[CLB đố vui sinh học]...Welcome... !

Q

quynhdihoc

Vì thực vật có hàm lượng chất dinh dưỡng ít mà thú phải tiêu hao 1 nguồn năng lượng rất lớn
 
N

ngoleminhhai12k

tại sao mạch gõ gòm các tb chết đc nhỉ............?
là tb chết thì sao tăng lượng tb đc..........?

tại sao mạch gõ gòm các tb chết đc nhỉ............?


Do nước và do điều kiện dinh dưỡng và khí hậu thay đổi khác nhau
- Trong điều kiện khô hạn thì các mạch gỗ của cây bị chết đi, để lại lớp vỏ mạch. (1)
- Ngược lại trong điều kiện có đầy đủ nước thì các mạch gỗ vận chuyển nước bình thường.(2)
- Thân cây vẫn phát triển bình thường cho dù khô hạn hay là đầy đủ nước.(3)
* (1) + (3) --> hình thành nên 1 vòng mạch gỗ bị chết --> có màu sậm.
* (2) + (3) --> hình thành nên 1 lớp gỗ có màu sáng hơn.
Dựa vào tính chất này ng ta có thể dự đoán tuổi của cây thông qua các vân gỗ.( 1 vân sậm màu ---> cây trải qua 1 mùa khô ---> tương ứng với 1 năm).

Các tế bào mạch gỗ là các tế bào chết, chúng không còn màng và các bào quan, thành thứ cấp được linhin hóa bền chắc.


 
N

ngoleminhhai12k

Tại sao khi ngâm rau muống vào nước muối thì rau lại bị héo?



hiện tượng này cần phải dựa vào tính thấm của màng tế bào. Rau muống cấu tạo từ những tế bào thực vật, thành phần trong tế bào có một tỉ lệ nước nhất định giúp giữ cho rau luôn tươi. Phụ thuộc tính thấm của màng tế bào, nước trong rau đi ra và vào bên trong tế bào theo nguyên tắc là từ môi trường ưu trương (nồng độ nước cao) chuyển sang môi trường nhược trương (nồng độ nước thấp) sao cho đạt đến trạng thái đẳng trương (nồng độ nước ở 2 môi trường như nhau). Khi ngâm rau vào nước có muối thì môi trường nước muối là nhược trương hơn so với môi trường trong tế bào rau, vì thế nước trong rau sẽ thấm qua màng thoát ra nước muối, làm cho rau héo. Nồng độ muối càng cao thì rau càng héo nhiều
 
T

tuyet1441992

cơ sở tế bào học

tai sao noi te bao la don vi cau trucva chuc nang cua co the sinh vat ::)):khi (196):
 
C

cunyeu_th

Tại sao manh trà ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn thường lớn hơn manh trà ở thú ăn thực vật có dạ dáy 4 túi.
Trả lời giúo mình nha
mình cẫn gấp
cảm ơn nhiều nha
@};-:)>-
 
A

astrasheld

vì tế bào alf cơ sở nhỏ nhất có các khả năng như trao đổi chất,dinh dưỡng gần như 1 cơ thể
cái nảy trong SGK nâng cao lớp 10>>>không bik đúng ko ddey????
 
N

ngoleminhhai12k

tai sao noi te bao la don vi cau trucva chuc nang cua co the sinh vat ::)):khi (196):



Lần sau viết có dấu nha bạn
1. Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể sinh vật
- Từ các dạng sinh vật đơn giản đến các dạng sinh vật phức tạp đều có đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống là tế bào.
- Ở nhiều dạng sinh vật như vi khuẩn tế bào là một cơ thể hoàn chỉnh.
- Trong mỗi tế bào có nhiều bào quan, mỗi bào quan có cấu trúc riêng biệt và giữ chức năng khác nhau. Cấu trúc một tế bào điển hình gồm: màng tế bào được cấu tạo từ chất nguyên sinh, gọi là màng chất, có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường. Tế bào chất là nơi xảy ra mọi hoạt động sống của tế bào. trong tế bào chất có nhiều cấu trúc quan trọng như các bào quan, hệ lưới nội chất, chất dự trữ. Các bào quan như ti thể, lạp thể, thể gôngi, trung thể, ribôxôm… nhân tế bào gồm màng nhân và chất nhân.
- Ti thể có cấu tạo bởi chất nguyên sinh, phía trong có gờ răng lược, tại đấy chứa nhiều loại enzim ôxi hoá khử, phân huỷ các chất hữu cơ tạo ra nguồn năng lượng dưới dạng ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào. Hàm lượng ti thể trong tế bào phụ thuộc vào trạng thái hoạt động sinh lí của tế bào.
- Ribôxôm được cấu tạo bởi rARN và prôtêin và là nơi diễn ra quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
- Lưới nội chất là một hệ thống xoang ống phân bố rải rác xung quanh nhân là nơi dính bám của ribôxôm, tại đấy thực hiện quá trình tổng hợp prôtêin.
- Lạp thể (chỉ có ở thực vật và một số vi khuẩn) gồm lục lạp (chứa các hạt diệp lục), sắc lạp và bột lạp. Lục lạp là nơi thực hiện quá trình quang hợp.
- Nhân tế bào gồm màng nhân và chất nhân. Màng nhân là một màng kép chất nguyên sinh, trên màng có nhiều lỗ nhân, màng nhân đảm bảo tính thống nhất về trao đổi chất giữa nhân và các bào quan. Chất nhân gồm nhân con và nhiễm sắc thể. Nhân con là nơi tụ tập của các rARN. Nhiễm sắc thể chứa toàn bộ vật chất di truyền đặc trưng cho loài. Mỗi loài đều có bộ nhiễm sắc thể khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước và cấu trúc. Nhiễm sắc thể có khả năng tự nhân đôi để truyền thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ. Ở sinh vật chưa có nhân chuẩn như vi khuẩn tảo lam nhiễm sắc thể chỉ gồm một phân tử ADN dạng vòng hai đầu nối lại với nhau. Ở sinh vật chưa có cấu tạo tế bào như virut và thể ăn khuẩn, vật chất di truyền cũng chỉ là phân tử ADN, riêng ở một số loài virut thì đó là ARN.
2. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống
- Tất cả các dấu hiệu đặc trưng cho sự sống: sinh trưởng, hô hấp, tổng hợp, phân giải, cảm ứng… đều xảy ra trong tế bào.
- Tế bào là đơn vị hoạt động thống nhất về trao đổi chất, nhân giữ vai trò điều khiển, chỉ đạo.
- Ở sinh vật đơn bào, toàn bộ hoạt động sống, hoạt động di truyền… đều xảy ra trong một tế bào. Ở các sinh vật đa bào do sẹ phân hoá về cấu trúc và chuyên hoá về chức năng, mỗi mô, mỗi cơ quan đều đảm nhận chức năng sinh học khác nhau trong cơ thể, có khả năng lớn lên và phân chia theo hình thức nguyên phân để tạo nên một cơ thể đa bào hoàn chỉnh từ hợp tử.
- Dù ở bất cứ phương thức sinh sản nào tế bào đều là mắt xích nối liền các thế hệ đảm bảo sự kế tục vật chất di truyền ở cấp độ tế bào và cấp độ phân tử.
- Các cơ chế của hiện tượng di truyền từ cấp độ phân tử ( tái bản ADN, phiên mã, dịch mã, điều hoà) đến cấp độ tế bào ( hoạt động của nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm phân, thụ tinh) đều diễn ra trong tế bào. Nhờ vậy thông tin di truyền được truyền đạt qua các thế hệ ổn định.
 
Top Bottom