$\color{Blue}{\fbox{Lắng đọng}\bigstar\text{Những bài văn gây cảm động lòng người }\bigstar} $

S

sieutrom1412

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:Mloa_loa: :Mloa_loa:


Qua những giây phút cười sảng khoái, thoải mái bên topic Những bài văn bất hủ thì hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn một topic mang phong cách, cảm xúc mới đó là: $\color{Blue}{\fbox{Lắng đọng}\bigstar\text{Những bài văn gây cảm động lòng người }\bigstar} $

Tại đây các bạn có quyền đăng lên các bài văn sưu tầm, tự sáng tác,... nhưng phải gây cho người đọc 1 tâm hồn cảm động sau khi xem. :M062:

Mọi mem trong diển đàn này đều có quyền tham gia.

Mọi người hãy cùng nhau xây dựng topic nhé..

Lưu ý: Bài viết không spam, sưu tầm phải ghi rõ nguồn,.... nếu không sẽ bị xử lý
~> Tuân thủ, thực hiện tốt nội quy box Góc thư giãn cũng như nội quy diễn đàn: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=415239
 
Last edited by a moderator:
S

sieutrom1412

Bài văn về người thầy gây xúc động

Khai trương trước nha . :khi (4):


Bài văn viết về người thầy nhân dịp 20/11 của Vũ Phương Thảo (lớp 10A1, THPT Định Hóa) đã khiến nhiều người cảm động.

Trong bài viết của mình, Phương Thảo để dòng ký ức trôi ngược về quá khứ với những kỷ niệm đẹp bên người thầy.

bai-van-gay-xuc-dong-nhat-nam-2014-3.jpg


Thảo miêu tả: “Người đàn ông đi trong nắng vàng hôm ấy là người tôi kính trọng nhất trên đời. Có lẽ biết thế nên mọi cảnh quay về người ấy đều rõ nét và chân thực đến kì lạ. Tôi nhìn rõ cái bóng liêu xiêu, đổ dài trên con đường dài dằng dặc, cùng với cây thước kẻ nửa mét kẹp trong chiếc cặp da sờn cũ, hộp phấn bằng thép chỉ chực rơi ra, cùng mái tóc đã bạc lắm rồi. Bỗng nhiên, tôi thấy nước mắt đang dâng lên, đầy tràn hai khóe mắt”. Bài viết cảm động của Thảo được thầy giáo Phạm Vũ cho điểm 10.


P/s: Đúng là muốn đạt điểm 10 môn Văn rất khó các bạn nhỉ. :khi (46):
 
S

sieutrom1412

Bài văn về mẹ xúc động của nữ sinh lớp 10(P1)

Tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình. "Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!". Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi, ở đâu thì đúng thật, không ai tốt, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính cha mẹ...

Cô học trò nhỏ, con gái của độc giả Trần Thị Sương, đang học lớp 10 chuyên Hóa Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn (Đà Nẵng) đã gửi gắm những tình cảm thiêng liêng dành cho mẹ vào trong chính bài văn của mình. Mời độc giả cùng theo dõi:







Mọi người chúng ta ai cũng được sinh ra và lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền. Vẫn biết bên mình có biêt bao nhiêu người thân yêu - đến trường ta có bạn bè thân thương, có ngôi trường thương mến, có thầy cô kính yêu hằng ngày vỗ về, dạy dỗ ... nhưng chắc chẵn có ai không cảm nhận được tình yêu thương đầy ắp, nồng ấm của người mẹ hiền đi theo ta đến suốt cuộc đời là cao cả nhất.


Tình yêu đó cứ lớn dần theo năm tháng, đến bây giờ khi bước chân vào trường trung học phổ thông ta mới phần nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của mẹ.

Một sớm mai thức dậy, ta đã cảm nhận được bàn tay mẹ hiền ôm ấp đêm qua, giờ đây lại chuẩn bị nắm cơm buổi sáng trước lúc ta đến trường. Khi ta vào lớp, bàn tay mẹ lại tần tảo nắng mưa ngoài nương rẫy lo cho ta buổi cơm thường nhật, từng mãnh áo ấm trong những tiết trời lập đông. Cứ thế, tình mẫu tử luôn hiện hữu, cứ mãi chở che, mơn trớn, vỗ về, yêu thương, trìu mến trên mỗi nẻo đường con đến lớp.

Tình mẹ tràn đầy, trinh trắng như mặt nước hồ thu buổi sớm mà vẫn chân chất, mộc mạc, gần gũi tinh tươm tựa trang giấy học trò. Có lẽ khi con người còn chưa biết mặt chữ thì tình mẫu tử đã thể hiện đủ đầy, lung linh như ánh trăng rằm trong những câu ca dân gian xưa. Nay trên tất cả các phương tiện trao đổi thông tin, nghệ thuật, hình ảnh người mẹ lại càng được tôn vinh hơn nhưng chắc vẫn chưa bao giờ đủ để nói lên sự hy sinh và tình yêu người mẹ dành cho ta.

Từ tấm bé, khi biết cảm nhận cuộc đời, tình mẹ luôn dần lớn lên bên con theo năm tháng...

“ Ầu ơ ... ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi, Khó đi mẹ dắt con đi...”

Câu hát ru con bất ngờ của nhà ai hàng xóm trong đêm sâu quạnh quẽ của miền quê có lẽ cũng đủ đưa ta theo nguồn yêu thương của tình mẹ bao la! Tình mẹ thể hiện mọi nơi trên trái đất nầy với bất kỳ không gian nào. Một sớm mai trong bài giảng của Thầy ở lớp, vẫn còn nhớ như in câu hò đầm ấm, du dương mà mênh mông tình mẫu tử:

“Hò ơ! Mẹ già như chuối chín cây, Gió lay mẹ rụng... gió lay mẹ rụng ... con phải mồ côi!”
Buổi chiều về, đem cảm xúc nầy thổ lộ với Ba, con lại nghe Ba sụt sùi tiếc thương đã một lần lầm lỡ khi vô tình để mẹ buồn lúc tuổi thời cắp sách. Ba rất sợ mồ côi chăng? Có lẽ thế! Mồ côi với tình yêu thiêng liêng bất tận! mồ côi bàn tay chăm bẵm tự buổi sơ sinh! Mồ côi sự chở che từ tấm bé! Mồ côi ngay cả lúc đã là người lớn như Ba! Mồ côi sự nuông chiều trong thời thơ dại! Mồ côi cả trong buổi xế chiều!... Ba chỉ ngậm ngùi đọc câu ca dao xưa cũ:

“Công cha như núi Thái sơn.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Ta chợt rùng mình sợ hãi thật sự nếu trên đời nầy, ta hay bất kỳ ai lỡ thiếu vắng đi một tình yêu thương của mẹ hiền!


:khi (106):
 
Last edited by a moderator:
N

ngocsangnam12

co-be-2.JPG
Nội dung bài văn:

“Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”.

Những câu hát đó như nhắc nhở chúng ta phải hoàn thành nghĩa vụ công dân đối với đất nước mình. Vì thế khi chiến tranh nổ ra đã có biết bao con người xông pha đi giành độc lập lại cho Tổ quốc. Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là đại biểu cho những con người đáng kính đó.Với tài năng quân sự kiệt xuất và những đóng góp vĩ đại cho quân sự Việt Nam, Đại tướng được báo chí thế giới ca ngợi là “vị tướng huyền thoại”, sánh cùng các vĩ nhân trong suốt 2.000 năm qua. Ông là nhân vật vĩ đại của mọi thời đại. Nhưng Bác Giáp thì cho rằng “Vị tướng dù có công lớn lao đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”.

Thời chiến, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị tướng nổi tiếng với trận đánh Đông Khê, chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn (4/1975). Và những chiến dịch đó mang lại thắng lợi cho dân tộc ta. Những trận đanh do Bác chỉ huy luôn luôn là những trận đánh mang tính táo bạo nhưng rất tỉ mỉ khiến các nước Pháp, Mỹ phải e dè khiếp sợ. Bởi Bác luôn cẩn thận thảo luận với các đồng chí, quan sát thật kĩ trận địa trước khi phát lệnh nổ súng. Tất cả những điều đó đã làm nên một ngày 7/5/1954, lá cờ quyết chiến quyết thắng của nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát, chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Và từ thời khắc đó, những cái tên Việt Nam, Hồ Chí Minh, Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp được cả thế giới nhắc đến như biểu tượng của chiến thắng và lòng dũng cảm.

Thời bình Bác Giáp là người cố vấn để cải cách các lĩnh vực, giáo dục, quốc phòng… Tất cả các đóng góp, cống hiến của Bác đều đáng để chúng ta ngưỡng mộ. Nhưng ngoài ra ở Bác, vị Đại tướng kính yêu còn là những bài học quý giá cho thế hệ trẻ học tập, noi theo.

Điều đầu tiên theo tôi ở Bác mà chúng ta cần học tập chính là lòng nồng nàn yêu nước. Chỉ có lòng yêu nước, Bác mời không đứng nhìn đất nước trong kiếp nô lệ và quyết định nổi dậy đấu tranh giành lại sự tự do cho đất nước. Thế hệ trẻ chúng ta thì may mắn được sinh ra trong thời bình. Nhưng không vì thế mà chúng ta thôi yêu Tổ quốc. Ta vẫn có thể thể hiện lòng yêu nước qua việc chúng ta cố gắng học tập thật tốt để có thể dung những kiến thức ta đã học xây dựng phát triển đất nước.

Không có việc gì khó
Chí sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên

Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là biểu tượng, ý chí của những con người có quyết tâm cao. Những cuộc chiến tranh vì chính nghĩa, vì độc lập luôn đầy khó khăn. Thiếu lương thực, vũ khí quá thô sơ, cuộc sống kham khổ. Thế nhưng Bác và những người lính của mình vẫn vượt qua. Còn chúng ta thì sao? Gặp chút thử thách của cuộc đời đã buông xuôi, đầu hàng số phận. Một số bạn trẻ hiện nay thường đổ lỗi cho đổ vỡ của gia đình, thất bại trong học tập dễ ngụy biện khi sa đà vào hút chích, nghiện ngập. Các bạn có sống trong đói khổ chưa? Có sống trong những nơi rừng sâu chưa? Tất cả đều chưa. Nhưng chỉ là những khó khăn nhỏ đã oán trách cuộc đời. Nên nhớ lúc cuộc sống vây quanh ta nhiều thử thách nhất chính là lúc cuộc sống ưu ái ta nhất. Nó muốn ta hiểu được ta sẽ học được rất nhiều từ những thử thách đó.

Lý tưởng sống cao đẹp và lòng can đảm là hai điều mà thanh niên chúng ta phải học tập Bác Giáp. Bác luôn lấy hình ảnh tự do của đất nước làm mục tiêu làm động lực. Chính những lý tưởng đó đã giúp đất nước ta đại thắng và giành lại độc lập vào chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn (4/1975). Song song đó, Bác cũng trang bị lòng can đảm cho mình. Vì không có lòng can đảm thì thực sự đến ngày hôm nay đất nước ta vẫn chịu kiếp nô lệ. Thanh niên ta càng cần lý tưởng sống và lòng can đảm hơn ai hết. Vì thanh niên chính là những chủ nhân tương lai của đất nước sau này. Nếu một đất nước mà những con người sống ở đó sống một cách buông thả, không có mục đích sống, sống nhút nhát, không can đảm thoát khỏi vỏ bọc của mình thì liệu đất nước đó có phát triển không? Hãy chứng tỏ thanh niên Việt Nam là những mầm non đầy nhiệt huyết , ý tưởng sống, luôn trang bị lòng can đảm. Hãy để cho các nước bạn biệt rằng Việt Nam chúng ta sau này sẽ được làm chủ bởi những con người luôn dám đương đầu với khó khăn.

Và điều cuối cùng ở Bác, vị Đại tướng tài ba đáng ngượng mộ nhất chính là sự khiêm tốn và lòng yêu thương. Bác không cho rằng mình là vị tướng huyền thoại, không cho rằng mình đánh đuổi Mỹ mà là cả nhân dân Việt Nam. Bác khiêm tốn và đê cao sức mạnh tập thể của toàn dân. Bác giúp chúng ta hiểu rằng “một cánh én nhỏ không thể làm nên mùa xuân”. Bác không tự cao, Bác cho rằng mình bình đẳng với những người khác. Sự khiêm tốn của Bác nhận được rất nhiều tình yêu thương từ nhân dân . Thanh niên như chúng ta dường như bị thời đại ngày nay cuốn hút đi quá nhanh. Việc rèn luyện tính khiêm tốn, ý thức sức mạnh tập thể và lòng yêu thương ngày càng cần thiết. Khi ngày nay giới trẻ càng ngày càng mang thêm tính tự cao, sống riêng lẻ và đặc biệt là căn bệnh vô cảm. Đất nước trong thời đại công nghiệp hóa, rô bốt được sản xuất mang những đặc tính giống con người càng nhiều nhưng con người chúng ta càng ngày càng rô bốt hóa.

Không biết yêu thương, dửng dung trước những khó khăn của người khác, chà đạp, đánh giá thấp người khác. Thử hỏi ai cũng như thế thì ai dám đầu tư vào đất nước Việt Nam nữa.Bởi không ai muốn phải làm việc với những người có tài năng nhưng quá kém nhân cách.
Thanh niên chúng ta hãy học tập Bác, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Vì Bác chính là hiện than của những tinh hoa dân tộc. Học tập Bác để sau này dung những phẩm chất từ bản thân đã học của Bác để phát triển đất nước. Nhưng hiện tại bây giờ đầy, Bác Giáp đã mãi mãi ra đi ở tuổi 103. Cả không khí đau thương mất mát bao trùm lên đất nước Việt Nam. Toàn dân dù biết Bác đã sống rất thọ nhưng sao vẫn nghe trong lòng đau nhói.

"Mùa thu lặng lẽ lá vàng rơi
Cả nước tiếc thương tiễn một Người".

Bác đã biết bao lần ra đi nhưng lần này là khác. Không phải ra đi xông pha chiến trận, không phải ra đi khảo sát đời sống nhân dân mà là sự ra đi về cõi vĩnh hằng. Sự ra đi mà khiến hàng chục triệu trái tim người Việt Nam thổn thức. Nhưng sự ra đi của Bác không phải là dấu chấm hết cho hình ảnh một vị tướng anh hùng. Mà đây chỉ là sự ra đi về thể xác, còn tâm hồn và trái tim của Bác mãi mãi ở lại. Bác Giáp ở lại như một sự hiện diện để xem những bàn tay tuổi trẻ đổi mới đất nước. Bác ở lại để nhân dân ta hiểu Bác vẫn luôn là người Việt Nam, không bao giờ rời xa mảnh đất thân thương này.

"Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hóa thành bất tử"
(Tố Hữu)

Dẫu biết với ngòi bút nhỏ bé của mình vẫn không thể kể hết những chiến công, những phẩm chất cao đẹp đáng để giới trẻ học tập của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhưng với tình cảm, sự kính trọng tôi vẫn viết. Và thanh niên Việt Nam ơi đừng phụ lòng mong đợi của Bác. Hãy cố gắng học tập thật tốt để tương lai có thể xây dựng và phát triển đất nước. Ở một nơi nào đó, vị Đại tướng kính yêu luôn theo dõi chúng ta.

“Mùa thu lặng lẽ vòng tạo hóa
Đại tướng! Ngàn thu ru giấc người”

Đặc biệt chúng ta hãy sống, sống sao để như Bác, về với cõi vĩnh hằng một cách thanh thản.

GG
 
Last edited by a moderator:
S

sieutrom1412

Bài văn về mẹ xúc động của nữ sinh lớp 10(P2)



Up Up Up .......

Bài văn về mẹ xúc động của nữ sinh lớp 10(P2)


Một đêm sốt xoàng thôi ta đủ biết mẹ chẳng bao giờ yên giấc, bàn tay mẹ nhẹ nhàng sờ trán thăm khám nhiệt độ, đắp chăn, tất tả lo thuốc men, rồi mẹ nấu lá xông mà khi nhỏ ta cứ ngỡ nồi lá xông là thuốc thần để con hết bệnh!

“Con ho lòng mẹ tan tành, Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”.

Cơn sốt của con đã là cơn lửa đốt lòng mẹ! Cơn ho của con chắc đã làm khuôn mặt mẹ thêm hằn những vết chân chim!

Hình ảnh người mẹ luôn bên đời ấm áp, mãi hy sinh, chở che! Cất tiếng khóc đầu tiên chào đời là ta đã nằm trọn trong tình yêu thương đó. Từng bước đi chập chững trước tiên của đời người, ai đã cầm tay ta dắt đi từng bước một? khi lỡ ngã đau, ai lên tiếng xít xoa? Cảm nhận được nổi đau lúc nầy là ai ngoài mẹ? Ai mừng vui nhất khi ta cất tiếng nói bi bô? Khi bước chân vào trường, đằng sau ta không bao giờ thiếu vắng cặp mắt dõi theo đầy lo lắng của mẹ hiền! Và có ai tả được ánh mắt mừng vui của mẹ mỗi khi ta được điểm mười ?

Giờ đây, khi ngồi trên ghế nhà trường với những trang sách mới thơm tho như còn phảng phất mùi hương lúa mới đồng quê và những giọt mồ hôi tảo tần của mẹ, với bộ trang phục màu xanh hôm nay đây chắc không thiếu đi niềm hy vọng cho con nên người tự miền quê xa lắc! Khi phố lên đèn ta chắc mẹ mới rời công việc đồng áng, thoăn thoắt bước chân về nhà dưới làn sương đêm mà mẹ chưa một lần ta thán!

Còn nhớ như in những lúc học bài khuya, mẹ vẫn thức cùng con và ngồi bên may vá, khâu lại từng chiếc khuy, đắp bạ từng mãnh vai áo đã sờn. Ngồi bên con, chắc mẹ sợ con thức khuya không đủ sức mai dậy sớm đến trường, mẹ lại tất tả lo cho con từng ly nước cam ngọt lịm tình yêu thương. Đến khi con chim nhạn lạc bầy kêu sương đâu đó giữa không gian miên mang của đêm miền quê xứ Quảng, con lại lo rằng để mẹ cùng thức quá khuya làm sao ngày mai mẹ tiếp tục ra đồng dưới nắng?

Cũng đã có nhiều lần phạm lỗi, sau cái nhìn nghiêm khắc của mẹ, ta vẫn nhận được sự vỗ về bằng những lời khuyên mộc mạc, chân tình nhưng lắng sâu nỗi bao dung. Mỗi lần như vậy, con như lớn thêm lên, cứng cáp hơn lên và tự hứa với lòng sẽ không bao giờ phạm lỗi. Ta có biết đâu tuổi thơ vẫn cứ êm đềm trôi đi trong lúc lưng mẹ ngày thêm còng xuống theo dấu ấn ngiệt ngã của tháng năm, lỗi lầm xưa con e rằng chưa có dịp nào chuộc lại, tóc mẹ lại trắng thêm khi ta chưa kịp nên người!

Ngày tựu trường phổ thông trung học chuyên, hai mẹ con rụt rè trên phố như không khí “ngày tựu trường đầu tiên” của Thanh Tịnh. Trong trang phục của quê nghèo lạ lẩm tại góc phố phồn hoa nhưng con vẫn cảm nhận được sự rắn rỏi, cứng cáp của mẹ để con vững tin mà tiếp xúc môi trường mới mẽ. Có ai đó thì thầm xót xa, ái ngại nhưng có gì đâu? Người ta có thể có nhiều thứ hơn nhưng con vẫn tin rằng con đã có một gia sản quí nhất trên đời chưa chắc ai sánh kịp đó là tình mẹ của con!

Hôm nay trên chiếc xe đạp mẹ mua cho con vẫn còn thơm mùi sơn mới, con đến trường trong niềm hân hoan như đang trong vòng tay mẹ, con đã tiếp cận môi trường mới, Thầy cô mới, bạn bè mới trong veo tuổi thơ học trò, con chắc vẫn không bao giờ thiếu sự lo lắng, nhớ thương của người mẹ hiền tần tảo.

Cuộc đời mẹ là cả một đời mãi hy sinh cho con, tình yêu của mẹ dành cho con mênh mông như trời biển vẫn như câu ca dao xưa đó thôi: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, và nước trong nguồn vẫn luôn chảy mãi như để tình mẹ luôn tồn tại vĩnh hằng!
Giờ đây, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tưởng như báo đáp công ơn trời biển của mẹ bằng cả sự quyết tâm học hành của con! Con hứa với mẹ con sẽ giữ mãi màu xanh đồng phục của con bên cạnh bạn bè con, của trường con luôn trong sáng như niềm tự hào của chính con, như niềm hy vọng ngọt ngào vô tư của mẹ hiền dành cho con.

Mẹ ơi! Tình mẹ thật bao la! Con chỉ là đứa bé thích luôn được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân con nên người, góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình./.


Nguồn: internet
 
N

ngocsangnam12

Bài văn gấy xúc động lòng người của một cậu bé lớ 2 viết về mẹ làm cho những độc giả rơi nước mắt lâm ly bi đát.
me.jpg

GG
 
Last edited by a moderator:
S

sieutrom1412

Bài văn cảm nhận về thầy cô

Từ khi mở mắt chào đón cuộc đời, tôi đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha, của mẹ. Năm tháng qua đi, những tình thương ấy nuôi nấng tôi nên người và lúc ấy, tôi tưởng rằng trong cuộc đời này chỉ có cha mẹ là những người dành cho mình tình yêu thương cao đẹp nhất. Nhưng không, từ khi hòa nhập với Xã hội và nhất là từ khi chập chững bước vào môi trường học tập, tôi mới biết trong cuộc đời này, những người đồng hành cùng tôi trong suốt một quãng đời không chỉ có cha mẹ, mà còn có những người thầy, người cô.

Phải, thầy cô đã dìu dắt tôi từ những năm đầu tiên của cuộc đời đi học. Thầy cô đã chắp cánh ước mơ, hoài bão tươi đẹp về tương lai, đã cho tôi những giấc mơ về sự thành đạt, về công danh, sự nghiệp và cả niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Phải chăng những điều hay lẽ phải, những nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người đều được khơi nguồn từ tay những người hướng đạo. Vâng, họ đã dành một phần cuộc đời mình để trau chuốt, dẫn dắt người học sinh từng bước đi trên con đường còn bao chông gai phía trước. Đã có ai đó nói rằng: “Nghề giáo như nghề chèo đò, phải đưa những con đò đến được bờ bên kia.’’ Thật đúng như vậy. Để làm tròn sứ mệnh cao cả của mình, “người đưa đò’’ phải cố gắng giữ làm sao cho đò được vững chắc. Mà có ai biết được rằng, trong suốt chặng đường ấy, họ phải vượt qua bao nhiêu gian nan vất vả. Phải, “người đưa đò” phải dùng hết sức lực của bản thân để chống chọi những khi có “mưa to”, “gió lớn”. Rồi khi đã đưa được khách qua sông, “ người đưa đò” lại quay về bến bên kia để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả ấy. Và cứ thế, cứ thế, những người thầy đã dành cả cuộc đời để dạy dỗ cho tất cả những đứa con thân yêu của họ, không quản khó khăn, mệt mỏi. Cho dù phải thức khuya để miệt mài soạn giáo án, cho dù ngày qua ngày họ chỉ mãi lặp đi lặp lại những công thức, những bài giảng hàng nghìn, hàng vạn lần nhưng họ vẫn không buồn chán, bởi vì trong trái tim họ chỉ có duy nhất một khát khao - uốn nắn, dạy dỗ lớp trẻ hôm nay thành người.

Thầy cô không chỉ hi sinh công sức và thời gian của mình mà còn dành trọn cả tình yêu thương và sự bảo bọc cho những đứa trẻ non nớt vẫn còn bỡ ngỡ trước cái xã hội rộng lớn này. Những đứa trẻ ấy ngơ ngác nhìn ra cuộc đời với sự dẫn dắt và tình yêu thương của thầy, của cô. Vâng, thầy cô đã truyền cho tôi niềm tin và nghị lực để tôi có đủ sức mạnh và lòng tin, chạm lấy những ước mơ, khát vọng và biến chúng thành hiện thực. Thầy cô đã tận tụy, đã dồn tất cả công sức vào bài giảng, làm chúng thêm sinh động để dễ dàng ăn sâu vào tâm trí của từng học sinh. Nếu như không có lòng yêu thương dành cho học sinh của mình, thì liệu họ có tận tình, hi sinh nhiều như vậy được không? Phải, công việc hằng ngày của những người thầy, người cô xuât phát từ trái tim yêu thương của người cha, người mẹ dành cho chính đứa con ruột thịt của mình. Tình yêu ấy luôn cháy bỏng trong tim mỗi người thầy, người cô, sẵn sàng sưởi ấm những sinh linh bé nhỏ vẫn còn chập chững bước đi trên đường đời.

Bánh xe thời gian cứ quay lặng lẽ, chúng tôi dần trưởng thành sau mỗi bài học, sau những buổi đứng lớp của các thầy các cô. Nhớ lắm tà áo dài thướt tha của cô, dáng đi nghiêm trang mà thân thiện của thầy. Nhớ lắm những bài học làm người, những tri thức khoa học mà mấy năm qua tôi được học nằm lòng. Một năm qua đi, chúng tôi lại phải chào tạm biệt những người thầy, người cô để bước tiếp sang lớp mới, học thêm những bài học mới. Lòng chúng tôi lại bồi hồi khi nhìn thấy hình bóng thân yêu của những người thầy người cô mà xưa kia đã giảng dạy chúng tôi bằng một tấm lòng tận tụy. Và mỗi năm cứ đến ngày 20/11, toàn thể học sinh trên khắp đất nước Việt Nam lại nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam. Những nỗi vất vả, nhọc nhằn của những người làm nghề giáo, giờ đây được đền đáp bằng những bó hoa, những lời chúc vô cùng ý nghĩa của chính người học trò mà xưa kia mình đã dạy dỗ, bảo ban. Trên khuôn mặt của họ lúc bấy giờ rạng rỡ một nụ cười. Vâng, họ hạnh phúc, hạnh phúc không phải vì được đền đáp mà hạnh phúc vì được gặp lại những đứa con thân yêu mà họ đã coi như một phần của cuộc đời mình.

Cuộc sống có biết bao biến đổi nhưng nào đâu làm phai mờ đi tình cảm của người thầy người cô dành cho học dành cho học sinh thân yêu. Tình cảm ấy thiêng liêng, cao quý biết nhường nào. Tình yêu thương ấy đã sưởi ấm tâm hồn của biết bao người học sinh trong suốt cả cuộc đời đi học. Nếu một mai tôi không còn là một đứa trẻ, nếu một mai tôi rời khỏi sự ủ ấp của gia đình và nhà trường để tiếp tục bước đi và thử thách mình trên quãng đường còn lại, thì tôi sẽ không quên đâu! Không bao giờ quên công ơn sâu nặng và tình cảm bao la của thầy cô dành cho tất cả học sinh của mình- những đứa con mà họ coi như máu thịt, như một phần của cuộc đời.

:khi (46):

Nguồn internet.
 
N

ngocsangnam12

Khi bố mẹ ly hôn cô bé đã làm cho mọi người trào dâng cảm xúc khó tả ~

“Tôi có một gia đình nhỏ bé. Bố, mẹ và cậu em trai nghịch ngợm lắm. Bố thì bận công việc suốt ngày những lại nấu ăn rất giỏi và vui tính nữa. Bao giờ cũng vậy, vào cuối tuần là bố trổ tài nấu nướng. Khi bầy thức ăn lên bàn rồi, tôi mới thấy bố tài ba đến thế nào. Bố hay cười và vì thế mà không khí gia đình tôi rất vui. Bố rất yêu hoa phong lan và thường chăm sóc nó. Đặc biệt là giò phong lan móng rồng mầu vàng. Chiều nào cũng vậy, tôi cùng bố lên chăm sóc những khóm hoa phong lan ấy. Hương thơm của hoa , sự chăm chỉ của tôi và bố khiến giàn hoa nhà tôi đẹp lắm! Tôi thấy mình có một gia đình thật là hạnh phúc. Nhưng rồi, niềm hạnh phúc của gia đình tôi thật là ngắn ngủi. Mẹ đi làm về muộn hơn. Bố mẹ thường đóng cửa và cãi vã nhau. Lúc đó, tôi và em chỉ biết bảo nhau im lặng. Tôi sợ không khí ấy, sợ một điều gì đó sẽ đến với gia đình mình. Thế rồi nó đã đến thật. Tôi khóc mãi khi nghe mẹ nói với tôi rằng: Bố mẹ sẽ ly hôn, em sẽ ở với bố và con sẽ ở với mẹ. Tôi xin mãi mà bố mẹ không nghe lời tôi. Tôi khóc, em trai cũng vậy. Tôi ôm em trai và buồn vô cùng khi nghĩ rằng nó sẽ phải về một nơi xa để sống cùng bố và ông bà nội. Bố và em đi rồi. Trong nhà bây giờ chỉ còn tôi với mẹ. Tôi thấy căn nhà rộng quá. Tối đến, mẹ vào phòng làm việc rồi, chỉ còn mình tôi. Tôi nhớ em, nhớ bố. Tôi nhớ bố lắm. Bằng giờ này mọi khi bố cũng lúi cúi trong phòng làm việc, bên bản vẽ. Tôi nhớ tiếng bố đi hay kéo đôi dép xốp lẹt xẹt, nhớ cách bố hút thuốc lá, nhớ tiếng ho của bố, nhớ nụ cười của bố. Tôi nhớ những buổi tối cuối tuần với bữa ăn mà bố chế biến cùng nụ cười bố hiền từ biết bao. Tôi không ngủ được. Suốt đêm tôi nghĩ về bố, nghĩ về ngôi nhà rộng và lạnh lẽo chỉ có hai mẹ con, tôi khóc ướt đầm cả gối mà mẹ không biết. Mấy tuần rồi, tôi không dám lên tầng để tưới cho những giò hoa phong lan. Tôi sợ lên đó. Vì nơi đó sẽ gợi nhớ hình ảnh thân yêu và cặm cụi của bố mỗi buổi chiều ngày xưa. Bố yêu hoa lắm mà. Tôi không lên đó nữa. Nhưng rồi chiều nay, không hiểu sao, tôi đã lò dò bước lên. Khi nhìn những giò hoa phong lan yêu quí, tôi ngồi xụp xuống và không ngăn được dòng nước mắt. Những giò hoa phong lan của bố xanh mướt là thế, hoa đẹp là thế mà đang dần chết héo vì thiếu nước. Những chiếc lá lan vàng úa, khô khỏng. Tôi vội vã tưới nước và thì thầm nói lời xin lỗi... Tha lỗi cho ta nhé lan. Tại tao sợ nhìn *********... Tại tao nhớ bố quá. Lâu rồi, tôi không gặp bố. Mà có lẽ gần một tháng rồi, bố không gọi điện cho tôi. Tôi nhớ bố và mong gặp bố biết chừng nào. Bố ơi! Con nhớ bố lắm! Biết đến bao giờ bố và em trở về ngôi nhà mình để cả nhà lại sống như ngày xưa hả bố? Con nhớ bố lắm bố ơi!”. Đọc bài viết của con bé, mình không kìm nổi xúc động và bảo ngay: Cho cô xin số điện thoại của bố.! Mình chạy ra ngoài và gọi. Không biết trước sau mình đã nói những gì bởi vì mình nói trong một tâm trạng đầy xúc động. “Tôi là giáo viên dậy văn của cháu. Tôi không biết hoàn cảnh gia đình mình cho đến khi đọc bài văn của cháu hôm nay. Có thể vì một lý do nào đó mà gia đình mình không còn vẹn toàn song là một giáo viên, cũng là một người mẹ nữa, tôi mong anh chị đừng làm tổn thương con trẻ, bù đắp cho cháu để nó không cảm thấy mất mát quá. Bởi vì tôi thấy trong bài viết , cháu nó rất yêu bố, rất mong gặp bố, mong bố trở về. Tự nhiên tôi nghĩ đến trách nhiệm và đôi khi là sự ích kỷ của người lớn chúng ta anh ạ. Chúng ta mải mê quá, tìm điều gì xa xôi mà không để ý tới tình yêu thương và hạnh phúc của các con mình đang dành cho ta đang ở rất gần. Tôi xin lỗi vì nói nhiều tới chuyện gia đình xong mong anh hãy trở về thăm cháu nhiều hơn anh ạ, gọi điện cho cháu nữa. Con gái anh là một đứa trẻ nhậy cảm và giàu tình yêu thương... nó rất yêu anh.” Có thể người cha ấy nhận ra cảm xúc của mình khi nói nên giọng trầm xuống buồn bã. Người cha ấy nói lời cảm ơn mình và xin lại bài văn viết của con gái. Anh hứa sẽ về thăm cháu thường xuyên hơn và vì hoàn cảnh công việc luôn phải xa nhà. Anh hứa sẽ dành nhiều thời gian hơn cho con gái... Sau buổi học, mẹ cô bé đến đón, mình gọi ra một góc và nói chuyện đó. Người mẹ trẻ nghe xong câu chuyện về con gái không nói một câu nào mà chỉ ngồi khóc mãi không thôi. Có lẽ một điều linh cảm nào đó cho mình biết nguyên nhân có thể bắt đầu từ người mẹ và sau đó mình đã không lầm. Một tuần sau, con bé thì thầm nói với mình. Bố em về thăm em cô ạ. Một tuần 3 lần cô ạ. Bố còn gọi điện liên tục cho em nữa. Bố nói chuyện với mẹ rất lâu cô ạ. Đôi mắt con bé ngập đầy hạnh phúc. Hết học kỳ 1 con bé lại thì thầm thông báo: "Bố em nói rằng: Hết học kỳ I này sẽ chuyển cho em trai lên thành phố học cô ạ. Em vui lắm. Và một thông báo mới toanh trước khi nghỉ Tết. Bố và em trai em về nhà ăn Tết rồi. Bố chuyển hết đồ về nhà rồi. Chiều qua, em với bố lại lên tưới hoa phong lan. Bố mẹ em làm hòa với nhau rồi cô ạ. Cô ơi! Có phải là do bài văn của em không cô?".

GG
 
S

sieutrom1412

Bài viết của một em bé: Thư gửi ba (P1)

Bài viết của một em bé: Thư gửi ba (P1)
:khi (65):


thu%20gui%20ba.jpg


Ba có biết là ba đã thay đổi nhiều lắm không ba? Không phải vì ba uống rượu nhiều hơn,...

...cũng không phải vì ba không thường xuyên ở nhà nữa hay tại ba luôn về trễ mỗi hôm. Nước mắt má luôn lăn dài sau mỗi lần cải vả với ba, ba thừa hiểu mà; càng không phải khi tình thương của ba dành cho tụi con đã dần nguội lạnh… mà là tất cả ba à.

Hôm nay, con “nhờ” ba đưa con lên bến xe thật sớm, sớm hơn dự định mà con đặt ra- một tiếng rưỡi , mặc dù con không muốn chút nào. Xa gia đình mấy ai mà không luyến tiếc, đúng không ba? Nhưng con đâu còn lựa chọn nào khác.Vài hôm nữa con phải có mặt tại Sài Gòn để trở thành sinh viên của một trường Đại học, để tiếp tục hoàn thành con đường ước mơ của mình. Và con biết ba hãnh diện về điều đó, luôn luôn hãnh diện về con. Song những thay đổi của ba, những gì mà má con đang phải chịu đựng, liệu ba có chắc con sẽ tự hào, sẽ chấp nhận ba – không đâu ba à. Thật vô nghĩa.

Con thật ngốc nghếch khi từng ước: ba ơi, đừng làm ba con!- con đã sai, sai không phải vì điều ước đâu ba. Thậm chí nhiều lúc con muốn mình đừng bao giờ có ba – con muốn như thế, hoặc đơn giản con chưa từng tồn tại. Thế đấy ba! Ba có bao giờ nhận ra? Nhìn ba của mấy đứa bạn, của những đứa trẻ xóm mình, mà con thèm …(chỉ cần một chút yêu thương thôi cũng là quá đủ rồi ba) phải chi đó là ba, phải chi đó là con. Con ghét ba, ghét tất cả, ghét chính bản thân mình, nhiều lằm.

Sống chung với ba, một con người nay đã khác, con thấy mệt mỏi, ngột ngạt, căng thẳng đến muốn phát điên. Con sợ - một cái gì đó vô hình ở ba. Nên, có lẻ đi Sài Gòn vào lúc này có thể là một giải pháp tốt. Con không muốn chứng kiến những điều mà con không bao giờ muốn nó xảy ra, đang bắt đầu diễn ra. Mọi người có thể cho rằng con đang cố tìm cách trốn tránh, nhưng …con hiểu và con biết mình đang làm gì. Nhưng còn má thì sao? Làm sao con có thể bỏ má, ngừơi con vô cùng thương yêu mà đi cho được bây giờ? Dĩ nhiên là má còn có …em con,…anh con; nhưng sao? Con đã đi. Ba, sao ba không trả lời con? Ba sợ? hay ba chẳng có lời nào để mà hứa với con cho chắc chắn và cho đúng sự thật?- Bởi ba có bao giờ thế đâu.

Ba không còn là ba nữa rồi; không còn là của con, của má, của gia đình ta. Bởi ba, hiện tại là một người khác rồi, là của người khác rồi. Đúng không ba? Và từ lâu, gia đình con không là gia đình con.

Ba có biết là con buồn và đau đớn đến mức nào không? Một mái nhà ấm áp, tràn ngập tiếng cười năm thành viên giờ chỉ còn là ngày ấy, ngày ấy xa vời: Ánh trăng của đêm ngày ấy sáng mãi giấc mơ con, trong sân, lấp lánh trên những rặng dừa, lan trên những khốm ổi hồng trước sân, êm ả; Con, em con, anh của con, má của con và ba vây quầng bên nồi khoai, nồi hột mít vừa luộc, nóng hổi, nhiều nữa thì có thêm món chè bột với đường má thường hay nấu cho cả nhà, vui lắm, ấm áp lắm; đêm “sao” đầy yêu thương...Nào ba có nhớ? Ba đừng tưởng con đang tự dựng lên cảnh ấy, tự tưởng tượng, con đang mơ; không đúng đâu ba. Ngày ấy đã từng xảy ra, từng tồn tại. Ngày ấy, gia đình ta mới thật sự là một gia đình, tràn đầy niềm vui, sự yêu thương…Còn giờ đây thì sao?


Nguồn internet
 
S

sieutrom1412

Bài viết của một em bé: Thư gửi ba (P2)

Bài viết của một em bé: Thư gửi ba (P2)​


Ba chăm chuốc cho sự thay đổi của ba, vì một người đàn bà khác, quên mất gia đình. Ba khiến cho khoảng cách giữa ba và má, giữa ba và con, và ba với gia đình con mỗi ngày, mỗi phút một xa hơn, chẳng thể hàn gắn; má con yêu ba và yêu hết lòng, hơn những gì má có. Còn ba thì sao? – Thay đổi, lừa dối, phản bội. Ba cướp đi lòng tin của con, của má ở ba, tự ba, chính ba, ba đã không phủ nhận tất cả, bằng nhiều việc mà ba đã làm. Ba không còn tin má con; lẫn con nữa thay vào đó là sự nghi ngờ, ba cố bóp méo mọi thứ, hiện tại…Vì con đã từng, từng một lần tin ba, dù ai có nói gì, cả má, con cũng không tin, phủ nhận tất cả, con bào chữa cho ba, cho những thay đổi của ba, những lừa dối lẫn phản bội của ba. Con tin ba, rồi sao…? Đổi lại con tự gánh lấy những tổn thương cho chính mình, hụt hẫng lắm ba à.

Mọi người cứ ngỡ gia đình con rất hạnh phúc, đầm ấm chẳng mấy ai tin gia đình con lại lăm phải bi kịch này: Chiến tranh lạnh mãi diễn ra từ ngày này qua ngày kia, từ đêm này đến đêm khác, thậm chí lúc tờ mờ sáng, bóp chết cuộc sống của gia đình con. Những bữa cơm luôn đầy nước mắt của má- đau đớn, bất lực; rồi cải vả, rồi nhiều hôm im lặng đến ghê người. Những ánh mắt không còn được quan tâm, tiếng cười dần tắt…ba quan tâm?...

Sáng hôm trước, má kể cho con nghe tất cả, tất cả sự thật, những sự thật phủ phàng, cay đắng và con biết má không ba giờ dối con như ba. Má con thương con nhất mà và con biết đằng sau giọng nói của má , má đã rất kiềm nén cảm xúc của mình, không cho con biết; để một mình chịu đau. Má cố gồng mình cứng rắn và có lẻ nước mắt của má sẽ không bao giờ rơi, không bao giờ rơi một lần nữa vì ba, chắc chắn thế; ít nhất là trước con.

Đêm qua má đã khóc rất nhiều.

Sáng hôm nay, con ngồi sau lưng ba. Ngỗn ngang, phức tạp. Con phải làm sao đây? Nên nói hay bỏ cuộc, hỏi trên xe hay chờ tới bến xe? Con không biết mình phải bắt đầu từ đâu nữa. Con có thể im lặng như lúc ăn với ba tại thị trấn, nhưng còn lời hứa với má? Hôm ấy con quả quyết chừng nào, kiên định chừng nào giờ lại thấy mình yếu đuối, bất lực, không làm được gì “má cứ yên tâm, để con làm rõ mọi thứ, má không cần phải chỉ bảo thêm con, con biết con cần phải làm gì và làm như thế nào”…rồi sao chứ? Bao lần con muốn hỏi ba: Ba còn yêu má? Tại sao ba lại hành xử với má, với tụi con như vậy? Người ta nói ba “thế này, thế nọ”- rằng ba có ngừơi đàn bà khác, đúng không ?...

Nhưng đến phút cuối cùng, khi con gần ba nhất thì con lại không làm được. Con không đủ can đảm để đối diện với ba, đúng hơn là con đang sợ một cái gì đó, lớn lắm.Và vì một thứ… GIA ĐÌNH…con sợ mất nó, mất cả ba. Con biết sự thật. Vì vậy, con xin má hãy hiểu cho con, vì những gì con làm. Lời hứa với má, con … xin lỗi má !. Còn ba…

Nguồn: internet

:M017:

 
S

sieutrom1412

Một bài văn hay của một học sinh lớp 10

Đề bài:
Một bài học sâu sắc, ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em​

Bài làm:

Bản chất của thành công


Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.

Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.

Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?

Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công - bị - trì - hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.

Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Chuyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ - người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ - người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?

Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá - học - của - một - người - cha.

Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.

Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.

Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich - ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!

Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.

Lời phê của cô giáo dạy văn​
"Cảm ơn em đã tặng cô một bài học, một lời động viên vào lúc cô cần nó nhất.
Em đã thực sự thành công đấy. Mong em tiếp tục thành công."

Nguồn internet
 
S

sieutrom1412

Tri ân Thầy Cô 20/11 - Cảm Nghĩ Về Thầy Cô Nhân Ngày 20-11

Tuổi học trò - Cái tuổi hồn nhiên, trong sáng với biết bao những kỉ niệm vui buồn, những sự ngỗ nghịch đáng yêu và cả những niềm hạnh phúc. Mỗi con người khi đã lớn lên có lẽ đều để lại những dấu ấn riêng cho mình về khoảng thời gian đẹp nhất trong đời ấy. Tuổi học trò với những mộng mơ, những lo âu bất chợt, những ý tưởng chợt đến rồi chợt đi. Tất cả đều được vun đắp và lớn lên dưới mái trường – nơi ta luôn có bạn bè và thầy cô bên cạnh sẻ chia những vui buồn cùng ta.

...... Mấy ai là kẻ không thầy

Thế gian thường nói không thầy sao nên.​

Thầy cô, chỉ với hai tiếng thôi mà sao chúng em cảm thấy cao quý và thiêng liêng đến vậy. Có lẽ rằng, tình yêu nghề, yêu trẻ thơ đã ngấm sâu vào trong mỗi con người. Để đến khi trở thành những thầy giáo, cô giáo sự nhiệt huyết, tận tình trong mỗi con người lại dâng trào lên. Thầy cô chính là những người dẫn đường chỉ lối cho chúng em trên con đường đời của riêng mình, người vun đắp những ước mơ của chúng em vào một tương lai tươi sáng hơn.

Mỗi thầy cô giáo là một người lái đò cần mẫn. Khi năm học kết thúc cũng chính là lúc những chuyến đò đã bắt đầu cập bến. Một chuyến đò với biết bao công sức và tâm huyết. Một chuyến đò chở biết bao tri thức, tình cảm mà thầy cô muốn gửi vào mỗi chúng em. Chúng em biết rằng để làm được điều đó thầy cô đã phải thức khuya, miệt mài, cặm cụi bên trang giáo án. Chúng em biết rằng đó là tất cả những giọt mồ hôi, nước mắt của các thầy cô. Tình yêu thương vô bờ bến ấy chúng em sẽ luôn trân trọng và cất giữ mãi trong trái tim.

Thầy cô không những cho chúng em tri thức để từng ngày trôi qua là lúc chúng em bước lên cao hơn với nấc thang kiến thức. Thầy cô còn là người dạy cho chúng em biết, dạy cho chúng em hay về những đạo lí làm người. Đó cũng là những bài học đường đời đầu tiên mà chúng em được học từ thầy cô. Thầy cô là người dạy chúng em biết học, biết viết, biết làm những gì nên làm, biết nói những gì nên nói, biết khi nào nên im lặng để lắng nghe ý kiến của người khác; Người đã dạy em biết khóc, biết cười đúng lúc, biết quan tâm đến những người xung quanh, biết không làm ngơ trước những mảnh đời bất hạnh; Người dạy em biết thế nào là tình yêu thương, thế nào là đoàn kết cũng như làm thế nào để vượt qua đau khổ, thất bại. Những bài học tưởng chừng như đơn giản ấy sẽ là những hành trang vô cùng quý giá để chúng em bước vào đời.

Tình yêu thương mà mỗi thầy cô dành cho những đứa học trò yêu quý của mình cũng giống như tình cảm cha mẹ dành cho chúng em vậy. Chẳng vậy mà người ta vẫn thường hay nói thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai của chúng em. Thầy cô an ủi và là nguồn động viên vô cùng to lớn đối với chúng em mỗi lần chúng em thất bại, vấp ngã hay là niềm hạnh phúc được nhân đôi những khi thành công. Nhìn những giọt nước mắt đau khổ của chúng em mỗi lần vấp ngã, thầy cô cũng chẳng dấu nổi nước mắt. Những lần như thế thầy cô đều ôm chúng em vào lòng và mong sao sự ấm áp đó sẽ xoa dịu nỗi đau trong lòng mỗi học trò mà thầy cô yêu thương như con.

Chúng em đang dần lớn lên và cũng đã được học rất nhiều thầy giáo, cô giáo. Mỗi người thầy, người cô là một người chăm sóc vườn hoa để mỗi bông hoa sẽ tươi tốt và trở thành một con người có ích cho xã hội. Mỗi thầy cô dạy dỗ chúng em dù tính cách khác nhau nhưng tất cả đều có chung một tình yêu nghề, yêu học trò và cả sự nhiệt huyết trong mỗi con người.

Thầy cô kính mến! Ngày 20-11 đang đến gần. Dù không biết làm gì để đáp lại công ơn to lớn ấy nhưng chúng em cũng xin kính dâng lên các thầy, các cô những lời thành kính và tri ân nhất xuất phát từ sâu trong mỗi trái tim của chúng em. Chúng em xin hứa sẽ học tập thật tốt, sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống để xứng đáng với những kì vọng và mong mỏi của thầy cô. Dù sau này trên con đường của chúng em dẫu có phong ba, bão táp,chúng em sẽ luôn vững tin bước qua vì chúng em biết ở một nơi nào đó thầy cô vẫn đang mỉm cười và dõi theo chúng em.

Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi

Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa

Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu…



internet
 
S

sieutrom1412

Những bài văn xúc động về ngày 20/11 (P1)

Cảm ơn cô giáo
Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng có những kỷ niệm đáng nhớ không thể nào quên. Quãng đời học sinh của bạn và tôi cũng vậy, một khi đã trải qua thì không khỏi ghi lại trong lòng những dấu ấn sâu sắc. Nhưng đấy không nhất thiết phải là kỷ niệm ngập tràn niềm vui và tiếng cười. Đôi khi đó lại là một câu chuyện buồn cứ khiến lòng ta phải ray rứt mãi như câu chuyện tôi sắp kể cho các bạn sau đây.

Giờ ra chơi hôm ấy, tôi được phân công trực nhật cùng Liên. Tôi bảo Liên cứ xuống căn tin ăn sáng, để một mình tôi trực được rồi. Hình như Liên chỉ chờ có thế, cô bạn gật đầu rối rít rồi phóng như bay xuống sân. Trong lớp giờ chỉ còn lại mình tôi. Tôi câm giẻ định lau bảng nhưng tâm trạng lo âu, thấp thỏm đã kéo tôi ngồi xuống ghế giáo viên. Chuyện là tiết đầu tiên hôm nay tôi đã nghịch ngợm trong lớp, không chịu nghe cô Toán giảng bài. Điều đó khiến cô Toán khó chịu lắm, bèn phạt tôi đứng suốt cả hai tiết và ghi hẳn tên tôi vào sổ đầu bài, đề nghị mời phụ huynh.

Tôi run run giở cuốn sổ đầu bài đặt ngay trên bàn giáo viên. Đây, giấy trắng mực đen đây, bằng chứng tội lỗi của tôi đây! Thế nào cô chủ nhiệm cũng mời gặp mẹ tôi cho xem. Có lần đạt điểm kém, tôi phải đối diện với khuôn mặt buồn rười rượi của mẹ. Mẹ tôi luôn phải làm việc vất vả để kiếm từng đồng lương ít ỏi nuôi tôi ăn học. Nếu mẹ biết tin này sẽ thất vọng về tôi biết nhường nào. Ôi, tôi thật là một đứa con bất hiếu.

Chợt, trong đầu tôi lóe lên một ý nghĩ. Tôi đã tìm ra cách giải quyết vấn đề rồi. Chỉ cần cô chủ nhiệm không đọc được lời phê này thì sẽ không có chuyện gì xảy ra nữa. Nghĩ được là làm ngay, tôi liền dùng bút xóa xóa đi dòng chữ của cô Toán trong sổ đầu bài. Thận trọng, tôi đặt sổ đầu bài vào vị trí cũ rồi thở phào nhẹ nhõm vì đã trút được nỗi muộn phiền trong lòng. Reeng… reeng… Tiếng chuông báo hiệu hết giờ ra chơi. Tôi xóa vội bảng, quơ vài nhát chổi rồi vào học như bình thường.

Mọi việc vẫn diễn ra bình thường cho đến cuối tuần ấy. Giờ sinh hoạt, cô chủ nhiệm xem xét sổ đầu bài. Cô đưa mắt nhìn thật kỹ vào trang giấy, đôi mày cô nhíu lại, rồi bất chợt cô ngước lên, nhìn quanh lớp. Tôi hoảng hốt, bối rối, không dám đối diện với ánh mắt của cô. Hai bàn tay tôi xiết chặt vào nhau, tim tôi đập thình thịch. Hình như cô đã quan sát được thái độ của tôi. Thôi rồi, tôi biết mình sắp bị cô mắng vì tội tày đình này. Thật xấu hổ quá! Trong đầu tôi lúc ấy có biết bao nhiêu nỗi lo sợ, sợ bị hạ hạnh kiểm, sợ mẹ buồn, sợ bạn bè chê cười, … Nhưng sao đến cuối giờ cô chẳng hề đả động gì đến chuyện sổ đầu bài. Lạ thật! Trong tôi đặt ra hàng trăm câu hỏi tại sao và tại sao. Dù vẫn cảm thấy bất an nhưng lòng tôi đã nhẹ nhõm hơn. Và tôi mong rằng sai lầm ấy của mình sẽ được chôn giấu mãi mãi dưới lớp bụi thời gian.

Khoảng hai tuần sau đó, vào ngày Giáng sinh, chẳng hiểu vì sao cô chủ nhiệm dành tặng riêng tôi một tấm thiệp vào cuối giờ. Tôi cảm ơn cô rồi vội chạy về nhà, vui mừng mở tấm thiệp ra đọc. Những dòng chữ tròn trịa của tôi khiến cô ngỡ ngàng, sững sờ.
“Giáng sinh năm nay, cô chúc em ngày càng học giỏi và ngoan ngoãn. Cô mong em sẽ là một cô bé can đảm hơn để đối mặt với hiện thực, để tìm được cách giải quyết đúng đắn nhất cho mọi khó khăn trong cuộc sống. Trong đời người ai cũng phải phạm sai lầm. Nhưng điều quan trọng là ta rút ra được kinh nghiệm để sống tốt hơn, chứ không phải là che giấu sai lầm đó đến suốt đời. Hãy dũng cảm lên, em nhé!”

Tôi sững người, chẳng nói được nên lời. Vậy là cô đã biết hết mọi chuyện rồi ư. Da mặt tôi tê rân rân và nóng dần lên vì xấu hổ với cô và với chính bản thân mình. Cảm ơn cô vì đã bao dung, cảm ơn cô vì đã cho tôi những lời khuyên đầy ý nghĩa ấy.
 
S

sieutrom1412

Những bài văn xúc động về ngày 20/11 (P2)

Người thầy trong trái tim em

Trong mỗi đời người, luôn tồn tại những kí ức, có những kí ức vui ta muốn nhớ mãi nhưng cũng có những kí ức buồn ta muốn quên đi. Đối với tôi, kí ức khiến tôi muốn nhớ mãi là thời học trò trong những năm cấp hai của tôi. Mỗi năm học trôi qua, tôi đều có thêm người thầy, người cô để ghi nhớ trong trái tim mình và năm nay cũng vậy. Chỉ trong khoảnh khắc vài tháng, cô giáo dạy văn của tôi đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc.

Ắt hẳn các bạn ngồi đây cảm thấy lời của tôi là nghịch lí. Tôi đang học lớp chín thì đáng lí ra tôi phải viết về những thầy cô trong các năm học trước của mình, nhưng tôi lại viết về người cô đang dạy tôi trong năm học này? Có thể đối với những bạn khác, cô chỉ mới đứng lớp trong hai tháng. Nhưng với tôi, cô đã gắn bó hơn sáu tháng rồi.

Cô đã dạy văn tôi trong suốt ba tháng hè. Và đó cũng là khoảng thời gian tuyệt vời nhất đối với tôi. Cô là một người rất tận tụy, giảng giải chu đáo cho học sinh. Khi cô giảng bài, giọng nói ấm áp, truyền cảm của cô đã thu hút chúng tôi vào bài học. Cô giảng giải, phân tích từng chi tiết nhỏ nhất của bài học, cho học sinh cảm nhận ý nghĩa của từng chi tiết đó rồi phát triển thành những lời văn sâu sắc, đầy ý nghĩa. Nhờ những bài giảng của cô mà chúng tôi thêm yêu nàng Kiều mười lăm năm lưu lạc, thêm yêu Vũ Nương – người con gái tư dung tốt đẹp. Những bài mà trước đây đọc không hiểu, giờ đây chúng tôi thấy nó mới hay, mới sâu sắc làm sao! Người ta thường nói tiết Văn là tiết ru ngủ nhưng điều kì lạ là khi cô giảng chúng tôi càng cảm thấy thú vị hơn, ý nghĩa hơn. Chắc có lẽ chính nhờ vậy mà cô luôn được học sinh chúng tôi yêu mến.

Khi vào năm học, tôi vui sướng biết bao khi được cô làm chủ nhiệm. Trong vai trò chủ nhiệm, cô trông nghiêm túc hơn hồi hè. Khi lớp hạng cao, cô khuyến khích, khen thưởng, mỗi lần lớp hạng thấp, cô nhắc nhở, động viên lớp cố gắng hơn. Mẹ tôi cũng là một giáo viên chủ nhiệm nên tôi có thể hiểu được sự vất vả, nặng nề thế nào khi đảm nhận chủ nhiệm một lớp cuối cấp. Càng hiểu nỗi vất vả của cô bao nhiêu, tôi càng quyết tâm phải giúp lớp lấy được hạng cao bấy nhiêu. Có thể đối với các lớp khác, tiết chủ nhiệm luôn là tiết nặng nề nhất, bởi tiết đó luôn khiến các bạn khác lo sợ vì bị mắng. Nhưng với lớp tôi, giờ chủ nhiệm lại được nghe những câu chuyện hay, ý nghĩa trong cuộc sống. Tôi yêu những câu chuyện đó vì nó luôn giúp chúng tôi rút ra được những bài học quý giá cho riêng mình. Tôi đã từng đạt giải ba trong kì thi học sinh giỏi lớp tám. Có lẽ vì vậy mà cô kì vọng vào tôi trong kì thi năm nay. Tôi tự hứa mình phải cố gắng hơn, mình phải đậu để không khiến cô thất vọng. Nhưng tôi đã thất bại. Những tưởng cô sẽ la mắng tôi, trách móc tôi, nhưng không. Tôi vẫn nhớ mãi câu nói của cô khuyến khích các bạn trong lớp: “ Cho dù các con thi không đậu cũng đừng buồn, vì các con còn nhiều cơ hội khác để bắt lấy.” Nhưng thật sự cô càng khuyến khích thì tôi lại càng thấy lòng ray rứt hơn. Tôi đã tự hỏi với lòng mình tôi đã cố gắng hết sức chưa, tôi đã tập trung vào môn văn chưa? Mặc dù vậy, cô vẫn không hề la rầy, trách cứ tôi một lời nào mà vẫn dịu dàng động viên, an ủi tôi. Chính điều đó sẽ là động lực cho tôi bước tiếp và cố gắng, nỗ lực hơn nữa trên con đường học vấn của mình.

Lớp chúng tôi có một bạn tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng học rất giỏi. Cả nhóm chúng tôi tổ chức sinh nhật cho bạn đó nhưng trong lớp lại có bạn nói: “ Tại sao chỉ có sinh nhật bạn đó là tổ chức còn sinh nhật tụi mình thì không tổ chức?” Nghe thấy câu nói đó, cô đã nói: “ Gia cảnh bạn khó khăn, có lẽ mấy năm nay cũng chưa có được một ngày sinh nhật cho mình, tuy ở đây chỉ là một chút gì đó nhỏ thôi nhưng ít nhất cũng khiến bạn cảm thấy vui…” Nói đến đây, cô đã khóc. Nhìn giọt nước mắt của cô rơi xuống mà lòng chúng tôi chạnh lại. Chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi, chỉ từ lời nói của cô thôi mà đã khiến chúng tôi hiểu được thế nào là sự sẻ chia, thế nào là ấm áp tình bạn. Giọt nước mắt ấy đã khiến chúng tôi phải nhìn lại mình. Chúng tôi được sống trong hoàn cảnh đầy đủ, may mắn hơn thì tại sao lại không chia sẻ sự may mắn đó cho người bạn của mình để họ cảm thấy lòng ấm áp hơn? Khi nhìn những giọt nước mắt ấy, tôi chợt nhận ra cô không chỉ là một giáo viên tận tụy mà còn là một người đồng cảm với học sinh, luôn cố gắng thấu hiểu học sinh của mình.

truyen-ngan-y-nghia-ve-thay-co-giao.jpg


Văn của tôi không bóng bẩy, trau chuốt, cũng không đặc sắc như những bài văn mà các bạn đã đọc. Khi tôi viết những dòng cảm nhận này, tôi chẳng nghĩ rằng mình sẽ được giải. Tôi chỉ viết bằng tấm lòng yêu thương, kính trọng cô từ sâu thẳm trong con tim mình. Tôi không nêu tên cô ra vì tôi nghĩ các bạn cũng có thầy giáo, cô giáo dạy văn như tôi và tôi cho rằng cô cũng không thích như vậy.

Sáu tháng, chưa đầy một năm nhưng cô đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Cô như là nguồn cảm hứng cho những bài văn của tôi và nếu mái trường là ngôi nhà thứ hai thì cô chính là người mẹ thứ hai của tôi. Cô ơi, con cảm ơn cô vì những gì cô đã dành cho con, con sẽ cố gắng để thành công và “gặt được nhiều lúa vàng” trong cuộc sống.

Nguồn internet

 
S

sieutrom1412

Bài viết về ngày 20/11 – Cô Giáo Của Tôi(P1)

Bài viết về ngày 20/11 – Cô Giáo Của Tôi(P1)


“ Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
Lúc đến trường cô giáo như mẹ hiền”​

Tôi đã có những người mẹ hiền như vậy trong cuộc đời và tôi chắc chắn các bạn cũng sẽ có những người mẹ
hiền như tôi ở “ Ngôi nhà thứ hai của mình”. Người mẹ hiền mà tôi hằng yêu quý nhớ nhung và cả lòng biết ơn
nữa. Đó chính là cô Thu – Cô giáo chủ nhiệm của lớp tôi.

Cô giáo của tôi còn trẻ lắm, cô chỉ mới ra trường được mấy năm. Nhưng lạ thế không chỉ riêng tôi mà còn các
bạn trong lớp cũng rất yêu quý cô và cô cũng rất yêu quý chúng tôi.

Cô tốt đẹp lắm, giáng cô vừa tầm, đầy đặn, khuôn mặt thật tươi tắn, dễ gần. Tôi thích nhất là mỗi lần cô giáo
cười , khuôn mặt cô tôi hửng sáng lên, hàm răng trắng đều, đôi môi hồng như thoa son, mắt cô chỉ nhỏ như sợi
chỉ, tuy vậy tôi vẫn thấy cô tôi đẹp lắm, có lẽ vì tình yêu thương của tôi dành cho cô. Nên lúc nào tôi cũng thấy
cô tôi đẹp nhất.


Tuy thế, cô tôi nghiêm lắm đấy chẳng phải là ở lớp có mấy “ tưởng” tưởng cô hiền nên làm tới, khi cô nghiêm
sắc mặt, thì các “vị”nữ lại sợ hãi.


Cô tôi thật sự là “ người mẹ”, “người chị” thứ hai của chúng tôi. Ngoài những kiến thức bài giảng trên lớp, cái gì
cô tôi cũng biết, đặc biệt là cô còn lí giải, giảng giải những điều mà chúng tôi chỉ nghĩ và chỉ nghĩ mà thôi.


Thế mà cô cũng biết, cô nói trúng phóc ý nghĩ của chúng tôi, có đôi lúc, tôi thấy cô thật gần gũi, có những lúc
tôi cũng như các bạn rất khó nói chuyên với người khác, kể cả mẹ mình, nhưng tôi lại dễ dàng kể cho cô nghe,
với giọng tâm tình, thủ thỉ, cô hưỡng dẫn, giảng giải thậm chí kể những câu chuyện vui để từ đó mọi vướng
mắc, ấm ức trong tôi được giải tỏa một cách nhẹ nhàng.

Internet

 
Last edited by a moderator:
S

sieutrom1412

Bài viết về ngày 20/11 – Cô Giáo Của Tôi(P2)

Bài viết về ngày 20/11 – Cô Giáo Của Tôi(P2)

Nói về cô giáo mà lại không kể vai trò của cô, tài năng của cô khi truyền thụ kiến thức thì quả là thiếu sót lớn. Cô giáo của tôi là một giáo viên tuyệt vời, cô dạy môn văn, chương trình văn lớp 7, toàn những bài khó và xa lạ đối với chúng tôi. Tôi thật chật vật, nhiều bài tôi chẳng hiểu gì, nhất là mảng thơ cổ, phần ca dao ai cũng bảo dễ học nhưng cái đầu tăm tối của tôi lại không tưởng tượng để hiểu nổi được. Nhờ cô tôi đã học được những bài học từ những vài ca dao cổ về tình yêu gia đình, tình yêu và niềm tự hào về đất nước quê huơng. Tôi còn học được bài học về lòng cảm thông đỗi với những số phận, cuộc đời của người lao động xưa dưới chế độ phong kiến. Bây giờ thi tôi đã hiểu thế nào về thể thơ cổ, nhờ cô, tôi đã hiểu được cái lạnh lẽo, cô dơn trong tâm trang, nhớ nước thương nhà của bà Huyện Thanh Quan. Cũng là hai cụm từ “ ta với ta” ở hai bài thơ “ Qua đèo ngang” “ Bạn đến chơi nhà”, cô đã chỉ cho tôi thấy được cái hay, cái đẹp của tiếng việt, cái tài của hai nhà thơ khi sử dụng cụm từ đó.

Cảm ơn cô thật nhiều một “người chi”, một “người mẹ” đúng nghĩa của tôi ở trường. Nhờ cô tôi không sợ môn văn này nữa, bước đầu tôi cảm thấy môn học thật hay. Tôi muốn cảm ơn cô nhiều lắm bởi cô không chỉ bớt thời gian để nghe tôi và các bạn nói, cô còn quan sát chúng tôi để điều chỉnh hành vi cũng như lời nói của chúng tôi kịp thời.

Tôi vẫn thường hay nghe mẹ nói với cô : “ ở độ tuổi này: “người lớn không ra người lớn, trẻ con không ra trẻ con , ương ương dở dở, đến kì khó dạy”. Thế mà cô giáo thân yêu của tôi không chỉ quản lí, hưỡng dẫn, dạy bảo 19 “ tiểu quỷ”. Và Chỉ nghe tới đó thôi mới biết thương cô đến nhường nào.

Cô giáo yêu quý của em, sau này lớn lên em có thể gặp nhiều thầy cô nữa nhưng mãi mãi em không thể nào quên cô, quên “ người mẹ” đáng kính thứ hai của mình. Em hữa với cô, em sẽ cố gắng để trở thành một học sinh ngoan, một công dân tốt xứng đáng với sự dạy dỗ và yêu thương của cô.

Internet
 
S

sieutrom1412

Bài viết về ngày 20/11 – Tình Thầy Cô

Từ khi sinh ra đến lúc lớn lên em đã nhận được tình cảm thiêng liêng, rất vô giá của ba, của me. Ba mẹ là người sinh ra và nuôi em lớn khôn. Em tưởng cuộc đời này chỉ có tình yêu thương của bố mẹ thôi. Nhưng từ khi lớn lên cắp sách tời trường, em đã nhận ra bên cạnh bố mẹ còn có những thầy cô giáo hết lòng, hết sức yêu thương, giúp đỡ và dạy bảo em nên người.

Thầy cô là người giúp đỡ cho học sinh vượt qua những con đường chông gai đang còn nằm ở phía trước. Nhiều người đã từng nói “ thầy cô giống như những người lái đò” phải đưa đuxocj đò từ bờ này sang bờ bên kia. Thầy cô đã dành cả cuộc đời của mình cả tâm huyết để dạy cho những đứa con ngây thơ, khờ dại. Người cha người mẹ thứ hai ấy phải luôn thưc khuya soạn giáo án chuẩn bị bài thật tốt để giảng cho học sinh. Và trong tim thầy có một niềm khát khao rất lớn đó là dạy dỗ, uốn nắn làm sao để cho những đứa con này trỏ thành một công dân tốt để giúp ích cho xã hội và đất nước. Thầy cô không chỉ hi sinh mà còn dành hết tình cảm yêu thương cho những đữa con này để bao bọc truyền đạt hết những kiến thức đó cho chúng em. Và nếu chúng em nắm được những kiến thức này thì em có đủ niềm tin, dũng khí và sức mạnh để chạm đến ước mơ của mình. Mỗi khi mùa hè tới là lúc đó hoa phượng nở, tiếng ve kêu râm ran khắp sân trường. Đối với em, mỗi một năm học bước qua như một bậc thang dẫn lối trên con đường đi đến tương lai. Trong suốt mỗi năm học năm học nào cũng để lại cho chúng em những kỉ niệm khó phai về bạn bè và thầy cô. Nhưng năm mà để lại cho chúng em ấn tượng sâu sắc nhất là năm lớp 5, bạn bè chơi với nhau rất vui và rất đoàn kết. Nhưng người em biết ơn sâu sắc nhất đó chính là cô Thu. Cô giáo chủ nhiệm lớp em. Cô là một nhà giáo luôn chăm lo quan tâm tới em như con ruột của cô vậy. Cô luôn che chở bao bọc cho nhưng tâm hồn nhỏ bé. Mỗi khi đến lớp cô luôn giảng bài hất hay. Cô nhẹ nhàng và thiết tha truyền bài học vào sâu trong tâm trí em. Trong mỗi bài giảng của cô em thấy mình đắm mình trong từng con sông mát mẻ của quê nhà, hòa nhịp reo ca cùng thiên nhiên có khi tự hào với tư thế hiên ngang cùng lich sử dân tộc. Hay biết đồng tình ủng hộ những việc làm tốt mà lên án phê phán thói xấu xa, lại có khi cô đưa chúng em đến với thế giới những người lao động gần gũi mà ngập tràn niềm vui, tràn ngập tình thương. Để chúng em thấy tâm hồn mình rộng mở, thêm yêu tha thiết đất nước mình và tự hào với giống nòi dân tộc. Tuy không phải là môn cô dạy nhưng mỗi khi chúng em khó hiểu, cô tận tình giảng giải cho chúng em. Cô luôn dạy chúng em cách đối nhân xử thế, đạo lý làm người. Cô hay dặn chúng em “ mình có lỗi thì đừng bao giờ đổ lỗi cho người khác mà phải dũng cảm nhận cái sai của mình”. Cô luôn chia sẻ những chuyện vui buồn với chúng em, cô luôn ủng hộ những việc làm đúng và khen thưởng những bạn nào học giỏi. Mỗi khi có lối sai cô đều nhắc nhở và khuyên bảo. Cô luôn khuyến khích động viên để mỗi chúng em trở nên mạnh dạn hơn, tự tin vào giá trị bản thân mình.

Cứ mỗi lần đến ngày 20/11, toàn thể học sinh cả nước, học sinh trường APC Đồng Nai lại hân hoan chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam. Chúng em đã có gắng, nỗ lực thi đua bông hoa điểm 10 để dành tặng cho thầy cô. Em biết không có gì có thể bù đắp nổi công lao khó nhọc của một người thầy. Nhưng hãy cho chúng em bày tỏ một phần nào lòng biết ơn và lòng kính trọng sâu sắc nhất với các thầy cô bằng những lời chúc vô cùng ý nghĩa, những bông hoa. Đặc biệt là những kết quả học tập tốt nhất để tặng các thầy cô. Trên gương mặt của thầy cô giờ đây đang ngập tràn hạnh phúc và nở một nụ cười rất rực rỡ vì những đứa con thân yêu của thầy cô đã nhớ về mình.

Một lần nữa, em xin được hôn lên mái tóc thầy điểm bạc vì bao thế hệ học trò, xin được thầy trách phạt để biết mình còn được yêu thương và xin kính nghiêng thầy trước công ởn to lớn vĩ đại của thầy cô. Nếu không còn được đi học nữa em sẽ nhớ những gì thầy và cô đã dạy. Nhớ đến những chiếc áo dài thướt tha và chiếc áo sơ mi của thầy cô giáo. Nhớ đến những công sức lớn lao và sự bảo ban của thầy cô. Em cảm ơn tất cả thầy cô trong trường APC. Đặc biệt là cô Thu, cảm ơn cô vì mọi thứ và mọi hi sinh cô đã làm cho chúng em. Dù sau này có ở bất cứ phương trời nào nhưng trái tim em vẫn luôn nhớ về những thầy cô của em.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa



Nguồn internet
 
S

sieutrom1412

Bài cảm nhận về ngày 20/11 – Kỷ Niệm Trường Xưa


Thầy Cô!

Vẫn nhớ mãi những tháng năm ngôi sân trường gió đìu hiu, lá phượng rơi sao thiết tha. Bài hát “ lá thư gửi thầy” đưa ta về những kỉ niệm về thầy cô của mình. Bao thế hệ những học sinh trưởng thành giữ những vị trí trong xã hội, chỉ riêng thầy cô vẫn ở lại, vẫn âm thầm hi sinh cống hiến đời mình cho giáo dục thế hệ tương lai. Đã có khi em tự hỏi mình rằng: “ Mình đã làm được gì để đền đáp công ơn của thầy cô chưa”.

Cũng như bao người khác, em cũng có những người thầy, người cô mà em rất yêu quý ở trường APC Đồng Nai. Xin cảm ơn ngày 20/11 ngày Nhà Giáo Việt Nam đã cho chúng em cơ hội đền đáp công ơn giảng dạy của thầy cô bao ngày qua. Những thầy cô như những lời ca, tiếng hát điệu múa nhịp nhàng, những bài thơ dạt dào cảm xúc, những bông hoa điểm 10 lấp lánh cũng không đủ làm quà dâng lên thầy cô kính yêu. Đã có lúc em bắt gặp ánh mắt của cô Loan là cô giáo chủ nhiệm của em buồn rầu vì những con điểm chưa được cao, những bạn vẫn còn ham chơi nhưng không bao giờ cô quát mắng mà cô chỉ dùng những lời nói nhẹ nhàng để dạy bảo chúng em. Nụ cười rạng rỡ trên môi cô khi thấy được những “ đữa con ngoan” của mình đạt thành tích cao trong học tập. những lúc ấy em thấy cô em vô cùng hiền dịu và thật gần gũi, những lúc em thấy buồn và mệt mỏi vì công việc trong lớp và nhũng con điểm của mình thì cô luôn là người an ủi động viên em có gắng vượt qua để còn là một thành viên đáng tin tưởng của tập thể lớp 8G1. Còn thầy và cô hiệu phó, thầy cô luôn là người nhắc nhở nhiều nhất về học tập, kỉ luật, tác phong ở trường lớp, em rất cảm ơn những lời nhắc nhở chân tình, la mắng nhưng thương, giận dỗi nhưng lo lắng của thầy cô đã giúp em trở thành một con người thật sự có ích cho xã hội và đất nước Việt Nam sau này.

Các thầy cô bộ môn dù không chủ nhiệm lớp em nhưng vẫn luôn quan tâm, lo lắng cho chúng em. Thầy cô luôn truyền đạt lại cho chúng em những kiến thức bổ ích. Những lúc thầy cô quát mắng, chúng em thấy như thầy cô thành kiến với mình và cảm thấy chán ghét môn học đó. Nhưng thật đáng buồn cho ai có ý nghĩa đó. Thầy cô có la mắng thì mình mới mau tiến bộ, và học giỏi lên được. Những ý nghĩa tiêu cực đó đã làm cho thành tích học tập của chúng em kém đi và đã vô tình làm cho thầy cô của mình buồn thêm. Qua hết được nửa quãng đường học sinh, chúng em mới hiểu hết được công lao trời bể của thầy cô, từng giờ từng ngày gieo vào tâm hồn chúng em những hạt mầm tri thức, tình người và những hoài bão tuổi thơ. Em mong thầy cô dừng bao giờ dừng bước, đừng bỏ rơi những con thuyền bé nhỏ và non nớt khi chúng em mới bắt đầu cuộc hành trình đầy thử thách phía trước. Thầy cô sẽ là những con sóng không bac đầu theo năm tháng, mãi mãi là bến bờ hạnh phúc, yên bình cho những người con tìm về.

Chắc hẳn ai đọc bài văn này của em cũng nghĩ là em có những suy nghĩ giống như người lớn nhưng đây là một bài văn, là cơ hội để em có thể viết ra những trải lòng của em. Thật sự em rất biết ơn thầy cô và muốn nói nhưng không giám để nói với thầy cô là: “ trong trái tim em, thầy cô vẫn là một nơi trang trọng bởi trong mỗi thành công hay vinh quang của cuộc đời em đều đi từ những viên gạch đầu tiên mà thầy cô em đã xây nên. Mãi mãi em sẽ không quên những người thầy cô đã giúp em xây nên những lâu đài tri thức”.

Internet
 
S

sieutrom1412

Kỷ Niệm Về Ngày 20/11 – Tình Cô Trò


Quãng đời học sinh chỉ có 12 năm. Mười hai năm để chúng ta học tập và khôn lớn. Mười hai năm để học tập và chuẩn bị cho tương lai sau này của mình. Trong mười hai năm đó, không thể thiếu bóng dáng của người thầy, người cô đáng kính. Đối với tôi, người cô mà tôi yêu thương và kính trọng nhất là cô vân.

Cô Vân là cô giáo dạy tiếng anh của tôi. Cô có chiều cao và thân hình cân đối, cô được trời phú cho nước da trắng mịn, hồng hào như bột ngọc trai. Đôi mắt bồ câu đen láy của cô lúc nào cũng lấp lánh như giọt sương ban mai, mãi tóc ngắn của cô làm cho cô rất tre trung và nó còn rất hợp với khuôn mặt tròn trĩnh của cô. Lúc nào đôi môi cô cũng ửng hồng làm cho khuôn mặt cô càng thêm tươi tắn.

Cô vân là một người cô vui tính và rất ít khi nổi giận. Được tham gia những tiết học của cô quả là một điều may mắn cho tất cả các học sinh thân yêu. Bởi tiết học của cô làm cho mọi người rất vui vẻ và đều hứng thú hơn trong học tập. Ngoài ra cô còn kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện cười, những câu chuyện hay liên quan đến cách làm người để chúng tôi bớt căng thẳng sau giờ học mệt mỏi. Không dừng lại ở đó, cô còn cho chúng tôi chơi rất nhiều trò chơi hay, thú vị để chúng tôi củng cố lại kiến thức của mình. Không những vậy, cô còn sống đúng theo bản chất con người Việt Nam “ thương người nhử thể thương thân”. Rất nhiều lần cô đã đi làm từ thiện để giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Cô Vân của chúng tôi là thế đó. Cô đẹp về vẻ bề ngoài cũng như cả tâm hồn.

Cảm ơn cô! Vì cô đã chon nghề giáo viên – một nghề đầy gian khổ. Cảm ơn cô! Vì cô đã tận tình dạy em từng li từng tí. Cảm ơn cô! Vì cô đã giúp đỡ động viên chúng em trong cả tinh thần lẫn học tập. Cảm ơn cô! Vì tất cả cô đã làm cho chúng em.

Cô à! Thời gian trôi rất nhanh và rồi em sẽ phải tạm biệt ngôi trường này, tạm biệt thầy cô và bạn bè, tạm biệt quãng đường học sinh đầy mộng mơ và vui vẻ. Nhưng em sẽ không bao giờ quên cô, cũng như không bao giờ quên những kiến thức mà cô đã dạy em. Như câu tục ngữ:


...........“ Con ơi nghi nhớ lời này

Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên”
 
S

sieutrom1412

Tri ân Thầy Cô Nhân Ngày 20/11 – Bài Viết Báo Tường (Sưu tầm -P1)


Tháng 11 đã về...trong niềm vui rạo rực của tuổi trẻ học đường .Vì tháng 11 có một ngày lễ đặc biệt Ngày nhà Giáo Việt Nam - Ngày lễ hiến chương các nhà giáo. Các cô cậu học sinh dường như cũng bớt nghịch ngội hơn những ngày trước,tự giác hơn cũng bởi những phong trào thi đua của Đoàn trường phát động hay bởi chính trong tự giác của mỗi cô cậu HS này đã có từ tiềm thức...!

Cùng với nhiều hoạt động khác của nhà trường thì làm Báo tường là một trong những hoạt động chào mừng đó..!.Tôn sư trọng đạo là truyền thống vốn quý của dân tộc Việt Nam...Lòng tôn kính ,biết ơn ,tri ân của những cô cậu học trò với Thầy Cô giáo được thể hiện qua những bài thơ,bài văn ...tất cả tình cảm lớn đó được hiện hữu trên một tờ báo tường.

Làm báo tường là một hoạt động tập thể ,qua đó các em có dịp thể hiện sự đoàn kết,khả năng sáng tạo,tính tập thể được biểu hiện cao.Không khí chuẩn bị thật nhộn nhịp,tấp nập...Ban biên tập đột xuất của các lớp được hình thành,từ việc tập hợp bài viết ,những sáng tác trữ tình ,tự sự văn xuôi,cho đến việc trang trí trình bày ,kẻ vẽ...Khá tích cực và miệt mài.Những buổi học khi đã hết giờ, đi lướt qua hành lang trông vào các lớp sẽ thấy ở mỗi lớp có nhóm tụ tập chăm chú ,thì đó đích thị là đang làm báo tường...

Tranh minh hoạ ,biểu tượng thì đủ cả,vui nhộn tươi rói và cũng đầy ý nghĩa nổi bật lên trong những tranh vẽ đó là chủ đề mái trường ,Thầy cô ,bạn bè ,quê hương yêu dấu...Những nét vẽ tuy chưa đạt độ trau chuốt ,nhưng đầy ý tưởng ,ngộ nghĩnh ,vui mắt..

Nội dung của tờ báo không thể thiếu được đó là những bài thơ,những cảm xúc suy tư,hay những truyện ngắn...Nhưng có lẽ chiếm số lượng nhiều nhất là những vần thơ viết về mái trường và thầy cô.Những vần thơ thật mộc mạc ,ngô nghê ,nhưng lại chân tình ,giàu cảm xúc...

Tôi là một người trong ban giám khảo chấm báo tường của nhà trường .Cảm nhận chung về số lượng và chất lượng các bài báo thật khác nhau , đa dạng . Độc những bài viết của các em học sinh ,tôi thật xúc động ,bồi hồi ...có những truyện ngắn ,những bài thơ làm tôi sống lại những cảm xúc thiêng liêng ngày nào ,khi còn là một cậu học trò như các em ,học dưới mái trường phổ thông.

Những vần thơ trong sáng , hồn nhiên của ngày đầu tiên đến trường:

“...Nhớ hồi còn bé xíu,

Tay nắm tay đến trưòng.

Vô tư cười trong nắng,

Mắt đen tròn long lanh...”

Cảm xúc đầu tiên là được tiếp xúc với một môi trường mới,trường lớp mới, đặc biệt những người bạn mới,với những trò tinh nghịch:

“ Nhớ đến đứa bạn thân,

Vui buồn cùng chia sẻ.

Những trò đùa tinh nghịch,

Ngập đầy cả trái tim....”

Cũng từ đó mỗi ngày đến lớp , đến trường là một ngày vui:

“Em đi qua khung của lớp hàng ngày,

Qua vòm cửa là bước vào hạnh phúc.”


(Còn tiếp)
 
Top Bottom