[Chuyên mục] Mỗi tuần một tác giả !

Status
Không mở trả lời sau này.
L

l0ve.literature_7997

Về làm chi nữa.
Về làm chi nữa nơi đây,
Xứ run rét mướt, cõi đầy bồng hoang.
Thành xưa: từng lớp điêu tàn,
Đường xưa: di ảnh muôn vàn lá rơi.
Tiến lên: Nắng ngụt chân trời,
Trở về chi, nước non Hời xác xơ!
Mắt say ánh Máu pha Cờ,
Bước chân run giữa hai bờ Phế, Hưng.
Tiếng hờn vỡ xé không trung,
Gươm thiêng đưa loáng một vùng nắng tươi.
Trông nhau không thẹn sống đời,
Đối trăng không tủi những lời Nước non.
Một trời lộng lẫy Vàng son,
Máu rơi đêm ấy, hoa còn buổi nay.
Mắt nhìn theo tiếng ca bay,
Đất thơm nghe nở những ngày vào Xuân...
 
L

l0ve.literature_7997

Trong nắng trưa.

Em ạ, lòng tôi, tôi ngỡ đâu
Đã dâng em hết buổi xuân đầu;
Trời xưa huyển lộng màu hoa, nắng,
Trong thoáng thơ vàng, len ý đau ...
Tôi là đứa trẻ ngủ trong nôi
Bừng tỉnh, vì nghe mộng vẳng lời,
Đất bỗng thêu hoa, tôi bỗng lớn,
Mong tìm lứa bạn, sánh duyên đôi .

Tôi bước vào đời, tự ngõ xưa,
Nôi hiu gió sớm, xế buồn trưa,
Thuyền tre nằm ngủ trong mơ trúc
Buông lặng chiều mi, lớp bóng vừa .

Nôi giải sông hiền ngây nước da
Của người em gái chớm niên hoa
Bâng khuâng, nghe thoảng lời yêu mới,
Say rộn hồn vui lẫn bóng tà....

Em đến, tôi còn nhớ áo xanh,
Miệng cười: thơ sáng, mắt long lanh.
Tóc mây vắt lỏng niềm duyên dáng
Che nửa phong ba, nửa mát lành.

Em đi, tất cả mùa hoa thắm,
Tôi vén rèm mây, ngó bốn trời
Bụi trắng... thời gian lên sắc trắng,
Giật mình: gà gáy nắng trưa, rơi ...
 
L

l0ve.literature_7997

Trang sách xưa.

Giở lần trang sách xưa,
Nhớ thời áp bức,
Giang sơn ơi! lòng Ngươi nguội đau chưa?
Mộng đời Ngươi đã thức?
Cõi trần ai đêm nay ta bơ vơ
Giật mình cảm xúc...
Hận muốn toát ra thơ,
Tình tan vào uất ức.
Hồn đau run mơ tưởng bóng cờ
Ghi dấu những ngày quốc nhục.
Bừng sáng mau lên Xuân,
Cho Vinh quang quét sạch dấu phong trần,
Cho Non nước sáng tươi ngày trẻ mãi;
Và Giang sơn... Giang sơn thiên vạn đại,
Trước khi tàn ta muốn thấy Ngươi vui,
Hỡi Vô cùng yêu dấu Nước ta ơi!
 
L

l0ve.literature_7997

Trưa vắng.
Hồn tôi đấy: căn trường nho nhỏ
lâu rồi còn thoảng mùi thơm
chân đi nghe động tới hồn ngây thơ

sâu rộng quá những giờ vui trước
nhịp cười say trên nước chưa trôi
trưa hè thường thấy hai tôi
ném đầu chim chích bắt đuôi chuồn chuồn

đời đẹp quá tôi buồn sao kịp
trang sách đầu chép hết giây mơ
ngả mình trên bóng nhung tơ
tôi nguyền: sau lớn làm thơ suốt đời

cỏ mấy bận xanh rồi lại tạ
gió lùa thu trong lá bao lần
bạn trường những bóng phù vân
xót thương mái tóc nay dần hết xanh

hồn xưa dậy chim cành động nắng
lá reo trên hồ lặng lờ trong
trưa im im đến não nùng
tôi ngờ trống học trong lòng trưa vang.
 
L

l0ve.literature_7997

Đây là hình ảnh nhà thơ Hồ dzếnh
ho-dzenh-2.jpg
 
Last edited by a moderator:
L

l0ve.literature_7997

Click vào đây để đọc các tác phẩm của Hồ Dzếnh(nhưng mà chú ý cách viết trong link này ko xuống dòng nhé :))
 
Last edited by a moderator:
L

letrankhanhngoc

Tìm hiểu về Vũ Trọng Phung đi các bạn, tuy ông mất sơm nhưng vốn tác phâm hay có rất nh` ^^
 
L

l0ve.literature_7997

Hờ hờ,bạn ơi,bầu chọn tác giả gửi ý kiến về cho các mod box văn như ss hilton đã nói ấy,mình ứ có tự quyết đinhỵ được :)
 
M

maunguyet.hilton

Thông báo trong topic!

Đã gần hết một tuần rồi.Tình từ bây giờ thì cũng đã là thứ 7.
Sang tuần mới,chúng ta sẽ được dịp "cảm thụ" con người tác giả - tác phẩm mới.
Đảm bảo sẽ rất lí thú và bất ngờ.Vì số lượng yêu cầu tác giả rất nhiều.Rất ít khi trùng và cứ thế những cái tên được đưa ra hàng loạt.

Sao đây ta????

~~~>An tâm.Các mod sẽ chọn ra tác giả xứng đáng để đưa lên trong tuần kế tiếp.Vị tác giả ở đây là người có những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà,là người khá quen thuộc với tất cả bạn đọc (mục đính để chúng ta dễ bình luận) hoặc đơn giản vị tác giả ấy đang " nổi như cồn " không bình tới thì sai lầm lắm...:cool:;))
Rất nhiều nguyên do để đưa ra nhưng làm sao xuể,chỉ mong các bạn ủng hộ,thông cảm cũng như hưởng ứng topic nhiều thật nhiều trong tuần tới.

Thân nhé!
 
Last edited by a moderator:
T

thuy_078

Sau một tuần theo dõi píc, Thuy_078 nhận thấy các bạn chủ yếu sưu tầm là chính, có trường hợp còn dẫn cả link của diễn đàn khác để mọi người xem. Chứng tỏ píc không có ích. Có lẽ nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩ của việc lập topic này (kể cả người lập píc). Đối với 1 tác giả văn học cần tìm hiểu những ý sau:
- Về con người của tác giả đó.
- Cuộc đời và sự nghiệp của tác giả.
- Quan điểm sáng tác thơ văn.
- Phong cách nghệ thuật.
- Sự nghiệp văn chương.
- Vài tác phẩm tiêu biểu.
- .......................
Nhưng không phải chúng ta chỉ coppy hoàn toàn như thế cần phải có sự chọn lọc và tóm lược lại, như thế ta sẽ nhớ nhiều hơn và khi cần có thể dễ dàng lọc lại kiến thức.
Điều quan trọng là không phải cứ tìm hiểu được cái gì là cứ bỏ lên đây, khi các bạn tìm được vấn đề gì đó, nên thu hút mọi người bằng những câu hỏi để cũng nhau thảo luận về tác giả đó chẳng hạn. Còn việc cứ tiếp tục như thế này thì píc này thuy_078 nghĩ không có lợi ích và nên bỏ thì hơn.
Các bạn đã post bài kể cả chủ trong píc này, nên cải thiện vào tuần sau. Đó là một vài nhắc nhở nhỏ!
Thân!
 
H

hip.chickenz


Nhằm đáp ứng cũng như thỏa lòng hâm mộ,quan tâm

và mong muốn được giao lưu,bàn luận về tác giả-

tác phẩm bạn yêu thích,topic MỖI TUẦN MỘT TÁC GIẢ

xin được "ra mắt" như một thông điệp yêu thương

rằng :"tác giả phải chăng mang đến cho ta đau

khổ?...Có lẽ vì vậy mà ta yêu văn,thơ của

người.Bởi vì vui vẻ chớm đến cũng chớm đi,chĩ đau

khổ là hằng sâu muôn thởu .( Câu này là của

riêng mình tự sướng,tâm đắc đặt ra).:M037::M037:

Câu nói của bạn ý nghĩa lắm !
Topic cũng vậy nửa :)
Cảm ơn chủ Topic cho mình thêm hiểu biết. Tuy nhiên góp ý nhỏ là chử CHĨ và THỞU viết sai. Bạn sữa lại nhé !
Thân !
 
M

maunguyet.hilton

TUẦN 2
:
THI SĨ TÀI HOA : CHẾ LAN VIÊN(1920-1989)
nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam.
chelanvien.jpg


1.CUỘC ĐỜI VĂN NGHIỆP:

Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.

Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định.

Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó Chế Lan Viên vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942, ông cho ra đời tập văn Vàng sao, tập thơ triết luận về đời với mầu sắc siêu hình, huyền bí.

Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng chuyển dần về trường phái hiện thực. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà Cơn-đường 9 (Quảng Trị), Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương[1].

Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Từ năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban tuyên huấn trung ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là báo Văn nghệ). Từ năm 1963 ông là ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các khóa IV, V và VI, ủy viên Ban văn hóa - giáo dục của quốc hội.

Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.

Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).

Con gái ông, bà Phan Thị Vàng Anh, cũng là một nhà văn nổi tiếng
.


2.QUAN ĐIỂM VÀ PHONG CÁCH SÁNG TÁC:

Con đường thơ của Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ"[2], thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945-1958).

Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn [3] với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm". Những tháp Chàm "điêu tàn" là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.

Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng"[4], và có những thay đổi rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau năm 1975, "thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống"[5].

Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lí. "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa"[6] Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú , độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượng
.


3.CÁC BÚT DANH:


Ngoài bút danh Chế Lan Viên ( được hiểu là tác giả tự nhận mình là bông hoa lan trong khu vườn nhà họ Chế- dòng họ vua chúa của dân tộc Chàm ở nước Chiêm Thành xưa) nổi tiếng, trong bài giới thiệu tập tiểu luận Những bước đường tư tưởng của tôi của Xuân Diệu, đăng trên báo Văn học tháng 9 năm 1958, ông ký bút danh Thạch Hãn (tên một con sông tỉnh Quảng Trị quê ông). Nhiều bài báo in trên báo Thống Nhất, xuất bản ở Hà Nội trước tháng 5 năm 1975, ông cũng ký bằng bút danh này.

Từ năm 1959 đến năm 1963, trong thời gian làm biên tập báo Văn học, phụ trách chuyên mục Nói chuyện văn thơ, trả lời bạn đọc, ông ký bút danh Chàng Văn. Năm 1961, Nhà xuất bản Văn học đã cho xuất bản hai tập Vào nghề và Nói chuyện văn thơ của tác giả Chàng Văn.

Trong mục Nụ cười xuân trên báo Văn học, Chế Lan Viên có hai bài viết ngắn là Ngô bói Kiều và Lý luận Đờ Gôn ký tên Oanh (tức Hoan)
.

~~~~~~~~

..............Mời các bạn cùng tiếp tục sưu tầm , trình bày hiểu biết cũng như tình cảm dành cho thi sĩ tài hoa Chế Lan Viên.

Thân!
 
Last edited by a moderator:
O

ooookuroba

Chế Lan Viên còn là một nhà thơ rất mực "trung thành và yêu quý" truyện Kiều. Bằng chứng là ông đã viết rất nhiều bài thơ nói về tác phẩm này.

Anh sinh ra vào thế kỷ nhiều tà huy mưa bụi,
Quồ tay ra không người đồng điệu nằm bên
Nỗi đau anh trùng với nỗi đau nhân loại,
Mượn câu Kiều hóa thạch cuộc đời riêng

(Nghĩ thêm về Nguyễn)
---

Suốt mười năm tôi biếng đọc Nguyễn Du
Quân thù ném bom xuống làng quê tươi đẹp nhất
Kiều bó mình trong những gói tản cư
Bà ru cháu bằng ca dao sản xuất
...
Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài mà lại lắm truân chuyên
Cành xuân phải trao tay khi nước mất
Cỏ bên trời xanh một sắc Đạm Tiên

(Đọc Kiều)
---

Hai trăm năm ngày kỉ niệm Nguyễn Du
Pháo sáng đốt tên nhà của Nguyễn
Em có yên tâm để đọc Truyện Kiều
Buổi trăng lửa chếch soi tiền tuyến?
...
Đất nước mình nghèo lắm, hỡi em yêu
Cho đến giọt lệ cha ông cũng còn có ích với ta nhiều
Dẫu súng đạn nặng đường ra hỏa tuyến
Đi đường dài, em nhớ giữ truyện Kiều theo.

(Gửi Kiều cho em năm đánh Mĩ)
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_bettyberry

Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên

NB.jpg


Đây là 1 bài thơ rất hay, em rất kết :x

Người đi tìm hình của nước

Chế Lan Viên

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất,
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre.

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ?
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương!
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở,
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương!

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con!
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp!
Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn.

Trǎm cơn mơ không chống nổi một đêm dày
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi
Lòng ta thành con rối
Cho cuộc đời giật dây!

Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi.

Hiểu sao hết Người đi tìm hình của Nước
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người
Một góc quê hương, nửa đời quen thuộc,
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi...

Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai
Thế đi đứng của toàn dân tộc
Một cách vinh hoa cho hai mươi lǎm triệu con người.

Có nhớ chǎng, hỡi gió rét thành Ba Lê?
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa bǎng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi,
Những đất tự do, những trời nô lệ,
Những con đường cách mạng đang tìm đi.

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
ấn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa.

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?
Bao giờ dải Trường Sơn bừng tỉnh giấc ngủ
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?

Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?
Nụ cười sẽ ra sao?...
Ơi, độc lập!
Xanh biếc mấy là trời xanh Tổ quốc
Khi tự do về chói ở trên đầu.

Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc
Sao vàng bay theo liềm búa công nông.

Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin.
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin.

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc:
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!"
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước.
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười,

Bác thấy:
Dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt
Ruộng theo trâu về lại với người cày
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc...
Không còn người bỏ xác bên đường ray.

Giặc đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát
Điện theo trǎng vào phòng ngủ công nhân
Những keó quê mùa đã thành trí thức
Tǎm tối cần lao nay hóa những anh hùng.

Nước Việt Nam nghìn nǎm Đinh, Lý, Trần, Lê
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối
Mái rạ nghìn nǎm hồng thay sắc ngói
Những đời thường cũng có bóng hoa che.

Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc
Tuyết Matxcơva sáng ấy lạh trǎm lần
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lênin mất rồi! Nhưng Bác chẳng dừng chân.

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi
Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai.
 
T

thachthao_lion

Đây là bài thơ mình tâm đắc nhất :
Bác vẫn còn đây



Chớ để quân thù nghe ta khóc, ơi em

Vết thương phải thành sẹo ngay đi mà đánh giặc

Đã đau rồi đừng khóc để đau thêm

Ta còn cả đời ta mà khóc Bác



Bom Mỹ nguỵ tranh thủ phút này để tấn công ta

Pháo đài máu với những bom bảy tấn

Nguyện thương đau không thành tiếng khóc oà

Ta đau đấy nhưng giết thù, ta vẫn sẵn



Ta có nước mắt thương đau nhưng ta còn có lửa thương đau

Giặc nếm cái chết lúc ta cười, cho chúng nếm thêm ngày ta khóc

Hễ đau nhiều thì dao chém lại càng sâu

Xuất kích lớn là giữa ngày tang tóc



Hai mươi năm trôi phút giây nào Bác không nghĩ đến miền Nam ?

Miền Nam “máu trong máu” và “thịt trong thịt” Bác
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom