Chuyên mục : T@m Quốc 24H

S

suzyana

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chương 1 : HỌC PHÉP BIẾN HÓA
Bấy giờ là vào đời vua Linh Đế, tại quận Cự Lộc có Trương Giác thi trượt tú tài, không quản đèn sách nữa, ngày ngày vào núi hái thuốc.
Bỗng một buổi sáng, đang vừa đi vừa dụi mắt thì Trương Giác gặp một ông lão mặt đỏ như hài đồng, mắt xanh như nước biếc, tay chống gậy lê, kêu Trương Giác lại đưa cho cái Card vidit có dòng chữ: “Lê Văn Bụt. Giải quyết đủ thứ”, rồi hỏi:

- Làm sao con khóc?

- Khóc đâu, tại bụi bay vào mắt nên nước mắt tràn ra đấy chứ.

- Vậy hôm qua làm sao con khóc?

- Hôm qua có khóc đâu?

- Vậy thì hôm kia, làm sao hôm kia con khóc?

- Hôm kia? Cũng không có khóc, đàn ông không khóc bao giờ.

- Sao lại không khóc bao giờ, chả phải có bài hát “Nước mắt đàn ông” là gì?

- Vụ này...

- Tóm lại đàn ông cũng phải có lúc khóc chứ, cố nhớ lại đi.

- À, có... lâu lắm rồi... con có khóc...

- Có thế chứ... vậy nghĩa là có khóc. Chúng ta nói lại từ đầu nhé: Làm sao con khóc?

- Tự nhiên con buồn không hiểu vì sao con buồn.

- Sặc!

Bụt nản, nhưng vẫn cố gắng hỏi có cần giúp gì không. Trương Giác nói:

- Thưa Bụt, con muốn có phép gọi mưa gọi gió.

- Cái này khó lắm - Bụt gãi đầu - nói vụ khác dễ dễ chút đi con trai.

- Vậy con muốn xung quanh khu vực con sống sẽ hết tắc đường, không bao giờ bị cúp điện nước, cây xăng không ăn gian xăng...

Bụt hoảng quá vội nói:

- Úi giời, nhiều thế thì quay về ước mơ đầu tiên vậy.

Nói rồi Bụt trao cho Trương Giác 3 quyển "thiên thư" và dặn:

- Đây là bộ "Thái bình yêu thuật" ta ban cho con để học. Học được sách này, con phải thay trời mà tuyên hóa, cứu dân độ thế. Còn nếu manh tâm đổi dạ thì sẽ gặt lấy quả báo không nhỏ.

Trương Giác tiếp lấy Thiên thư, bái tạ rồi hỏi:

- Con có điều này từ nhỏ vẫn hơi bị phân vân.

- Gì nữa đây cha nội?

- Đó là tại sao lâu nay người ta chỉ thấy có ông Bụt mà không có... bà Bụt?
Bụt đỏ mặt, gãi đầu rơi cả mái tóc giả, nói:

- Thôi, thứ tư tuần này ta sẽ giải thích, bây giờ đã sắp tới giờ người ta đi làm rồi, ta phải nhanh chân kẻo tắc đường thì khổ.

Dứt lời hóa thành luồng gió mát bay đi mất.

Lúc bấy giờ, vua Linh Đế tin dùng Trương Nhượng đến nỗi kêu Trương Nhượng bằng "á phụ". Bọn hoạn quan là Trương Nhượng, Triệu Trung, Phong Tư, Tào Tiết, Hầu Lãm, Kiển Thạc, Trình Khoáng... họp nhau xưng là Thập Thường Thị, chuyên làm điều gian ác.

Giặc giã khắp nơi dấy loạn lên như ong vỡ tổ.
:D:D
theo 24H
 
Last edited by a moderator:
S

suzyana

Chương 2 : GHI ÂM PHÒNG MẠCH
Trước nói Trương Giác thắc mắc tại sao chỉ có ông Bụt mà không có bà Bụt, sau này anh chàng mới hiểu rằng bà Bụt thường ở nhà cơm nước nên người phàm khó gặp.
Nay nói Trương Giác được bộ sách "Thái bình yêu thuật", ngày đêm tập luyện, chẳng bao lâu đã biết cách kêu mưa gọi gió, và tự xưng hiệu là "Thái Bình đạo nhân".


Tháng giêng năm Trung Bình thứ nhất (cũng đời vua Linh Đế). Trương Giác đem bùa phép đi trị bệnh cho dân gian, lấy hiệu là "Đại Hiền lương sư". Trương Giác lại mở lớp dạy thêm, đào tạo được hơn năm trăm đồ đệ, cũng học rành phép bùa chú, nên cả thầy trò chia nhau mở phòng khám tư nhân khắp nơi.


Sự đời, cứ hễ ở đâu đông người là có chuyện. Nhất là những phòng khám có tật… khám ẩu.


Ví như tại phòng khám của Trương Bảo (em Trương Giác, người sau này được ông anh phong làm Địa Công Tướng Quân), Bảo dặn bệnh nhân:


- Bà bị thiếu chất xơ nghiêm trọng, cần ăn thật nhiều quả màu xanh và phải ăn cả vỏ không được gọt bỏ.


- Tôi xin ghi nhận lời khuyên của tiên sinh.


Đến hẹn khám lại, Trương Bảo hỏi:


- Cách ăn hoa quả như vậy có ảnh hưởng gì không?


- Thưa không! Đào, lê, táo, nho... đều ổn cả, chỉ có... quả dừa thì ăn hơi lâu.


Trương Bảo nghe xong tái hết cả mào, từ đó cũng cẩn thận hơn khi dặn bệnh nhân điều gì.


Nhưng chuyện đó vẫn chưa phê bằng việc cậu út Trương Lương khám bệnh. Sau này theo Trương Giác làm phản và được phong làm Nhân Công Tướng Quân, Trương Lương vẫn hay nhắc lại vụ khám cho một nam bệnh nhân bị nhiễm độc. Khi đó Lương nói:


- Với biểu hiện như thế này, có thể khẳng định chắc chắn là ông đã bị nhiễm độc rất nặng.


- Trời ơi! Nguy hiểm quá! Vậy tôi bị nhiễm chất độc gì, thưa tiên sinh?


- Tôi cũng không dám nói trước. Chúng tôi chỉ có thể kết luận chính xác khi... khám nghiệm tử thi.


Bệnh nhân nghe xong thì “hết... hưởng dương” ngay tại phòng khám.


Bên cạnh đó, một mệnh phụ phu nhân nhan sắc đã đến độ héo tàn hồi hộp hỏi Trương Lương:


- Thưa, ông có thể can thiệp làm cho gương mặt của tôi trẻ đẹp lại được không?


Trương Lương chăm chú nhìn bà già rồi tỉnh rụi:


- Xin lỗi bà! Ở nước ta, việc chặt đầu bị cấm từ lâu rồi!


Đại loại là những việc như vậy, rất nhiều và diễn ra liên tục.


Truyền thống của dân Nam Á nói chung là cái gì quái đản lại thấy hay và tò mò tìm hiểu, giống như bây giờ biết rõ mười mươi là “bún chửi, phở chửi” nhưng vẫn cứ rủ nhau đi ăn, để rồi mất tiền cho người ta chửi vậy.


Nên thấy việc chữa bệnh lạ đời của Trương Giác thiên hạ rủ nhau vào chữa ào ào, đồ đệ của Trương Giác mỗi ngày một đông thêm.


Giác thấy đông người ủng hộ, bèn rêu rao với bá tánh rằng: "Nay vận Hán đã hết, ai nấy thuận trời theo chính", rồi xưng là Thiên Công Tướng Quân, có hơn năm mươi vạn người đội khăn Vàng hưởng ứng. Trương Giác cầm đầu một đạo quân kéo thẳng đến U Châu.


Quan thái thú U Châu là Lưu Yên vội triệu Châu Tĩnh vào bàn kế. Tĩnh nói nên gấp rút chiêu mộ nghĩa binh mới giữ nổi Châu này.


Lưu Yên nghe lời liền treo bảng khắp nơi chiêu mộ nghĩa binh.

:D:D
theo 24H
 
Last edited by a moderator:
S

suzyana

Chương 3 : KẾT NGHĨA QUÁN "VƯỜN ĐÀO"
Trước nói Trương Giác dẫn đầu một đạo quân khăn vàng kéo đến U Châu, Lưu Yên vội treo bảng khắp nơi chiêu mộ nghĩa binh.
Ngày kia, bản văn chiêu mộ nghĩa binh đưa đến Trác Huyện, dân chúng ra xem đông nghịt.


Trong số dân chúng ấy có một vị anh hùng tánh tình khoan hòa, ít nói. Tăng lương không cười, tăng việc không buồn, nói tóm lại là mừng giận không lộ ra sắc mặt, thuộc típ người có chí lớn, thích kết giao những anh hùng hào kiệt trong thiên hạ.


Người này họ Lưu tên Bị, tự là Huyền Đức, dòng dõi vua Hiếu Cảnh Hoàng Đế nhà Hán.


Huyền Đức ham đọc sách, nhưng nhà nghèo nên phải đóng dép, dệt chiếu sinh sống. Về sau ông chú là Lưu Nguyên Khởi giúp ăn học, thụ giáo Trịnh Huyền và Lư Thực, lại kết bạn với Công Tôn Toản.


Hôm ấy, khi đọc bản chiêu quân của Lưu Yên, Huyền Đức thở dài một tiếng. Bỗng nghe đằng sau có tiếng người nói lớn:


- Đại trượng phu phải vì quốc gia mà ra sức, chứ than thở có ích gì?


Huyền Đức quay lại, thấy người vừa nói mình cao tám thước, mặt dữ như cọp, mắt ốc tròn xoe, hàm én râu hùm, tiếng nói rền như sấm.


Tưởng gặp phải tay đầu gấu bến xe nào đó, Huyền Đức định bỏ đi thì người ấy nói:


- Tôi họ Trương tên Phi, tự là Dực Đức, ông cha mấy đời ở nơi Trác Quận này làm nghề bán rượu, thích kết giao những anh hùng hào kiệt trong thiên hạ.


Huyền Đức rất mừng, nắm tay Trương Phi dắt vào trong quán rượu đàm đạo, nhân tiện cưa đôi tiền rượu. Trong lúc hai người đang đối ẩm bàn thế sự thì có một hảo hán bước vào thét:


- Đem rượu thịt ra đây! Hôm nay ta uống say một bữa để ngày mai đầu quân giết giặc.


Chủ quán đem đồ ra, người đó nói:


- Ghi sổ nhá!


Chủ quán cáu:


- Xin bố, biết bố là ai mà cho chịu?


- Yên tâm đi, ta đọc T@m Quốc nên biết rồi. Sau này ta sẽ làm quan, mặc dù thanh liêm, nhưng lương bổng không đến nỗi không có tiền trả nợ cũ đâu mà lo.


Huyền Đức liếc nhìn ra cửa thấy người này mình cao lớn chín thước, mặt đỏ như thoa gạch non, mắt phượng mày ngài, tướng mạo đường đường, oai phong lẫm liệt.


Biết người ấy cũng là một cái thế kỳ nhân, Huyền Đức vội đứng dậy tiếp mời góp mồi nhậu chung và hỏi thăm danh tánh. Người ấy đáp:


- Tôi họ Quan tên Vũ, tự là Thọ Trường, sau đổi là Vân Trường, người đất Giải Lương. Thích kết giao những anh hùng hào kiệt trong thiên hạ. Nhân vì vùng tôi ở có một tên thổ hào mấy năm liền đêm đêm xả nước thải ra sông, tôi nổi giận giết chết nó rồi bỏ đi.


Huyền Đức đem chí nguyện của mình tỏ bày. Vân Trường mừng rỡ theo Huyền Đức và Trương Phi về trang trại để bàn bạc.


Trương Phi nói:


- Muốn làm nên việc lớn, cốt nhất phải hiệp sức đồng tâm mới được. Chúng ta nên tế cáo trời đất, kết làm anh em.


Thế là ba vị anh hùng thích kết giao những anh hùng hào kiệt trong thiên hạ lại cùng nhau ra quán “Vườn đào” làm lễ kết nghĩa.


Lúc sắp uống rượu thề, Trương Phi nhớ ra điều gì, đặt bát rượu xuống, đập bàn rầm một cái, thét:


- Cái thằng ku viết T@m quốc của 24H láo quá.


Quan Vũ bảo:


- Giật hết cả nẩy, nhưng mà nó láo như thế nào?


- Thôi, để thứ 2 tuần sau tôi giải thích trên “hai bốn giờ”.


- Xời! Chỉ được cái câu giờ!

Huyền Đức, Quan Vũ cùng nhăn nhó như vừa bị mất sổ gạo.

theo 24H
 
Last edited by a moderator:
S

suzyana

Chương 4 (ko dám post). qua chương 5 luôn :|
Chương 5 : VỤ ÁN "GÀ MÁI GÁY"
Đó là một buổi sáng, con gà Trống choai nhà ấy vừa đi vừa liên tục mổ xuống đất, mỏ ngoác lên:


- Thóc thật! Thóc thật!


Rồi một em Mái tơ tưởng bở chạy lại, lập tức bị Trống choai nhảy lên. Lũ gà con trông thấy kinh hoàng hét lên:


- Khiếp... Khiếp... Khiếp!


Con Vện già hàm răng đã rụng quá nửa, nhướng đôi tròng mắt lồi to vì bị viễn mà không đeo kính lên hỏi:


- Đâu? Đâu? Đâu?


Bà Ngan già nghe hỏi chạy ra xem, nhìn thấy đứa cháu yêu bị tai nạn, không biết làm sao đành la:


- Kíu... Kíu... Kíu...


Nghe tiếng la hét ồn ào, chị Vịt trốn con đang tắm dưới sông cùng nhân ngãi vội phi thân lên bờ, chị bĩu môi tức giận vì bị phá đám, liền quạt thẳng vào mặt bà già lắm điều:


- Mặc... Mặc! Mặc... Mặc...


Vậy là không ai can thiệp để mặc Trống choai hành sự. Xong việc, hắn ta nhảy lên bờ rào vươn vai, giũ đôi cánh dọn giọng khoan khoái gáy to:


- Trên đời chỉ có thế mà thôi...


Tủi hổ, em Mái tơ khóc lóc:


- Nhục... nhục... nhục... lắm!


Rồi nghĩ rằng kiếp làm gà trống sung sướng hơn nhường nào, Mái tơ vươn cổ gáy: “Ò ó o...” rất to!


Năm ấy, ngày mồng một tháng sáu, một luồng hắc khí dài hơn mười trượng bay thẳng vào điện ôn Đức. Vua hạ chiếu gọi các quan triều thần đến, hỏi:


- Gà mái gáy, hắc khi nhập điện, có phải là ngày tận thế không?


Quan Nghị Lang Thái Ung dâng sớ tâu: "Gà mái hóa gà trống là điềm đàn bà và hoạn quan làm loạn nước...". Lời tâu rất thống thiết.


Tào Tiết đứng núp đằng sau vua, xem trộm được tờ biểu, tức giận vô cùng, liền bàn mưu với bè đảng Thập Thường Thị gieo tội cho Thái Ung, cách chức đuổi về làm thứ dân nơi điền lý.


Trên đường về quê, Thái Ung thấy một bà cụ đi trên đường, hai tay xách hai cái túi to. Một cái túi bị rách, từ đó vài tờ ngân phiếu bay ra.


Thái Ung đuổi theo gọi bà cụ:


- Cụ ơi, tiền của cụ đang rơi kìa.


- Cám ơn quan đã nhắc nhở.


Bà cụ lụm cụm nhặt tiền. Thái Ung thắc mắc:


- Làm sao mà cụ có được nhiều tiền như vậy?


- Nhà tôi ngay cạnh sân vận động.


- Vậy là cụ phe vé?


- Không. Mỗi lần có trận đấu thì có rất nhiều người hâm mộ bóng đá đến xem và họ vô duyên tè bậy ngay vào vườn nhà tôi. Tôi nghĩ ra một cách, mỗi khi có trận đấu, tôi liền nấp dưới hàng rào, tay cầm một cái kéo to tướng. Mỗi khi có tên nào định vạch quần tè bậy thì tôi giơ kéo lên và quát: “Nộp ngân phiếu hay là bị cắt?”.


- Một sáng kiến không tồi chút nào! - Thái Ung phá ra cười, chợt nhìn cái túi thứ hai, lấy làm tò mò nên Thái Ung lại hỏi - còn cái gì trong túi kia vậy?


- Bẩm quan! Cái túi này... số là không phải ai trong bọn họ cũng đều trả tiền cả, nên tôi...


Rồi bà cụ vừa đi vừa cầm kéo vung vẩy, làm động tác cắt phầm phập. Thái Ung ngẩng mặt lên trời than:


- Thảo nào mà dạo này lắm hoạn quan đến thế! Gà mái gáy là phải, đây thực là số trời!

theo 24H
 
Last edited by a moderator:
S

suzyana

Chương 6 : ĐÁNH GIẶC TRỪ NỢ
Nhờ có Huyền Đức là tông phái Hoàng Gia (so theo vai vế thì Lưu Yên thuộc vai chú bác) nên cả ba người không phải qua giai đoạn... thử việc.


Vài hôm có tin báo tướng giặc Khăn Vàng là Trình Viễn Chí thống lãnh năm vạn quân kéo đến, Lưu Yên sai Châu Tĩnh dẫn ba anh em Huyền Đức cùng năm trăm quân hương dũng đi trước phá giặc.


Anh em Huyền Đức lãnh quân đến chân núi Đại Hưng. Quân giặc thấy kể cả đầu bếp, lái xe thì đội quân bên kia chỉ bằng một phần trăm bên mình, nên cả năm vạn quân lăn ra cười, thành ra thiệt hại một ít vì bị vỡ bụng trong lúc cười.


Trình Viễn Chí thấy thế nổi giận sai phó tướng Đặng Mậu ra đánh. Bên này Trương Phi xông đến, vốn lần đầu ra trận nên múa bát xà mâu loạn cào cào không có bài bản gì, thành ra Đặng Mậu không biết đó là kiểu gì để mà đỡ, trong lúc lúng túng bị Trương Phi đâm một xà mâu trúng ngay giữa... ngực ngựa, ngựa lồng lên làm Mậu ngã lăn xuống đất mà chết.


Thấy phó tướng mình chưa ra tay đã bị hại, Trình Viễn Chí liền múa đao đến đánh Trương Phi, nhưng Vân Trường đã vung Thanh Long Đao chém một đao đứt làm hai.


Người sau có thơ khen Vân Trường và Trương Phi trận này đánh hay như trong phim.


Quân giặc bị mất chủ tướng hoảng hốt chạy dài. Đoàn quân Huyền Đức đắc thắng kéo về thành, Lưu Yên tiếp đón, lấy chiến lợi phẩm quân sĩ thu được để thưởng cho họ.


Từ đó, hễ ra trận là thắng nên tiếng tăm của ba anh em nhà “Vườn đào” bắt đầu nổi tiếng. Một hôm Huyền Đức nói với Châu Tĩnh:


- Gần đây, nghe quan Trung lang tướng Lư Thực đánh nhau với Trương Giác ở Quảng Tôn. Bị tôi xưa đã từng theo học Lư tiên sinh và nợ một ít học phí, nay muốn đến đó giúp ân sư trừ nợ một phen.


Châu Tĩnh giải quyết cái rẹt:


- OK.


Rồi nói thêm:


- Mặc dù chưa đến ngày 15, nhưng vì công lao các người lập được thời gian qua nên ta vẫn trả công đủ nửa tháng lương và không bắt đền vụ phá hợp đồng.


Huyền Đức bèn kéo quân đến Quảng Tôn. Khi đến nơi, nghe Lư Thực dẫn binh đến Dĩnh Xuyên gấp. Bấy giờ ở Dĩnh Xuyên, Hoàng Phủ Tung và Châu Tuấn đang cho giặc núng thế rút vào một rừng lau rậm rạp để lập doanh trại.


Khi Huyền Đức đem quân đến thì ở đó vừa có đợt giải phóng mặt bằng làm khu công nghiệp, thành ra lau lách bị phá sạch, giặc Khăn Vàng không còn khu ẩn nấp bèn tháo chạy.


Giặc chạy chưa đầy ba mươi dặm thì lại gặp một tướng đầu to, mình to, tay chân to nhưng... mắt nhỏ, râu nhỏ, mũi nhỏ cầm đầu một đạo quân nhỏ đổ ra, quân giặc bạt vía kinh hồn, đứa nào đứa nấy chạy mất dép.

theo 24H
 
Last edited by a moderator:
S

suzyana

Chương 7 : CHIẾN ĐẤU TRÊN SA MẠC

Vị tướng nhỏ xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ đó chính là quan Kỵ Đô úy, người Tiêu Quận, nước Bái, họ Tào tên Tháo, tự là Mạnh Đức.

Về trận này, nhiều Giáo sư Sử học hệ... tại chức bên Tàu cho rằng: Khi đó anh em nhà Trương Lương, Trương Bảo ẩn nấp trong rừng lau thời gian dài nên quân lính bị bệnh tật nhiều. Nhằm đúng hôm bỏ chạy, Trương Lương có tổ chức bữa ăn gỏi cá đồng lấy sức, nên cả đạo quân mới bị “Tào Tháo đuổi” chạy té khói.

Bây giờ quay lại chuyện Huyền Đức cùng Quan, Trương vừa tới Dĩnh Xuyên thì giặc đã tan rồi bèn vào yết kiến Hoàng Phủ Tung, Châu Tuấn. Tung nói: - Trương Lương, Trương Bảo thế cùng lực tận, chắc là chạy sang Quảng Tôn hợp lực với Trương Giác. Các ngươi hãy tức tốc trở về đó mà giúp Lư tướng quân dẹp giặc.

Huyền Đức tức điên, vừa đi bên đó sang đây còn chưa kịp cởi giáp, bây giờ lại quay lại, cứ như mình là của nợ nên hai bên đá sang nhau không bằng.

Nhưng nghĩ là nghĩ vậy, Huyền Đức vẫn vui vẻ lấy vé khứ hồi cho đại quân về Quảng Tôn. Khi đến nửa đường, bỗng thấy một toán quân mã áp giải một chiếc tù xa, thì ra triều đình có thanh tra, nhưng Lư Thực không theo lệ “phong bao phong bì” nên bị thanh tra là Huỳnh môn quan Tả Phong vu khống rồi bắt về kinh đô.

Huyền Đức chẳng biết làm gì hơn, sẵn lúc quân sĩ đang máu chiến nên lượn quanh vùng đó, tìm ra Trương Giác đang vây Đổng Trác, bèn cho đội quân của họ Trương một trận lên bờ xuống ruộng, cứu được Đổng Trác ra.

Ba anh em cùng Đổng Trác về trại, từ đó ngày ngày cùng nhau luyện tập binh mã.

Một hôm, Đổng Trác cho quân tập trận ở sa mạc. Lính tráng rất bỡ ngỡ và phải làm nhiều việc. Quan trọng nhất là phải ngụy trang các loại xe và kho lương để làm sao cho địch không nhìn thấy, vì sa mạc rất trống trải.

Từ sáng đến trưa, họ loay hoay đắp cát lên xe lương, hoặc buộc những tấm vải mầu vàng gần giống màu cát lên chúng, lấy xương rồng chồng lên trên cùng. Nói chung, họ đã làm đủ cách.

Lưu Bị, Vân Trường và Trương Phi bắt thăm phải chiếc xe lương to nhất nên rất vất vả khi làm ngụy trang. Đến lúc mặt trời đứng bóng mới xong việc, xoa tay mãn nguyện, ba người ăn trưa và đi ngủ.

Nhưng khi thức dậy thì vô cùng lo sợ khi thấy bóng chiếc xe ngày một dài ra trên cát, từ xa cũng trông rõ mồn một. Chưa biết làm thế nào thì Đổng Trác đến kiểm tra và quát lên:

- Thế này thì còn gì là ngụy trang, bọn Khăn Vàng kéo đến thì đánh bằng niềm tin à?

Trương Phi trả lời:

- Biết làm sao được. Em đã làm mọi cách rồi.

Đổng Trác gắt:

- Thế thì cứ đứng giương mắt ra mà nhìn à?

- Nhưng em bó tay rồi - Trương Phi gãi đầu gãi tai.

Đổng Trác lúc này càng gắt to hơn:

- Đồ ngu! Lấy xẻng xúc cát để... lấp cái bóng ấy đi chứ còn gì nữa.

Vân Trường tủm tỉm cười, Huyền Đức im lặng không nói gì, nhưng Trương Phi thì hầm hầm:

- Hừ! Chúng ta lăn xả vào địch quân để cứu hắn khỏi tay Trương Giác, bây giờ hắn vừa ngu vừa vô lễ như thế! Phải giết hắn đi mới đã giận.

Nói rồi, Trương Phi cầm xà mâu định giết Đổng Trác. Đổng Trác vừa chạy vòng quanh xe vừa kêu cứu như lợn bị chọc tiết.

theo 24H
 
Last edited by a moderator:
R

_ragnarok_

Viết tóm tắt nội dung và đưa link được rồi bạn ạ ! Thế này cũng là một hình thức vi phạm bản quyền đó.
 
S

suzyana

Chương 8 : TÔN KIÊN XÀI CHIÊU CŨ
Đổng Trác có hiệu là Trọng Dĩnh, người xứ Lũ Tây, vùng Lâm Thao, làm quan Thái Thú quận Hà Đông, vốn là một kẻ có tính kiêu ngạo, thi thoảng lại nói những câu rất củ chuối như ở phần trước độc giả đã đọc. Bởi thế, Trương Phi muốn giết đi.
Huyền Đức và Vân Trường can:


- Thôi, dù sao giết nó cũng không có ích gì, mai báo chí lại đưa tin thì phiền.


Trương Phi hầm hừ:


- Vậy cứ ở đây, có ngày nó bắt xây cầu dưới đáy biển để đi dạo thì biết làm sao?


Sau khi bàn bạc ba anh em bỏ Trác Quận, ngày đêm kéo quân qua Dĩnh Xuyên theo Chu Tuấn.


Đổng Trác được cử đến thay thế Lư Thực để đấu chiến với Trương Giác, do ngại đánh nhau nên Trác cài người vào đầu độc Trương Giác.


Sợ hậu thế chê cười nên Trác cho đầu độc dần dần, đến lúc sắp có hiệu quả thì bị vua triệu về trách mắng tội không ra trận, và sai Hoàng phủ Tung ra thay thế.


Hoàng Phủ Tung đến nơi thì Trương Giác đã chết vì đến thời điểm ngấm thuốc độc. Quân của Giác tan tác cả. Tung dâng biểu báo công, triều đình phong cho làm Xa Kỵ Tướng quân.


Bấy giờ còn dư đảng của giặc Khăn Vàng thỉnh thoảng kéo ra quấy nhiễu dân lành. Triều đình sai Chu Tuấn đi dẹp giặc các nơi hiểm yếu. Chu Tuấn tuân lệnh kéo quân ra đi.


Được vài ngày thì bỗng thấy trước mặt có một đạo binh kéo tới, tướng đi đầu là một trang thanh niên trán rộng, mắt sáng, lưng gấu, vai hùm, oai phong lẫm liệt. Người này họ Tôn tên Kiên, quê ở Ngô quận, tự là Vân Đài, dòng dõi Tôn Vũ Tử.


Tôn Kiên năm mười bảy tuổi, một hôm cùng cha đi thuyền xuống sông Tiền Đường, thấy một bọn cướp hơn mười đứa vừa cướp tiền của khách buôn, đang cùng nhau chia của trên bờ. Kiên nói với cha rằng:


- Con xin lên bắt lũ giặc này.


Bèn cầm dao nhảy vọt lên bờ, vừa múa đao vừa thét; chỉ đông chỉ tây như cách ra hiệu mọi người. Giặc tưởng quan quân đến, bỏ hết của cải chạy chốn. Kiên vừa đuổi vừa giết được một đứa, bởi thế nổi tiếng ở mấy quận huyện, được tiến cử giữ chức hiệu uý!


Một bữa nọ có thông báo thanh tra từ Tổng công ty xuống kiểm tra làm sếp của Tôn Kiên lo cuống cuồng, quên ăn quên ngủ vàng vọt cả người. Tôn Kiên thấy vậy thì nói:


- Sếp để em lo!


Ngày thanh tra đến, Hiệu úy Tôn Kiên ra đón, trong đầu định dùng bài “đánh đông đánh tây” như xưa. Trong lúc làm việc với thanh tra, thỉnh thoảng Kiên lại kể về việc quen với quan Thái thú này, viên tướng nọ, thậm chí đã từng ăn cơm với nhiều Hoàng thân quốc thích.


Mấy ông đoàn thanh tra vừa làm việc vừa liếc, và ngầm ra hiệu cho nhau mỗi lần Kiên kể chuyện. Kiên lấy làm đắc ý.


Giữa buổi làm việc, một thành viên đoàn thanh tra nói:


- Này chú Tôn Kiên. Làm việc nghiêm túc đi, đừng ngồi đó giả đò linh tinh cho thêm tốn... nước bọt!


Sau đợt thanh tra đó sếp cho Tôn Kiên về vườn vì tội làm xấu mặt cơ quan. Kiên dẫn lính đi lang thang tìm công việc mới, được Chu Tuấn thu dụng cùng nhau hiệp binh để truy nã giặc Khăn Vàng.


Từ đó Kiên cùng ba anh em Lưu, Quan, Trương liên tục lập công nên được phong Tư Mã, Huyền Đức được phong Huyện úy huyện An Hỉ!

Theo 24H
 
S

smack_hn

hay í .....................................................................................................
 
S

suzyana

Chương 9 : TRƯƠNG PHI TẨN ĐỐC BƯU
Bấy giờ giặc Khăn Vàng đã tan, bọn Thập Thường Thị vẫn được vua Linh Đế tin dùng, chúng lại có nhiều vây cánh, trong đó có Đốc Bưu.
Một hôm Đốc Bưu di hành đến huyện An Hỉ. Huyền Đức ra thành nghinh tiếp. Đốc Bưu gọi Huyền Đức nói:


- Hãy đem tất cả những vụ án tồn đọng ra để ta thay ông xét xử.


Công đường hôm ấy rất chi là nhộn nhịp, Đốc Bưu ngồi vểnh râu xét xử từng vụ án.


Đốc Bưu: - Loại thuốc này có ảnh hưởng đến trí nhớ của cô không?


Người đi kiện: - Có.


Đốc Bưu: - Ảnh hưởng như thế nào?


Người đi kiện: - Nó làm tôi trở nên hay quên.


Đốc Bưu: - Quên những gì? Hãy kể ra một chuyện mà cô đã quên!


Người đi kiện: - ?!


Đốc Bưu: - Cô có mặt ở đó khi người ta chụp ảnh cô không?


Người đi kiện: - Sặc!?!


Đốc Bưu: - Thời điểm đứa bé thụ thai là 8 giờ ngày 8 tháng 8?


Người đi kiện: - Vâng.


Đốc Bưu: - Cô làm gì vào lúc đó?


Người đi kiện: - Nói được chết liền.


Đốc Bưu: - Cô ta có 3 đứa con, phải không?


Người đi kiện: - Vâng.


Đốc Bưu: - Trong đó, có bao nhiêu bé trai?


Người đi kiện: - Không có bé trai.


Đốc Bưu: - Thế có bé gái nào không?


Người đi kiện: - Bó chiếu với câu hỏi.


Đốc Bưu: - Cô nói rằng chiếc cầu thang đó dẫn xuống tầng hầm?


Người đi kiện: - Vâng.


Đốc Bưu: - Và nó cũng dẫn lên trên nữa chứ?


Người đi kiện: - Quan lớn giỡn hả?


Đốc Bưu: - Hãy tả lại một số đặc điểm nhận dạng của người mà cô đi kiện. Người đi kiện: - Anh ta là một người tầm thước và để râu.


Đốc Bưu: - Người đó là đàn ông hay phụ nữ?


...


Đại loại là những câu hỏi như vậy, Huyền Đức nghe mà buồn ngủ bèn ra quán trà đá ngoài đường ngồi giết thời gian. Gọi cốc nhân trần xong chưa kịp uống, bỗng nghe có tiếng huyên náo, Huyền Đức vội vã bước ra xem thì thấy Trương Phi đang tẩn Đốc Bưu te tua.


Huyền Đức vội can không cho Trương Phi đánh nữa. Quan Công nói:


- Đại ca chỉ được chức Huyện úy nhỏ mọn nầy. Đã vậy, Đốc Bưu lại còn đến đây xử án kiểu xỉ nhục công đường của chúng ta, chỉ bằng giết quách cho đã giận rồi trở về quê trồng rau còn hơn.


Huyền Đức liền lấy ấn treo nơi cổ Đốc Bưu, và nói:


- Ngươi hãy đem ấn này về giao nạp cho triều đình, nhớ học thêm ngành Luật đi kẻo những người làm quan mang tiếng theo.


Đốc Bưu vội đi báo với quan Thái Thú quận Dĩnh Châu, vu cáo cho anh em Huyền Đức mưu phản.


Thái thú Dĩnh Châu ra lệnh khắp các huyện tầm nã. Ba anh em Huyền Đức dắt nhau qua Đới Châu ở với Lưu Khôi.

Theo 24H
 
S

suzyana

Chương 10 : HÀ TIẾN VÀ HÀ TIỀN
Hà Tiến vốn con nhà hàng heo, nhân cơ hội em gái vào cung làm quý nhân, nhờ sanh được hoàng tử Biện, nên mới được phong làm Hoàng Hậu. Hà Tiến cũng nhờ đó mà nhậm được trọng chức.


Trước nay vẫn thay mặt vua chỉ huy các đại thần dẹp loạn Khăn Vàng, sau đó dính vào vụ scandal của đứa cháu thành ra thân bại danh liệt.


Chuyện rằng cháu họ xa của Hà Tiến là Hà Tiền mở cây xăng kinh doanh, dạo đầu kinh doanh bình thường thì không sao, về sau Hà Tiền nghĩ ra chiêu khuyến mãi, bèn cho treo biển thông báo: “Đổ xăng ở đây có thể bạn sẽ được phục vụ sex miễn phí”.


Không bao lâu, một huyện quan lái xe đến, đổ đầy bình xăng rồi đòi khuyến mãi. Hà Tiền đề nghị khách hàng chọn lấy một con số bất kỳ trong dãy số từ 1 đến 10 và nếu đoán đúng sẽ được hưởng phần thưởng đã hứa. Huyện quan đoán số 8 và Hà Tiền đáp:


- Đại nhân đoán gần đúng. Con số chính xác hôm nay là 7. Xin lỗi, chúc may mắn lần sau.


Mấy hôm sau, vẫn vị huyện quan kia quay lại nhưng lần này đi cùng một đại thần. Hai người ghé trạm xăng, đổ đầy bình và lại đòi được khuyến mãi.


Hà Tiền một lần nữa ra câu đố cũ và yêu cầu khách hàng đoán. Huyện quan đoán ra số 2 và Hà Tiền đáp:


- Đại nhân đoán gần đúng. Con số chính xác hôm nay là 3. Chúc may mắn lần sau!


Khi hai người đánh xe đi, vị đại thần nói với huyện quan:


- Đây là trò bịp, thằng cha Hà Tiền chẳng bao giờ cho khách hàng của hắn đoán trúng và thưởng thức món tình cho không biếu không ấy đâu.


Huyện quan cười:


- Không phải trò bịp đâu. Chắc chắn là có!


- Sao ông biết?


- Bẩm đại nhân, vợ tôi đoán trúng và được thưởng 2 lần rồi đấy!


- Oạch?!


- Vợ tôi cũng kể là vợ đại nhân trúng thưởng mấy lần rồi kia mà?


Vị đại thần trợn mắt, tức điên người. Hôm sau vội đi gặp Trương Nhượng kể việc Hà Tiền mở cây xăng khuyến mãi sex và nói thêm:


- Việc này há chẳng phải là tổng xỉ vả những vị như công công đây sao? Vì các công công có trúng thưởng thì cũng không làm ăn gì được cho đời.


Trương Nhượng nghe cay mũi, vội cùng bọn Thập Thường Thị giả chiếu của Hà Thái Hậu cho gọi Hà Tiến và Hà Tiền vào cung, rồi giết cả hai người. Viên Thiệu nghe tin đùng đùng nổi giận nói với quan quân:


- Bọn hoạn quan dám mưu sát đại thần!


Một mặt gọi Thứ sử Tây Lương là Đổng Trác về tiếp ứng, một mặt dẫn quân lính sấn vào trong cung, hễ gặp tên quan hoạn nào là giết liền, chẳng kể lớn nhỏ già trẻ.


Khi Đổng Trác dẫn đại quân vào thành thì sự việc đã đâu vào đấy. Trác liền đem binh đóng ngoài thành, ngày ngày dẫn giáp sĩ cưỡi ngựa vào thành, hoành hành khắp phố xá, chợ búa.


Trác lại ra vào tự do nơi chốn cung đình, không kiêng kỵ gì hết. Đổng Trác còn phao tin mình được... người ngoài hành tinh xuống để giúp vua trị nước.

the0 24H
 
S

suzyana

Chương 11 : Người ngoài hành tinh xuất hiện
Nhân sự kiện cây xăng của Hà Tiền bị quân lính châm lửa đốt nổ tùm lum, Đổng trác phao tin do người ngoài hành tinh làm vụ này, còn bày ra một câu chuyện để dân chúng tin.
Chuyện rằng:
Hai sinh vật ngoài trái đất đáp xuống sa mạc (gần chỗ Đổng Trác bảo anh em Huyền Đức xúc cát lấp bóng xe lương ngày trước – độc giả có thể vào đây xem lại), cạnh một trạm xăng của Hà Tiền bỏ không do binh biến. Cả hai lại gần cột bơm xăng và một gã bắt chuyện với chiếc cột.
- Hipteen Sinja (đó của người ngoài hành tinh dịch ra tiếng trái đất nghĩa là “xin chào”). Chúng tôi đến trong hòa bình. Hãy đưa chúng tôi đến chỗ lãnh đạo của các bạn!


Đương nhiên là cột bơm xăng không trả lời. Gã sinh vật ngoài trái đất lặp lại lời chào một lần nữa, và cũng như lần trước, trả lời gã chỉ là sự im lặng.


Nổi nóng, y bèn rút khẩu súng ra, chĩa vào cột bơm, gằn giọng nóng nảy:


- Hipteen Sinja! Chúng tôi đến trong hòa bình. Hãy đưa chúng tôi đến chỗ lãnh đạo của các bạn! Nếu không, tôi sẽ bắn.


Gã đi cùng vội can:


- Đừng! Đừng làm hắn nổi nóng! Nguy...


Trước khi y kịp nói xong lời cảnh báo, gã đồng đội đã nổ súng. Một tiếng nổ lớn vang lên thổi tung cả hai đi xa tới hơn 200 mét, quật xuống bụi cát sa mạc.


Khi hoàn hồn, tên thứ nhất quay sang hỏi bạn:


- Thật là một sinh vật khủng khiếp. Suýt nữa thì nó giết chúng ta. Sao cậu lại biết là nó nguy hiểm đến thế?


Gã đồng đội đáp:


- Cậu khờ quá! Khi thấy một gã có "cái đó" dài đến mức đủ quấn quanh người 2 vòng rồi lại cắm vào tai thì tốt nhất là chớ nên gây sự với hắn. Dân chúng vốn thật thà lại có tính tò mò nên có nhiều người tin chuyện đó! Đổng Trác thêm oai quyền lừng lẫy, không biết nể nang ai nữa, lại vừa dụ được Lã Bố từ tay Đinh Nguyên nên lúc nào mặt cũng vênh như bánh đa nướng.


Một hôm Trác lập tiệc mời các quan đến. Rượu được vài tuần, Đổng Trác đứng dậy chống gươm nói:


- Nay vua nhu nhược, ta muốn phế, lập Trần Lưu Vương lên làm Hoàng đế. Có ai không thuận?


Quần thần ngồi im thin thít như thịt nấu đông, ông giả đò uống rượu, ông cúi xuống gắp rau.


Chỉ có Viên Thiệu đứng dậy:


- Ngài muốn bỏ trưởng lập thứ, chính là muốn tạo phản rồi.


Trác nổi giận mắng lớn:


- Ai dám không thuận? Ngươi tưởng lưỡi gươm của ta không bén chăng?


Thiệu cũng rút gươm ra khỏi vỏ:


- Gươm ngươi làm bằng sắt, gươm của ta bằng thép không gỉ, để xem đàng nào sắc hơn, hai người cùng rút kiếm ra giữa bàn tiệc rồi hằm hằm nhìn nhau, không bên nào chịu chớp mắt trước, mặc dù nước mắt nước chảy ròng ròng do phải trợn mắt nhìn lâu quá.


Cuối cùng Viên Thiệu mỏi tay vì kiếm nặng hơn bèn cáo từ các quan trở ra, treo trả cờ tiết ở cửa đông rồi bỏ về Ký Châu.


Ngũ Quỳnh nói:


- Viên Thiệu là người thích mưu kế, nhưng không quyết đoán, không đáng lo cho lắm. Bất nhược cứ cho hắn một chức để thu phục lòng dân!


Trác nghe lấy làm phải, ngay hôm ấy phong cho Thiệu làm thái thú quận Bột Hải. Sau đó phế truất Thiếu Đế và lập Trần Lưu Vương lên làm hoàng đế, tự phong mình làm tướng quốc.
 
S

suzyana

Chương 12: Tào Tháo biến thành gà mái

Lại nói về Tào Tháo, bấy lâu nhìn cảnh Đổng Trác lộng quyền coi chuyện phế lập vua như chơi thì lấy làm tức lắm, lâu nay Tháo vốn được lòng Đổng Trác nên mới nghĩ ra kế hành thích vào ban đêm.
Nghĩ là làm, Tháo qua nhà tư đồ Vương Doãn hỏi mượn con dao thất bảo. Chập tối, Tháo đến thăm Đổng Trác, cố tình câu kéo chuyện trò thật khuya, lại chuốc rượu cho Trác say mèm. Đến nửa đêm thì cả hai đã lăn ra chiếu rượu ngáy như sấm.

Khổ một nỗi là để Trác say thì Tháo cũng phải uống một lượng rượu khá nhiều, vì vậy Tào Tháo vốn định giả ngủ để hành thích Đổng Trác, ai dè ngủ thật đến nỗi nằm mơ.

Trong mơ, Tháo thấy mình gặp một người từ đầu đến chân diện toàn đồ trắng, Tháo hỏi:

- Ông làm ở đây? Sao dám tự tiện vào dinh tướng quốc?

- Đây không phải là dinh tướng quốc - người đàn ông đáp - Ta là thần đèn đây, và anh đang ở vườn nhà trời đấy!

- Cái gì? Ông nói vậy ý là tôi chết rồi à? Tôi chưa muốn chết rồi à? Tôi chưa muốn chết! Tôi còn còn có việc phải làm, không có tôi thì thời Tam Quốc sẽ khác, lịch sử sẽ khác. Tôi muốn ông đưa tôi quay trở về ngay lập tức.

- Không dễ dàng như thế đâu, số trời đã định rồi - Thần đèn nói - Anh chỉ có thể quay trở lại bằng việc đầu thai là một con chó hoặc một còn gà mái. Tùy anh chọn đấy.

Tào Tháo suy nghĩ một lúc và tính toán rằng làm chó thì quá tẻ nhạt, chứ làm gà mái thì có cuộc sống tốt đẹp và nhàn hạ hơn. Chạy lòng vòng với một con gà trống thì cũng không đến nỗi tệ.

- Tôi muốn quay về làm con gà mái - Tháo nói.

Và thế là chỉ một giây sau, Tháo thấy mình trong sân nuôi gà vịt, với một bộ lông tuyệt đẹp, nhưng cảm thấy như phần đuôi như sắp sửa nổ tung ra. Lúc đó thì một con gà trống đi tới.

- Này, chắc hẳn cô ta là cô gà mái mới mà thần đèn đã bảo tôi - hắn ta nói - Thế làm gà mái thì thấy thế nào?

- Cũng ổn, tôi nghĩ thế, nhưng tôi có cảm giác phần đuôi như sắp nổ tung ra vậy - gà mái, tức Tào Tháo vừa hóa kiếp nói.

- À - Gà trống nói - Đó là cô cần đẻ một quả trứng.

- Thế tôi làm thế nào bây giờ?

- Kêu cục cục hai tiếng, và cố hết sức đẩy nó ra.

Tào Tháo cục cục hai phát và lấy hết sức đẩy mạch, và phịch một quả trứng lăn ra đất!

- Ái chà! Cảm giác thật tuyệt!

Và thế là Tháo lại cục tác và làm như lần trước. Không thể tin được, lại phọt ra thêm quả trứng nữa. Lần thứ ba, đang kêu cục tác chợt Tháo nghe tiếng Đổng Trác gầm lên:

- Tào Tháo to gan, đã ngủ ở đây còn vãi xấu lung tung ra khắp nhà ta!

Tháo giật mình thức giấc, hoảng quá vùng dậy chạy ra sân cướp một con ngựa, nhảy lên phi thẳng, đến nỗi rơi cả dao thất bảo.

Người nhà Đổng Trác nhặt dao và đoán ngay ra chuyện Tháo định hành thích Đổng Trác bèn tâu lên, Trác cho phát lệnh truy nã.
Theo 24H
 
S

suzyana

Chương 13 : CÁ ĐỘ KIỂU HẠ HẦU ĐÔN

Tháo biết không còn đường lui bèn về nhà vay mượn tiền huy động người làm binh biến, chưa được mấy ngày các dũng sĩ khắp nơi kéo đến: Vệ Hoằng, Nhạc Tiến, Lý Điển, Hạ Hầu Đôn, Tào Nhân, Tào Hồng.
Trong số đó Hạ Hầu Đôn tự là Nguyên Nhượng là một mãnh tướng anh dũng, vẫn thích đi trừng phạt những kẻ ngông cuồng, tinh tướng.

Một lần, Đôn đến uống rượu ở quán nọ, chủ quán nổi tiếng là hay bắt nạt người nghèo, tính tình hách dịch lại thích đánh bài và cá độ. Đôn bảo:

- Tôi muốn gọi rượu đãi tất cả mọi người ở đây.

Chủ quán đáp lời:

- Được thôi. Tôi muốn nhìn thấy tiền của anh trước.

- Tôi là một tay cá độ chuyên nghiệp! - Đôn nói – cả vùng này không ai qua được tôi cả. Nên tiền lúc nào cũng đầy túi.

Chủ quán nóng mặt:

- Ví dụ cậu hay đánh cược chuyện gì?

- Nếu ông thích, tôi cá với ông 50 lạng bạc rằng tôi có thể cắn được mắt trái của tôi.

Ông chủ quán suy nghĩ: “người bình thường làm sao có thể tự cắn vào mắt của mình được”, rồi quả quyết nhận lời vụ cá cược này.

Đôn bất ngờ lôi con mắt trái là mắt giả của mình nhét vào mồm và cắn (trong một trận chiến Hạ Hầu Đôn bị mất mắt trái, và từ đó có biệt danh Manh Hạ Hầu - Hạ Hầu mù).

- Trời ơi! Cậu lừa tôi! - Ông chủ quán vừa nói vừa đau khổ rút tiền đưa cho Đôn.

- Được rồi, tôi cho ông một cơ hội khác: Tôi cá với ông 50 lạng bạc nữa rằng tôi có thể cắn mắt phải của tôi.

Ông chủ lại suy nghĩ một lúc rồi quyết định:

- Hai mắt của cậu không thể đều là giả được. Tôi sẽ chấp nhận vụ cá cược này.

Hạ Hầu Đôn lại bất ngờ lôi hàm răng giả ra đưa lên cắn vào mắt phải.

- Cậu lại lừa được tôi một lần nữa rồi! - Ông chủ quán cay cú.

- Đó là tôi muốn dạy ông, đừng tự nhận mình cái gì cũng là nhất.

- Tôi sẽ đòi lại số tiền cho cậu xem.

Sau vài uống rượu với mọi người, Đôn quay trở lại quầy:

- Ông chủ, tôi cho ông một cơ hội cuối cùng để đòi lại tiền như ông nói, tôi cá với ông 100 lạng bạc rằng tôi có thể đứng trên cái quầy này chỉ với một chân, và tè vào cái bình cổ trên giá rượu đằng sau ông mà không bị rơi ra ngoài một giọt nào.

Ông chủ quán lần này chắc mẩm thắng cược, vì thấy Hạ Hầu Đôn thậm chí không thể đứng vững với cả hai chân chứ chưa nói đến là một, lại còn “không bị rơi ra ngoài một giọt nào”. Lão cười:

- Ke ke ke... Tôi chấp nhận cá với cậu.

Đôn lập tức đứng lên quầy bằng một chân bắt đầu tè, “tưới” vào tất cả mọi chỗ, cả người chủ quán, cả quầy rượu nhưng không có một giọt nào vào được cái bình cổ kia.

Ông chủ quán hớn hở, vừa cười “ke ke ke” vừa nói:

- Này cậu, 100 lạng đấy nhé!

- Bạc của ông đây! Nhưng tôi vừa mới cá với đám người ở góc đằng kia 500 lạng, rằng tôi có thể vừa tè lên người ông, lên quầy rượu mà vẫn có thể làm ông cười sung sướng đấy.
Theo 24H
 
S

suzyana

Chương 14 : "SIÊU SAO" TÔN KIÊN
Nay nói Tào Tháo chiêu mộ nhân tài, Viên Thiệu cũng dẫn ba vạn quân rời Bột Hải kéo đến hội thề với quân Tào. Liên quân tám xứ cùng mời Lưu, Quan, Trương tham gia. Ra quân trận nào thắng trận đó
Lý Nho thấy tình hình rất là... tình hình, bèn nói với Đổng Trác: - Mấy hôm nay dân gian truyền nhau câu thơ đề: Mé Tây một nhà Hán / Mé Ðông một nhà Hán / Hươu chạy về Trường An / Mới khỏi phải gặp nạn.

- Nghĩa là sao?

- Là thừa tướng nên dời thiên đô về Trường An, mới khỏi lo được.

Trác mừng, cho thi hành ngay, sai phóng hỏa đốt cả cửa nhà dân chúng, và tôn miếu, cung phủ; Nam, Bắc hai cung, lửa khói mù mịt; bao nhiêu cung cấm hóa ra tro cả.

Liên quân nghe tin vội kéo về Lạc Dương nhưng đến nơi thì sự đã rồi. Riêng Tôn Kiên cứ than thở mãi vì sự chậm trễ này.

Đêm hôm ấy trăng sáng như sao và sao sáng như trăng.

Tôn Kiên tình cờ thấy cái giếng gần đó phát sáng bèn sai người đến xem. Thì ra có xác một phụ nữ ở dưới, trong người thấy có ngọc tỷ truyền quốc. Trình Phổ nói:

- Đây là điềm báo tướng quân lên ngôi vua. Tôn Kiên mừng rỡ bèn cho tập hợp quân sĩ lại.

Nhằm vào giờ đi ngủ nên một số người ngáp vặt, số khác nghoẹo đầu ngủ khò khò, nước dãi chảy ướt cả vai.

Tôn Kiên hét:

- Mả cha các anh em...

Tất cả binh sĩ cho đến người hầu đều giật mình ngơ ngác nhìn. Một số tướng thì trợn mắt nhìn Tôn Kiên, nhưng Kiên không nao núng lại tiếp tục bồi thêm:

- ... mả mẹ các anh em...

Binh sĩ nghiến răng hằm hằm nhìn thủ lĩnh, tất cả các tướng đồng loạt rút gươm ra, cánh người hầu cũng nhặt chổi cầm trong tay. Cả đoàn quân nhìn Tôn Kiên với ánh mắt hình viên đạn, sát khí bay lên tận trời. Kiên thong thả nói tiếp:

- ... đều bị Đổng Trác xua quân giày xéo, nhà cửa thì bị nó đốt sạch, phụ nữ bị nó cướp để làm điều xằng bậy. Nay anh em đứng đây mà ngủ gật được hay sao? Tôi vừa được trời ban ngọc tỷ truyền quốc sai tôi chuẩn bị lên làm vua. Làm vua chẳng thích thú gì cả, nhưng được cái là cung tần mỹ nữ đều rơi vào tay tôi...

Mọi người xì xào tỏ vẻ bất bình, Tôn Kiên nói tiếp:

- Nên tôi có thể giải phóng cho họ về quê lấy chồng...

Nghe nói đến lấy chồng, cánh phụ nữ đứng phía sau ồ lên, tất cả cùng hô: - Tướng quân vạn tuế, tướng quân là nhất. Tôn Kiên đẹp trai, Tôn Kiên hào hoa phong nhã...

Tiếng hô của chị em làm chim nào chim nấy giật hết cả mình, bay loạn xạ cả một vùng trời đầy ánh trăng sao. Nếu đây không phải là đang viết T@m Quốc thì tôi đã có thể làm bài thơ rất lạng mạn về cảnh này.

Tôn Kiên vốn đã hoạt ngôn, năm 17 tuổi giả đò quát mấy câu mà đuổi được một lũ cướp ở bến đò (nếu quên, bạn có thể bấm vào đây đọc lại, nếu ngại xin mời bạn theo dõi tiếp vụ này), bây giờ Kiên nói càng hào hào hứng:

- Hiện nay Tào Tháo về Dương Châu. Công Tôn Toản cùng bọn Lưu, Quan, Trương về phía Bắc. Viên Thiệu về Quan Ðông. Vậy nên chúng ta cũng tìm một mảnh đất làm chỗ gây dựng sự nghiệp, nếu mọi người đồng ý xin cho một tràng pháo tay.

Tất cả đều phấn khích, nhưng tay ai cũng đang cầm vũ khí nên không vỗ tay được, bèn bắt chước các fan của mấy anh chị ca sĩ, thay vì băng rôn, họ giương vũ khi lên trời hô vang không dứt:

- Tôn Kiên! Tôn Kiên! Tôn Kiên...

Được mọi người ủng hộ, Tôn Kiên liền kéo quân về Giang Ðông. Viên Thiệu nghe tin liền sai Lưu Biểu chặn đường nhưng không được.
Theo 24H
 
Last edited by a moderator:
S

suzyana

Chương 15 : Triệu Vân gặp Bụt
Bấy giờ, Viên Thiệu đóng quân ở Hà Nội, lương thảo thiếu hụt, Thứ sử Ký Châu là Hàn Phúc thỉnh thoảng cho người chở lương thực đến giúp.
Mưu sĩ Phùng Kỷ thấy vậy bàn với Viên Thiệu:

- Giúp thế này thì về sau vẫn phải trả, có câu “ăn trước trả sau đau hơn hoạn”, chi bằng tướng quân chiếm luôn Ký Châu cho xong.

Thiệu nghe lời kéo quân chiếm lấy Ký Châu, đuổi Hàn Phúc sang Trần Lưu nương nhờ Thái Thú Trương Mạc.

Công Tôn Toản hay tin bèn kéo quân sang hỏi tội Viên Thiệu, nhưng ít quân nên bị Thiệu đuổi cho chạy mất dép, may nhờ có một thanh niên trẻ tuổi lạ hoắc nhảy ra cứu.

Người cứu Toản họ Triệu tên Vân, tự là Tử Long vốn làm nghề tiều phu ở huyện Thường Sơn.

Một lần, Triệu Vân đi đốn củi cùng vợ, chẳng may vợ ngã xuống hồ sâu, mất hút. Triệu Vân đứng trên bờ la cứu. Một lúc sau Bụt hiện ra, ông này không phải ông đã cho Trương Giác sách như đã kể ở “T@m Quốc (2)”.

Triệu Vân kể lể sự tình, Bụt nghe xong lặn xuống hồ, lát sau dắt lên một cô gái xinh như mộng, mắt lúng liếng gợi tình, ba vòng đều đạt chuẩn Hoa hậu. Bụt hỏi:

- Vợ con đây phải không?

Triệu Vân lễ phép:

- Dạ đúng rồi ạ! Xin cảm ơn Bụt!

Thấy Bụt nổi cơn thịnh nộ (người ta bảo hiền như Bụt, vậy mà Bụt cũng tức giận thì đây là chuyện lớn rồi):

- Ta nhớ không nhầm, người chính là tên tiều phu lần trước rơi rìu xuống hồ này. Ta đưa rìu vàng, rìu bạc ngươi đều không nhận, chỉ nhận rìu sắc đích thực của ngươi. Lần này thấy gái đẹp làm mờ mắt phỏng?

Triệu Vân sụp xuống vái như bổ củi:

- Con nhớ chứ. Sau đó Bụt thưởng cho con hai chiếc rìu vàng và bạc. Cho nên lần này con... rút kinh nghiệm.

- Rút thế nào?

- Báo cáo Bụt! Con xin kể dài dòng một tí. Trước đây con quen một cô gái, cô ấy cũng xinh như cô này, lại hiền lành ngoan ngoãn, nói năng nhỏ nhẹ. Con nghĩ kiếp tiều phu lấy được vợ như thế khác gì chó ngáp phải ruồi, xin lỗi Bụt. Nhưng một thời gian sau, mụ vợ con đã trở nên chua ngoa đanh đá, nó oánh chồng như kẻ thù, chửi hàng xóm như tế sao. Thế là đời con coi như “ngáp phải... riềng” rồi!

- Thế liên quan gì đến chuyện này?

- Có chứ ạ! Nếu con không nhận cô này, Bụt lại đưa cô khác lên và con lại bảo không phải. Cuối cùng Bụt đem vợ con lên, rồi thưởng cả hai cô kia cho con nữa. Bụt ơi, con “ngáp” phải một “củ riềng” đã khổ rồi, Bụt cho con thêm hai “củ riềng” nữa thì con chết mất. Cho nên con phải nhận ngay để tránh hậu quả. Mong Bụt... thông cảm!

Thở dài thương xót, Bụt phất tay áo... biến mất cùng cô gái. Chờ mãi không thấy Bụt quay lại, biết chắc là không cứu được vợ, Triệu Vân nản quá bèn về nhà bỏ nghề tiều phu, định đầu quân cho Viên Thiệu nhưng thấy Thiệu bất nhân bất nghĩa (chiếm thành trì của ân nhân) nên ra tay cứu Công Tôn Toản.

Đổng Trác mượn chiếu Thiên tử sai người đến giải hòa, Viên Thiệu và Công Tôn Toản bằng lòng.

Mấy ngày sau Huyền Ðức phải sang Bình Nguyên trấn nhậm nên từ biệt Triệu Vân. Hai người cầm tay nhau nhỏ lệ, không nỡ rời. Triệu Vân than rằng:

- Nó nói thế mà cũng đồng ý hòa. Tôi cứ tưởng Công Tôn Toản thế nào. Huyền Ðức nói:

- Thôi, chú hãy chịu khó khuất thân nơi đây, chúng ta sẽ có ngày tái ngộ.
Theo 24H
 
S

suzyana

Chương 16 : Quán lạ trên núi

Viên Thuật cay cú, bèn gửi thư cho Tôn Kiên nhắc lại chuyện Lưu Biểu chẹn đường Kiên ngày trước. Kiên bèn đem quận đánh Lưu Biểu, trận đầu tiên đã bắt sống được Hoàng Tổ đang trấn giữ Phàn Thành.


Khoái Lương bàn với Lưu Biểu:


- Ðêm qua tôi xem thiên văn thấy một vì tướng tinh sắp sa xuống. Cứ theo quẻ bói thì vì sao ấy ứng vào Tôn Kiên.


Lưu Biểu nghĩ ra một kế bèn gọi Lữ Công vào dặn dò.


Hôm sau, Tôn Kiên đang ngồi trong trướng, bỗng quân thám mã lại đến báo:


- Trên núi phía Đông thành vừa khai trương quán “Giải lao giữa hai trận đánh cùng các mỹ nữ”.


Tôn Kiên đang buồn vì chưa nghĩ ra cách đánh hay, vội vã đi xem. Đến chân núi phía Đông thành, Tôn Kiên thấy ngã ba có 2 tấm bảng chỉ về 2 hướng. Một tấm ghi là: "Dành cho người nhiều tiền" tấm còn lại ghi: "Dành cho người ít tiền". Tôn Kiên tự nhủ:


- Ta đi vội không mang theo ngân lượng, đi vào đường dành cho người ít tiền vậy!


Tôn Kiên phi ngựa đi đến cuối đường lại gặp ngã ba có 2 tấm bảng chỉ về 2 hướng. Một tấm ghi: “Dành cho người trẻ" tấm còn lại ghi: "Dành cho người già".


Mặc dù năm đó Kiên 37 tuổi, nhưng đã có con lớn nên đọc xong biển thì lọ mọ quẹo vào đường dành cho người già cắm cúi đi (đoạn này bị Lữ Công đổ rất nhiều nước, đường trơn nên ngựa không đi được).


Ði đến cuối đường lại gặp ngã ba trên có 2 tấm bảng. Một tấm ghi là: "Dành cho người đẹp" tấm còn lại: "Dành cho người xấu", Tôn Kiên tự nhủ:


- Mình đánh nhau cả ngày đẹp cái gì nữa chứ?!!


Nghĩ rồi quẹo vào đường dành cho người xấu, vừa đi vừa tự động viên mình: "Sắp được thỏa trí tò mò rồi, cố lên".


Ði đến cuối đường lại nhìn thấy ngã ba trên lại có 2 tấm bảng rẽ ra 2 hướng. Một tấm ghi: "Dành cho người dẻo dai" tấm còn lại ghi: "Dành cho người xỉu xìu xìu". Tôn Kiên dừng ngựa lẩm bẩm:


- Mình đang mất hứng nghĩa là thuộc loại xỉu xìu xìu rồi.


Thế là rẽ vào con đường thứ 2. Nhưng khi đến cuối đường lại nhìn thấy chỉ có tấm bảng treo thật cao.


Tôn Kiên vừa kiễng chân vừa đánh vần hàng chữ, mồ hôi tuôn ròng ròng, tấm bảng ghi: "Ít tiền, già, xấu, lại còn xỉu xìu xìu thì làm gì được nữa, quay về Giang Đông thôi bố trẻ ơi"!


Tôn Kiên đọc xong ngã lăn ra đất, đau tim mà chết. Quân của Lữ Công phục sẵn ở đó đổ ra đánh bật toán đi cùng, rồi đem xác Tôn Kiên vào thành. Tôn Sách biết tin cha đã chết vì mắc mưu bèn khóc rống lên rất thảm thiết. Hoàng Cái nói:


- Ta nên cho một vào thành giảng hòa, và hẹn đem Hoàng Tổ đổi lấy thi thể Chúa công.


Tôn Sách sai Khải vào thành ra mắt Lưu Biểu. Biểu nói:


- Ngươi về bảo đem Hoàng Tổ đến đây, rồi hai nhà cùng bãi binh.


Hoàng Khải định ra về, nhưng đang định đeo giày (nhà Lưu Biểu vừa lau nên vào nhà phải để giày ở ngoài), bỗng có Khoái Lương chạy đến can Lưu Biểu:


- Không nên hòa! Tôn Kiên đã chết, các con còn bé, ta đánh một trận là lấy được Giang Ðông.


Biểu nói:


- Hoàng Tổ đang vay ta rất nhiều tiền, nếu bị chết thì ai trả nợ? Tôn Sách đổi Hoàng Tổ lấy xác cha, về Giang Ðông khéo nhún mình trọng người; hào kiệt bốn phương dần dần kéo đến theo.



Đổng Trác được tin Tôn Kiên đã chết, mừng rỡ: “Ta đã có thể kê cao gối ngủ ngon rồi!”. Nhưng thực ra lâu nay, tối tối Đổng Trác vẫn kê cao gối ngủ ngon như thường.
theo 24H
 
S

suzyana

Chương 17 : Điêu Thuyền kén chồng

Điêu Thuyền, bông hoa sắc nước hương trời ấy đẹp không bút nào tả nổi. Độc giả chỉ tưởng tượng thế này sẽ hiểu: Hàng đêm, trước khi đi ngủ Điêu Thuyền cởi bỏ xiêm y và đứng trước gương thần hỏi:


- Ê gương, ngự ở trên tường. Nhân gian ai đẹp được dường như ta?


Gương thần he hé mắt nhìn nàng mà đáp:


- Biết chết liền!


Vương Doãn nghĩ ra một kế, bèn cho treo bảng to tướng trước cửa nhà: “Điêu Thuyền, xinh hơn Thúy Kiều, kén chồng không kể tuổi, chi tiết liên hệ dieuthuyen_kenchong hoặc hỏi thăm tại nhà tư đồ".

Sau khi thấy Đổng Trác và Lã Bố đã đăng ký dự thi, Vương Doãn bèn tổ chức ngay.


Cuộc thi kén rể lần thứ nhất: Chọn người liều mạng, tất nhiên là được gọi dưới cái tên mỹ miều: “Tìm người dũng cảm nhất”. Điều kiện cuộc thi là các ứng viên phải bơi qua một cái hồ sau nhà quan tư đồ đầy cá mập, toàn loại hung tợn nhất được tuyển chọn từ khắp nơi. Nhưng khi đứng trên bờ, trước vạch xuất phát, giám quan hô “Một, hai, ba... nhảy” năm lần bảy lượt mà không có chú nào dám lao xuống hồ. Mặc dù trong đám dự thi có cả Đổng Trác hàng ngày thét ra lửa, và Lã Bố nổi danh anh... liều.


Tư đồ và Điêu Thuyền đang thở dài ngán ngẩm, định bỏ ra về thì đột nhiên Lý Nho lao vút xuống hồ, bơi như điên sang bờ bên kia. Mọi người hò reo ầm ĩ, giám quan chạy ngay đến bên:


- Xin chúc mừng! Lý tướng quân thật dũng cảm!


Lý Nho, mặt mũi xanh như *** nhái, gào lên:


- Cha tiên nhân thằng nào con nào vừa đẩy tao xuống hồ nhá! (ngoa hơn cả vụ thái giám chửi mất gà).


Vậy là cuộc thi phải tổ chức lại. Lần này, vẫn là cuộc thi bơi qua cái hồ ấy, nhưng đã được thông báo rõ, ngoài đỉa ra không có con “cá mập, cá... gầy” nào trong hồ cả. Ai bơi về đích trước sẽ thắng.


Đã nghe thông báo nên các thí sinh lao ngay xuống hồ sau khi hiệu lệnh xuất phát đưa ra, thi nhau bơi cật lực. Trên bờ, Điêu Thuyền cũng hò reo cổ vũ như mọi người.


Dưới hồ các thí sinh vẫn cật lực bơi, nhưng không ai dám qua mặt Đổng Trác, nên chàng nào chàng nấy giả đò đuối sức nhường cho Trác vượt lên.


Mặc dù bụng bự, nổi lềnh phềnh như phao nhưng Trác cứ thong thả bơi cũng luôn luôn dẫn đầu đoàn đua.


Duy chỉ có con nuôi của Trác là Lã Bố tính hiếu thắng nên luôn bám sát cha. Ngứa mắt, Đổng Trác vừa bơi vừa quát:


- Này này, Bố ơi là Bố, mày định vượt mặt bố mày đấy hả Bố?


Lã Bố đáp:


- Đây là cuộc đua mà bố, nên cả bố và Bố đều phải cố gắng, bố thông cảm cho Bố được không?


Thấy hai cha con cứ hết “bố” lại “Bố” mọi người cười bò ra, đặc biệt là quan tư đồ cười ngã cả xuống hồ ướt tùm lum (và như Học Trò Tếu từng viết: Ướt cả nơi... nguy hiểm nhất). Duy chỉ có Điêu Thuyền là không cười, vì nàng đoán là kiểu gì Lã Bố cũng phải nhường Đổng Trác, cuối cùng nàng nghĩ ra một mẹo khuyến khích cái khí thế trai trẻ của Lã Bố.


Nghĩ là làm, nàng chạy về phía bên kia bờ, nơi thí sinh phải bơi đến rồi nàng lần lượt cởi hết xiêm y trên người.


Nàng cởi đến đâu mắt Lữ Bố sáng đến đấy, mắt sáng tay chân cũng như được tiếp sức, Lữ Bố bơi như tên lao về đích, vượt qua Đổng Trác cả đoạn dài. Điêu Thuyền càng phấn khích, nàng tiếp tục cởi đồ, nếu không phải ở chỗ đông người chắc nàng đã “trở về thủa mới lọt lòng” rồi.


Nhưng lạ chưa, càng về sau Lã Bố bơi càng chậm, gần đến bờ thì Lã Bố gần như dừng hẳn mặc dù tay chân vẫn khua điên cuồng. Đổng Trác cũng có vẻ bơi chậm hơn nhưng cứ thong thả theo kiểu “từ từ rồi khoai sẽ nhừ” hướng về đích. Kết thúc cuộc thi, Đổng Trác thắng.


Sau khi quan tư đồ công bố kết quả, Điêu Thuyền chạy đến bên Lã Bố gào lên:


- Tại sao? Vì sao? Anh nhường cho ông ta phải không?


Lã Bố đau khổ phân bua:


- Sao với giăng cái giề. Nếu nàng cởi ít ta còn bơi được, tại nàng cởi nhiều quá nên ta bị... vướng vào rêu ở bên dưới.


Thương thay, ý trời đã định, muốn cũng không chống lại được. Đổng Trác lập tức sai đưa Ðiêu Thuyền đến tướng phủ, Điêu Thuyền khóc như mưa như gió
 
S

suzyana

Chương 19 :

Vương Doãn mở tiệc báo công. Mọi người ăn uống tưng bừng, ai nấy đều hỉ hả sung sướng. Rượu ngà ngà say, Lý Mông nói:

- Thưa các tướng quân cùng các quan, nhân lúc vui tôi xin có câu đố.

- Xin mời Lý tướng quân.

- Tôi đố mọi người biết đây là gà trống hay gà mái?

Mọi người chăm chú nhìn vào con gà luộc Lý Mông đang giơ lên. Vương Phương phẩy tay:

- Quá dễ! Đây là gà mái vì đùi nó nhỏ.

Lã Bố cười khẩy:

- Nhầm to! Đây là gà trống, đơn giản vì phao câu của nó to.

Mọi người tranh cãi quên cả gắp. Cuối cùng Vương Doãn (sau khi săm soi đầy kinh nghiệm) kết luận:

- Đây là gà mái. Thậm chí là gà mái vừa lấy chồng.

Tất cả ớ người trước sự quả quyết của Doãn bèn nhao nhao hỏi, Doãn cười:

- Mọi người nhìn thấy miếng thịt lưng của nó có nhiều vết xước không?

- Oa... Ra thế! – Tất cả ồ lên tâm phục khẩu phục – quan tư đồ quả là người có tầm nhìn, thảo nào khi xưa cùng Xuân Bắc buôn điện thoại.

Lại nói đệ tử ruột của Đổng Trác là Lý Thôi, Quách Dĩ, Trương Tế, Phàn Trù trốn sang Thiểm Tây chiêu mộ người Thiểm Tây rồi kéo quân về Trường An. Kéo về đến nơi thì nghe tin Vương Doãn đã chết sau bữa tiệc báo công. Số là sau khi tiệc tan khách khứa kéo nhau về, vợ của Vương Doãn tay chống nạnh hất hàm hỏi chồng:

- Ông đang làm trò gì vậy? Sao hôm nay lại mặc quần đùi tiếp khách?

Vương Doãn hậm hực:

- Phải, tôi muốn mọi người đều biết bà đã nuôi tôi như thế nào!

Bà vợ không phải tay vừa:

- Được! Nếu vậy ông hãy cởi luôn cái quần đùi ra đi, để cho họ thấy là ông có đáng để nuôi hay không!

Vương Doãn bị hạ nhục cay mũi, sẵn trong người nhiều rượu, khí nóng trong người bốc lên, mấy phút sau thì đột tử. Bà vợ hối hận quá bèn vào chùa Trấn Dư xin sư thầy làm lễ, nhưng sư thầy vừa bị đệ tử đuổi.

Số là tại lớp dạy diễn thuyết được tổ chức cho các nhà sư. Người giảng là gia sư thích nói về đề tài phụ nữ.

Bước vào lớp, gia sư hơi ngại ngùng nhìn quanh, toàn những nhà sư với những khuôn mặt hết sức thánh thiện, ông không biết nên bắt đầu thế nào? Sau một lúc phân vân, ông vẫn đi theo... đề tài phụ nữ. Tự tin bước lên bục giảng, gia sư nói:

- Những năm đẹp nhất trong đời tôi đã trải qua trong vòng tay của một người phụ không phải vợ tôi!

Các nhà sư há hốc miệng! Gia sư tiếp tục:

- Và người phụ nữ đó là mẹ tôi!

Cả lớp nổ ra một trận cười và gia sư tiếp tục giảng bài, sau đó kết thúc tốt đẹp.

Khoảng một tuần sau, vị sư chùa Trấn Dư quyết định dùng lối đùa vui đó trong bài thuyết giáo của mình. Trước mặt các đệ tử, đây là lần đầu tiên nói đùa nên sư chùa Trấn Dư hơi mất bình tĩnh khi bắt đầu:

- Những năm đẹp nhất của đời tôi trải qua trong vòng tay của một phụ nữ không phải vợ tôi!

Đám đông ngồi bên dưới bị sốc hoàn toàn. Sau khi đứng ngẩn người mãi, cố gắng nhớ lại đoạn thứ hai của câu nói vui mà không ra, cuối cùng nhà sư thốt ra:

- Tôi... tôi... tôi không thể nhớ ra cô ta là ai!

Thế là hôm sau tăng ni phật tử mời sư phụ... đi đâu thì tùy.

*
* *

Sau khi Đổng Trác và Vương Doãn chết, Tào Tháo nhân cơ hội nắm thế lực trong triều. Tôn Kiên về sau bị bạo bệnh qua đời, Tôn Quyền lên thay.
Gia Cát Lượng bỏ cả niềm đam mê bóng đá ra khỏi lều tranh giúp Lưu Bị. Vốn chiến thuật trong bóng đá cũng như đánh trận (hậu thế còn chế cả hoạt cảnh bài hát về chuyện này), nên Không Minh bàn: “Phía Bắc nhường cho Tào Tháo chiếm thiên thời. Phía Nam nhượng cho Tôn Quyền chiếm địa lợi. Ta chiếm lấy nhân hòa, trước chiếm Kinh Châu làm nhà, sau chiếm Tây Xuyên lập nghiệp!”. Lưu Bị coi đó là chiến lược cơ bản để thống nhất thiên hạ.
Kể từ đây “tam quốc phân tranh” chính thức bắt đầu!
Theo 24H
 
Top Bottom