có hay ko 1 loài cây mang tên xà nu ???

J

jun11791

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Học chính ở trg thì thầy mình ko nhắc gì đến việc cây xà nu có thực hay ko

Học thêm thì thầy bảo đó chỉ là hình tượng văn học mà thôi, cũng giống như hình tượng con tàu trg bài "tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên. Thầy còn nói nếu các em lên Tây Nguyên mà hỏi ng` dân ở đó cây xà nu là cây gì thì họ ko biết đâu, nếu hỏi dân văn thì họ còn biết là tg tp "Rừng Xà Nu" của Ng~ Trung Thành. Cây xà nu chỉ là tổng hợp các loài cây hùng vĩ tượng trưng cho Tây Nguyên. Mình cũng nghĩ thầy đúng

Vậy mà hôm nay vô tình đọc dc 1 tài kiệu trên mạng có ghi
Nguyễn Trung Thành sau này có viết: “Hồi tháng năm năm 1962, hành quân từ miền Bắc vào (…) chiến trường của mình là khu rừng bát ngát phía tây Thừa Thiên giáp Lào. Đó là một khu rừng xanh tít tắp tận chân trời. Tôi yêu cây rừng xà nu ngay từ đó. Ấy là một loại cây hùng vĩ và cao thượng man dại và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ ứa nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi…” (Về một truyện ngắn - Rừng xà nu)


Bắt đầu hoang mang nhg mình vẫn nghĩ cây xà nu cũng chỉ là 1 hình tượng văn học mà thôi, ko hề có thực

Còn các bạn nghĩ sao?
 
N

nutac98

Nói đơn giản , thử xem lại xem mình bình giảng : cây Xà Nu hay Hình Tượng cây Xà Nu là sẽ hiểu liền ^^
 
M

money_22

Mình nghĩ hình tượng cây xà nu được xây dựng từ nguyên mẫu thực tế( mặc dù từ bé đến giờ em cũng chưa nghe tên cây này bao giờ các bác ạ;) ) Cách mà nhà văn miêu tả rất chân thực sống động, hay nó được đặt tên từ 1 loài cây rừng vô danh nào đó?
ui, túm lại: chịu! Tớ nghĩ đừng cố hiểu nó kĩ quá làm gì, sẽ mất hay- tính nghệ thuật và sự tò mò cũng sẽ giảm đi. Ok?:D
 
P

phaodaibatkhaxampham

nghe câu hỏi này quả thật thú vị từ trước đến nay vẫn tin là có cây xà nu giờ nghe câu hoir lại đâm ra nghi ngờ nên lên

google search may mà mình ko hiểu sai

Cây xà nu là một loài thông ba lá[cần dẫn nguồn] phân bố nhiều ở Tây Nguyên. Nhựa và gỗ thường được dùng làm chất

đốt.

nhắc đến dây nhớ một chuyện rất hay đó là nguyên ngọc tính ông cũng rất khảng khái nên nghe nói là bị chém rất dữ

. ông đã thật sự thành công khi xây dựng hình tượng rừng xà nu nó được xây dựng lên như chính con người của ông

quả là một nhà văn hiếm có nghi có thể truyền đạt đúng nội dung con người mình vào tác phẩm
 
P

phaodaibatkhaxampham

ad đương nhiên cây xà nu cũng là một hình tượng văn học


tức là thầy bạn nói hoàn toàn đúng



Hình tượng rừng xà nu

Rừng xà nu vừa là cảnh sắc hùng vĩ vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Mở đầu tác phầm là hình ảnh rừng xà nu cùng bá Heng đón Tnú đi bộ đội về thăm làng; phần cuối cũng là rừng xà nu trùng điệp tiễn người anh hùng của quê hương đi tìm Mĩ, Diệm để diệt.

Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời, nó vươn lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng… như Tnú, Mai, Dít, cụ Nết, bé Heng và dân làng Xô Man sống và chiến đấu vì khát vọng tự do.

Nó cùng với dân làng Xô Man chung chịu gian nan và hy sinh. Anh Xút bị giặc treo cổ lên cây vả đầu làng, bà Nhan bị giặc đốt cháy 10 đầu ngón tay, mẹ con Mai bị giặc đập chết… Rừng xà nu cũng bị đại bác giặc bắn suốt đêm ngày, hàng vạn cây không cây nào không bị thương, có những cây non trúng đạn, chất dầu còn loãng, vết thương cứ loét mãi ra rồi chết.

Rừng xà nu mang sức sống mãnh liệt và khí phách lẫm liệt như lũ làng. Cạnh một cây xà nu bị bắn gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Đã hai ba năm nay, trong mưa bom bão đạn, “rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”.

Giặc định dùng nhựa xà nu, lửa xà nu dìm dân làng Xô Man vào biển máu, nhưng chính lũ ác ôn do thằng Dục cầm đầu đã bị cụ Mết và trai làng chém chết, xác chúng ngổn ngang quanh đống lửa xà nu.

Rừng xà nu trùng điệp, hút tầm mắt chạy đến chân trời là biểu tượng cho thế trận chiến tranh nhân dân, người người lớp lớp. Nguyễn Trung Thành đã tạo nên những hình ảnh ẩn dụ, nhưng liên tưởng kỳ vĩ để miêu tả rừng xà nu hùng vĩ với tất cả lòng yêu mến tự hào.

Nguyễn Trung Thành sau này có viết: “Hồi tháng năm năm 1962, hành quân từ miền Bắc vào (…) chiến trường của mình là khu rừng bát ngát phía tây Thừa Thiên giáp Lào. Đó là một khu rừng xanh tít tắp tận chân trời. Tôi yêu cây rừng xà nu ngay từ đó. Ấy là một loại cây hùng vĩ và cao thượng man dại và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ ứa nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi…” (Về một truyện ngắn - Rừng xà nu).


ôn thi.com
 
Last edited by a moderator:
M

money_22

vậy là có cây xà nu thật à?????????????????

văn học khơi nguồn từ cuộc sống- cấm sai! ^^
 
M

mencun91

Hờ, văn học là cuộc sống :-j (ôi 50 kí tự..........OMG)

Thick tác phẩm này
 
J

jun11791

Hu hu hôm nay ktra 1 tiết rơi đúng bài này, nhg là cẩm nhận về nv Tnú. Ko hiểu sao mình ko có cảm xúc mấy với đề này, mà thik phân tích hình tượng cay xà nu hơn (chắc tại cũng tại học thêm nghe thầy giảng bài này rồi nên thích) Mà mình nghĩ chắc chỉ cần trg bài làm ghi chữ "hình tượng cây xà nu" là đc rồi, hoặc như lời văn của thầy tớ là "tác giả đã xd hình tượng cây xà nu như một loài cây có thực". Ngg trg văn chương, hình tượng văn học cũng có lúc ko có thực (hình tượng con tàu trg "THCT" của CLV) hay cũng có thực (hình tượng đầu súng trăng treo trg "ĐC" của CH, mảnh trăng trg 'MTCR" của NMC...)

 
Last edited by a moderator:
T

tranngochang

Nếu tớ hok nhầm thì bạn là HS lớp Văn thầy Hưởng, đúng hok? Hồi đầu mới học bài này tớ cũng hok tự hỏi cây xà nu có thật hay hok. Khi thầy "dặn" hok đc hỏi lại vấn đề về tính "có thực" của cây xà nu 1 lần nữa thì tớ cũng thấy nó bình thường và chẳng bao h thắc mắc chuyện đó. Tới hôm thứ 6 vừa rồi, trường tớ có KT khảo sát mấy môn, trong đó có môn Văn. Tớ làm đề fân tích hình tượng cây xà nu nhưng cần fải rút ngắn từ kiến thức gần chục trang của thầy và n~ điều tớ muốn nói về cây xà nu để chỉ còn là 5 trang giấy thi. Trong phần bài làm của mình tớ có khẳng định cây xà nu là hok có thật. 1 cô giáo dạy Văn coi fòng tớ đã nhắc tớ xem lại kiến thức vì đúng ra là trong sách GK tuy hok nói trực tiếp là cây xà nu có thật hay hok nhưng lại chú thik rất tỉ mỉ và trích dẫn nó có ở Tây Nguyên. Tớ vẫn lo là thực sự có sự nhầm lẫn và gọi điện ngay cho cô giáo dạy Văn trên lớp của tớ; thêm 1 người nữa KĐ là cây xà nu có thật. Thực lòng tớ đã rất hoang mang nhưng tối hôm thứ 3 tớ học Văn của thầy thì thầy đã trực tiếp gọi điện cho giám đốc sở VH-TT tỉnh Gia Lai ( vốn là bạn của thầy) để hỏi lại về vấn đề này thì người đó có nói là hok hề có cây xà nu mà chỉ có 1 loài cây tương tự như vậy thôi, hiện h cây đó cũng hok còn nhiều nữa và nếu muốn tìm thì fải sang tận bên Lào cơ. Về fía cá nhân mình, tớ cũng nghĩ rằng cây xà nu hok có thật. Nếu nghĩ thoáng hơn 1 chút thì việc có thật hay hok của cây xà nu cũng tương tự như việc có hay hok người ngoaì hành tinh vậy. Sẽ có rất nhiều luồng dư luận trái chiều nhưng có 1 điều chắc chắn rằng : nhà văn N~TT đã xây dựng cây xà nu quá thành công để khiến cho dư luận cách thời điểm TP "RXN" ra đời tới gần nửa thế kỉ vẫn còn chưa hết băn khoăn về cây xà nu.
 
J

jun11791

Nếu tớ hok nhầm thì bạn là HS lớp Văn thầy Hưởng, đúng hok? Hồi đầu mới học bài này tớ cũng hok tự hỏi cây xà nu có thật hay hok. Khi thầy "dặn" hok đc hỏi lại vấn đề về tính "có thực" của cây xà nu 1 lần nữa thì tớ cũng thấy nó bình thường và chẳng bao h thắc mắc chuyện đó. Tới hôm thứ 6 vừa rồi, trường tớ có KT khảo sát mấy môn, trong đó có môn Văn. Tớ làm đề fân tích hình tượng cây xà nu nhưng cần fải rút ngắn từ kiến thức gần chục trang của thầy và n~ điều tớ muốn nói về cây xà nu để chỉ còn là 5 trang giấy thi. Trong phần bài làm của mình tớ có khẳng định cây xà nu là hok có thật. 1 cô giáo dạy Văn coi fòng tớ đã nhắc tớ xem lại kiến thức vì đúng ra là trong sách GK tuy hok nói trực tiếp là cây xà nu có thật hay hok nhưng lại chú thik rất tỉ mỉ và trích dẫn nó có ở Tây Nguyên. Tớ vẫn lo là thực sự có sự nhầm lẫn và gọi điện ngay cho cô giáo dạy Văn trên lớp của tớ; thêm 1 người nữa KĐ là cây xà nu có thật. Thực lòng tớ đã rất hoang mang nhưng tối hôm thứ 3 tớ học Văn của thầy thì thầy đã trực tiếp gọi điện cho giám đốc sở VH-TT tỉnh Gia Lai ( vốn là bạn của thầy) để hỏi lại về vấn đề này thì người đó có nói là hok hề có cây xà nu mà chỉ có 1 loài cây tương tự như vậy thôi, hiện h cây đó cũng hok còn nhiều nữa và nếu muốn tìm thì fải sang tận bên Lào cơ. Về fía cá nhân mình, tớ cũng nghĩ rằng cây xà nu hok có thật. Nếu nghĩ thoáng hơn 1 chút thì việc có thật hay hok của cây xà nu cũng tương tự như việc có hay hok người ngoaì hành tinh vậy. Sẽ có rất nhiều luồng dư luận trái chiều nhưng có 1 điều chắc chắn rằng : nhà văn N~TT đã xây dựng cây xà nu quá thành công để khiến cho dư luận cách thời điểm TP "RXN" ra đời tới gần nửa thế kỉ vẫn còn chưa hết băn khoăn về cây xà nu.

Uh cảm ơn, giưò thì tớ đã hết băn khoăn rồi. Lúc đầu tớ cũng chả thắc mắc gì mấy về vắn đề này vì từ hồi lớp 3 gì đó, mình đã từng đọc đoạn đầu trg tp này( ko biết bạn còn nhớ ko?) và cô mình đã nói cây xà nu ko có thật. Chỉ tại hôm bữa lên mạng thấy lời phảt biểu của chính t/g Ng~ Trung Thành về cây xà nu như đúng như cái phần phaidai... post lên đó. Nhg giờ điều đó cũng ko quan trọng nữa. Như lời thầy Hưởng đã nói đó, văn học ko nên xoáy sâu quá chi tiết vào n~ cái chi tiết nhỏ nhặt mà làm mất đi giá trị bao quát của nó. Nhg nếu thế sao sgk ko đi tiên phong đầu tiên để giải quyết n~ khúc mắc này của n` thế hệ hs qua nhỉ, mà toàn cho n~ cái chsu thích dễ gây hiểu lầm
 
Last edited by a moderator:
T

thienquang113

uh đúng rồi đó! Cây Xà Nu ở Tây Nguyên (đặc biệt là KomTun quê hương của người anh hùng TNu') kô có thật đâu! (vì mình cũng là người dân Tây nguyên mà) ^_^. theo như mình bít thì cây Xa nu chỉ là hình tượng của ngà văn Nguyên Ngọc sáng tạo ra mà thôi. Đúng là ông đã lấy cảm hứng từ lúc khi có dịp đi qua 1 khu rừng ở Thừa Thiên và ông lấy cảm hứng từ đó để sau nay ông về Tây Nguyên mới xây dựng nên hình tượng cây Xà Nu cũng giống như việc nhà văn mượn hình tượng anh hùng Đề và đổi tên thành nhân vật Tnu' cho nó giống tên dân tộc đó thôi! Hơn nữa làm j` có dân tộc Xô Man trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhà văn cũng chỉ sáng tạo lên mà thôi bạn ah! ^_^. Hy vọng các bạn góp ý thêm cho mình vì mình cũng đang rất cần tìm hiểu tác phẩm Rừng Xà Nu của nhà văn Nguyên Ngọc mà!
 
Last edited by a moderator:
K

kyokoren

nếu mọi người nói cây xa nu o co thât thì khi fân tích ý nghĩa tả thực của cây xà nu trong đoạn trích mọi người định fân tích thế nào
 
Last edited by a moderator:
J

jun11791

uh đúng rồi đó! Cây Xà Nu ở Tây Nguyên (đặc biệt là KomTun quê hương của người anh hùng TNu') kô có thật đâu! (vì mình cũng là người dân Tây nguyên mà) ^_^

Ô nếu thế thì rất hân hạnh đc làm quen với bjan hen, đến từ Tây Nguyên (bắt tay cái :) )

Lớp 12 chúng ta có đầy đủ các tp nói về mọi miền Tổ Quốc ;)
 
J

jun11791

Nếu mọi người nói cây xà nu o có thật thì khi phân tích ý nghĩa tả thực của bthơ mọi người định fân tích thế nào

N/v đã xd hình tượng cây xà nu như 1 loài cây có thực

Để làm đc điều này, Nguyễn Trung Thành đã xd cho nó 1 điạ chỉ xác định (đó là buôn làng XôMan trg n~ năm kc chống mĩ ) , tả nó gắn bó với ng` dân làng XôMan (nhựa xà nu, khói xà nu, củi xà nu,... ) từ lúc sinh ra, lớn lên, dựng vợ gả chồng đến khi chết đi rồi

Có thể nói cây xà nu - qua ngòi bút của t/g - ta như có cảm giác như đc đi dưới 1 rwnfg cây xà nu rợp bóng ở TN (dù cây xà nu ko có thực), và nó thật sự đã trở thành 1 loài cây tiểu biểu cho ng` dân TN bất khuất, kiên cường, hôm qua và hôm nay ! ^^\/
 
T

thienquang113

Ô nếu thế thì rất hân hạnh đc làm quen với bjan hen, đến từ Tây Nguyên (bắt tay cái :) )

Lớp 12 chúng ta có đầy đủ các tp nói về mọi miền Tổ Quốc ;)

OK bắt tay cái nào>:D<:khi (128)::khi (189)::khi (60)::khi (177)::khi (4):>:D<! Hân hạnh được làm wen với bạn đó! *^_^*
 
T

trangnh.haibatrung11a9

nếu mọi người nói cây xa nu o co thât thì khi fân tích ý nghĩa tả thực của cây xà nu trong đoạn trích mọi người định fân tích thế nào

Ý nghĩa tả thực của cây XN hả? nói thật là với những nguồn dư luận trái chiều của mọi người, tớ có 1 ý kiến trung gian, nhưng mà trước khi nói, cho phép tớ khai luôn, tớ cũng là học trò thầy Hưởng, và sắp tới lúc trườg tớ thi thử, sắp phải rờ đến cây XN rồi.
Để phân tích ý nghĩa tả thực của cây XN ấy, nói dông dài cũng thành khen tg đã viết quá hay, đã sáng tạo quá tài tình một loài cây ko có ở Tây Nguyên mà như thể đậm chất Tây Nguyên hơn cả cây cà fê ý (ý kiến này có ng đã nói rồi nhớ). Xác nhận là cây XN ko có ở Tây Nguyên thật sự, nhưng với nguồn tin khá xác thực là chính lời của tg Nguyễn Trung Thành, rằng ông ấy đã gặp rừng cây XN ở Thừa Thiên rồi, thì tớ kết luận như thế này : Tác giả Nguyễn Trung Thành đã rất sáng tạo khi đưa cụ Mết và chị Dít về cùng một địa chỉ trong văn chương, cùng chung sống và chiến đấu; Ông cũng thật tài tình khi đổi tên cho anh Đề thành Tnú, để anh thực sự trở thành một người Tây Nguyên (cái tên nó "khí thế" hơn nhiều); và cuối cùng, ông đã đem cây XN, một loài cây có sức sống mạnh mẽ mà ông đã gặp ở Thừa Thiên lên Tây Nguyên, vẽ lên bức tranh RXN tuyệt đẹp trên mảnh đất đỏ badan mà ông yêu mến. Thế là ổn nhất rồi!!!;)
 
T

thanhloanhappy_263

theo mình nghĩ chắc là tác giả mượn hình ảnh cây xà nu để làm hình ảnh ẩn dụ, làm cái nền vững chắc để khắc họa nên người anh hùng Tây Nguyên,( vì ở trên đó hay có mấy cái cây là lạ mà ít người bik đến, "cây xà nu" cũng lạ). còn T'Nu cũng là hình ảnh tiêu biểu đại diên cho người dân vùng cao, làng Xô Man thì đại diện cho công đồng dtộc ít người đấu tranh kháng chiến chống thực dân. rằng là cho dù ở bất kì nơi đâu, điều kiện chiến đấu như thế nào thì dtộc ta cũng luôn là một dtộc kiên cưởng, bất khuất và doàn kết chống ngoại xâm
 
P

phaodaibatkhaxampham

mà có hay không cây xà nu cũng chả quan trọng dẫu sao đây chỉ là hình ảnh biểu tượng thôi mà
 
P

phaodaibatkhaxampham

theo mình khi phân tích tác phẩm này đừng có dại mà đem các sự kiện thật vào khi mình không biết chắc chắn , cái gì mà không rõ thì im đi là khôn ngoan nhất
hơn nữa tác phẩm văn học khi hình thành đã qua lăng kính của nhà văn rồi nó chỉ nói những chuyện ở đời chứ nó không phải là những chuyện ở ngoài đời , nó chỉ phản ánh cuộc sống bằng hình tượng chứ đâu phải là cuộc sông , ha?
 
Top Bottom