Cô cho em hỏi mấy câu

D

drthanhnam

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 25. Một plasmit có 10^4 cặp nu tiến hành tự nhân đôi 3 lần , số liên kết cộng hoá trị được hình thành giữa các nu của ADN là:
A.160000 B.159984 C.140000 D.139986
Câu này đáp án C :confused::confused::confused:
Câu 26. Một gen có 3 alen đã tạo ra trong quần thể 4 loại kiểu hình khác nhau, cho rằng tần số các alen bằng nhau. Sự giao phối là ngẫu nhiên, các alen trội tiêu biểu cho chỉ tiêu mong muốn thì số cá thể trong quần thể được đưa vào sản xuất chiếm tỉ lệ:
A.2/3 B.1/3 C.3/4 D.1/16
Câu 33. Qua nghiên cứu di truyền tế bào, người ta đã xác định tật sứt môi, thừa ngón, chết sớm ở giai đoạn thai là do:
A. Có 3 NST số 21 B. Mất đoạn NST số 21 hoặc 22
C> Thừa 2 NST ở cặp số 15 D. Có 3 NST ở cặp 13-15
Đáp án là D, em không hiểu :confused::confused:
Câu 38. Một phân tử ADN của SV nhân thực nhân đôi đã tạo ra 3 đơn vị tái bản. Đơn vị tái bản 1 có 16 đoạn Okazaki, đơn vị tái bản 2 có 18 đoạn Okazaki và đơn vị tái bản 3 có 20 đoạn Okazaki. Số đoạn ẢN mồi cần cung cấp để thực hiện quá trình tái bản trên là:
A.53 B.60 C.58 D.50
Em chưa hiểu dạng này lắm, mong cô giảng lại dùm em :D
Em xin cảm ơn cô!
 
H

hocmai.sinhhoc

Một số câu hỏi

Câu 25. Một plasmit có 10^4 cặp nu tiến hành tự nhân đôi 3 lần , số liên kết cộng hoá trị được hình thành giữa các nu của ADN là:
A.160000 B.159984 C.140000 D.139986
Câu này đầu bài hỏi em số liên kết cộng hóa trị được hình thành tức là số liên kết cộng hóa trị của các phân tử plasmit mới, được sinh ra (không tính plasmit mẹ).

Mặt khác phân tử plasmit có dạng vòng khép kín nên số Nu chính bằng số liên kết cộng hóa trị.
Plasmit mẹ có 10^4 cặp = 2.10^4 (Nu)
Plasmit nhân đôi 3 lần tạo ra 8 plasmit, trong đó có 1 plasmit mẹ, nên số plasmit mới bằng 7.
Số liên kết cộng hóa trị được hình thành là: 2.10^4.7 = 140000.
Câu 26. Một gen có 3 alen đã tạo ra trong quần thể 4 loại kiểu hình khác nhau, cho rằng tần số các alen bằng nhau. Sự giao phối là ngẫu nhiên, các alen trội tiêu biểu cho chỉ tiêu mong muốn thì số cá thể trong quần thể được đưa vào sản xuất chiếm tỉ lệ:
A.2/3 B.1/3 C.3/4 D.1/16
Câu 33. Qua nghiên cứu di truyền tế bào, người ta đã xác định tật sứt môi, thừa ngón, chết sớm ở giai đoạn thai là do:
A. Có 3 NST số 21 B. Mất đoạn NST số 21 hoặc 22
C> Thừa 2 NST ở cặp số 15 D. Có 3 NST ở cặp 13-15

Những đặc điểm của đề bài là biểu hiện của hội chứng Patau. Đây là một trong những hội chứng thường gặp do có 3 nhiễm sắc thể 13 - 15.
Phần này, khi dạy trên lớp các em sẽ được học về biểu hiện của một số bệnh di truyền. Tất cả những bệnh đó em cần phải nhớ nhé!
Câu 38. Một phân tử ADN của SV nhân thực nhân đôi đã tạo ra 3 đơn vị tái bản. Đơn vị tái bản 1 có 16 đoạn Okazaki, đơn vị tái bản 2 có 18 đoạn Okazaki và đơn vị tái bản 3 có 20 đoạn Okazaki. Số đoạn ẢN mồi cần cung cấp để thực hiện quá trình tái bản trên là:
A.53 B.60 C.58 D.50

Với mỗi một đơn vị tái bản ta luôn có: Số đoạn mồi = Số đoạn okazaki + 2 Vậy, số đoạn mồi là: (16+2)+(18+2)+(20+2) = 60
Vậy, số đoạn mồi là: (15+2)+(18+2)+(20+2) = 60
 
1

160693

Câu 25. Một plasmit có 10^4 cặp nu tiến hành tự nhân đôi 3 lần , số liên kết cộng hoá trị được hình thành giữa các nu của ADN là:
A.160000 B.159984 C.140000 D.139986
Câu này đầu bài hỏi em số liên kết cộng hóa trị được hình thành tức là số liên kết cộng hóa trị của các phân tử plasmit mới, được sinh ra (không tính plasmit mẹ).

Mặt khác phân tử plasmit có dạng vòng khép kín nên số Nu chính bằng số liên kết cộng hóa trị.
Plasmit mẹ có 10^4 cặp = 2.10^4 (Nu)
Plasmit nhân đôi 3 lần tạo ra 8 plasmit, trong đó có 1 plasmit mẹ, nên số plasmit mới bằng 7.
Số liên kết cộng hóa trị được hình thành là: 2.10^4.7 = 140000.
Câu 26. Một gen có 3 alen đã tạo ra trong quần thể 4 loại kiểu hình khác nhau, cho rằng tần số các alen bằng nhau. Sự giao phối là ngẫu nhiên, các alen trội tiêu biểu cho chỉ tiêu mong muốn thì số cá thể trong quần thể được đưa vào sản xuất chiếm tỉ lệ:
A.2/3 B.1/3 C.3/4 D.1/16
Câu 33. Qua nghiên cứu di truyền tế bào, người ta đã xác định tật sứt môi, thừa ngón, chết sớm ở giai đoạn thai là do:
A. Có 3 NST số 21 B. Mất đoạn NST số 21 hoặc 22
C> Thừa 2 NST ở cặp số 15 D. Có 3 NST ở cặp 13-15

Những đặc điểm của đề bài là biểu hiện của hội chứng Patau. Đây là một trong những hội chứng thường gặp do có 3 nhiễm sắc thể 13 - 15.
Phần này, khi dạy trên lớp các em sẽ được học về biểu hiện của một số bệnh di truyền. Tất cả những bệnh đó em cần phải nhớ nhé!
Câu 38. Một phân tử ADN của SV nhân thực nhân đôi đã tạo ra 3 đơn vị tái bản. Đơn vị tái bản 1 có 16 đoạn Okazaki, đơn vị tái bản 2 có 18 đoạn Okazaki và đơn vị tái bản 3 có 20 đoạn Okazaki. Số đoạn ẢN mồi cần cung cấp để thực hiện quá trình tái bản trên là:
A.53 B.60 C.58 D.50

Với mỗi một đơn vị tái bản ta luôn có: Số đoạn mồi = Số đoạn okazaki + 2 Vậy, số đoạn mồi là: (16+2)+(18+2)+(20+2) = 60
Vậy, số đoạn mồi là: (15+2)+(18+2)+(20+2) = 60
cho em hỏi plasmit là dạng vòng . mạch kép đúng không ah` nếu thế thí tổng số liên kết hoá trị giữa các nu trên 1 mạch là 10^4 nen 2 mạch sẽ có 2*10^4 liên kết,
tổng số liên kết giữa 2 mạch của plasmit la 10^4
do đó 1 phân tử plasmit có tất cả 3*10^4 liên kết chứ ah. nếu thế thì sẽ không có đáp án
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

Câu 25. Một plasmit có 10^4 cặp nu tiến hành tự nhân đôi 3 lần , số liên kết cộng hoá trị được hình thành giữa các nu của ADN là:
A.160000 B.159984 C.140000 D.139986
Câu này đầu bài hỏi em số liên kết cộng hóa trị được hình thành tức là số liên kết cộng hóa trị của các phân tử plasmit mới, được sinh ra (không tính plasmit mẹ).

Mặt khác phân tử plasmit có dạng vòng khép kín nên số Nu chính bằng số liên kết cộng hóa trị.
Plasmit mẹ có 10^4 cặp = 2.10^4 (Nu)
Plasmit nhân đôi 3 lần tạo ra 8 plasmit, trong đó có 1 plasmit mẹ, nên số plasmit mới bằng 7.
Số liên kết cộng hóa trị được hình thành là: 2.10^4.7 = 140000.
Thưa cô vậy công thức (N-2)(2^x-1) khi nào thì được dùng ạ.
Ở banif này em dùng công thức trên tính ra 139986
Câu 26. Một gen có 3 alen đã tạo ra trong quần thể 4 loại kiểu hình khác nhau, cho rằng tần số các alen bằng nhau. Sự giao phối là ngẫu nhiên, các alen trội tiêu biểu cho chỉ tiêu mong muốn thì số cá thể trong quần thể được đưa vào sản xuất chiếm tỉ lệ:
A.2/3 B.1/3 C.3/4 D.1/16
Câu này không có đáp số đúng không cô:confused::confused:
Câu 33. Qua nghiên cứu di truyền tế bào, người ta đã xác định tật sứt môi, thừa ngón, chết sớm ở giai đoạn thai là do:
A. Có 3 NST số 21 B. Mất đoạn NST số 21 hoặc 22
C> Thừa 2 NST ở cặp số 15 D. Có 3 NST ở cặp 13-15

Những đặc điểm của đề bài là biểu hiện của hội chứng Patau. Đây là một trong những hội chứng thường gặp do có 3 nhiễm sắc thể 13 - 15.
Phần này, khi dạy trên lớp các em sẽ được học về biểu hiện của một số bệnh di truyền. Tất cả những bệnh đó em cần phải nhớ nhé!
Ở trong sách giáo khoa nói hội chứng Pa-tau là do thể 3 ở NST 13. Không nói đến NST số 15.
Trong sách không có vậy liệu đi thi nó ra không ạ:confused:
Em xin cảm ơn cô
 
H

hocmai.sinhhoc

Thưa cô vậy công thức (N-2)(2^x-1) khi nào thì được dùng ạ.
Ở banif này em dùng công thức trên tính ra 139986

Câu này không có đáp số đúng không cô:confused::confused:

Ở trong sách giáo khoa nói hội chứng Pa-tau là do thể 3 ở NST 13. Không nói đến NST số 15.
Trong sách không có vậy liệu đi thi nó ra không ạ:confused:
Em xin cảm ơn cô
Chào em, công thức em đưa ra sẽ áp dụng trong trường hợp mạch ADN là mạch thẳng, còn trường hợp plasmit là mạch vòng thì em ko áp dụng được như vậy nhé
NST số 13 và 15 có cấu trúc tương đương nhau và khi bị đột biến thì cũng ảnh hưởng tương đương nhé!
 
1

160693

Thưa cô vậy công thức (N-2)(2^x-1) khi nào thì được dùng ạ.
Ở banif này em dùng công thức trên tính ra 139986

Câu này không có đáp số đúng không cô:confused::confused:

Ở trong sách giáo khoa nói hội chứng Pa-tau là do thể 3 ở NST 13. Không nói đến NST số 15.
Trong sách không có vậy liệu đi thi nó ra không ạ:confused:
Em xin cảm ơn cô
câu 1 của bạn công thúc đó đung nhuung chí áp dụng đối vói ADN không phai la mạch vòng
 
Last edited by a moderator:
C

canhcutndk16a.

Câu 26. Một gen có 3 alen đã tạo ra trong quần thể 4 loại kiểu hình khác nhau, cho rằng tần số các alen bằng nhau. Sự giao phối là ngẫu nhiên, các alen trội tiêu biểu cho chỉ tiêu mong muốn thì số cá thể trong quần thể được đưa vào sản xuất chiếm tỉ lệ:
A.2/3 B.1/3 C.3/4 D.1/16
Có 3 alen cho cho 4 KH \Rightarrow gen có 2 alen đồng trội và 1 alen lặn.

tần số các alen bằng nhau \Rightarrow[TEX]p_A=q_{A_1}=r=\frac{1}{3}[/TEX]

cá thể trong quần thể được đưa vào sản xuất có KG đồng hợp trội ( là [TEX]AA [/TEX]và [TEX]AA_1[/TEX]) và dị hợp ( là [TEX]Aa [/TEX]và [TEX]A_1a[/TEX]) chiếm tỉ lệ :

[TEX]p^2+q^2+2pr+2qr=\frac{1}{9} +\frac{1}{9}+\frac{2}{9}+\frac{2}{9}=\frac{2}{3}[/TEX] \Rightarrow A
 
Last edited by a moderator:
1

160693

Có 3 alen cho cho 4 KH \Rightarrow gen có 2 alen đồng trội và 1 alen lặn.

tần số các alen bằng nhau \Rightarrow[TEX]p_A=q_{A_1}=r=\frac{1}{3}[/TEX]

cá thể trong quần thể được đưa vào sản xuất có KG đồng hợp trội ( là [TEX]AA [/TEX]và [TEX]AA_1[/TEX]) và dị hợp ( là [TEX]Aa [/TEX]và [TEX]A_1a[/TEX]) chiếm tỉ lệ :

[TEX]p^2+q^2+2pr+2qr=\frac{1}{9} +\frac{1}{9}+\frac{2}{9}+\frac{2}{9}=\frac{2}{3}[/TEX] \Rightarrow A
cho hỏi tí??? tại sao AA1 không được đưa vào sản xuất:confused::confused::confused:
 
L

longthientoan07

xem lại giúp mình

Có 3 alen cho cho 4 KH \Rightarrow gen có 2 alen đồng trội và 1 alen lặn.

tần số các alen bằng nhau \Rightarrow[TEX]p_A=q_{A_1}=r=\frac{1}{3}[/TEX]

cá thể trong quần thể được đưa vào sản xuất có KG đồng hợp trội ( là [TEX]AA [/TEX]và [TEX]AA_1[/TEX]) và dị hợp ( là [TEX]Aa [/TEX]và [TEX]A_1a[/TEX]) chiếm tỉ lệ :

[TEX]p^2+q^2+2pr+2qr=\frac{1}{9} +\frac{1}{9}+\frac{2}{9}+\frac{2}{9}=\frac{2}{3}[/TEX] \Rightarrow A
các cá thể được đưa vào SX là AA,A1A1,AA!,Aa,A1a chứ nhĩ
 
Top Bottom