Chuyên mục : T@m Quốc 24H

S

suzyana

Chương 20 : Tam quốc chí online

Phần 1:
[YOUTUBE]irbJbnBX0qk[/YOUTUBE]

Phần 2:
[YOUTUBE]19uyEJjhl_U&feature=related[/YOUTUBE]

Phần 3:
[YOUTUBE]5Zs57mPjZ6o&feature=related[/YOUTUBE]
 
Last edited by a moderator:
H

hiensau99

Sau 1 thời gian vắng bóng, hôm nay, chúng ta cùng trở lại với T@m Quốc 24H. Các bài viết được lấy ở hn.24h.com.vn
T@m Quốc 24H (21): Tẩu hỏa nhập ma





- Đổng Trác bị giết, bọn Lý Thôi, Quách Dĩ, Trương Tế, Phàn Trù tức giận kéo quân về Trường An. Lý Mông làm nội công mở trộm cửa thành, bốn mặt giặc kéo ùa cả vào. Lã Bố chống không nổi bỏ cả vợ con mà chạy.

Liên quân của Lý Thôi kéo vào thành định giết vua. Trương Tế, Phàn Trù can rằng:
- Nay vội giết vua như thế, e rằng thiên hạ không phục.
Lý Thôi, Quách Dĩ nghe lời bèn đóng quân lại đòi vua phong chức tước. Cầm được quyền chính chúng hết sức tàn đãi dân chúng, trăm họ khổ sở điêu đứng.
Vua Hiếu Ðế bấy giờ như ngồi trên chông gai, giặc Khăn Vàng lại thừa cơ nổi dậy ở các vùng núi, Quách Dĩ sai Lý Mông đi dẹp.
Sau nhiều ngày lang thang, một đêm tối trời Lý Mông lạc vào bản làng hẻo lánh, bèn ghé vào một căn nhà nhỏ xin thuê phòng để nghỉ qua đêm. Chủ nhà từ chối vì nhà chỉ có hai phòng, một của hai vợ chồng và một của cô con gái.
- Tôi có thể nằm trên một chiếc ghế hay một xó xỉnh nào đó cũng được! - Lý Mông nằn nì.
Ái ngại cho người khách lạ, ông chủ nhà nói:
- Thôi được! Tôi thấy anh có vẻ giống người đàng hoàng. Anh có thể ngủ chung phòng với con gái tôi nhưng với điều kiện là anh không được đụng vào người nó!
Lý Mông đồng ý ngay không chút suy nghĩ. Chủ nhà dẫn Lý Mông lên gác, vào một căn phòng nhỏ, dặn dò lần nữa:
- Anh có thể nằm bất kỳ nơi nào trong phòng nhưng xin nhớ cho là không được làm gì con gái của tôi đấy!
Lý Mông trải áo xuống sàn và nằm xuống nhưng loay hoay mãi mà không thể ngủ được vì sàn nhà quá cứng và trời thì lạnh. Liếc thấy cô gái con chủ nhà đã có vẻ ngủ say, Lý Mông rón rén lại bên giường. Lay lay cô gái vài cái không thấy phản ứng gì, Lý Mông leo lên giường, gác chân lên người cô gái và đánh một giấc say sưa.
Sáng hôm sau, Lý Mông dậy sớm, cô gái vẫn còn nằm. Lý Mông trèo xuống cảm ơn ông bà chủ nhà tốt bụng rồi xin thanh toán tiền trọ để tiếp tục lên đường.
Ông chủ nhà nói:
- Không cần trả tiền. Chúng tôi thấy thật bất tiện khi phải để anh ngủ chung phòng với con gái tôi.
- Ông bà tốt quá! Xin cảm ơn ông bà đã tin tưởng! - Lý Mông nói, và hỏi thêm - Sao trời lạnh thế mà suốt cả đêm con gái ông bà chẳng chịu đắp chăn...
- Xin thứ lỗi! Điều đó không cần đâu, cháu nó mất chiều qua. Hôm nay là ngày chúng tôi đưa cháu ra nghĩa trang của làng.
Hôm sau, phòng khám tư nhân của Hoa Đà có thêm Lý Mông suốt ngày tay nhặt lá chân đá ống bơ miệng làm thơ, vì nghĩ mình là chồng của ma!
Nghe tin đó Lý Thôi, Quách Dĩ than thở mãi không thôi. Bấy giờ có Thái Bộc là Chu Tuấn xin tiến cử Tào Tháo thay Lý Mông đi dẹp Giặc Khăn Vàng. Lý, Quách nhất trí trăm phần trăm.
Tháo vâng lệnh tiến quân đánh giặc, quân đi đến đâu, giặc hàng đến đấy. Uy danh Tào Tháo lừng lẫy, triều đình phong là Chấn Ðông tướng quân. Tháo ở Duyện Châu chiêu mộ thu dùng những người hiền sĩ.
 
H

hiensau99

Chương 22: Chữa "bệnh đàn ông"


(24h) - Trong số thuộc hạ của Lý Mông có một gã ham ăn chơi, đàn đúm, gái gú. Như đã nói ở phần trước, Lý Mông được Lý, Quách sai đi dò là về tình hình giặc Khăn Vàng. Khi đi, Lý Mông có mang theo nhiều thuộc hạ cao thủ để hành động khi cần, trong đó có gã ăn chơi này.




Dạo đó đi thăm dò ở vùng núi nên không quen thổ nhưỡng, một lần đi nhà thổ gã bị dính bệnh, bệnh rất đặc biệt.
Đầu tiên thấy không vấn đề gì, nhưng càng về sau gã ấy càng thấy khó chịu và đau đớn ở “bộ phụ tùng” của mình.
Cuối cùng, không chịu nổi nên gã tìm đến một chuyên gia giỏi. Sau một hồi lâu khám xét kỹ càng, vị chuyên gia nọ nói:
- Chúng tôi sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ... và đấy là giải pháp tốt nhất, nhưng cũng tốn khá tiền.
Thật là một cú sock quá sức tưởng tượng của gã, làm sao mà chịu được đây, khi mà chẳng còn gì vui thú để sống nốt quãng thời gian còn lại đây, thật là quá bất hạnh.
- Còn nước còn tát - gã nghĩ - chẳng nhẽ không còn vị thầy thuốc giỏi nào khác chăng?
Một tia hy vọng mong manh đủ để gã quyết định đi tìm một vị chuyên gia khác. Vị thầy thuốc này cũng rất giỏi trong lĩnh vực gã quan tâm.
Sau một hồi lâu khám xét kỹ càng, vị thầy thuốc này cũng nói:
- Chúng tôi sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ...
- Thật là lũ lang băm, lúc nào cũng tiền, cắt bỏ - Gã nghĩ, vừa thất vọng vừa tức giận định tuốt gươm ra, nhưng trong người đang đau nên thôi.
Một thời gian sau, lại theo lời giới thiệu của một vị khác. Gã khó nhọc hai ngày mới tìm được một thầy thuốc lừng danh. Đó là người ở Tiêu Quận nước Bái, tự là Nguyên Hóa, mặt còn trẻ mà tóc bạc phơ phơ, tựa như một ông tiên. Tên thường gọi là Hoa Đà.
Hoa Đà cũng xem xét rất kỹ càng cho gã, sau đó ông lần giở những cuốn sách dày và lớn. Anh chờ đợi với sự lo lắng và một niềm hy vọng cuối cùng. Hoa Đà xem đủ ba cuốn sách rất dày và lớn bằng chiếc kính trễ xuống gần như ông đeo kính cho miệng vậy. Sau một hồi lâu, Hoa Đà nhìn lên gã bằng phía trên của gọng kính.
- Ðúng là bọn lang băm hễ động đến là tiền, tiền.
Gã đệ tử Lý Mông tròn xoe mắt và tươi tỉnh hẳn lên:
- Thưa, chắc là vẫn hy vọng, không phải phẫu thuật cắt bỏ chứ?
- Không, không cần phẫu thuật, không cần điều trị.
Gã nhảy cẫng lên, suýt đụng vào trần nhà, cảm thấy mình như được sinh ra một lần thứ hai.
Hoa Đà điềm tĩnh nói tiếp:
- Không, anh cứ về đi, không cần phẫu thuật, khỏi phải tốn tiền điều trị, chỉ trong vòng 7 đến 10 ngày nữa, cái kia của anh sẽ tự... rụng!


Nguồn: hn.24h.com.vn
 
H

hiensau99

T@m Quốc 24H (23): “Cà rốt” trong Pizama


(24h) - Nay nói Tào Tháo ở Duyện Châu chiêu mộ thu dùng những người hiền sĩ. Trong làng Dĩnh Âm, có một nhà hai chú cháu cùng đi theo Tào Tháo. Người chú là Tuân Úc, tự Văn Nhược có dạo đi du lịch vòng quanh thế giới.


Sau chuyến du hành nhiều ngày, khi trở về, Tuân Úc kể cho dân làng nghe biết bao chuyện kỳ thú. Từ đó, họ coi Úc như nhà thông thái và có chuyện gì cũng tới xin lời khuyên. Một hôm, trong làng có người mắc kẹt trên cây không xuống được, dân làng lại tới hỏi ý kiến.
Tuân Úc nói:
- Hãy mang đến một sợi dây thừng, quẳng cho người đó để anh ta buộc dây quanh người, rồi kéo xuống.
Dân làng làm theo lời khuyên ấy và người đàn ông tội nghiệp kia chết ngay sau khi rơi trên cây xuống. Mọi người hỏi:
- Chuyện gì đã xảy ra? Tại sao anh ta lại chết?
Tuân Úc trầm ngâm một lát rồi đáp:
- Ờ, tôi cũng không biết. Tôi nhớ có lần, trên đường tôi qua một ngôi làng, người ta cũng cứu người kẹt dưới giếng bằng cách ấy mà.
Tháo nghe chuyện của Tuân Úc xong rồi mừng lắm nói rằng: Người này thật nhiều ý tưởng lạ, đây thật là Tử Phòng của ta! Rồi cho làm hành quân tư mã. Người cháu Tuân Úc tên là Tuân Du, tên chữ là Công Ðạt, trước đã làm hoàng môn thị lang, Tháo cho làm hành quân giáo thụ. Tuân Du nói với Tháo:
- Tôi nghe ở Duyện Châu có một người hiền sĩ, vốn ở Ðông An, họ Trình tên Dục, tự là Trọng Ðức. Người ấy chúa công nên dùng.
Nói về Trình Dục, đó là người đọc sách, thích làm vườn. Thấy dân thành phố khi đi ngủ chuyên mặc bộ pizama, Trình Dục khoái lắm bèn mua vài bộ về dùng. Trình Dục thích pizama đến nỗi đặt tên cho khu vườn của mình là Pizama.
Vốn là người chăm chỉ lại ham học hỏi nên nông phẩm của Dục nổi tiếng khắp vùng, đến nỗi người ta mời đi dự hội nghị nông dân toàn Trung Hoa. Trong hội nghị, vị chủ tọa cầm một củ cà rốt to tướng giơ lên cho mọi người nhìn thấy:
- Các bác có biết công nghệ nước ngoài đã cho ra đời những củ cà rốt to như thế này rồi không?
Trình Dục đứng lên cười ha hả:
- Tui tưởng các vị tìm được giống gì cao siêu, củ cà rốt này cũng to đấy nhưng chưa nhằm nhò gì so với củ cà rốt trong cái Pizama của tôi đâu!
Tào Tháo sai ngay người về tận Ðông An cho mời Trình Dục ra, nhân lúc nông nhàn Trình Dục đến bái kiến, Tháo mừng lắm. Trình Dục lại giới thiệu thêm Quách Gia, tự là Phụng Hiếu.
Từ bấy giờ bộ hạ Tào Tháo (có sách viết “hạ bộ” là sai toàn tập), văn có người tài, vũ có tướng giỏi, uy danh Tháo lẫy cả Sơn Ðông, Tháo bèn sai người về quận Lương Gia đón cha là Tào Tung.
Không ngờ quân của Đào Khiêm có kẻ vốn là Giặc Khăn Vàng đầu hàng, lúc Tào Tung trên đường đi tiện ghé thăm Đào Khiêm, đêm ấy giết chết Tung để lấy của rồi bỏ trốn.
Tháo nghe hung tin khóc lăn xuống đất, mọi người vực dậy, Tháo nghiến răng:
- Ðào Khiêm thả cho quân giết cha ta. Nay ta sang giết sạch cả Từ Châu mới hả được giận này!
Đào Khiêm nghe tin, biết là level thấp hơn Tháo định chịu chết thay bá tánh thì My Chúc can:
- Tôi hiến một kế nhỏ, làm cho Tào Tháo chết không có chỗ chôn.
Ai nấy giật mình hỏi kế ra làm sao mà dám chém gió như vậy, thì ra đó là My Chúc.
Nguồn: hn.24h.com.vn
 
H

hiensau99

T@m Quốc 24H (24): Trời ơi, phụ nữ!

(24h) - My Chúc (tự là Tử Trọng) nguyên là con một nhà hào phú người Đông Hải, một bữa ra thành Lạc Dương mua bán, khi về đến nửa đường gặp một người con gái xinh đẹp xin đi nhờ xe.


Chúc xuống đi bộ, nhường xe cho người con gái ấy ngồi. Người ấy cứ nhất định mời My Chúc lên cùng ngồi. Chúc lên xe, ngồi thực nghiêm trang, mắt không trông ngang lần nào.
Đi được vài dặm, người con gái xin xuống xe, từ giã My Chúc và nói rằng:
- Ta là Hoả Đức Tinh Quân, phụng mệnh Thượng Đế xuống đốt nhà ngươi đêm nay. Người nên về nhà dọn dẹp hết đồ đạc đi.
Nói rồi biến mất. Chúc thất kinh vội vàng chạy về. Tối hôm ấy quả nhiên trong bếp phát hoả, nhà cửa cháy hết.
Chúc cũng vì thế mà đem gia tài phân tán, cứu giúp người nghèo khó. Sau này, My Chúc đi gọi hồn Hoả Đức Tinh Quân, khi đã gặp thì nói như trách:
- Hồi đó nữ thần đã thương, báo trước vụ đốt nhà sao không thương cho trót mà đừng đốt nữa?
Hoả Đức Tinh Quân tức giận:
- Ta xinh đẹp thế này, vậy mà ngồi chung xe với ta ngươi không thèm nhìn một lần, nên ta cứ đốt cho nhà ngươi biết phép lịch sự với phụ nữ.
My Chúc choáng, ngẩng mặt nhìn lên... trần nhà mà than rằng: “Nhìn thì bảo là máu dê, không nhìn thì bảo không ga-lăng, quả nhiên là đánh trăm trận dễ hơn tìm hiểu tâm sự của một cô nương”.
Nay nói My Chúc hiến kế cho Đào Khiêm rằng:
- Tôi xin sang quận Bắc Hải cầu Khổng Dung đến cứu. Lại xin sai một người nữa sang cầu cứu Lưu Bị. Hai nơi ấy cho quân mã đến thì Tào Tháo tất phải lui.
Khiêm nghe lời, viết hai bức thư, nhân có Thái Tử Từ đến giúp bèn nhờ Từ đi đưa thư.
Bấy giờ, Tào Tháo đã linh cảm thấy Lưu Bị là một trong những nhân vật siêu phàm, sau này có thể làm thay đổi lịch sử đất Trung Hoa, nghe nói Bị đến cứu Đào Khiêm thì Tháo cũng phải cảnh giác mười phần. Sau một tuần đêm quên ăn ngày quên ngủ, Tháo nghĩ ra một mẹo bèn gửi thư thách Lưu Bị đấu trí thay vì đấu gươm. Bị nhận lời đấu trí 3 lần, sáng hôm sau hai bên dàn quân cách nhau mười thước. Tháo lên tiếng trước:
- Ta cùng tướng quân hãy nói một câu nghe qua tưởng tối nghĩa, nhưng thực ra hoàn toàn có nghĩa. Ta xin nói trước: Mưa đi, đi mải miết. Mải miết đi, mưa đi. Đi mưa, đi mải miết. Mải miết đi, đi mưa.
Bị cười đáp:
- Hôm qua qua nói qua qua mà qua không qua, hôm nay qua không nói qua qua mà qua qua.
Tào Tháo làm liền một hồi:
- Sao nó bảo không đến? Sao bảo nó không đến? Sao không đến bảo nó? Sao nó không bảo đến? Sao? Ðến bảo nó không? Sao? Bảo nó đến không? Nó đến, sao không bảo? Nó đến, không bảo sao? Nó đến bảo không sao. Nó bảo sao không đến? Nó đến, bảo sao không? Nó bảo đến không sao. Nó bảo không đến sao? Nó không bảo, sao đến? Nó không bảo đến sao? Nó không đến bảo sao? Bảo nó sao không đến? Bảo nó: Ðến không sao. Bảo sao nó không đến? Bảo nó đến, sao không? Bảo nó không đến sao? Bảo không, sao nó đến? Bảo! Sao, nó đến không?
Quan, Trương, Đào Khiêm, Khổng Dung nghe Tháo đọc xong tất thảy đều quay quay như say nắng. Lưu Bị khua chiên thu quân, xem như thua 0-1.
Nguồn: hn.24h.com.vn
 
H

hiensau99

T@m Quốc 24H (25): Đố vui về Điêu Thuyền





(24h) - Hôm sau hai bên lại dàn trận đấu trí, lần này đến lượt Lưu Bị ra câu đố còn Tào Tháo trả lời, yêu cầu câu đố và câu trả lời phải hài hước vì đây đang là thời T@m quốc. Sau đây là đoạn đối đáp giữa hai người:


Lưu Bị: - Theo các nhà khoa học nghiên cứu thì không ai có thể liếm được cùi chỏ của chính mình. Theo tướng quân điều đó nghĩa là gì?
Tào Tháo: - Dễ ẹt, nghĩa là nếu đăng câu này lên báo thì độc giả đọc xong ai cũng thử... liếm cùi trỏ của mình.
Lưu Bị: - Giả sử tướng quân sống đến 100 tuổi. Cuộc đời tướng quân sẽ chia làm hai giai đoạn, hai giai đoạn đó có những đặc điểm giống nhau nói về sự thành công của đàn ông, theo tướng quân đó là gì?
Tào Tháo: - Giai đoạn một: Lúc lọt lòng, thành công là khóc được. Lúc 5 tuổi, sự thành công là không *** dầm. Lúc 10 tuổi, thành công là có nhiều bạn bè. Lúc 15 tuổi, thành công là có bằng lái xe. Lúc 20 tuổi, thành công là được ngủ với người yêu. Lúc 40, thành công là tiền bạc rủng rỉnh. Đến 50, thành công vẫn là... tiền bạc rủng rỉnh. Tới đây là giai đoạn hai, bắt đầu quay lại giống thời còn trẻ: Lúc 60 tuổi, thành công là vẫn ngủ được với phụ nữ. Tới tuổi 70, thành công là vẫn lái được xe. Lúc 80 tuổi, thành công là vẫn còn có bạn. Tới 90, thành công là không *** dầm. Lúc 100 tuổi mà vẫn khóc được là thành công rồi!
Lưu Bị: - Câu đố cuối cùng dành cho tướng quân: Con gì lên núi bằng 7 chân nhưng xuống núi bằng 5 chân.
Tào Tháo ớ người:
- Lạy hồn, đố thế thì ai mà biết, ván này tôi thua. Nhưng nó là con gì?
Lưu Bị cười:
- Lần này chỉ có tôi hỏi tướng quân trả lời, không có chuyện ngược lại đâu.
Tào Tháo biết mắc mưu Lưu Bị, bèn ra câu đố mẹo:
- Con gì càng lớn càng nhỏ?
- Con cua.
- Cái gì trong quần tướng quân có mà trong quần Điêu Thuyền không có?
- 2 cái túi quần.
- Ở đâu lông tóc của đàn bà quăn nhiều nhất?
- Ở châu Phi.
- Cái gì ở giữa hai chân Điêu Thuyền?
- Cái đầu gối.
- Cái gì trong người của Điêu Thuyền lúc nào cũng ẩm ướt?
- Cái lưỡi.
- Cái gì của Điêu Thuyền nhỏ khi nàng chưa có chồng và lớn hơn khi nàng lập gia đình?
- Là cái giường ngủ.
- Cái gì mềm mềm nhưng khi vào tay Điêu Thuyền một hồi thì cứng ra?
- Là dầu sơn móng tay.
Lúc bấy giờ Lã Bố kéo quân đi ngang, thấy hai bên đang đố nhau bèn ghé qua ngó xem. Thấy Tào Tháo đố những câu quá ư là... trừu tượng, lại liên tục đem Điêu Thuyền ra làm ví dụ thì tức điên, quát:
- Thằng Tào Tháo và tất cả những thằng đứng sau thằng Tào Tháo kia, ********* về chầu ông vải bớt đi cho gạo nó rẻ.
Vừa nói vừa phi ngựa cầm kích xông đến, bấy giờ bên Tào người ngựa đứng đố nhau mãi đã mỏi mệt, mọi người nháo nhác trông nhau, lại thấy mặt Lã Bố hằm hằm như là được tin đội tuyển quốc gia bán độ nên ai cũng muốn chạy thoát thân.
Sau vụ xem đôi bên đấu trí này Thái Tử Từ tuyên bố rửa tay gác kiếm để đi chữa bệnh thần kinh.
Nguồn: hn.24h.com.vn
 
H

hiensau99

Chương 26: Gà ngoài hành tinh?!?

- Trước nói Lã Bố xông vào đành, Tào Tháo đang chạy luống cuống, may đâu phía Nam có Hạ Hầu Đôn kéo quân đến cứu. Ðánh nhau đến xâm xẩm tối, một cơn mưa to như trút nước xuống, hai bên đều dẫn quân về. Bố cùng đem quân về đóng ở Sơn Dương, hai bên cùng tạm bãi binh.


Nhân lúc cầm hòa với Lã Bố, Tào Tháo đem quân đánh giặc Khăn Vàng ở Nhữ Nam và Dĩnh Xuyên. Ở đây lại thu nạp được một tướng giỏi là Điển Vi.
Điển Vi người Kỷ Ngô, quận Trần Lưu, rất say mê võ công nên ngày đêm khổ luyện. Sau một thời gian dài luyện tập, một hôm muốn kiểm chứng trình độ võ công của mình uyên thâm cỡ nào, Điển Vi viết giấy mời thách đấu với tất cả các chưởng môn của các môn phái trên giang hồ.
Sau khi hạ đo ván cỡ 70 đối thủ thì Điển Vi gặp sư tổ của phái Võ Đang là Trương Nhất Phong. Hai người hẹn nhau giao đấu trên đỉnh núi cao ngất.
Sau vài chục hiệp giao đấu, hai bên đều tỏ ra kẻ tám lạng, người nửa cân. Bất phân thắng bại.
Trương Nhất Phong nói:
- Nếu ta không ra tuyệt chiêu hạ ngươi thì có đánh đến lúc râu dài quá rốn cũng sẽ không kết thúc.
Nói là làm. Họ Trương bèn xuất chiêu cực độc trong Thái Cực Quyền. Điển Vi bỗng nhiên thấy Trương đổi từ nhanh sang chậm và bàn tay của mình đang khô đột nhiên có cảm giác như ra mồ hôi ướt đầm. Chưa kịp hiểu sự tình đã bị họ Trương tung song cước vào ngực, Điển Vi văng xa mấy chục thước rồi rơi luôn xuống vực.
Trong lúc rơi, quá hoảng loạn thấy gì quơ nấy, không thấy cũng quơ. Rất may quơ trúng một đám cỏ rậm rạp lưng chừng núi. Nhưng khổ thay, bụi cỏ hình như không chịu đựng nỗi sức nặng của Điển Vi, có vẻ muốn bục cả gốc đến nơi rồi...
Đang lúc thập tử nhất sinh, tay chân giật giật bỗng nhiên Điển Vi bị đập một nhát vào lưng. Giật mình... thức giấc thì nghe tiếng vợ nằm cạnh mắng:
- Anh đang làm cái trò gì đấy?
Điển Vi sợ quá, thì ra là một giấc mơ. Nhân lúc vợ chưa kịp cầm chổi, Vi chạy một mạch đến doanh trại Tào Tháo xin đầu quân để lánh nạn.
Nói về Ðào Khiêm ở Từ Châu, lúc bấy giờ đã sáu mươi ba tuổi, chợt bị bệnh, bệnh mỗi ngày một nặng, bèn cho gọi Lưu Bị đến nhường lại Từ Châu, Bị đem hết quân mã ở Tiểu Bái vào thành. An táng Ðào Khiêm trên bãi cao ở bên Hoàng Hà, rồi đem tờ di biểu của Ðào Khiêm dâng lên triều đình.
Vì năm đó mất mùa nặng nên Lưu Bị sai Tôn Càn tập hợp lính mua gà về nuôi làm thức ăn cho quân.
Gà của Tôn Càn mua về cũng giống như bao nhiêu gà khác, nhưng vì thời buổi thóc cao gạo kém nên Tôn Càn muốn chúng phải là loại gà đặc biệt, đó là không cần ăn cũng lớn. Chỉ có cách duy nhất là rèn luyện dần dần cho chúng thích nghi.
Rồi chiến dịch rèn gà bắt đầu, mỗi ngày Tôn Càn rút bớt trong khẩu phần ăn của đàn gà một ít. Chẳng bao lâu đã đến giai đoạn gà không cần ăn gì mà vẫn... run rẩy sống, Tôn Càn lấy làm mừng rỡ. Nhưng hỡi ôi, khi định báo công lên Lưu Bị thành quả nghiên cứu của mình thì... cả đàn gà lăn ra chết.
Tôn Càn đau đớn ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Trời hại ta! Sắp thành công thì gà lại chết không hiểu vì lý do gì?!
Lưu Bị nghe tin, đến an ủi và cử Tôn Càn sang làm công việc đúng sở trường. Chợt có thám báo về báo tin Lã Bố và Trần Cung tiếp tục đánh nhau với Tào Tháo ở Sơn Ðông.
Nguồn 24h.com.vn
 
H

hiensau99

Chương 28: Tấm ảnh kỳ lạ

Dương Phụng nhân lúc Lý Thôi, Quách Dĩ mải đánh nhau bèn nửa đêm lén đưa xa giá vua về Lạc Dương. Quách, Dĩ vội giảng hòa và đem quân cùng Nhạc Tiến đuổi theo sai Thôi Dũng ra chặn.


Vua đang lúc nguy cấp bỗng thấy một tướng, tay cầm búa lớn, quất ngựa hoa lưu chạy ra, xông thẳng vào cứu giá. Người đó ở Dương Quận, xứ Hà Ðông, họ Từ tên Hoảng, tên chữ là Công Minh.
Lúc bấy giờ khí vận đời nhà Hán thực là suy đốn. Mất mùa to. Dân Lạc Dương phải bóc vỏ cây, đào rễ cỏ mà ăn. Còn các quan thì từ Thượng Thư trở xuống cũng phải ra thành hái rau. Chu Tuấn cũng đã phải cùng vợ ra đảo kiếm đường sống từ khi vua chưa về Lạc Dương.
Rồi một ngày nọ, có một chiếc thuyền bán đồ tạp hóa cập đảo. Người bán hàng nhìn thấy Chu Tuấn đang ngồi phơi chiếc quần đùi rách rưới làm từ vải buồm trên vỏ sò khô, mái tóc dài cáu bẩn che kín cả thân thể, liền cất tiếng mời mọc:
- Ông... hay... bà có muốn mua thứ gì không?
Chu Tuấn vén mái tóc dài che phủ cơ thể sang hai bên cố ý “để lộ giới tính” của mình rồi nói:
- Vợ tôi đang lượm củi mục trôi giạt ở bên kia đảo. Chúng tôi chỉ có thể đổi cá khô lấy hàng hóa thôi, nhưng mà anh có gì vậy?
Người bán hàng liền đưa ra các vật dụng gia đình, nào là bát đũa, xoong nồi, bàn chải đánh răng... Tuy nhiên, Chu Tuấn chẳng chú ý lắm mà chỉ chăm chú nhìn vào một cái gương tỏ vẻ vô cùng ngạc nhiên:
- Cái gì thế? – Tuấn hỏi.
- Ông cứ xem thử đi - Người bán hàng nói và rút cái gương đưa cho ông xem.
Chu Tuấn cầm nó nhìn rồi thảng thốt:
- Trời ơi! Ảnh của bố tôi đây mà, tôi nhớ ông ấy quá! Đổi cho tôi cái này. Sau khi đổi chiếc gương, Chu Tuấn rất lo lắng vì sợ vợ biết mình đã bỏ ra rất nhiều cá khô để đổi lấy món đồ này, bèn giấu chiếc gương vào trong bụi xương rồng xanh rậm rạp sau những tảng đá lớn.
Sau đó, ngày nào Chu Tuấn cũng mò ra chỗ đó và nhìn vào “tấm ảnh” trong cái gương hai ba lần khiến bà vợ sinh nghi và bà rắp tâm theo dõi.
Rồi một ngày nọ chờ chồng đi ngủ. Bà lén lút ra bụi xương rồng và tìm thấy cái gương, kinh ngạc bà cầm nó lên nhìn vào rồi cười khè khè:
- Tưởng là mỹ nhân nào, thì ra bấy lâu ông ta tơ tưởng mụ đàn bà xấu xí này!
Về sau, nghe tin vua đã đến Lạc Dương nên Chu Tuấn cùng vợ quay vào bờ. Lúc lên bờ có mang theo rất nhiều quà cho các quan, trong đó có tặng cho Từ Hoảng một con vẹt biết nói.
Hoảng nhận được vẹt lấy làm thích thú, nhưng một thời gian thấy nó có vẻ càng ngày càng mệt mói, mắt lờ đờ. Từ Hoảng tìm Chu Tuấn xin tư vấn.
- Con vẹt mà tướng quốc tặng tôi, suốt ngày ủ rũ và không chịu nói gì cả.
Chu Tuấn nói:
- Tướng quân nên mua cái lồng mới đi, có thể nó nhớ đảo, cần mua lồng to hơn!
Vài ngày sau, Từ Hoảng quay lại gặp Chu Tuấn:
- Con vẹt của tôi vẫn không nói được. Tôi nên mua thêm cái gì bây giờ?
Chu Tuấn suy nghĩ rồi nói:
- Tướng quân mua mấy cái lúc lắc đi. Treo chúng lên trên tường, sự vui nhộn sẽ làm cho con vẹt đỡ nhớ âm thanh của đảo.
Vài ngày sau, Từ Hoảng quay lại, nức nở:
- Con vẹt của tôi bị chết rồi!
Chu Tuấn sửng sốt:
- Sao vậy? Trước khi chết nó có nói được tí gì không?
- Nó thều thào vào tai tôi: “Chẳng lẽ cả cái đất Lạc Dương này, không ai bán thức ăn cho vẹt hay sao?
Chu Tuấn nhún vai không nói gì thêm về con vẹt, đem rượu ra mời Hoảng uống giải sầu. Giữa hai người đang nói chuyện thì có tin Lý Thôi, Quách Dĩ đem quân đến Lạc Dương cướp xa giá.
nguồn 24h.com.vn
 
H

hiensau99

Chương 30: Trương Phi tự vẫn



(24h) - Lưu Bị nhận được chiếu vua do Tào Tháo soạn thảo, vâng lệnh dẫn ba vạn quân mã bộ, rời Từ Châu sang Nam Dương đánh Viên Thuật, để Trương Phi trông coi Từ Châu, nhưng bắt Phi viết cam kết không được uống rượu.



Lưu Bị đi rồi, Trương Phi thề không uống một giọt rượu nào.
Lã Bố hay tin bèn sang chơi, mang theo một chiếc bình to và vài bao đựng cát sỏi. Trương Phi chưa kịp hiểu chuyện gì thì Lã Bố đổ đầy đá cuội to vào một chiếc bình rồi hỏi Trương Phi:
- Theo đại ca, chiếc bình này đã đầy chưa?
Trương Phi gật đầu đồng ý là đã đầy, và chờ xem chuyện tiếp theo là gì. Tiếp đó, Lã Bố lại đổ thêm sỏi vào bình và lắc nhẹ cho sỏi chèn vào các khoảng trống giữa những viên đá cuội rồi hỏi lặp lại câu hỏi. Trương Phi một lần nữa lại khẳng định rằng bình đã đầy.
Lã Bố lấy ra một bao cát nhỏ và tiếp tục cho thêm vào vào bình, lắc nhẹ cho cát chui vào các khe hở rồi lại hỏi câu cũ. Như lần trước, Trương Phi gật đầu lia lịa: “Đầy rồi!”.
Lã Bố bắt đầu triết lý:
- Những hòn đá cuội tượng trưng cho những thứ quan trọng nhất trong đời như gia đình, người yêu và sức khỏe... Những viên sỏi tượng trưng cho những thứ như những trận đánh, uy danh... Những hạt cát tượng trưng cho những thứ lặt vặt trong cuộc sống như trang phục, chỗ để vui chơi, ăn uống...
Rồi Bố đi vào phần chính:
- Đại ca thấy đấy, nếu đổ cát vào đầy bình trước thì ta sẽ không có chỗ để chứa sỏi và đá nữa. Điều tương tự cũng xảy ra trong đời. Nếu ta dùng quá nhiều thời gian và năng lượng vào những chuyện nhỏ nhoi, ta sẽ thiếu tập trung vào những thứ thực sự quan trọng. Vì thế, hãy lưu tâm tới hạnh phúc của mình, hãy hò hẹn với người yêu, chơi với con cái và dành thời gian đi khám bệnh khi cần. Cần quan tâm tới những hòn đá trước, sau đó mới để cho sỏi và cát tràn đầy chiếc bình của mình...
Trương Phi gật gù:
- Chí lí, nói chí lí lắm.
Lã Bố thấy Trương Phi đã phê bèn cầm bình rượu đổ vào chiếc bình lớn kia, xong rồi nói tiếp:
- Dù vậy rượu vẫn ngấm vào được. Ta có thể đi đến kết luận, rằng dù cuộc sống của đại ca và tôi có đầy đủ đến đâu đi nữa, thời gian bị gò bó đến đâu đi nữa thì vẫn luôn có chỗ cho rượu! Nghĩa là hoàn toàn có thể làm tốt các công việc khác mà không phải bỏ rượu.
Trương Phi sung sướng vỗ đùi đen đét:
- Nói hay lắm!
Tối hôm ấy bèn bày tiệc rượu tưng bừng cùng các quan, Tào Báo hết sức can ngăn, Trương Phi tức giận sai đánh Tào Báo một trăm roi.
Tào Báo trở về, giận quá, ngay đêm hôm ấy sai người cầm phong thư gửi cho Lã Bố: “Đêm hôm nay nhân Trương Phi say rượu, kéo quân đến đánh úp lấy Từ Châu, là một dịp ít có, không nên để lỡ”.
Lữ Bố xem xong thư thì cười:
- Đây là mục đích của ta.
Rồi viết thư cho Tào Tháo đồng thời kéo quân sang Từ Châu, đánh vài hiệp đã đuổi được Trương Phi đang say ngật ngưỡng ra ngoài thành.
Lữ Bố vào được thành, phủ dụ dân rồi sai một trăm quân giữ cửa nhà Lưu Bị, không cho ai được vào.
Trương Phi dẫn vài mươi tên kỵ mã đi thẳng đến Vu Thai vào hầu Lưu Bị, Quan Vũ đứng bên nghe chuyện xong gào lên:
- Mày đúng là thằng nát rượu vô tích sự, sống trên đời làm gì nữa cho thêm nhục.
Trương Phi sợ hãi rút gươm ra định tự vẫn.
24h.com.vn
 
H

hiensau99

Chương 31: Lã Bố nghẹn thịt gà

(24h) - Đang nói chuyện Trương Phi rút kiếm ra sắp tự vẫn, Lưu Bị trông thấy vội vàng bước lên giật lấy kiếm, vứt xuống đất rồi nói rằng:



- Khi xưa chúng ta thề chết cùng ngày cùng tháng, giờ chú chọn ngày này để chết há chẳng phải bọn anh cũng vậy sao? Mà hôm nay lại là ngày xấu!
Quan Vũ hỏi:
- Thế còn hai chị thế nào?
Đây là Quan Vũ hỏi về hai người vợ Lưu Bị là Cam phu nhân và My phu nhân. Phi thưa không kịp cứu, vẫn mắc lại trong thành, Quan Vũ tức giận thì Lưu Bị nói:
- Thôi bỏ qua đi, Lã Bố có cho vàng cũng không chịu đựng hai bà đó một ngày đâu mà lo. Chờ mà xem.
Lại nói Lã Bố chiếm được Từ Châu, không chém giết một ai, còn sắp xếp cho vợ con Lưu Bị một chỗ ở tàm tạm.
Sáng hôm sau thức dậy sớm, ra ngắm trời đất tinh thần lấy làm sảng khoái, chợt thấy có con gà mái béo mập chạy ngang, Bố sai lính bắt lấy luộc lên làm đồ ăn sáng.
Đang giữa lúc khề khà chợt nghe bên phía nhà hai phu nhân của Lưu Bị có tiếng Cam Phu nhân:
- Ới... làng trên xóm dưới, bên ngược bên xuôi, tôi có con gà mái vàng. Sáng nay tôi còn cho nó ăn, thế mà bây giờ nó bị mất! Ai bắt được thì cho tôi xin, nếu không trả thì tôi chửi cho mà nghe đấy… ấy… ấy! Bố cái thằng chết đâm, cha cái con chết xỉa ! Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà. Này bà bảo cho ********* biết: Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn… Hôm nay bà chửi một bài, ngày mai bà sẽ chửi hai lần liền. Bà chửi cho mày hóa điên, bà rủa suốt tháng liên miên không ngừng. Bây giờ bà mệt quá chừng, bà về cơm nước, nhớ đừng quên nha! Muốn sống thì thả gà ra, lạy bà hai lạy, bà tha cho mày!
Chưa kịp hoàn hồn thì Bố lại nghe tiếng My phu nhân:
- Cao tằng tổ đĩ, cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông cả ông, cả bà, cả cha, cả mẹ, chú bác, anh em, họ nội họ ngoại, xa gần ân ái, họ gái họ trai, dưới âm phủ đội mũ mà đi lên, trên thiên đàng xếp hàng đi xuống, bay hãy vén mái tai, gài mái tóc, đặng chống tai lên cho rõ, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp để mà nghe tao chửi đây này... Tam canh mụ đội, xóm hội xóm phường, xóm trước xóm sau, xóm trên xóm dưới, lư hương, bát nước, chiếu trải giường thờ, tau bới mả cha bay rung rinh như thuyền mành gặp sóng. Tau chửi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn khiếp, cái quân vô hậu kế đợi đã ăn của tau bảy con gà xám, tám con gà vàng. Bay ăn chi mà ác nhơn ác nghiệp. Bay ăn bằng nồi đồng, bay ăn bằng nồi đất, bay ăn khần khật, bay ăn ban đêm, bữa tối. Bay ăn cho chồng bay sợ, cho con bay kinh, bay ăn cho ngả miếu sập đình, cho mồ cha bay chết hết để một mình bay ngồi đó bay ăn. Đồ quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột. Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm. Bay ăn mần răng mà hết một chục rưỡi con gà? Cha cố tổ mười đời cha bay. Bay ăn chi mà ăn ác rứa? Bay tham chi mà tham vô hậu rứa? Cứ sáng sáng mất cái thúng, đứng bóng mất cái niêu, chiều chiều mất lẻ củi, tối tối mất con gà. Một bầy ba con gà xám, tám con gà vàng, rứa mà hắn ăn mất một con, chừ đếm đi đến lại, còn mười một con. Bay ăn chi mà ăn vô hậu rứa? Hôm qua tau mất con gà mái dầu khoang cổ. Hôm ni tau mất con gà mái nổ khoang bông. Con mô bắt là gái trốn chúa lộn chồng. Thằng mô bắt là đàn ông ba đời đi ở đợ... Tụi bay hãy vén mái tai, gài mái tóc, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp mà nghe tao chửi... Bay ăn cho chồng bay sợ, cho vợ bay kinh, bay ăn cho ngã miếu sập đình, cho mồ cha bay chết hết, để một mình bay ăn...
Lã Bố trợn ngược mắt ngã vật ra đất, miệng phì cả miếng thịt gà ra ngoài, vội cho người gọi Trần Cung. Cung chạy đến, lấy hai cục bông trong tai ra, nói:
- Tôi biết chuyện gì rồi. Giờ mình lấy cớ Viên Thuật đang đe dọa, mời Lưu Bị lại đóng ở Tiểu Bái để làm vây cánh cho ta. Trả hai bà này về chủ cũ cho xong đi.
Lã Bố nghe lời vội viết thư cho Lưu Bị, Bị nhận được thư cười khà khà nói với Quan, Trương:
- Đã nói rồi mà.
Ba anh em lại kéo quân về. Bố giả dạng nhường lại Từ Châu cho Lưu Bị. Lưu nhất quyết không chịu, về đóng ở Tiểu Bái.


nguồn 24h.com.vn
 
H

hiensau99

Chương 32: Ngu - nhu - thu lu


(24h) - Như chương 6 đã viết, Tôn Sách từ khi cha mất, về ở Giang Nam kính người hiền, tôn kẻ sĩ. Về sau sang ở với Viên Thuật, rồi đem truyền quốc ngọc tỉ của cha làm tin mượn được của Thuật 3 ngàn binh kéo sang Đông Ngô trả thù cha.



Sách cùng Chu Trị, Lã Phạm, Trình Phổ, Hoàng Cái, Hàn Ðương, chọn ngày khởi binh. Ði đến Lịch Dương, gặp một toán quân, có một người đi trước, dáng điệu phong lưu, nghi dung đẹp đẽ, trông thấy Tôn Sách, nhảy xuống ngựa vái một vái.
Sách nhìn xem ai, thì là Chu Du, tự là Công Cẩn, người ở Thư Thành, quận Lư Giang. Nổi tiếng là người đa mưu túc trí, học rộng, giỏi cả âm nhạc, thơ ca, đặc biệt là triết học.
Du có những câu nói rất ấn tượng, đại loại như: “Ngu” là gì? Là viết tắt của chữ Never Give Up, tức là không bao giờ bỏ cuộc. Cho nên khi người khác nói bạn ngu bạn nên nói câu “cảm ơn”!?!
Về sau này Chu Du là anh em cọc chèo với Tôn Sách, Tôn Sách lấy nàng Đại Kiều còn Chu Du lấy nàng Tiểu Kiều.
Vợ chồng Tôn Sách khá trầm tính, nhưng vợ chồng Chu Du thì suốt ngày ồn ào, họ nói chuyện toàn đặt câu hỏi rất triết học cho nhau mà không ai thèm trả lời ai bao giờ. Nhất là Chu Du gặp người ngoài rất cương, gặp vợ lại nhu, kiểu:
- Sao anh về muộn thế?
- Mấy giờ rồi mà em bảo muộn?
- Anh không có đồng hồ à?
- Em tưởng cái đồng hồ chết tiệt của anh không bao giờ chết ư?
- Thế sao anh không hỏi người ta?
- Người ta là ai? Em định ám chỉ người nào thế?
- Anh tưởng là tôi không biết gì ư?
- Biết chuyện gì nào?
- Thế anh lê la ở những xó xỉnh nào mà đến bây giờ mới vác mặt về nhà?
- Em học ở đâu những cách ăn nói với chồng như vậy?
- Thế anh bảo tôi phải ăn nói với anh như thế nào?
- Em không thể tìm được lời lẽ có văn hóa hơn một chút hay sao?
- Thế anh tưởng rằng anh có văn hóa lắm ư?
- Tôi không văn hóa chỗ nào?
- Nghe giọng kìa, anh đã nốc bao nhiêu bia và rượu rồi?
- Can gì đến em?
- Tại sao anh cứ trả lời câu hỏi của tôi bằng câu hỏi của anh?
- Tại sao không?
- Tôi hỏi lại: anh đã nốc bao nhiêu bia và rượu rồi?
- Tiền đâu mà bia với rượu?
- Thế thì lương mới lĩnh đâu hết rồi?
- Em tưởng rằng lương anh nhiều lắm à?
- Anh đưa hết tháng lương cho con nào vậy?
- Em cho rằng ngoài em ra, mọi người phụ nữ khác đều là loại cấp thấp cả hay sao?
- Không phải là con nào thì tiền đâu hết rồi? Hả...? Hả...?
- Tại sao cô lại tru tréo lên như thế?
- Không tru tréo lên để anh muốn làm gì thì làm à?
- Bơn bớt cái mồm đi có được không?
- Tôi không bớt thì anh định làm gì tôi?
- Cô không thách thức tôi đấy chứ?
- Anh cứ ngồi thu lu đó mà cãi nhau với tôi à?
- ...
Cứ như vậy từ sáng đến tối. Nếu ai rảnh xin mời viết tiếp đoạn hội thoại này giúp.
Bây giờ chúng ta phải tiếp tục quay lại với T@m quốc, nói chuyện Tôn Sách đem bọn Trình Phổ, Hoàng Cái, Hàn Ðương, Tưởng Khâm và Chu Thái... cả thảy 13 người cùng cưỡi ngựa lên núi thắp hương cho vua Hán Quang Vũ.
Nguồn 24h.com.vn
 
L

lovelycat_handoi95

T@m quốc 24H (33): Chu Du làm thơ hài
Thái Tử Từ cùng ba tướng Ai, Ở Đâu và Cái Gì nghe xong thì bệnh cũ tái phát, từ trên ngựa ngã lăn xuống đất, quân của Chu Du ào đến bắt sống trong khi cả bốn người vẫn đang lảm nhảm những câu vô nghĩa.
Thái Sử Từ nói rằng:

- Lúc này không bắt Tôn Sách thì còn đợi đến lúc nào?

Trước nói Thái Tử Từ nghe Tào Tháo và Lưu Bị đấu trí nên bị thần kinh, về sau được Hoa Đà cứu chữa khỏi hẳn. Trong lúc điều trị Từ có kết bạn với 3 người, cũng bị thần kinh nên được Hoa Đà đặt cho những cái tên rất lạ, sau cùng Từ về đầu quân cho Lưu Do.

Bấy giờ nghe Thái Tử Từ hô, cả ba người đó là Ai, Ở Đâu và Cái Gì cùng theo Từ xuống chân núi gặp ngay Tôn Sách và mấy tên lính. Viên tướng thứ nhất có biệt danh là Ai, cắp đao tiến lên.

Tôn Sách: - Mày là ai?

Tướng thứ nhất (tên là Ai): - Đúng roài!

Tôn Sách: - Cái gì?

Tướng thứ nhất: - Cái Gì đang ở phía sau.

Tôn Sách: - Ở đâu?

Tướng thứ nhất: - Ở Đâu cũng vậy, ở phía sau.

Tôn Sách: - Tao hỏi mày tên gì?

Tướng thứ nhất: - Tao là Ai!

Tôn Sách cáu, tướng thứ hai tên là Ở Đâu nghe Tôn Sách nhắc đến tên bèn bước lên, Sách hỏi:

- Mày là ai?

Tướng thứ hai (tên là Ở Đâu): - Ta không phải là Ai, vị này là Ai. (chỉ sang tướng thứ nhất)

Tôn Sách: - Nó là ai?

Tướng thứ hai: - Đúng thế.

Tôn Sách: - Cái gì?

Tướng thứ hai: - Cái Gì đang ở phía sau.

Tôn Sách: - Ở đâu?

Tướng thứ hai: - Ở Đâu là ta.

Tôn Sách: - Cái gì?

Tướng thứ hai: - Ta không phải là Cái Gì, Cái Gì đang ở phía sau.

Tôn Sách: - Ai?

Tướng thứ hai: - Không phải Ai, mà là Cái Gì.

Tôn Sách: - Nhưng mà tao hỏi ai?

Tướng thứ nhất bước lên: - Hỏi đi.

Tôn Sách: - Thì tao hỏi ai?

Tướng thứ nhất: - Ai là tao.

Sách điên tiết cầm đao nhảy vào, Thái Tử Từ chạy ra đón đánh. Hai bên đánh nhau tưng bừng, bên nào áo chiến cũng rách tan nát. Múa đao kiếm chán lại xông vào đánh tay không.

Thượng cẳng chân hạ cẳng tay một hồi, Thái Sử Từ không chống nổi, dẫn hơn mười quân kỵ mã ngay đêm hôm ấy chạy sang Kinh Huyện chiêu được hai ngàn quân tinh tráng và quân cũ của mình. Tôn Sách nghe tin lại kéo quân sang Kinh Huyện. Từ đem quân ra đánh.

Hai bên dàn trận. Bên phía Thái Tử Từ, viên tướng thứ nhất (có biệt danh là Ai) cắp đao tiến lên.

Tôn Sách:

- Mày là ai?

Tướng thứ nhất:

- Đúng roài!

Tôn Sách:

- Tuồng cũ diễn hoài, dẹp đi. Chu Du đâu, ra đọc “thơ tối nghĩa” cho mấy chú ẩm IC này nghe chơi.

Chu Du lần đầu ra trận cùng Tôn Sách, tự tin cưỡi ngựa tiến ra, đọc liền một hơi:

- Hôm nay ra trận vui thay
Rồi đây có biết mai này nắng to
Trong bếp có một đống tro
Lang thang là mấy chú bò dưới kia
Cô em tát cá ngoài đìa
Trẻ con ăn cháo bằng thìa chẳng sai
Rừng cây thấp thoáng bóng nai
Bún riêu cần có một vài cọng rau
Làm gì mà thấy đớn đau
Niềm vui cùng với nỗi sầu chẳng vơi...



Về sau Thái Tử Từ thấy Sách đối đãi mình tử tế, lại chữa bệnh cho mấy người anh em bèn xin hàng.

Bấy giờ Sách mới rước mẹ, cậu và các em cùng về Khúc A; sai em là Tôn Quyền cùng với Chu Thái giữ Tuyên Thành, Sách thì lĩnh binh sang Nam để lấy Ngô Quận.

Nguồn 24h.com.vn
 
Last edited by a moderator:
L

lovelycat_handoi95

T@m quốc 24H (34): Bảo hiểm y tế có khác

T@m quốc 24H (34): Bảo hiểm y tế có khác
Bấy giờ Nghiêm Bạch Hổ tự xưng là Ðông Ngô Ðức Vương, giữ ở Ngô Quận nghe tin quân Tôn Sách đến, sai em là Nghiêm Dư đem quân ra. Sách muốn ra đánh, Trương Hoành can:
- Chủ tướng là vận mệnh của ba quân, không nên khinh thường quân tiểu khấu.

Sách nói rằng:

- Nhưng nếu tôi không chịu xông vào mũi tên hòn đạn thì tướng sĩ ai chịu dùng sức!

Nói vậy nhưng Sách vẫn sai Hàn Ðương thay mình cưỡi ngựa ra. Hàn Đương xông ra đánh, quân giặc chạy dạt hết vào thành, đóng chặt cửa thành. Sách dẫn quân đến dưới cửa thành để chiêu dụ, nhưng dùng hết mỹ nữ đến đồ ăn thức uống, vé xem ca nhạc, bán hàng khuyến mãi... mà giặc vẫn không ra. Sách cho quân đứng dưới chửi, trên thành cho quân đứng trên chửi xuống.

Thái Tử Từ thấy trên thành có một viên tiểu tướng chửi ngoa ngoắt, chửi sùi bọt mép thì tức qua giương cung và nói với Sách:

- Em bắn trúng tay thuận của thằng kia cho bác xem.

Mũi tên lao vun vút, trúng ngay tay trái của viên tiểu tướng. Sách vỗ tay:

- Bắn hay quá! Chắc chắn thằng đó thuận tay trái.

Bạch Hổ trông thấy thất kinh nói rằng:

- Quân hắn có người tài như thế, ta địch sao được?

Bạch Hổ gửi thư xin hòa, Sách không cho. Hổ biết không địch nổi ngày đêm lo sợ phát bệnh. Một hôm Hổ biết cái chết đã cận kề, bèn cho gọi các con trai lại bên giường dặn dò.

- Các con trai của ta, ta mong các con hiểu cho rõ tình hình tài chính của ta để các con thu xếp sau khi ta qua đời. Tướng quân Ô Trình nợ ta 1000 lượng bạc.

- Chúng con đã ghi xong, thưa cha, 1000 lượng bạc. Cha an tâm, chúng con sẽ đòi.

- Bộ tướng Gia Hưng nợ ta 700 lượng bạc.

- Đã ghi xong, thưa cha. Chúng con sẽ đòi 700 lượng này.

- Cha đang nợ chú của các con là Nghiêm Dư 200 lượng bạc.

Tất cả các con của Bạch Hổ đồng loạt thốt lên:

- Thôi chết! Cha chúng ta bắt đầu mê sảng rồi!

Bạch Hổ thấy con cái tham lam, chỉ nghĩ đến đòi nợ mà không nghĩ đến trả như vậy thì cơn phẫn uất bốc lên, đêm ấy qua đời.

Các tướng của Bạch Hổ đem quân đánh trận cuối, bị Tôn Sách đánh cho tơi bời. Trong lúc hai bên đánh nhau, vì cứu em của Tôn Sách là Tôn Quyền nên Chu Thái bị thương nặng.

Ngu Phiên đi mời Hoa Đà đến. Hoa Ðà xem bệnh rồi hỏi Sách:

- Tướng công chữa theo dịch vụ hay bằng Bảo hiểm y tế?

- Việc quân cấp bách, xin chữa bằng dịch vụ đi.

- Chữa dịch vụ thì nhanh thôi.

Rồi Hoa Đà rịt thuốc, một tháng sau Chu Thái khỏi hẳn. Sách mừng lắm, hậu tạ Hoa Ðà.

Khi Giang Nam bình định cả, Tôn Sách đưa thư cho Viên Thuật để đòi lại ngọc tỉ.

Viên Thuật nhận được thư thì tức giận:

- Nó mượn quân của ta, nay đã lấy được đất Giang Ðông lại đòi ngọc tỉ. Vậy há chẳng phải là vay không phải trả lãi đó sao?

Kỷ Linh nói:

- Cứ kệ nó đi, xem như ta chưa nhận được thư, mà nhận được rồi xem như ta mù chữ không đọc được. Nay ta nên đánh Lưu Bị trước đã.

Thuật cười:

- Nếu ông thấy nuốt được thằng dệt chiếu tai to ấy thì đem quân đi mà xơi.

Kỷ Linh bị khích đểu bèn lập tức điểm binh mã kéo đến Tiểu Bái.


Nguồn 24h.com.vn
 
L

lovelycat_handoi95

T@m quốc 24H (35): Khoe phụ nữ quê mình

T@m quốc 24H (35): Khoe phụ nữ quê mình
Trước nói Kỷ Linh nghe Viên Thuật nói khích thì dẫn binh mã đến Tiểu Bái hòng bắt Lưu Bị, đồng thời gửi thư cho Lã Bố đề nghị giúp đỡ. Lưu Bị nghe tin đó lập tức gửi thư cho Lã Bố cầu cứu, ý muốn để Lã Bố đứng giữa hai dòng nước xem lựa chọn thế nào.
Lã Bố xem xong hai bức thư, không biết phải làm thế nào. Điêu Thuyền thấy thế bèn rỉ tai cho một mẹo. Bố nghe ra bèn mời cả Kỷ Linh và Lưu Bị đến uống rượu.

Lúc vào bàn tiệc, thật là oan gia đụng ngõ hẹp. Lữ Bố ngồi giữa, mời Kỷ Linh ngồi bên tả, Lưu Bị ngồi bên hữu, rồi sai mở tiệc yến, uống rượu. Kỷ Linh và Lưu Bị cứ nhìn nhau gườm gườm, hễ Kỷ Linh “hừm hừm” thì Lưu Bị lại “hèm hèm”, Kỷ Linh “khịt mũi” thì Lưu Bị “hắng giọng”, giống như hai người vừa đi mưa về bị cảm lạnh vậy.

Lã Bố cứ thản nhiên uống rượu, mặc hai bên đằng hắng đến khô họng mới nói:

- Hôm nay tôi mời hai vị đến đây để bàn cuộc chiến này.

Kỷ Linh nói thừa lệnh Viên Thuật không thể không đánh và đòi Bố giúp. Lưu Bị nói chưa từng sợ Viên Thuật và Kỷ Linh, nhưng vẫn cần Lã Bố giúp. Lã Bố nói:

- Người ta bảo “trà tam rượu tứ”, hôm nay rượu mới có “tam”, bây giờ cần một thứ nữa là “tứ”, đó là nói chuyện.

Lưu Bị đang chọn món vội ngưng đũa ngẩng lên, Kỷ Linh cứ để nguyên miếng thịt vừa đưa lên miệng vẫn lấp ló nửa trong nửa ngoài mà nhìn, hai người chau mày đoán ý của Lã Bố.

Lã Bố thong thả:

- Bây giờ ba chúng ta, mỗi người kể một câu chuyện lạ và thú vị về phụ nữ. Hai vị tướng quân, nếu ai kể hay hơn tôi sẽ giúp người đó, còn nếu như tôi kể hay hơn thì... bãi binh, ngừng chiến.

Không có cách nào khác, cả Linh và Bị đề phải nhất trí. Kỷ Linh nuốc miếng thịt cái ực, kể trước:

- Mỗi lần khiêu vũ với phụ nữ Trường Giang thì một tay của đàn ông cũng ôm trọn eo. Đó không phải vì tay của đàn ông dài, mà vì eo của phụ nữ vùng đó siêu nhỏ.

Mọi người xung quanh ồ lên vì thấy đúng là những cái eo lạ. Lưu Bị không nói gì, chờ tất cả yên lặng mới kể:

- Thì đúng là hiếm, tôi công nhận, nhưng không phải phụ nữ nơi khác không thể có. Để tôi kể cho quý vị nghe, phụ nữ Trác Huyện nơi tôi sinh ra, mỗi lần cưỡi ngựa thì chân đều chạm đất. Đừng nghĩ là ngựa của Trác Huyện thấp lùn, chẳng qua là chân phụ nữ vùng đó quá dài!

Mọi người vỗ tay ầm ĩ để chúc mừng đôi chân đặc biệt của phụ nữ Trác Huyện. Rồi tất cả hướng về Lã Bố. Bố nói:

- Tôi kể nét đặc trưng của phụ nữ huyện Ngũ Nguyên thuộc Tinh Châu xong chắc quý vị hết ý kiến. Mỗi buổi sáng, trước khi đi làm, người đàn ông Ngũ Nguyên có thói quen vỗ vào mông vợ. Đến khi đi làm về thấy mông vợ vẫn rung, đó không phải vì ngày làm việc của người Ngũ Nguyên quá ngắn mà vì... mông phụ nữ Ngũ Nguyên quá béo!

Mọi người lặng đi vì thán phục! (Huyện Ngũ Nguyên, quê của Lã Bố, nay là thành phố Bao Đầu thuộc Nội Mông Cổ, không biết có phải từ tích này mà có chữ “Mông” trong địa danh hay không?).

Lã Bố kể xong, truyền quân sĩ rót rượu, mời mỗi người uống một cốc to làm bằng sừng trâu rừng.

Hôm sau Kỷ Linh đem quân về Hoài Nam và kể chuyện cho Viên Thuật nghe.
Nguồn 24h.com.vn
 
L

lovelycat_handoi95

T@m quốc 24H (36): Chữ ngoài hành tinh
Viên Thuật nghe Kỷ Linh kể lại, biết Lã Bố không muốn giúp bèn bày ra một kế.
Viên Thuật có một đứa con trai, hôm sau gửi thư cho Lã Bố xin làm thông gia. Bố thấy đây là cơ hội đẩy “quả bom nổ chậm” trong nhà đi thì lấy làm mừng bèn nhận lời.

Nguyên Lữ Bố có hai vợ, một thiếp. Họ Nghiêm vợ cả, Ðiêu Thuyền là thiếp. Sau đến Tiểu Bái lấy con gái (trong phim Tam Quốc của Tàu nói là em gái) Tào Báo làm vợ hai. Họ Tào và Ðiêu Thuyền không có con. Duy chỉ có họ Nghiêm sinh được một con gái.

Cô con gái cưng của Lã Bố lại đang yêu một thư sinh tên là Trấn Giảo. Khổ một nỗi là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, vậy nên từ hôm đó Trấn Giảo bị Lã Bố cấm cửa vì hoa đã có chủ. Tuy vậy, câu nói “còn sống còn hi vọng” trong tình yêu vẫn là luôn đúng.

Hôm ấy, Trấn Giảo nhìn thấy nàng bên kia giậu mùng tơi bèn ngâm câu thơ... thẩn:

- Bâng khuâng vẻ đẹp đoá hồng
Ước gì anh được bứng trồng nhà anh!

Cô gái nói rằng nên quên cô đi, không được trêu ghẹo nữa. Thế nhưng, như trên đã nói, “còn sống còn hi vọng”, nên Trấn Giảo đâu dễ dàng thua cuộc. Hơn nữa, ngày cũng như đêm, trong tâm trí của chàng thư sinh ấy chỉ có “cô láng giềng” mà thôi.

Một lần, trong tiệc cưới, trời xui đất khiến thế nào mà chủ nhà lại xếp chỗ cho Trấn Giảo ngồi cạnh “người trong mộng” của mình. Cơ hội trăm năm mới có một lần, dù xung quanh có nhiều người nhìn vào nhưng chàng vẫn nhắm mắt “tới luôn”. Thấy trên bàn có đĩa cá kho gừng, anh chàng bèn gắp vào bát nàng và đọc câu ca dao (có “cải biên” một chút):

- Tặng em khúc cá kho gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên anh!

Mặc dù vẫn còn nhớ thương, nhưng cô gái vẫn phản ứng quyết liệt bằng cách chuyển sang bàn khác ngồi, làm anh chàng chỉ còn nước ngẩn người nhìn theo.

Thời gian trôi đi, đến một ngày, dù đài truyền hình, đài phát thanh đều thông báo rằng thời tiết “chưa có bao giờ đẹp như hôm nay”, nhưng Trấn Giảo vẫn thấy như trời đất sắp sụp đổ đến nơi rồi. Mà đúng là ngày tận thế đối với Trấn Giảo, vì đó là hôm Hàn Đậu thay Viên Thuật đại diện nhà trai đón cô gái về nhà chồng.

Nhưng Trấn Giảo vẫn đến dự đám cưới nàng cùng với nụ cười có thể... “giật giải Nô- ben hoà bình”. Khi đưa nàng về nhà chồng, anh chàng si tình khốn khổ vẫn không quên vớt vát lần chót:

- Cho anh gửi một lời mừng,
Mai mốt... li dị xin đừng quên anh!

Rồi Trấn Giảo chuồn vội, vì Lã Bố đứng cạnh nghe được nên mặt bắt đầu chuyển sang màu cà tím!

Bấy giờ cha Trần Ðăng là Trần Khuê đang dưỡng lão ở nhà, nghe thấy tiếng nhạc rốc không ra rốc mà rap không ra rap ngoài đường, bèn hỏi đày tớ, nghe đày tớ kể chuyện, tuy bệnh chưa khỏi cũng gắng gượng lại gặp Lữ Bố:

- Tôi nghe tướng quân sắp chết, nên tôi đến viếng.

Lã Bố giật nẩy mình:

- Phỉ phui cái mồm ông đi. - Tôi nghe nói Viên Thuật muốn kết thông gia với tướng quân, đó chẳng qua là muốn giữ con gái ông để làm con tin, bắt ông phải giúp đánh Lưu Bị.

Lã Bố hiểu ra, bèn cho hoãn đám cưới lại và viết cho Viên Thuật một bức thư, với nội dung:

“سرويس های ميزباني حرفه اي ويندوز و لينوكس ی است. باشندشما در تمام افزار از آخرين . سرورهاكليه سرورهای ما از نظر نرم افزار و سخت کنولوژی روز بهره مند می ی ما موجب می شود وب سايت تمدت شبانه روز با سرعت و امنيت بالا در دسترس بازديدكنندگان باشد. باشندشما در تمام افزار از آخرين . سرورهاكليه سرور”.

Viên Thuật viết thư trả lời rằng không hiểu nội dung lá thư đó. Lã Bố cho người qua nói:

- Tôi viết rành mạch vậy mà tướng quân không hiểu. Chắc là chúng ta không hợp nhau rồi. Không làm thông gia được đâu.

Lã Bố lại viết cho Lưu Bị một lá thư kể sự việc vừa diễn ra, nhưng người đưa thư say rượu cầm nhầm bản nháp lá thư mà Lã Bố viết cho Viên Thuật mà đưa cho Lưu Bị, thành ra Lưu Bị tưởng Lã Bố trêu mình bèn viết thư trả lời: “Có người trời không mưa vẫn mặc áo mưa ra đường, chắc có vấn đề về thần kinh mới viết lách kiểu ấy”.

Lã Bố tức điên, đem quân ra Tiểu Bái đánh. Lưu Bị đánh không lại bèn cùng Quan, Trương và gia quyến chạy về Hứa Đô, Tháo dâng biểu tiến Lưu Bị, xin cho lĩnh chức mục Dự Châu.

Về phần Viên Thuật, sau khi nhận được thư biết Lã Bố lật lọng chuyện hôn nhân, bèn gấp rút lên kế hoạch xưng vương và đem quân đến lấy Từ Châu!

Nguồn 24h.com.vn
 
L

lovelycat_handoi95

T@m quốc 24H (37): Cuộc thi cùng cầm thú
Trước nói Viên Thuật đem quân đánh Lã Bố. Lã Bố bèn gửi thư liên kết với Dương Phụng, Hàn Tiêm làm nội ứng nên phá được Viên Thuật.
Thua trận, thiếu lương nên Thuật đem quân cướp Trần Lưu, Tháo nghe tin bèn đem quân đi đánh. Khi quân đi đến địa giới Dự Châu, Lưu Bị dẫn quân ra đón. Tháo sai mời vào trại, Lưu Bị vào dâng hai cái đầu. Tháo giật mình, Lưu Bị nói:

- Ðây là đầu Dương Phụng, Hàn Tiêm.

Tháo hỏi:

- Sao lại giết hai người ấy?

Lưu Bị thưa:

- Lã Bố sai hai người quyền coi Nghi Ðô, Lương Gia. Không ngờ hai người thả quân cho ăn cướp của dân, ai cũng ta thán. Bởi thế tôi có tổ chức cuộc thi “Chạy đua cùng cầm thú” và mời hai người đến đua.

- Kết quả thế nào?

- Dương Phụng thua cầm thú, tôi luận tội “Dương Phụng không bằng cầm thú” và đem chém đầu.

- Hic!

- Hàn Tiêm thắng cầm thú, tôi luận tội “Hàn Tiêm hơn cả cầm thú” và đem chém đầu.

Tào Tháo ngồi trầm ngâm nghĩ: Nếu mình tham gia mà chạy bằng cầm thú, chắc nó bảo mình “ngang hàng với cầm thú” rồi cũng đem giết.

Từ đó Tào Tháo bắt đầu cảnh giác với Lưu Bị.

Viên Thuật cho Lý Phong, Nhạc Tựu, Lương Cương và Trần Kỷ mười vạn quân để giữ Thọ Xuân, còn bao nhiêu tướng giỏi, cùng là vàng bạc châu báu trong kho, thu xếp nhặt nhạnh hết đem qua sông Hoài Nam.

Tào Tháo ngày đêm công thành, Lý Phong lo lắng quá nên phát bệnh nặng. Nói chuyện về Lý Phong, vốn khi trẻ yêu một cô gái sắc nước hương trời, người Giang Đông. Một hôm, trong lúc luyện võ công Lý Phong bị thương rất nặng, thầy thuốc nói không thể qua khỏi.

Vào thăm, thấy chàng đang hấp hối trên giường bệnh, người yêu Lý Phong lao tới ôm chầm lấy người yêu, thì thầm gọi tên chàng.

Như có một sức mạnh huyền bí, Lý Phong gượng tỉnh và mấp máy nói qua hơi thở:

- Có lẽ ta sẽ không qua được... ta chỉ tiếc rằng... từ ngày đầu tiên mình yêu nhau đến bây giờ... chưa khi nào được nhìn thấy thân hình của nàng... Hãy giúp... ta...

Người yêu Lý Phong nghe thế thoáng lưỡng lự, mặc dù phòng đóng kín nhưng lễ giáo không cho phép điều đó, nhưng rồi vì tình yêu, nàng vẫn từ từ cởi đồ trên người để người yêu ngắm.

Và như được tiếp sức sinh lực, Lý Phong dần dần hồi tỉnh và qua được cơn hiểm nghèo. Sau đó hai người thành hôn.

Nay nói chuyện Lý Phong vì lo chuyện thành bị đánh phá nên đâm ra ốm nặng. Một hôm, thấy trong người quá yếu, hơi thở không được tự nhiên như thường ngày, Lý Phong cho gọi vợ đến bên giường:

- Bà nó à! Hôm nay tôi thấy khó ở quá!

Câu chuyện của họ lại trở về trong ký ức của bà lão làm bà bừng tỉnh. Bà thì thào:

- Tướng công, xin hãy quay mặt vào tường. Bao giờ tôi tôi bảo quay ra thì mới được quay ra nghe!

Khi chồng vừa quay mặt vào, bà lão từ từ cởi đồ ra như ngày nào... Một lát sau, nói:

- Xong rồi! Tướng công hãy quay lại nhìn đi!

Lý Phong từ từ quay ra nhìn, nấc mạnh... từ từ quay vào trong... die luôn! Cái chết của Lý Phong làm náo loạn lòng quân, Nhạc Tựu, Lương Cương và Trần Kỷ thấy vậy vội dẫn binh ra đánh, nhưng do tinh thần quân lính suy sụp nên bị quân Tào đánh cho tơi bời. Trần Kỷ, Nhạc Tựu, Lương Cương đều bị bắt sống.

Bấy giờ về tháng tư năm thứ ba niên hiệu Kiến An. Tháo lưu Tuân Úc ở lại Hứa Ðô, sai binh khiển tướng tự thống lĩnh đại quân kéo đi đánh Trương Tú.

Nguồn 24h.com.vn​
 
L

lovelycat_handoi95

T@m quốc 24H (38): Chống mê tín dị đoan
Trước nói Tháo vây đánh thành, thấy hào rộng nước sâu, khó đến được gần thành nên Trương Tú không dễ bị đánh bại. Dạo đó do người ngoài hành tinh xuất hiện nên dân chúng tưởng là ma quỷ, cầu cúng loạn xà ngầu, bệnh mê tín lan cả vào trong quân.
Tháo thấy thế bèn ra thông báo:

- Hiện nay, mặc dù chúng ta vẫn trong thời kỳ phong kiến cổ hủ lạc hậu, nhưng không phải vì vậy mà vẫn còn tình trạng tin vào thần thánh. Chúng ta thờ ông bà tổ tiên để tỏ lòng tôn kính, nhớ tới tổ tông, chứ không phải để suốt ngày trông chờ vào thánh vào thần. Chúng ta phải xoá bỏ những gì là cổ hủ lạc hậu đi...

Lã Kiền bàn:

- Thưa thừa tướng, theo tôi hiện nay tình trạng chúng ta vẫn còn nhiều người mê tín đó là lý do những việc mà bọn giặc Khăn Vàng để lại. Theo tôi cần có một kế hoạch tuyên truyền thật nghiêm túc, thật rầm rộ...

Vu Cấm nhất trí:

- Tôi đồng ý với ý kiến đó. Đó cũng là điều tôi trăn trở lâu nay. Nhất là khi xe ngựa của nhiều vị tướng quân chỉ thích treo biển số đẹp. Tướng mà còn mê tín thì bảo lính thế nào được. Tôi đề nghị chúng ta phải quán triệt việc xoá bỏ hủ tục này, phải bỏ hẳn những ý nghĩ dù là nhỏ nhất vào việc tin vào thánh thần. Đề nghị thảo luận đưa ra những ý kiến cụ thể cho phong trào phòng chống mê tín di đoan.

Các ý kiến lần lượt được đưa ra:

- Phải làm pa-nô, áp phích treo khắp nơi.

- Cần đưa thêm môn “Không mê tín dị đoan” vào dạy cho lính.

- Nên mở cuộc thi đua với những câu hỏi về tệ nạn này.

Một đại biểu của dân bản xứ còn dứt khoát hơn:

- Ai có người thân hay bản thân có biểu hiện thân mê tín dị đoan thì không được giữ bất cứ chức vụ gì.

Lần lượt, đại biểu thủy quân, lục quân, không quân (quản lí bồ câu đưa thư), rồi đại biểu hội cựu chiến binh, hội những người vợ lính, hội vợ những liệt sĩ vô danh... phát biểu.

Cuối cùng, đại biểu hội những người nhà buôn, chuyên cung cấp đồ cho đội quân của Tháo, nói:

- Theo tôi, trước hết muốn mọi người không mê tín thì phải bắt đầu từ cái... tâm của họ. Như dân buôn bán chúng tôi, có thể không mê tín nhưng ai cũng làm một cái bàn thờ con con để yên tâm.

- Ý kiến cụ thể của ông là như thế nào? – Tào Tháo hỏi.

- Theo tôi, nên làm một... bàn thờ dưới cờ để cầu cho phong trào của chúng ta. Việc lập bàn thờ này không phải là việc mê tín. Mà là để mọi người yên tâm làm việc cho phong trào.

Mọi người vỗ tay rào rào. Cuối cùng Tào Tháo đưa ra quyết định: Cho lập một bàn thờ nhỏ để mỗi lần phong trào chống mê tín được phát động là cúng... lấy may. Vu Cấm được bầu làm trưởng ban tuyên truyền chống mê tín dị đoan.

Ít lâu sau, Vu Cấm có ý kiến xin lập bàn thờ để thờ thần “văn hoá mới” và thần “chống mê tín dị đoan”. Rồi một viên tướng kị binh xin lập bàn thờ thần “thanh niên sống lành mạnh”, hội phụ nữ xin thờ thần “ba đảm đang”... Khí thế chống mê tín dị đoan của cả đội quân bốc lên ngùn ngụt như khói hương từ các bàn thờ vậy.

Tuy nhiên, việc quân thì không được như ý Tào Tháo. Đánh mãi không được, lương cạn nên Tào Tháo dẫn quân về Tương Thành.

Khi đến bờ sông Dục Thủy, Tào Tháo nói rằng:

- Nhớ năm ngoái đại tướng của ta là Ðiển Vi chết ở chỗ này. Nghĩ đến, ta lại thương mà khóc.

Nhân dịp đang có phong trào chống mê tín dị đoan, Tháo lệnh hãy đóng quân mã lại đó, giết gà chó lợn làm tế vong hồn Ðiển Vi. Tháo tự mình thắp hương, cầu Điển Vi phù hộ cho phong trào. Ba quân ai thấy cũng động lòng.


Nguồn 24h.com.vn
 
L

lovelycat_handoi95

T@m quốc 24H (39): Hồn của một con chó
Trước nói Tào Tháo tế vong hồn Điển Vi có làm thịt rất nhiều gia súc, gia cầm. Một con chó bị giết, không phục bèn tới kêu Diêm Vương:
- Bẩm, con kiện lão Tào Tháo...

- Tội gì?

- Dạ, tội ngu ạ!

- Hừ, “ngu” không phải là một tội, người ta nói Tào Tháo gian hùng chứ chưa thấy ai nói ông ta ngu cả. Đừng kiện cáo lung tung, người ta bảo “chó khôn chớ cắn càn” biết chưa?

- Dạ, tiểu nhân biết. Nhưng vì ngu nên lão ta phản bội con.

- Xưa nay ta chỉ nghe nói chó phản bội chủ nhà chứ có nghe ai nói chủ nhà phản bội chó đâu?

- Bẩm, vì câu nói đó do loài người “sáng tác”, nếu loài chó chúng con biết nói thì sẽ khác ngay ạ!

- Thôi được rồi, vậy Tào Tháo phản bội ngươi như thế nào?

- Bẩm đại nhân, lão ta mua tiểu nhân ngoài chợ từ ngày tiểu nhân mới ra đời. Kể từ đó tiểu nhân phục vụ cho lão ta thật là khổ như... chó. Coi nhà, trông trộm, canh chừng trẻ con ngã, trước thì đuổi gà, đuổi trâu bò không cho vào phá vườn... Ôi thôi là việc!

- Đó cũng là công việc thường ngày của kiếp chó thôi, có vậy mới được người ta cho ăn chứ?

- Bẩm, lão ta chỉ cho tiểu nhân cơm thừa canh cặn. Viện cớ loài chó chỉ thích gặm xương nên bữa ăn chỉ có xương trộn... xương, thực ra loài người biết thừa là loài chó chúng con cũng khoái thịt lắm chứ. Thôi thì cái đó tiểu nhân cho qua, nhưng cái tội lão đem tiểu nhân ra làm thịt trong lễ tế Điển Vi thì không thể tha thứ được.

- Làm thịt? Làm thịt thế nào?

- Bẩm, đầu tiên lão ta cắt tiết tiểu nhân, sau đó đem thui bằng rơm. Thui xong thì rút xương chặt thành từng miếng nhỏ, rồi cho nước nghệ cùng mẻ, xì dầu để ướp thịt tiểu nhân khoảng 15 phút.

- Ngươi nói ướp với cái gì?

- Dạ, nước nghệ cùng mẻ và xì dầu.

- Vậy là lão ta định làm món thịt chó nấu nhựa mận rồi.

- Sao đại nhân biết?

Diêm Vương đỏ mặt ngó lơ sang chỗ khác rồi gắt:

- Kể thì kể cho xong đi, còn bày đặt hỏi này nọ?

- Vâng, lão ta cho mỡ vào chảo để nóng, đổ thịt tiểu nhân vào xào săn sau đó múc nước luộc thịt đổ vào chảo cho xăm xắp thịt rồi đậy vung lại đun nhỏ lửa cho đến khi cạn nước...

Một con quỷ mặt đen đứng sau lưng Diêm Vương nuốt nước bọt cái “ực”, nói:

- Đừng kể nữa kẻo đại nhân và ta lại thấy... thèm!

Diêm Vương cáu:

- Im ngay, trên công đường còn loạng quạng xía ngang là ta sai nhà bếp đem ngươi làm món... giả cầy đấy.

Rồi quay sang con chó, ngài nói:

- Kể tiếp đi.

Hồn con chó nghe đến “giả cầy” thì run như cầy sấy:

- Dạ, thịt chín... nêm mì chính... ăn kèm rau ngổ... dạ bẩm...

Diêm Vương đập bàn cáu:

- Đúng là lão Tào Tháo ngu thật!

Con chó mừng quýnh, vẫy đuôi rối rít:

- Vậy xin đại nhân cho gọi hồn lão ta xuống đây để...

- Không được. Sống chết đã có số rồi, số Tào Tháo còn dài, ta không làm bừa được. Nhưng để khỏi thiệt thòi cho ngươi, ta sẽ xem xét cho ngươi kiếp sau được làm...

- Kiếp người ạ?

- Sao ngươi hí hửng vậy? Kiếp người đã chắc gì hay ho? Thôi để ta cho người làm kiếp chó nhưng được ở một “nhà giàu mới”, được ăn uống sung sướng, đ-ược chủ nhà chăm sóc còn hơn cả con cái họ, nếu ngươi có chết đi không chừng còn được làm đám ma to nữa...

- Đa tạ đại nhân... Tiểu nhân từng nghe người ta kể về nhiều “đám ma chó” còn long trọng hơn đám ma một người nghèo.

- Thôi, bãi đường.

Lúc đi ra, con quỷ mặt đen thắc mắc với Diêm Vương:

- Đại nhân, làm thịt chó để ăn cũng là chuyện thường ngày ở... dương gian, sao đại nhân lại nói Tào Tháo ngu?

- Sao không ngu. Ngươi xem con chó có nhắc đến hai chữ “mắm tôm” trong lúc kể chuyện không?

- Không, nhưng... sao ạ?

- Hừ, làm món nhựa mận mà không có mắm tôm thì ngon thế... chó nào được. Thôi vụ án này coi như khép lại! À, thế truyện T@m quốc hôm nay kể đến đâu rồi ấy nhỉ?

Quỷ mặt đen tâu:

- Đến đoạn Tào Tháo cho quân đến đầu huyện An Chúng. Trước mặt thì Lưu Biểu đã giữ chốn hiểm yếu, đằng sau thì Trương Tú kéo quân đuổi theo. Tháo sai quân đêm ban đêm đào những nơi hiểm mở đường mai phục kỳ binh.


Nguồn 24h.com.vn
 
L

lovelycat_handoi95

T@m quốc 24H (40): Tào Tháo và Điêu Thuyền

Nay nói Lưu Biểu, Trương Tú, hai bên hội quân với nhau, thấy quân Tháo có ít, tưởng Tháo đã đi trốn rồi, kéo quân vào đường hẻm để đánh. Bấy giờ Tháo mới thả quân phục ra, đánh vỡ tan cả quân hai nhà, rồi lệnh lui quân về Hứa Đô.
Lưu Biểu, Trương Tú thua, nhặt nhạnh tàn quân rồi cùng bàn với nhau:

- Tào Tháo lui quân vội và có thể do Hứa Đô có chuyện gì đó.

Bèn cho quân đi do thám, quân do thám về báo: Do bữa tiệc tế Điển Vi làm đồ ăn không cẩn thận nên Tào Tháo bị... “Tào Tháo đuổi”, phải về Hứa Đô trị bệnh.

Từ đó Biểu về Kinh Châu, Tú giữ lấy Tương Thành. Tháo về Hứa Ðô, dâng biểu xin phong Tôn Sách tước Ngô Hầu, sai đến Giang Ðông.

Bấy giờ, có người tới gửi cho Tháo một bức thư tình của Lã Bố gửi cho Điêu Thuyền, Tháo mở ra xem, thư viết:

“Điêu Thuyền yêu quý! Tối nay anh nhận được thư em khi đã nhậu sương sương, nhưng vẫn còn đủ chút tỉnh táo để nhận ra rằng: Rất tiếc, anh không thể nhận lời chia tay của em được.

Em viết rằng em chia tay anh vì rượu. Vậy thì, em còn nhớ không? Ngày mới quen nhau, em thề non ước biển rằng không có gì làm phai mờ được tình yêu của anh và em. Tất nhiên trong đó có cả rượu, phải không nào?

Em còn nhớ không? Khi anh tỏ tình và em nhận lời, anh đã gần như ngất xỉu. Lúc đó mặt anh đỏ gay đỏ gắt, chân tay bủn rủn, miệng gọi tên em hoài. Và em đã phải dìu anh đến bên gốc cây bị bọn lâm tặc cưa trộm, lúc đó anh đã hoàn toàn mê sảng.

Vậy mà giờ đây, tại sao em có thể nói lời chia tay, khi mà anh vẫn luôn sống trong tâm trạng của “cái thủa ban đầu lưu luyến ấy”? (Mặt anh vẫn đỏ, tay chân vẫn bủn rủn...).

Còn muốn viết cho em nhiều lắm, nhưng anh phải dừng bút tại đây, vì có thằng bạn đang... lè nhè gọi tên anh ngoài cửa trại, rủ đi nhậu tiếp. Khi nào xong chầu nhậu này, anh sẽ lại nhớ đến em, yêu em và hình bóng của em sẽ lại đi theo anh trong... chầu nhậu tiếp theo.

Hôn em những cái hôn nồng cháy, như... rượu làng Vân vậy!”.

Tháo vốn thích gái đẹp, nay thấy Điêu Thuyền có vẻ như chán Lã Bố thì lấy làm mừng, bèn lệnh:

- Lã Bố suốt ngày rượu chè, không đáng mặt làm tướng. Ta phải thay vua bắt thằng này.

Tháo lập tức sai Hạ Hầu Ðôn, Hạ Hầu Uyên, Lã Kiền lĩnh năm vạn quân đi trước. Tự mình thống đại quân lần lượt kéo đi sau.

Lưu Bị ở trong thành Tiểu Bái nghe tin quân Tào đến, chỉ để Tôn Càn, My Chúc, My Phương giữ thành, mình cùng Quan, Trương nhân cơ hội đánh Lã Bố. Lã Bố tự dẫn đại quân đón đánh.


Nguồn 24h.com.vn
 
L

lovelycat_handoi95

T@m quốc 24H (41): Chuyện đêm tân hôn
Bấy giờ, Lã Bố đánh một trận làm Huyền Đức phải chạy về Bái Thành. Cửa thành vội mở đón Huyền Ðức, nào ngờ Lã Bố dẫn quân như bay xông thẳng vào thành.
Huyền Ðức vội chạy ra cửa Tây, bỏ cả vợ con mà chạy. Đến một khu rừng nọ, khi đến bên một cây cổ thụ nhất khu rừng, Huyền Đức thấy bia bắn cung được sơn lên khắp thân cây, và cắm đúng vào giữa mỗi cái là một mũi tên.

Huyền Đức kinh ngạc:

- Ai là cung thủ đáng kinh ngạc này?

Bầy tôi đều không biết. Huyền Đức ra lệnh:

- Tìm ngay nhà thiện xạ này cho ta. Phải dùng người này để trả thù cho Hạ Hầu Đôn (bị Tào Tín bắn hỏng mắt bên phải).

Tiếp tục xuyên qua rừng một vài dặm, đoàn quân tình cờ gặp một chú bé mang cung tên. Sau khi trò chuyện chú bé thừa nhận chính chú bắn những mũi tên nằm ngay vào giữa những cái đích, mà Huyền Đức đã thấy.

Huyền Đức cười:

- Không phải cháu đã đóng những mũi tên vào giữa đích chứ?

- Không, thưa tướng quân! Cháu bắn từ xa 100 bước. Cháu xin thề bằng tất cả những cái cháu cho là linh thiêng.

Huyền Đức lấy làm vui mừng:

- Đáng kinh ngạc thật sự! Cháu cho ta biết làm thế nào cháu trở thành một cung thủ ngoại hạng như vậy?

Đứa bé đáp:

- Dễ thôi, thưa tướng quân! Trước tiên cháu bắn tên vào cây, sau đó cháu... vẽ đích xung quanh nó!

Huyền Đức chỉ còn biết kêu:

- Hic, hic!

Rồi bảo cậu bé đi về nhà, lại tiếp tục dẫn quân đi tìm Tào Tháo.

Lúc bấy giờ Điêu Thuyền đã hết giận Lã Bố, sau trận đánh thắng Lưu Bị, Lã Bố muốn Điêu Thuyền vui lòng bèn tổ chức một đêm gọi là “tái tân hôn”. Đêm ấy, Lã Bố bắt tên lính hầu cầm nến đứng cạnh giường trong lúc “yêu” Điêu Thuyền.

Loay hoay một hồi mà Điêu Thuyền vẫn lạnh như băng trông rất... điêu. Vốn vừa giận nhau nên Điêu Thuyền chưa có cảm tình với chuyện này, nhưng Lã Bố cho rằng người hầu không biết cách chỉnh ánh sáng cho lãng mạn, nhắc:

- Soi sang bên phải đi.

Tên người hầu chạy sang bên phải giường, vẫn không có kết quả gì. Lã Bố cáu:

- Soi sang bên trái đi mày.

Tên người hầu lại chạy sang bên trái giường, nhưng Điêu Thuyền vẫn lạnh lùng trơ ra. Lã Bố nổi giận quát người hầu:

- Mày... vào thay tao, tao cầm nến cho!

Tên người hầu không dám trái lệnh, vội đưa nến cho chủ và... một lúc sau, Điêu Thuyền đã bắt đầu kêu lên đủ thứ tên thần thánh trên đời.

Lã Bố đắc thắng:

- Đó, thấy chưa? Thằng này đúng là ăn hại, mỗi việc cầm nến mà cũng không biết cách!

Vốn tính hiếu thắng, đêm ấy sau khi chợp mắt một lát, vào lúc nửa đêm, Lã Bố dẫn đại quân kéo đi đánh Tào Tháo.

Nguồn 24h.com.vn​
 
Top Bottom