Sử 7 $\color{Blue}{\fbox{MINI EVENT}\bigstar\text{Ôn tập kiểm tra HKI}\bigstar}$

Status
Không mở trả lời sau này.
P

pro3182001

1,
Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077).
2,
Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến chống quân Tống (thế kỉ XI) tại:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Dọc sông Cầu (sông Như Nguyệt).
B. Dọc sông Cà Lồ
C. Ải Chi Lăng
D. Cửa sông Bạch Đằng
3,
Nêu những thành tựu lớn về văn hoá Trung Quốc thời phong kiến.
4,
Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền là hai giai cấp chính của:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Xã hội phong kiến
B. Xã hội tư bản chủ nghĩa
C. Xã hội nguyên thuỷ
D. Xã hội chiếm hữu nô lệ
6,
Người đã dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất nước ta vào thế kỉ X là:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Nguyễn Huệ
B. Lê Hoàn
C. Ngô Quyền
D. Đinh Bộ Lĩnh
7,
Nhà Lý xây dựng Văn miếu – Quốc Tử Giám để làm nơi:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Vui chơi giải trí
B. Hội họp các quan lại
C. Dạy học cho con vua, quan, mở trường thi
D. Đón các sứ giả nước ngoài
8,
Nông nô được hình thành chủ yếu từ:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Nô lệ
B. Tướng lĩnh quân sự
C. Quý tộc
D. Nông dân, nô lệ
9,
Hệ tư tưởng và đạo đức chính thống của giai cấp phong kiến Trung Quốc là:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Đạo giáo
B. Lão giáo
C. Nho Giáo
D. Phật giáo
 
N

ngocsangnam12


Em đã được 21 điểm rồi.
Câu 1:
Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077).
Trả lời
Ý nghĩa:
-Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược đại việt của nhà Tống, khiến chúng không dám xâm lược nước ta một lần nữa.
-Bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.
-Khẳng định sức mạnh của dân tộc ta, nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho nhân dân.
-Xây dựng nên truyền thống quân sự của đất nước ta, góp phần làm rực rỡ thêm trang sử vàng hào hùng của dân tộc.
-Để lại một bài học quý giá cho đời sau: cách đánh độc đáo, tinh thần chiến đấu dũng cảm, đoàn kết.
-Tiêu hao nhiều lực lượng, lương thực, ngân sách của chúng.

Câu 2:
Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến chống quân Tống (thế kỉ XI) tại:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Dọc sông Cầu (sông Như Nguyệt).
B. Dọc sông Cà Lồ
C. Ải Chi Lăng
D. Cửa sông Bạch Đằng
Câu 3:
Nêu những thành tựu lớn về văn hoá Trung Quốc thời phong kiến.
Trả lời:
+Tư tưởng : Nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức thống trị thời phong kiến
+Văn học, sử học : Phát triển. Dẫn chứng : Sách giáo khoa có
+Nghệ thuật : hội họa, kiến trúc, điêu khắc, thủ công mĩ nghệ đều đạt trình độ cao
+Khoa học- kĩ thuật : có nhiều phát minh : la bàn, giấy, thuốc súng, nghề in,...
Câu 4:
Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền là hai giai cấp chính của:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Xã hội phong kiến
B. Xã hội tư bản chủ nghĩa
C. Xã hội nguyên thuỷ
D. Xã hội chiếm hữu nô lệ
Câu 6:
Người đã dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất nước ta vào thế kỉ X là:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Nguyễn Huệ
B. Lê Hoàn
C. Ngô Quyền
D. Đinh Bộ Lĩnh
Câu 7:
Nhà Lý xây dựng Văn miếu – Quốc Tử Giám để làm nơi:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Vui chơi giải trí
B. Hội họp các quan lại
C. Dạy học cho con vua, quan, mở trường thi
D. Đón các sứ giả nước ngoài
Câu 8:
Nông nô được hình thành chủ yếu từ:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Nô lệ
B. Tướng lĩnh quân sự
C. Quý tộc
D. Nông dân, nô lệ
Câu 9:
Hệ tư tưởng và đạo đức chính thống của giai cấp phong kiến Trung Quốc là:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Đạo giáo
B. Lão giáo
C. Nho Giáo
D. Phật giáo

+12
 
Last edited by a moderator:
P

pro3182001

Câu 1: Vì sao gọi nhà nước phong kiến ở châu Á là nhà nước PK tập quyền?
Câu 2: Gương các anh hùng dân tộc trong các thế kỷ X-XIII và những cống hiến quan trọng của họ đối với đất nước?
Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên?
 
S

smile_a2


Câu 2: Gương các anh hùng dân tộc trong các thế kỷ X-XIII và những cống hiến quan trọng của họ đối với đất nước?
Trần Quốc Tuấn, Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải, Yết Kiêu
Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên?
Nguyên nhân thắng lợi:
- Do tinh thần đoàn kết và chiến đấu anh dũng của cả quân và dân ta.
- Do sự chỉ huy tài tình của Nhà Trần:
Có kế hoạch đúng đắn, sáng tạo và xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.
- Do địch mạnh nhưng quá chủ quan và kiêu ngạo
Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Mông- Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc
- Nâng cao lòng tự hào dân tộc
- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam "Bách chiến bách thắng".
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm qúi báu: Đoàn kết dân tộc, Chiến tranh nhân dân..
- Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Mông- Nguyên đối với Nhật Bản và các nước Phương Nam.
 
N

ngocsangnam12

Em được cộng 33 rồi nhé( mà sao chị không tổng kết?)
Câu 1: Vì sao gọi nhà nước phong kiến ở châu Á là nhà nước PK tập quyền?
Trả lời:
Vì nhà nước phong kiến châu Á là chế độ phong kiến ở giai đoạn đã có một chính quyền tập trung ở trung ương do nhà vua nắm giữ. Chế độ phong kiến tập quyền là chế độ phong kiến đã phát triển hơn chế độ phong kiến phân quyền. Cơ sở của chế độ này là nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ đã phát triển một bước, các thị dân ủng hộ nhà vua xây dựng nên chính quyền tập trung, xóa bỏ tình trạng cát cứ địa phương để hàng hóa giao lưu thuận lợi.Dưới vua là các quan lại có chức vụ thấp dần.
Câu 2: Gương các anh hùng dân tộc trong các thế kỷ X-XIII và những cống hiến quan trọng của họ đối với đất nước?
Trả lời:
- Triều đại :
+ Ngô : Ngô Vương ( Ngô Quyền )
+ Đinh : Đinh Bộ Lĩnh ( Đinh Tiên Hoàng )
+ Tiền Lê : Lê Hoàn ( Lê Đại Hành )
+ Lý : Lý Công Uẩn và Lý Thường Kiệt
+ Trần : Trần Thủ Độ , Trần Cảnh , Trần Quốc Toản , Trần Quốc Tuấn
( Trần Hưng Đạo )
Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên?
Trả lời:
-Nguyên nhân thắng lợi.
+Sự đồng tình, ủng hộ hết mình của nhân dân.
+Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo mọi mặt cho kháng chiến.
+Khối đoàn kết trong triều đình nói riêng và trong toàn dân tộc nói chung đã được phát huy cao độ.
+Tinh thần chiến đấu quả cảm của quân đội nhà Trần
+Sự chỉ đạo tài tình, sáng suốt của Vua, quan nhà Trần, đặc biệt là tướng Trần Quốc Tuấn.
-Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược (góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân...).
- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom