Có ai gặp vấn đề với cái mở bài không?

C

conu

Thường thiif muốn gián tiếp mà thật hay, lúc nào cũng thật đều tay ko hề dễ. Muốn có ngay 1 mở bài hay ko phải lúc nào cũng có thể ra ngay. Nó là sự liên tưởng, tìm tòi một sợi dây liên hệ với bên ngoài để bắt vào vấn đề sao cho thật ấn tượng đòi hỏi biết bao nhiêu công sức và đào sâu, bao nhiêu kỹ năng và cảm xúc. Hơn nữa, khi vào phòng thi, yếu tố thời gian chi phối sẽ khiến ta đòi hỏi phải có thật nhanh 1 mở bài thì lại càng có nhiều phức tạp. Muốn đạt được thì phải dày công luyện tập lắm, bạn ạ. Chúng ta sẽ cùng cố gắng lên nhé.
 
T

tranthoa

mọi nguòi cú nói lan man cuối cùng chẳng có cái mở bài nào được viết cả
chán quá mai tôi phải nộp bài viết số 2 rui
bí thật thôi lấy chiêu cũ vậy:bác Hồ vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu một vị cha già cũng là một nhà thơ lớn cúa dân tộc.Nói đến thơ Bác ta ko thẻ không nhắc đến NKTT một tập thơ .....trong đó em thích nhất bài thơ...
 
S

sweetnightmare

*****"Thơ có 4 thứ cao diệu: một là ý cao diệu, hai là lý cao diệu, ba là tưởng tượng cao diệu, bốn là tự nhiên cao diệu. Trắc trở mà thông suốt là lý cao diệu. Ý ở ngoài việc là ý cao diệu. Viết được sâu sắc tinh vi như đầm sâu thấy đáy là tưởng tượng cao diệu. Không kỳ không quái, tước bỏ văn hoa, thấy là diệu mà không biết đâu mà diệu, đó là tự nhiên cao diệu."

***Thơ ca cổ phương Đông luôn tồn tại thứ "cao diệu" ấy và từ đó hình thành nên những chuẩn mực về phong cách nghệ thuật. Thật không khó để ta nhận ra rằng trong thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh cũng hội đủ những điều ấy, và rồi ta nhận ra đấy chính là vẻ đẹp cổ điển trong thơ Người. Nhưng thế vẫn chưa đủ, vì khi nhắc đến Hồ Chí Minh ta nghĩ ngay đến một nhà chính trị thiên tài, một nhà văn hóa lỗi lạc, đặc biệt trong lĩnh hạt văn thơ Người đã đặt nền móng và mở đường cho văn học cách mạng Việt Nam, mà đã "kết hợp sâu sắc tự bên trong" nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là "truyền thống và hiện đại".

***Thật vậy, chính vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại là hai yếu tố cơ bản đã hình thành nên phong cách thơ Hồ Chí Minh. Ta sẽ tìm hiểu chúng sâu hơn ở tác phẩm thơ tiêu biểu của Người "Nhật kí trong tù".

>:D<
 
S

sweetnightmare

Nếu mình suy nghĩ đơn giản thì nó sẽ hóa ra đơn giản thôi
Nhưng mà cái mình muốn nói là các bạn cho giúp mình ý kiến về cái mở bài đó đi
Có ngược điểm gì không
Cảm ơn nhiều luôn ^_^
 
S

shalom

sweetnightmare said:
Nếu mình suy nghĩ đơn giản thì nó sẽ hóa ra đơn giản thôi
Nhưng mà cái mình muốn nói là các bạn cho giúp mình ý kiến về cái mở bài đó đi
Có ngược điểm gì không
Cảm ơn nhiều luôn ^_^


-Ý tưởng mở bài được.
-Xét về dung lượng thì hơi dài, đúng là “luộm thuộm” thật.
-Có thể dùng làm ý triển khai để phục vụ cho phần phân tích ở phần thân bài thì hợp lí hơn, sâu sắc hơn
-Yêu cầu để có một mở bài hay, súc tích, đi thẳng vào vấn đề là:
+ Trình bày, giới thiệu được yêu cầu của đề bài (bằng cách ghi lại được những từ khoá hay thuật ngữ quan trọng nằm ngay ở đề bài)
+ Có thế đi từ tính chất truyền thống và hiện đại trong văn thơ nói chung rồi dẫn dắt tới thơ Hồ Chí Minh.
+ Khẳng định được sức bền, vẻ đẹp của NKTT là nhờ sự kết hợp cúa 2 yếu tố đó (vì đây là đặc trưng là nên phong cách thơ Hồ Chí Minh).
-Cuối cùng bạn có thể tham khảo mở bài sau:
Trong bài “Cảm tưởng đọc thiên gia thi” Hồ Chí Minh đã viết:
“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây gió trăng hoa tuyết núi sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
Thi liệu dạt dào của “thơ xưa” và chất “thép” hiện đại của thơ “nay” luôn là hai yếu tồ hoà quyện trong "Nhật kí trong tù", tạo nên giá trị và sức bền nghệ thuật tinh tế của hơi thơ, chất thơ Hồ CHí Minh. Đó là một sự kết hợp vi diệu giữa 2 yếu tố: cổ điển và hiện đại.

Rồi sau đó bạn có thể triển khai ở phần thân bài bắt đầu bằng đoạn văn “4 thứ cao diệu” kia. Đó là một đoạn văn rất hay, và có ý nghĩa đối với đề bài này – (ko hề “khó hiểu” như vuonglinhbee cảm nhận đâu...), tuy nhiên cần diễn đạt trôi chảy, mượt mà hơn ở phần những dấu hoa thị *** thứ 2)
Chúc bạn học tốt và yêu thích môn văn!
 
F

funny9x

Mở bài luôn là công đoạn hóc búa nhất, chính vì vậy mình luôn tìm 1 cách mở bài đơn giản bởi đơn giản vì mình ko đủ sức để làm 1 mở bài hay khi vào phòng thi.
 
S

sweetnightmare

Do vậy mới có cái topic này để mọi người cùng nhau học hỏi kinh nghiệm làm một cái mở bài thật hay để gây ấn tượng ban đầu mần :D

Còn nhớ cái đề văn đã làm:
Hạnh phúc là đấu tranh

Mọi người thử làm một cái mở bài xem, hay dở không thành vấn đề rồi cùng nhau "bình luận" >:D<
 
S

sweetnightmare

Quả thiệt cái đề trên chán ngắt à, không dính gì đến chương trình 12 ta đang học nhể!

Nhưng đó là cái đề kiểm tra chất lượng đầu năm của lớp tui đó, hổng biết ai sao chứ tui... ^_^
 
D

dreamok2000

Tôi thì nếu lúc nào khó mở bài quá thì tôi lấy chính cái khó của mình ra để đề cập vấn đề.
Khó trị khó
 
S

sweetnightmare

ngoisaotim said:
Hic. Phần mở bài thì mình ko gặp vấn đề gì lớn, nhưng phần kết bài thì.......

Phần kết bài cũng quan trọng lắm à nha, gây ấn tượng mần, thân bài chắc gì người ta đã đọc hết ;;) . Theo mình thì kết bài cứ theo mô típ "Nói tóm lại" là xong (phòng khi không kịp giờ ý mà :D )
 
S

sweetnightmare

shalom said:
-Cuối cùng bạn có thể tham khảo mở bài sau:
Trong bài “Cảm tưởng đọc thiên gia thi” Hồ Chí Minh đã viết:
“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây gió trăng hoa tuyết núi sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
Thi liệu dạt dào của “thơ xưa” và chất “thép” hiện đại của thơ “nay” luôn là hai yếu tồ hoà quyện trong "Nhật kí trong tù", tạo nên giá trị và sức bền nghệ thuật tinh tế của hơi thơ, chất thơ Hồ CHí Minh. Đó là một sự kết hợp vi diệu giữa 2 yếu tố: cổ điển và hiện đại.

Mở bài của bạn khá chuẩn về mặt chữ nghĩa, mình không thể "bắt bẻ" được gì nhiều ^_^ nhưng có chữ "vi diệu" kia lạ quá ^_^
 
S

sweetnightmare

conu said:
Với đề này, mình nghĩ ra 1 mở bài.
Thơ xưa luôn hiện hữu bóng dáng những vị khách nhàn du, những ẩn sĩ lánh đục về trong hòa mình vào thiên nhiên, coi đó như 1 sự thoát tục với cõi trần, với nỗi đời đầy rẫy những bất công, những đen bạc xấu xa. Chính vì thế thiên nhiên luôn như 1 người bạn tâm giao luôn hiện hữu trong thi phẩm cổ điển.
Có lẽ vì thế mà trong cảm tưởng đọc thiên gia thi, Hồ Chí Minh có nói:
Thơ xưa thường....
.... núi sông.
Trong thơ Bác cũng vậy, những bài thơ tứ tuyệt Đường luật luôn có 1 thiên nhiên hòa cùng nhân nhân trữ tình như những bức tranh thủy mặc hài hòa, tươi trong và đẹp đến kỳ diệu. Nhưng ta sẽ bất ngờ khi thấy con người xuất hiện trong thơ lại luôn là chủ thể của cái nền thiên nhiên ấy, thiên nhiên chỉ làm tôn cái thế đứng của con người, khiến cho con người lại càng thêm rạng ngời, đó là điều khác biệt với thơ xưa. Và xét sâu xa hơn, con người ấy dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, luôn hứong về sự sống và ánh sáng và tương lai, đấy là biểu hiên của một yếu tố mà Bác đã từng nhắc đến trong CTDTGT:
Nay ở trong thơ nên có thép.
Ta càng hiểu hơn câu nói của Hoài Thanh: Thơ Bác ko cần nói chuyện thép, lên giọng thép mà vẫn tràn ngập chất thép. Mà minh chứng ko thể sinh động hơn đó là các tác phẩm của Người. Cái đó là sự khác biệt của thơ Bác với thơ xưa, và sự khác biệt này chính là tinh thần thời đại. Và trong cái chất cổ điển ấy luôn có sự kết hợp hài hòa với tinh thần thời đại, điều này làm nên 1 đặc trưng trong phong cách thơ Hồ Chí Minh. Thơ Bác luôn tỏa sáng là bởi vậy.

Vì conu đã nói rằng chỉ là cảm nghĩ ban đầu nên mình không có ý kiến gì thêm. Nhưng có vẻ như đã đi lệch hướng thì phải vì Hồ Chí Minh đâu phải là "ẩn sĩ lánh đục...", vài chỗ sử dụng từ, câu còn lủng củng, nhưng về từ vựng thì khá phong phú.

Đấy chỉ là suy nghĩ sau khi đọc kĩ lại thôi ^_^
 
C

conu

sweetnightmare said:
conu said:
Với đề này, mình nghĩ ra 1 mở bài.
Thơ xưa luôn hiện hữu bóng dáng những vị khách nhàn du, những ẩn sĩ lánh đục về trong hòa mình vào thiên nhiên, coi đó như 1 sự thoát tục với cõi trần, với nỗi đời đầy rẫy những bất công, những đen bạc xấu xa. Chính vì thế thiên nhiên luôn như 1 người bạn tâm giao luôn hiện hữu trong thi phẩm cổ điển.
Có lẽ vì thế mà trong cảm tưởng đọc thiên gia thi, Hồ Chí Minh có nói:
Thơ xưa thường....
.... núi sông.
Trong thơ Bác cũng vậy, những bài thơ tứ tuyệt Đường luật luôn có 1 thiên nhiên hòa cùng nhân nhân trữ tình như những bức tranh thủy mặc hài hòa, tươi trong và đẹp đến kỳ diệu. Nhưng ta sẽ bất ngờ khi thấy con người xuất hiện trong thơ lại luôn là chủ thể của cái nền thiên nhiên ấy, thiên nhiên chỉ làm tôn cái thế đứng của con người, khiến cho con người lại càng thêm rạng ngời, đó là điều khác biệt với thơ xưa. Và xét sâu xa hơn, con người ấy dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, luôn hứong về sự sống và ánh sáng và tương lai, đấy là biểu hiên của một yếu tố mà Bác đã từng nhắc đến trong CTDTGT:
Nay ở trong thơ nên có thép.
Ta càng hiểu hơn câu nói của Hoài Thanh: Thơ Bác ko cần nói chuyện thép, lên giọng thép mà vẫn tràn ngập chất thép. Mà minh chứng ko thể sinh động hơn đó là các tác phẩm của Người. Cái đó là sự khác biệt của thơ Bác với thơ xưa, và sự khác biệt này chính là tinh thần thời đại. Và trong cái chất cổ điển ấy luôn có sự kết hợp hài hòa với tinh thần thời đại, điều này làm nên 1 đặc trưng trong phong cách thơ Hồ Chí Minh. Thơ Bác luôn tỏa sáng là bởi vậy.

Vì conu đã nói rằng chỉ là cảm nghĩ ban đầu nên mình không có ý kiến gì thêm. Nhưng có vẻ như đã đi lệch hướng thì phải vì Hồ Chí Minh đâu phải là "ẩn sĩ lánh đục...", vài chỗ sử dụng từ, câu còn lủng củng, nhưng về từ vựng thì khá phong phú.

Đấy chỉ là suy nghĩ sau khi đọc kĩ lại thôi ^_^
Bạn nên đặt 1 cụm từ trong cả câu để suy xét. Cụm từ "ẩn sĩ lánh đục về trong" là mình nói đến những con người luôn hiện hữu trong THƠ XƯA, chứ đâu có bảo đó là Hof Chí Minh, hãy ngẫm trong TH câu này: "Thơ xưa luôn hiện hữu bóng dáng những vị khách nhàn du, những ẩn sĩ lánh đục về trong... " nên "Có lẽ vì thế mà trong cảm tưởng đọc thiên gia thi, Hồ Chí Minh có nói:
Thơ xưa thường....
.... núi sông.
Và ta bắt gặp ở đây là con người cũng hòa mình vào thiên nhiên NHƯNG lại luôn mang trong mình 1 tinh thần thép: "Nhưng ta sẽ bất ngờ khi thấy con người xuất hiện trong thơ lại luôn là chủ thể của cái nền thiên nhiên ấy, thiên nhiên chỉ làm tôn cái thế đứng của con người, khiến cho con người lại càng thêm rạng ngời, đó là điều khác biệt với thơ xưa" .Và chính bởi điều khác biệt ấy, Bác Hồ càng ko phải là 1 "ẩn sĩ" mà là 1 "CHIẾN SĨ". Điều mình muốn hướng đến là thế kia mà, chứ đâu có giống như bạn nói. Đọc Văn mà ko xem xét thấu đáo, ngẫm nghĩ tường minh và có cách hiểu uyển chuyển để hiểu cho đúng, mà chỉ căn cứ vào 1 từ để đánh giá cả 1 tổng thể sẽ rất nguy hiểm đấy bạn ạ. Đã có nhiều trường hợp trên báo chí đã có cách hiểu lầm tương tự và dẫn đến oan cho người bị hiểu nhầm, rất tai hại, kiểu như có người đọc 1 bài viết có câu: "Bác Hồ ko phải là vị lãnh tụ vĩ đại...", rồi chỉ bám vào mình câu đấy mà bảo tác giả của nó là phản động, đến khi đọc kĩ câu sau mới vỡ lẽ: "...nếu có ai đã nói như vậy thì ta hãy khuyên họ tìm hiểu về cuộc đời của Người".
Còn về câu cú lủng củng thì mình cũng khó kiểm soát được, mong bạn chỉ bảo cụ thể để mình được biết.
 
Top Bottom