[CLUB văn 8] Dành cho mem lớp 8

C

chau_000

Bài "Nhớ rừng" của Thế Lữ thực chất là một tuyên ngôn của chủ nghĩa lãng mạn, không chấp nhận cái tầm thường...

Sự đa tầng, đa nghĩa thường làm cho thơ giàu sức khái quát và cũng là thuộc tính tất yếu làm cho thơ có thể thành thi phẩm bất hủ. Sụ lay động và lấp lánh của thơ thường loé lên, toả sáng từ nhiều tầng cảm xúc. Phải chăng chính những cảm xúc hợp lý vẫn cứ mở rộng thơ ra về kích cỡ để tạo nên từng nét thơ, hoặc cả dung mạo một bài thơ bất tử? Đọc "Nhớ rừng" của Thế Lữ chừng như nhiều thế hệ đã nhận định như vậy...

Xưa nay, sự bí mật và kỳ vĩ của thơ ca thường khởi nguyên từ bút pháp rất dung dị mà đậm chất hàm súc. Chỉ một "lốt" hổ trong "Nhớ rừng", Thế lữ cũng đã tạo ra biết bao tầng nghĩa rất khác nhau, biến con hổ trong thơ hoá thân thành muôn hình vạn trạng của muôn điều suy tưởng từ những "gốc rễ" nhận thức rất riêng của từng người đọc.

Với Thơ Mới, Thế Lữ không luận chiến mà ông ung hoành dùng ngọn bút của chủ nghĩa lãng mạn để lột tả cái khí phách của vị chúa sơn lâm khi bị hãm mình trong "cũi sắt".

Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.

Thơ cũ giam mình trong lốt hổ, nhà thơ tả hổ sa cơ bằng bút pháp và kích cỡ vung ngang, chém dọc rất tự nhiên, ngẫu hứng, sắc bén bằng tố chất mới lạ của Thơ Mới?

Nếu trước đó, nhà thơ miền Nam Đông Hồ đã ví thơ cũ như "Chiếc áo năm xưa đã cũ rồi", cũ về màu sắc đặt định, cũ cả về kích thước của cảm xúc... thì giờ đây Thế Lữ không muốn chỉ ra hết tất thảy nhược điểm của thơ cũ. Trái lại, chừng như ông nhìn thấy hồn thơ cũ vẫn còn âm vang trong Thơ Mới, có điều nó được diễn đạt thoải mái hơn, tự do hơn. Con hổ bị giam nhưng vẫn cố ánh lên thứ khí phách phi thường bằng đặc chất của chủ nghĩa lãng mạn qua những ngôn từ cực mạnh của của "gió rừng", của "giọng nguồn hét núi", của những động từ dữ dội: "thét, dõng dạc, cuộn, quắc...":

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi.

"Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi" phải chăng là câu thơ làm cho mãnh lực phi thường của chúa sơn lâm trước muôn loài vụt tan biến... mọi oai linh? Bởi quyền uy đó chẳng có gì để đối chứng, để xác tín chăng? Cái siêu phàm chợt đồng nghĩa với nỗi cô đơn? Trong bài thơ "Hi Mã Lạp Sơn" Xuân Diệu chừng như cũng chỉ ra điều đó:

Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta
(.....)
Ta bỏ đời, mà đời cũng bỏ ta
Giữa vắng ngắt, giữa lạnh lùng thế tuyệt!

Phải chăng hình ảnh hổ bị giam là một ẩn dụ về sự độc đáo trong khuôn khổ của thơ cũ, cũng chính là một thứ độc đoán tự giam mình? Khuôn khổ thơ hay là chiếc "cũi sắt" giam hổ trong thơ:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

"Đâu... đâu... đâu...?" điệp động liên hồi về một quyền năng chỉ còn trong hoài niệm của hổ. Sự khuôn định, niêm luật khắt khe chưa hẳn là thế mạnh của thơ cũ, ngược lại nó gò bó thơ cũ. Nhưng tính súc tích, cô đọng về ngôn từ của thơ cũ vẫn có thể vận dụng để làm giàu đẹp cho Thơ Mới. Yêu tự do, muốn vượt mọi khuôn định, nhưng sự dài dòng, khuynh hướng viết "thoải mái", "tràng giang" nhất địng không thể là thế mạnh của Thơ Mới, mà nó đã vấp phải trong giai đoạn sơ khai.

Phải chăng ngoài sự thắng lợi của Thơ Mới, vị chủ tướng Thế Lữ vẫn còn rất trân trọng với thơ cũ về năng lực đậm đặc và súc tích của nó? Nếu như vậy, "Nhớ rừng" của Thế Lữ đã mở ra triển vọng cho Thơ Mới về cả hai cực: tiến tới sự phóng khoáng của ngày mai trong sự kế thừa, chắt lọc bao tinh túy của cái hôm qua?

-> Nguồn: internet
 
T

thuy2525

cho mình tham gia với nha :D

Tên Nguyễn Thị Minh Thúy
Lớp : 8
Năm : 1998
Địa chỉ : thạch đà , mê linh , hà nội
môn yêu thích : toán và hóa :D

đây là nơi cho những men lớp 8 tham gia nhưng sao toàn đưa ra những vấn đề thảo luận của lớp trên ?
nếu em đưa ra thảo luận những bài mà em đã học ở lớp 8 có được không ?
 
Last edited by a moderator:
T

tiendat_no.1


tiếp 3 đề nè :
1,Qua bài thơ '' Vào nhà ngục quảng đông cảm tác '' , em có suy nghĩ gì về người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu . viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận của em về ông .
1,Viết đoạn văn miêu tả tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi , Xiu và người đọc khi 2 lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên ..
3,Viết đoạn văn về 2 thông điệp mà O Hen-ri muốn gửi tới người đọc , người nghe ..qua đoạn trích '' Chiếc lá cuối cùng ''.
:)
 
P

phambuidieulinh1998

Tác giả O Hen-ri(1862-1910) ông là một cây bút với sở trường la truyện ngắn .Các tác phẩm của O Hen-ri đều có kết cấu chặt chẽ , nó dựng lên một bước tranh đời thương gần gũi với bạn đọc. Nhưng khi nhắc tới O Hen-ri thì không thể không nhắc tới tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng"với hai thông điệp đầy ý nghĩa. Tác phẩm kể về ba nhân vật Giôn-xi, Xiu và cụ Bơ-men, họ là những họa sĩ nghèo nhưng đày tình yêu thương con người , đặc biêt là Xiu và cụ Bơ-men . Thông điệp đàu tiên tac giả muốn gửi đến người đoc là một thông điệp màu xanh về tình yêu thương giữa con người và con người . Tình yêu thương không chỉ được thể hiện ở từng lời nói , hành động của hai nhân vật Xiu và cụ Bơ-men mà còn được thể hiên trong suy nghĩ của họ.Xiu rất lo lắng cho Giôn-xi, người bạn, nguời em gái thân yêu của mình.Cô chăm sóc cho Giôn-xi từng li từng tí, cô không quả mệt nhọc làm thêm giờ kiếm tiền mời bác sĩ về chữa bệnh cho Giôn-xi.Cô lo lắng về cái ý nghĩ ngốc nghếch của Giôn-xi cô sợ rất sợ mát Giôn-xi... Còn cụ Bơ-men, cụ là hiện thân của tấm lòng trắc ẩn và tình thương yêu,Cụ đánh đổi mạng sống của mình để cứu lấy mạng sống của Giôn-xi. Cụ đã chết nhưng cái chết của cụ không hề vô nghĩa, nó đã ươm mâm cho một tài năng trẻ một con người đày ước mơ và khát vọng.Qua đó tác phẩm đã chừng minh được 1 điều thiên nhiên thua chiếc lá định mệnh thua con người. Không chỉ vậy tác phẩm còn gửi tới ngưới đọc thông điệp về nghệ thuật chân chinh;để phục vụ con người và sự khắc nghiệt đối với người họa sĩ muốn làm nên 1 kiệt tác. Họ đã phải đánh đổi rất nhiều và có thể cả tính mạng của mình.
 
Last edited by a moderator:
V

vuloi107

tên : vũ văn lợi
lớp :8 a
năm sinh 1998
địa chỉ : định tân -yên định- thanh hóa
môn mình thích là toán
 
Last edited by a moderator:
M

megamanxzero

Giúp tớ bai văn "Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật" cái! Tớ cần gấp lắm(%)
 
Last edited by a moderator:
P

pear00

Tên : Lê Phương Anh
Lớp : 8A3
Năm sinh : 1998
Địa chỉ : Long Biên - Hà Nội
Môn yêu thích: Văn, Anh, Tin
 
P

pear00

Đề 1: Nhận định về thơ Tế Hanh, Hoài Thanh viết: “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.” (Thi nhân Việt Nam)

Tế Hanh được biết đến qua những bài thơ về miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của người con đất biển luôn nhớ tha thiết hình ảnh của dòng sống quê huơng đầy nắng với những buổi trưa hè in sâu trong kí ức tuổi thơ. Chính vì vậy, Hoài Thanh đã nhận định: “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương”.
Đúng như Hoài Thanh nói, Tế Hanh là một tâm hồn lãng mạn gắn bó tha thiết với quê hương. Cảm hứng chủ đạo trong thơ của Tế Hanh là cảm hứng về quê hương. Quê hương Quảng Ngãi của ông cũng bình dị như bao làng quê khác. Nhưng qua ngòi bút của Tế Hanh làng quê ấy có những vẻ đẹp riêng đến bất ngờ. Bài thơQuê hương ít nhiều có thể coi là một hiện tượng của thơ đương thời. Nó vượt qua những bài thôn ca quen thuộc thời ấy, mở ra một khía cạnh còn rất mới mẻ với Thơ mới về đề tài thôn quê, để nâng cảm xúc thôn dã thành một chủ đề có tầm khái quát sâu sắc hơn. Khái niệm "quê hương" thường được gợi lên qua hình ảnh giếng nước gốc đa và những mối tình quê tha thiết của những miền quê lúa chất phác nay có thêm âm vang sóng nước và vị mặn mòi của biển cả, được cất lên qua một khúc ca lao động khỏe khoắn và trong lành, một tiếng nói thiết tha gắn bó với một vùng chài lưới. Nét đặc sắc trong ngòi bút thơ Tế Hanh là sự tinh tế, sáng tạo hình ảnh thơ bay bổng, lãng mạn.
Tế Hanh đã ghi được đôi nét thần tình về cảnh ra khơi của những con người đánh cá và ngư dân trên biển cả qua hai khổ thơ đầu bài Quê hương. Quê hương nơi đất mẹ quê cha, nơi ai ai cũng phải nhớ về, cũng in sâu vào tâm khảm mỗi người để yêu mến nhớ thương. Mở đầu bài thơ, tác giả viết:
“Làng tôi ở vốn làm nghê chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông...”
Hình ảnh quê hương của tác giả hiện lên thật trìu mến, thân thương qua hai vần thơ “làng tôi”. Làng quê của tác giả là một làng chài, bốn bề sông nước “bao vây”, “cách biển nửa ngày sông”. Bằng những vần thơ giản dị nhưng hai câu thơ đã gợi lên khung cảnh làng chài giản dị, thanh bình. Hai câu thơ đầu tuy ngắn gọn, mộc mạc nhưng trong đó là cả một tình yêu quê hương tha thiết, luôn thường trực trong tâm hồn tác giả. Ở khổ thơ thứ hai, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả đặc sắc. Thời điểm ra khơi là một buổi “sớm mai hồng” với không gian trong sáng tinh khôi: bầu trời cao rộng, trong trẻo, “gió nhẹ” mơn man, bình minh nhuốm một màu vàng rực rỡ - thời tiết thuận lợi báo hiệu một chuyến ra khơi tốt đẹp. Xuất hiện nổi bật trên nền thiên nhiên ấy là những tay chài khỏe mạnh “trai tráng”, căng tràn sức lực, háo hức ra khơi. Hình ảnh con thuyền băng mình ra khơi một cách dũng mãnh được ví như một con tuấn mã đẹp và khỏe mạcnh – con ngựa chiến quen với việc xông pha trận mạc kết hợp với một loạt các động từ mạnh “phăng”, “vượt” càng tạo nên khí thế đầy ấn tượng của đoàn thuyền ra khơi đồng thời toát lên một vẻ đẹp hùng tráng. Những câu thơ trên vừa là bức tranh phong cảnh thiên nhiên tươi sáng vừa là bức tranh lao động đầy phấn khởi, dạt dào sức sống. Cuối khổ thơ, tác giả có viết:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
Trong hai câu thớ trên, hình ảnh cánh buồm được miêu tả thật đẹp – một vẻ đẹp lãng mạn, độc đáo. Một vật cụ thể, hữu hình là “cánh buồm” được ví với cái trừu tượng, vô hình là “mảnh hồn làng”. Cánh buồm trắng no gió biển khơi quen thuộc, gần gũi bỗng trở nên thiêng liêng và thơ mộng khi được so sánh với “hồn làng” - chính là linh hồn của quê hương mà ai ít nhiều cũng cảm thấy được, nhất là những con người xa quê như Tế Hanh. Với những dân chài khi ra khơi, cánh buồm đã nâng đỡ tinh thần giúp họ vượt qua sóng to, gió lớn và thâu tóm tất cả những tình cảm của con người ở lại.
Không chỉ ghi đc đôi nét thần tình về cảnh ra khơi của những con thuyền đánh cá mà tác giả còn miêu tả đặc sắc cảnh đoàn thuyền trở về. Trước hết tác giả đã cảm nhận cái không khí nhộn nhịp, tấp nập của dân làng khi đón ghe về. Mọi người vui vẻ vì đc đoàn tụ sau những ngày tháng xa cách, sung sướng vì được mẻ cá lớn. Và dường như ta còn có thể nghe thấy câu nói của người dân chài lưới "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe" - lời cảm tạ ông trời, cảm tạ thiên nhiên đã ban tặng cho họ nguồn sống. Giữa khung cảnh ấy, người dân chài lưới hiện lên thật độc đáo và bất ngờ. Tác giả không chỉ miêu tả “làn da ngăm rám nắng” - điển hình của con người làng chài, của người lao động trên biển mà còn cảm nhận bằng trực giác cái thần thái toát ra từ hình dáng ấy. Phải tinh lắm, nhất là phải gắn bó sâu nặng với nhữngv người dân làng chài quê hương thì mới nhận ra được cái “vị xa xăm” từ thân hình của họ. “Vị xa xăm là hương vị của phuơng xa, hương vị của gió, của nắng, của muối, của mặn mòi biển cả, khiến hình ảnh người dân chài lưới chân thực và lớn lao vô cùng. Một lần nữa cho thấy Tế Hanh có cái nhìn sâu sắc để nhìn thấy linh hồn của sự vật, cái tài diễn đạt cụ thể cái trừu tượng, vô hình.
Không chỉ miêu tả hình ảnh con người làng chài mà tác giả còn có cái nhìn tinh tế về hình ảnh con thuyền sau khi đã vật lộn với sóng gió của đại dương. Cái tinh tế, cái hay, cái lạ ở chỗ tác giả không chỉ miêu tả con thuyền đang nằm im trên bến mà còn thấy sự mệt mỏi, say sưa, cảm nhận “chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả đã khiến cho chiếc thuyền vốn là một vật vô tri vô giác bỗng trở thành một cơ thể sống, thực chất ra để gợi lên hình ảnh con người. Sau cuộc ra khơi xa thì con người chài lưới mệt mỏi trưor về nghỉ ngơi trong thư giãn, mãn nguyện. Họ có thể thấy chất muối của biển cả đang râm ran khắp cơ thể, dư vị của chuyến đi chỉ còn là hình ảnh thấp thoáng, chập chờn trong giấc ngủ êm dịu của họ. Câu thơ cho ta thấy tác giả có năng lực cảm thông kì diệu, sự cảm nhận tinh tế nhạy cảm tới từng chuyển biến nhỏ bé nhất.
Ta có thể thấy rằng Hoài Thanh đã nhận định đúng và sâu sắc về thơ ca Tế Hanh. Thật khâm phục biết bao trước Tế Hanh – một nhà thơ tinh tế nhạy cảm với hồn thơ gắn bó sâu nặng với quê hương miền Nam nghĩa tình.

Bài văn mình mới hoàn thành. Mọi người đọc cho mình xin ý kiến và nếu có ích thì click thanks nhé. Tks nhiều ^^
 
P

penamhp98

Tên : Như Quỳnh
Lớp :8
Năm sinh :98
Địa chỉ :Kiến an hải Phòng
Môn yêu thích: Văn
 
K

kimtrangtieuthu

Tên:Trần Thị Kim Trang
Lớp:81
Năm sinh:1999
Địa chỉ: 51-Tổ 3- Ấp Thanh Tuấn- Xã Thanh Lương- Thị Xã Bình Long- Tỉnh Bình Phước
Môn yêu thích: Văn, hóa
 
C

cobekhoaitay

Tên: Vũ Nguyệt Nhi
Lớp:8/3
Năm sinh: 1999
Địa chỉ: 98 Lê Chân
Môn yêu thích: Anh
 
B

bangdi_girl_104

Tên: Trịnh Quỳnh Trang
Lớp: 8a2
Năm sinh: 2000
Địa chỉ: Tổ 4 khu 2 phường Việt Hưng thành phố Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh
Môn yêu thích: Ngữ Văn
 
O

octieu987

Tên: Nguyễn Hồng Thắm
lớp 83
năm sinh 2000
địa chỉ Ninh hòa. Khánh hòa
môn học iu thích; văn. hóa. lí
 
C

cabua266

Tên : Nguyễn Văn Vũ , lớp 8 , sống tại Hà Nội , mình yêu 2 môn : Văn và Sử, sinh năm 2001
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom