$\color{Blue}{\fbox{Lắng đọng}\bigstar\text{Những bài văn gây cảm động lòng người }\bigstar} $

S

sieutrom1412

Tri ân Thầy Cô Nhân Ngày 20/11 – Bài Viết Báo Tường (Sưu tầm -P1)


Tháng 11 đã về...trong niềm vui rạo rực của tuổi trẻ học đường .Vì tháng 11 có một ngày lễ đặc biệt Ngày nhà Giáo Việt Nam - Ngày lễ hiến chương các nhà giáo. Các cô cậu học sinh dường như cũng bớt nghịch ngội hơn những ngày trước,tự giác hơn cũng bởi những phong trào thi đua của Đoàn trường phát động hay bởi chính trong tự giác của mỗi cô cậu HS này đã có từ tiềm thức...!

Cùng với nhiều hoạt động khác của nhà trường thì làm Báo tường là một trong những hoạt động chào mừng đó..!.Tôn sư trọng đạo là truyền thống vốn quý của dân tộc Việt Nam...Lòng tôn kính ,biết ơn ,tri ân của những cô cậu học trò với Thầy Cô giáo được thể hiện qua những bài thơ,bài văn ...tất cả tình cảm lớn đó được hiện hữu trên một tờ báo tường.

Làm báo tường là một hoạt động tập thể ,qua đó các em có dịp thể hiện sự đoàn kết,khả năng sáng tạo,tính tập thể được biểu hiện cao.Không khí chuẩn bị thật nhộn nhịp,tấp nập...Ban biên tập đột xuất của các lớp được hình thành,từ việc tập hợp bài viết ,những sáng tác trữ tình ,tự sự văn xuôi,cho đến việc trang trí trình bày ,kẻ vẽ...Khá tích cực và miệt mài.Những buổi học khi đã hết giờ, đi lướt qua hành lang trông vào các lớp sẽ thấy ở mỗi lớp có nhóm tụ tập chăm chú ,thì đó đích thị là đang làm báo tường...

Tranh minh hoạ ,biểu tượng thì đủ cả,vui nhộn tươi rói và cũng đầy ý nghĩa nổi bật lên trong những tranh vẽ đó là chủ đề mái trường ,Thầy cô ,bạn bè ,quê hương yêu dấu...Những nét vẽ tuy chưa đạt độ trau chuốt ,nhưng đầy ý tưởng ,ngộ nghĩnh ,vui mắt..

Nội dung của tờ báo không thể thiếu được đó là những bài thơ,những cảm xúc suy tư,hay những truyện ngắn...Nhưng có lẽ chiếm số lượng nhiều nhất là những vần thơ viết về mái trường và thầy cô.Những vần thơ thật mộc mạc ,ngô nghê ,nhưng lại chân tình ,giàu cảm xúc...

Tôi là một người trong ban giám khảo chấm báo tường của nhà trường .Cảm nhận chung về số lượng và chất lượng các bài báo thật khác nhau , đa dạng . Độc những bài viết của các em học sinh ,tôi thật xúc động ,bồi hồi ...có những truyện ngắn ,những bài thơ làm tôi sống lại những cảm xúc thiêng liêng ngày nào ,khi còn là một cậu học trò như các em ,học dưới mái trường phổ thông.

Những vần thơ trong sáng , hồn nhiên của ngày đầu tiên đến trường:

“...Nhớ hồi còn bé xíu,

Tay nắm tay đến trưòng.

Vô tư cười trong nắng,

Mắt đen tròn long lanh...”

Cảm xúc đầu tiên là được tiếp xúc với một môi trường mới,trường lớp mới, đặc biệt những người bạn mới,với những trò tinh nghịch:

“ Nhớ đến đứa bạn thân,

Vui buồn cùng chia sẻ.

Những trò đùa tinh nghịch,

Ngập đầy cả trái tim....”

Cũng từ đó mỗi ngày đến lớp , đến trường là một ngày vui:

“Em đi qua khung của lớp hàng ngày,

Qua vòm cửa là bước vào hạnh phúc.”


(Còn tiếp)
 
S

sieutrom1412

Tri ân Thầy Cô Nhân Ngày 20/11 – Bài Viết Báo Tường (Sưu tầm -P2)


Sân trường nhộn nhịp những trò chơi giờ thể dục,có dáng áo dài đồng phục mềm mại thướt tha,trong sáng rạng ngời:

“Bạn có nghe khúc nhạc tuổi hồn nhiên,

Có áo dài trắng sân trường,dòng mực tím.”

Những vần thơ ,tứ thơ ta thấy la lá,quen quen ở đâu đó...Nhưng cũng tạm xem như “Tính dị bản” thường gặp trong Văn Học dân gian của dân tộc....Bình cũ rượu mới mà..!
Tình cảm dành nhiều nhất của các cô cậu học sinh là viết về thầy cô:

“Chỉ mỗi chữ O em đọc sai,

Dường như cô già đi mấy tuổi.

Đến khi em hiểu điều đơn giản ấy,

Cô giáo ơi.!.tóc Cô bạc hết rồi.!”

Tình cảm của những cô cậu học trò mải chơi,vô tư,nhưng vẫn nhớ đến công lao của người thầy:

“ Thầy ơi..!

Con viết về Thầy,lại “phấn trắng “ và “bảng đen”.

Lại kính mến,lại “hy sinh thầm lặng “...!

Đọng lại trong những vần thơ của các tờ báo,thât nhiều cảm xúc..!

“ Ôi tình Thầy trò,không có gì so sánh.

Thật thiêng liêng ,bao xúc động dâng trào.

Tình cảm đó cứ ngày một dâng trào,

Tạo sức mạnh cho chúng em bước tiếp.

Những dong thơ mà chúng em đã viết,

Là những điều sâu thẳm trái tim...:

Tôi là một người dễ xúc động ...! thật không thể nào dấu được niềm xúc động bồi hồi khi đọc những vần thơ tràn đầy cảm xúc ấy.!.Có cái gì đó khiến mắt cay cay, ướt nhoè trong biết bao kỉ niệm mà tôi đang nhớ lại...!

Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11.Xin gửi lời tri ân nhất của MT đến những Người Thầy,người Cô Kính mến của tôi.Những người đã nâng bước dìu dắt tri thức cho tôi có được ngày hôm nay... Tôi cũng đang tiếp bước con đường mà thầy cô đã chọn.

Kính chúc sức khoẻ quý Thầy Cô ...!

Kính chúc sức khoẻ các Đồng Nghiệp thân thương của tôi..!
 
S

sieutrom1412

Viết Về Thầy Cô 20/11 - Lời Chúc Thầy Cô Nhân Ngày 20/11


Có lẽ trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành , thầy cô giáo cũng có công lao rất lớn. Còn đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì thầy cô giáo chính là những người cha, người mẹ thứ hai.

Thầy cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh . Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui ,niềm không chỉ riêng của chúng em, mà còn của thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.

Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em, uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn. Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Rồi từng ngày ,chúng ta bướclên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức. Thầy cô luôn dõi theo chúng ta. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức ,cho chúng em một tương lai tươi đẹp.

Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Nguyễn Huệ, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt, mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ. Ở đây, thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy, người cô mà còn là người cha người mẹ. Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc ,những tâm sự của chúng em. Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng. Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em. Thầy cô khẽ cười và gật đàu khi chúng em cúi chào lễ phép. Nhưng thầy cô buồn khi chứng kiến chúng em hỗn láo. Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư,để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em. Vâng, tất cả, tất cả, từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng, vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.

Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc. Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em và cả tình thầy trò. Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau. Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò, một tình thầy trò thực thụ. Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô.Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11. Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em. Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện. Thầy cô ơi ,thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời. Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô. Xin hãy tin vào chúng em.
 
S

sieutrom1412

Tri ân Thầy Cô 20/11 - Cảm Nghĩ Về Thầy Cô Nhân Ngày 20-11


Tuổi học trò - Cái tuổi hồn nhiên, trong sáng với biết bao những kỉ niệm vui buồn, những sự ngỗ nghịch đáng yêu và cả những niềm hạnh phúc. Mỗi con người khi đã lớn lên có lẽ đều để lại những dấu ấn riêng cho mình về khoảng thời gian đẹp nhất trong đời ấy. Tuổi học trò với những mộng mơ, những lo âu bất chợt, những ý tưởng chợt đến rồi chợt đi. Tất cả đều được vun đắp và lớn lên dưới mái trường – nơi ta luôn có bạn bè và thầy cô bên cạnh sẻ chia những vui buồn cùng ta.


Mấy ai là kẻ không thầy

Thế gian thường nói không thầy sao nên.


Thầy cô, chỉ với hai tiếng thôi mà sao chúng em cảm thấy cao quý và thiêng liêng đến vậy. Có lẽ rằng, tình yêu nghề, yêu trẻ thơ đã ngấm sâu vào trong mỗi con người. Để đến khi trở thành những thầy giáo, cô giáo sự nhiệt huyết, tận tình trong mỗi con người lại dâng trào lên. Thầy cô chính là những người dẫn đường chỉ lối cho chúng em trên con đường đời của riêng mình, người vun đắp những ước mơ của chúng em vào một tương lai tươi sáng hơn.

Mỗi thầy cô giáo là một người lái đò cần mẫn. Khi năm học kết thúc cũng chính là lúc những chuyến đò đã bắt đầu cập bến. Một chuyến đò với biết bao công sức và tâm huyết. Một chuyến đò chở biết bao tri thức, tình cảm mà thầy cô muốn gửi vào mỗi chúng em. Chúng em biết rằng để làm được điều đó thầy cô đã phải thức khuya, miệt mài, cặm cụi bên trang giáo án. Chúng em biết rằng đó là tất cả những giọt mồ hôi, nước mắt của các thầy cô. Tình yêu thương vô bờ bến ấy chúng em sẽ luôn trân trọng và cất giữ mãi trong trái tim.

Thầy cô không những cho chúng em tri thức để từng ngày trôi qua là lúc chúng em bước lên cao hơn với nấc thang kiến thức. Thầy cô còn là người dạy cho chúng em biết, dạy cho chúng em hay về những đạo lí làm người. Đó cũng là những bài học đường đời đầu tiên mà chúng em được học từ thầy cô. Thầy cô là người dạy chúng em biết học, biết viết, biết làm những gì nên làm, biết nói những gì nên nói, biết khi nào nên im lặng để lắng nghe ý kiến của người khác; Người đã dạy em biết khóc, biết cười đúng lúc, biết quan tâm đến những người xung quanh, biết không làm ngơ trước những mảnh đời bất hạnh; Người dạy em biết thế nào là tình yêu thương, thế nào là đoàn kết cũng như làm thế nào để vượt qua đau khổ, thất bại. Những bài học tưởng chừng như đơn giản ấy sẽ là những hành trang vô cùng quý giá để chúng em bước vào đời.

Tình yêu thương mà mỗi thầy cô dành cho những đứa học trò yêu quý của mình cũng giống như tình cảm cha mẹ dành cho chúng em vậy. Chẳng vậy mà người ta vẫn thường hay nói thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai của chúng em. Thầy cô an ủi và là nguồn động viên vô cùng to lớn đối với chúng em mỗi lần chúng em thất bại, vấp ngã hay là niềm hạnh phúc được nhân đôi những khi thành công. Nhìn những giọt nước mắt đau khổ của chúng em mỗi lần vấp ngã, thầy cô cũng chẳng dấu nổi nước mắt. Những lần như thế thầy cô đều ôm chúng em vào lòng và mong sao sự ấm áp đó sẽ xoa dịu nỗi đau trong lòng mỗi học trò mà thầy cô yêu thương như con.

Chúng em đang dần lớn lên và cũng đã được học rất nhiều thầy giáo, cô giáo. Mỗi người thầy, người cô là một người chăm sóc vườn hoa để mỗi bông hoa sẽ tươi tốt và trở thành một con người có ích cho xã hội. Mỗi thầy cô dạy dỗ chúng em dù tính cách khác nhau nhưng tất cả đều có chung một tình yêu nghề, yêu học trò và cả sự nhiệt huyết trong mỗi con người.

Thầy cô kính mến! Ngày 20-11 đang đến gần. Dù không biết làm gì để đáp lại công ơn to lớn ấy nhưng chúng em cũng xin kính dâng lên các thầy, các cô những lời thành kính và tri ân nhất xuất phát từ sâu trong mỗi trái tim của chúng em. Chúng em xin hứa sẽ học tập thật tốt, sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống để xứng đáng với những kì vọng và mong mỏi của thầy cô. Dù sau này trên con đường của chúng em dẫu có phong ba, bão táp,chúng em sẽ luôn vững tin bước qua vì chúng em biết ở một nơi nào đó thầy cô vẫn đang mỉm cười và dõi theo chúng em.


Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi

Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa

Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu…
 
S

sieutrom1412

Bài viết về ngày 20/11 - Con Đường Ngày Xưa(Sưu tầm- P1)

“ ...... Muốn sang thì bắt cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

Những câu tục ngữ, ca dao từ ngàn xưa đã dạy chúng ta một đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”- một giá trị truyền thống đạo đức quý báo được dạy và hun đúc trong mỗi con người Việt Nam. Tuy nhiên, có nhiều lý do cho một cậu học trò để quay về thăm lại ngôi truờng cũ, hàng cây xưa nơi:

“Thầy đứng đó tóc Thầy đã bạc,

Có phải vì bụi phấn bay bay”.​

Cậu ta nói rằng: “Tao thấy sợ sợ khi đối mặt với thầy sao ấy”, “Tao thì lấy tiền đâu mua quà tặng thầy mà gặp”… và nhiều, nhiều lý do khác nữa. Nhưng những lý do đó có thể sẽ làm Thầy của chúng ta đau lòng hơn khi nghe thấy. Tôi thì cũng biết được một lý do mà vì đó những cậu học trò không biết đến khi nào mới gặp lại Thầy của mình.
 
S

sieutrom1412

Kỉ niệm 20/11 - Kỉ Niệm Sâu Sắc Về "Người Thầy” (Sưu tầm - P1)



Đã lâu lắm tôi chưa gặp lại thầy. Nhưng khuôn mặt ấy, dáng đi ấy và đặc biệt là những lời thầy giảng đã trở thành hành trang không thể thiếu trong hành trình cuộc sống mà tôi không thể quên.

Ba năm phổ thông, tôi học chuyên ban D, thầy dạy chuyên ban A nên chỉ được học với thầy vào những buổi học thêm. Nhưng tôi biết thầy ngay trong những ngày đầu tiên bước vào lớp 10. Thầy là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, là cánh chim đầu đàn của tổ toán, luôn dẫn đầu trong thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp toàn trường. Và hơn hết, hoàn cảnh gia đình thầy với những đứacon không may nhiễm chất độc da cam làm tôi xúc động vô cùng.

Trong những bài giảng của thầy, ngoài kiến thức chuẩn môn toán, chúng tôi còn được thầy dành ít phút tái hiện những tháng ngày đất nước đứng lên chống Mỹ cứu nước và thầy cũng là một chiến sĩ Trường Sơn năm xưa sống sót trở lại quê hương. Những câu chuyện kể, những tâm sự rất đời thường của chính bản thân thầy làm tôi có ý chí, có sức mạnh để vượt qua những khó khăn của cuộc sống.

Nhớ đến thầy, trong tôi là hình ảnh một ông giáo luôn đội mũ cối đứng bên dòng nước chảy xiết dắt từng chiếc xe đạp cho học sinh trong những ngày lụt lội, chờ cho đứa cuối cùng lên xe thầy mới yên tâm mang đôi dép rọ đã phai màu theo năm tháng tới trường. Chưa bao giờ tôi thấy thầy bận bộ quần áo đạo mạo mà nghề giáo cần phải thế để lên lớp. Thầy vẫn giản dị và mộc mạc như chính con người thầy vậy.
 
S

sieutrom1412

Kỉ niệm 20/11 - Kỉ Niệm Sâu Sắc Về "Người Thầy” (Sưu tầm - P2)




Tôi nhớ nhất là ngày biết tin mình rớt đại học, niềm tin và hoài bão trong tôi tưởng chừng vụt tắt. Tôi ngồi trên hành lang tầng hai của trường cả tiếng đồng hồ chỉ để khóc. Sân trường mùa hè vắng lặng đến đáng sợ, tôi như con chim non bay ngược chiều gió chao đảo và sắp rơi. Tôi chỉ biết khóc, tiếc công 12 năm đèn sách đã đổ sông đổ biển và trách bản thân.

Tôi không dám về nhà, không dám đối diện với bất kỳ ai vì xấu hổ. Bao nhiêu suy nghĩ dại dột thoáng qua trong đầu. Vừa đúng lúc thầy lên trường đi dạo, thấy tôi, thầy nhẹ nhàng đến bên hỏi han, động viên. Thầy khuyên tôi ôn thi lại thêm một năm nữa. Rồi thầy hướng mắt về phía đường chạy của sân thể dục ôn tồn: “Con biết không, trên đường chạy đó, nếu chỉ vì vấp ngã mà bỏ cuộc thì sẽ chẳng bao giờ về tới đích. Nhưng nếu biết đứng lên ngay chính nơi ngã thì đôi chân ấy sẽ đưa con đến bất kỳ đâu con muốn”. Sau đó, thầy gửi tôi vào lớp luyện thi gần nhà để có điều kiện học hành và giúp đỡ bố mẹ.

Ngày tôi nhận giấy báo trúng tuyển với số điểm khá cao, tôi cố chạy thật nhanh về khoe thầy. Thầy xoa đầu tôi khen: “Được”. Tôi vặn vẹo sao thầy chưa bao giờ khen ai giỏi mà luôn ở mức “được”. Thầy nhoẻn miệng hiền lành: “Thầy muốn con sẽ luôn cố gắng. Thầy sợ các con lại thỏa mãn với những thành công ban đầu”.

Thầy ơi! Con đã đã hiểu. Giờ đây đã là sinh viên đại học năm thứ ba, con biết được thêm những điều mới mẻ và đầy bất ngờ của cuộc sống. Con hiểu rằng đường con đi không trải hoa hồng mà đầy những thử thách. Con sẽ tự mình đứng lên và đi tiếp như ngày xưa thầy đã đỡ con dậy.

Ở nơi xa ấy, nếu thầy đọc được những dòng tâm sự này, con tin rằng thầy vẫn mỉm cười khen “Được!”. Từ sâu thẳm trong trái tim, con vẫn luôn nguyện cầu thầy luôn mạnh khỏe để tiếp tục sự nghiệp trồng người.
 
S

sieutrom1412

Bài viết về ngày 20/11 - Chuyện Hạt Phấn (Sưu tầm-P1)



Có một viên phấn u buồn, lúc nào nó cũng cho rằng số phận nó thật bạc bẽo khi sinh ra làm một viên phấn. Khi nhìn bạn bè xung quanh quần áo đầy màu sắc như các bạn chì màu hay to lớn như sách vở, thậm chí người bạn thân thiết của nó là viết chì dần dần cũng ít nói chuyện với nó hơn. Viên phấn ngày càng trầm lặng và ít nói.

Thời gian trôi qua nhưng nó vẫn nằm ỳ một góc trong cửa hàng, không ai ngó tới, nó muốn lang thang khắp nơi tìm một khoảng không gian của riêng mình, muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng nó cũng là có ích và nó có thể làm được những chuyện to lớn, nhưng với hoàn cảnh của mình hiện tại nó biết điều đó là không thể. Rồi một ngày cũng có người mang nó đi. Đó là một thầy giáo già, ăn mặc có vẻ xềnh xoàng. Ngày ra đi bạn bè không ai đến tiễn nó, đơn giản là vì nó không có bạn bè nào cả. Nó rất tủi thân vì nghĩ mình thật cô độc, đối với nó bây giờ đi đâu cũng vậy thôi, trên đời còn gì là quan trọng đối với nó nữa khi nó đã bị lãng quên? Mải mê suy nghĩ, lúc nhìn lại nó đã thấy mình nằm gọn trong một cái hộp gỗ. Nghe bước chân vội vã của vị chủ nhân mới, nó cũng lờ mờ đoán chắc mình sẽ trải qua một chuyến đi đâu đó. Chắc là đến nơi ở mới chứ gì? Mặc kệ, tới đâu cũng vậy thôi. Nghĩ vậy, nó lăn ra ngủ say chẳng thèm quan tâm tới tiếng động xung quanh nữa.

Viên phấn đâu biết là nó phải đi một quãng đường xa như thế nào. Đường khá xa và khó đi nên vị chủ nhân mới của nó đã phải rất vất vả: nào là đi xe ôm rồi xe bò, đến những đoạn đường khó đi thì phải lội bộ. Mồ hôi ông ta vã ra như tắm, lưng áo ướt nhẹp. Cuối cùng thì ông cũng đã đến được cái bản nhỏ nằm cheo veo trên núi cao. Tiếng chào hỏi rộn ràng của những dân làng đã đánh thức viên phấn trắng dậy. Nó vẫn nằm trong cái ba lô của người thầy giáo già nên không thể nào nhìn thấy được khung cảnh xung quanh, chỉ nghe người ta đang nói đến cái lớp học gì đó. Thầy cẩn thận đặt nó cùng chiếc ba lô vào một góc gọn gàng trước khi ra nói chuyện cùng dân làng. Buổi tối, nó nghĩ chắc ông chủ sẽ đi ngủ sớm vì cả ngày đã đi rất vất vả. Nhưng khi mọi vật đã chìm vào trong giấc ngủ nhưng thầy vẫn cặm cụi xếp từng quyển tập, một hộp viết, mấy quyển sách lớp một vào cái cặp da đã sờn. Thầy đặt nó vào hộp gỗ và cho vào ngăn kéo phía ngoài cùng. Thầy nói với viên phấn và những người bạn khác được thầy mang theo là ngày mai chúng sẽ trở thành anh hùng trong trận chiến với giặc ***, thầy tự hào vì chúng luôn kề bên, ủng hộ và giúp thầy trong quãng thời gian ý nghĩa nhất của đời mình. Từ ngày nó được thầy mang về, không hiểu sao nó cảm thấy vui vẻ hơn; vì những người bạn mới của nó trông cũng cũ kỹ và quê mùa như nó. Nó khoe với những người bạn mới quen về nơi nó từng ở đẹp như thế nào, mọi người trầm trồ ngưỡng mộ nó và dĩ nhiên là nó không nói về mối quan hệ của nó với các bạn ở đó. Tự nhiên viên phấn có cảm giác tự hào về xuất thân của mình.
 
S

sieutrom1412

Bài viết về ngày 20/11 - Chuyện Hạt Phấn (Sưu tầm-P2)



Khác với thường ngày ở cửa hàng, mới sáng tinh mơ viên phấn đã bị giật dậy bởi tiếng gà gáy của chú gà trống nào đó. Thì ra là thầy đã dậy và chuẩn bị đến một nơi nào nữa. Một thanh niên vóc dáng lực lưỡng trong bản đến thưa với thầy rằng anh ta sẽ dẫn thầy qua bản kế bên vì lớp học được đặt ở đó. Lại tiếp tục lên đường, ban đầu là đường đất đỏ, sau đó là dốc đá với đường đi rất hẹp, kế đến là lội qua con suối vắt ngang con đường, rồi leo lên một cái dốc nhỏ nữa mới đến nơi. Trên suốt quãng đường lúc nào thầy cũng ôm chiếc túi trước ngực, anh thanh niên muốn mang giúp thầy nhưng thầy bảo để thầy xách được rồi. Thầy bảo không hiểu sao mỗi lần ôm nó vào lòng thầy lại như được tiếp thêm sức mạnh. Thầy sợ vác ba lô trên lưng khi đi trên đường gồ ghề thì những viên phấn sẽ rất dễ gãy hay lỡ bị ướt thì viết chữ sẽ không đẹp. Lần đầu tiên viên phấn cảm thấy mình quan trọng và được chở che như vậy, tại sao như thế vậy nhỉ?

Lớp học là một mái nhà tranh nhỏ nằm dưới một tán cây lớn, một đám trẻ đang nhốn nháo trước sân chơi đùa. Khi nghe anh thanh niên giới thiệu là thầy mang con chữ đến bản làng đã tới thì lập tức chúng xếp thành hai hàng ngay ngắn chào thầy. Nhìn cảnh đó, viên phấn thấy thầy có vẻ cảm động lắm.

Lớp học là bốn chiếc bàn gỗ nhỏ một chiếc bàn lớn hơn được đặt ở phía trên tất cả trông đều đã cũ, mấy khúc gỗ được cắt ngang làm ghế, một tấm bảng sơn đen. Trước giờ lên lớp là thời gian thầy tìm hiểu về hoàn cảnh từng đứa trong đám trẻ mà thầy sẽ đứng lớp. Với thầy dạy lũ trẻ này biết chữ không chỉ là nghĩa vụ mà tất cả xuất phát từ trái tim người giáo đang khao khát ươn mần tương lai. Trong những ánh mắt ngây thơ, long lanh hiện lên hình ảnh về tương lai chúng sẽ tô điểm quê hương tươi đẹp của mình nếu chúng biết vận dụng con chữ vào đời sống qua lời kể chân tình của thầy. Viên phấn ngày càng ngưỡng mộ thầy hơn, nó bây giờ nhận ra thầy mới chính là người anh hùng chứ không phải là nó như thầy từng nói với nó trước kia. Bảng đen từ đầu luôn im lặng bỗng nhiên cất tiếng hỏi viên phấn nhỏ: “cậu đã chuẩn bị thực hiện sứ mệnh của mình chưa và cậu có sợ không ?”, bảng đen giải thích thêm rằng khi mà thầy trao từng con chữ cho lũ trẻ, viên phấn sẽ phai mòn dần, mặt nó sẽ bị tì lên bảng thân thể rời ra vát lên từng câu chữ, rồi cuối cùng thì nó sẽ bị xóa đi không còn gì trên bảng nữa, nó sẽ thành những hạt phấn bé nhỏ không ai nhớ đến. Mặc dù vậy, viên phấn vẫn tự hào khẳng định rằng nó đã sẵn sàng để cống hiến thân mình trên con đường đến với kho tàng tri thức. Viên phấn tự hào rằng nó không hề mất đi mà nó vẫn tồn tại, những hạt phấn bé nhỏ vẫn bám vào mái tóc pha sương, vai áo sờn màu và đôi tay thô ráp đang nắn nót vẽ lên tương lai, nó biết rằng nó không vô hình, mà ngược lại nó càng trở nên sâu đậm hơn vì nó luôn ẩn sau từng câu con chữ mà lũ trẻ ê a ngân lên trong một buổi sáng hơi sương còn dùng dằng chưa muốn rời xa chiếc lá, hay một buổi chiều tà ráng vàng một góc trời nơi bản nhỏ.

Khi ngẫm nghĩ lại về thời gian đã qua phấn thấy mình thật hạnh phúc. Trên quãng đường đời khi còn là viên phấn nó được đôi tay gầy guộc nâng niu, được sống dưới ánh đèn khuya in hình lên vách bóng người thầy hay người bạn tri kỷ của nó đang cặm cụi chuẩn bị cho ngày mai đến lớp, được ôm ấp che chở trong vòng tay ấm áp khi băng rừng lội suối. Khi hóa thân thành hạt phấn nó thấy mình trở nên xinh đẹp hơn, từng hạt phấn nhỏ như lung linh hơn dưới ánh mắt quan tâm, trìu mến dõi theo từng nét tương lai được vẽ lên bằng những ngón tay bé nhỏ như những búp măng. Phấn không muốn rời xa thầy, nó bám lại trên tóc, trên vai thầy như muốn nhắc nhở mọi người về công lao to lớn mà thầy đã âm thầm cống hiến cho quê hương. Dẫu biết rằng rồi mọi người sẽ không còn nhớ đến những công lao mà mình đã cống hiến, nhưng hạt phấn không một lời oán trách hay đòi hỏi cho bản thân mà ngược lại luôn tự hào khi sinh ra làm một hạt phấn. So với những gì mà thầy đã nghĩ và làm, nó thấy những gì nó làm được nhỏ bé, nó ước mong mai sau nó lại được làm viên phấn giúp thầy khơi sáng tương lai và sau đó là hạt phấn mãi bên thầy.
 
D

duythanh73

Trong đề thi văn cho học sinh lớp 12, cuối năm học 2011-2012 của trường THPT Anhxtanh, Hà Nội, bạn Vũ Thị Hồng Nhung (lớp 12A) đã có những tâm sự khiến mọi người rớt nước mắt.
Câu hỏi số 3 của đề văn như sau: "Năm học cuối cùng đang dần qua, tuổi học sinh sắp hết và giờ chia tay đang đến, em hãy gửi cảm xúc, mong ước của em lúc này hay nói một điều gì đó mà chưa bao giờ em nói với bố mẹ, thầy cô và bạn bè".

"Bố mẹ kính mến!

Trước tiên, con cảm ơn bố và mẹ đã sinh và nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Bố mẹ đã dạy cho con rất nhiều điều từ cách ăn, cách nói và đạo lý làm người. Con biết, ngày xưa nhà mình nghèo lắm nhưng bố mẹ chẳng bao giờ để anh chị em con bị đói. Bố đi làm, mẹ ở nhà chăm chúng con. Hồi ấy, chỉ với đồng lương ít ỏi của bố mà cả nhà ta vẫn sống thật hạnh phúc đầm ấm.

Con nhớ, hồi mới đi học lớp một, ở lớp bạn nào cũng được bọc sách vở bằng những hình ảnh rất đẹp, còn con sách vở là bố bọc. Bố lấy những tờ báo cũ bọc sách cho con. Con đã nhìn bố ngồi bọc cẩn thận từng quyển vở quyển sách. Rồi bố còn dạy con cách bọc sách ra sao, bọc vở như thế nào.

Chính lúc ấy, con biết rằng mình không thể bằng vật chất như các bạn trong lớp nhưng con có tình yêu, hạnh phúc mà bố mẹ đã cho. Khi con lớn hơn, bố bị bệnh ung thư. Lúc đó, con sợ con sẽ mất bố, con sợ lắm bố có biết không, đêm nào con cũng khóc.

Bố đã cố, bố đã cố được bảy năm rồi sao bố không đợi con học xong lớp 12 và đi làm hả bố. Bố ***** bỏ bọn con, bố có biết ngày bố đi con không thể nhìn mặt bố lần cuối và cũng chỉ hai ngày nữa là con bố tròn 18 tuổi, cái tuổi đẹp nhất, vậy mà giờ đây trong con lại mang một nỗi buồn xa xăm.

Thế là từ đây, con sẽ không được nhìn thấy bố nữa, và mỗi lần được nghỉ học, con về quê sẽ chỉ còn có mẹ. Ngày xưa, mỗi lần bọn con về có mẹ, có bố, tuy bố ốm nằm đấy nhưng bọn con vẫn có thể nói chuyện, chăm cho bố, giờ thì không thể nữa rồi. Bố có biết, ngày bố còn sống con vô tư hồn nhiên chẳng lo nghĩ gì nhưng bây giờ con phải tự lập vì giờ sẽ chẳng còn ai bảo vệ, che chở cho con mỗi khi vấp ngã hay có ai bắt nạt.

Nếu ông bụt hiện lên cho con một điều ước, con sẽ ước để thời gian quay lại và để con lại được ở với bố và mẹ. Lúc đó, con sẽ nói hết những gì mà trong con nghĩ để giờ đây con không phải hối hận như thế này. Giá như lúc ấy, con lấy hết dũng khí, sự tự tin để nói cho bố nhỉ. Bố đã cho con biết bao nhiêu là cơ hội vậy mà con đã không tận dụng. Con đã sai rồi.

Con đợi đến 49 ngày bố để về với bố vậy mà giờ đây con không thể vì ngày đó là ngày con thi và nếu là ngày bình thường thì bố vẫn sẽ bảo con đừng có nghỉ học, đừng vì bố mà nghỉ phải không bố? Vì lúc nào bố cũng luôn bảo với chị em con rằng phải học thì mai sau mới không vất vả như bố và mẹ. Con sẽ cố gắng học để mai sau có thể đi làm và bố yên tâm con sẽ chăm sóc mẹ thật cẩn thận. Bố ở nơi đó có nghe thấy nỗi lòng của đứa con gái út của bố không?

Chỉ còn vài ngày nữa thôi là con sẽ không còn được ngồi trên ghế nhà trường và con sẽ sống tự lập, lo cho cuộc sống bản thân. Nhưng con sẽ cố gắng, vì ở nơi nào đó bố vẫn nhìn dõi theo con và ở nhà vẫn có mẹ và con sẽ nói với mẹ tất cả suy nghĩ của con vào một ngày gần đây nhất. Con sẽ không để tuột cơ hội này vì nó sẽ là cơ hội cuối cùng của con".

<>Hồng Nhung

Nguồn : VnExpress​
 
S

sieutrom1412

Đề tài: Cảm nghĩ của em về thầy cô giáo nhân ngày 20 tháng 11.(Sưu tầm)
Từ khi mở mắt chào đón cuộc đời, tôi đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha mẹ. Và lúc đó tôi cứ ngỡ chỉ có cha mẹ là cho tôi tình cảm nhiều nhất. Nhưng không. Thời gian cứ trôi lặng lẽ và từ khi tôi được cắp sách tới trường thì tôi đã nhận được tình cảm của thầy cô dành cho tôi. Đối với tôi cô như là một người mẹ hiền trên con đường học vấn.

Từ ngày đầu tiên được đi học tôi cảm thấy như mình lớn hơn. Và cô Thu là người đã dạy cho tôi đầu tiên nên tôi đã dành tình cảm cho cô nhiều nhất. Được ở bên cô tôi mới cảm nhận được hết những điều ở cô. Cô có những nét thật là đáng yêu. Bởi vì vậy mà học sinh chúng tôi luôn dành tình cảm cho cô nhiều nhất. Đôi mắt của cô trìu mến nhìn chúng tôi với nụ cười xinh. Cô có một làn da trắng mịn nên các thầy giáo trên trường đều thích cô. Nghe cô giảng bài thì thật là thích thú, sức hấp dẫn của bài không chỉ là do bài hay mà còn do cái giọng mượt mà của cô. Mỗi khi đến lớp trong trang phục áo dài trắng trinh nguyên, cô như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt.

Tôi yêu cô nhiều lắm. Tôi luôn cố gắng để làm cô vui lòng. Càng nhìn thấy cô tôi càng thấy được sự quan trọng của cô trong lòng tôi. Đối với tôi cô như là người lái đò cần mẫn, âm thầm trên bến thời gian đưa từng thế hệ học sinh này rồi thế hệ học sinh khác đến bên bờ tri thức vô tận. Và với tôi niềm hạnh phúc lớn nhất của con người là được cắp sách tới trường, được trải qua một thời gian bên thầy cô, được nghe những lời giảng ngọt ngào của cô. Thật bất hạnh cho những trẻ em không được đi học. Họ sẽ không được người mẹ thứ hai che chở và dạy bảo. Họ sẽ không cảm nhận được những điều kỳ diệu, những tình cảm mà cô mang lại. Tôi sẽ luôn trân trọng cái tình cảm đáng quý đó và không để những nỗi thất vọng hiện lên khuôn mặt cô.

Cô luôn dành tình cảm yêu thương ngọt ngào cho tôi. Cô là người dẫn dắt chúng tôi đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng tôi. Cô như là những người thầm lặng đưa chúng tôi đến những đỉnh cao của kiến thức, cho chúng tôi một tương lai tươi đẹp. Tình yêu ấy luôn cháy bỏng trong tim tôi, như sưởi ấm những sinh linh bé nhỏ vẫn còn chập chững bước đi trên đường đời. Nhớ những ngày nào, khi chúng tôi mới bước vào lớp, cô đã nói rằng: “Các em hãy tự tin lên, cô tin chắc các em sẽ thành công”. Những lời đó đã khắc sâu vào tâm trí tâm.

Nhưng bây giờ lời nói đó đâu còn nữa, hình ảnh đó cũng đâu còn nữa. Chỉ còn những tình cảm mà cô dành cho tôi, được tôi cất trong tận đáy lòng. Tôi biết, bây giờ tôi không còn được gặp cô nữa bởi một tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của cô. Dù thời gian có như thế nào, dù tương lai có ra sao nhưng hình ảnh của cô vẫn mãi trong trái tim tôi cùng với những kỷ niệm xưa. Sau này khi tôi đã lớn tôi vẫn mãi mãi nhớ về cô.

Tôi yêu cô nhiều lắm. Cô mãi mãi là người đỡ đầu cho tôi. Không bao giờ tôi có thể quên công ơn sâu nặng và tình cảm bao la của cô.
 
S

sieutrom1412

Viết về ngày 20/11 - Cảm Nghĩ Về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 (Sưu tầm P1)

Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.

Từ xưa, ca dao đã có câu:
Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.​

Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.

Bác Hồ đã từng nói: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.

Nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay, có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.
 
S

sieutrom1412

Viết về ngày 20/11 - Cảm Nghĩ Về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 (Sưu tầm P2)

Mỗi năm, khi sắp đến ngày 20-11 lòng chúng tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả, những mong nhớ, nuối tiếc về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học đã mãi mãi đi xa để giữ lấy bình yên cho Tổ Quốc. Ngày 20-11 là ngày ân tình, thầy cô giáo chúng tôi đón nhận tình cảm của toàn xã hội, tình cảm chân thành của học trò làm chúng tôi thật sự xúc động, thấy ấm lòng hơn khi nhìn những ánh mắt trong sáng, những câu nói, nụ cười thân thương, sự quan tâm lo lắng của các em làm chúng tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.

Ngày nay, chúng ta đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo như: vấn đề đổi mới căn bản nền giáo dục đại học Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong hội nhập, đào tạo theo nhu cầu xã hội... Hơn ai hết, với vai trò là người thầy “Thay Đảng rèn người”, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề. Điều đó đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có bản lĩnh, vừa giữ được phẩm chất tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm sao cho phù hợp.

Những thành tựu mà trường Đại học Hà Tĩnh đã đạt được, cho đến nay đã ghi đậm dấu ấn, công lao của bao nhà giáo. Trường của chúng ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đội ngũ gần 300 cán bộ, giảng viên, và hơn 9.000 HSSV của cả trường với tâm huyết, năng lực, ý thức trách nhiệm và tinh thần nỗ lực đang là chủ thể, là lực lượng to lớn tạo ra sự chuyển biến phát triển của nền giáo dục nước nhà.

Mỗi ngày đi qua, trên gương mặt của mỗi thầy cô, hằn sâu bao nhọc nhằn, bao vất vả của đời thường, nhưng chỉ có ánh mắt vẫn sáng lên một niềm tin, một tình yêu đối với nghề vô bờ bến. Chúng tôi là những cán bộ, giảng viên của trường Đại học Hà Tĩnh, xin hứa sẽ tiếp tục thắp sáng niềm tin ấy, thắp sáng lý tưởng cao quý mà các thế hệ thầy cô đã giữ gìn; sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, nỗ lực vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp sức đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất, có năng lực, có khát vọng để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.

Nhân ngày 20/11, xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất! Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo.

Chúng ta yêu nghề giáo và trọn đời thủy chung, son sắt với nghề:


"Viên phấn trắng hướng cuộc đời bay bổng

Mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim".


 
S

sieutrom1412

Bài viết về ngày 20/11 - Chuyện Hạt Phấn(Sưu tầm-P1)

Có một viên phấn u buồn, lúc nào nó cũng cho rằng số phận nó thật bạc bẽo khi sinh ra làm một viên phấn. Khi nhìn bạn bè xung quanh quần áo đầy màu sắc như các bạn chì màu hay to lớn như sách vở, thậm chí người bạn thân thiết của nó là viết chì dần dần cũng ít nói chuyện với nó hơn. Viên phấn ngày càng trầm lặng và ít nói.


Thời gian trôi qua nhưng nó vẫn nằm ỳ một góc trong cửa hàng, không ai ngó tới, nó muốn lang thang khắp nơi tìm một khoảng không gian của riêng mình, muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng nó cũng là có ích và nó có thể làm được những chuyện to lớn, nhưng với hoàn cảnh của mình hiện tại nó biết điều đó là không thể. Rồi một ngày cũng có người mang nó đi. Đó là một thầy giáo già, ăn mặc có vẻ xềnh xoàng. Ngày ra đi bạn bè không ai đến tiễn nó, đơn giản là vì nó không có bạn bè nào cả. Nó rất tủi thân vì nghĩ mình thật cô độc, đối với nó bây giờ đi đâu cũng vậy thôi, trên đời còn gì là quan trọng đối với nó nữa khi nó đã bị lãng quên? Mải mê suy nghĩ, lúc nhìn lại nó đã thấy mình nằm gọn trong một cái hộp gỗ. Nghe bước chân vội vã của vị chủ nhân mới, nó cũng lờ mờ đoán chắc mình sẽ trải qua một chuyến đi đâu đó. Chắc là đến nơi ở mới chứ gì? Mặc kệ, tới đâu cũng vậy thôi. Nghĩ vậy, nó lăn ra ngủ say chẳng thèm quan tâm tới tiếng động xung quanh nữa.


Viên phấn đâu biết là nó phải đi một quãng đường xa như thế nào. Đường khá xa và khó đi nên vị chủ nhân mới của nó đã phải rất vất vả: nào là đi xe ôm rồi xe bò, đến những đoạn đường khó đi thì phải lội bộ. Mồ hôi ông ta vã ra như tắm, lưng áo ướt nhẹp. Cuối cùng thì ông cũng đã đến được cái bản nhỏ nằm cheo veo trên núi cao. Tiếng chào hỏi rộn ràng của những dân làng đã đánh thức viên phấn trắng dậy. Nó vẫn nằm trong cái ba lô của người thầy giáo già nên không thể nào nhìn thấy được khung cảnh xung quanh, chỉ nghe người ta đang nói đến cái lớp học gì đó. Thầy cẩn thận đặt nó cùng chiếc ba lô vào một góc gọn gàng trước khi ra nói chuyện cùng dân làng. Buổi tối, nó nghĩ chắc ông chủ sẽ đi ngủ sớm vì cả ngày đã đi rất vất vả. Nhưng khi mọi vật đã chìm vào trong giấc ngủ nhưng thầy vẫn cặm cụi xếp từng quyển tập, một hộp viết, mấy quyển sách lớp một vào cái cặp da đã sờn. Thầy đặt nó vào hộp gỗ và cho vào ngăn kéo phía ngoài cùng. Thầy nói với viên phấn và những người bạn khác được thầy mang theo là ngày mai chúng sẽ trở thành anh hùng trong trận chiến với giặc ***, thầy tự hào vì chúng luôn kề bên, ủng hộ và giúp thầy trong quãng thời gian ý nghĩa nhất của đời mình. Từ ngày nó được thầy mang về, không hiểu sao nó cảm thấy vui vẻ hơn; vì những người bạn mới của nó trông cũng cũ kỹ và quê mùa như nó. Nó khoe với những người bạn mới quen về nơi nó từng ở đẹp như thế nào, mọi người trầm trồ ngưỡng mộ nó và dĩ nhiên là nó không nói về mối quan hệ của nó với các bạn ở đó. Tự nhiên viên phấn có cảm giác tự hào về xuất thân của mình.

(Còn tiếp)
 
S

sieutrom1412

Bài viết về ngày 20/11 - Chuyện Hạt Phấn(Sưu tầm-P2)
Khác với thường ngày ở cửa hàng, mới sáng tinh mơ viên phấn đã bị giật dậy bởi tiếng gà gáy của chú gà trống nào đó. Thì ra là thầy đã dậy và chuẩn bị đến một nơi nào nữa. Một thanh niên vóc dáng lực lưỡng trong bản đến thưa với thầy rằng anh ta sẽ dẫn thầy qua bản kế bên vì lớp học được đặt ở đó. Lại tiếp tục lên đường, ban đầu là đường đất đỏ, sau đó là dốc đá với đường đi rất hẹp, kế đến là lội qua con suối vắt ngang con đường, rồi leo lên một cái dốc nhỏ nữa mới đến nơi. Trên suốt quãng đường lúc nào thầy cũng ôm chiếc túi trước ngực, anh thanh niên muốn mang giúp thầy nhưng thầy bảo để thầy xách được rồi. Thầy bảo không hiểu sao mỗi lần ôm nó vào lòng thầy lại như được tiếp thêm sức mạnh. Thầy sợ vác ba lô trên lưng khi đi trên đường gồ ghề thì những viên phấn sẽ rất dễ gãy hay lỡ bị ướt thì viết chữ sẽ không đẹp. Lần đầu tiên viên phấn cảm thấy mình quan trọng và được chở che như vậy, tại sao như thế vậy nhỉ?

Lớp học là một mái nhà tranh nhỏ nằm dưới một tán cây lớn, một đám trẻ đang nhốn nháo trước sân chơi đùa. Khi nghe anh thanh niên giới thiệu là thầy mang con chữ đến bản làng đã tới thì lập tức chúng xếp thành hai hàng ngay ngắn chào thầy. Nhìn cảnh đó, viên phấn thấy thầy có vẻ cảm động lắm.

Lớp học là bốn chiếc bàn gỗ nhỏ một chiếc bàn lớn hơn được đặt ở phía trên tất cả trông đều đã cũ, mấy khúc gỗ được cắt ngang làm ghế, một tấm bảng sơn đen. Trước giờ lên lớp là thời gian thầy tìm hiểu về hoàn cảnh từng đứa trong đám trẻ mà thầy sẽ đứng lớp. Với thầy dạy lũ trẻ này biết chữ không chỉ là nghĩa vụ mà tất cả xuất phát từ trái tim người giáo đang khao khát ươn mần tương lai. Trong những ánh mắt ngây thơ, long lanh hiện lên hình ảnh về tương lai chúng sẽ tô điểm quê hương tươi đẹp của mình nếu chúng biết vận dụng con chữ vào đời sống qua lời kể chân tình của thầy. Viên phấn ngày càng ngưỡng mộ thầy hơn, nó bây giờ nhận ra thầy mới chính là người anh hùng chứ không phải là nó như thầy từng nói với nó trước kia. Bảng đen từ đầu luôn im lặng bỗng nhiên cất tiếng hỏi viên phấn nhỏ: “cậu đã chuẩn bị thực hiện sứ mệnh của mình chưa và cậu có sợ không ?”, bảng đen giải thích thêm rằng khi mà thầy trao từng con chữ cho lũ trẻ, viên phấn sẽ phai mòn dần, mặt nó sẽ bị tì lên bảng thân thể rời ra vát lên từng câu chữ, rồi cuối cùng thì nó sẽ bị xóa đi không còn gì trên bảng nữa, nó sẽ thành những hạt phấn bé nhỏ không ai nhớ đến. Mặc dù vậy, viên phấn vẫn tự hào khẳng định rằng nó đã sẵn sàng để cống hiến thân mình trên con đường đến với kho tàng tri thức. Viên phấn tự hào rằng nó không hề mất đi mà nó vẫn tồn tại, những hạt phấn bé nhỏ vẫn bám vào mái tóc pha sương, vai áo sờn màu và đôi tay thô ráp đang nắn nót vẽ lên tương lai, nó biết rằng nó không vô hình, mà ngược lại nó càng trở nên sâu đậm hơn vì nó luôn ẩn sau từng câu con chữ mà lũ trẻ ê a ngân lên trong một buổi sáng hơi sương còn dùng dằng chưa muốn rời xa chiếc lá, hay một buổi chiều tà ráng vàng một góc trời nơi bản nhỏ.

Khi ngẫm nghĩ lại về thời gian đã qua phấn thấy mình thật hạnh phúc. Trên quãng đường đời khi còn là viên phấn nó được đôi tay gầy guộc nâng niu, được sống dưới ánh đèn khuya in hình lên vách bóng người thầy hay người bạn tri kỷ của nó đang cặm cụi chuẩn bị cho ngày mai đến lớp, được ôm ấp che chở trong vòng tay ấm áp khi băng rừng lội suối. Khi hóa thân thành hạt phấn nó thấy mình trở nên xinh đẹp hơn, từng hạt phấn nhỏ như lung linh hơn dưới ánh mắt quan tâm, trìu mến dõi theo từng nét tương lai được vẽ lên bằng những ngón tay bé nhỏ như những búp măng. Phấn không muốn rời xa thầy, nó bám lại trên tóc, trên vai thầy như muốn nhắc nhở mọi người về công lao to lớn mà thầy đã âm thầm cống hiến cho quê hương. Dẫu biết rằng rồi mọi người sẽ không còn nhớ đến những công lao mà mình đã cống hiến, nhưng hạt phấn không một lời oán trách hay đòi hỏi cho bản thân mà ngược lại luôn tự hào khi sinh ra làm một hạt phấn. So với những gì mà thầy đã nghĩ và làm, nó thấy những gì nó làm được nhỏ bé, nó ước mong mai sau nó lại được làm viên phấn giúp thầy khơi sáng tương lai và sau đó là hạt phấn mãi bên thầy.
 
S

sieutrom1412

Đề tài: Cảm nghĩ của em về thầy cô giáo nhân ngày 20 tháng 11.
Từ khi mở mắt chào đón cuộc đời, tôi đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha mẹ. Và lúc đó tôi cứ ngỡ chỉ có cha mẹ là cho tôi tình cảm nhiều nhất. Nhưng không. Thời gian cứ trôi lặng lẽ và từ khi tôi được cắp sách tới trường thì tôi đã nhận được tình cảm của thầy cô dành cho tôi. Đối với tôi cô như là một người mẹ hiền trên con đường học vấn.

Từ ngày đầu tiên được đi học tôi cảm thấy như mình lớn hơn. Và cô Thu là người đã dạy cho tôi đầu tiên nên tôi đã dành tình cảm cho cô nhiều nhất. Được ở bên cô tôi mới cảm nhận được hết những điều ở cô. Cô có những nét thật là đáng yêu. Bởi vì vậy mà học sinh chúng tôi luôn dành tình cảm cho cô nhiều nhất. Đôi mắt của cô trìu mến nhìn chúng tôi với nụ cười xinh. Cô có một làn da trắng mịn nên các thầy giáo trên trường đều thích cô. Nghe cô giảng bài thì thật là thích thú, sức hấp dẫn của bài không chỉ là do bài hay mà còn do cái giọng mượt mà của cô. Mỗi khi đến lớp trong trang phục áo dài trắng trinh nguyên, cô như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt.

Tôi yêu cô nhiều lắm. Tôi luôn cố gắng để làm cô vui lòng. Càng nhìn thấy cô tôi càng thấy được sự quan trọng của cô trong lòng tôi. Đối với tôi cô như là người lái đò cần mẫn, âm thầm trên bến thời gian đưa từng thế hệ học sinh này rồi thế hệ học sinh khác đến bên bờ tri thức vô tận. Và với tôi niềm hạnh phúc lớn nhất của con người là được cắp sách tới trường, được trải qua một thời gian bên thầy cô, được nghe những lời giảng ngọt ngào của cô. Thật bất hạnh cho những trẻ em không được đi học. Họ sẽ không được người mẹ thứ hai che chở và dạy bảo. Họ sẽ không cảm nhận được những điều kỳ diệu, những tình cảm mà cô mang lại. Tôi sẽ luôn trân trọng cái tình cảm đáng quý đó và không để những nỗi thất vọng hiện lên khuôn mặt cô.

Cô luôn dành tình cảm yêu thương ngọt ngào cho tôi. Cô là người dẫn dắt chúng tôi đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng tôi. Cô như là những người thầm lặng đưa chúng tôi đến những đỉnh cao của kiến thức, cho chúng tôi một tương lai tươi đẹp. Tình yêu ấy luôn cháy bỏng trong tim tôi, như sưởi ấm những sinh linh bé nhỏ vẫn còn chập chững bước đi trên đường đời. Nhớ những ngày nào, khi chúng tôi mới bước vào lớp, cô đã nói rằng: “Các em hãy tự tin lên, cô tin chắc các em sẽ thành công”. Những lời đó đã khắc sâu vào tâm trí tâm.

Nhưng bây giờ lời nói đó đâu còn nữa, hình ảnh đó cũng đâu còn nữa. Chỉ còn những tình cảm mà cô dành cho tôi, được tôi cất trong tận đáy lòng. Tôi biết, bây giờ tôi không còn được gặp cô nữa bởi một tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của cô. Dù thời gian có như thế nào, dù tương lai có ra sao nhưng hình ảnh của cô vẫn mãi trong trái tim tôi cùng với những kỷ niệm xưa. Sau này khi tôi đã lớn tôi vẫn mãi mãi nhớ về cô.

Tôi yêu cô nhiều lắm. Cô mãi mãi là người đỡ đầu cho tôi. Không bao giờ tôi có thể quên công ơn sâu nặng và tình cảm bao la của cô.

Nguồn: Sưu tầm
 
S

sieutrom1412

VIẾT VỀ THẦY CÔ​

Gửi thầy: Nguyễn Thọ Thành - Trường THPT Lý Thường Kiệt - Bắc Ninh.

Thấm thoát mà mười một năm cắp sách đến trường đã trôi qua rồi. Sao thời gian trôi nhanh vậy, mấy mà em lại phải rời xa mái trường, không còn được ngồi trên chiếc ghế đá dưới những hàng cây hoa phượng đỏ, không còn được nghe giảng của các thầy cô, không còn được gặp bạn bè… Nhưng chưa bao giờ em quên được một ngày ý nghĩa nhất trong tháng mười một này. Ngày mà chúng em ai ai cũng nhớ. Vâng, đó là ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, một ngày để chúng ta cùng nhớ lại những công lao của thầy cô . Người làm nhiệm vụ là “người lái đò” đưa chúng em sông để trở thành những con người có ích cho đất nước.

Thầy chủ nhiệm năm nay của chúng em, là một người mà cả lớp vô cùng yêu quý. Thầy tên Nguyễn Thọ Thành, cái tên đó thật đẹp đúng không mọi người?.

Thầy, người mà chúng em thầm gọi là “bố” là người “bố” thứ hai mà chúng em có được. Vì những gì tốt đẹp nhất Thầy đã giành tặng hết cho chúng em.

Người mẹ dạy chúng em bao điều về cuộc sống, về tình yêu thương và uốn nắn chúng em trở thành những con người có nhân cách tốt.

Em thực sự không biết phải diễn tả tấm lòng mình thế nào nữa. Có lẽ nhưng gì thầy dành cho chúng em không thể kể ra bằng lời được mà phải cảm nhận nó. Cảm ơn cuộc sống này vì đã cho em gặp một nhà giáo như thầy. Sau này lớn lên không biết chúng em có thể đền đáp hết công ơn của thầy không, nhưng thầy ơi!.Trong tim chúng em sẽ luôn yêu quý thầy, trong ngăn kéo trí nhớ chúng em sẽ không bao giờ quên được thầy đâu bởi thầy chính là người cho chúng em nhiều hơn cả kiến thức.

Cảm ơn thầy vì thầy là thầy giáo chủ nhiệm của A3!!!

Sưu tầm
 
S

sieutrom1412

GỞI TẶNG CÔ NHÂN NGÀY 20 - 11(Sưu tầm-P1)

Gửi tặng đến cô Đặng Thị Kim tuyết, GV trường THCS Phan Châu Trinh, chủ nhiệm lớp 9/2 năm học 2012-2013

Kính gửi cô giáo chủ nhiệm của chúng em!

Có lẽ, khi cô đọc lá thư này thì cô và chúng em đã chia tay nhau. Nhưng cô ơi, cho dù thế nào đi chăng nữa thì chúng em vẫn luôn nhớ về cô- người đã bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn chúng em những điều đẹp đẽ nhất…

Cô còn nhớ cái ngày đầu tiên mà lớp chúng ta gặp nhau không? Khi đó, cô cầm danh sách lớp và nói với tụi em rằng: “Cô trò mình có duyên. Quê cô ở Lệ Bắc và đang sinh sống tại Cổ Tháp. Mà nay cô lại chủ nhiệm đúng cái lớp toàn là học sinh Lệ Bắc và Cổ Tháp.” Và dường như từ khi đó, duyên số đã áp đặt cô là mẹ của chúng em và chúng em là con của cô.

Ba mươi sáu bạn là ba mươi sáu cá tính khác nhau và chính vì thế nó đã làm cho cô bao phen đau đầu vì lũ chúng em. Cô nghiêm khắc nhưng cũng thật vị tha. Cả học kì một, mặc dù hay la mắng các bạn nhưng chưa bao giờ có một bản kiểm điểm có chữ kí phụ huynh của các bạn. Vậy mà sang kì II, lũ chúng em chẳng biết gì, đã ương bướng, gan lì, cùng nhau bắt tay đưa lớp đi xuống. Cô buồn lắm phải không cô?? Những khi mắc lỗi bị cô la, lũ chúng em chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà không dám nhìn thẳng vào ánh mắt của cô để nói lời xin lỗi. Chúng em cứ vô tâm, thản nhiên nói chuyện trong lớp mà đâu hay rằng trái tim của cô đang từng ngày, từng phút, từng giây hướng về chúng em. Cô còn nhớ cái lần các bạn nói chuyện trong giờ học phụ đạo bị thầy Đức trả lớp? Hôm đó cô đã cho lớp một trận lôi đình. Lần đầu tiên chúng em thấy cô như vậy. Cô la bạn Nhung, Phương và em biết, cô cũng đang la tất cả chúng em. Cô nói rằng, từ nay các em muốn làm gì thì làm cô không quan tâm đến việc học của chúng em nữa.

Nhưng cô ơi, chúng em chỉ biết cô giận nên nói vậy thôi chứ không bao giờ cô bỏ lớp đúng không cô? Rồi tụi em cứ đoán già đoán trẻ. Đứa thì bảo cô giận lớp thật rồi nhưng cũng có bạn bảo chắc chắn ngày mai cô sẽ lên. Nhưng dù sao trong tâm tưởng chúng em vẫn luôn chờ đợi hình dáng của cô mỗi sáng vì có cô lớp chúng ta mới lo ôn lại bài cũ. Cô biết không?! Nụ cười đã nở trên khuôn mặt của chúng em khi sáng hôm sau cô vẫn đến lớp như mọi ngày. Khi ấy trong lòng em chợt nghĩ: “Cô mình tuyệt thật!”

Cả một năm học hiếm khi tụi em thấy cô cười. Cô cười đẹp lắm sao lại không cười vậy cô? Hẳn, lớp mình ham chơi, không lo học nên mới khiến cô buồn như thế. Thành tích thi đua học kì một của lớp mình cũng đáng nể thật cô nhỉ? Phong trào gì phát ra cũng được lớp mình hưởng ứng tích cực và ẳm gọn những phần thưởng. Những khi lớp nhận cờ luân lưu, dưới lớp các bạn la hét lên vì sung sướng còn trên kia, cô nhìn chúng em với ánh mắt tự hào, với nụ cười rạng rỡ. niềm vui của cô khiến niềm vui trong chúng em nhân lên bội lần. Vậy mà chúng em đâu biết giữ những khoảnh khắc ấy đâu.

Sang đến kì II, lớp cứ ì à ì ạch vị thứ 6,7 toàn trường rồi chẳng có thành tích gì nổi bật trong các hoạt động cả. Lớp buồn. Cô buồn. Khoảng cách giữa cô và trò mình ngày càng xa hơn bởi nụ cười trên môi cô giờ đây đã nhạt tắt hẳn. Sáng đến lớp, nhìn vào sổ đầu bài cô la chúng em. Cô mời phụ huynh những bạn quậy phá. Khi ấy, chúng em rất sợ cô. Nhưng hôm nay, trong giờ phút chia tay như thề này, thật sự chúng em mới thấy những lời rày la, nhắc nhở của cô lại đáng quý biết bao. Cô chính là vị thần Alibaba đã cảm hóa được 36 tên cướp chúng em, để rồi tất cả các bạn đều được xét tốt nghiệp phổ thông. Cảm ơn cô vì cô đã cho mỗi bạn một con đường để bước tiếp. Những lời la mắng của cô giờ đây như một chất xúc tác, thấm dần, hòa quyện vào tâm hồn chúng em những điều tuyệt vời nhất.
 
S

sieutrom1412

GỞI TẶNG CÔ NHÂN NGÀY 20 - 11(Sưu tầm-P2)

Cô kính mến!

Dòng tuần hoàn của thời gian cứ luân phiên thay đổi và chúng em phải nói lời chia tay với cô, với ngôi trường mà em hằng gắn bó suốt 4 năm cấp II. Có những vui buồn, những nụ cười và đôi khi còn là những giọt nước mắt mà chúng em đã để lại nơi đây. Nhưng có lẽ năm cuối cấp này sẽ mãi ngự trị trong lòng chúng em. Xa trường, chúng em sẽ rất nhớ cô, nhớ 36 gương mặt thân quen của lớp 92 và cũng nhớ lắm bục giảng cùng phấn trắng bảng đen. Chúng ta đã cùng sông với nhau hơn 9 tháng, giờ đây khi đã thấm thía hai tiếng chia tay nó đã vỡ òa thành những giọt nước mắt.

Sẽ nhớ lắm cái phòng học số 05 đầy tiếng kiện cáo mỗi buổi sinh hoạt lớp chỉ vì sợ tổ mình bỏ heo, nhớ lắm những buổi đi lao đọng vệ sinh, tụi con trai và con gái cứ í é khắp sân trường để cô phải vào cuộc làm vị bao công phán xét… những khoảnh khắc ấy ai nỡ quên phải không cô?

Nhưng thời gian cứ trôi, cái tiếng trống khai trường đầu tiên mà chúng em bước vào ngôi trường này nghe như vẫn thoang thoảng đâu đây…vậy mà sao hồi trống kết thúc cấp học lại đến nhanh quá vậy? Rồi cái ngày chia tay cũng đẫ đến. Cô trò ta cùng nhau ngồi tâm sự. từng tình cảm mà bấy lâu nay chúng em giấu trong lòng nay lại mở ra hết.

Đằng sau sự ương bướng, gan lì..lớp mình cũng đáng yêu đấy cô nhỉ? Những việc làm ngây ngô, thiếu suy nghĩ đều được các bạn tự thú trong buổi chia tay đó. Từng bạn thi nhau nói, nói và nói. Nói cho đến khi nào vơi đi nỗi buồn nhưng thật khó cô ạ. Nỗi buồn ấy cứ dai dẳng trong chúng em mấy ngày hôm sau. Cô biết không?! Chúng em thật sự xúc động khi cô đưa cho lớp bảng danh sách lớp và bảo bạn lớp trưởng giữ nếu bạn nào có gì thì nhớ liên lạc với cô. Chuyến đò mà cô lái đã cập bến nhưng trái tim của cô vẫn luôn hướng về đôi chân chúng em trên đường đời. chúng em cảm nhận được điều đó khi nhìn vào ánh mắt của cô.

Có thể chín tháng học với nhau, cũng đã để lại cho cô nhiều kỉ niệm. Dù là kỉ niệm buồn hay vui nhưng chúng em mong cô hãy giữ những kỉ niệm đó, xếp nó vào một chỗ trống trong tim để mai này, khi chúng ta gặp lại nhau thì sẽ có những kỉ niệm kể cho nhau nghe cô nhỉ? Rồi đây mỗi đứa chúng em se bước trên mỗi ngả đường nhưng chúng em tin, tất cả đều nhớ về cô và thầm cảm ơn cô- người đã chắp cho chúng em đôi cánh để vững chãi bay vào đời.

Nhân ngày 20/11 em kính chúc cô sức khỏe, ngày càng thành công trong công việc của mình. Đâu đó 37 trái tim 92 đang khắc khoải mong ngày gặp lại. Những đứa học trò tinh nghịch của cô.

(Huỳnh Như Thảo_ lớp 10/6 Trường THPT chuyên Bắc Quảng Nam, Hội An , tỉnh Quảng Nam)
 
S

sieutrom1412

NGƯỜI THẦY BẢO VỆ (Sưu tầm)
Vậy là đã hai mùa trung thu chúng tôi được đến vui cùng các em Trường Tiểu Học Cơ Sở Long Hậu - xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc. Năm nay, chúng tôi đã đứng trong mưa để cùng các em hào nhịp vào không khí Trung thu được chờ đợi từ trong ánh mắt của các em. Chúng tôi cũng không có gì nhiều làm quà cho bọn trẻ, cũng chỉ vỏn vẹn vài cây kẹo, ít sữa và rau câu. Ôi sao mà hạnh phúc, hạnh phúc không phải vì chúng tôi được nhận lời cảm ơn, mà hạnh phúc vì món quà nhỏ ấy đã mang lại cho các em những nụ cười ngây ngô lắm : “Cô ơi của con đâu cô” “ Cô ơi nhớ để dành cho lớp của con nha Cô”…Những câu nói đó làm cho chúng tôi yêu lắm.

Thế mà, sau hai lần đến đây, đến với ngôi trường còn nghèo khó này, chúng tôi biết được một người còn mang nhiều niềm vui và nhiều bài học bổ ích cho trẻ nhỏ hơn thế. Chú ấy không dạy bằng chữ, không dạy bằng số, mà Chú dạy bằng chính hành động sống cho bọn trẻ.

“Mưa to thì các con phải biết ngồi chật lại cho bạn bè cùng ngồi chung coi văn nghệ cho các bạn không ướt”. Chú đứng như là một người Thầy Chủ nhiệm, sắp xếp ghế cho bọn trẻ ngồi theo hàng coi văn nghệ Trung Thu. Bọn trẻ nghe theo vô điều kiện, chúng tôi ngồi ở hàng cuối ghế, nhìn thấy Chú cứ đứng lo cho từng đứng một ngồi vào vị trí.

Chú chỉ là một người bảo vệ, đã làm ở đây gần 6 năm. Tóc của Chú dài lắm, Chú búi lại gọn gàng, nhưng nó làm cho tôi có cảm giác sờ sợ ngay từ đầu gặp. Phải nói một cách thật lòng, Chú đã làm cho chúng tôi-các bạn Thanh Niên trẻ phải học theo Chú rất nhiều. Tôi còn nhớ, mỗi tiết mục văn nghệ kết thúc, Chú lại quay sang bọn trẻ và bảo rằng: ”Vỗ tay đi các con”. Có phải tình yêu trẻ của Chú là đây, Chú không dạy cho bọn trẻ bài học trên sách vở mà Chú đã dạy cho bọn trẻ và cả chính chúng tôi một cách sống đúng đắn. Phải chăng tiếng vỗ tay ấy làm cho buổi lễ đón Trung Thu càng vui hơn, càng tiếp sức cho các bạn trẻ nhỏ diễn trên sân khấu mạnh mẽ hơn.

Chú vui tính phải nói, còn nhớ Tiết mục Chú Cuội bay lên cung trăng theo chị Hằng. Do chuẩn bị nhanh quá mà các em đã quên không làm gốc cây đa, Chú đã nhảy lên sân khấu, tay cầm vài cái lá bàn, Chú ngồi làm gốc cây. “Diễn đi con, có Chú làm gốc cây đa rồi nà”. Và rồi Chú ngồi im làm tượng. Tha hồ mà bọn trẻ chọc cười nhưng Chú vẫn không ngã. Chúng tôi cũng bật cười vì Chú ấy chứ.

Có thể, với ai đó thì người Thầy, người Cô chỉ là những người đứng trên lớp, được phép la, phép phạt đòn. Không. Chú ấy chính là người Thầy mà riêng tôi đã cho phép mình được gọi như vậy. Trung Thu năm sau và những năm sau nữa. Dù các em nhỏ có lớn lên và dù Chú có còn ở đây hay không nhưng tôi tin rằng, với các em, với tôi Chú bảo vệ- Người Thầy bảo vệ vui tính này mãi mãi vẫn còn đấy.

Gửi ngàn lời chúc sức khỏe đến Người thầy bảo vệ thân thương!
 
Top Bottom