[Chuyên mục] Mỗi tuần một tác giả !

Status
Không mở trả lời sau này.
M

maunguyet.hilton

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

MỖI TUẦN MỘT TÁC GIẢ.

Xin chào tất cả các bạn!:Mhi::Mhi:


Nhằm đáp ứng cũng như thỏa lòng hâm mộ,quan tâm

và mong muốn được giao lưu,bàn luận về tác giả-

tác phẩm bạn yêu thích,topic MỖI TUẦN MỘT TÁC GIẢ

xin được "ra mắt" như một thông điệp yêu thương

rằng :"tác giả phải chăng mang đến cho ta đau

khổ?...Có lẽ vì vậy mà ta yêu văn,thơ của

người.Bởi vì vui vẻ chớm đến cũng chớm đi,chỉ đau

khổ là hằng sâu muôn thuở.( Câu này là của

riêng mình tự sướng,tâm đắc đặt ra).:M037::M037:



Có thể nói,kho tàng văn chương Việt Nam là vô

hạn.Sức hút của nó là vô cùng lớn.Đọc mỗi tác

phẩm ta không quên "ngòi bút nên vần" ấy! Vâng!

Những tác giả tiêu biểu với trăm ngàn tập "hương"

văn, thơ "ngọc".Mỗi người là một lí tưởng,một

cách viết vô cùng khác biệt và đặc sắc.Bạn đọc

cũng vậy! Mỗi người có cách nhìn nhận khác.Vì

vậy,trong mỗi lòng người luôn đặt cho mình một

niềm tâm đắc cho riêng một tác giả-tác phẩm nào

đó,hay nhiều hơn một cũng rất tốt.:Mex10::M_nhoc2_16:



Tác giả (?),ta yêu,ta cất trong tim là quá đủ,ta

không phô trương,ta mặc... !chẳng phải nhìn

nhận,luôn đánh giá qua ngôn từ hay sự nổi tiếng

nào cả.Mặc...kệ.:M064::M062:



Vậy nên hạnh phúc ở đây là khi chúng ta cùng

chung một quan điểm,một niềm khao khát bày tỏ

tình yêu thầm kính với một tác giả nào

đó?!,chúng ta ngồi đây,dừng chân ngay tại topic

này,dốc bầu tâm tư ấy.Không thật sự màu mè hay

lan rộng,bài viết chỉ gòi gọn trong một phạm vi

nhỏ nhoi nào đó thôi,nhưng quả thật mỗi người nên

tâm niệm tự hào cho khoảnh khắc nhỏ bé này.Chúng

ta đồng hành cùng nhau-cùng các vị tác giả,ngược

dòng thời gian,nghiệm cho nhau thú vui thơ ca

của họ.:M031::M02:



....Tóm lại,đúng với tên topic,với những tâm

sự,lí do nêu trên,MỖI TUẦN TÁC GIẢ sẽ giới thiệu

một cách rõ nét nhất về một "đối tượng" tác giả

trong 7 ngày,các bạn là mem của diễn đàn,ta cùng

vào bình luận,đóng góp nguồn thông tin,những nét

tiêu biểu,cuộc đời và sự nghiệp văn chương của

tác giả được chọn trong tuần,đồng thời bình luận

cả những tác phẩm hay của người đó.:M38::M059:


— -:-:- — Các bạn có quyền bầu chọn cho tác giả -người sẽ được xướng danh ở tuần sau.Mọi yêu cầu về tác giả bạn có thể gữi về cho các mod box văn 10 : thuy_078 :M035:; s0cbay_kut3 :M035:; ooookuroba:M035: hoặc chủ topic maunguyet.hilton:M035:.


Thân mến!@};-:-*
------

Bây giờ chúng ta sẽ đến với tác giả đầu tiên:

HỒ DZẾNH




hodzenh.jpg
[YOUTUBE]zK9sKkqhExg[/YOUTUBE]
 
Last edited by a moderator:
M

maunguyet.hilton

Một thoáng...hương thơ...

Không có ngữ từ nào để giãy bài về cảm xúc khi t được nghe thơ ông.Không quá màu mè nhưng sâu đậm,không gào thét nhưng cháy bỏng...t yêu thơ Hồ Dzếnh!Không phãi "hẹn" mà là tình cơ,bê quyển sưu tập thơ,t nín thở trước trang giấy đầu tiên với 2 dòng chữ nhoè mực tím.."Hồ Dzếnh"..!?
Nghĩ lại không biết cái tuổi còn bơm mực viết ấy,sao lại Hồ Dzếnh đâu đây? Để cái dấu chấm hỏi đi cùng chấm than là phải!À thì ra là lúc trước t bắt chước chị Thảo ghi vậy.Cũng ngộ nhĩ? không ngờ theo dòng thời gian đưa thoi,khung cữi nay đã dệt nên tập thơ dày cộm,t không đếm nhưng biết vậy.Vì khi cầm vào nặng thật!Nặng như những trang thơ lay láng cảm xúc của bao nhiêu nhà thơ trong này.
Lần này không cân,không đong đếm,càng không là dự định,hứa hẹn,t sững sờ đến ngạc nhiên.Bài thơ "Ngập ngừng" của Hồ Dzếnh đã được t viết đi viết lại rất,rất nhiều lần.Có lẽ sẽ đếm được nhưng nó là con số vô giá.Nghĩ lại năm lớp 6 đi thi học sinh giỏi văn,gần đến giờ ốp,t được mời lên phát biểu.Sau đó được "phỏng vấn".Mọi người nghe t giới thiệu thi văn đã bảo t đọc 1 bài thơ coi như củng cố,tặng các thí sinh dự thi làm bài tốt.Do dự,tên tiêu đề vẫn chưa nhớ mà vần thơ đã tuông tới,t đọc theo mạch cảm xúc.Kết thúc bài thơ,t sượng cả người vì xấu hổ.Một cô giáo đứng lên,khẽ lại gần nhắc t chưa giới thiệu tên bài thơ ,tác giả cho tất cả cùng biết ,lời nói nhẹ nhàng và trìu mến.T bẽn lẽn giới thiệu" Đấy là bài thơ Ngập ngừng của nhà thơ Hồ Dzếnh".Lập tức cô vỗ tay,xoa đầu t làm cả sân trường của buổi thi cũng rộn lên vì tiếng vỗ tay.Lần đầu tiên trong đời ,t thấy tự hào về mình,về vốn thơ ấy.T lại thêm yêu da diết bài thơ kỉ niệm này...Cảm xúc đến thật nhẹ nhàng,t không biết nói làm sao!Gìơ đây vần thơ ấy lại lai láng tràn về,ngập cả tâm hồn của một cô bé chưa đến tuổi trăng rằm nhưng rạo rực say mê,yêu thơ.


NGẬP NGỪNG
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân
Ngó trên tay thuốc lá cháy lui dần
Tôi nói khẽ: ôi, làm sao nhớ thế!

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé.
Em tôi ơi, tình có nghĩa gì đâu
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu
Thuở ân ái mong manh hơn nắng lụa
Hoa bướm ngập ngừng, cỏ cây lần lữa
Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi
Chỉ ngày mai mới đẹp ngày mai thôi
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Tôi sẽ tránh, cố nhiên, nhưng rất nhẹ
Nếu trót đi em hãy gắng quay về
Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp khi hãy còn dang dở
Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
Cho ngàn sau lơ lửng với ngàn xưạ..
Hồ Dzếnh.​
 
Last edited by a moderator:
M

maunguyet.hilton

Bình thơ.

Hồ Dzênh nổi tiếng với nhiều tác phẩm văn thơ.Đã có rất nhiều bình luận,phân tích trong văn thơ của ông.
Bài thơ Ngập Ngừng là một trong những bài thơ hay của ông.T rất mong được cùng tất cả đưa ra ý kiến nhận xét,trao đổi bình luận hoặc là đi phân tích bài thơ,sao cho nó đạt đến sự tuyệt vời nhứt,đáng đi vào lòng bạn đọc hơn hết.
Ngoài ra các bạn yêu văn cũng có thể post những bài thơ khác của ông hoặc những bài thơ mình vô cùng tâm đắc để chúng ta cùng san sẽ cảm xúc ...v...v nhé!
Thân!
 
N

nhoc_bettyberry

Đc biết ông qua phong cách hồn thơ hai ngả cùng tác giả: Thạch Lam và Thanh Tịnh. Quả thật rất thích cách viết của 3 nhà văn này :x

“Đời xếp anh, tôi và Thạch lam
ngồi chung một chiếu hội văn đàn
chao ôi! Chiếu đã hai lần lạnh
còn lại mình tôi với thế gian
dẫu biết đường đi chỉ có chừng
gió chiều sao vẫn ớn trên lưng?
Trái tim bỗng dội niềm xao xuyến
Tàu rẽ vào ga. Chặng cuối cùng
Thôi nhé anh về vui bạn cũ
Tôi chờ đến hẹn lại thăm anh
Lòng ta như nước sông Hương ấy
Vời vợi trời thu dáng núi xanh.”
( Hồ Dzếnh)

:(.
P/s: Rất thích văn bản " Tôi đi học" :M04:
 
O

ooookuroba

Hồ Dzếnh (1916 - 1991) quê ở Trung Quốc. Tên Hồ Dzếnh là phiên âm từ "Hà Anh" (giọng Quảng Đông)

Thời thơ ấu, ông có mấy năm lên vùng rừng núi sống với bố của mình (là Hà Kiến Huân thì phải, quên mất rồi :-?) làm nghề bán gỗ cho các nhà buôn.

Hồ Dzếnh không có ý định trở thành nhà văn, nhà thơ. Ông không thuộc một nhóm văn đoàn nào, một tổ chức văn nghệ nào trước Cách Mạng.

Tác phẩm của ông không nhiều. Lại không tập trung ở một tờ báo hay đặc san nào. Với bản chất trầm lặng, ông luôn khiêm tốn tự cho mình như là người mới bắt đầu bước vào nghề viết. Tuy nhiên, với hai tập thơ văn Chân trời cũQuê ngoại, ông được biết đến như một nhà văn có chân tài.
---

Mình còn giữ một bài thơ viết tay của Hồ Dzếnh. Cũ lắm rồi. Hồi năm 1988

untitled.jpg


Chữ hơi mờ. Đây là nguyên văn:

Chiều

Trên đường về nhớ đầy
Chiều chậm đưa chân ngày
Tiếng buồn vang trong mây

Chim rừng quên cất cánh
Gió say tình ngất ngây
Có phải sầu vạn cổ
Chất trong hồn chiều nay?

Tôi là người lữ khách
Mầu chiều khó làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây

Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây...


Hồ Dzếnh.​

 
Last edited by a moderator:
M

maunguyet.hilton

HỒ DZẾNH

"Nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa"


Từ những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ 20, trên văn đàn Việt Nam có 2 tập truyện ngắn gần như xuất hiện cùng một lúc. Cả hai tác phẩm đã được người đọc đón nhận với tất cả sự quý mến. Mãi đến hôm nay đã gần 70 năm, bao thế hệ người đọc yêu mến văn chương vẫn còn say mê hai tác phẩm ấy. Đó là tập truyện ngắn "Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng và "Chân trời cũ" của Hồ Dzếnh. Đây là hai trong những tập truyện ngắn hay của văn học Việt Nam ở thế kỷ 20.
Hồ Dzếnh tên là Hà Triệu Anh sinh năm 1916 tại làng Đông Bích xã Hòa Trường huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Ông mất vào ngày 13/8/1991 tại Hà Nội. Gần 60 năm cầm bút, Hồ Dzếnh để lại cho đời các tác phẩm chính: Về văn có: Dĩ vãng (Truyện vừa – 1940), Những vành khăn trắng (Truyện dài – 1942, ký bút danh Lưu Thị Hạnh), Tiếng kêu trong máu (Truyện dài – 1942), Một chuyện tình 15 năm về trước (Truyện dài, ký bút danh Lưu Thị Hạnh – 1943), Chân trời cũ (Tập truyện ngắn – 1943), Cô gái Bình Xuyên (Truyện vừa – 1946), Hồ Dzếnh - tác phẩm chọn lọc (1988). Về thơ có: Tập thơ Quê ngoại (1942), Hoa xuân đất Việt (1946).
Hồ Dzếnh viết truyện dài, tiểu thuyết, thành công với tập truyện ngắn Chân trời cũ. Nhưng, thơ mới thật sự làm cho tên tuổi của ông nổi tiếng và được đông đảo bạn đọc yêu thích.
Thơ Hồ Dzếnh tràn đầy tình cảm, chân thật, độc đáo, mang vẻ đẹp tuyệt vời và sâu sắc, mới lạ. Thơ lục bát của Hồ Dzếnh mang hơi thở tâm hồn phương Đông. Nhà thơ Bùi Giáng mỗi lần đọc những bài thơ lục bát của Hồ Dzếnh đều nhận xét với tất cả lòng cảm phục: "Chẳng khác giải ngân hà lấp lánh nhớ nhung trên bầu trời văn học Việt Nam".
"Phút linh cầu mãi không về
Phân vân giấy trắng chưa nề mực đen
Khói trầm bên giấc mơ tiên
Bâng khuâng... trăng rải qua miền quạnh hiu
Tô Châu lớp lớp phù kiều
Trăng đêm Dương Tử, mây chiều Giang Nam
Rạc rời, vó ngựa quá quan
Cờ treo ý cũ, mây dàn mộng xưa
Biển chiều vang tiếng nhân ngư
Non xanh thao thiết trời thu rượu sầu
Nhớ thương bạc nửa mái đầu
Lòng nương quán khách nghe màu tà huân
Buồn Tư Mã, nhớ Chiêu Quân
Nét hoa thấp thoáng, ý thần đê mê
Phút linh cầu mãi không về
Phân vân giấy trắng chưa nề mực đen..."


(Đợi thơ)


Với một tâm hồn nhạy cảm, Hồ Dzếnh viết những câu thơ như một lời tiên tri về giây phút cuối cùng của một đời người với nhiều hệ lụy trần gian. Đọc xong, chúng ta nghe lạnh cả người và phải ngậm ngùi thở dài:
"Nằm đây tưởng chuyện ngàn sau,
Lung linh nến cháy hai đầu áo quan
Gió lìa cành lá không vang
Tin ta vĩnh quyết trần gian hững hờ!
Bao nhiêu dáng ảnh tôn thờ
Xa nhau lâu quá bây giờ lạnh nhau
Người về gối rét, nằm đau
Nghe trên thước đất phai màu nhớ thương
Chiều nào mây vọng hồn chuông
Ngừng đôi chân kẻ trên đường mải mê
Nghe tin ta lỗi câu thề
Nghìn thu xa vắng, ra về trước ai
Ngậm ngùi nhớ trắng rừng mai
Cảm thương sông nước, ghi bài điếu tang
Ngựa gầy bóng gió mênh mang
Cờ đen lối cũ, cây vàng nẻo xa...
Ta nằm trong ván trông ra
Tủi thân vì thấy người hoa vẫn cười!
Ta toan... giận dỗi xa đời
Chợt hay: Khăn liệm quanh người vẫn thơm!
Nát thân, không nát nỗi hồn
Lẫn trong cái chết vẫn còn cái đau."


(Tưởng chuyện ngàn sau)


Khi ta cô đơn, khi ta là người lữ hành cô độc, đọc bài thơ "Màu cây trong khói" của Hồ Dzếnh, chúng ta càng thấy đất trời mông mênh và lòng càng thêm hiu quạnh. Bài thơ đã được nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ nhạc thành ca khúc "Chiều". Thơ và nhạc chấp cánh bay xa, ngân lên, nói hộ tiếng lòng của bao người:
"Trên đường về nhớ đầy
Chiều chậm đưa chân ngày
Tiếng buồn vang trong mây...

Chim rừng quên cất cánh
Gió say tình ngây ngây
Có phải sầu vạn cổ
Chất trong hồn chiều nay?

Tôi là người lữ khách
Màu chiều khó làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây

Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói xanh bay lên cây..."


Hồ Dzếnh được sinh ra đời là kết quả của mối tình giữa một thương nhân người Trung Hoa quê ở Quảng Đông với người con gái chèo đò trên dòng sông Ghép ở Thanh Hóa. Hồ Dzếnh lớn lên trong tình thương yêu của người mẹ. Khi sáng tác, ông đã viết những câu thơ trân trọng, tràn đầy cảm mến về mẹ của mình, Người mẹ Việt Nam:
"Cô gái Việt Nam ơi!
Từ thuở sơ sinh lận đận rồi
Tôi biết tình cô u uất lắm
Xa nhau đành chỉ nhớ nhau thôi

Cô chẳng bao giờ biết bướm hoa
Má hồng mỗi tiết, mỗi phôi pha
Khi cô vui thú là khi đã
Bồng bế con thơ, đón tuổi già!

Cô gái Việt Nam ơi!
Ngọn gió thời gian đổi hướng rồi
Thế hệ huy hoàng không đủ xóa
Nghìn năm vằng vặc ánh trăng soi

Tôi đến đây tìm lại bóng cô
Trở về đường cũ, hái mơ xưa
Rau sam vẫn mọc chân rào trước
Son sắt, lòng cô vẫn đợi chờ

Giải lúa cô trồng nay đã tươi
Gió xuân ý nhị vít bông, cười...
Ai hay lòng kẻ từng chăm lúa
Trong một làng con, đã héo rồi!

Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ Hy Sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi."


(Cảm xúc)


Sống trên quê ngoại yêu thương nhưng tâm hồn Hồ Dzếnh lúc nào cũng nhớ về quê cha, đất nước Trung Hoa rộng lớn với nỗi nhớ cháy bỏng của một người con lưu lạc, mơ một ngày trở về cố quốc:
"Ta nhớ màu quê, khát gió quê
Mây ơi ngưng cánh đợi ta về
Cho ta trông lại tầng xanh thẳm
Ngâm lại bài thơ "Phương thảo thê"

Đất thánh trời Đông, mẹ Á Châu
Anh hoa ngàn thuở rạng phong hầu
Chín cung thăm thẳm hồn hương khói
Danh vọng vang lừng mây gió Âu

Liễu Động Đình thơm chuyện hảo cầu
Tóc thề che mướt gái Tô Châu
Bâng khuâng trăng sáng trời Viên Hán
Một dải Giang Nam nước rợn màu

Ai hát mà nay, gió vẫn thơm
Ai đau non nước não căm hờn?
Chiêu Quân nếu mãi người Cung Hán
Thi tứ tìm đâu nét tủi hờn?

Mây ơi có tạt về phương Bắc
Chậm chậm cho ta gửi mấy lời
Từ thuở ly hương ta vẫn nhớ
Nhưng tình xa lắm gió mây ơi."


(Tư Hương)


Hồ Dzếnh viết về tình yêu lứa đôi cũng thật đặc sắc. Ý thơ rất riêng. Với Hồ Dzếnh, lỗi hẹn trong tình yêu cũng là niềm hạnh phúc, tình lỡ là tình đẹp. Và, được thưởng thức "thú đau thương" trong tình yêu. Nhiều thế hệ khi vào tuổi yêu đã thuộc lòng bài thơ "Ngập ngừng" của Hồ Dzếnh:
"Em cứ hẹn nhưng em đừng đến
Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân
Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần
Tôi nói khẽ: Gớm làm sao nhớ thế

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Em tôi ơi tình có nghĩa gì đâu
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu?
Thuở ân ái mong manh hơn nắng lụa

Hoa bướm ngập ngừng cỏ cây lần lữa
Hẹn ngày mai mà đến sẽ vui hơn
Chỉ ngày mai mới đẹp ngày mai thôi
Em cứ hẹn, nhưng em đừng đến nhé

Tôi sẽ trách – cố nhiên – nhưng rất nhẹ
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở

Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
Cho nghìn sau.. lơ lửng... với nghìn xưa."


Với sự nghiệp sáng tác của mình, Hồ Dzếnh đã có những đóng góp quan trọng vào nền văn học Việt Nam. Riêng những tác phẩm thơ đặc sắc của Hồ Dzếnh "nghìn sau còn lơ lửng với nghìn xưa...".

Thân!
 
Last edited by a moderator:
H

hachiko_theblues

Mình chỉ mới biết đến nhà thơ Hồ Dzếch - Hà Triệu Anh qua tập truyện ngắn "Chân trời cũ" :). Trong bài viết của tác giả Văn Tâm, nhà thơ Hồ Dzếch đã nói rằng:"Tôi chỉ viết khi nào tôi hối hận". Đó cũng chính là điều khiến cho những tác phẩm của ông thêm phần chân thực và sâu sắc :).
 
C

caubeyeubongda

đây biết đôi chút

Chị tôi
Hồ Dzếnh



Ngày xưa còn nhỏ ngày xưa
Tôi đeo khách bạc lên chùa dâng nhang
Lòng vui quần áo xêng xang
Tay cầm hương nến đình vàng mới mua
Chị tôi vào lễ trong chùa
Hai chàng trai trẻ khấn đùa hai bên
“Lòng thành lễ vật đầu niên
Cầu cho tiểu được ngoài Giêng đắc chồng”
Chị tôi hai má đỏ hồng
Vùng vằng súyt nữa quên bồng cả tôi
Tam quan mái ngói chị ngồi
Chị nghe đoán quẻ Chị cười luôn luôn
Quẻ Thần mắt thánh mà khôn
Số này chồng đắt mà con cũng nhiều
Chị tôi nay đã xế chiều
Chắc còn nhớ mãi những điều chị mơ
Hằng năm tôi đi lễ chùa
Chuông vàng khánh ngọc ngày xưa vẫn còn
Chị ơi thấy vắng trong hồn
Ít nhiều hương phấn khi còn thơ ngây
Chân đi đếm tiếng chuông chùa
Tôi ngờ năm tháng ngày xưa trở về


thank nhe
 
C

caubeyeubongda

TIỂU SỬ HỒ DZẾNH


Tên thật là Hà Triệu Anh. Sinh năm 1916 tại Thanh Hoá, mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội. Cha là người Quảng Đông, mẹ là người Việt.

Hồ Dzếnh tên thật là Hà Triệu Anh (Hồ Dzếnh là phiên âm của Hà Anh theo giọng Quảng Đông). Ông sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóạ Cha là người Quảng Đông, sang sinh sống ở Việt Nam từ khoảng 1890, mẹ là người Việt.

Hồ Dzếnh ra Hà Nội học trung học, dạy tư, viết thơ, viết báo từ năm 1931. Năm 1953 vào Sài Gòn làm báo, năm 1954 trở về Hà Nội viết báo, làm thợ
Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nộị

Tác phẩm tiêu biểu gồm các tập thơ:
Quê Ngoại (1942)
Hoa Xuân Đất Việt (1946)
Tập truyện ngắn Chân Trời Cũ (1942)

Và các tiểu thuyết:
Một Truyện Tình 15 Năm Về Trước (1942)
Những Vành Khăn Trắng (1946).

Sự pha trộn của hai giòng máu chi phối nhiều sáng tác của tác giả. Tập thơ Quê Ngoại gây được nhiều ấn tượng nhất với những lời thơ êm đềm, nhẹ nhàng, trong sáng, và những cảm xúc đằm thắm chân thành dành riêng cho "quê ngoại" thân thương.
 
Last edited by a moderator:
C

caubeyeubongda

MUÔN TRÙNG
(Thơ Hồ Dzếnh)


Tình vạn dặm, tên người yêu chắc đẹp,
Người và tôi xa quá đỗi muôn trùng;
Tôi với người chưa một giấc mơ chung,
Đi viễn xứ, nên tình không thấu hết.

Hoài mộng cho tin, nghi ngờ để biết,
Hỡi người duyên, người xa cách muôn trùng;
Đến bao giờ nằm ngủ giấc mơ chung;
Cho thơ sáng diễn quanh hồn thắm thiết?

Hỡi người đẹp chưa bao giờ quen biết,
Mắt người lo hay đôi mắt người buồn?
Tóc tơ dài, hay dáng bước thuôn thuôn,
Người có khóc những khi trời rất đẹp?

Rồi một buổi nghe tin người... bỗng chết!
Rũ hồn sầu trong một thoáng mong manh,
Tôi về đây, đường ngập bóng thu xanh,
Đem thơ thắm, ủ thiên tình bất diệt!

Tôi hỏi hết lòng sầu hay mắt đẹp?
Xưa tuy xa, nay lại quá muôn trùng!
Hỡi người duyên, người thương nhớ tôi không?
Tôi yêu lắm, dẫu tình chưa giãi hết.
 
C

caubeyeubongda

đây nũa

MÙA THU NĂM NGOÁI
(Thơ Hồ Dzếnh)


Trời không nắng, cũng không mưa,
Chỉ riu riu rét cho vừa nhớ nhung.
Chiều buồn như mối sầu chung,
Lòng im nghe thoảng tơ trùng chốn xa.

Đâu hình tàu chậm quên ga,
Bâng khuâng, gió nhớ về qua lá dày.
Tôi đi lại mãi chốn này,
Sầu yêu nối nhịp với ngày tôi sang.

Dưới chân, mỏi lối thu vàng,
Tình xa lăm lắm, tôi càng muốn yêu.
 
C

caubeyeubongda

XUÂN ĐÔI TA
(Thơ Hồ Dzếnh)


Em trở về đây, đáp lại lời
Anh từng buông gọi giữa xa xôi.
Nghìn trùng non nước đìu hiu nhớ,
Đã vọng hồn anh đến cuối trời.

Anh đã chờ và cây đã xanh,
Lừng mùa bay dậy tiếng mây thanh,
Em về, mắt đẹp ngời như thuở
Em chửa theo chồng, vẫn mến anh.

Anh đợi chờ em suốt bấy lâu,
Nhủ thầm: xuân thắm chả phai đâu,
Một khi xuân thắm là mong nhớ,
Và cả thiên thu: vĩnh viễn sầu!

Áo em sáng dệt trời xuân gấm,
Sông cũ, nguồn xưa rộn rã về...
Ngõ hạnh, mấy mùa quên nét thắm
Nở bừng, khi thoáng bóng hoa lê.

Em đã về đây, em vẫn nguyền
Như ngày trăng nước chớm tơ duyên
Bao năm xa cách, đi chưa nhạt
Màu tóc sông thu, ánh mắt huyền.

Anh hát mừng em khắp thế gian,
Trập trùng mây núi tiếng ngân vang,
Thơ yêu khôn ngớt trong thiên hạ,
Và cả non sông rợn sóng đàn.

Mời em ngồi lại bến sông xanh,
Mây cũ muôn năm chiếu dáng lành.
Ta viết lòng ta cho hậu thế,
Đọc hoài không chán: Em và Anh!
 
L

l0ve.literature_7997

Cửu biệt ly:
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
Đời bớt vui khi đã vẹn câu thề...

2 câu thơ của Hồ zdếnh:x
 
L

l0ve.literature_7997

Tiếp:x''
Trời trong đến nỗi không mây
Cây im đến nỗi bóng đầy mặt sân
Tôi về giữa xứ bâng khuâng
Nghe thơ lục bát reo vần nhớ xưa

Chạy dài lớp bí giàn dưa
Vẳng nghe dấu cũ, hồn mơ đường tàn
Mộng lòng xây giữa nhân gian:
Một gian nhà nhỏ, mấy giàn trầu không

Những người tôi vẽ chưa xong
Thi nhau trên bức bình phong méo đầu
Phẳng lì ngõ trước, ao sau
Đêm đêm cá đớp trăng sầu, đêm đêm

Con người tôi gọi bằng Em
Nhớ tôi nhưng cũng thành duyên lâu rồi
Mộng tàn, nước chảy, mây trôi
Tôi lui hồn lại nhưng đời đã xa
 
L

l0ve.literature_7997

Đây là nhận xét và đánh giá của các nhà văn khác về Hồ Dzếnh ạ:x:
Nhà thơ Bùi Giáng trong nhiều tập thi thoại đã cho rằng Hồ Dzếnh là người làm thơ lục bát cực hay, nhưng bù lại thơ thất ngôn chỉ ở mức bình thường. Bài "Rằm tháng giêng", theo Bùi Giáng trong cuốn Thi ca tư tưởng thì: "Người Việt Nam có thể không đọc Nguyễn Du, nhưng không thể nào không đọc bài thơ kia của Hồ Dzếnh".

Nhà văn Kiều Thanh Quế viết: "Ngòi bút Hồ Dzếnh đã có được lắm đặc tánh khả quan trong khi phô diễn. Nó nên tỏ ra có sức mạnh trong những tiểu thuyết dày dặn, thì tên tuổi của người Minh Hương ấy – Hồ Dzếnh là người Minh Hương, văn học quốc ngữ không nề hà chẳng đón tiếp như đã đón tiếp bao nhiêu nhà văn Việt Nam hữu tài." (Tạp chí Tri Tân số 67, 13/6/1942)

"Lời giới thiệu" Tuyển tập Hồ Dzếnh – Tác phẩm chọn lọc, NXB Văn Học 1988, nhận định: "Tác phẩm của Hồ Dzếnh không nhiều, lại không tập trung ở một tờ báo hay đặc san nào. Với bản chất trầm lắng, ông luôn luôn khiêm tốn tự cho mình là người mới bắt đầu bước vào nghề viết. Tuy nhiên, với hai tập văn thơ Chân trời cũ và Quê ngoại, Hồ Dzếnh được biết đến như một nhà thơ có chân tài. "

Nhà thơ Hoài Anh viết về Hồ Dzếnh: "Phần đóng góp quan trọng nhất cho văn học Việt Nam của anh lại là tập Chân trời cũ, thể hiện nếp sinh hoạt, tính cách, tình cảm, tâm lý của bà con gốc Hoa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hồ Dzếnh chỉ kể chuyện về người cha mình, các anh, chị, em mình, con ngựa của cha mình... mà làm cho người đọc Việt Nam rung động tận đáy lòng." (Chân dung văn học, NXB Hội Nhà văn 2001)

Nhà văn, giáo sư Đặng Thai Mai đánh giá tập truyện Cô gái Bình Xuyên (NXB Tiếng Phương Đông, 1946) viết về cuộc kháng chiến chống Pháp của người dân Nam bộ thời 1945-1946 như là một trong những tín hiệu đầu tiên của văn học kháng chiến.
P/s:Tác giả tuần sau là ai thế ạ,để em còn biết mà chuẩn bị :))
 
Last edited by a moderator:
M

maunguyet.hilton

hodzenhtoiyeu.jpg


hodzenhtoiyeu2.jpg


hodzenhtoiyeu3.jpg


hodzenhtoiyeu4.jpg


hodzenhtoiyeu5.jpg


hodzenhtoiyeu6.jpg


hodzenhtoiyeu7.jpg


hodzenhtoiyeu8.jpg


hodzenhtoiyeu9.jpg


hodzenhtoiyeu10.jpg


hodzenhtoiyeu11.jpg



híc đang úp...cái đơ ra,không cho úp tiếp...xin lỗi all mem về lỗi kĩ thuật này 2zzz!
 
Last edited by a moderator:
M

maunguyet.hilton

ĐÂY LÀ LINK GIÚP CÁC BẠN CÓ THỂ ĐỌC ĐƯỢC KHÁ NHIỀU TÁC PHẨM CỦA HỒ DZẾNH.

http://www.vietnamsingle.com/p_tuabai.asp?TID=1015


hodzenh.jpg

Một tấm hình lúc còn trẻ.

hodzenh2.jpg

Bìa một quyển tập với tựa đề "THI SĨ HỒ DZẾNH"

...Mong all mem có thể cung cấp thêm nhiều hình ảnh và các tập văn -thơ của ông!
 
M

maunguyet.hilton

HỒ DZẾNH - CON THIÊN NGA CHẾT TRƯỚC KHI NHẮM MẮT.​
Tôi mê thơ Hồ Dzếnh từ những năm xưa, khi tập thơ Quê Ngoại được xuất bản ở Hà Nội, năm 1943. Tôi cũng đã thích thú đọc Một truyện tình 15 năm về trước, ký tên Lưu Thị Hạnh. Có một tập sách ít người để ý tới, đó là quyển Tác phẩm đầu xuân, cũng do Nguyên Hà xuất bản năm 1944, trong đó ngoài mấy bài thơ văn ký tên Hồ Dzếnh còn có mấy bài mang tên Lưu Thị Hạnh, Lê Minh Thu, Phạm Văn Lựu. Năm 1946 khi Hoa Xuân Đất Việt được phát hành ở Hà Nội, tôi đã mua ngay và thích thú đọc và cho học trò học.

Năm 1983, khi tôi về Hà Nội, tôi được gặp nhà thơ, lần đầu trong đời. Nhưng hai chúng tôi cảm thấy gần gũi như thể đã quen biết từ lâu. Chị Hồ Dzếnh - Hồng Nhật - cũng rất đáng mến. Chúng tôi đã nhiều lần gặp nhau, rủ nhau đi ăn sáng hoặc họp nhau ở nhà anh chị dùng cơm hay thưởng thức những món ăn Hà Nội mà chị rất sành sỏi. Vào những năm này, anh vẫn còn khỏe, người gầy và cao, dáng dấp nhẹ nhàng: người về già có vóc hạc là biểu hiện sống lâu trăm tuổi.

Nhưng mấy năm về sau, anh không được như trước: bệnh hen suyễn vẫn hành hạ. Ở Pháp có nhóm người yêu thơ của anh, trong đó có người em gái kết nghĩa làm bác sĩ, đã giúp gửi thuốc men và bồi dưỡng cho anh, thế nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Và anh đã ra đi vào tháng 8 năm 1991.

Năm 1983, khi tôi được biết anh thì đồng thời, tôi cũng được biết Người Em gái, Nàng Thơ của Nhà Thơ, người con gái nói trong Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé, lúc này đang sống ở Pháp với chồng và con. Hai gia đình chúng tôi thân nhau và thường đi lại thăm hỏi nhau.

Một hôm, sau khi đi Hà Nội về, chị khoe với tôi có đem một tác phẩm hồi ký của Nhà thơ, đó là bản thảo quyển Truyện Không Tên, do chính nhà thơ viết. Cuốn Truyện Không Tên được in ở Hà Nội năm 1994 hay 1995.

Nhưng việc độc đáo hơn hết là việc Nàng thơ của Nhà thơ - như đã nói - hiện còn sống ở Pháp - Nguời Em gái của Thi sĩ, đã cho tôi biết một số các bài thơ Hồ Dzếnh viết tặng chị vào những năm rất gần đây, kể từ 1979, khi chị ở Pháp đã bắt liên lạc với anh ở Hà Nội. Chị cũng đã về Hà Nội - Nàng Thơ trong Quê Ngoại, sau trên dưới bốn chục năm xa cách, đã gặp Nhà thơ lúc này đang sống với chị Hồng Nhật. Gia đình thi nhân chấp nhận người em gái một cách tự nhiên và rất thân thương. Thế là khởi đầu một nguồn cảm hứng mới đối với nhà thơ của chúng ta- sau bốn chục năm - như đã nói.

- Tết Kỷ Mùi 1979, thi sĩ viết:

Mái tóc đời ta dù đã bạc
Nhưng lòng thanh thản mãi không thôi
Vì chung nguồn gốc tình yêu mẹ
Sáng mãi thanh xuân với đất trời.

(Tặng HP).

Quả thực năm 1979, nguồn thơ lai láng đã trải đầy trên mấy bài rất trìu mến. Năm 1977 khi viết bài Núi Vọng Phu, Hồ Dzếnh chỉ nói tới:

Bốn nghìn năm ấy bao sương gió
Mà vẫn đinh ninh thiếp đợi chàng.

Cũng như năm 1978, khi viết Sông Lý Quê Em, thi nhân mới ám chỉ xa xa trong những lời:

Chạnh nhớ bao người xa cách sông
Sáng nay xuân tới hẳn nao lòng
Muốn làm một cánh chim về tổ
Sông Lý thương và sông Lý mong.

- Nhưng năm 1979, có những bài như bài Paris' Mùa Nắng, rất rõ rệt nói tới mối tình nối lại sau bốn chục năm:

Xao xuyến vương theo từng ngọn cỏ
Rừng Boulogne nắng bóng chen cây
Musset yêu Georges Sand trước
Âm hưởng thơ còn vọng đến nay.
Giờ khắc hai phương chênh sáng tối
Địa cầu này vẫn địa cầu chung
Em ơi! Khói lửa mai đây tắt
Triệu cánh tay ta kết một vòng.

Cũng trong năm 1979 này, trong bài Anh viết cho em, có lời kết:

Ôi hồn kỷ niệm xôn xao
Thời gian thoắt bỗng tan vào không gian
Tình ta đâu có lỡ làng
Đời ta đâu có muộn màng hỡi em!

Thực ra có lỡ làng rồi chứ, thi nhân không lấy được Nàng thơ nên mới thành Nhà thơ, Nhà thơ lớn, nhưng nếu thành duyên thành phận thì biết đâu không còn thơ. Dẫu sao, như để vớt vát, sau bốn chục năm xa cách, gặp lại nhau thì kể như chưa đến nỗi lỡ làng, Hồ Dzếnh có ý nói thế chăng? Và thi nhân hạ những lời chung kết đau thương và chua xót:

Ôi Người Em Gái anh mơ
Yêu nhau, ta chẳng bao giờ cưới nhau

(30-8-1979)

Cũng năm 1979 này, có Bài thơ tạm biệt, với bốn câu kết thúc:

Có thể nào quên những phút giờ
Bên Em, chuyện thực đẹp như mơ
Phong thư tiếp nối đường liên lạc
Ta lại thương nhau, lại đợi chờ.

Lại đợi chờ, bởi vì hai người hai phương trời cách biệt và mỗi người đều còn gia đình riêng rẽ. Gia đình thi sĩ chấp nhận Nàng thơ như người em gái trong nhà, mỗi lần nàng về thủ đô.

- Năm 1980, Nhà thơ viết tặng Nàng thơ bài Gặp nhau trong đó có câu mở đầu:

Gặp nhau cuống quít, rộn ràng
Lời chưa nói kịp, lá vàng đã bay!

Và câu kết thúc:

Yêu em, dù nói nghìn lời
Cũng không vơi được một phần nhỏ nhoi.

Bài này thi nhân viết tại TP Hồ Chí Minh khi đi tiễn Người Em Gái trở về Pháp.

- Năm 1981, có bài Hoa Sen viết lại kỷ niệm Rủ nhau đi chợ Đồng Xuân, sau bốn chục năm xa cách, sau Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé, thời xa xưa.

Rủ nhau đi chợ Đồng Xuân
Mà như đi giữa bâng khuâng thuở nào
Với lời kết có một chút não nùng, đau xót:
Nhớ em, nhớ đến khôn cùng
Hương sen càng mát, nỗi lòng càng đau...

(Tặng HP)

Cũng năm 1981, trong Cỗ bài tam cúc, gợi lại một kỷ niệm xa xưa, thi nhân buông lời kết nói lên lòng chung thủy của mối tình đầu, không kém phần ai oán:

Dù tóc đời ta điểm bạc
Bể dâu thời thế phôi pha
Em ạ, cỗ bài tam cúc
Vẫn thơm nguyên vẹn tình ta!

- Năm 1986, nhân dịp đến thăm cụ bà thân sinh của Em Gái trở bệnh nặng, cũng là cụ bà phần nào đã không muốn gả Nàng thơ cho mình, cách đây đã gần nửa thế kỷ, ngồi bên giường bệnh, Nhà thơ đã cảm hứng viết tại chỗ Bài thơ chép lại với câu mở đầu thanh thản, không hờn giận, không trách than:

Khi hai đứa mình còn trẻ
Mẹ không cho ta cưới nhau
Mẹ nói: lấy chồng thi sĩ
Sẽ nhiều vất vả, lo âu.

Và câu kết thúc nhẹ nhàng như "mỉm cười trong nước mắt..."

Hôm nay trở về thăm mẹ
Bệnh già gần phút lâm chung
Ta chẳng còn xa nhau nữa
Mỉm cười, mắt mẹ rưng rưng...

(18-12-1986)

Chúng tôi không nhắc tới mấy bài thơ quen thuộc viết vào năm 1988 như bài Nhớ tiếc Thanh Tịnh, bài Cầu Giát, cũng như bài Mối tình đầu, viết năm 1989.

Nhưng cũng năm 1989 này có bài Hoa mẫu đơn, "hay đến rợn người" - lời của chị Hồng Nhật - với câu kết:

Đêm Giáng sinh này em ở đâu
Nghe chuông có nhớ thuở ban đầu?
Ước chi sống lại thời xưa nhỉ
Để trẻ ra và để hẹn nhau!

(Noel 1989)

Nên nhớ năm 1989 này thi nhân đã tròn 73 tuổi thọ và hứng thơ không có tuổi, thi nhân vẫn còn mong ước được "hẹn nhau" nhưng "đừng gặp nhau", trong hoàn cảnh hai người hai phương trời như đã nói.

Trong mấy bài thơ cuối cùng thi nhân viết năm 1990, có bài Cỏ Lau, nhân giỗ đầu người bạn thân, nhà văn Nguyễn Minh Châu và bài Sông Xuân rất ngắn gửi HP. Phải chăng đây là lời trối trăng cuối cùng thi nhân gửi Người Em Gái. Cái trăn trở, cái oan khiên vẫn đeo đuổi nhà thơ, hình ảnh Người Yêu, Nàng Thơ vẫn canh cánh bên lòng, không sao nguôi đi được, cho dầu tuổi đã 74, cho dầu đã tới giây phút gần đất xa trời, hay gần trời xa đất, bởi vì thi nhân mất năm sau, 1991.

Sông sâu hẹn chở hết lòng
Đò xuân đem hết chờ mong tới bờ
Trăm năm thôi lỡ hẹn hò
Bến sông vẫn đó, con đò vẫn đây.

(1990)

Thế là thi nhân như muốn từ biệt Người Yêu và đã ra đi. Lần cuối cùng tôi được gặp là năm 1989.

Sau khi nhà thơ mất, chị Hồng Nhật đã sưu tầm được một số bài và thơ còn bỏ quên trong các giấy tờ, kèm với tất cả những bài báo viết về thi nhân và gửi cho tôi. Đồng thời HP cũng trao cho tôi tất cả những sáng tác thi nhân gửi tặng và còn thêm một số bài rất "xưa" thi nhân làm tặng Cô áo trắng Trường tư thục Thanh Hóa vào những năm 1938 - 1940 mà "Cô" còn nhớ thuộc lòng cho tới ngày "nay", như bài "vô đề":

Anh đợi đến ngày em lấy chồng
Anh về lấy vợ thế là xong
Vợ anh không giống em là mấy
Anh lấy cho anh đỡ lạnh lùng.

Hai bài đã có đăng trong một tờ báo thời đó năm 1942, bài Nhớ Chiều Quân, rất cảm động và có ảnh hưởng tới nhiều đề tài bài thơ sau này của thi nhân, bài viết khi được tin Người Em Gái đi lấy chồng:

Hôm nay Em lấy chồng đây
Gấp tư tờ lịch nhớ ngày Em đi
Bây giờ mới biết mình si
Đời yêu thêm một bài thi "Lấy chồng".

Và sau mấy câu chúc, thành thực và thanh thản, thi nhân viết:

Chiều nào nghe xuống hoàng hôn
Tôi rười rượi nhớ, quay hồn về mơ
Chiêu Quân biệt Hán sang Hồ
Có buồn cũng đến như là... thế thôi!

Thi nhân đã coi Người Em Gái như Người Đẹp nhà Hán đem cống rợ Hồ phương Bắc, "Chiêu Quân cống Hồ!".

Tất cả những bài hai người thân trao cho tôi, chị HN và chị HP, tôi đã có ý định cho ấn hành sau khi nhà thơ mất. Thực ra, tôi phải chờ hai năm sau mới thực hiện được, bởi lẽ những bài thơ tâm tình thì thuộc riêng tâm khảm người nhận, không thể đem ra công chúng được. Không ai phơi bầy lòng mình ra cho người ngoài thấy, người ngoài biết, trái với niềm thận trọng và sự kín đáo của con người. Tôi mất nhiều công phu thuyết phục đại khái như sau. Hồ Dzếnh đã thành nhà thơ của dân tộc, của quần chúng Việt Nam, cho nên tất cả những tác phẩm, những sáng tác của anh cho dù có thuộc quyền sở hữu của người nhận, nhưng thực ra là di sản chung của văn học Việt Nam. Những bài thơ đau đớn đến xé gan xé ruột của Alfred de Musset đã vĩnh cửu hóa người yêu của ông là Georges Sand. Cũng vậy bài thơ Hồ (Le Lac) của thi sĩ Lamartine đã để tới ngàn thu tên người yêu xấu số là Elvire.

Sau cùng, tôi đã thành công. Hôm nay tôi viết bài này để tưởng nhớ nhà thơ, tôi lại nhớ câu nói lúc sinh thời của Hồ Dzếnh: "Có hai tiếng hát thánh thót nhất, đó là tiếng chim sơn ca hót trước bình minh và tiếng con thiên nga hót trước khi nhắm mắt lìa đời". Nhà thơ ám chỉ những bài thơ sau cùng của cuộc đời mình vậỵ
Thân!​
 
L

l0ve.literature_7997

Tình phụ tử của Hồ Dzếnh:
Hồ Dzếnh dong dỏng người, rẽ tóc không ra bên, không ra giữa, da không trắng, không đen, mặt không buồn cũng không đần. Đó là cái kiểu cái người ở quê lên, hoặc ở tỉnh nhỏ về, trông cái gì cũng lạ, gặp cái gì cũng đứng nhìn, nhưng từ con mắt xuống đến bàn chân toát ra một sự thực thà chính cống, một sự giữ gìn khuôn phép theo dúng lễ giáo cổ truyền của Á Đông, không muốn phản đối ai ra mặt, dù bằng lòng hay không cũng chỉ nhấp nháy con mắt cười ruồi. Đặc điểm của Hồ Dzếnh là cái cười: vui, buồn, tán thành hay phản đối: cười luôn. Có người bảo rằng cái tính cười trừ của anh do hưởng thụ được của ông già, vốn là một người Trung Hoa không biết từ nhỏ ở tỉnh nào bên Tàu đến lập nghiệp ở đây, và sau một thời gian cơ chỉ làm ăn đã lấy vợ Việt Nam và có một xưởng gỗ khá lớn ở đường Hạc Thành, châu Như Xuân.

... Ở Neo dạy học, Hồ Dzếnh sống khiêm nhường với người vợ thương yêu quý mến chưa được bao lâu thì một hôm người vợ hiền lành ấy bị bệnh tả và mất không kịp chạy thày chạy thuốc. Vả chăng, trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có muốn chạy thày chạy thuốc cũng là một công việc rất khó khăn, vì một mặt thì ta thiếu thuốc men mà mặt khác giặc lại đánh phá ầm ầm làm cho dân chúng không thể sống yên ổn ở một nơi một chốn. Hồ Dzếnh cùng mấy người học trò thân tín, phải lấy võng đưa xác vợ chạy về một vùng gần đấy rồi lo liệu chôn cất chu toàn vào một buồi chiều tím ngắt trên một ngọn đồi tím những hoa sim tím, như thơ của Hữu Loan.

Đau nhất cho Hồ Dzếnh là vợ mất đi để lại cho anh một đứa con trai lúc hãy còn trứng nước, mới được chừng năm sáu tháng. Chôn cất vợ xong rồi, Hồ Dzếnh có một lúc phải bỏ dạy học để chăm sóc đứa con thơ. Cảnh nhà túng bấn. Nhưng Hồ Dzếnh không lấy đó làm quan tâm. Mối quan tâm duy nhất của anh lúc bấy giờ là làm thế nào nuôi được đứa con thơ ấy, đứa con sanh ở trong khói lửa, kết quả của một mối tình lý tưởng, di tích của một người yêu thương nhất đời:

- Ngó lên tay thuốc lá cháy lui dần

Anh nói khẽ: "Gớm! Sao mà nhớ thế!"

Nói đến cảnh đàn ông chết vợ mà hạ câu "Gà sống nuôi con", thiết tưởng đến cái cảnh Hồ Dzếnh gà sống nuôi con mới thực là tủi nhục mà cũng mới thực là cao đẹp và can đảm. Bấy giờ những anh em kháng chiến chống Pháp hồi ấy ở Khu tư và hiện giờ về ở đây, mỗi khi nhắc đến Hồ Dzếnh vẫn còn thấy bàng bạc trong trí óc hình ảnh một người thanh niên mặc áo bành-tô cút ngựa, đi dép, địu ở trên lưng một đứa con nhỏ lúc thì đi vơ vẩn ở bãi bến đầu sông, lúc thì chui vào bờ bụi để tránh máy bay bắn phá. Hễ cứ gặp một người nào như thế, không ai phải nói với ai, ai cũng biết người đó là nhà thơ Hồ Dzếnh, không có cách gì sai được. Là vì không chỉ ở Khu Tư mà chắc chắn là ở khắp cả trong nước, không có một người đàn ông thứ hai nào còn khổ cực đến như Hồ Dzếnh, một mặt thì lo chạy loạn, một mặt lo ăn, một mặt nữa lại phải làm cách nào cho con có sữa để sống cho qua ngày.

Theo đúng lề lối của những người đàn bà Tàu muôn thuở, Hồ Dzếnh lấy một tấm vải bố quấn lưng lại rồi làm hai cái vải buộc chéo hai vai, cho đứa con vào ở trong cái túi trên lưng, đi trên khắp các nẻo đường Khu Tư để kiếm ăn. Thôi thì trong lúc loạn ly như mình thì đụng gì ăn nấy, cứ được đi, miễn là sống được đến ngày Pháp bại, nhưng trẻ còn măng sữa mà bắt ăn như thế thì chịu làm sao nổi. Năm sáu tháng mà bắt ăn cơm nghiền nát quấy cháo lạt cho ăn, nó khóc nghe rát cả ruột cả gan, không chịu được. Cái con "gà sống" tên là Hồ Dzếnh đành cứ phải địu con đi như thế hết ngày này sang ngày khác để xin các bà các cô thương lấy đứa trẻ trứng nước bơ vơ cho bú thép.

Thú thực ngay lúc ấy, tôi chưa biết nghĩa bú thép là gì. Chúng tôi gọi như thế là bú nhờ bú khín và phải đợi mãi đến lúc vào đây tôi mới hiểu nghĩa chữ bú thép sau khi nghe thấy các bà các mẹ ru con và những cô bé ru em, vừa đưa võng vừa ru:

Con tôi khát sữa bú tay
Ai cho bú thép ngày rầy mang ơn.

Hồ Dzếnh đi xin cho con bú thép không ru con bằng câu đó nhưng vừa đi vừa ru con bằng câu này:

Chiều chiều xách rổ hái rau
Ngó lên mả vợ ruột đau như dần.
Vì những nguyên nhân mà chỉ có lòng mình biết với mình - nhưng chắc chắn trong đó một phần lớn vì đứa con thiếu sữa và thiếu sự vỗ về thanh thản. Hồ Dzếnh ở Neo không được bao lâu thì giã biệt sông Nông Giang mịt mù lửa đạn cùng với phủ Thọ Xuân lúc đó bắt đầu đói kém, chạy xuống Cầu Bố để dinh về thành.

Những người biết chuyện về sau này kể chuyện rằng về đến Bích Thuỷ, Hồ Dzếnh có lưu lại nhà ông giáo P...ba ngày và được bà giáo bú mớm cho đứa con chu đáo lắm. Sang ngày thứ tư, em ông giáo P. đưa Hồ Dzếnh về lại Bình Tuy...

Hồ Dzếnh ở Hà Nội ít lâu thì mang con vào Nam vì ở Hà Nội Hồ Dzếnh không có ai thân thích; trong khi đó thì lại nghe thấy mẹ anh, một cô em gái anh và một người anh ruột đã trôi nổi vào Nam. Hồ Dzếnh vào Nam hy vọng được một chút

tình thương yêu của ruột thịt và anh em sưởi ấm, nhưng vào đến đây chỉ gặp có ông anh ruột là Bích ở đường Hiền Vương (cũ). Vì ngoài cái tiệm xe đạp ra, Hồ Triệu Bích lại còn mở một "khách thính" nhỏ ở trên lầu có nhiều bạn bè đi lại,

Hồ Dzếnh đến ở tạm đấy và do đó được gặp bạn bè đến đó thảo luận chính tình, hút thuốc hay uống rượu...
Nhưng không hiểu vì tính chóng chán hay vì muốn biết tin của mẹ và cô em gái, Hồ Dzếnh, trước khi Pháp và Việt ký
hiệp định Giơnevơ lại trở ra Bắc lần nữa...

Lần trở ra Bắc, bây giờ tôi cố nhớ lại thì hình như vào khoảng năm 1949 hay 1950 gì đó. Hồ Dzếnh cho tôi biết thằng cu con anh đã được ba tuổi rưỡi, rằng ông Bích đã nhiều lần bảo anh để nó ở lại Sài Gòn để ông ấy nuôi nấng và cho đi học nhưng Hồ Dzếnh không nghẹ.."

Qua câu chuyện trên của tác giả Thương nhớ mười hai, ta có thể hiểu thêm về tình phụ tử của một con người tài hoa, tác giả của những câu:
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói buồn leo lên cây...

Nguồn:www.suutap.com
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom