Có ai gặp vấn đề với cái mở bài không?

S

sweetnightmare

Tôi không có ý chỉ bảo gì hết nhưng đấy là điều hiện rõ qua câu chữ.
Bạn biết đấy tôi luôn suy nghĩ kĩ trước khi làm một việc gì.
Việc lấy một cụm từ chỉ là cụ thể, nhưng rõ ràng là đã có sự không hợp lý trong đoạn đầu.
Từ "Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp... núi sông" ta không đủ căn cứ để suy ra ý ở trên và ngược lại. Hơn nữa, không chỉ có những người "..." mới viết về thiên nhiên!
 
C

conu

sweetnightmare said:
Tôi không có ý chỉ bảo gì hết nhưng đấy là điều hiện rõ qua câu chữ.
Bạn biết đấy tôi luôn suy nghĩ kĩ trước khi làm một việc gì.
Việc lấy một cụm từ chỉ là cụ thể, nhưng rõ ràng là đã có sự không hợp lý trong đoạn đầu.
Từ "Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp... núi sông" ta không đủ căn cứ để suy ra ý ở trên và ngược lại. Hơn nữa, không chỉ có những người "..." mới viết về thiên nhiên!
Trời, mình nói vậy mà bạn vẫn chưa hiểu ý mình. Thôi, để mình cắt từng đoạn ra nhé! Đoạn 1: " Thơ xưa luôn hiện hữu bóng dáng những vị khách nhàn du, những ẩn sĩ lánh đục về trong hòa mình vào thiên nhiên, coi đó như 1 sự thoát tục với cõi trần, với nỗi đời đầy rẫy những bất công, những đen bạc xấu xa. Chính vì thế thiên nhiên luôn như 1 người bạn tâm giao luôn hiện hữu trong thi phẩm cổ điển. "
Đoạn này nói về đặc điểm của thơ xưa, thường thì trong nhưnghx tác phẩm Đường thi, hay có hình ảnh con người hòa cùng thiên nhiên, thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, nhưng đó là những "ẩn sĩ". Chính bởi đặc điểm này của thơ xưa nên: "Có lẽ vì thế mà trong cảm tưởng đọc thiên gia thi, Hồ Chí Minh có nói:
Thơ xưa thường....
.... núi sông. "
Đoạn 2 này diễn đạt ý: từ đặc điểm của thơ xưa mà Bác Hồ ĐÃ CÓ NHẬN XÉT trong bài thơ "CẢM TƯỞNG ĐỌC THIÊN GIA THI": "Thơ xưa..."
Đoạn 3, từ đó ta bắt đầu có sự so sánh, đối chiếu giữa thơ xưa và thơ Bác:
"Trong thơ Bác cũng vậy, những bài thơ tứ tuyệt Đường luật luôn có 1 thiên nhiên hòa cùng nhân nhân trữ tình như những bức tranh thủy mặc hài hòa, tươi trong và đẹp đến kỳ diệu." --->Trong Thơ Bác, nhân vật trữ tình cũng yêu thiên nhiên, " Nhưng ta sẽ bất ngờ khi thấy con người xuất hiện trong thơ lại luôn là chủ thể của cái nền thiên nhiên ấy, thiên nhiên chỉ làm tôn cái thế đứng của con người, khiến cho con người lại càng thêm rạng ngời, đó là điều khác biệt với thơ xưa. Và xét sâu xa hơn, con người ấy dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, luôn hứong về sự sống và ánh sáng và tương lai, đấy là biểu hiên của một yếu tố mà Bác đã từng nhắc đến trong CTDTGT:
Nay ở trong thơ nên có thép. "
---> Mấu chốt vấn đề là, mình so sánh thơ xưa với thơ Bác để thấy điểm giống nhau là có con người đều yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên, Nhưng từ đặc điểm thơ xưa và thơ Bác được nêu ra trên kia để ta thấy 1 điều: con người trong thơ xưa yêu thiên nhiên và là ẩn sĩ, còn con người trong thơ Bác cũng yêu thiên nhiên đấy, nhưng lại là Chiến sĩ.
Cái ý của mình là như vậy, chứ hoàn toàn mình ko đánh đồng Bác là ẩn sĩ, ngược lại, nếu hiểu kĩ đoạn Văn trên, bạn sẽ thấy con người trong thơ Bác như mình nói càng ko phải ẩn sĩ, có chăng chỉ giống nhau ở tình yêu thiên nhiên mà thôi. Đây là phương pháp so sánh đòn bẩy, cần phải đọc thật kĩ mới có cách hiểu đúng. Bạn xem lại kĩ, để hiểu hơn về vấn đề cú pháp và cấu trúc đoạn văn trên, đồng thời có cái nhìn tổng thể thì sẽ hiểu ý của mình ngay thôi. Mong bạn phát hiện ra chỗ sai của bản thân, thân!
 
H

hoangtieutran

Mở bài dài như vậy mà đọc mãi không thấy điều cần đề cập đến ở đâu? => ngại đọc. Văn hay ko nhất thiết phải dài dòng, cái quan trọng là viết để người ta thấy được và hiểu được cái mình muốn nói là được. Nếu ai có khiếu văn thì sẽ biết cách viết sao cho hay mà ko quá dài. Mặc dù vẫn biết thầy cô chấm văn theo kiểu "đo gang chấm ý" nhưng nếu dài quá thì bài văn sẽ bị loãng, ko cô đọng. Đọc hàng trang nhưng khi gạch ra thì cũng chỉ được vài cái gạch đầu dòng thì bài đấy có đạt điểm cao được ko? Tôi ko nói suông. Tôi cũng là dân XH nên tôi hiểu. Bài của tôi ko dài nhưng ko bài nào dưới 7 điểm. Bạn nghĩ sao?
 
V

vuonglinhbee

conu said:
sweetnightmare said:
Tôi không có ý chỉ bảo gì hết nhưng đấy là điều hiện rõ qua câu chữ.
Bạn biết đấy tôi luôn suy nghĩ kĩ trước khi làm một việc gì.
Việc lấy một cụm từ chỉ là cụ thể, nhưng rõ ràng là đã có sự không hợp lý trong đoạn đầu.
Từ "Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp... núi sông" ta không đủ căn cứ để suy ra ý ở trên và ngược lại. Hơn nữa, không chỉ có những người "..." mới viết về thiên nhiên!
Trời, mình nói vậy mà bạn vẫn chưa hiểu ý mình. Thôi, để mình cắt từng đoạn ra nhé! Đoạn 1: " Thơ xưa luôn hiện hữu bóng dáng những vị khách nhàn du, những ẩn sĩ lánh đục về trong hòa mình vào thiên nhiên, coi đó như 1 sự thoát tục với cõi trần, với nỗi đời đầy rẫy những bất công, những đen bạc xấu xa. Chính vì thế thiên nhiên luôn như 1 người bạn tâm giao luôn hiện hữu trong thi phẩm cổ điển. "
Đoạn này nói về đặc điểm của thơ xưa, thường thì trong nhưnghx tác phẩm Đường thi, hay có hình ảnh con người hòa cùng thiên nhiên, thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, nhưng đó là những "ẩn sĩ". Chính bởi đặc điểm này của thơ xưa nên: "Có lẽ vì thế mà trong cảm tưởng đọc thiên gia thi, Hồ Chí Minh có nói:
Thơ xưa thường....
.... núi sông. "
Đoạn 2 này diễn đạt ý: từ đặc điểm của thơ xưa mà Bác Hồ ĐÃ CÓ NHẬN XÉT trong bài thơ "CẢM TƯỞNG ĐỌC THIÊN GIA THI": "Thơ xưa..."
Đoạn 3, từ đó ta bắt đầu có sự so sánh, đối chiếu giữa thơ xưa và thơ Bác:
"Trong thơ Bác cũng vậy, những bài thơ tứ tuyệt Đường luật luôn có 1 thiên nhiên hòa cùng nhân nhân trữ tình như những bức tranh thủy mặc hài hòa, tươi trong và đẹp đến kỳ diệu." --->Trong Thơ Bác, nhân vật trữ tình cũng yêu thiên nhiên, " Nhưng ta sẽ bất ngờ khi thấy con người xuất hiện trong thơ lại luôn là chủ thể của cái nền thiên nhiên ấy, thiên nhiên chỉ làm tôn cái thế đứng của con người, khiến cho con người lại càng thêm rạng ngời, đó là điều khác biệt với thơ xưa. Và xét sâu xa hơn, con người ấy dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, luôn hứong về sự sống và ánh sáng và tương lai, đấy là biểu hiên của một yếu tố mà Bác đã từng nhắc đến trong CTDTGT:
Nay ở trong thơ nên có thép. "
---> Mấu chốt vấn đề là, mình so sánh thơ xưa với thơ Bác để thấy điểm giống nhau là có con người đều yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên, Nhưng từ đặc điểm thơ xưa và thơ Bác được nêu ra trên kia để ta thấy 1 điều: con người trong thơ xưa yêu thiên nhiên và là ẩn sĩ, còn con người trong thơ Bác cũng yêu thiên nhiên đấy, nhưng lại là Chiến sĩ.
Cái ý của mình là như vậy, chứ hoàn toàn mình ko đánh đồng Bác là ẩn sĩ, ngược lại, nếu hiểu kĩ đoạn Văn trên, bạn sẽ thấy con người trong thơ Bác như mình nói càng ko phải ẩn sĩ, có chăng chỉ giống nhau ở tình yêu thiên nhiên mà thôi. Đây là phương pháp so sánh đòn bẩy, cần phải đọc thật kĩ mới có cách hiểu đúng. Bạn xem lại kĩ, để hiểu hơn về vấn đề cú pháp và cấu trúc đoạn văn trên, đồng thời có cái nhìn tổng thể thì sẽ hiểu ý của mình ngay thôi. Mong bạn phát hiện ra chỗ sai của bản thân, thân!
ke ke, cho tớ hóng hớt chút nha
Diễm này, đã hiểu ý của Minh chưa đấy? tui đọc kĩ rùi, thấy cách dùng từ+ diễn đạt của Minh tuy chưa thực sự rõ ràng, gãy gọn, song về ý là ko hề sai(!)
"những ẩn sĩ lánh đục về trong.." đúng là ko để ám chỉ Bác
thôi, stop here nhá :D
----------
nói thật, mình cảm phucj 2 bạn lắm, dường như lúc nào các bạn cũng chăm chỉ và nhiệt tình được( mình thì...eo ôi X( )
 
S

sweetnightmare

Bạn Minh này mới là không hiểu ý của mình đấy.
Trời ơi, đã nói là cùng nói về một đối tượng thiên nhiên, nhưng vốn dĩ cái này sinh ra là không phải để bao hàm cái kia!
Đấy đấy, mình chưa nói đến đoạn 3 đâu nhá chỉ mới nói đến lôgic của đoạn 1, 2 thôi.
Tôi chắc là mình không sai, cứ ngẫm kĩ đi rồi sẽ thấy!
 
C

conu

sweetnightmare said:
Bạn Minh này mới là không hiểu ý của mình đấy.
Trời ơi, đã nói là cùng nói về một đối tượng thiên nhiên, nhưng vốn dĩ cái này sinh ra là không phải để bao hàm cái kia!
Đấy đấy, mình chưa nói đến đoạn 3 đâu nhá chỉ mới nói đến lôgic của đoạn 1, 2 thôi.
Tôi chắc là mình không sai, cứ ngẫm kĩ đi rồi sẽ thấy!
Mình đâu có ý nói đối tượng thiên nhiên nào trong thơ xưa và thơ Bác bao hàm nhau, bạn thử tìm xem ý nào nói nó bao hàm nhau, nếu giải thích được rõ, mình phục ngay. Đó cốt chỉ là 1 phép so sánh để thấy rõ hơn sự khác biệt mà thôi. Trọng tâm đoạn văn trên rơi chính vào chỗ khác biệt. Chúng ta sẽ có thể từ từ cùng nhau tháo gỡ để có thể thông suốt.
Trong văn chương, luôn có những tranh luận (chứ ko là tranh cãi), và những tranh luận ấy, mình nghĩ, ko phải là ko có ích, nhưng những tranh luận biết là ko thu được kết quả, thì cũng ko nên sa đà.
 
C

conu

hoangtieutran said:
Mở bài dài như vậy mà đọc mãi không thấy điều cần đề cập đến ở đâu? => ngại đọc. Văn hay ko nhất thiết phải dài dòng, cái quan trọng là viết để người ta thấy được và hiểu được cái mình muốn nói là được. Nếu ai có khiếu văn thì sẽ biết cách viết sao cho hay mà ko quá dài. Mặc dù vẫn biết thầy cô chấm văn theo kiểu "đo gang chấm ý" nhưng nếu dài quá thì bài văn sẽ bị loãng, ko cô đọng. Đọc hàng trang nhưng khi gạch ra thì cũng chỉ được vài cái gạch đầu dòng thì bài đấy có đạt điểm cao được ko? Tôi ko nói suông. Tôi cũng là dân XH nên tôi hiểu. Bài của tôi ko dài nhưng ko bài nào dưới 7 điểm. Bạn nghĩ sao?
Mình cũng đã tự nhận ngay từ đầu, mở bài này quả thật là dài, bởi nó là kết quả của 1 quá trình nghĩ vội viết vội vì điều kiện ở ngoài quán ko cho phép. Bạn đọc mà ko thấy nổi điều đề cập đến ở đâu thì quả thật khó tin, cái ý nó hiện ra rõ mồn mồn một thế cơ mà, có phải đề yêu câu phân tích Văn HCM để thấy rõ nét cổ điển và hiện đại đúng ko? Nét cổ điển chính là sự hòa nhập với thiên nhiên, tình yêu thiên nhiên của nhân vật trữ tình trong thơ Bác, nhưng cái hiện đại lại là, con người yêu thiên nhiên ấy lại ko phải là 1 ẩn sĩ, mà lại là 1 chiến sĩ (bởi người ấy mang tinh thần thép), vậy thì điều cần nói xét từ yêu cầu của luận để chẳng rõ ràng quá rồi sao. Mình cũng đã tự nhận ngay từ đầu, mở bài này quả thật là dài, bởi nó là kết quả của 1 quá trình nghĩ vội viết vội vì điều kiện ở ngoài quán ko cho phép. Mình ko cổ súy hay tôn vinh 1 phong cách nào hết, dù dài hay ngắn, mỗi cái đều có cái hay riêng của nó nếu biết cách viết. Ngắn, cô đọng, gãy gọn mà vẫn hay, điều đó ko đơn giản, ko dễ nói mồm mà thực hiện được trong chốc lát, phải có 1 quá trình. Vậy trước tiên, ta hãy tập viết dài rồi sau đó, từ từ rút dần, sẽ có được 1 lối viết hàm súc, ko chỉ cho 1 mà cho nhiều bài viết.
 
S

sweetnightmare

conu said:
Thơ xưa luôn hiện hữu bóng dáng những vị khách nhàn du, những ẩn sĩ lánh đục về trong hòa mình vào thiên nhiên, coi đó như 1 sự thoát tục với cõi trần, với nỗi đời đầy rẫy những bất công, những đen bạc xấu xa. Chính vì thế thiên nhiên luôn như 1 người bạn tâm giao luôn hiện hữu trong thi phẩm cổ điển.
Có lẽ vì thế mà trong cảm tưởng đọc thiên gia thi, Hồ Chí Minh có nói:
Thơ xưa thường....
.... núi sông.
Trong thơ Bác cũng vậy, những bài thơ tứ tuyệt Đường luật luôn có 1 thiên nhiên hòa cùng nhân nhân trữ tình như những bức tranh thủy mặc hài hòa, tươi trong và đẹp đến kỳ diệu. Nhưng ta sẽ bất ngờ khi thấy con người xuất hiện trong thơ lại luôn là chủ thể của cái nền thiên nhiên ấy, thiên nhiên chỉ làm tôn cái thế đứng của con người, khiến cho con người lại càng thêm rạng ngời, đó là điều khác biệt với thơ xưa. Và xét sâu xa hơn, con người ấy dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, luôn hứong về sự sống và ánh sáng và tương lai, đấy là biểu hiên của một yếu tố mà Bác đã từng nhắc đến trong CTDTGT:
Nay ở trong thơ nên có thép.
Ta càng hiểu hơn câu nói của Hoài Thanh: Thơ Bác ko cần nói chuyện thép, lên giọng thép mà vẫn tràn ngập chất thép. Mà minh chứng ko thể sinh động hơn đó là các tác phẩm của Người. Cái đó là sự khác biệt của thơ Bác với thơ xưa, và sự khác biệt này chính là tinh thần thời đại. Và trong cái chất cổ điển ấy luôn có sự kết hợp hài hòa với tinh thần thời đại, điều này làm nên 1 đặc trưng trong phong cách thơ Hồ Chí Minh. Thơ Bác luôn tỏa sáng là bởi vậy.

+"Thơ xưa...cổ điển" --> có lý nhưng chưa hoàn toàn đúng vì không phải chỉ có những cá nhân được đề cập mới gắn bó với thiên nhiên, để rồi sáng tác. Thiên nhiên là bạn, đúng, nhưng không phải trong lúc trở thành " ẩn sĩ..." thì thiên nhiên mới có "vai trò" ấy. (Điều này trong phần bạn nói sau này!)
+Dùng câu dẫn "có lẽ vì thế mà... sông" để rồi khẳng định "trong thơ Bác cũng vậy..." lại càng thiếu lôgic. Như tôi đã nói: cả hai đoạn cùng nói về một đối tượng thiên nhiên, nhưng vốn dĩ cái này không thể dùng để dẫn đến cái kia được và ngược lại. Mục đích sáng tác của "Cảm tưởng đọc thiên gia thi" và đặc biệt là hai câu đầu không thể được suy ra như đã thể hiện qua bài viết của bạn.
(Đoạn 1,2)
+Có thể người đọc sẽ dễ dàng bị thuyết phục thông qua những lời lẽ "hào nhoáng" bề ngoài nào đó, nhưng theo tôi bên cạnh cái hoa mĩ về hình thức thì ta còn cần phải chú ý đến nội dung nữa. Văn chương cần cảm xúc thật, nhưng cũng không thể thiếu lý trí.
+Nếu không còn gì để nói thì không bàn luận về điều này nữa vì vốn dĩ như đã được thông tin, đây là bài viết ban đầu nên cũng không trách được những thiếu sót.
Thân chào!
>:D<
 
T

thaihang91

thật ra để làm được một cái mở bài wonderful thì không khó, quan trọng là phải đầu tư thời gian, nếu bạn nào có vốn văn thơ rộng thì quá tốt, hãy đưa người đọc vào một bài văn thật du dương với một câu thơ mở đầu, for ex:
chế lan viên từng viết " tôi muốn biết cơn nắng, cơn mưa năm Ngưyễn viết kiều_Và lúc ấy Nguyễn yêu ai mà khổ vậy"
phải chăng đây là câu hỏi gợi lên đối với những ai tưng một lần đọc, từng nghe và đặc biệt yêu truyện kiều của N.Du. ....vv
có thể cái mở bài này chưa thật sự hay nhưng hy vọng có thể góp phần nhỏ ý kiến, quan điểm của bản thân!
 
C

conu

sweetnightmare said:
conu said:
Thơ xưa luôn hiện hữu bóng dáng những vị khách nhàn du, những ẩn sĩ lánh đục về trong hòa mình vào thiên nhiên, coi đó như 1 sự thoát tục với cõi trần, với nỗi đời đầy rẫy những bất công, những đen bạc xấu xa. Chính vì thế thiên nhiên luôn như 1 người bạn tâm giao luôn hiện hữu trong thi phẩm cổ điển.
Có lẽ vì thế mà trong cảm tưởng đọc thiên gia thi, Hồ Chí Minh có nói:
Thơ xưa thường....
.... núi sông.
Trong thơ Bác cũng vậy, những bài thơ tứ tuyệt Đường luật luôn có 1 thiên nhiên hòa cùng nhân nhân trữ tình như những bức tranh thủy mặc hài hòa, tươi trong và đẹp đến kỳ diệu. Nhưng ta sẽ bất ngờ khi thấy con người xuất hiện trong thơ lại luôn là chủ thể của cái nền thiên nhiên ấy, thiên nhiên chỉ làm tôn cái thế đứng của con người, khiến cho con người lại càng thêm rạng ngời, đó là điều khác biệt với thơ xưa. Và xét sâu xa hơn, con người ấy dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, luôn hứong về sự sống và ánh sáng và tương lai, đấy là biểu hiên của một yếu tố mà Bác đã từng nhắc đến trong CTDTGT:
Nay ở trong thơ nên có thép.
Ta càng hiểu hơn câu nói của Hoài Thanh: Thơ Bác ko cần nói chuyện thép, lên giọng thép mà vẫn tràn ngập chất thép. Mà minh chứng ko thể sinh động hơn đó là các tác phẩm của Người. Cái đó là sự khác biệt của thơ Bác với thơ xưa, và sự khác biệt này chính là tinh thần thời đại. Và trong cái chất cổ điển ấy luôn có sự kết hợp hài hòa với tinh thần thời đại, điều này làm nên 1 đặc trưng trong phong cách thơ Hồ Chí Minh. Thơ Bác luôn tỏa sáng là bởi vậy.

+"Thơ xưa...cổ điển" --> có lý nhưng chưa hoàn toàn đúng vì không phải chỉ có những cá nhân được đề cập mới gắn bó với thiên nhiên, để rồi sáng tác. Thiên nhiên là bạn, đúng, nhưng không phải trong lúc trở thành " ẩn sĩ..." thì thiên nhiên mới có "vai trò" ấy. (Điều này trong phần bạn nói sau này!)
+Dùng câu dẫn "có lẽ vì thế mà... sông" để rồi khẳng định "trong thơ Bác cũng vậy..." lại càng thiếu lôgic. Như tôi đã nói: cả hai đoạn cùng nói về một đối tượng thiên nhiên, nhưng vốn dĩ cái này không thể dùng để dẫn đến cái kia được và ngược lại. Mục đích sáng tác của "Cảm tưởng đọc thiên gia thi" và đặc biệt là hai câu đầu không thể được suy ra như đã thể hiện qua bài viết của bạn.
(Đoạn 1,2)
+Có thể người đọc sẽ dễ dàng bị thuyết phục thông qua những lời lẽ "hào nhoáng" bề ngoài nào đó, nhưng theo tôi bên cạnh cái hoa mĩ về hình thức thì ta còn cần phải chú ý đến nội dung nữa. Văn chương cần cảm xúc thật, nhưng cũng không thể thiếu lý trí.
+Nếu không còn gì để nói thì không bàn luận về điều này nữa vì vốn dĩ như đã được thông tin, đây là bài viết ban đầu nên cũng không trách được những thiếu sót.
Thân chào!
>:D<
Những cách viết sai trong 1 sự đầu tư ngắn là khó tránh khỏi, mong bạn thông cảm. Tuy nhiên tôi vẫn băn khoăn 1 điều: bạn thắc mắc chỗ "có lẽ vì thế...sông", cái từ "có lẽ vì thế" lại được đặt trước cụm từ: "...trong cảm tưởng đọc thiên gia thi, Bác Hồ có nói...sông", tự nó đã là 1 phép suy luận để suy ra kết luận: chính bởi đặc điểm thơ xưa như vậy, nên Bác Hồ đã nêu lên đặc điểm ấy trong 2 câu thơ khái quát: "thơ xưa thường chuộng thiên...sông", chư hoàn toàn đây ko phải để suy ra "Trong thơ Bác cũng như vậy".
Còn từ: " Trong thơ Bác cũng vậy" lại được đặt trước cụm từ: "luôn có 1 nhân vật trữ tình hòa cùng thiên nhiên...", tự thân cách sắp xếp bố cục này, nếu chịu hiểu 1 cách có hệ thống, đặt trong phạm vi toàn cục, ta sẽ nhận rõ nó ko phải là 1 phép suy luận được dẫn ra từ trên như bạn đã nói, mà nó là kết quả của 1 phép SO SÁNH. Người ta vẫn hay nói so sánh để thấy cái giống và khác nhau, cái chung và cái riêng, cái hơn và cái thua, cái phát triển và cái lạc hậu..., chứ ko ai nói là suy luận, nên bản thân đã chẳng có cái gì được nêu lên để dẫn đến cái gì trong mở bài của mình, mình quá biết nếu suy luận theo cách bạn đã nói về mình, thì sai lầm hoàn toàn. Mà điều mình muốn hướng tới đó lại là so sánh, so sánh để làm gì? Để thấy những sự vật hiện tượng giống nhau ở bề ngoài nhưng khác nhau ở cái tạng, ở bản chất bên trong.
Có 1 vấn đề bạn đã thắc mắc: "+"Thơ xưa...cổ điển" --> có lý nhưng chưa hoàn toàn đúng vì không phải chỉ có những cá nhân được đề cập mới gắn bó với thiên nhiên, để rồi sáng tác. Thiên nhiên là bạn, đúng, nhưng không phải trong lúc trở thành " ẩn sĩ..." thì thiên nhiên mới có "vai trò" ấy. (Điều này trong phần bạn nói sau này!) "---> Mình ko đề cập đến chuyện có hay ko chỉ các cá nhân là ẩn sĩ mới gắn bó với thiên nhiên, cái này mình ko hề khẳng định, mà mình nói tới là điêuf "THƯỜNG THẤY" trong thơ xưa, chứ mình ko khẳng định là chỉ nó mới có thiên nhiên và chỉ thiên nhiên mới xuất hiện trong nó, Cần hiểu rõ điều mình nói là nói 1 cách khách quan về 1 hiện tượng thường gặp trong văn học, chứ ở đây ko hề có 1 cái nhìn cá nhân nào để đánh giá, suy diễn tùy tiện về 1 vấn đề mà chẳng ai thừa nhận hết.
Cảm ơn, lần sau mình sẽ cho ra những bài viết tốt và rõ nghĩa hơn để các bạn ko hiểu lệch lạc vấn đề.
 
S

sweetnightmare

conu said:
Còn từ: " Trong thơ Bác cũng vậy" lại được đặt trước cụm từ: "luôn có 1 nhân vật trữ tình hòa cùng thiên nhiên...", tự thân cách sắp xếp bố cục này, nếu chịu hiểu 1 cách có hệ thống, đặt trong phạm vi toàn cục, ta sẽ nhận rõ nó ko phải là 1 phép suy luận được dẫn ra từ trên như bạn đã nói, mà nó là kết quả của 1 phép SO SÁNH. Người ta vẫn hay nói so sánh để thấy cái giống và khác nhau, cái chung và cái riêng, cái hơn và cái thua, cái phát triển và cái lạc hậu..., chứ ko ai nói là suy luận, nên bản thân đã chẳng có cái gì được nêu lên để dẫn đến cái gì trong mở bài của mình, mình quá biết nếu suy luận theo cách bạn đã nói về mình, thì sai lầm hoàn toàn. Mà điều mình muốn hướng tới đó lại là so sánh, so sánh để làm gì? Để thấy những sự vật hiện tượng giống nhau ở bề ngoài nhưng khác nhau ở cái tạng, ở bản chất bên trong.

So sánh nếu không xét kĩ thì hóa ra khập khiễng.
 
C

conu

sweetnightmare said:
conu said:
Còn từ: " Trong thơ Bác cũng vậy" lại được đặt trước cụm từ: "luôn có 1 nhân vật trữ tình hòa cùng thiên nhiên...", tự thân cách sắp xếp bố cục này, nếu chịu hiểu 1 cách có hệ thống, đặt trong phạm vi toàn cục, ta sẽ nhận rõ nó ko phải là 1 phép suy luận được dẫn ra từ trên như bạn đã nói, mà nó là kết quả của 1 phép SO SÁNH. Người ta vẫn hay nói so sánh để thấy cái giống và khác nhau, cái chung và cái riêng, cái hơn và cái thua, cái phát triển và cái lạc hậu..., chứ ko ai nói là suy luận, nên bản thân đã chẳng có cái gì được nêu lên để dẫn đến cái gì trong mở bài của mình, mình quá biết nếu suy luận theo cách bạn đã nói về mình, thì sai lầm hoàn toàn. Mà điều mình muốn hướng tới đó lại là so sánh, so sánh để làm gì? Để thấy những sự vật hiện tượng giống nhau ở bề ngoài nhưng khác nhau ở cái tạng, ở bản chất bên trong.

So sánh nếu không xét kĩ thì hóa ra khập khiễng.
Khập khiễng chỉ xảy ra khi so sánh để đem lên bàn cân để mổ xẻ, phân tích, đong đếm, chẻ sợi tóc ra làm tư nói cái này ko bằng cái kia... Nhưng ở đây soasnh là để thấy cái giống và cái khác giữa cái tân và cái cổ, ko hề có sự cân đo đong đếm nào hết, cho nên vì thế, trong TH so sánh này ko thể nói đến chuyện có khập khiễng hay ko.
Như vậy rõ ràng bạn đã công nhận là so sánh chứ ko phải là phép suy luận rồi đúng ko?
 
T

traxanh

Hoan nghênh các bạn đã tranh luận vì ý kiến của mình.
Mỗi bạn đều có cái hay riêng :)

Các bạn cho mình tham khảo cái mở bài của đề này đi:


Cảm nhận của bạn về đoạn thơ sau:
"Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu"


Cảm ơn nhìu nhìu :x
 
S

sweetnightmare

traxanh said:
Hoan nghênh các bạn đã tranh luận vì ý kiến của mình.
Mỗi bạn đều có cái hay riêng :)

Các bạn cho mình tham khảo cái mở bài của đề này đi:


Cảm nhận của bạn về đoạn thơ sau:
"Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu"


Cảm ơn nhìu nhìu :x

Chắc chắn là mình sẽ trả lời
Đang mùa thi cử mần^_^ thông cảm
Hix T_T
 
H

hanhle

Thường thì mở bài gián tiếp hay hơn trực tiếp và cũng có thể nói được nhìu ý sáng tạo của mình.
 
S

sweetnightmare

traxanh said:
Cảm nhận của bạn về đoạn thơ sau:
"Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu"

Tạo hóa đã cho con người xuất hiện trên cõi đời này với tư cách là một giống loài sở hữu trí thông minh và một trái tim mang cảm xúc, biết rung động trước cái đẹp, cái đẹp ấy có thể lớn lao, kỳ vĩ mà cũng có thể chỉ là những sự vật rất gần gũi thân quen, mà quê hương đất nước là một khái niệm như thế. Chính quê hương-đất nước đã làm cho tim ta bỗng vang lên những khúc nhạc yêu thương kì lạ hòa cùng với tình cảm tha thiết yêu thương. Có lẽ vì thế mà không ít những bài thơ về đề tài ấy đã lần lượt xuất hiện qua nhiều thế hệ các nhà văn, nhà thơ và để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Trong đó không thể không nhắc đến bài "Đất nước" (Nguyễn Đình Thi). Cũng trên nền tảng là cảm xúc yêu thương suốt chín năm ấp ủ (1948-1955), bài thơ ra đời bộc lộ những tình cảm yêu thương, niềm tự hào về đất nước, dân tộc của tác giả.
Trong ấy, "cao trào" là đoạn thơ:
"Ôi ... yêu"


;) Thông cảm nha. mắc bệnh dài dòng :D
 
Top Bottom