Nhận xét về cách kết thúc " Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Có ý kiến cho rằng: " Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời", thế nhưng có ý kiến khác lại khẳng định: " Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo". Em hãy trình bày suy nghĩ của em về 2 ý kiến trên.
@hanh2002123 @lê thị hải nguyên @p3nh0ctapy3u @hoangthianhthu1710@gmail.com @chi254
Mong mọi người giúp em với ạk!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Vừa có sự cân bằng nhưng để đạt được sự cân bằng ấy thì phải trải qua những đau thương, bi kịch của Trương và Vũ Nương
- Vũ nương đã được trả sự công bằng, đc giải oan Sinh cũng phải chịu hậu quá > công bằng
- Nhưng lại để lại đau thương cho Sinh và Nương, gia đình lại bị chia cắt, Vũ Nương sống nơi xa, bé Đản không có mẹ chăm sóc, Sinh đau buồn không có vợ nên sự công bằng này là sự công bằng đau buồn không ai muốn, >?\ bi kịch
Vậy 2 ý kiến trên đều có cái đúng của nó
Khi nói: Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời, bởi vì người nói đã thấy được giá trị nhân đạo, nhân văn của tác phẩm: người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá. Cách kết đó mang dáng dấp một kết thúc có hậu của truyện cổ tích. *Nhận xét: Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo, bởi ý kiến đó xuất phát từ việc nắm bắt giá trị hiện thực của tác phẩm: tuy nhân vật Vũ Nương vẫn được miêu tả với kiếp sống ở chốn thuỷ cung và sự trở về lung linh kì ảo để thể hiện ước mơ của con người về sự công bằng trong cuộc đời, nhưng tính bi kịch cũng tiềm ẩn ngay từ cái kết này bởi sự trở về và ước mơ hạnh phúc của Vũ Nương mang màu sắc ảo ảnh, hư vô, con người chỉ biết tìm đến cho mình hạnh phúc ở một thế giới không hiện hữu.
+ Hai ý kiến trên tưởng chừng là mâu thuẫn, đối lập nhưng thực chất là bổ sung, soi sáng trong việc khám phá dụng ý nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Dữ, nó được xem là hai mặt của một vấn đề.
- Mở rộng và nâng cao vấn đề :
+ Mỗi ý kiến trên đều xuất phát từ một góc nhìn, cách khám phá và tiếp cận ở phần kết của tác phẩm
+ Lí giải cách kết thúc tác phẩm cần phải có cái nhìn toàn vẹn và những cơ sở để phát hiện ra những dụng ý mà nhà văn Nguyễn Dữ gửi gắm qua phần kết. Vì vậy, không nên tuyệt đối hoá một trong hai ý kiến trên mà cần phải thấy được sự bổ sung, thống nhất, nhằm soi sáng hai mặt của một vấn đề.
+ Từ hai ý kiến trên, người đọc sẽ thấy được tài năng nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong việc “dồn nén tư tưởng và cảm xúc” ở một cái kết độc đáo.
+ Từ việc tìm hiểu những ý kiến bàn về dụng ý cách kết của một tác phẩm văn học đã đặt ra trách nhiệm, vai trò cho độc giả trong quá trình tiếp cận, giải mã văn bản văn học.
-Tóm lược về cách kết thúc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
-Trình bày suy nghĩ của người viết về hai ý kiến nhận xét trên:
+Mỗi ý kiến trên là một góc nhìn về việc khám phá dụng ý của nhà văn Nguyễn Dữ:
*Khi nói : “Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời”, bởi vì người nói đã thấy được giá trị nhân đạo, nhân văn của tác phẩm : người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá.Cách kết đó mang dáng dấp một kết thúc có hậu của truyện cổ tích.
*Khi nhận xét: “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo”, bởi ý kiến đó xuất phát từ việc nắm bắt giá trị hiện thực của tác phẩm :tuy nhân vật Vũ Nương vẫn được miêu tả với kiếp sống ở chốn thuỷ cung và sự trở về lung linh kì ảo để thể hiện ước mơ của con người về sự công bằng trong cuộc đời, nhưng tính bi kịch cũng tiềm ẩn ngay từ cái kết này bởi sự trở về và ước mơ hạnh phúc của Vũ Nương mang màu sắc ảo ảnh, hư vô, con người chỉ biết tìm đến hạnh phúc cho mình ở một thế giới không hiện hữu.
+Hai ý kiến trên tưởng chừng là mâu thuẫn, đối lập nhưng thực chất là bổ sung, soi sáng trong việc khám phá dụng ý nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Dữ, nó được xem là hai mặt của một vấn đề
-Mở rộng, nâng cao vấn đề:
+Mỗi ý kiến trên đều xuất phát từ một góc nhìn, cách khám phá và tiếp cận ở phần kết tác phẩm
+Lý giải cách kết thúc tác phẩm cần phải có cái nhìn toàn vẹn và những cơ sở để phát hiện ra những dụng ý mà nhà văn Nguyễn Dữ gửi gắm qua phần kết.Vì vậy, không nên tuyệt đối hoá hai ý kiến trên mà cần phải thấy được sự bổ sung, thống nhất, nhằm soi sáng hai mặt của một vấn đề.
+Từ hai ý kiến trên người đọc sẽ thấy được tài năng nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong việc “dồn nén tư tưởng và cảm xúc” ở một cái kết độc đáo.
+Từ việc tìm hiểu những ý kiến bàn về dụng ý cách kết của một tác phẩm văn học đã đặt ra trách nhiệm, vai trò cho độc giả trong quá trình tiếp cận, giải mã văn bản văn học.