Có ai gặp vấn đề với cái mở bài không?

S

sweetnightmare

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trước khi click vào chữ "bài mới" ở dưới kia tôi đã suy nghĩ rất kĩ và quyết định.

Vì tôi xét thấy không chỉ riêng bản thân mà rất nhiều người khác (đặc biệt là các bạn học sinh) luôn gặp vấn đề khi có một đề tài mới để viết, đó là đọc đề xong, có rất nhiều ý tưởng nhưng không biết bắt đầu từ đâu.

Như vậy mục đích của tôi là muốn mọi người cùng đóng góp kinh nghiệm của mình để có thể có một cái mở bài thật ấn tượng (giám khảo đọc vô là mê liền chẳng hạn), mọi người cũng có thể đưa ra một số "kiểu mẫu" để "tủ" sẵn mỗi khi bí thế thì "bộc phát" ra cũng hay!!! Ví dụ một đề đơn giản là

:x 'Hãy phân tích sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại trong thơ văn Hồ Chí Minh qua một số bài trong Nhật kí trong tù.'

Rất mong được sự giúp đỡ của quí cô bác, anh chị và các bạn.
Đa tạ (trước). :D :D :D
 
H

huonghong

tui năm nai học lớp 12 oy` !!!
Thứ 4 nay` sẽ vít bai` văn 2 tiết lần 2 >> Học sách phân ban nhưng tui h0k hỉu lớp 12 zoy` k0`n bắt viết văn chính luận >>>>> H0k vít nghị luận mới kjnh >>>> Đang pó chíu đây >>>>>HElp me ~~
 
C

conu

sweetnightmare said:
Trước khi click vào chữ "bài mới" ở dưới kia tôi đã suy nghĩ rất kĩ và quyết định.

Vì tôi xét thấy không chỉ riêng bản thân mà rất nhiều người khác (đặc biệt là các bạn học sinh) luôn gặp vấn đề khi có một đề tài mới để viết, đó là đọc đề xong, có rất nhiều ý tưởng nhưng không biết bắt đầu từ đâu.

Như vậy mục đích của tôi là muốn mọi người cùng đóng góp kinh nghiệm của mình để có thể có một cái mở bài thật ấn tượng (giám khảo đọc vô là mê liền chẳng hạn), mọi người cũng có thể đưa ra một số "kiểu mẫu" để "tủ" sẵn mỗi khi bí thế thì "bộc phát" ra cũng hay!!! Ví dụ một đề đơn giản là

:x 'Hãy phân tích sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại trong thơ văn Hồ Chí Minh qua một số bài trong Nhật kí trong tù.'

Rất mong được sự giúp đỡ của quí cô bác, anh chị và các bạn.
Đa tạ (trước). :D :D :D
Với đề này, mình nghĩ ra 1 mở bài.
Thơ xưa luôn hiện hữu bóng dáng những vị khách nhàn du, những ẩn sĩ lánh đục về trong hòa mình vào thiên nhiên, coi đó như 1 sự thoát tục với cõi trần, với nỗi đời đầy rẫy những bất công, những đen bạc xấu xa. Chính vì thế thiên nhiên luôn như 1 người bạn tâm giao luôn hiện hữu trong thi phẩm cổ điển.
Có lẽ vì thế mà trong cảm tưởng đọc thiên gia thi, Hồ Chí Minh có nói:
Thơ xưa thường....
.... núi sông.
Trong thơ Bác cũng vậy, những bài thơ tứ tuyệt Đường luật luôn có 1 thiên nhiên hòa cùng nhân nhân trữ tình như những bức tranh thủy mặc hài hòa, tươi trong và đẹp đến kỳ diệu. Nhưng ta sẽ bất ngờ khi thấy con người xuất hiện trong thơ lại luôn là chủ thể của cái nền thiên nhiên ấy, thiên nhiên chỉ làm tôn cái thế đứng của con người, khiến cho con người lại càng thêm rạng ngời, đó là điều khác biệt với thơ xưa. Và xét sâu xa hơn, con người ấy dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, luôn hứong về sự sống và ánh sáng và tương lai, đấy là biểu hiên của một yếu tố mà Bác đã từng nhắc đến trong CTDTGT:
Nay ở trong thơ nên có thép.
Ta càng hiểu hơn câu nói của Hoài Thanh: Thơ Bác ko cần nói chuyện thép, lên giọng thép mà vẫn tràn ngập chất thép. Mà minh chứng ko thể sinh động hơn đó là các tác phẩm của Người. Cái đó là sự khác biệt của thơ Bác với thơ xưa, và sự khác biệt này chính là tinh thần thời đại. Và trong cái chất cổ điển ấy luôn có sự kết hợp hài hòa với tinh thần thời đại, điều này làm nên 1 đặc trưng trong phong cách thơ Hồ Chí Minh. Thơ Bác luôn tỏa sáng là bởi vậy.
 
C

conu

Hình như mở bài hơi dài, nhưng mình luôn có thói quen viết tất cả mình nghĩ ra lúc ban đầu rồi sau đó mới chỉnh sửa để co gọn nó lại, mong các bạn thông cảm. :D
 
H

huonghong

Ai giỏi văn giúp em ba`i văn chjjnh' luận cái ! Lớp 12 ma` vẫn phải viết thể loại na`i ? nản quá >
 
S

sweetnightmare

@Mình không giỏi văn nhưng nghị luận xã hội thì mình có thể viết được chút ít
mình nghĩ nó cũng khá đơn giản:
- Mở bài (nêu khái quát vấn đề muốn đề cập đến - chuyển)

- Thân bài (mình thấy văn bình luận thì bao gồm các phần :

*Giải thích câu nói đề cho tập trung vào những cụm từ, từ chốt chẳng hạn
*Bình: đưa ra ý kiến của mình rồi lập luận lôgic , chặt chẽ sao cho người ta không thể phản bác lại ("Hịch tướng sĩ " là tiêu biểu) bằng cách đưa ra những dẫn chứng thuyết phục...
*Luận: bàn bạc thêm ví dụ câu đó còn những hạn chế nào không, có ý nghĩa gì đối với thời đại...)

-Kết bài.)

Hy vọng những kiến thức nhỏ hẹp của mình có thể giúp bạn phần nào. :D

@Mở bài của bạn conu hay nhưng dài thật,nhưng dù sao cũng đỡ hơn mình mình nghĩ mãi chẳng ra cái gì để viết cả #:-S

@-) *Mà cho mình hỏi mấy bạn làm sao có thể nghĩ ra được cái nhập đề ngay ấy,nhất là trong NGHỊ LUẬN VĂN HỌC nữa. Mình có cần giới thiệu về tác giả nhiều không rồi làm sao để không đi lan man...ÔI nhức đầu ghê luôn á!!!
 
C

conu

Có, nên giới thiệu tác giả, nhưng đừng quá sa đà, nêu đầy đủ, nhưng lồng ghép khéo léo để ko bị phô và nếu ko lồng ghép với 1 cái mở gián tiếp thì sẽ quê: kiểu như Ông nhà văn nào đó sinh năm bao nhiêu mất năm nào, quê ở đâu, viết bao nhiêu tác phẩm, là nhà văn xuất sắc,...sẽ trở nên đơn điệu và cũ mèm. Nên gián tiếp, dẫn dắt uyển chuyển, sinh động thì sẽ ấn tượng hơn. Mà muốn được như thế cần có sự mài giũa, luyện tập và đào sâu.
 
S

sweetnightmare

Đúng rồi chắc là do mình thiếu "luyện bút".
Nhiều khi bí thế quá lấy sách tham khảo ra coi, nhưng mắc chước xong lại thấy mình tệ quá, y như là đạo văn ấy.

Nguyễn Đăng Mạnh nói:
"Không yêu ghét đáo để một cái gì thì văn không có giọng riêng, mà văn không có giọng riêng thì nhạt nhẽo vô hồn".

Khó quá! >.<
 
Z

zonzon90

sweetnightmare said:
Trước khi click vào chữ "bài mới" ở dưới kia tôi đã suy nghĩ rất kĩ và quyết định.

Vì tôi xét thấy không chỉ riêng bản thân mà rất nhiều người khác (đặc biệt là các bạn học sinh) luôn gặp vấn đề khi có một đề tài mới để viết, đó là đọc đề xong, có rất nhiều ý tưởng nhưng không biết bắt đầu từ đâu.

Như vậy mục đích của tôi là muốn mọi người cùng đóng góp kinh nghiệm của mình để có thể có một cái mở bài thật ấn tượng (giám khảo đọc vô là mê liền chẳng hạn), mọi người cũng có thể đưa ra một số "kiểu mẫu" để "tủ" sẵn mỗi khi bí thế thì "bộc phát" ra cũng hay!!! Ví dụ một đề đơn giản là

:x 'Hãy phân tích sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại trong thơ văn Hồ Chí Minh qua một số bài trong Nhật kí trong tù.'


zon bực mình khi viết văn.................mở bài theo ý của mình thì cô cho là viết thiếu..................viết theo dàn ý của cô cho thì lại bị cho là sao chép
Rất mong được sự giúp đỡ của quí cô bác, anh chị và các bạn.
Đa tạ (trước). :D :D :D
 
C

conu

Chỉ cần có giọng điệu riêng là đủ, còn nói đến dấu ấn riêng, rồi cao hơn nữa là phong cách riêng thì lại là điều càng khó hơn, phải viết nhiều và trải nghiệm nhiều, có 1 nền tảng kiến thức sâu rộng thì may ra (cũng nên đề cập tới 1 chút yếu tố năng khiếu).
 
C

coleone

conu said:
sweetnightmare said:
Trước khi click vào chữ "bài mới" ở dưới kia tôi đã suy nghĩ rất kĩ và quyết định.

Vì tôi xét thấy không chỉ riêng bản thân mà rất nhiều người khác (đặc biệt là các bạn học sinh) luôn gặp vấn đề khi có một đề tài mới để viết, đó là đọc đề xong, có rất nhiều ý tưởng nhưng không biết bắt đầu từ đâu.

Như vậy mục đích của tôi là muốn mọi người cùng đóng góp kinh nghiệm của mình để có thể có một cái mở bài thật ấn tượng (giám khảo đọc vô là mê liền chẳng hạn), mọi người cũng có thể đưa ra một số "kiểu mẫu" để "tủ" sẵn mỗi khi bí thế thì "bộc phát" ra cũng hay!!! Ví dụ một đề đơn giản là

:x 'Hãy phân tích sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại trong thơ văn Hồ Chí Minh qua một số bài trong Nhật kí trong tù.'

Rất mong được sự giúp đỡ của quí cô bác, anh chị và các bạn.
Đa tạ (trước). :D :D :D
Với đề này, mình nghĩ ra 1 mở bài.
Thơ xưa luôn hiện hữu bóng dáng những vị khách nhàn du, những ẩn sĩ lánh đục về trong hòa mình vào thiên nhiên, coi đó như 1 sự thoát tục với cõi trần, với nỗi đời đầy rẫy những bất công, những đen bạc xấu xa. Chính vì thế thiên nhiên luôn như 1 người bạn tâm giao luôn hiện hữu trong thi phẩm cổ điển.
Có lẽ vì thế mà trong cảm tưởng đọc thiên gia thi, Hồ Chí Minh có nói:
Thơ xưa thường....
.... núi sông.
Trong thơ Bác cũng vậy, những bài thơ tứ tuyệt Đường luật luôn có 1 thiên nhiên hòa cùng nhân nhân trữ tình như những bức tranh thủy mặc hài hòa, tươi trong và đẹp đến kỳ diệu. Nhưng ta sẽ bất ngờ khi thấy con người xuất hiện trong thơ lại luôn là chủ thể của cái nền thiên nhiên ấy, thiên nhiên chỉ làm tôn cái thế đứng của con người, khiến cho con người lại càng thêm rạng ngời, đó là điều khác biệt với thơ xưa. Và xét sâu xa hơn, con người ấy dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, luôn hứong về sự sống và ánh sáng và tương lai, đấy là biểu hiên của một yếu tố mà Bác đã từng nhắc đến trong CTDTGT:
Nay ở trong thơ nên có thép.
Ta càng hiểu hơn câu nói của Hoài Thanh: Thơ Bác ko cần nói chuyện thép, lên giọng thép mà vẫn tràn ngập chất thép. Mà minh chứng ko thể sinh động hơn đó là các tác phẩm của Người. Cái đó là sự khác biệt của thơ Bác với thơ xưa, và sự khác biệt này chính là tinh thần thời đại. Và trong cái chất cổ điển ấy luôn có sự kết hợp hài hòa với tinh thần thời đại, điều này làm nên 1 đặc trưng trong phong cách thơ Hồ Chí Minh. Thơ Bác luôn tỏa sáng là bởi vậy.
mượt mà lắm
nhưng sao lại không thấy hay nhỉ?
đúng là muốn làm một cái mở bài hay, gây ấn tượng vớ người đọc là một việc ko dễ chút nào
có nhiều cái mở bài( của hsg Văn QG) sao mà nghe hay thế?
đọc một lần có thể nhớ mãi được
vừa lạ vừa hay vừa gọn gàng xúc tích...
 
S

sweetnightmare

Thấy hay mần, nhưng có điều hơi dài
Thường thì nhận xét rất dễ nhưng cầm bút viết mới thấy khó!
Bạn í đã nói là "suy nghĩ ban đầu" mà lị!
Các bạn cho chút ý tưởng đi ^_^
 
B

beautifulswolves01

troi do la van de chung
nhieu khi dien mat ok the chiu dc voi cai mo bai` chet tiet ! mo bai la ca mot van de trong van chuong y/c mot mo bai co suc cuon hut nga tu lan dau se co t/d rat lon doi voi viec danh gia ca bai viet .Ai co kinh nghiem cho hoi cai?
 
Top Bottom