Có ai biết các tính chất của crom không?

  • Thread starter tu_hao_binh_dinh
  • Ngày gửi
  • Replies 3
  • Views 12,638

T

tu_hao_binh_dinh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình thấy đề thi đại học thỉnh thoảng cũng có một số câu trắc nghiệm về Crom và hợp chất của nó như Cr(II) oxit, Cr(III) oxit...
Câu 52 trong đề thi đại học khối A năm 2007 như sau:
Phát biểu không đúng là:
A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(IV) có tính oxi hóa mạnh.
B. Các hợp chất Cr2O3, CrO, Cr(OH)2, Cr(OH)3 đều có tính chất lưỡng tính.
C. các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dich NaOH.
D. Thêm dung dịch kiềm vaà muối đicromat, muối này chuyển thanh muối cromat.
Mình vẫn mơ hồ và không nắm rõ tính chất của chúng. Mong mọi người am hiểu hơn có thể giúp mình với!! ;)
 
H

hocmai.hoahoc3

Đáp Án A đúng:
Đương nhiên rồi vì số oxi hóa +2 không phải đặc trưng của crom. +3 mới là đặc trưng vì vậy Cr+2 -1e -> Cr+3. Do đó Cr+2 có tính khử là đặc trưng. Cr+4 hay Cr+6 đây. Noí chung những Cr+4 và Cr+6 đều có số oxi hóa cao dễ chuyển về số oxi hóa thấp. Do đó chúng có tính oxi hóa.

Đáp án B không đúng do hợp chất +2 không có tính lưỡng tính.

Đáp án C đúng do CrO và Cr(OH)3 đều tác dụng được với HCl còn CrO3 là hợp chất lưỡng tính giống Cr2O3 nên tan trong dung dịch kiềm đặc

Đáp án D đúng: Vì cromat bền trong môi trường kiềm, đicromat bền trong môi trường axit. Khi thêm axit vào đicromat thì xảy ra phản ứng:

(Cr2O7)2- + 2OH- -> (CrO4)2- + H2O
màu vàng vàng nhạt


Vậy đáp án là B rồi
 
T

tu_hao_binh_dinh

cảm ơn bạn đã giải thích. Mình còn một câu hỏi nữa: khi cho crom (III) oxit bị khử bởi nhôm, đem hỗn hợp tác dụng với HCl thì thu được muối Cr có hóa trị mấy? CrCl2 hay CrCl3???
 
P

phamdinhquan

chao ban
khi cho Cr III ôxit tác dụng với nhôm nó còn phụ thuộc vào tỉ lệ mol mà bạn đem phản ứng nữa
san pham khu tao thanh se la crom II hay III
 
Top Bottom