[Chuyên mục] Hỏi - đáp các vấn đề về ngữ văn 9

S

s0cbay_kut3

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

leaf6.gif
leaf6.gif
leaf6.gif


Chào mừng các mem lớp 9.

Chỉ còn ngấp nghé 2 tháng nữa, là các em bước vào một kì thi quan trọng. Pic này sẽ là nơi để các em post những câu hỏi, thắc mắc của mình về bộ môn ngữ văn 9. Hi vọng với những kiến thức và giải đáp mà pic này mang lại, sẽ giúp các em tự tin hơn trong ki thi sắp tới.
leaf12.gif
leaf12.gif
leaf12.gif




P/S: pic chỉ chấp nhận những câu hỏi liên quan đến các vấn đề của bộ môn ngữ văn 9, những câu hỏi ngoài lề sẽ bị xem là spam=> del bài không nhắc nhở.

Và:
Nghiêm cấm spam dưới mọi hình thức
 
Last edited by a moderator:
R

rylu

TEM...............

Sư đệ vs nhị sư huynh làm dùm đệ cái nài

Phân biệt: văn cảm nhận, văn suy nghĩ, văn phân tích và văn bình luận

để đi thi khỏi bị lạc đề :">
 
T

thuyhoa17


Phân biệt: văn cảm nhận, văn suy nghĩ, văn phân tích và văn bình luận

- Văn cảm nhận: cảm là gỉ? là cảm thấy, là nhận biết. và nhận: là nhận ra, nhận thấy bằng những giác quan và bằng cảm giác của mình.
Cho nên, có thể hiểu nôm na cảm nhận là từ việc mình thấy, mình biết bằng các giác quan, cảm xúc và từ những sự việc mà mình thấy được đó, sẽ có 1 quá trình nhận ra, nhận ra ở đây là nhận ra nhưũng điều liên quan và những điều sâu xa ở trong vấn đề mà mình thấy được đó.

- Văn suy nghĩ: ko chỉ là nhận thấy, nhận ra nữa mà sẽ cần đến những suy nghĩ của chính bản thân về vấn đề đó. <có thể nói là ý kiến chủ quan của bản thân>.

- Văn phân tích: phân chia các sự vật, các hiện tượng, con người, hành dộng,...ra thành nhiều yếu tố, rồi sẽ đi sâu vào lý giải, làm rõ và thêm vào là những cảm nhận của chính bản thân.

- Văn bình luận: bình luận là một thao tác có sự kết hợp giữa nhiều yếu tố: phân tích, giải thích, chứng minh, phản bác, so sánh,... trong loại văn này thì ngừoi viết có thể nêu lên những ý kiến của chính bản thân và làm rõ ý kiến đó của mình, có thể là khen hay chê. Và tất nhiên là cần 1 lượng kiến thức cần thiết để có thể bình một cách chính xác. Quan trọng nữa trong văn bình luận đó chính là cảm xúc của chính bản thân, ko nên nói nhũng điều trái với cảm nhận của mình.

^^


p/s:Thanks đệ lắm :x
 
M

meobachan


- Văn bình luận: bình luận là một thao tác có sự kết hợp giữa nhiều yếu tố: phân tích, giải thích, chứng minh, phản bác, so sánh,... trong loại văn này thì ngừoi viết có thể nêu lên những ý kiến của chính bản thân và làm rõ ý kiến đó của mình, có thể là khen hay chê.

Trong văn phân tích cũng có những yếu tố này cậu à.
Thật ra bình luận chỉ là 1 dạng của phân tích. Muốn phân biệt được 2 kiểu văn này rất khó. Trong phân tích có bình luận, trong bình luận có phân tích. Tớ khi làm bài, gặp đề nào mà yêu cầu phân tích hay bình luận thì cứ làm theo 1 kiểu. (Đùa thôi :p)
- Phân tích thì dễ nhận biết rồi (như cậu nói). Còn bình luận, tớ xin bổ sung thêm là, ngoài việc phân tích, chứng minh, ta cần phải "bình" tức nhận xét đúng, sai, khen chê vấn đề, sau đó là "luận" tức bàn luận mở rông vấn đề ra theo hiểu biết của mình. Bình luận thường gặp trong nghị luận xã hội, nghi luận văn học thì ít thấy, thường là "cảm nhận", hay "bình giảng", "Phân tích". :d
 
R

rylu

nhị sh ơi

nhưng trong các loại văn kia

văn nào cần cho dẫn chững nhiều, văn nào cần cho dẫn chứng ít

mở bài của các thể loại văn đó có giống nhau k :-/
 
T

thuyhoa17

văn nào cần cho dẫn chững nhiều, văn nào cần cho dẫn chứng ít

\Rightarrow dẫn chứng là 1 điều ko thể thiếu trong mỗi bài viết, việc đưa dẫn chứng vào bài văn là tùy thuộc vào vấn đề được đề cập đến ở trong đề. Có những đề tài ta cần phải đưa nhiều thì mới có thể làm sáng tỏ được vấn đề đó, nhưng cũng có những vấn đề ta chỉ cần nói một vài dẫn chứng là đã có thế truyền đạt đến cho người đọc thấy được ý kiến của mình.

Nếu xét về mức độ đưa dẫn chứng thì phụ thuộc nhiều vào vấn đề được đề cập, còn dạng văn nào thì ko có quyết định nhiều như vấn đề trong đề. Nhưng nếu xét theo câu hỏi của đệ thì theo h là văn bình luận, và cả văn nghị luận nữa, vì nó có 1 yếu tố thường được đưa vào đó là chứng minh.


mở bài của các thể loại văn đó có giống nhau k :-/


\Rightarrow Cũng có khác nhau chứ. Cái này thì xét về tính chất của mỗi dạng văn để vào đề cho hay. :)
 
S

s0cbay_kut3

P/S các mem: những câu hỏi, bàn tán về kinh nghiệm học đã có ở pic Hỏi-đáp về kinh nghiệm thi vào 10. Đây là pic Hỏi-Đáp về kiến thức ngữ văn 9. Các mem chú ý.
 
H

hongtuan96

Cho e thắc mắc cái nhá

=.='' Nói thật lớp e thì cô bảo văn kg cần đi học thêm , về nhà cố gắng tìm văn mẫu vs mấy bài của hsg đọc thì vốn từ và cách diễn đạt của mình sẽ ngày càng đc cải thiện . Tuy trog lớp e vẫn đc điểm cao nhưng e vẫn thấy có gì đó bất ổn . Cứ ghép cách diễn đạt của ng ta để nói lên ý của mình , đọc lại thấy bài văn khá... lủng củng T_T.
Nghe một số ng nói thì gv cấp 3 chấm bài gắt lắm , e sợ khi đi thi lên lớp 10 điểm lại kg đạt đc như là khi học ở thcs . Hơn nữa còn vướng tâm lí thi nữa chứ T_T
Anh chị nào có k/nghiệm góp ý hộ e vs
 
H

hoangthao9b

theo anh thì em nên cố gắng tự làm theo đúng cảm xúc thật sự của mình thì dần dần sẽ tốt lên thôi mà, văn mẫu cũng tốt vì đọc văn mẫu em mới có thể hiểu được đề văn ấy muốn mình làm những gì, cách diễn đạt của mình ra sao để có thể thoát được ý, e đừng quá lạm dụng vào những cái đó.
 
T

thuyhoa17

=.='' Nói thật lớp e thì cô bảo văn kg cần đi học thêm , về nhà cố gắng tìm văn mẫu vs mấy bài của hsg đọc thì vốn từ và cách diễn đạt của mình sẽ ngày càng đc cải thiện . Tuy trog lớp e vẫn đc điểm cao nhưng e vẫn thấy có gì đó bất ổn . Cứ ghép cách diễn đạt của ng ta để nói lên ý của mình , đọc lại thấy bài văn khá... lủng củng T_T.

Tìm văn mẫu đọc để vốn từ và cách diễn đạt đc ngày càng hoàn thiện <tức là tham khảo> chứ ko phải là lấy vốn từ và cách diễn đạt của người khác để nói lên ý mình. Vốn từ và cách diễn đạt của người khác để cho em tham khảo thêm, và có thể học hỏi và làm giàu thêm cho vốn hiểu biết, chứ ko phải nhất nhất là đưa mấy vốn từ + cách diễn đạt của văn mẫu vào bài làm của mình ^^

Nghe một số ng nói thì gv cấp 3 chấm bài gắt lắm , e sợ khi đi thi lên lớp 10 điểm lại kg đạt đc như là khi học ở thcs . Hơn nữa còn vướng tâm lí thi nữa chứ T_T
Anh chị nào có k/nghiệm góp ý hộ e vs

Chị cũng có tâm lý đó trước khi vào cấp 3, nhưng khi vào rồi mới thấy đúng có nửa ;)) Thực sự là thế, chị cũng ko dám chắc rằng điều đó là sai hoàn toàn, nhưng cũng ko đến nỗi là quá gắt với học sinh, chỉ là yêu cầu cao hơn tí thôi ^^
 
B

bengoc5

=.='' Nói thật lớp e thì cô bảo văn kg cần đi học thêm , về nhà cố gắng tìm văn mẫu vs mấy bài của hsg đọc thì vốn từ và cách diễn đạt của mình sẽ ngày càng đc cải thiện . Tuy trog lớp e vẫn đc điểm cao nhưng e vẫn thấy có gì đó bất ổn . Cứ ghép cách diễn đạt của ng ta để nói lên ý của mình , đọc lại thấy bài văn khá... lủng củng T_T.
Nghe một số ng nói thì gv cấp 3 chấm bài gắt lắm , e sợ khi đi thi lên lớp 10 điểm lại kg đạt đc như là khi học ở thcs . Hơn nữa còn vướng tâm lí thi nữa chứ T_T
Anh chị nào có k/nghiệm góp ý hộ e vs

xét về 1 khía cạnh thì đúng là văn không cần đi học thêm (chỉ cần cuốn sách giải là có hết đáp án rồi). Có những hs lên mạng sreach 1 cái là có bài mình cần. Nhưng mà mình nghĩ khi đã đọc văn mẫu rồi thì sẽ chép y chang, hoặc sợ trùng bài trong lớp thì đạo văn và nhờ người khác làm giùm thôi (trường hợp này mình thấy trên 4rum rất nhiều, mình chả thích tí nào), cũng chẳng cải thiện gì nhiều. Vì vậy mà phải đi học thêm để thầy cô cải thiện cách diễn đạt và học văn.

Thầy cô chọn cái đúng mà cho điểm chứ chẳng ai ghét hs mà chấm gắt chỉ tội nghiệp thôi. Nên bạn cứ làm những gì mình nghĩ để tâm lí thoải mái đi thi
chúc bạn thi tốt
 
M

misakita

Có ai cứu với!!! Cái đề là viết 1 đoạn văn ngắn nêu: Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh thanh niên xung phong trong thời chiến va2 thời bình?......^_^ Vậy thì phải làm thế nào để đúng yêu cầu và đúng cách???????...........please ^0^
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Có ai cứu với!!! Cái đề là viết 1 đoạn văn ngắn nêu: Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh thanh niên xung phong trong thời chiến va2 thời bình?......^_^ Vậy thì phải làm thế nào để đúng yêu cầu và đúng cách???????...........please ^0^

Đây là 1 đề văn nêu cảm nghĩ, nên em nên kết hợp làm bài với những suy nghĩ, cảm nhận riêng của bản thân, nhé!

- Hình ảnh thanh niên xung phong:
+ Trong thời chiến: anh dùng, kiên cường, dám vượt qua sự khó khăn của bản thân để chiến đấu (Những ngôi sao xa xôi), lạc quan và tự tạo cho mình đc một lối sống ko đơn độc cho dù đang sống trong hoàn cảnh khó khăn (Lặng lẽ Sa Pa), và luôn chất chúa trong mình 1 lý tưởng sống tốt đẹp: sống để cống hiến cho quê hương, cho đất nước, lặng lẽ, âm thầm cống hiến....
+ trong thời bình: vẫn tiếp nối được những truyền thống tốt đẹp ấy, dù sống trong thời kì hòa bình, ko phải chống chọi với bom đạn nổ liên miên, nhưng tinh thần chiến đấu vẫn luôn sẵn sàng, vững chắc tay súng đề chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Và cuộc sống, họ biết tạo ra cho mình cuộc sống đủ cho bản thân dù sống trong hoàn cảnh khó khăn (các chiến sĩ ở quần đảo)...

- Nói lên suy nghĩ của bản thân, những điều mà em sẽ làm, sẽ thực hiện <lời hứa>.
 
N

nhungpro_196

Nguyên văn bởi hongtuan96
=.='' Nói thật lớp e thì cô bảo văn kg cần đi học thêm , về nhà cố gắng tìm văn mẫu vs mấy bài của hsg đọc thì vốn từ và cách diễn đạt của mình sẽ ngày càng đc cải thiện . Tuy trog lớp e vẫn đc điểm cao nhưng e vẫn thấy có gì đó bất ổn . Cứ ghép cách diễn đạt của ng ta để nói lên ý của mình , đọc lại thấy bài văn khá... lủng củng T_T.
Nghe một số ng nói thì gv cấp 3 chấm bài gắt lắm , e sợ khi đi thi lên lớp 10 điểm lại kg đạt đc như là khi học ở thcs . Hơn nữa còn vướng tâm lí thi nữa chứ T_T
Anh chị nào có k/nghiệm góp ý hộ e vs

Thế này nhé. Về quan niệm học thêm ý. Tất nhiên là nếu bạn đã học tốt, tự mình đề ra cách thức học tập hợp lí và tự giác rèn luyện thì cũng được mà lại tiết kiệm tiền cho bố mẹ. Còn học thêm cũng chẳng phải xấu hay vô ích, bạn sẽ được hướng dẫn và được sửa chữa, được giảng lại kĩ hơn. Quan trọng là ý thức.

Không phải là cứ đọc văn mẫu, đọc bài của các hsg là viết văn hay được đâu bạn. Đọc nhiều như thế chắc gì đã nhớ, văn bản ở lớp 9 có biết bao nhiêu bài, mỗi văn bản lại biết bao nhiêu kiểu đề. Tốt nhất là thế này, bạn nên nhỡ kĩ các kiến thức cơ bản nhất của bài học, sau đó tự mình viết đi đã, rồi sau hãy tham khảo và viết lại bài. Đặc biệt lúc viết bài phải tự lập, không nhìn sách vở.

Một bài văn được điểm cao là một bài văn phải có ý, người chấm sẽ chấm ý trước, sau đó mới chấm đến văn, đến diễn đạt. Cứ làm bài đủ ý điểm chắc chắn sẽ không thấp, còn cao hay không còn phụ thuộc vào năng khiếu của bạn đến đâu.

Gắt thì cũng như ở THCS thôi, không có gì phải lo lắng cả. Nếu đã học hành tử tế, kiến thức có sẵn trong đầu thì không cần phải lo lắng quá đâu bạn!

Có ai cứu với!!! Cái đề là viết 1 đoạn văn ngắn nêu: Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh thanh niên xung phong trong thời chiến va2 thời bình?......^_^ Vậy thì phải làm thế nào để đúng yêu cầu và đúng cách???????...........please ^0^

Đề này khác với đề phân tích. Nhưng phải có bước phân tích thì mới có cơ sở để phát biểu cảm nghĩ. Chỉ là phân tích chỉ điểm qua một vài ý chính nhất, quan trọng nhất thôi, không đàu tư quá kĩ vào phần phân tích là được, tránh lan man lạc đề.

Phần phát biểu cảm nghĩ theo mình thì cần có những suy nghĩ, những cảm xúc cụ thể của mình về những con người ấy và liên hệ bản thân.

Còn phần nội dung thì mình đồng ý với thiensubinhminh123.
 
T

thptlequydon

Thê còn đề bài nêu cảm nhận về 1 nhân vật thì mình có dàn ý chung như thế nào ạ?
 
S

s0cbay_kut3

Dàn ý chung:

Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu nhân vật cần phân tích, vị trí của nhân vật trong tác phẩm

Thân Bài:
+ Phân tích, làm nổi bật đặc điểm nhân vật trong tác phẩm
- Tính cách, phẩm chất
- số phận nhân vật...
( tính cách, phẩm chất và số phận nhân vật thường được khắc họa qua "ngoại hình", " cử chỉ, hành động", "Lời nói, ý nghĩ"...)

+, Nghệ thuật xây dựng nhân vật
+, Có thể mở rộng thêm vấn đề: chỉ ra chiều sâu của tác phẩm trong việc phản ánh hiện thực, quan niệm, thái độ mà nhà văn gửi gắm qua nhân vật...

Kết bài: đánh giá chung lại về nhân vật và tác giả
 
S

s0cbay_kut3

Một số kiến thức có thể giúp ích cho bạn trong kiểu đề phân tích nhân vật

Nhân vật:
- Hiểu theo nghĩa hẹp: là những con người được nói tới trong tác phẩm, có thể có tên, có thể không tên...
- Hiểu theo nghĩa rộng: là những chủ thể tạo nên hoạt động trong tác phẩm , có thể là đồ vật, con vật được nhân hóa (thậm chí có những vật không được nhân hóa nhưng vẫn là nhân vật)

Vai trò của nhân vật :
- Trong tác phẩm tự sự, nhân vật là những con người cụ thể được tác giả miêu tả để thể hiện những hành động, tính cách trong một sự việc nào đó, từ đó tác giả bộc lộ chủ đề tác phẩm
- Trong tác phẩm trữ tình, có nhân vật trữ tình: là "tôi", là "ta" hoặc không xưng gì cả nhưng nhân vật thường bộc lộ tấm lòng, cảm xúc của tác giả trước cuộc đời.

Các loại nhân vật:

- xét theo vai trò: có nhân vật chínhnhân vật phụ
- xét theo đạo đức: có nhân vật chính diệnnhân vật phản diện

- Nhân vật chức năng: Nhân vật có phẩm chất cố định, không bị chi phối bởi hoàn cảnh, đời sống nội tâm.
- Nhân vật loại hình: thể hiện tập trung một phẩm chất, một tính cách của một loại người nào đó trong xã hội, cuộc đời
- Nhân vật tư tưởng: là phương tiện để nhà văn phản ánh cuộc sống, thể hiện chủ đề tác phẩm, thể hiện cách cảm nhận quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn.


CHÚ Ý: KHI PHÂN TÍCH NHÂN VẬT:
Phân tích tính cách, phẩm chất, số phận của nhân vật, thể hiện rất sinh động qua ngoại hình, lời nói, quan hệ xã hội. Phân tích vai trò của nhân vật trong tác phẩm, đặc biệt là vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề. Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật, phân tích quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn qua nhân vật.
 
T

thjenthantrongdem_bg

Nhị sh và mọi người làm cho đệ bài này

Hiện nay có 1 số hs học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lỗi học đối phó để nêu lên nhứng tác hại của nó

À, thêm câu nữa

Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ ? :)
 
H

hathu1996

mọi người ơi !!!!!!!!!
khi phân tích tác phẩm truyện í không như phân tích thơ
phân tích thơ thì phân tích từng câu chữ, nhưng phân tích truyện thì phải phân tích theo nhân vật, tình tiết phải không ạ?
nhưng nếu thế thì nhỡ chẳng may bỏ 1 tình tiết quan trọng thì biết làm sao ạ??????????
 
H

hongtuan96

mọi người ơi !!!!!!!!!
khi phân tích tác phẩm truyện í không như phân tích thơ
phân tích thơ thì phân tích từng câu chữ, nhưng phân tích truyện thì phải phân tích theo nhân vật, tình tiết phải không ạ?
nhưng nếu thế thì nhỡ chẳng may bỏ 1 tình tiết quan trọng thì biết làm sao ạ??????????

Muốn trường hợp đó không xảy ra ,thì cách tốt nhất là lập dàn ý trước khi làm bài ,
đưa ra hệ thống luận điểm rõ ràng .
- Dẫn chứng đối với văn xuôi: trong khi đọc văn bản, gạch chân những câu "đắt", có ý nghĩa, có giá trị biểu cảm, gợi hình, gợi tả.... nói chung là những câu văn hay :). Rùi nhớ những câu đó, nếu như ko nhớ được chính xác từng chữ, thì phải bắt được cái ý mà câu đó nói đến... Như vậy, em sẽ có thể vận dụng tốt nhất dẫn chứng vào bài làm của em. Nói chung là với mức độ đề chuyển cẩp, không cần thiết phải nhớ chính xác từng từ trong câu văn đâu, chỉ cần đừng quên quá nhiều từ, làm sai mất ý nghĩa của câu là được. Trong trường hợp ấy, thì em không nên đưa câu ấy vào dấu "", mà hãy dùng một câu dẫn lấy đại ý của nó thôi. :D

Chúc bạn học và thi tốt
 
Top Bottom