến điều nhục đó thì mồ hôi vẫn cứ đầm lưng ướt áo.Thân mình làm quan ở nơi khuê các,muốn ẩn mình vào nơi hang sâu núi thẩm nào được đâu !Cho nên đành nổi chìm theo tục,luồn cúi theo đời để mong thỏa được cái điều điên dại này.
Nay tôi được Thiếu Khanh dạy phải cử người hiền tiến kẻ sĩ chẳng phải ngược với lòng riêng của tôi sao?Dù muốn tô vẽ những lời phù phiếm, để tự bào chữa thì cũng vô ích,thế lực chẳng tin,chỉ thêm nhục nhã !Dẫu sao đợi đến ngày chết việc phải trái mới định.
Thơ không thể nói hết ý,chỉ bày qua lời lẽ quê mùa.Kính lạy hai lạy (24)





 
W

woonopro

[ Series ] Sử Ký Tư Mã Thiên


THƯ TRẢ LỜI NHÂN AN

----------------------------
1. Thiếu Khanh : tên chữ của Nhâm An – túc hạ là tiếng xưng hô đối với người tôn trọng. Nhâm An làm thứ sử Ích Châu bị can vào việc cùng thái tử nổi loạn, bị giam và sau đó bị giết. Nhâm An bị giam viết thư cho Tư Mã Thiên lúc này làm lang trung lệnh có lẽ nhờ can thiệp giúp để khỏi chết. Tư Mã Thiên nhận thấy không thể làm được bèn bộc lộ cảnh ngộ của mình. Thư này không ở trong Sử Ký nhưng rất cần để hiểu biết tâm sự của tác giả
2. Ngày xưa cứ đến cuối đông thì xử tử tội nhân. Bấy giờ Thiếu Khanh sắp bị hành hình
3. Chỉ Thiếu Khanh
4. Bị cắt dương vật
5. Ung Cừ và Cảnh Giám đều là hoạn quan. Việc của Thương Ưởng xem Thương Quân liệt truyện
6. Hán Vũ Đế ngồi xe với hoạn quan Triệu Đồng, Viện Tì can. Trờ lên kể cái nhục của kẻ hoạn quan : Ung Cừ, Cảnh Giám, Triệu Đồng đều là hoạn quan
7. Ý nói mình không thể giúp gì Nhâm An được. Bài này nói bóng vì không thể nói thẳng. Ý Nhâm An muốn tiến cử kẻ sĩ, tức là nhờ Tư Mã Thiên tiến cử mình
8. Bấy giờ Tư Mã Thiên làm lang trung lệnh. Đó là một chức quan lớn lo việc coi giấy tờ của nhà vua. Có những người tự thiến mình để được làm, nhưng tác giả chỉ thấy xấu hổ
9. Nguyên văn : “ bất cơ ”
10. Đất Hồ ở cao nên lúc đánh phải ngẩng đầu lên
11. Vua Hung Nô gọi là Thiền Vu, dưới Thiền Vu có tả-hiền-vương và hữu-hiền-vương
12. Lý Quảng Lợi là anh ruột của Lý phu nhân bấy giờ được vua yêu làm Nhị Sư tướng quân đánh Hung Nô, Lý Lăng ở dưới sự điều khiển của Lý Quảng Lợi, xin tự cầm một đội biệt kích. Nhà vua nghe Thái Sử Công bè phái với Lăng, chống lại Nhị Sư
13. Đời Vũ Đế cho người ta đem tiền nộp vào kho để chuộc tội
14. Người bị cung hình đưa xuống nhà nuôi tằm cho kín gió, sợ nguy đến tính mạng, gọi là nhà tằm
15. Tư Mã Thiên làm Thái Sử Công ngoài việc viết văn làm sự còn xem sao, xem lịch
16. Năm hình : khắc vào mặt, xẻo mũi, cắt dương vật, chặt chân và chặt đầu
17. Ý nói được phong tước vương – Ngày xưa vương hầu tự xưng là “ cô ”
18. Nơi các quan bị tội nặng ở đó để chờ vua xét xử
19. Việc Bành Việt xem Hán Cao Tổ bản kỷ, việc Giáng Hầu xem Trần thừa tướng thế gia, việc Quý Bố xem Bố Loan Bộ liệt truyện, việc Quán Phu xem Ngụy Kỳ, Vũ An Hầu liệt truyện
20. Tả Khâu Minh làm sách Tả Truyện và sách Quốc Ngữ
21. Sách Lữ Lâm cũng gọi là Lã Thị Xuân Thu
22. Thuyết nam, Cô Phẫn là hai thiên ở trong sách Hàn Phi Tử
24. Nhâm An nhờ Tư Mã Thiên cứu mình.Tư Mã Thiên nhận thấy không thể làm được đành phải bộc lộ hoàn cảnh của mình,tự mạt sát mình.Nói là trả lời,nhưng không phải là trả lời mà là bộc lộ tâm sự.


 
W

woonopro

[ Series ] Sử Ký Tư Mã Thiên


TẦN THỦY HOÀNG BẢN KỶ

-1.Tần Thủy Hoàng là con của Trang Tương Vương nước Tần (1).Trang Tương Vương làm con tin của Tần ở nước Triệu,thấy người thiếp của Lữ Bất Vi,thích ,nên lấy,sinh Thủy Hoàng,vào tháng giêng năm thứ 48 đời Tần Chiêu Vương, ở Hàm Đan, đặt tên là Chính,họ Triệu.Khi lên 13 tuổi,Trang Tương Vương chết,Chính thay, được lập làm Tần Vương (-247 trước công nguyên ).
Lúc bấy giờ Tần đã thôn tính các đất Ba,Thục,Hán Trung,Việt ,Uyển,lại có đất Sinh, ở đấy đặt Nam Quận.Miền bắc lấy Thượng Quận trở về phía đông,gồm có các quận Hà Đông,Thái Nguyên,Thượng Đảng,phía đông đến Huỳnh Dương,diệt hai nhà Chu, đặt quận Tam Xuyên.Lữ Bất Vi làm thừa tướng được cấp mười vạn hộ làm đất phong,hiệu là Văn Tín Hầu,mời các tân khách du sĩ để lo việc lấy thiên hạ,Lý Tư là xá nhân(2)của Bất Vi.Bọn Mông Ngao,Vương Ỷ,Biểu Công làm tướng...(3).
...............................................
1.Đó là về danh nghĩa còn trong thực tế thì Thủy Hoàng là con của Lữ Bất Vi.Xem Lữ Bất Vi liệt truyện.
2.Xá nhân:những người khách theo hầu những vị quan to để được cất nhắc.
Bỏ một đoạn nói về việc Tần đánh lấy thiên hạ trong hai mươi lăm năm Tần Thủy Hoàng làm vua.
Đoạn1-lai lịch của Tần Thủy Hoàng và tình hình của nước Tần khi Thủy Hoàng làm vua.
.............................................
2.Năm thứ 26(-221 trước công nguyên)Tề Vương là Kiến cùng thừa tướng là Hậu Thắng đem quân giữ biên giới phía tây, đoạn tuyệt với Tần.Tần sai tướng quân Vương Bôn đi qua phía nam nước Yên đánh Tề bắt được vua Tề là Kiến.Tần lần đầu tiên thôn tính được thiên hạ,ra lệnh cho thừa tướng và ngự sử như sau:
“Trước đây vua Hàn nộp đất,hiến dâng ấn tín,xin làm bầy tôi ở hàng rào giậu? Được ít lâu,vua Hàn bội ước,hợp cùng với Triệu và Ngụy phản lại nước Tần.Cho nên ta đem quân tiêu diệt,cầm tù vua Hàn.Quả nhân cho đó là việc tốt,hy vọng có thể dẹp tắt được binh nhung.Vua Triệu sai thừa tướng là Lý Mục đến giao ước ăn thề,cho nên ta cho con của vua Triệu đang làm con tin ở Tần về. Được ít lâu,vua Triệu bỏ lời thề,phản lại ta ở Thái Nguyên,cho nên ta đem quân tiêu diệt,bắt vua Triệu.Công tử nước Triệu là Gia lại tự lập làm Đại vương cho nên ta đem quân đánh và tiêu diệt.Vua Ngụy lúc đầu giao ước phục tùng sát nhập vào Tần, được ít lâu,lại bàn mưu với các nước Hàn,Triệu đánh úp nước Tần,nhưng bị quân quan của Tần giết chết và đánh tan.Vua nước Kinh hiến đất đai từ Thanh Dương về phía tây, được ít lâu lại phản lời ước, đánh Nam Quận của ta,cho nên ta đem binh tiêu diệt,bắt được vua Kinh,sau đó binh định đất Kinh.Vua nước Yên hôn ám làm loạn,thái tử nước Yên là Đan lại ngầm sai Kinh Kha ám sát ta(1),tướng sĩ của ta đánh tiêu diệt nước Yên,Vua Tề dùng mưu kế của Hậu Thắng,cắt đứt liên hệ với Tần và muốn làm loạn.Ta sai quân đánh cầm tù vua Tề,bình định đất Tề(2).
...........................
1.Xem Thích khách liệt truyện đoạn nói về Kinh Kha.
2.Tóm tắt việc thống nhất thiên hạ,tiêu diệt các nước.
..........................


 
W

woonopro

[ Series ] Sử Ký Tư Mã Thiên


TẦN THỦY HOÀNG BẢN KỶ

Quả nhân,một người nhỏ bé hưng bính trừ khử bọn bạo nghịch làm loạn.Nhờ uy linh của tôn miếu,sáu nước đều chịu tội thiên hạ bình định.Nay nếu không thay đổi danh hiệu thì không sao xứng với cái công lao đã làm được và truyền cho đời sau.Các ngươi hãy bàn nên đặt hiệu đế như thế nào.
Thừa tướng là Vương Quán,ngự sử đại phu Phùng Kiếp, đình úy Lý Tư đều tâu:
-Ngũ Đế ngày xưa đất chỉ vuông ngàn dặm,ngoài ra là đất đai của chư hầu và của man di,họ vào chầu hay không thiên tử cũng không cai quản được.Nay bệ hạ giấy nghĩa binh,giết bọn tàn ác và nghịch tặc,bình định được thiên hạ,bốn biển thành quận và huyện,pháp luật và mệnh lệnh đều thống nhất ở một nơi,từ thượng cổ đến nay chưa hề có,Ngũ đế đều không bằng.Bọn thần sau khi bàn bạc kỹ lưỡng với các bậc sĩ thấy rằng:Ngày xưa có Thiên Hoàng, Địa Hoàng,Thái Hoàng,nhưng Thái Hoàng là cao quý nhất.Bọn thần liều chết xin dâng tôn hiệu của nhà vua là Thái Hoàng,mệnh ban ra gọi là “chế”,lệnh ban ra gọi là “chiếu”,thiên tử tự xưng gọi là “trẫm”(1).
Nhà vua nói:
-Ta bỏ chữ “thái”,lấy chữ “ hoàng”,thêm chữ “đế”,của những vị đế thời thượng cổ hiệu gọi là Hoàng Đế còn những điều khác thì như lời các khanh tâu.
..........................
1.Các đời trước không dùng danh từ “chế” và “chiếu”. “chế” quan trọng hơn “chiếu”,chỉ nhà vua mới được dùng chữ ấy,còn Thái Hậu thì có khi dùng chữ “chiếu” khi thay thế nhà vua trị dân,nếu gọi là “chế” tức là có ý muốn làm vua. “Trẫm” trước là một đại từ chỉ ngôi thứ nhất dành cho mọi người.Sách đạo giáo dùng chữ trẫm để chỉ một lực lượng siêu tự nhiên,một đấng không ai trông thấy.Bọn Lý Tư đề nghị dùng chữ này là vì thế.
...........................
Một đạo “chế” ban ra chấp nhận điều đó.Truy tôn Trang Tương Vương là Thái Thượng Hoàng.
Một tờ “chế” nói:
-“Trẫm nghe nói thời Thái Cổ có hiệu nhưng không có hiệu bụt (1).Thời Trung Cổ có hiệu và sau khi chết người ta căn cứ vào việc làm của nhà vua mà đặt hiệu bụt.Làm như thế tức là con bàn bạc về cha,tôi bàn luận về vua,thật là vô nghĩa.Trẫm không chấp nhận điều ấy.Từ nay trở đi,bỏ phép đặt hiệu bụt.Trẫm là Thủy Hoàng Đế,các đời sau cứ theo số mà tính:Nhị Thế,Tam Thế đến Vạn Thế truyền mãi mãi”.
Thủy Hoàng xét việc năm đức lần lượt thay đổi nhau(2)nên cho nhà Chu được “hỏa đức” nhà Tần thay đức nhà Chu thì phải theo cái đức mà “hỏa” không thắng được.Từ này là “thủy đức” bắt đầu: đổi đầu năm,việc triều cống,chúc mừng đều bắt đầu từ mồng một tháng 10. Áo,quần,cờ tiết,cờ mao (3)
................................
1.Đời Hạ, đời Thương không có “thụy” tức là “hiệu bụt”. Đến đời Chu mới đặt lệ khi vua chết các quan căn cứ vào hành trạng của vua mà đặt hiệu cho vua,cái đó gọi là hiệu bụt.Do đó vị vua nổi về văn,giáo hóa thì gọi là Văn Vương,có vũ công thì gọi là Vũ Vương,ngu tốt, độc ác,thì gọi là U Vương,Lệ Vương.
2. Đời Tần trở đi thịnh hành thuyết ngũ hành.Thuyết này có vũ trụ có năm yếu tố tạo nên đối lập nhau,thay đổi nhau là:kim,mộc,thủy,hỏa,thổ.Nhà Chu là ứng với yếu tố hỏa,nhà Tần thắng Chu thì tất phải ứng với thủy,vì thủy thắng hỏa.Một khi đã như thế thì màu phải là màu đen(đối lập với hỏa là đỏ,kim màu trắng ),tháng phải là tháng 10,số phải là số 6 nguyên lý trị nước phải là pháp luật v.v...
3.Cờ mao làm bằng lông thú,cờ tiết bằng lông chim.
...................................
đen,lấy số 6 làm đơn vị,các phù(1) và các mũ đều dài sáu tấc,trục xe sáu thước,sáu thước làm một bộ, đi xe sáu ngựa, đổi tên sông Hoàng Hà là Đức Thủy vì cho rằng “thủy đức”bắt đầu.Cai trị thì cứng rắn nghiêm nghị,gay gắt,sâu sắc,mọi việc đều dùng pháp luật để quyết định,khắc bạc,không dùng nhân đức, ân nghĩa.Có thế mới hợp với con số năm đức.
Do đó ,nhà Tần chú ý gay gắt về pháp luật,trong một thời gian dài không tha tội cho ai.
Bọn thừa tướng Vương Quán nói:
-Chư hầu vừa bị tiêu diệt.Nay các đất Yên,Tề,Kinh đều ở xa nếu không đặt vua thì không làm sao kềm chế được họ,xin lập các con trong hoàng tộc làm vua.Xin hoàng thượng lập theo ý của mình.
Thủy Hoàng đưa lời tâu ấy xuống cho các quan bàn bạc.Các quan đều cho là tiện,nhưng đình úy (1)Lý Tư nói:
-Vua Văn Vương,Vũ Vương nhà Chu phong con em cùng họ làm vua rất nhiều,nhưng về sau dòng họ càng ngày càng xa,họ đánh lẫn nhau,xem nhau như thù.Chư hầu càng giết nhau, đánh nhau,thiên tử nhà Chu không làm sao ngăn cấm được.Nay bốn bể đã nhờ thần linh của bệ hạ mà được nhất thống đều làm quận,huyện.Các con và các công thần đã được thu tô và thuế của nhà nước,và được trọng thưởng.Như thế là đủ
...........................
1.Phù là cái thẻ để làm tin,vua giữ một nữa và người nhận mệnh lệnh của vua (thường để đi đánh xa) để thực hiện việc gìn giữ một nửa.Khi nào nhà vua muốn sai một người thay thế mình thì giao cho người này cái nửa của mình.Nếu hai cái “phù” khớp lại thì đúng là người đến sau thay thế người đến trước để điều khiển quân đội .
2.Chức quan nhất về tư pháp.
..........................


 
W

woonopro

[ Series ] Sử Ký Tư Mã Thiên


TẦN THỦY HOÀNG BẢN KỶ

lắm rồi.Làm thế thì dễ cai trị,thiên hạ không có ý gì khác. Đó là cái thuật trị an,vậy đặt chư hầu không tiện.
Thủy Hoàng nói:
-Thiên hạ đều khổ vì việc chinh chiến liên miên, đó là do có hầu có vương mà ra.Nay nhờ tôn miếu,thiên hạ vừa mới được bình định mà lại lập các nước lên thì cũng như là tự gây ra binh đao mà muốn được thái bình nghỉ ngơi,chẳng phải là khó lắm sao? Điều của đình úy nói là đúng(1).
Bèn chia thiên hạ làm 36 quận, đặt các quan thú, úy,giám đổi gọi “dân” là “đầu đen”(2).Mở một bữa tiệc lớn,thu tất cả binh khí trong thiên hạ tập hợp ở Hàm Dương, đúc làm chuông,giá chuông và mười hai người bằng kim khí mỗi người nặng 1000 thạch, đặt ở trong cùng.Thống nhất pháp luật,các cân,phép đo lường,các thạch,trượng, thước,trục xe đều dài như nhau(3),chữ viết cùng lối như nhau.
Đất đai chạy dài phía đông đến biển và đất Triều Tiên,phía tây đến Lâm Thao,Khương Trung,phía nam đến miền cửa nhà quay mặt quay mặt về hướng bắc(4),phía bắc lấy Hoàng Hà làm biên giới và men theo Âm Sơn đến tận Liêu Đông.Sai dời các nhà hào khí trong thiên hạ đến Hàm Dương tất cả mười hai vạn nhà.Các miếu cũng như điện
........................
1. Điều này rất quan trọng.Từ Tần Thủy Hoàng trở đi,trung quốc về mặt chính trị là thống nhất từ trung ương.
2.Trước gọi là “đàn”sau gọi là “đầu đen”.
3.Trước kia xe trận trục dài ngắn khác nhau.Mỗi nước đắp đường vừa đủ cho xe của mình đi,xe nước khác trục dài không thể đi được.
4.Tức là Nhật Nam(miền Quản Nam). Ý nói miền phía Nam mặt trời cố nhiên phải mở cửa về phía bắc mới có mặt trời.
........................
Chương Đài vườn Thượng Lâm đều ở phía Nam sông Vị.Mỗi khi lấy được chư hầu,Tần thường vẽ lại các cung nhất của nước đó rồi dựng lên ở phía bắc Hàm Dương,phía nam các cung điện này nhìn ra sông Vị.Từ cửa Ung Môn đến cửa đông sông Kinh,sông Vị,các điện,các cung thất,các đường phức đạo và các đường gác(1)liền nhau.Bắt được bao nhiêu người đẹp và chuông trống của chư hầu đều đưa vào đấy.
Năm thứ 27,Thủy Hoàng đi tuần Lũng Tây,Bắc Địa,ra khỏi núi Kê Đầu Sơn đi qua Hồi Trung.Sai xây Tín Cung ở phía Nam sông Vị,sau lại đổi tên Tín Cung là Cực Miếu để bắt chước sao Thiên Cực.Từ Cực Miếu có con đường thông lên núi Ly Sơn,sai xây tiền điện Cam Tuyền đắp đường ống(2) chạy mãi đến Hàm Dương.Năm đó thưởng tước một cấp,làm những con đường nhà vua đi(3).
Năm thứ 28,Thủy Hoàng đi về phía đông đến các quận và các huyện,lên núi Trâu Dịch,,dựng đá cùng các nho sinh nước Lỗ bàn việc khắc vào đá để ca tụng công đức nhà Tần và bàn việc phong thiện(4).
.............................
1.Phúc đạo là đường đi như cầu,bắc từ điện đầu sang điện khác.
2.Con đường hai bên là tường để vua đi không ai thấy.Nó cũng là một kiến trúc phòng ngự thường dùng trong lúc vận chuyển lương thực.Vì có tường nên quân địch khó lòng cướp chặn được đường lương thực.
3.Đường rộng 51 bộ chạy từ thủ đô đến tận biên giới phía đông và phía nam,hai bên trồng cây.
4.Phong thiện là lễ tế trời.Nhà vua sai đắp đất lên một hòn núi cao,thường là núi Thái Sơn để tế.Việc phong thiện thật chỉ bắt đầu từ đời Hán Vũ Đế và tác giả có dành một chương nói tỉ mỉ về việc này (phong thiện thư ).
Đoạn 2:Những chủ trương chính trị lớn và công cuộc kiến trúc của Tần Thủy Hoàng.Bỏ một đoạn về những bài thơ ca ngợi công đức của nhà Tần.
.............................



 
W

woonopro

[ Series ] Sử Ký Tư Mã Thiên


TẦN THỦY HOÀNG BẢN KỶ

3.Năm thứ 33,Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh,những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương,lập thành Quế Lâm,Tượng Quận,Nam Hải cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ. Ở phía tây bắc, đánh đuổi Hung Nô từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 31 huyện,xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn,.Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn,Bắc Giả,xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa những người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện.Cấm không được thờ (1).Sao sáng (2) xuất hiện ở phương tây.
Năm thứ 31, đem đày những quan coi ngục không thanh liêm đi xây Trường Thành và đi thú ở đất Nam Việt.Thủy Hoàng đặt tiệc rượu ở cung Hàm Dương,bảy mươi vị bác sĩ đến chúc thọ.Quan bộc dịch Chu Thanh thần tiến lên ca ngợi:
-Ngày xưa đất Tần chẳng qua nghìn dặm,nay nhờ bệ hạ thần linh sáng suốt nên bình định được bốn biển, đuổi được man di,mặt trời mặt trăng chiếu đến đâu thì nơi ấy theo phục, đuổi các nước chư hầu thành quận,huyện,mọi người thấy yên vui,không phải lo về nạn chiến tranh truyền đến vạn đời,từ thượng cổ đến nay,không ai uy đức bằng bệ hạ.
Thủy Hoàng bằng lòng.Thuần Vu Việt,người Tề,làm bác sĩ đứng lên nói:
...............................
1.Câu này có lẽ thiếu một chữ nên văn không rõ.
2. Đây là sao chổi, “điềm” báo có tai họa giặc giả.Trong Sử Ký cũng như mọi quyển sử của Trung Quốc thường có những câu đột ngột như vậy.
...............................
-Tôi nghe nhà Ân và nhà Chu làm vua hơn nghìn năm,phong các con em và công thần làm chi nhánh để giúp đỡ cho mình.Nay bệ hạ có bốn biển nhưng con em vẫn là kẻ thất phu (1) nếu bổng chốc có xảy ra việc như Điền Thường hay lục khanh (2),thì không ai giúp đỡ,làm sao có thể cứu lẫn nhau được.Trong công việc,không bắt chước đời xưa mà có thể lâu dài thì đó là điều chưa hề nghe nói (3).Nay bọn thanh thần lại siểm nịnh bệ hạ để làm cho điều sai lầm của bệ hạ thêm nặng.Như thế không phải là kẻ trung thần.
Thủy Hoàng đưa lời can của ông ta xuống các quan bàn.Thừa tướng Lý Tư nói:
-Ngũ Đế không lập nhau,Tam Đại (4) không bắt chước nhau, đời nào trị dân theo cách của đời đó,không phải vì họ phản lại nhau,chính vì thời thế thay đổi cho nên như vậy.Nay bệ hạ lần đầu tiên làm nên nghiệp lớn,dựng lên cái công vạn đời, đó không phải là điều bọn nhà Nho ngu ngốc biết được (5).Vả chăng, điều Thuận Vu Việt nói là những việc của thời Tam Đại,làm sao có thể đủ cho ta bắt chước?Trước đây,các
............................
1.Ám chỉ vua Tần theo Lý Tư không chia đất cho anh em mà thống nhất tất cả theo lối cai trị theo quận,huyện do các quan lại từ trung ương bổ nhiệm.
2.Điền Thường giết vua Tề.Lục Khanh chỉ ba họ lớn ở Tấn là Hàn,Triệu,Ngụy đã cướp nước Tấn,chia làm ba nước.
3.Câu này chứng tỏ Thuần Vu Việt đã theo đạo nho.
4.Ngũ Đế:Hoàng Đế,Chuyên Húc,Cốc,Nghiêu,Thuấn.Tam Đại:Hạ,Thương,Chu.
5.Lý Tư theo lập trường của phái pháp gia nên rất ghét nhà Nho.
...........................
nước chư hầu tranh nhau,hậu đãi đón mời những người du thuyết.Nhưng bây giờ thiên hạ đã bình định,luật pháp,mệnh lệnh, đều từ một nơi ban ra,trăm họ làm ăn ra sức lo về nghề nông,nghề công,kẻ sĩ thì học tập pháp luật,mệnh lệnh những điều ngăn cấm.Nay các Nho sinh không theo thời nay mà học thời xưa để chê bai thời nay làm cho bọn “đầu đen” rối loạn,thần tư này là thừa tướng xin liều chết nói rằng:Ngày xưa thiên hạ phân tán rối loạn không ai thống nhất được?Vì vậy cho nên các chư hầu cùng trị vì một lúc,khi nói thì mọi người đều nói việc xưa làm hại việc nay,trau chuốt những lời nói suông làm loạn việc thực,mọi người đều lấy cái học riêng của mình để chê bai những điều nhà vua làm (1).Nhưng nay Hoàng đế đã thâu tóm cả thiên hạ,phân biệt trắng đen mà định ra điều duy nhất được tôn trọng.Những kẻ học Nho theo cái học riêng của mình lại cùng nhau chê cười pháp luật rồi đem dạy cho người ta .Khi nghe lệnh ban xuống thì họ đều lấy cái học riêng của mình để bàn tán.Khi vào triều,thì trong bụng chê bai.Ra đường,thì bàn bạc chê vua của mình để lấy danh,làm cho khác người để tỏ là cao,bày cho kẻ ở dưới phỉ bàng.Nếu như thế mà không cấm thì ở trên uy thế của nhà vua sẽ bị giảm sút, ở dưới các bè đảng sẽ nổi lên.Nên cấm là hơn.Thần xin đốt tất cả các sách sử,trừ những sách sử của nhà Tần(2).Trừ những người làm chức
..............................
1.Một điều buồn cười là cũng chính Lý Tư trước đây lại dâng một bức thư cho vua Tần can nhà vua đừng đuổi những người du thuyết trong ấy có Tư.Xem Lý Tư liệt truyện (quyển 2).
2.Chú ý những ngoại lệ.
.............................


 
W

woonopro

[ Series ] Sử Ký Tư Mã Thiên


TẦN THỦY HOÀNG BẢN KỶ

bác sĩ,ai cất dấu Kinh Thư,Kinh Thi,sách vở của trăm nhà đều đem đến quan thú,quan úy mà đốt đi,hai người dám bàn nhau về việc Kinh Thư,Kinh Thi thì chém giữa chợ,lấy đời xưa mà chê đời nay thì giết cả họ.Quan lại biết mà không tố cáo,thì cũng bị tội.Lệnh ban ra trong ba mươi ngày không đối sách thì khắc vào mặt cho đi thú để xây và canh giữ trường thành.Những sách không bỏ là sách thuốc,sách bói;sách trồng cây.Ai muốn học pháp luật thì thờ quan lại làm thầy.
Chế của nhà vua nói: “Được”.
Năm thứ 35,sai làm con đường thông từ huyện Cửu nguyên đến đất Vân Dương, đục núi, lấp các khe núi,nhờ vậy đường đi suốt và thẳng.Thủy Hoàng cho rằng ở Hàm Dương người thì đông mà cung đình các vua trước thì nhỏ,nói:
-Ta nghe vua Văn Vương nhà Chu đóng đô ở đất Phong và Vũ Vương đóng đô ở Cảo,miền giữa Phong và Cảo là đô của đế vương.
Bèn sai xây cung đế tiếp các triều thần ở phía nam sông Vị.Trong vườn Thượng Lâm trước tiên sai xây cái điện đàng trước của cung A Phòng dài 500 bộ từ đông sang tây,rộng 50 trượng (1) từ nam đến bắc, ở trên có thể ngồi một vạn người, ở dưới có thể cắm cờ cao 5 trượng.Xung quanh sai làm đường gác từ dưới điện chạy thẳng cho đến đỉnh núi Nam Sơn.Sai dựng một cái cửa ở núi Nam Sơn,làm đường phức đạo từ cung A Phòng vượt qua sông Vị đi mãi đến Hàm Dương để bắt chước con đường của sao Thiên Cực,sao
..........................
1.Một bộ 5 thước.Một trượng 10 thước.
..........................
Sao này qua sông Ngân Hà đến tận sao Dinh Thất.Khi cung A Phòng chưa xây xong,nhà vua muốn tìm một cái tên đẹp mà gọi.Vì cung này gần cung thất nhà vua cho nên thiên hạ gọi nó là cung A Phòng (1). Đưa những người bị tội thiến ở Ấn Cung hơn 70 vạn người(2)chia nhau xây cung A pHòng hoặc đấp núi Ly Sơn.Lấy cái quách bằng đá ở núi Bắc Sơn,lấy gỗ từ đất Thục, đất Kinh chở về đến nơi ấy.
Ở Quan Trung,số cung đến 300 cái, ở ngoài Quan Trung hơn 400 cái.Thủy Hoàng bèn sai dựng đá ở bờ biển Đông Hải thuộc đất Cù để làm cửa phía đông của Tần,nhân đấy dời 3 vạn nhà đến Ly Ấp,5 vạn nhà đến Vân Dương,những này đều được tha việc công dịch mười năm.
Lư Sinh (3)nói với Tần THủy Hoàng:
-Bọn thần đi tìm cây “chi” là thứ thuốc lạ nhưng thường không gặp “tiên” (4) xem ra có vật chi cản trở.Trong pháp thuật (5) có phép vi hành để tránh ác quỷ,tránh được ác quỷ thì “chân nhân” mới đến.Nếu kẻ bầy tôi biết được nơi nhà vua ở thì có hại đến thần.Bậc “chân nhân” đi vào nước không ướt, đi vào lửa không cháy,bay lên mây,cùng trường thọ với trời đất.Nay nhà vua cai trị thiên hạ vẫn chưa nghĩ ngơi
........................
1.A có nghĩa là gần.
2.Con số kinh khủng!
3.Lư Sinh được Tần THủy Hoàng phái đi tìm thuốc tiên trước đấy 3 năm.
4.Khái niệm con người bất tử chỉ xuất hiện từ thời chiến quốc.Sách Trang Tử gọi là “chân nhân” về sau gọi là tiên.
5.Nguyên văn “trong những nguyên tắc của những người phương sĩ” phương sĩ là hạng người tương tự như phù thủy ,dùng phù phép,ma thuật để mê hoặc người ta.
........................
được chút gì.Xin nhà vua ở cung nào đừng cho ai biết,thì sau đó mới có thể lấy thuốc bất tử.
Thủy Hoàng nói:
-Ta rất thích bậc “chân nhân”.
Và tự coi là “chân nhân” chứ không gọi là “Trẫm”.
Thủy Hoàng bèn ra lệnh: “Trong vòng hai trăm dặm xung quanh Hàm Dương,270 cung điện ở đấy có đường phức đạo và đường ống liền nhau; đem màn trướng,trống chiêng cùng gái đẹp đưa vào các cung không cho xê dịch.Vua đến đâu nếu có kẻ nào nói nơi nhà vua ở thì bị tội chết”.
Thủy Hoàng đến cung Lương Sơn đứng trên núi thấy xe,quân kỵ của thừa tướng rất đông,không bằng lòng.Có kẻ nói với thừa tướng.Sau đó thừa tướng bớt xe và quân kỵ đi.
Thủy Hoàng nổi giận nói:
-Thế nào cũng có người tiết lộ điều ta đã nói.
Khi tra xét thì không ai thú.Nhà vua bèn sai bắt tất cả những người ngồi cạnh lúc nhà vua nói và giết đi (1).Từ đó về sau,không ai biết nhà vua đi đâu.Khi nghe công việc thì quần thần chỉ nhận được những điều đã quyết định,mọi việc đều giải quyết ở trong cung Hàm Dương.
Hầu Sinh và Lư Sinh bàn nhau:
-Thủy Hoàng tính khí bướng bỉnh,gàn dỡ,chỉ nghe theo mình.Xuất thân là chư hầu,thâu tóm cả thiên hạ, ý chí tự đắc,muốn gì được nấy,tự cho rằng từ xưa đến nay,không ai bằng mình,chuyên dùng bọn pháp quan.Bọn pháp quan được yêu quý,bác sĩ tuy có 70
...................
1. Đời Tần Thủy Hoàng còn có những hành động võ đoán hơn các vua nô lệ thời La Mã.
...................
người nhưng chỉ cho đủ số chứ không được dùng.Thừa tướng và các quan đại thần đều nhận được những điều đã quyết định xong còn việc làm là ở nhà vua.Nhà vua thích việc hình phạt chém giết để ra uy.Thiên hạ sợ tội muốn giữ bổng lộc không ai dám hết lòng trung.Nhà vua không nghe nói đến sai lầm của mình nên ngày càng kiêu ngạo. Ở dưới thì sợ nép một bề,nói dối để được dung thân.Theo phép nhà Tần không được làm hai nghề,làm sai là chết ngay.Những kẻ xem sao,khí mây(1) có đến 300 người đều là những người giỏi nhưng đều sợ hãi,trốn tránh a dua,không nói những sai lầm của nhà vua.Công việc trong thiên hạ không kể lớn nhỏ đều do nhà vua quyết đoán. Đến nổi nhà vua phải lấy thạch (2) mà cân giấy tờ,một ngày một đêm không làm đủ một thạch thì không được nghĩ ngơi.Con người tham quyền thế như vậy không thể nào tìm thuốc thiên cho ông ta được.
Hai người bèn bỏ trốn,.Thủy Hoàng nghe nói họ bỏ trốn thì nổi giận,nói:
-Trước đây ta thu các sách trong thiên hạ,sách nào không dùng được thì bỏ đi,sai triệu tập tất cả những người có văn học và những phương sĩ,thuật sĩ rất đông muốn làm cho thiên hạ thái bình;Ta triệu tập bọn thuật sĩ là muốn họ tìm thuốc lạ,nay nghe nói bọn Hàn chúng bỏ đi không báo với ta,bọn Từ Phúc làm tốn kém
.......................
1.Để đoán điềm lành, điềm dữ.
2.Một thạch nặng 120 cân.
3.Từ Phúc nói với vua ở ngoài biển có ba hòn đảo là Bồng Lai,Phương Trượng và Dinh Châu.Tiên ở đấy.Vua cho Phúc đem mấy nghìn người nam nữ trẻ tuổi đi đón tiên về.Từ Phúc cùng họ đi không về nữa.
Truyền thuyết Nhật Bản nói Từ Phúc đến Nhật rồi ở hẳn đấy.
.......................

 
W

woonopro

[ Series ] Sử Ký Tư Mã Thiên


TẦN THỦY HOÀNG BẢN KỶ

hàng ức vạn ,nhưng cuối cùng vẫn không được thuốc,ngày ngày chỉ nghe chúng nói nhau về việc tham lợi riêng của chúng.Bọn Lương Sinh được ta tôn quý,thưởng cho rất nhiều nhưng lại phỉ báng ta để làm nặng điều sai lầm của ta,bọn nhà Nho ở Hàm Dương được ta sai người hỏi thì có kẻ đặt ra những lời nói nhảm để làm loạn bọn “đầu đen”.
Bèn sai ngự sử xét tất cả các nhà Nho.Các nhà Nho tố giác lẫn nhau,có hơn 460 người phạm điều đã cấm.Thủy Hoàng sai chôn sống tất cả ở Hàm Dương,báo cho thiên hạ biết để làm răn.Sau đó lại sai đày biên giới nhiều người bị tội để đi thú.
Con cả của Thủy Hoàng là Thù Tô can:
-Thiên hạ mới được bình định.Những kẻ “đầu đen” ở phương xa vẫn chưa theo ta.Các nho sinh đều học theo Khổng Tử nay bệ hạ dùng theo pháp luật nặng để trói buộc họ thì thần sợ thiên hạ không yên,xin bệ hạ nghĩ đến điều đó.
Thủy Hoàng nổi giận sai Phù Tô đi lên miền bắc để giám sát Mông Điềm ở Thượng Quận.
Năm thứ 36,sao Huynh Hoặc ở vào khu vực của sao Tâm,có ngôi sao rơi xuống Đông Quận.Khi rơi xuống đất thì thành đá.Có bọn “đầu đen” khắc vào đá : “Thủy Hoàng chết thì đất bị chia”.Thủy Hoàng nghe tin ấy,sai ngự sử tra hỏi,nhưng không ai thú,bèn bắt tất cả những người ở gần đấy giết đi,và đốt chảy hòn đá.Thủy Hoàng không vui,sai các bác sĩ làm thơ ca ngợi “tiên” và “chân nhân” cùng những nơi trong thiên hạ mà mình đã đi chơi.Sai nhạc công ca và đàn hát những bài ấy.Mùa thu,sứ giả đang đêm từ Quan Đông đi qua Hoa Âm trên đường bình thư.Có người cầm ngọc bích chặn đường sứ giả mà nói:
-Ông làm ơn đưa viên ngọc cho Hạo Trì .
Nhân đấy nói rằng:Năm nay thì Tổ Long chết.Sứ giả hỏi:
-Tại sao?
Người ấy biến mất để lại viên ngọc bích ở đấy.Sứ giả cầm ngọc bích kể lại đầu đuôi cho nhà vua nghe.Thủy Hoàng nín lặng hồi lâu nói:
-Quỷ núi chẳng qua chỉ biết việc xảy ra trong một năm mà thôi.
Khi vào cung nói:
-Tổ Long(1) đó là tổ tiên của người.
Vua sai ngự phủ xem ngọc bích thì đó là viên ngọc nhà vua để chìm khi vượt qua Trường Giang năm thứ 28.Thủy Hoàng sai bói trong quẻ nói: “Đi chơi thì tốt”.Thủy Hoàng bèn sai dời 3 vạn nhà đến Du Trung ở Bắc Hà,thưởng cho các quan thêm một cấp (2).
4.Tháng mười năm thứ 37(211 trước công nguyên) ngày quý sửu,Thủy Hoàng đi chơi,tả thừa tướng Lý Tư đi theo,hữu thừa tướng Khứ Tật ở nhà.Hồ Hợi,con nhỏ của Thủy Hoàng , được nhà vua yêu mến xin đi theo,vua bằng lòng.Tháng 11, đi đến Vân Mộng,tế vua Thuấn ở núi Cửu Nghi, đi thuyền qua sông Trường Giang xem Tích Kha vược qua bãi ngoài biển,qua Đan Dương đến Tiền Đường, đi đến Chiết Giang gặp lúc sóng to nên đi về phía tây một trăm hai mươi dặm,qua sông ở nơi dòng sông hẹp,lên Cối Kê tế vua Vũ,nhìn ra biển Nam Hải khắc công đức nhà Tần(3).
............................
1.Tổ là đầu cũng như Thủy,Long là chỉ nhà vua.Tổ Long cũng như Thủy Hoàng.
2. Đoạn 3 – Cách Thủy Hoàng đối xử với đạo Nho ,bách gia và bọn phương sĩ.
3.Bỏ một đoạn gồm những bài thơ ca ngợi.

 
W

woonopro


TẦN THỦY HOÀNG BẢN KỶ (tt)

S au đó, trở về, đi qua đất Ngô theo sông Trường Giang qua đò ở Giang Thặng và đi dọc theo bờ biển lên phía bắc đến đất Lang Gia.
Bọn phương sĩ Từ Phúc ra ngoài biển tìm thuốc thần mấy năm không được, tốn kém rất nhiều. Chúng sợ bị trừng trị bèn lừa dối nói rằng thuốc của Bồng Lai có thể lấy được, nhưng bị con cá giao lớn làm khổ cho nên không đến được, xin nhà vua cấp cho người thiện xạ cùng đi, lấy cái nỏ bắn nhiều phát một lúc để bắn. Thuỷ Hoàng nằm mơ thấy mình đánh nhau với thần biển hình người. Bèn hỏi người đoán mộng.
Bác sĩ nói :
- Thuỷ thần không thể trông thấy nên hiện thành con cá giao. Xin nhà vua cầu khấn, thờ phụng có đủ lễ vật thì mới trừ được thứ thần ác và làm cho thần thiện có thể đến được.
Nhà vua bèn sai người ra biển mang đồ bắt cá lờn, còn tự mình cũng làm nỏ bắn nhiều phát một lúc, chờ khi nào cá lớn xuất hiện thì bắn. Nhà vua đi từ Lang Gia về phía bắc đến núi Huỳnh Thành nhưng không thấy cá. Đến Chi Phù thì thấy cá lớn, giết chết một con. Sau đó đi dọc theo đường biển. Khi đi về phía tây đến bến Bình Nguyên thì bị bệnh.
Thuỷ Hoàng ghét người ta nói đến việc chết, cho nên quần thần không ai dám nói với nhà vua về việc chết. Khi bệnh càng nặng, nhà vua bèn viết thư đóng dấu của vua gửi đến công tử Phù Tô nói, “Con về Hàm Dương với đám tang, và chôn cất ta ở đấy.” Bức thư đã niêm phong ở trong phủ trung xa thuộc quyền Triệu Cao. Bức thư có dấu của nhà vua làm tin chưa giao cho sứ giả, thì ngày bính dần, tháng bảy, Thuỷ Hoàng chết ở Bình Đài, thuộc đất Sa Khâu (Đoạn 4 – cái chết của Thuỷ Hoàng).
5. Thừa tướng Lý Tư thấy nhà vua chết ở xa kinh đô, sợ các công tử và thiên hạ có biến loạn, bèn giấu kín điều đó, không báo tang, chở quan tài trong một cái xe mát (Xe có cửa mở ra thì mát, đóng lại thì ấm), cho một người hoạn quan được vua yêu, ngồi trong xe, đến đâu thì dâng thức ăn, trăm quan vẫn tâu việc như thường. Viên hoạn quan ở trong xe nghe lời tâu, liền bảo, “Được!”. Chỉ có Hồ Hợi, Triệu Cao và một vài hoạn quan thân tín của nhà vua, tất cả có năm sáu người biết là nhà vua đã chết.
Triệu Cao trước đây đã có lần dạy Hồ Hợi học viết cùng với pháp luật, mệnh lệnh. Hồ Hợi yêu quý Triệu Cao. Triệu Cao bèn cùng công tử Hồ Hợi và thừa tướng Lý Tư âm mưu phá huỷ bức thư của Thuỷ Hoàng gửi cho công tử Phù Tô, mà bịa đặt thành ra chuyện thừa tướng Lý Tư đã nhận được tờ chiếu của Thuỷ Hoàng ở Sa Khâu, trước khi chết bảo lập Hồ Hợi làm thái tử. Lại làm một bức thư khác gửi cho công tử Phù Tô, và Mông Điềm kể tội hai người, ra lệnh cho hai người phải chết. Câu chuyện này nói kỹ trong truyện Lý Tư (Xem Lý Tư Liệt truyện, đoạn nói về âm mưu của Triệu Cao hết sức sinh động – xem quyển II ). Xe đi từ Tỉnh Hình đến Cửu Nguyên. Gặp lúc trời nắng, chiếc xe mát phát ra mùi thối, bèn sai các quan đi theo chở trên xe một thạch cá muối để đánh lẫn mùi thối (Nhận xét tuy nhỏ, nhưng rất mỉa mai). Đi theo đường thẳng đến Hàm Dương, báo tang.
Thái tử Hồ Hợi lên nối nghiệp làm Nhị Thế Hoàng Đế. Tháng 9, chôn Thuỷ Hoàng ở Ly Sơn. Khi Thuỷ Hoàng mới lên ngôi đã sai đào núi Ly Sơn. Đến khi thôn tính được thiên hạ, thì dời hơn 70 vạn người trong thiên đào ba con suối, ở dưới đổ đồng và đưa quách vào. Đem những đồ quý báu của các cung, của trăm quan xuống cất đầy ở dưới. Lại sai thợ làm máy bắn tên, có ai đào gần đến gần thì bắn ra. Sai lấy thuỷ ngân làm một trăm con sông, sông Trường Giang, sông Hoàng Hà và biển lớn. Các máy móc làm cho nước sông và biển chảy vào nhau. Ở trên có đủ thiên văn, ở dưới có đủ địa lý, lấy dầu cá nhân ngư (Con hải báo) để thắp đuốc, trù tính thế nào để cháy lâu không tắt.
Nhị Thế nói :
- Những người ở hậu cung của tiên đế nếu không có con à cho ra ngoài thì không tiện.
Sai chôn theo tất cả. Số người chết rất nhiều. Sau khi chôn cất xong, có người nói : những người thợ làm máy và cất giấu đều biết chỗ cất giấu, thế nào họ cũng tiết lộ việc lớn. Cho nên sau khi cất giấu xong, sai đóng đường hầm đi đến huyệt, lại sai đóng cửa ngoài cửa hầm. Những người thợ và những người cất giấu của cải không làm sao thoát ra được (Khái niệm về người đối với Nhị Thế cũng như là súc vật). Rồi sai trồng cây, trồng cỏ lên trên để có vẻ như cái núi (Đoạn 5- những biến cố xảy ra sau khi Thuỷ Hoàng chết).
 
W

woonopro


TẦN THỦY HOÀNG BẢN KỶ (tt)

6. Năm thứ nhất, đời Nhị Thế Hoàng đế (209 trước Công nguyên), Nhị Thế lên ngôi lúc 21 tuổi. Triệu Cao làm lang trung lệnh, được tin dùng. Nhị Thế ra chiếu sai tăng thêm các vật tế ở miếu Tần Thuỷ Hoàng cũng như nghi lễ tế các thần núi, thần sông. Ra lệnh cho quần thần bàn việc suy tôn miếu của Thuỷ Hoàng. Quần thần đều dập đầu nói :
- Ngày xưa thiên tử có bảy miếu, chư hầu có năm miếu, đại phu có ba miếu, tuy đến vạn đời cũng không bỏ cái lệ ấy. Nay Thuỷ Hoàng làm Cực miếu, trong bốn biển đều biến cống vật, tặng các vật tế, lễ rất đầy đủ, không còn thêm gì được nữa. Miếu của tiên vương hoặc ở Tây Ung hoặc ở thành Hàm Dương. Thiên tử theo nghi lễ chỉ nên hiến rượu ở miếu Thuỷ Hoàng thôi.
Bỏ tất cả nhóm bảy miếu xây từ Tương Công trở xuống (Mỗi vua chết đi xây bảy miếu để thờ, làm thành một nhóm bảy miếu. Làm như vậy là huỷ bỏ các miếu từ trước của các vua, chỉ giữ những miếu thờ Thuỷ Hoàng). Quần thần đều theo lễ đến cúng để tôn miếu của Thuỷ Hoàng làm tổ miếu của các vị đế. Nhà vua lại tự xưng là “trẫm”.
Nhị Thế bàn với Triệu Cao :
- Trẫm tuổi còn nhỏ mới lên ngôi, bọn “đầu đen” chưa theo. Tiên đế trước đây đi tuần hành các quận và các huyện để tỏ uy thế, làm bốn biển phục tùng. Nay nếu trẫm để yên không tuần hành, tức là tỏ ra mình yếu, không làm cho thiên hạ thần phục.
Mùa xuân, Nhị Thế đi về hướng đông đến các quận, các huyện, Lý Tư đi theo đến Kiệt Thạch; Nhị Thế đi theo bờ biển phía nam đến Cối Kê rồi khắc lên tất cả những cái bia Thuỷ Hoàng đã dựng nên. Bên cạnh những cái bia này, dựng một cái bia viết tên các vị quan to đi theo để nêu cao công lao và đức lớn của tiên đế.
Hoàng đế nói :
- Những điêu khắc trên vàng trên đá, đều là những điều Thuỷ Hoàng đế đã làm, ta nay tuy nối tước hiệu của người, nhưng những lời khắc trên vàng, trên đá đều còn rất xa không thể sánh với công đức của người. Những người làm vua sau này nếu khắc thì chớ sánh ngang với công lao và đạo đức to lớn của người.
Thừa tướng Lý Tư, Khứ Tật, ngự sử đại phu là Đức liều chết nói :
- Chúng tôi xin khắc chiếu thư này ở khắp nơi, và khắc lên đá để cho sáng rõ. Chúng tôi liều chết xin làm thế.
Chế đưa ra nói : “Được”.
Nhị Thế đến Liêu Đông rồi trở về.
Nhị Thế bèn theo mưu mô Triệu Cao, tăng thêm nhiều luật lệ mệnh lệnh. Nhị Thế bàn mưu với Triệu Cao :
- Các quan đại thần không phục, quan lại còn mạnh, các công tử thế nào cũng tranh nhau với ta. Bây giờ nên làm thế nào ?
Triệu Cao nói :
- Thần vốn muốn nói điều ấy đã lâu, nhưng chưa dám nói. Các quan đại thần của tiên đế, đều là những người có danh tiếng và quyền quý đã mấy đời, công lao chồng chất truyền lại đời đời. Nay Cao vốn là người hèn mọn được bệ hạ thương đến cho làm ở địa vị trên, lo những công việc quan trọng nhất, các quan đại thần đều bực bội chỉ theo thần ngoài mặt, chứ trong lòng thực không phục. Nay bệ hạ đi ra, không nhân cơ hội này xét những người làm thú, làm uý trong các quận, các huyện; thấy người nào có tội thì giết đi, trước hết để ra oai với thiên hạ, sau đó để trừ những người bình sinh bệ hạ không thích. Trong lúc này không thể theo văn mà phải dùng võ lực để quyết định, xin bệ hạ theo thời mà làm đừng nghi ngờ gì và quần thần không được bàn bạc. Vị vua sáng thu nhận, cất nhắc những người dân hèn; người nào hèn thì cho họ được sang; người nào nghèo thì cho họ được giàu; người nào xa thì cho họ được đến gần. Làm như thế, trên dưới sẽ theo mà nước được an.
Nhị Thế nói :
- Phải đấy !
Bèn giết các quan đại thần và các công tử, tội lỗi liên luỵ đến những viên quan nhỏ hầu hạ nên họ cũng đều bị giết. Các quan tam lang (Những người làm trung lang, ngoại lang, tân lang) không còn ai sống sót, sáu vị công tử bị giết ở đất Đỗ. Công tử Tương Lư anh em ba người bị tù ở trong nội cung, bị luận tội sau cùng. Sau đó Nhị Thế sai sứ giả bảo với Tương Lư :
- Công tử không làm tròn phận sự bầy tôi, tội đáng chết, quản lại đến thi hành pháp luật.
Tương Lư nói :
- Nghi lễ trong triều tôi chưa bao giờ không theo, ngôi thứ ở chốn miếu đường, tôi chưa bao giờ dám làm sai, nhận mệnh lệnh và ứng đối tôi chưa bao giờ dám lỡ lời. Bảo không làm nhiệm vụ bầy tôi là thế nào xin ông cho biết tội để rồi chịu chết ?
Sứ giả nói :
- Tôi không được bàn việc ấy, chỉ mang thư đến đây làm tròn phận sự.
Tương Lư bèn ngẩng đầu lên trời kêu to ba tiếng : “Trời ơi! Ta không có tội!”. Anh em ba người đều khóc và tuốt kiếm tự sát.
Cả tôn thất run sợ, quần thần ai can ngăn thì phạm tội phỉ báng. Các quan đại thần thì lo giữ lộc để được yên thân, những kẻ “đầu đen” thì sợ hãi.
 
W

woonopro


TẦN THỦY HOÀNG BẢN KỶ (tt)

Tháng 4, Nhị Thế trở về đến Hàm Dương nói :
- Tiên đế cho triều đình ở Hàm Dương nhỏ, nên sai xây cung A Phòng. Nhà cửa chưa xong thì mất. Người ta bỏ việc ấy lo đổ đất lại lên Ly Sơn (Ý nói hoãn việc xây A Phòng, để xây lăng cho Thuỷ Hoàng. Vì xây lăng thì phải đào đất bỏ quan tài xuống rồi lại đổ đất lên nên nói đổ đất lại). Công việc ở Ly Sơn đã xong. Nay nếu ta bỏ cung A Phòng không làm thì tức là nêu rõ việc làm của tiên đế là sai lầm.
Vì vậy lại làm cung A Phòng, để bên ngoài ra uy với Tứ di (Danh từ chung để chỉ những dân tộc ở ngoài địa bản Trung quốc), như kế của Thuỷ Hoàng. Sai trưng tập tất cả những kẻ bắn giỏi gồm năm vạn người lập đồn để bảo vệ Hàm Dương. Sai dạy bắn. Lúc bây giờ phải nuôi chó, ngựa, chim muông rất nhiều, việc cung cấp không đủ. Nhà vua sai các quận và các huyện chuyên chở đổ, lúa, cỏ, rơm, người nào cũng phải thân hành mang lương thực mà ăn, không được ăn gạo trong vòng 300 dặm của thành Hàm Dương, pháp luật lại càng nghiêm ngặt (Đoạn 5 - Nhị Thế nghe theo Triệu Cao lại càng thiên về việc giết tróc, đàn áp và xây dựng cung thất).
6. Tháng 7, bọn lính thú là Trần Thắng (Xem Trần Thiệp thế gia) làm phản ở đất Kinh ngày trước, hiệu là “Trương Sở”. Trần Thắng tự lập làm vua Sở. Thắng ở đất Trần sai các tướng đi chiêu hàng các nơi. Những người trai tráng ở các quận, các huyện Sơn Đông (1), bị khổ sở vì bọn quan lại nhà Tần, đều giết bọn thú, uý, lệnh, thừa (2) làm phản để hưởng ứng Trần Thiệp lập nhau làm hầu, vương, liên hợp với nhau đi về hướng tây, lấy danh nghĩa đánh Tần, đông không kể xiết. Quan yết giả từ hướng đông lại báo với Nhị Thế về việc dân làm phản. Nhị Thế nổi giận giao yết giả cho quan lại trừng trị. Sau đó có sứ giả đến, nhà vua hỏi thì họ đều nói :
- Bọn ăn trộm đang bị các thú và các uý ở quận đuổi bắt, bây giờ đã bắt hết không cần phải lo nữa.
Nhà vua bằng lòng.
Vũ Thần tự lập làm Triệu Vương ,Nguỵ Cữu làm Nguỵ Vương. Điền Đam làm Tề Vương, Bái Công nổi dậy ở đất Bái, Hạng Vũ dấy binh ở Cối Kê.
Năm thứ 2 (208 trước Công nguyên) mùa đông, Trần Thiệp sai bọn Chu Chương đem binh đi về hướng tây (3) đến đất Hý, binh mấy mươi vạn, Nhị Thế hoảng sợ bàn với quần thần :
- Bây giờ làm thế nào ?
Chương Hàm làm Thiếu Phủ nói :
- Bọn giặc đã đông và mạnh. Nay nếu đem binh ở các huyện đến thì không kịp nữa. Những người bị đày phải làm ở Ly Sơn rất đông xin tha cho họ, giao cho họ binh khí để đánh giặc.
1. Chú ý Sơn Đông ở đây, là chỉ miền đất ở phía đông núi Hào Sơn, tức là tất cả sáu nước, còn miền đất ở phía tây tức là nước Tần chứ không phải Sơn Đông bây giờ.
2. Trong một quận có quan thú coi việc chính trị, quan uý coi về quân sự. Trong một huyện có lệnh và dưới lệnh có thừa. Đây nói giết những người cầm đầu các quận và các huyện.
3. Vì Tần ở phía tây, nên hễ nói đi về hướng tây, sang tây là đi về hướng nước Tần, còn đi về đông, sang đông là đi về các nước khác.
----------------------------
Nhị Thế liền đại xá thiên hạ, sai Chương Hàm cầm quân phá quân của Chu Chương. Chu Chương bỏ chạy . Sau đó giết Chu Chương ở Tào Dương. Nhị Thế lại sai thêm trưởng sử là Tư Mã Hân và Đổng Ế giúp Chương Hàm đánh quân giặc, giết Trần Thắng ở Thành Phụ, phá tan quân của Hạng Lương ở Định Đào, tiêu diệt quân của Nguỵ Cửu ở Lâm Tế. Các danh tướng của giặc ở đất Sở đều đã chết rồi. Chương Hàm bèn đem quân đi về hướng bắc vượt Hoàng Hà để đánh vua Triệu là Yết ở Cự Lộc.
Triệu Cao nói với Nhị Thế :
- Tiên đế cai trị thiên hạ đã lâu cho nên quần thần không dám làm bậy. Nhưng bệ hạ bây giờ còn trẻ, mới lên ngôi, lẽ nào lại bàn bạc công việc ở triều đình với các công khanh, lỡ ra mà có điều sai sót tức là để lộ chỗ kém của mình cho quần thần thấy. Thiên tử tự gọi là “trẫm” nghĩa là người ta không nghe tiếng nói .
Do đó, Nhị Thế thường ở trong cung cấm quyết định mọi việc với Triệu Cao. Về sau các công khanh ít khi được triều kiến.
Giặc cướp càng ngày càng nhiều, binh của Quan Trung đưa ra hướng đông để đánh giặc cứ phải đi mãi không thôi. Hữu thừa tướng là Khứu Tật, tả thừa tướng là Lý Tư , tướng quân là Phùng Kiếp can nhà vua nói, “Ở Quan Đông, bọn giặc nhao nhao nổi lên, Tần đem quân trừ khử giết cũng rất nhiều nhưng vẫn không thôi. Giặc phần lớn là những người đi thú và lo vận chuyển trên cạn dưới nước, họ làm giặc vì việc xây đắp khổ cực, vì thuế má nặng. Xin đình việc xây đắp ở cung A Phòng, giảm bớt lính thú ở các biên giới .
 
W

woonopro


TẦN THỦY HOÀNG BẢN KỶ (tt)

Nhị Thế nói :
- Ta nghe Hàn Phi (1) nói, Nghiêu, Thuấn có kèo nhà bằng gỗ, đẽo mà không bào, tranh mái nhà không cắt phẳng, uống chén đất, ăn bát bằng sành, một người giữ cửa ăn cũng không đến nỗi kém như thế. Vua Hạ Vũ đục núi Long Môn để cho nước thông với Đại Hạ, khơi dòng cho nước ứ đọng ở sông Hà đi ra biển. Thân mình mang thuổng để đắp đất, chân không còn lông, dù bọn tôi tớ và bọn tù cũng không khổ sở đến thế. Con người có thiên hạ sở dĩ được tôn quý là vì có thể làm thoả chí, theo sở thích của mình, muốn gì được nấy. Nhà vua cứ làm cho những pháp luật rõ ràng thì ở dưới không ai dám làm điều bậy, và như vậy, là khống chế được thiên hạ. Các vua như vua Thuấn, vua Vũ tuy có cái địa vị cao sang là làm thiên tử, nhưng thực ra họ ở nơi cùng khổ để nêu gương cho trăm họ. Như thế có gì đáng bắt chước ? Trẫm được tiếng là Vạn Thặng (3) nhưng thực ra không có. Ta muốn làm một đoàn xe nghìn cỗ để đi, theo sau là một vạn cỗ, để xứng với tôn hiệu của ta. Vả chăng , tiên đế nổi lên từ địa vị chư hầu rồi thôn tính thiên hạ. Thiên hạ đã được bình định rồi lại đuổi tứ di ở bên ngoài để giữ an biên giới, xây cung thất để nêu cao ý thích của mình. Người xem công nghiệp của tiên đế đã được tiếp tục như thế nào. Nay ta lên ngôi trong vòng hai năm, bọn giặc nổi lên, nhà ngươi không cấm được họ lại muốn bỏ điều tiên đế làm, như thế thì trước hết không có gì báo ơn tiên đế, sau nữa không tận trung hết sức với trẫm, còn giữ chức làm gì !
--------------------------------
1. Hàn Phi là một du thuyết nổi tiếng, chủ trương thuyết dùng pháp luật trị nước gọi là phái pháp gia. Vì Lý Tư ghen tài nên xúi nhà vua giết chết. Nhắc lại lời của Hàn Phi là ý chế nhạo Lý Tư.
2. Theo quy chế nhà Chu, thiên tử có thể có một vạn cổ xe cho nên nói thiên tử người ta thường gọi là “vạn thặng”.
-------------
Bèn giao cho quan lại bắt Khứ Tật, Lý Tư, Phùng Kiếp, xét các tội khác. Khứ Tật và Phùng Kiếp nói :
- Kẻ làm tướng quân và thừa tướng không chịu nhục.
Bèn tự sát. Lý Tư bị tù và chịu năm hình phạt (Khắc chữ vào mặt, cắt mũi, chặt hai chân, đánh chết, chặt đầu, bêu thây ngoài chợ).
Năm thứ 3, đời Tần Nhị Thế, Chương Hàm cầm quân vây thành Cự Lộc, thượng tướng quân của Sở là Hạng Vũ cầm đầu quân Sở đến cứu Cự Lộc. Mùa đông , Triệu Cao làm thừa tướng, xét án Lý Tư rồi giết Lý Tư. Mùa hạ, bọn Chương Hàm đánh bị thua mấy lần, Nhị Thế cho người đến trách Chương Hàm. Chương Hàm sợ sai trưởng sử là Tư Mã Hân đến trình việc. Triệu Cao không cho tiếp kiến, lại tỏ ra nghi ngờ. Tư Mã Hân sợ bỏ trốn. Triệu Cao sai người đuổi theo nhưng không bắt được. Tư Mã Hân đến gặp Chương Hàm nói :
- Ở trong triều, Triệu Cao hoành hành, tướng quân có công cũng bị giết, không có công cũng bị giết. Hạng Vũ đánh quân Tần rất gấp, cầm tù Vương Ly. Bọn Chương Hàm bèn đem binh đầu hàng chư hầu (Đoạn 6 – Dân chúng nổi dậy, quân Tần thua to).
7. Tháng tám ngày kỷ hợi, Triệu Cao muốn làm phản, nhưng sợ quần thần không nghe, nên trước tiên phải thử. Y dâng Nhị Thế một con hươu, và bảo rằng đó là con ngựa.
Nhị Thế cười nói :
- Thừa tướng lầm đấy chứ ! Sao lại gọi con hươu là con ngựa ? Nhị Thế hỏi các quan xung quanh. Những người xung quanh im lặng, có người nói là “ngựa” để vừa lòng Triệu Cao, cũng có người nói “hươu”.
Nhân đấy Triệu Cao để ý những người nào nói là “hươu” để dùng pháp luật trị tội. Sau đó quần thần đều sợ Cao.
Trước đấy Cao thường nói : “Bọn ăn trộm ở Quan Đông không làm được gì.” Nhưng đến khi Hạng Vũ đã cầm tù được tướng Tần là Vương Ly ở chân thành Cự Lộc và đem quân tiến đánh, bọn Chương Hàm bị thua trận rút lui, dâng thư xin tiếp viện, các nước Yên, Triệu, Tề, Sở, Hàn, Nguỵ đều lập vua, từ Quan Trung về phía đông, phần lớn nhân dân đều chống lại quan lại nhà Tần, hưởng ứng theo chư hầu, chư hầu đều đem tất cả nhân dân đi về hướng tây. Bái Công cầm mấy vạn quân đã làm cỏ thành Vũ Quan, cho người bàn riêng với Triệu Cao. Triệu Cao sợ Nhị Thế giận giết cả mình bèn cáo bệnh không đi chầu. Nhị Thế nằm mộng thấy con hổ trắng cắn chết con ngựa bên trái trong cỗ xe của nhà vua trong lòng không vui. Nhị Thế lấy làm lạ, hỏi người bói mộng .
 
W

woonopro


TẦN THỦY HOÀNG BẢN KỶ (tt)

Người bói mộng nói :
- Nguồn gốc của tai hoạ là do sông Kinh.
Nhị Thế bèn ăn chay ở “Vọng Di Cung” muốn cúng sông Kinh, dìm bốn con ngựa trắng xuống sông và sai sứ giả trách Triệu Cao về việc giặc cướp. Triệu Cao sợ bèn bàn mưu quy tội cho chúng ta. Ta muốn thay đổi vua lập công tử Anh. Tử Anh là người nhân đức, cần kiệm, trăm họ đều kính trọng lời nói của ông ta.
Triệu Cao liền sai lang trung lệnh làm nội ứng giả vờ báo cáo có giặc lớn, sai Diễm Nhạc triệu tập các tướng đem quân đuổi giặc. Ép mẹ của Diễm Nhạc đưa vào nhà của Cao (Vì sợ Diễm Nhạc phản mình, nên phải nắm lấy mẹ y làm con tin ), sai Diễm Nhạc cầm hơn một nghìn người đến cửa “Vọng Di Cung”. Nhạc trói người vệ binh giữ cung và các bộc xa (chức quan võ nhỏ) mà nói :
- Quân giặc đã vào thành tại sao không ngăn cản chúng lại.
Viên quan giữ thành nói :
- Ở những nhà xung quanh thành, tôi đã bố trí binh sĩ rất cẩn thận làm sao lại có giặc dám vào cung được ?
Diễm Nhạc bèn chém quan giữ thành, đem quân đi vào, vừa đi vừa bắn. Các quan lang và bọn hoạn quan hoảng hốt, có người bỏ chạy, có người kháng cự. Ai kháng cự thì chết, chết tất cả mấy mươi người. Lang trung lệnh và Diễm Nhạc đều bước vào, bắn vào cái màn Nhị Thế ngồi.
Nhị Thế nổi giận gọi những người hầu đến. Mọi người đều hoảng sợ không dám chống cự, chỉ có một viên hoạn quan hầu ở bên cạnh không dám bỏ đi. Nhị Thế bước vào cuối trướng nói :
- Tại sao nhà ngươi không báo với ta từ trước để đến nỗi gặp tình cảnh này ?
Viên hoạn quan nói :
- Thần sở dĩ được sống là nhờ không dám nói. Nếu nói trước thì thần đã bị giết rồi, làm sao còn sống đến ngày nay được ?
Diễm Nhạc tiến đến trước mặt Nhị Thế mắng :
- Túc hạ kiêu ngạo ngang ngược, giết người, vô đạo, thiên hạ đều phản lại túc hạ. Túc hạ liệu xem mình nên như thế nào ?
Nhị Thế nói :
- Ta có được gặp mặt thừa tướng hay không ?
- Không được !
- Ta muốn làm vua một quận.
Diễm Nhạc không cho, Nhị Thế đành nói :
- Muốn làm vạn hộ hầu.
Cũng không cho, Nhị Thế nói :
- Xin làm bọn “đầu đen” với vợ con cũng như các công tử khác.
Diễm Nhạc nói :
- Tôi vâng lệnh thừa tướng vì thiên hạ, giết túc hạ. Tuy túc hạ có nhiều lời, tôi cũng không dám báo lại.
Diễm Nhạc vẫy cờ cho binh sĩ tiến đến. Nhị Thế tự sát. Diễm Nhạc quay về báo với Triệu Cao. Triệu Cao bèn triệu tập tất cả công tử và các đại thần báo việc giết Nhị Thế, nói :
- Nguyên nước Tần là một vương quốc, Thuỷ Hoàng làm vua cả thiên hạ, nên xưng đế. Nay sáu nước lại tự lập, đất đai của Tần càng nhỏ đi, làm đế là chỉ có cái tên hão mà thôi, như thế không nên, nên làm vương như trước.
Bèn lập con người anh của Nhị Thế là công tử Anh, làm Tần Vương, sai chôn Nhị Thế theo lễ một thường dân ở phía nam đất Đỗ, trong vườn Nghi Xuân, bảo Tử Anh, trước khi ra miếu để nhận ấn làm vua, phải ăn chay năm ngày (Đoạn 7 - Nhị Thế bị Triệu Cao giết).
8. Tử Anh bàn với hai người con :
- Thừa tướng Triệu Cao giết Nhị Thế ở “Vọng Di Cung”, sợ bị quần thần giết nên giả vờ lập ta. Ta nghe nói Triệu Cao đã giao ước với Sở tiêu diệt dòng họ nhà Tần, và làm vương ở quan Trung. Nay ông ta bảo ta ăn chay, ra miếu, tức là muốn nhân đấy giết ta ở trong miếu. Ta cáo bệnh không đi, thừa tướng thế nào cũng thân hành đến, khi đến thì ta sẽ giết.
Triệu Cao sai người mời Tử Anh mấy lần. Tử Anh không đi. Quả nhiên, Triệu Cao thân hành đến hỏi :
- Việc tôn miếu là việc quan trọng. Tại sao nhà vua lại không đi ?
Tử Anh bèn cầm giáo đâm chết Triệu Cao ở trai cung, giết ba họ (Cha mẹ, anh em, vợ con. Có sách nói cha, mẹ, vợ) Triệu Cao để nêu gương cho dân Hàm Dương.
Tử Anh làm vua Tần được bốn mươi sáu ngày thì tướng Sở là Bái Công, đã phá quân Tần vào Quan Trung, sau đó đến Bái Thượng, sai người bảo Tử Anh đầu hàng. Tử Anh bèn buộc dây ấn vào cổ (tỏ ra sẵn sàng thắt cổ chết ) ngồi trên một chiếc xe gỗ, không sơn do một con ngựa trắng kéo (Dấu hiệu đám ma), mang ấn, phù của thiên tử đầu hàng ở gần Chỉ Đạo. Bái Công bèn vào Hàm Dương niêm phong cung thất, các kho rồi về đóng quân ở Bái Thượng. Được hơn một tháng thì quân chư hầu đến, Hạng Tịch cầm đầu chư hầu giết Tử Anh và các công tử nhà Tần, diệt dòng họ nhà Tần, làm cỏ thành Hàm Dương, đốt cung thất, bắt con trai con gái làm tù, lấy của cải châu báu cùng chia nhau với chư hầu.
Sau khi diệt Tần. Hạng Vũ chia đất Tần cho ba vua gọi là : Ung Vương, Tắc Vương, Địch Vương hiệu là Tam Tần. Hạng Vũ làm Tây Sở Bá Vương, làm chủ việc chia thiên hạ, phong vương cho chư hầu. Thế là nhà Tần bị diệt.
Năm năm sau thiên hạ theo về nhà Hàn (Đoạn 8 - Tử Anh giết Triệu Cao, đầu hàng Lưu Bang và nhà Tần diệt vong. Lược bỏ đoạn cuối là một đoạn trong “Quá Tần luận” của Giả Nghị.

 
W

woonopro


HẠNG VŨ BẢN KÝ

1. HẠNG TỊCH, người ở đất Hạ Tương, tên tự là Vũ. Khi khởi nghĩa (209 trước Công nguyên), Tịch hai mươi bốn tuổi. Chú Tịch là Hạng Lương. Cha của Hạng Lương là Hạng yên làm tướng nước Sở, bị tướng nước Tần là Vương Tiễn giết. Họ Hạng đời đời làm tướng nước Sở, được phong ở đất Hạng cho nên lấy họ là họ Hạng. Lúc còn nhỏ, Tịch học chữ, học chẳng nên, bỏ đi học kiếm thuật, cũng chẳng nên. Hạng Lương nổi giận. Tịch nói :
- Biết chữ chỉ để đủ viết tên họ mà thôi. Kiếm chỉ đánh lại một người, không bỏ công học. Nên học cái đánh lại được vạn người !
Hạng Lương bèn dạy cho Tịch binh pháp. Tịch mừng lắm. Tịch chỉ học để biết qua ý nghĩa, chứ không chịu học cho đến nơi đến chốn.
Trước đấy, Hạng Lương phạm tội và bị bắt ở Lịch Dương. Lương nhờ quan coi ngục ở đất Kỳ là Tào Cữu viết thư cho Tư Mã hân làm quan coi ngục ở Lịch Dương, nhờ vậy mà việc này thu xếp xong (việc này để chuẩn bị cho sự biệt đãi của Tịch đối với Tư Mã Hân ở đoạn 7).
Hạng Lương có lần giết người , để tránh báo thù, Lương cùng Tịch bỏ trốn đến đất Ngô Trung. Các kẻ hiền sĩ và đại phu ở đất Ngô Trung đều thua kém Hạng Lương. Mỗi khi ở Ngô Trung có việc làm xâu hay tang lễ, Hạng Lương thường đứng ra lo liệu. Lương lén lút dùng binh pháp để tập hợp tân khách, và trai tráng ở đấy, và nhờ đó, được biết năng lực của họ.
Tần Thuỷ Hoàng đi chơi đất Côi Kê, vượt qua Chiết Giang, Lương và Tịch cùng đi xem. Tịch nói :
- Có thể cướp và thay thế hắn !
Lương bịt miệng Tịch :
- Đừng nói bậy! Bị giết cả họ bây giờ !
Nhân việc này Lương coi Tịch là kẻ khác thường. Tịch, mình cao hơn tám thước, có sức mạnh cất nổi cái vạc (Ở trước cửa miếu của vua Hạng Vũ có cái vạc nặng không ai cất nổi, chỉ có Vũ cất được), tài năng, chí khí hơn người. Các con em ở đất Ngô Trung đều sợ Tịch (Đoạn thứ nhất giới thiệu gia thế Tịch và Lương. Tiểu sử Tịch lúc còn nhỏ, nêu bật những đặc điểm khác người của Tịch về học vấn, chí khí, sức lực).
2. Tháng bảy, năm thứ nhất đời Tần Nhị Thế ( - 209), bọn Trần Thiệp khởi nghĩa ở Đại Trạch (Xem Trần Thiệp thế gia). Tháng chín năm ấy, Thái thú quận Côi Kê, tên là Thông, nói với Hạng Lương :
- Dân Giang Tây (Đây là ở phía tây sông Trường Giang) đều làm phản, nay chính là lúc trời tiêu diệt nhà Tần. Tôi nghe nói : “Ai đi trước thì làm chủ người khác; ai đi sau thì bị người khác làm chủ”. Tôi muốn xuất quân, phong ông và Hoàng Sở làm tướng.
Bấy giờ Hoàn Sở đang trốn tránh trong chốn giang hồ. Lương nói :
- Hoán Sở hiện nay đang trốn tránh, chẳng ai biết ở đâu; chỉ có Tịch biết chỗ ở của ông ta mà thôi.
Lương liền đi ra, dặn Tịch cầm kiếm đứng đợi ở ngoài. Lương lại quay vào, ngồi với thái thú. Lương nói :
- Xin cho gọi Tịch vào để giao cho y mệnh lệnh triệu Hoàn Sở về.
Thái thú nói :
- Phải !
Lương gọi Tịch vào. Lát sau, Lương đưa mắt ra hiệu cho Tịch, nói :
- Làm được rồi đấy !
Tịch liền tuốt kiếm chém đầu thái thú. Lương tay cầm đầu thái thú, mang ấn và dây buộc ấn của thái thú lên người ( Lý do của việc giết thái thú : cướp lấy ấn để dùng nó mà hiệu triệu nhân dân, trưng tập quân). Bọn môn hạ hoảng hốt, rối loạn. Tịch giết chết ngót trăm người, cả phủ đều sợ hãi, cúi đầu không dám kháng cự. Lương liền triệu tập quan lại và hào kiệt đã quen từ trước, hiểu dụ duyên cớ khởi nghĩa rồi trưng quân ở Ngô Trung và sai người thu gọi các trai tráng ở các huyện trong phủ, được tám ngàn quân tinh nhuệ (Chuẩn bị cho đoạn cuối khi nói đến “tám nghìn con em Giang Đông). Lương cất nhắc những hào kiệt ở Ngô Trung làm các chức hiệu uý, hậu, tư mã (3). Có một người không được dùng, đến nói với Lương. Lương đáp :
- Trước đây có một lễ tang, ta cắt ông làm một việc gì đấy mà ông làm không xong, vì vậy ta không dùng ông…(Ứng với câu ở đoạn 1 : Hạng Lương qua việc tang lễ làm xâu biết năng lực từng người).
Mọi người đều thán phục. Lương bèn làm thái thú Côi Kê, Tích làm ti tướng (phó tướng), chiêu hàng các huyện trong quận (Đoạn thứ 2, nói cách Tịch khởi nghĩa khác thường).

 
W

woonopro


HẠNG VŨ BẢN KÝ

3. Thiệu Binh, người Quảng Lăng, theo lệnh Trần Vương (Tức Trần Thắng – xem Trần Thiệp thế gia), đi chiêu hàng đất Quảng Lăng, nhưng chưa hạ được thành. Nghe tin Trần Vương thua chạy, quân Tần sắp đến. Bình liền vượt Trường Giang, giả làm mệnh lệnh của Trần Vương, phong Lương làm thượng trụ quốc (Chức tương đương với thừa tướng) nước Sở. Bình nói :
- Đất Giang Đông đã bình định rồi ! Mau mau đem binh về hướng tây đánh quân Tần !
Hạng Lương bèn đem tám ngàn người, vượt Trường Giang đi về hướng tây. Nghe tin Trần Anh đã lấy được huyện Đông Dương, Lương liền cho sứ giả đến giảng hoà để cùng nhau đem quân đi về hướng tây.
Trần Anh nguyên là thư lại huyện Đông Dương, ngày thường ở trong huyện là người tin cẩn, được khen là bậc trung hậu đứng đắn. Những người trai tráng ở huyện Đông Dương giết quan huyện, tụ họp đến mấy nghìn người, muốn cử một người cầm đầu, nhưng không có ai xứng đáng. Họ bèn mời Trần Anh. Anh từ chối không thể làm nổi. Họ bèn ép Anh làm thủ lĩnh. Người trong huyện theo Anh đến hai vạn. Họ muốn nhân tiện lập Anh làm vương luôn, quân sĩ đầu đội mũ màu lục để cho khác với các quân khác.
Mẹ Trần Anh bảo Anh :
- Từ khi về làm dâu ở nhà con đến nay, mẹ chưa hề nghe nói tổ tiên của con ngày trước đã có ai làm quan sang, nay bỗng dưng con được cái danh vọng lớn, đó là điều không may. Bây giờ chi bằng mình dựa vào người khác. Nếu công việc thành thì được phong hầu; nếu thất bại cũng dễ trốn tránh, không bị người ta vạch mặt chỉ tên.
Do đó, Anh không dám làm vương, nói với các quan lại :
- Họ Hạng đời đời làm tướng, nổi tiếng ở nước Sở. Nay muốn làm việc lớn mà không có người tướng giỏi thì không xong. Chúng ta dựa vào một gia tộc có tiếng (Ứng với điều nói ở đoạn 1 : Họ Hạng đời đời làm tướng ở nước Sở) thì chắc chắc sẽ tiêu diệt được tần !
Mọi người nghe theo lời Anh, giao quân cho Hạng Lương điều khiển. Hạng Lương qua sông Hoài. Kình Bố (Kình Bố họ Anh, tức là Anh Bố, nhưng bị tội khắc chữ vào trán, nên bị gọi là Kình – xem Kình Bố liệt truyện) , Bồ tướng quân cũng đem quân theo Lương. Số quân được tất cả sáu bảy vạn, đóng ở Hạ Bì.
Bấy giờ Tần Gia đã lập Cảnh Câu làm Sở vương, đóng quân ở phía đông Bành Thành, muốn chống lại Hạng Lương.
Hạng Lương nói với người quan lại :
- Trần Vương là người khởi nghĩa đầu tiên, vì chiến trận không lợi, nay không biết ở đâu. Bây giờ Tần Gia phản Trần Vương, lập Cảnh Câu, tức là phản nghịch, vô đạo!
Lương bèn tiến quân đánh Tần Gia. Quân của Tần Gia thua chạy. Lương đuổi theo đến Hồ Lang, Gia quay lại đánh trong một ngày. Gia chết, quân đầu hàng. Cảnh Câu bỏ chạy, chết ở nước Lương. Sau khi đã sáp nhập thêm quân của Tần Gia, Lương đóng quân ở Hồ Lăng, định đi đến hướng tây.
Quân của Chương Hàm đến đất Lật, Hạng Lương sai biệt tướng (vị tướng chỉ huy một cánh quân riêng) là Chu Kê Thạch, Dư Phàn Quân đánh lại. Dư Phàn Quân chết, quân của Chu Kê Thạch thua, bỏ chạy đến Hồ Lăng. Hạng Lương đem quân vào đất Tiết, giết Kê Thạch.
Trước đây, Hạng Lương đã sai Hạng Vũ đi một đường khác đánh Tương Thành. Tương Thành cố sức giữ nên Vũ không hạ được. Đến khi hạ được thành, Vũ sai chôn sống tất cả dân trong thành, rồi trở về báo tin cho Hạng Lương. Hạng Lương nghe tin Trần Vương đã chết thật, bèn gọi các biệt tướng họp ở đất Tiết để bàn bạc. Bấy giờ Bái Công đã khởi binh ở đất Bái, cũng đến hội họp.
Phạm Tăng người đất Cư Sào, bảy mươi tuổi, xưa nay ở nhà, thích mưu kế lạ, đến nói với Hạng Lương :
- Trần Thắng thua là phải lắm. Trong sáu nước bị Tần diệt, thì nước Sở là vô tội nhất. Từ khi vua Hoài Vương vào đất Tần rồi không về nữa, người Sở vẫn còn thương xót ông ta cho đến ngày nay (Xem Khuất Nguyên liệt truyện). Vì vậy, Sở Nam Công nói, “nước Sở dù chỉ còn ba hộ, nhưng tiêu diệt nhà Tần, chính là nước Sở.”
Nay Trần Thắng khởi sự không lập con cháu vua Sở mà tự lập làm vương thì tình thế không thể lâu dài được. Bây giờ ngài khởi nghĩa ở Giang Đông, các tướng nước Sở kéo đến theo ngài như ong về tổ, là vì nhà ngài đời đời làm tướng nước Sở, họ cho rằng ngài có thể lập lại con cháu vua Sở làm vua.
Hạng Lương cho là phải, bèn tìm người cháu của Sở Hoài Vương, tên là Tâm, chăn dê cho người ta, lập làm Sở Hoài Vương để thoả lòng mong mỏi của dân chúng.
Trần Anh làm thượng trụ quốc của nước Sở, được phong năm huyện cùng đóng đô ở đất Vu Thai với Hoài Vương, Hạng Lương tự xưng là Vũ Tín Quân.
Được mấy tháng, Lương đem quân đánh thành Cang Phủ cùng với Điền Vinh và Tư Mã Long Thư nước Tề. Lương đem quân cứu Đông A, phá tan quân Tần ở Đông A. Điền Vinh liền đem quân về đuổi vua Tề là Giả. Giả chạy trốn sang nước Sở. Tướng quốc (1) của Giả là Điền Nhàn trước kia là tướng nước Tề ở lại nước Triệu, không dám về. Điền Vinh lập con của Điền Đam, tên là Thị , làm Tề Vương. Sau khi đã đánh phá quân Tần ở gần Đông A, Hạng Lương đuổi theo quân Tần. Lương mấy lần sai sứ giả giục Điền Vinh đem binh của nước Tề đến, để cùng kéo quân sang hướng tây. Điền Vinh nói :
- Nước Sở có giết Điền Giả, nước Triệu có giết Điền Giác, Điền Nhàn thì ta mới đem quân đến.
Hạng Lương nói :
- Điền Giả là vua một nước giao hiếu với ta, cùng đường phải đến đây theo ta, ta không nỡ giết.
------------------
1. Dịch là tướng quốc cho khỏi lẫn với tướng quân. Tướng quân chỉ huy về chính trị, đường lối, còn tướng quân chỉ huy về quân sự. Hai chữ này viết khác nhau nhưng đều gọi là tướng, cho nên dịch là tướng quốc và tướng quân.
------------
Nước Triệu cũng không giết Điền Giác, Điền Nhàn để mua chuộc nước Tề, cho nên Tề không chịu đem quân đến giúp nước Sở. Hạng Lương sai Bái Công và Hạng Vũ đem binh đi theo đường riêng đến Thành Dương làm cỏ quân dân trong thành. Rồi tiến quân về hướng tây, đánh phá quân Tần ở phía đông thành Bộc Dương. Quân Tần rút vào thành Bộc Dương. Bái Công và Hạng Vũ bèn đánh thành Định Đào. Chưa hạ được thành, họ liền bỏ đi, cướp đất đai ở phía tây cho đến Ung Khâu, đánh quân Tần thua to, chém Lý Do (Con của Lý Tư), rồi quay lại đánh Ngoại Hoàng, nhưng chưa hạ được.
Hạng Lương đem quân từ phía tây đất Đông A, qua hướng bắc đến Định Đào, đánh tan quân Tần lần thứ hai. Bọn Hạng Vũ giết được Lý Do, cho nên Lương càng khinh thường quân Tần và tỏ ra kiêu căng.
Tống Nghĩa bèn can Hạng Lương :
- Nếu đánh thắng mà tướng kiêu căng, quân sĩ trễ nãi thì sẽ thất bại. Nay quân sĩ đã hơi trễ nãi rồi đấy ! Quân Tần ngày càng tăng, tôi lo cho ngài !
Hạng Lương không nghe, bèn sai Tống Nghĩa đi sứ nước Tề. Giữa đường Nghĩa gặp sứ giả nước Tề là Cao Lăng Quân, tên là Hiển. Nghĩa hỏi :
- Ông định yết kiến Vũ Tín Quân phải không ?
- Vâng.
- Tôi cho rằng Vũ Tín Quân thế nào cũng thua. Ông cứ thủng thẳng mà đi thì sẽ khỏi chết, nếu đi nhanh thì sẽ mắc tai hoạ đấy !
Tần quả nhiên đem hết quân tiếp viện cho Chương Hàm. Chương Hàm đánh quân Sở một trận tan tành ở Định Đào. Hạng Lương chết .
Bái Công ,Hạng Vũ rời bỏ Ngoại Hoàng, đến đánh huyện Trần Lưu, huyện Trần Lưu giữ vững không hạ được. Bái Công, Hạng Vũ bàn với nhau :
- Bây giờ quân của Hạng Lương đã tan vỡ, sĩ tốt đều lo sợ.
Hai người bèn cùng với quân của Lữ Thần đi về hướng đông. Lữ Thần đóng quân ở phía đông Bành Thành. Hạng Vũ đóng quân ở phía tây Bành Thành, Bái Công đóng quân ở đất Đường (1).
 
W

woonopro


HẠNG VŨ BẢN KÝ

4. Sau khi đã đánh bại quân của Hạng Lương. Chương Hàm cho rằng quân của nước Sở không đáng lo, nên vượt Hoàng Hà qua đánh nước Triệu, phá tan quân Triệu.
Lúc bấy giờ Triệu Yết làm vua, Trần Dư làm tướng quân. Trương Nhĩ làm tướng quốc, cả ba đều chạy vào thành Cự Lộc. Chương Hàm đóng quân ở phía nam thành này, xây ,một con đường ống để chuyên chở thóc. Trần Dư làm tướng, đem vài vạn quân đóng ở phía bắc thành Cự Lộc (2), toán quân ấy gọi là quân Hà Bắc.
Quân Sở đã bị thua ở Định Đào, Hoài Vương lo sợ, từ Vu Thai đến Bành Thành, dồn cả quân của Hạng Vũ, Lũ Thần làm một, và thân hành cầm quân. Hoài Vương cho Lữ Thần làm tư đồ, cha của Thần là Lữ Thanh làm lệnh doãn, cho Bái Công làm thái thú Đường Quận, phong làm Vũ An Hầu, coi đạo quân Đường Quận.
--------------
1. Đoạn 3 – Lai lịch Hạng Lương từ khi khởi nghĩa đến khi thất bại. Giới thiệu những nhân vật quan trọng của cuộc khởi nghĩa : Trần Anh, Phạm Tăng, Kình Bố, Bái Công. Hạng Lương vì kiêu căng nên thất bại, quân Tần từ bại chuyển thành thắng.
2. Trước khi quân Tần bao vây, Trần Dư đã mang quân ra ngoài thành (xem Trương Nhĩ, Trần Dư liệt truyện).
------------------------------
Sứ giả nước Tề là Cao Lăng Quán tên là Hiển, bấy giờ đang ở trong quân đội nước Sở. Trước đấy, Hiển có gặp Tống Nghĩa, cho nên Hiển yết kiến vua Sở và nói :
- Tống Nghĩa nói rằng quân của Vũ Tín Quân nhất định thua, vài ngày sau; quả nhiên quân ấy bị bại. Quân chưa giao chiến mà ông ta đã thấy trước cái cơ thất bại như thế, có thể gọi ông ta là người biết binh pháp.
Hoài Vương gọi Tống Nghĩa vào cùng bàn công việc. Hoài Vương rất là đẹp lòng, bèn cho y làm thượng tướng quân, Hạng Vũ làm thừa tướng, phong Lỗ Công, Phạm Tăng làm mạt tướng để cứu nước Triệu. Các biệt tướng đều ở dưới quyền Tống Nghĩa, hiệu là Khanh Tử Quán Quân. Tống Nghĩa đi đến An Dương, ở lại bốn mươi sáu ngày không tiến quân. Hạng Vũ nói :
- Tôi nghe nói quân Tần vây Triệu Vương ở Cự Lộc, ngài nên mau mau đem quân qua sông, quân Sở đánh ở bên ngoài, quân Triệu tiếp ứng ở bên trong, thì chắc chắn phá được Tần.
- Không phải thế đâu. Phàm con mòng đốt trâu thì không thể nào giết được rận chấy (Câu này có nhiều sách giải nghĩa khác nhau. Có sách giải thích : thành Cự Lộc tuy nhỏ, quân Tần không thể lấy ngay được. Có sách giải thích : Muốn lấy được Tần thì không thể chú ý Cự Lộc. Ý sau hợp hơn. Con mòng chỉ cốt đốt trâu, không có thì giờ đâu chú ý đến bọn chấy rận trên lưng trâu, cũng như Tống Nghĩa chỉ cốt đánh Tần, không có thì giờ để ý đến việc vụn vặt như Cự Lộc). Nay Tần đánh Triệu, nếu Tần đánh thắng thì quân mệt mỏi, ta lợi dụng lúc nó kiệt quệ mà đánh, nếu Tần không thắng thì ta hợp quân kéo về hướng tây, chắc chắn cướp lấy được nước Tần. Vì vậy, không gì bằng trước tiên để cho Tần và Triệu đánh nhau. Mang áo giáp dày, cầm binh khí sắc thì Nghĩa này không bằng ông, nhưng ngồi để trù tính sách lược thì ông không bằng Nghĩa (Câu này ám chỉ Hạng Vũ).
Tống Nghĩa bèn ra lệnh trong quân :
- Ai mạnh như hổ, bướng như dê, tham như sói, cứng đầu không thể sai khiến được, đều chém tuốt!
Nghĩa bèn sai con là Tống Tương sang làm tướng nước Tề, thân hành tiễn y đến đất Vô Diêm, uống rượu, hội họp linh đình. Trời lạnh, mưa to, quân sĩ đều đói rét . Hạng Vũ nghĩ thầm :
- Đáng lý phải cố sức đánh Tần, thế mà lại cứ dằng dai mãi không chịu đi. Nay năm đói, dân nghèo, sĩ tốt ăn rau ăn khoai, quân không có lương thực sẵn sàng. Thế mà cứ uống rượu, hội họp linh đình, không đem binh vượt Hoàng Hà để dùng lương thực nước Triệu, cùng Triệu chung sức đánh Tần. Lại còn nói “lợi dụng khi nó kiệt quệ”! Một nước mạnh như nước Tần, đánh nước Triệu là nước mới thành lập, thì nhất định là lấy đứt rồi ! Nước Triệu mất, Tần lại càng mạnh, chứ có mong gì nó kiệt quệ mà lợi dụng kia chứ ? Vả chăng, quân ta vừa bị tan tác, vua ngồi không yên chiếu, vét tất cả binh lính, lương thực trong nước, giao cho một mình tướng quân, nước nhà yên hay nguy là ở trận này. Nay không thương xót sĩ tốt, lại mưu đồ việc riêng, thật không phải hạng bầy tôi trung thành với nước (Đoạn này phản lại nhận xét của Tống Nghĩa, và chứng tỏ Hạng Vũ là người dũng mãnh, yêu sĩ tốt, nhiều mưu trí và quyết đoán trong lúc hành động).
Buổi sáng, Hạng Vũ vào hầu thượng tướng quân Tống Nghĩa, Vũ bước vào trướng chặt đầu Nghĩa, liền ra lệnh trong quân :
- Tống Nghĩa mưu với Tề để phản lại nước Sở. Sở Vương ra lệnh cho Vũ giết hắn !
Bấy giờ các tướng đều sợ hãi cúi đầu không ai dám ho he. Tất cả đều nói :
- Người đầu tiên lập nước Sở là gia đình tướng quân. Nay tướng quân lại giết được đứa loạn thần.
Họ bàn nhau lập Vũ làm quyền thượng tướng quân, sai người đuổi theo con của Tống Nghĩa, đến Tề thì bắt được và giết đi. Vũ sai Hoàn Sở báo với Hoài Vương. Hoài Vương nhân đó phong Vũ làm thượng tướng quân. Đương Dương Quân và Bồ Tướng Quân đều ở dưới quyền Hạng Vũ.
Sau khi giết Khanh Tử Quán Quân, uy thế của Hạng Vũ vang dội ở nước Sở, danh tiếng nổi ở khắp các chư hầu, Vũ liền sai Đương Dương Quân, Bồ Tướng Quân cầm hai vạn quân vượt Hoàng Hà đến Cự Lộc. Vì chiến sự còn ít thắng lợi, nên Trần Dư lại xin quân tiếp viện. Hạng Vũ liền đem tất cả quân vượt Hoàng Hà, bắt quân lính đều phải dìm đắm thuyền, đập vỡ nồi nấu cơm, đốt lều trại, chỉ mang lương thực trong ba ngày để tỏ rõ sĩ tốt quyết tâm liều chết, không chịu quay về. Vũ đến vây Vương Ly, gặp quân Tần, đánh chín trận, cắt đứt con đường ống, phá tan quân Tần, giết Tô Gíac, bắt sống Vương Ly. Thiệp Nhân không đầu hàng Sở, tự thiêu mình mà chết.
Bấy giờ thanh thế quân của Sở át cả quân các nước chư hầu. Quân của chư hầu đến cứu Cự Lộc đóng ở gần đó hơn mười doanh trại, nhưng không ai dám đem quân ra đánh. Đến khi Sở đánh Tần, các tướng đều đứng trên tường mà nhìn. Các chiến sĩ nước Sở ai cũng đủ sức một người chống lại mười người, tiếng reo hò của quân Sở vang trời, quân chư hầu không ai không run sợ. Do đó, sau khi đã đánh tan quân Tần, Hạng Vũ triệu tập tướng các nước chư hầu. Khi vào cửa viên môn, mọi người đều quỳ gối xuống mà đi tới, không ai dám ngẩng lên nhìn !
Vì vậy, Hạng Vũ bắt đầu làm thượng tướng quân của chư hầu, chư hầu đều ở dưới quyền Vũ (Đoạn 4 – Hành động oanh liệt của Hạng Vũ trong việc giết Tống Nghĩa, đánh tan quân Tần ở Cự Lộc. Do đó, chuyển bại thành thắng. Tác giả nhấn mạnh thái độ kiên quyết chiến đấu của Hạng Vũ và quân Sở đối lập với thái độ khiếp nhược của quân chư hầu. Tác giả nhấn mạnh mấy lần chữ “không dám…”).
 
W

woonopro


HẠNG VŨ BẢN KÝ

5. Chương Hàm đóng quân ở Cúc Nguyên, Hạng Vũ đóng quân ở phía nam sông Chương. Hai bên cứ giữ thế nhau chưa giao chiến. Quân của Tần nhiều lần rút lui. Tần Nhị Thế sai người đến quở trách Chương Hàm. Chương Hàm sợ, sai trưởng sử (chức quan tương đương với chức bí thư trưởng) là Hân đi yết kiến vua Tần để tâu xin định đoạt. Hân đến Hàm Dương đợi ở cửa tư ãm (Cửa ngoài của cung đình) ba ngày. Triệu Cao (Về Triệu Cao xem Tần Thuỷ Hoàng bản kỷ) không cho yết kiến, vì y có lòng ngờ. Trưởng sử Hân sợ hãi chạy về quân mình, nhưng không dám đi theo con đường lần trước. Quả nhiên Triệu Cao cho người đuổi theo, nhưng không kịp. Hân về đến quân doanh báo rằng :
- Ở triều đình, Triệu Cao chuyên quyền, ở dưới quyền của nó không thể làm được việc gì. Nay nếu đánh mà thắng thì thế nào Cao cũng ghen ghét công lao của chúng ta; lỡ đánh không thắng thì không khỏi chết. Xin tướng quân hãy suy nghĩ cho kỹ !
Trần Dư cũng đưa thư cho Chương Hàm nói :
- Bạch Khởi làm tướng nước Tần, phía nam chinh phục Yên Sinh (Kinh đô của Sở), phía bắc chôn sống Mã Phục (Triệu Quát, con Triệu Xa được phong làm Mã Phục quân, bị Bạch Khởi giết, đồng thời chôn sống 40 vạn quân Triệu), đánh lấy thành, cướp được đất không biết bao nhiêu mà kể. Thế mà cuối cùng Tần ra lệnh cho tự sát. Mông Điềm làm tướng nước Tần, phía bắc giết quân Nhung, mở mang đất Du Trung mấy ngàn dặm, thế mà cuối cùng cũng bị chém ở Dương Châu (Sử chép : Hồ Hợi giam Mông Điềm ở Dương Châu, rồi bắt Điềm phải uống thuốc độc chết ở đó. Đây nói “chém” ở Dương Châu là có ý nói thêm). Tại sao lại như thế ? Họ lập nhiều công, nước Tần không thể cấp đất đai cho hết, cho nên tìm cách giết họ đi. Nay tướng quân làm tướng nước Tần đã ba năm nay, quân chết và bỏ trốn tính đến chục vạn người, thế mà chư hầu nổi dậy càng nhiều. Tên Triệu Cao kia mấy lâu nay vốn hay nịnh hót, lừa dối nhà vua (Nịnh dối đã lâu ngày, sợ bại lộ ra), nay việc gấp, cũng sợ Nhị Thế giết, cho nên hắn muốn tìm cách giết tướng quân để trút lỗi, rồi sai người thay thế tướng quân để tránh khỏi tai hoạ. Tướng quân ở ngoài đã lâu, ở trong triều đình có nhiều hiềm khích : có công cũng bị giết, không có công cũng bị giết. Vả chăng trời làm tiêu diệt nhà Tần, người ngu độn hay khôn ngoan ai cũng đều biết như thế. Nay tướng quân ở triều đình thì không thể lấy lời thẳng để khuyên can ở ngoài biên cương thì làm vị tướng của một nước sắp mất. Cô độc đứng một mình mà muốn tồn tại được mãi thì chẳng đáng thương lắm sao ! Tại sao tướng quân không đem quân quay lại liên hiệp với chư hầu, giao ước cùng nhau đánh Tần, chia đất Tần để làm vương, ngoảnh mặt về hướng nam để xưng “cô” (Ngày xưa thiên tử và chư hầu đều ngồi quay mặt về hướng nam để cai trị, và tự xưng mình là “cô”, với nghĩa khiêm tốn là đứa con không cha, cũng như thiên tử xưng “quả nhân”, với nghĩa khiêm tốn là người ít nhân), điều đó chẳng hơn thân bị bú rìu, vợ con bị giết hay sao ?
Chương Hàm còn do dự, bí mật sai vị quân là Thi Thành đi sứ đến Hạng Vũ, muốn cùng giao ước. Giao ước chưa xong. Hạng Vũ sai Bồ Tướng Quân ngày đêm đem quân vượt bến Tam Hộ, đóng quân ở phía nam sông Chương, đánh nhau với quân Tần, lại đánh tan quân Tần lần thứ hai (Nên rõ mưu lược của Hạng Vũ, giao ước chưa xong đã đánh; dễ thắng vì quân địch còn hoang mang, nhân đó càng làm áp lực bắt Hàm phải hàng). Hạng Vũ đem tất cả quân đánh quân Tần trên sông Vu Thuỷ, phá tan tành.
Chương Hàm sai người yết kiến Hạng Vũ, muốn giao ước. Vũ triệu các quân lại bàn :
- Lương ta ít, ta muốn nghe theo giao ước của y.
Các quân lại đều nói :
- Phải .
Hạng Vũ bèn hẹn với Hàm gặp nhau ở Ân Khư, phía nam sông Hoàn Thuỷ. Sau khi ăn thề, Chương Hàm nhìn thấy Hạng Vũ, chảy nước mắt ròng ròng, kể lại việc Triệu Cao. Hạng Vũ bèn lập Chương Hàm làm Ung Vương giữ lại ở trong quân đội của Sở, cho trưởng sử Hân làm thượng tướng quân, cầm quân Tần để đi tiên phong.
Quân của Vũ đến Tân An, tướng sĩ các nước chư hầu xưa kia làm xâu hay đi thú ở trong đất Tần đều bị tướng sĩ của Tần đối đãi với họ như là nô lệ, tù binh, tha hồ làm nhục tướng sĩ nhà Tần. Tướng sĩ nhà Tần nhiều người nói trộm với nhau :
- Bọn Chương tướng quân lừa chúng ta đầu hàng chư hầu, nên bây giờ họ có thể vào cửa quan đánh nước Tần. Nếu may ra mà đánh được nhà Tần thì tốt lắm, nếu không thì chư hầu sẽ bắt chúng mình đem về đông, còn Tần thì thế nào cũng giết chết cha mẹ, vợ con ta.
Các tướng nghe mang máng việc họ bàn, đem báo lại với Hạng Vũ. Hạng Vũ liền gọi Kình Bố và Bồ Tướng Quân để bàn :
- Tướng sĩ của Tần vẫn còn đông, bụng chúng không phục ta, đến Quang Trung mà chúng không theo ta thì việc lớn sẽ nguy; chi bằng giết chúng đi, chỉ giữ lại Chương Hàm, trưởng sử Hân, đô uý
Ế để cùng vào đất Tần mà thôi.
Bấy giờ quân đội Sở ban đêm đến đánh và chôn sống hơn hai mươi vạn lính Tần ở phía Nam thành Tân An . (Đoạn 5 - Kể lại Chương Hàm đầu hàng Hạng Vũ và việc Hạng Vũ chôn sống quân Tần. Từ đoạn 7 trở đi là kể việc tranh chấp giữa Hạng Vũ và Lưu Bang để làm bá chủ thiên hạ.)
6. Vũ từ Tân An ra đi, muốn bình định được đất Tần, nhưng cửa Hàm Cốc có binh giữ cửa ải, Vũ không vào được (1). Lại nghe tin Bái Công đã phá Hàm Dương. Hạng Vũ nổi giận, sai bọn Đương Dương Quân đánh cửa ải. Hạng Vũ bèn vào đến phía tây sông Hí Thuỷ.
Bái Công đóng quân ở Bá Thượng, chưa có dịp gặp Hạng Vũ. Quan tả tư mã của Bái Công là Tào Vô Thương sai người đến nói với Hạng Vũ :
- Bái Công muốn làm vua ở Quan Trung, cho Tử Anh làm tướng quốc, lấy hết của cải châu báu.
Hạng Vũ nổi giận nói :
- Ngày mai cho quân sĩ ăn no, để đánh quân của Bái Công!
Lúc bấy giờ, quân Hạng Vũ bốn mươi vạn đóng ở Hồng Môn huyện Tân Phong. Quân của Bái Công mười vạn, đóng ở Bá Thượng. Phạm Tăng nói với Hạng Vũ :
- Khi Bái Công ở Sơn Đông thì tham của cải, thích gái đẹp. Nay vào Quan Trung, ông ta không lấy của cải gì (2), không thân cận đàn bà con gái, điều đó chứng tỏ chí của ông ta không vừa ! Tôi sai người xem khí mây nơi ông ta ở, thì đều là khí long hổ thành năm sắc (3), chính là khí tượng thiên tử đấy, phải đánh gấp chớ có bỏ qua.
---------------
1. Trong thời gian Hạng Vũ đem quân đến Cự Lộc. Bái Công vâng lệnh Sở Hoài Vương đã đem binh lấy nước Tần, cho người canh giữ Hàm Cốc Quan (xem Cao Tổ bản kỷ).
2. Nhận xét này của Phạm Tăng chứng tỏ lời của Tào Vô Thương là bịa đặt. Tham vọng của Bái Công to hơn thế nhiều.
3. Theo mê tín đời xưa, đế vương ở đâu, thì ở đấy có mây ngũ sắc phủ trên trời.------------------------------
 
W

woonopro


HẠNG VŨ BẢN KÝ

Quan tả doãn nước Sở là Hạng Bá, chú của Hạng Vũ, vốn quen thân Lưu hầu là Trương Lương. Lúc bấy giờ Trương Lương theo Bái Công, Hạng Bá bèn đang đêm ruỗi ngựa đến quân doanh Bái Công, gặp riêng Trương Lương , báo cho Lương biết đầu đuôi câu chuyện, muốn gọi Trương Lương cùng đi với mình cho thoát nạn. Hạng Bá bèn bảo Lương rằng :
- Chớ có theo mà bị chết cả đấy !
Trương Lương nói :
- Tôi vì vua Hàn mà theo Bái Công, nay Bái Công có việc nguy cấp, bỏ trốn đi là bất nghĩa, không thể không nói với ông ta.
Lương bèn đi vào kể đầu đuôi cho Bái Công nghe.
Bái Công hoảng sợ nói :
- Làm thế nào bây giờ ?
Trương Lương hỏi :
- Kẻ nào bày kế cho đại vương ?
Bái Công nói :
- Cái thằng tiểu nhân ấy bảo ta rằng, “Giữ lấy Hàm Cốc Quan, không cho quân của chư hầu vào, thì có thể làm vương trên toàn đất Tần”, vì vậy, ta nghe lời hắn!
Trương Lương nói :
- Đại vương thử liệu xem sĩ tốt có đủ để chống lại Hạng Vương không ?
Bái Công im lặng một lúc, đáp :
- Cố nhiên là không bằng! Làm sao bây giờ ?
Trương Lương nói :
- Thần xin đến nói với Hạng Bá rằng, Bái Công không dám phản Hạng Vương.
- Nhà ngươi với Hạng Bá quen nhau à ?
- Trong thời nhà Tần, Hạng Bá chơi với thần, ông ta giết người, thần cứu sống; cho nên ngày nay gặp việc nguy cấp, ông ta đến đây báo cho thần biết.
- Ông ta với nhà ngươi, ai lớn tuổi hơn ?
- Ông ta lớn tuổi hơn thần.
- Nhà ngươi hãy thay mặt ta mời ông ta vào, ta sẽ đãi ông ta là bậc anh.
Trương Lương đi ra mời Hạng Bá. Hạng Bá liền vào yết kiến Bái Công. Bái Công bưng chén rượu chúc thọ, hẹn làm thông gia, Bái Công nói :
- Tôi vào Hàm Cốc Quan, tơ hào không dám động, ghi danh sách quan lại và dân chúng vào sổ, niêm phong các kho tàng để đợi tướng quân. Tôi sai tướng giữ cửa ải chỉ là đề phòng trộm cướp ra vào, và những việc bất trắc mà thôi. Ngày đêm mong tướng quân đến, chứ tôi đâu dám làm phản! Xin ông nói lại với tướng quân rằng, tôi đâu dám vong ân bội nghĩa !
Hạng Bá nhận lời, nói với Bái Công :
- Ngày mai thế nào ông cũng phải đến sớm mà xin lỗi Hạng Vương!
Bái Công nói : “Vâng”.
Hạng Bá liền ra đi trong đêm ấy. Về đến quân doanh, Bá đem những lời nói của Bái Công báo lại với Hạng Vũ, nhân tiện nói :
- Nếu Bái Công không phá Quan Trung trước thì đại vương có dám vào không ? Người ta có công lớn mà mình lại đánh là bất nghĩa, chi bằng đối đãi với họ cho tử tế!
Hạng Vương cho là phải.
Sáng hôm sau, Bái Công mang theo một trăm kỵ binh đến yết kiến Hạng Vương. Bái Công đến Hồng Môn xin lỗi :
- Tôi và tướng quân đều hết sức đánh Tần. Tướng quân đánh ở Hà Bắc, tôi đánh ở Hà Nam, không ngờ tôi vào Hàm Cốc Quan trước, đánh phá nhà Tần, lại được gặp tướng quân ở đây. Nay vì lời nói của kẻ tiểu nhân nên tướng quân với tôi có hiềm khích !
Hạng Vũ nói :
- Đó là quan tả tư mã của Bái Công là Tào Vô Thương nói đấy (1). Nếu không thì Tịch đây làm như thế làm gì!
Hôm ấy Hạng Vương giữ Bái Công ở lại uống rượu. Hạng Vũ và Hạng Bá ngồi quay mặt về hướng nam, Bái Công ngồi quay mặt về hướng bắc, Trương Lương chầu quay mặt về hướng tây (2).
Phạm Tăng đưa mắt nhìn Hạng Vương, đưa cái vòng ngọc quyết (3) ra hiệu, như thế ba lần. Nhưng Hạng Vương vẫn im lặng không để ý. Phạm Tăng đứng dậy ra đi, gọi Hạng Trang đến bảo :
- Quân Vương là người bất nhẫn ! Anh phải vào chúc thọ! Chúc thọ xong xin múa kiếm, nhân đó đâm Bái Công ở chỗ ngồi và giết đi. Nếu không, tất cả bọn anh đều bị ông ta bắt cầm tù cả đấy.
Hạng Trang liền vào chúc thọ. Chúc thọ xong, Hạng Trang nói :
- Quân Vương và Bái Công uống rượu, trong quân doanh không có gì làm vui, tôi xin múa kiếm.
Hạng Vương nói :
- Được !
-----------------------
1. Hạng Vũ lỡ lời.
2. Tác giả lưu ý đến cách ngồi của bốn người, đoạn này miêu tả hết sức sinh động, cử chỉ, nét mặt, tiếng nói, tất cả đều rất ngắn, nhưng rất điển hình.
3. Ngọc quyết là vòng ngọc đeo bên mình. Ở đây chữ “quyết” trong ngọc quyết đồng âm với chữ quyết trong “quyết định”. Ý Tăng bảo Vũ phải quyết định ngay.
-------------------------------
Hạng Trang tuốt kiếm, đứng dậy múa. Hạng Bá cũng tuốt kiếm đứng dậy múa, luôn luôn lấy thân mình che cho Bái Công nên Trang không đâm được. Trương Lương bèn ra đến cửa tìm Phàn Khoái. Phàn Khoái hỏi :
- Việc hôm nay ra sao ?
Trương Lương nói :
- Nguy cấp lắm! Hiện nay Hạng Trang tuốt kiếm đang múa, xem hắn cốt nhằm Bái Công mà đâm.
Phàn Khoái nói :
- Như thế thì gấp quá rồi ! Tôi xin vào cùng liều chết.
Khoái liền mang kiếm, cắp khiên bước vào cửa viên môn. Vệ sĩ cầm giáo chéo nhau muốn cản không cho vào. Phàn Khoái cầm ngang cái khiên mà gạt vệ sĩ ngã lăn ra đất. Khoái liền vào, vén màn đứng quay mặt về hướng tây (tức là đối diện với Hạng Vũ), trợn mắt nhìn Hạng Vũ, khoé mắt rách toác! Hạng Vương chống kiếm quỳ nhổm dậy (có ý giữ thế thủ) mà hỏi :
- Ông khách làm gì thế ?
Trương Lương nói :
- Đó là Phàn Khoái, người tham thặng (người ngồi cùng một xe để hộ vệ ) của Bái Công.
Hạng Vũ nói :
- Tráng sĩ ! Cho tráng sĩ chén rượu.
Liền cho Khoái một chén rượu. Khoái lạy tạ đứng lên mà uống.
- Cho ông ta một vai lợn!
Lại cho Khoái một vai lợn sống, Khoái đặt cái khiên xuống đất, đặt vai lợn lên trên, tuốt kiếm xẻo thịt lợn mà nhai (Tất cả bốn động tác trong một câu. Cách ăn thịt lợn thật đặc sắc.)
Hạng Vương nói :
- Tráng sĩ có uống được rượu nữa không ?
Phàn Khoái nói :
- Thần chết còn chả tránh, dám đâu từ chối chén rượu. Vua Tần lòng lang dạ thú giết người nhiều không kể xiết, trị tội người như sợ không kịp. Thiên hạ đều nổi dậy làm phản. Vua Hoài Vương có giao ước với các tướng, “Ai phá được Tần, vào Hàm Dương thì phong vương”. Ngày nay Bái Công là người đầu tiên phá được Tần, vào Hàm Dương, tơ hào không dám phạm, niêm phong các cung thất, đem quân về đóng ở Bá Thượng để chờ đại vương đến. Bái Công sai tướng giữ cửa ải là chỉ để đề phòng bọn trộm cướp ra vào, và những việc bất trắc mà thôi. Bái Công khó nhọc mà công to như vậy, nhưng vẫn chưa được phong thưởng gì ! Nay đại vương nghe lời bọn tiểu nhân, muốn giết kẻ có công ,tức là noi theo đường lối nhà Tần đã mất ! Tôi trộm nghĩ đại vương không nên làm như vậy!
Hạng Vương chưa biết lấy câu gì đáp lại, bảo :
- Ngồi xuống !
Phàn Khoái ngồi bên cạnh Trương Lương. Một lát, Bái Công đứng dậy đi ra ngoài. Nhân đó gọi Phàn Khoái ra. Hạng Vương sai đô uý là Trần Bình mời Bái Công vào. Bái Công nói :
- Nay ta ra đi, chưa có lời từ biệt, làm thế nào bây giờ ?
Phàn Khoái nói :
- Làm việc lớn thì không để ý đến những điều vụn vặt; làm lễ lớn không câu nệ những điều nhỏ. Nay người ta là dao, là thớt, ta là cá, là thịt, từ biệt làm gì ?
 
S

sieutrom1412


HẠNG VŨ BẢN KỶ (tiếp theo)


ái Công bèn ra đi, sai Trương Lương ở lại để xin lỗi. Lương hỏi :

- Đại Vương đến đây có mang theo gì không ?

Bái Công nói :

- Ta mang theo một cặp ngọc bạch bích, muốn để hiến Hạng Vương, một đôi chén ngọc muốn để biếu Á phụ. Ta thấy họ nổi giận nên không dám hiến. Nhà ngươi hiến hộ ta.

Trương Lương nói :

- Xin vâng.

Bấy giờ quân của Hạng Vương đóng ở Hồng Môn, quân của Bái Công đóng ở Bá Thượng , cách nhau bốn mươi dặm . Bái Công bỏ xe lại, một mình cưỡi ngựa đi thoát thân, bốn người : Phàn Khoái, Hạ Hầu Anh, Ngân Cương, Kỷ Tín, mang gươm và khiên chạy bộ theo (miêu tả cách chạy trốn rất tỉ mỉ và cụ thể ). Họ men theo chân núi Ly Sơn, đi qua Chỉ Dương, theo con đường nhỏ. Bái Công dặn Trương Lương :

- Đi theo con đường này đến quân ta chỉ mất hai mươi dặm thôi. Tính chừng khi nào ta đã về đến quân doanh rồi thì nhà ngươi hãy vào.

Sau khi Bái Công chừng đã đi theo con đường nhỏ về đến trong quân. Trương Lương bước vào xin lỗi, nói :

- Bái Công quá chén, không thể vào từ biệt, có sai thần là Lương, dâng một đôi ngọc bích để kính dâng đại vương, một đôi chén ngọc đến kính dâng đại tướng quân.

Hạng Vương hỏi :

- Bái Công đâu rồi ?

Trương Lương nói :

- Nghe đại vương có ý trách tội, Bái Công đã trốn thoát đi một mình, nay đã về đến quân doanh.(Nhấn mạnh ý sau để nói Hạng Vũ bây giờ không làm gì được nữa.)

Hạng Vương bèn nhận ngọc bích đặt ở chỗ ngồi. Á Phụ cầm chén ngọc đặt xuống đất, tuốt kiếm đập chén vỡ tan, nói :

- Chà ! Thằng trẻ con (Đây là nói Hạng Trang, nhưng thực ra là ám chỉ Hạng Vũ) không thể cùng bàn mưu kế! Người đoạt thiên hạ của Hạng Vương nhất định là Bái Công. Bọn ta sẽ bị bắt làm tù hết.

Bái Công về đến quân doanh, lập tức giết Tào Vô Thương (Đoạn này nổi tiếng trong văn học gọi là đoạn “ăn yến ở Hồng Môn”).

2. Mấy ngày sau, Hạng Vương đem binh về hướng tây làm cỏ thành Hàm Dương, giết vua Tần đã đầu hàng là Tử Anh, đốt cung thất nhà Tần, lửa cháy liền ba tháng không tắt, thu của cải châu báu, phụ nữ đem về đông. Có người (Theo Tiền hán thư, thì người thuyết khách này là Hàn Sinh, Hán Sở Xuân Thu gọi là Thái Sinh.) nói với Hạng Vương :

- Đất Quan Trung bốn phía có núi sông che chở, đất đai phì nhiêu, có thể đóng đô ở đấy để xây dựng nghiệp bá.

Hạng Vương thấy cung thất nhà Tần đều bị đốt phá, lòng chạnh nhớ, muốn về miền đông, liền nói :

- Được phú quý mà không trở về làng cũ thì cũng như mặc áo gấm đi đêm, còn ai biết gì ?

Người ấy nói :

- Người ta nói rằng, “Người nước Sở giống “những con khỉ đội mũ người” (Con khỉ đội mũ người thì trong chốc lát sẽ vứt mũ và bản tính của nó sẽ lộ ra, ý nói tính tình thay đổi nhanh), quả thực là đúng!”

Hạng Vương nghe vậy, bỏ người đó vào trong vạc dầu.

Hạng Vương sai người xin mệnh lệnh của Sở Hoài Vương, Hoài Vương nói :

- Cứ theo như lời ước cũ (Hạng Vương hy vọng Sở Hoài Vương sẽ cho mình làm vương ở Tần, nhưng Sở Hoài Vương muốn giữ lời giao ước để Bái Công làm vương, vì Bái Công đầu tiên vào Quan Trung).

Hạng Vương bèn tôn Hoài Vương lên làm Nghĩa Đế. Hạng Vương muốn tự xưng vương nên trước tiên phong các tướng văn võ làm vương. Hạng Vương nói :

- Khi thiên hạ mới bắt đầu khởi sự thì tạm thời lập các chư hầu để đánh Tần, nhưng việc mình mặc áo giáp, tay cầm gươm dáo gánh vác việc lớn, ba năm xông pha ở chiến trường, diệt nhà Tần và bình định được thiên hạ đều là công lao của các vị tướng, các quan văn võ và của Tịch này. Nghĩa Đế tuy không có công, nhưng cũng chia đất đai mà phong vương cho ông ta.

Các tướng đều nói :

- Phải đấy !

Hạng Vương bèn chia thiên hạ, lập các tướng làm vua các nước chư hầu.

Hạng Vương và Phạm Tăng lo ngại Bái Công sẽ lấy thiên hạ; nhưng trót đã điều đình xong, không muốn bội ước, sợ chư hầu làm phản, cho nên bí mật bàn nhau : đất Ba và đất Thục đường xá hiểm trở, nhà Tần đày người đến ở đất Thục, bèn nói :

- Đất Ba và đất Thục cũng là đất Quan Trung (Vì bất đắc dĩ phải phong vương cho Bái Công, lại phải phong ở Quan Trung theo lời giao ước, cho nên hai người tìm cách “đày” Bái Công đi Ba và Thục, và nói rằng Ba và Thục cũng là Quan Trung). Cho nên lập Bái Công làm Hán Vương cai trị đất Ba, đất Thục và đất Hán Trung, đóng đô ở Nam Trịnh. Hạng Vương chia Quan Trung làm ba phần, phong vương cho các tướng Tần đã đầu hàng, để họ chẹn đường của Hán Vương.

Hạng Vương lập Chương Hàm làm Ung Vương, cai trị từ Hàm Dương sang phía tây, đóng đô ở Phế Khâu. Trưởng sử Hân xưa làm quan coi ngục ở Lịch Dương vốn có ơn với Hạng Lương; đô uý Đổng Ế trước đã khuyên Chương Hàm đầu hàng nước Sở, cho nên Hạng Vương lập Tư Mã Hân làm Tắc Vương, cai trị từ phía đông Hàm Dương cho đến Hoàng Hà, đóng đô ở Lịch Dương; Đổng Ế được làm Địch Vương ,cai trị đất Thượng Quận, đóng đô ở Cáo Nô. Hạng Vương để Nguỵ Vương là Báo làm Tây Nguỵ Vương, cai trị đất Hà Đông, đóng đô ở Bình Dương. Thân Dương ở Hà Khâu là người tôi yêu của Trương Nhĩ, đã lấy được quận Hà Nam, và đóng quân Sở trên Hoàng Hà, cho nên được lập làm Hà Nam Vương , đóng đô ở Lạc Dương.

Hàn Vương tên là Thành vẫn ở đất cũ, đóng đô ở Dương Định. Tướng nước Triệu là Tư Mã Ngang đã lấy được Hà Nội và đã có nhiều lần lập công, cho nên được lập làm Ân Vương, cai trị ở đất Hà Nội, đóng đô ở Triều Ca. Hạng Vương đổi Triệu Vương tên là Yết làm Đại Vương. Thừa tướng nước Triệu là Trương Nhĩ vốn hiền lại theo Hạng Vũ vào Quan Trung cho nên được lập làm Thường Sơn Vương cai trị đất Triệu đóng đô ở Tương Quốc. Đương Dương Quân Kình Bố làm tướng nước Sở, thường lập công đầu trong quân đội, cho nên được lập làm Cửu Giang Vương, đóng đô ở Lục. Ngô Nhuế làm lệnh ở Bà Dương, thường đốc suất Bách Việt (tên chung để chỉ tất cả Việt tộc, ở dãy núi Ngũ Lĩnh, sau khi nước Việt bị nước Sở diệt. Vào cuối đời Chiến quốc có Âu Việt ở phía nam Chiết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Dương Việt ở Quảng Đông.) để giúp chư hầu, lại theo Hạng Vũ vào Quan Trung cho nên được lập làm Hành Sơn Vương, đóng đô ở đất Trâu. Cung Ngao làm trụ quốc của Nghĩa Đế, đã đem quân đánh Nam Quân, lập được nhiều công cho nên được làm Lâm Giang Vương, đóng đô ở Giang Lăng. Hạng Vương đổi tên Yên Vương Hàn Quảng làm Liêu Đông Vương. Tướng nước Yên là Tang Đồ đã theo Sở cứu Triệu, sau đó lại theo Hạng Vũ vào Quan Trung cho nên được lập làm Yên Vương, đóng đô ở đất Kế. Hạng Vương đổi Tề Vương là Điền Thi làm Giao Đông Vương.

Tướng nước Tề là Điền Đô đã cùng Hạng Vương cứu Triệu, sau đó lại theo Hạng Vương vào Quan Trung cho nên được lập làm Tề Vương, đóng đô ở Lâm Tri. Điền An, cháu của Tề Vương Kiến bị Tần giết khi Hạng Vũ vượt qua sông cứu Triệu. Điền An đã lấy lại được mấy thành ở Tế Bắc rồi đem binh đầu hàng Hạng Vũ, cho nên được lập làm Tế Bắc Vương, đóng đô ở Bắc Dương .

Điền Vinh đã mấy lần không nghe theo Hạng Vương, lại không chịu đem binh theo quân Sở đánh Tần cho nên không được phong đất. Thành An Quân Trần Dư bỏ tướng ấn mà đi, không theo Hạng Vương vào Quan Trung, nhưng nghe nói ông ta là người hiền, có công với nước Triệu, lại nghe tin ông ta lúc bấy giờ ở Nam Bì, cho nên phong cho ba huyện ở xung quanh đấy. Tướng của Phiên Quân là Mai Quyên lập được nhiều công, cho nên được phong thập vạn hộ hầu.

Hạng Vương tự lập làm Tây Sở Bá Vương, cai trị chín quận, đóng đô ở Bành Thành.

Năm thứ nhất, tháng tư, đời nhà Hán (206) các chư hầu đều bãi binh và trở về nước mình. Hạng Vương về nước, sai người đổi Nghĩa Đế đi nơi khác, nói :

- Các vị đế vương ngày xưa nước vuông ngàn dặm đều ở thượng lưu dòng sông.

Cho nên Hạng Vương sai đổi Nghĩa Đế đi Trường Sa, ở Sâm Huyện. Hạng Vương lại giục Nghĩa Đế đi. Quần thần của Nghĩa Đế dần dần trở mặt, Hạng Vương bèn bí mật sai Hành Sơn Vương và Lâm Giang Vương giết Nghĩa Đế ở trên Trường Giang, Hàn Vương là Thành không có quận công, Hạng Vương không cho về nước, đưa về Bành Thành, lại sai người giết đi. Tang Đồ về nước mình, muốn đuổi Hàn Quản đi Liêu Đông, nhưng Quảng không nghe, Tang Đồ giết Quảng ở Vô Chung và lấy luôn đất của Quảng để làm vương.

Điền Vinh nghe tin Hạng Vũ đã đổi vua Tề là Thị đi Giao Đông, và lập tướng nước Tề là Điền Đô làm Tề Vương, liền nổi giận, không cho Tề Vương đi Giao Đông, rồi giữ lấy nước Tề làm phản, và đón đánh Điền Đô. Điền Đô bỏ chạy sang Sở. Tề Vương là Thị, sợ Hạng Vương nên bỏ trốn về nước mình là Giao Đông. Điền Vinh nổi giận, đuổi theo, giết Tề Vương ở Tức Mặc. Vinh bèn tự lập làm Tề Vương, đem quân về hướng tây, giết vua Tề Bắc là Điền An, làm vua cả Tam Tề (tức Tề, Tề Bắc và Giao Đông.)

Vinh giao ấn tướng quân cho Bành Việt, ra lệnh cho y làm phản ở đất Lương. Trần Dư ngầm sai Trương Đống, Hạ Duyệt nói với vua Tề là Điền Vinh :

- Hạng Vương làm chúa tể thiên hạ, nhưng không công bình. Ông ta cho tất cả các vua cũ làm vương ở những đất xấu, còn cho quần thần, tướng tá của ông ta làm vương ở những nơi đất tốt, đuổi chủ cũ của mình là Triệu Vương lên phía Bắc, ở đất Đại. Dư này cho là không hợp lý. Nghe tin đại vương khởi binh, lại không chịu nghe lối xử trí bất nghĩa, xin đại vương giúp binh lính cho Dư này. Tôi xin đánh Thường Sơn để phục lại Triệu Vương. Tôi xin lấy nước ấy làm rào giậu cho nước đại vương.

Tề Vương bằng lòng, liền sai quân đi đến Triệu. Trần Dư đem tất cả quân của ba huyện cùng hợp sức với Tề Vương đánh Thường Sơn, phá tan quân của Thường Sơn Vương. Trương Nhĩ bỏ chạy theo Hán, Trần Dư đón Yết, trước đấy làm Triệu Vương ở đất Đại, đưa về Triệu Vương bèn lập Trần Dư làm vương đất Đại (Đoạn 7- Hạng Vũ diệt nhà Tần, phong vương cho các tướng. Sau đó Vũ giết Nghĩa Đế và các tướng phản lại Vũ).
 
S

sieutrom1412

3. Bấy giờ Hán quay về bình định Tam Tần (Tam Tần : ba nước Ung, Tắc và Địch, ở trên đã nói, Hạng Vũ chia đất Tần làm ba phần, phong cho các tướng cũ của Tần). Hạng Vương nghe tin Hán Vương đã lấy được Quan Trung, lại đem quân về hướng đông nước Tề, nước Triệu làm phản chống lại mình, liền nổi giận, bèn phong Trịnh Xương trước kia làm huyện lệnh đất Ngô, làm Hàn Vương để chống lại Hán, sai bọn Tiêu Công Giác đánh Bành Việt. Bành Việt đánh lại bọn Tiêu Công Giáo. Hán Vương sai Trương Lương đi chiêu hàng ở Hàn, và đưa thư cho Hạng Vương, nói :

Hàn Vương không được đối xử như lời giao ước cho nên muốn lấy Quan Trung. Nay được như lời giao ước cũ thì thôi, không dám đem quân sang hướng đông (Tức là đã được làm vương ở Quan Trung (Tam Tần) như lời hứa của Sở Hoài Vương) nữa.

Hán Vương lại lấy thư của Tề và Lương làm phản đưa cho Hạng Vương và nói :

- Nước Tề muốn cùng hợp sức với nước Triệu để tiêu diệt nước Sở.

Vì vậy, Sở không có ý định đem quân về hướng tây; lại đem quân về hướng bắc để đánh Tề. Sở đòi Cửu Giang Vương Bố đem binh đi theo, Bố cáo bệnh không đến, sai tướng mang mấy ngàn quân lại. Vì vậy Hạng Vương oán Bố.

Mùa đông năm thứ hai nhà Hán (205), Hạng Vương đem quân về hướng bắc, đến Thành Dương. Điền Vinh cũng đem binh đến giao chiến. Điền Vinh đánh không lại, chạy đến Bình Nguyên. Dân Bình Nguyên giết Điền Vinh. Hạng Vũ bèn đem quân đi theo phía bắc, san phẳng và đốt thành quách nhà cửa của Tề, chôn sống tất cả quân lính của Điền Vinh đầu hàng, trói và bắt những người già cả, đàn bà con gái làm tù, lấy đất từ Tề đến Bắc Hải, tàn sát rất nhiều. Người Tề hợp nhau lại làm phản. Vì vậy, em của Điền Vinh là Điền Hoành, thu thập được mấy vạn lính Tề đã đi trốn từ trước, làm phản ở Thành Dương. Hạng Vương vì vậy phải dừng lại, đánh mấy trận, nhưng không hạ được.

Mùa xuân, Hán Vương cầm quân của năm nước chư hầu, tất cả năm mươi sáu vạn người, kéo về hướng đông để đánh Sở. Hạng Vương nghe vậy bèn sai các tướng đánh nước Tề, còn mình thì đem ba vạn tinh binh đi về hướng nam do đất Lỗ, qua thành Hồ Lăng. Tháng tư, quân Hán đều đã vào Bành Thành, thu của cải châu báu, gái đẹp, ngày nào cũng đặt tiệc rượu hội họp linh đình. Hạng Vương bèn đem quân về hướng tây, sáng sớm đi qua Tiêu huyện, đánh quân Hán, rồi kéo về hướng đông đến Bành Thành. Giữa trưa, Hạng Vũ phá tan quân Hán; quân Hán đều bỏ chạy, xô nhau nhảy xuống sông Cốc và sông Tứ. Hạng Vương giết hơn mười vạn quân Hán, quân Hán đều bỏ chạy sang hướng nam về phía núi. Quân Sở lại truy kích đến phía đông Linh Bích, trên sông Tuy Thuỷ. Quân Hán rút lui bị quân Sở đánh ráo riết, giết rất nhiều. Hơn mười vạn quân Hán đều nhảy xuống sông Tuy Thuỷ. Nước sông vì vậy không chảy được. Hạng Vương vây quân Hán ba vòng. Lúc bấy giờ, có một trận gió to thổi từ phía tây bắc, bẻ gãy cây, lật thốc mái nhà, làm bay cát đá, ban ngày tối đen. Gió thổi thẳng vào quân Sở, quân Sở rối loạn, tan rã. Nhờ thế, Hán Vương mới trốn thoát với mấy người kỵ binh. Hán Vương muốn đi qua đất Bái để đem cả gia đình về hướng tây. Quân Sở cũng cho người đuổi theo đến Bái, bắt gia đình Hán Vương, cả nhà đều trốn và không gặp Hán Vương. Hán Vương đến gặp Hiếu Huệ (1), Lỗ Nguyên (1), ở trên đường cái bèn mang lên xe cùng đi. Kỵ binh của Sở đuổi theo. Hán Vương vội vã quá đẩy Hiếu Huệ và Lỗ Nguyên xuống xe. Đằng Công bước xuống đưa hai người lên xe, làm như thế ba lần (2).

Đằng Công nói :

- Tuy gấp, không thể đi nhanh, nhưng lẽ nào lại bỏ đi ?

----------------------------

1. Hiếu Huệ sau này nối ngôi Lưu Bang tức là Huệ Đế. Lỗ Nguyên là con gái Lưu Bang. Những tên Hiếu Huệ, Lỗ Nguyên đều là đặt sau khi chết, lúc bấy giờ Hiếu Huệ tên là Doanh.

2. Chi tiết điển hình, nêu rõ sự vội vã và hoảng hốt của Lưu Bang.

----------------------------

Thế rồi trốn thoát được. Hán Vương cho tìm Thái Công và Lữ Hậu, nhưng không gặp. Thẩm Tự Cơ theo Thái Công và Lữ Hậu lén lút đi tìm Hán Vương, không ngờ gặp quân Sở. Quân Sở bèn đưa họ về báo với Hạng Vương. Hạng Vương giữ họ lại ở trong quân.

Bấy giờ, anh của Lữ Hậu là Chu Lữ Hầu làm tướng Hán, đóng quân ở Hạ Ấp. Hán Vương lẻn đến đó theo Chu Lữ Hầu, dần dần thu lại được quân sĩ. Khi đến Huỳnh Dương, các quân bại trận trước đều tập hợp lại. Tiêu Hà cũng điều động tất cả những người già trẻ không đúng tuổi đăng binh ở Quan Trung đến Huỳnh Dương. Thế quân Hán lại mạnh. Quân Sở xuất phát từ Bành Thành, thừa thắng đuổi theo, cùng quân hán đánh nhau ở phía nam Huỳnh Dương, giữa miền Kinh ấp và Sách Đình. Quân Hán đánh quân Sở thua. Vì vậy, Sở không thể đem quân đi về hướng tây.

Trong khi Hạng Vương cứu Bành Thành, đuổi Hán Vương đến Huỳnh Dương, thì Điền Hoành cũng nhân đấy thu phục được nước Tề, lập con của Điền Vinh là Quảng làm Tề Vương. Sau khi Hán Vương thất bại ở Bành Thành, các nước chư hầu lại theo Sở mà chống lại Hán. Hán đóng quân ở Huỳnh Dương, xây đường ống ra đến Hoàng Hà để lấy lúa ở kho Ngao Thương.

Năm thứ ba nhà Hán (104), Hạng Vương mấy lần đem quân đánh cướp đường ống của Hán. Hán Vương thiếu lương thực, lo sợ xin hoà, cắt đất từ Huỳnh Dương sang phía đông về Hán. Hạng Vương muốn nghe theo. Lịch Dương Hầu là Phạm Tăng nói :

- Đối phó với Hán thì dễ thôi ! Nay bỏ cơ hội này mà không lấy, về sau sẽ hối hận.

.
 
Top Bottom