[CLUB văn 8] Dành cho mem lớp 8

N

nhoc_bettyberry

Mọi người hè nên làm biếng à = =.
Ta làm đề tiếp nào ;))

Thử đóng vai người con và kể tiếp câu chuyện Lão Hạc.
 
N

nhoc_bettyberry

Nhoc_ hướng bài đi như thế này ;))

Đứa con trai sau bao năm trở về làng quê thấy có thay đổi -> Bước chân về nhà -> Tìm mãi ko thấy cha -> Gặp ông giáo -> Biết hết mọi chuyện -> Đến trc' mộ cha -> (...) -> Lấy vợ sinh con sống hp.!

Tất nhiên là phải tự sự xen lẫn biểu cảm + miêu tả, như thế bài làm sẽ hay hơn :D.
 
P

phantrang97

ukm....để mình ra đề tiếp coi nha...........
"Nỗi nhớ rừng của con hổ trong vb Nhớ rừng "
 
T

tuntun301

Với Thơ Mới, Thế Lữ không luận chiến mà ông ung hoành dùng ngọn bút của chủ nghĩa lãng mạn để lột tả cái khí phách của vị chúa sơn lâm khi bị hãm mình trong "cũi sắt".

Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.

Thơ cũ giam mình trong lốt hổ, nhà thơ tả hổ sa cơ bằng bút pháp và kích cỡ vung ngang, chém dọc rất tự nhiên, ngẫu hứng, sắc bén bằng tố chất mới lạ của Thơ Mới?

Nếu trước đó, nhà thơ miền Nam Đông Hồ đã ví thơ cũ như "Chiếc áo năm xưa đã cũ rồi", cũ về màu sắc đặt định, cũ cả về kích thước của cảm xúc... thì giờ đây Thế Lữ không muốn chỉ ra hết tất thảy nhược điểm của thơ cũ. Trái lại, chừng như ông nhìn thấy hồn thơ cũ vẫn còn âm vang trong Thơ Mới, có điều nó được diễn đạt thoải mái hơn, tự do hơn. Con hổ bị giam nhưng vẫn cố ánh lên thứ khí phách phi thường bằng đặc chất của chủ nghĩa lãng mạn qua những ngôn từ cực mạnh của của "gió rừng", của "giọng nguồn hét núi", của những động từ dữ dội: "thét, dõng dạc, cuộn, quắc...":

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi.

"Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi" phải chăng là câu thơ làm cho mãnh lực phi thường của chúa sơn lâm trước muôn loài vụt tan biến... mọi oai linh? Bởi quyền uy đó chẳng có gì để đối chứng, để xác tín chăng? Cái siêu phàm chợt đồng nghĩa với nỗi cô đơn? Trong bài thơ "Hi Mã Lạp Sơn" Xuân Diệu chừng như cũng chỉ ra điều đó:

Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta
(.....)
Ta bỏ đời, mà đời cũng bỏ ta
Giữa vắng ngắt, giữa lạnh lùng thế tuyệt!

Phải chăng hình ảnh hổ bị giam là một ẩn dụ về sự độc đáo trong khuôn khổ của thơ cũ, cũng chính là một thứ độc đoán tự giam mình? Khuôn khổ thơ hay là chiếc "cũi sắt" giam hổ trong thơ:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

điệp động liên hồi về một quyền năng chỉ còn trong hoài niệm của hổ. Sự khuôn định, niêm luật khắt khe chưa hẳn là thế mạnh của thơ cũ, ngược lại nó gò bó thơ cũ. Nhưng tính súc tích, cô đọng về ngôn từ của thơ cũ vẫn có thể vận dụng để làm giàu đẹp cho Thơ Mới. Yêu tự do, muốn vượt mọi khuôn định, nhưng sự dài dòng, khuynh hướng viết "thoải mái", "tràng giang" nhất địng không thể là thế mạnh của Thơ Mới, mà nó đã vấp phải trong giai đoạn sơ khai.
 
T

tuntun301

phantrang97 said:
Phân tích hình tượng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng.

Con hổ hiện lên trong bài "Nhớ rừng" là một con hổ đầy tâm trạng. Nó đau đớn uất hận khi phải nằm "trong cũi sắt" và ngao ngán, bất lực "nằm dài trông ngày tháng dần qua". Trong cảnh tù hãm, mất tự do ấy, con hổ nhớ da diết những kỉ niệm trong quá khứ. Đó là một quá khứ thật oai hùng biết bao.( có thể kể ra những kỉ niệm gắn với những hình ảnh cụ thể của con hổ). Nhưng tất cả chỉ là trong quá khứ, hiện tại con hổ vẫn bị giam cầm, mất tự do, phải sống trong cảnh tầm thường giả dối,và nó khao khát được tự do.
Hình ảnh con hổ chính là hình ảnh của những người dân Việt Nam mất nước thủa ấy.
:D nha` mình vắng wa' ah` .............ủng hộ một bài.........:D
 
S

serin97

Tên : Nguyễn Mai Trang
Lớp 8A
Năm sinh : 1997
Địa chỉ : Thường Tín-Hà Nội
Môn yêu thích : Sinh- Toán- Hoá(có thể cả Văn)
 
T

tuntun301

Cảm nghĩ của em về nhân vật Chị Dậu ( Tức nước vỡ bờ - Trích Tắt đèn NTT)
chị dậu là người đàng bà đẹp từ goại hình đến tính cách , nhưng ngay mở đầu tác giả đã đặt người đàn bà ấy một tình thế hết sức đáng thương , thê thảm
~~~> cảnh nghèo ko lối thoát
~~~>con cái nheo nhóc
~~~> món nợ sưu chưa trả
~~~>chồng ốm mà vẫn bị bắt trói bất cứ lúc nào
~~~>không gian đầy ắp những tiếng chó sủa , tiếng trống và tiếng tù và thúc sưu từ đầu làng
=> tất cả những điều đó khiến cho chị dậu vô cùng lo lắng
--->khi cai lệ bước vào :
-đe dọa , sỉ nhục , chửi mắng vs thái độ hống hách lỗ mãng và thô tục
+chị dậu van xin lần thứ nhất:
- khi cai lệ sầm sập đến chỗ anh dậu trên tay lăm le sợi dây thừng
+chi Dậu van xin lần thứ 2: bằng lời nói mềm mỏng , có tình , có lý.
=> mỗ lần chị dậu van xin tên cai lệ lại thêm hung hăng
==>ko còn sự nhã nhặn nhún nhường từ trước mà thay vào đó là sự cứng rắn
-chị dậu đặt mình ngang hàng vs bọn cai lệ bằng cách xưng hô ông-tôi và khi cai lệ tát chị chị ngùn cgutj lòng căm giận đã đứng thẳng nghiến hai hàm răng . từ người đàn bà dịu àn thùy mị tở nên đanh đá đáo để . khi bị dốn tới con đường cùng ~~> đã bộc lọ rõ nét về tính cách nhân vật chính
:D bài làm của tớ .....!!!
hok hay cho lắm ...^^~

________________________
 
P

phantrang97

Suy nghĩ về câu nói của ông giáo trong vb Lão Hạc............................................
 
G

ga_cha_pon9x

Câu nói của ông giáo trong văn bản lão Hạc có rất nhiều,bạn phaỉ nói xem đó là câu nói nào ra mới phân tích được chứ :)
 
G

ga_cha_pon9x

Đề mới đây :x
Tèn ten :))
Phân tích hình ảnh cuối bài thơ:Tựa nhau trông xuống thế gian cười.Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì?
Sướng nhá,đề dễ :p
 
P

phantrang97

Câu nói của ông giáo trong văn bản lão Hạc có rất nhiều,bạn phaỉ nói xem đó là câu nói nào ra mới phân tích được chứ :)
chưa hẳn
trình bày suy nghĩ của e về câu nói của ông giáo:" Không!Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn thep một nghĩa khác"
 
Last edited by a moderator:
T

tuntun301

Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
ý nghĩa của cái cười:
- Cười thoả mãn vì đã đạt được khát vọng thoát ly mãnh liệt, xa lánh cõi trần bụi bặm.
- Cười thể hiện sự mỉa mai, khinh bỉ cõi trần gian.
-Cử chỉ và nụ cười ấy cũng là một giấc mộng đẹp.được thoả thích nơi cung quế:
 
P

p3_l0v3_dbsk

Bon chen với cả nhà :)),giờ đăng ký còn kịp hem? Mà tớ cứ đưa cái đơn ở đó,bạn nào duyệt thỳ pm tớ 1 tiếng,tks all
Tên:lấy cái nick name nha:ljk0y ( gọi là Koy cũng được )
Lớp:9
Ngày tớ xuất hiện:12/9/1997
Địa chỉ:Trên nick tớ có đấy
 
T

tuntun301

tất nhiên là được rồi ....càng nhiều càng vui chứ sao...:D
chỉ sợ ko ai đăng kí thôy ... mà đăng kí rồi đừng có biến mất tiêu là được....hjhj ;))
 
C

chuotnhathxh

cho tui dăng kí nữa nhá.
tên:nguyễn thị ngọc trang
from:8b...nghệ an
cần njk yahoo k nhở:là njk hm đó
oe:2-11-1997
 
T

tuntun301

trình bày suy nghĩ của e về câu nói của lão Hạc:" Không!Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn thep một nghĩa khác"
các bạn làm đê này đi ( đề này chưa có ai làm ):D mình chém bài đó ko nổi :D
 
F

freakie_fuckie

8-} chán thiệt chán :| cái câu ấy mà là của Lão Hạc à 8-}
:| Ôi dào ạ. Suy nghĩ : đó là câu tớ bị cực kết trong bài :| . Câu nói ấy của ông giáo, đã họa lại cái cuộc sống bức bách không lối thoát đương thời một cách thật sự rõ nét :| Người ta phải chọn một trong 2 con đường : một là "tồn tại" - tồn tại và chấp nhận bị lưu manh hóa, và bị "khô kiệt nhân tâm" , hoặc là chết - chết để bảo vệ nhân phẩm , danh dự và nếp sống lương thiện. Câu thở dài của ông Giáo đã tỏ rõ sự thương xót cho những con người chọn con đường thứ 2 đó - tức là hi sinh mạng sống để bảo vệ những thứ cao cả hơn - lương tâm :| Lời của ông giáo cũng đồng thời như cất lên tiếng thương ai oán : Những con người đẹp đẽ đó , sao họ phải chết, sao họ lương thiện mà phải sống nghiệt ngã thế ?

Ps thêm : xã hội khi đó là xã hội thực dân nửa phong kiến mục ruỗng và bất công, bị đong đầy bởi những tư tưởng sai lệch , bạo tàn và tha hóa :| Những con người như lão Hạc là những cá thể hiếm hoi giữ nổi mình trong xã hội mà mọi tư tưởng đều đảo lộn ấy :| VÀ muốn giữ mình thì phải hi sinh những thứ khác - mạng sống .
Câu nói ấy là câu nói bênh vực cho cái thiện, lên án xã hội, thể hiện tình nhân đạo và đó cũng là tiếng thanh minh duy nhất cho lão Hạc . bởi "chẳng ai biết vì sao lão chết" , chỉ có "tôi và Binh Tư"
- Làm đại ý 8-} Chém bừa chứ ứ có giỏi văn "
Ps bạn pót đề : Đây là tác phẩm lớn, mong bạn tìm hiểu kĩ và đọc kĩ trước khi post đề :| Để những lỗi sai như vậy rất "phản-cảm"
Góp ý chút bài trên
ý nghĩa của cái cười:

- Cười thoả mãn vì đã đạt được khát vọng thoát ly mãnh liệt, xa lánh cõi trần bụi bặm.

- Cười thể hiện sự mỉa mai, khinh bỉ cõi trần gian.

-Cử chỉ và nụ cười ấy cũng là một giấc mộng đẹp.được thoả thích nơi cung quế:

"Cười thoả mãn vì đã đạt được khát vọng thoát ly mãnh liệt, xa lánh cõi trần bụi bặm."
Đặt vào bài thơ thì Tản Đà đã "thỏa mãn " đc khát khao đâu :| Vớ vẩn

@ Topic toàn sờ pam :| Đăng kí làm gì vại :| Đăng kí để làm gì trong khi đăng kí xong mà tô píc không hoạt động ? Ý tôi nói là toàn spam ấy :| Góp ý tí : vào việc chính luôn, chạ cần đăng kí :|
Hết ạ
 
Top Bottom