[Chuyên mục] Đề thi vào THPT những năm gần đây - làm bài và trao đổi.

T

thuyhoa17

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Những năm gần đây, cấu trúc đề thi như thế nào? Dạng đề ra sao?

Đây sẽ là pic đưa lên những đề thi trong những năm gần đây nhất.

Đề thi vào THPT.

Đề thi vào các trường chuyên.

... trên toàn quốc.

Hi vọng là sẽ bổ sung được các đề cần thiết cho các mem có thể ôn thi tốt nhất.

Chúng tôi đưa đề, và các bạn sẽ đưa ra những ý kiến về đáp án đối với đề đó.
Những ý mà bạn cho là đúng, hãy chia sẻ...

Quan trọng không phải là bạn làm có đúng hay không mà chính là bạn có dám nói lên ý kiến của mình hay không!

Rồi sau đó, chúng tôi sẽ đưa lên đáp án mẫu của đề đó.

Đối chiếu xem mình làm được bao nhiêu, năng lực của bạn đến đâu. Từ đó bạn có thể tự tin với vốn kiến thức của mình, hoặc thấy mình thiếu ở phần nào để bổ sung vào lỗ hổng ấy.

Lưu ý: Không spam ở đây, hãy thể hiện rằng bạn đang học và ôn Văn nhé.
:khi (162):
 
T

thuyhoa17

[FONT=&quot]Đề thi đầu tiên. [/FONT][FONT=&quot]:M38:[/FONT][FONT=&quot]

[/FONT]
[FONT=&quot]SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ[/FONT]
[FONT=&quot] KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC[/FONT]
[FONT=&quot] MÔN: NGỮ VĂN - NĂM HỌC: 2008-2009[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] ĐỀ CHÍNH THỨC[/FONT]
[FONT=&quot] Thời gian làm bài: 150 phút[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
Câu 1: (2 điểm)
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot]

1.1
Phân loại thành ngữ và tục ngữ trong các tổ hợp từ sau đây; giải thích ngắn gọn nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ :

a. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
b. Đánh trống lảng.
c. Hứa hươu hứa vượn.
d. Gần mực thì đen, gần
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot]đèn thì sáng.

1.2 .Đặt câu hoàn chỉnh với mỗi thành ngữ, tục ngữ trên.

Câu 2: (2 điểm)
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] Đọc đoạn trích sau:

“ Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot] ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.(...)Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.”

(Nam Cao, Lão Hạc - Theo Ngữ văn 9, Tập 1,Tr.137)

2.1 Trong đoạn văn tự sự trên, để tạo tính triết lí, tác giả đã sử dụng kết hợp yếu tố gì?
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
2.2 Hãy trình bày ngắn gọn hàm ý của câu văn:“Đối với…không bao giờ ta thương...”

Câu 3: (2,5 điểm)

Có một con người giữa cuộc đời để lại ấn tượng sâu đậm trong em.

Câu 4: (3,5 điểm)
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot]

4.1 Ghi lại theo trí nhớ khổ đầu và khổ cuối của bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên).

4.2 Em hãy phân tích hai khổ thơ trên.

----------------------- HẾT --------------------------

:M058:
[/FONT]
 
D

dungmaprose

[FONT=&quot]Đề thi đầu tiên. [/FONT][FONT=&quot]:M38:[/FONT][FONT=&quot]

[/FONT]
[FONT=&quot]SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ[/FONT]
[FONT=&quot] KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC[/FONT]
[FONT=&quot] MÔN: NGỮ VĂN - NĂM HỌC: 2008-2009[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] ĐỀ CHÍNH THỨC[/FONT]
[FONT=&quot] Thời gian làm bài: 150 phút[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
Câu 1: (2 điểm)
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot]

1.1
Phân loại thành ngữ và tục ngữ trong các tổ hợp từ sau đây; giải thích ngắn gọn nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ :

a. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
b. Đánh trống lảng.
c. Hứa hươu hứa vượn.
d. Gần mực thì đen, gần
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot]đèn thì sáng.

1.2 .Đặt câu hoàn chỉnh với mỗi thành ngữ, tục ngữ trên.

Câu 2: (2 điểm)
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] Đọc đoạn trích sau:

“ Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot] ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.(...)Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.”

(Nam Cao, Lão Hạc - Theo Ngữ văn 9, Tập 1,Tr.137)

2.1 Trong đoạn văn tự sự trên, để tạo tính triết lí, tác giả đã sử dụng kết hợp yếu tố gì?
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
2.2 Hãy trình bày ngắn gọn hàm ý của câu văn:“Đối với…không bao giờ ta thương...”

Câu 3: (2,5 điểm)

Có một con người giữa cuộc đời để lại ấn tượng sâu đậm trong em.

Câu 4: (3,5 điểm)
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot]

4.1 Ghi lại theo trí nhớ khổ đầu và khổ cuối của bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên).

4.2 Em hãy phân tích hai khổ thơ trên.

----------------------- HẾT --------------------------

:M058:
[/FONT]
êu ơi khó wa đi! đúng là đề thi chuyên có khác!
chị có đề thi bình thường thì cùng post lên nha!
thanks
 
T

thuyhoa17

êu ơi khó wa đi! đúng là đề thi chuyên có khác!
chị có đề thi bình thường thì cùng post lên nha!
thanks


Em cứ thử nêu lên 1 số ý thôi, ko cần phải là hoàn chỉnh cả bài. :x
Sau đề này chị sẽ đưa lên những đề vào THPT khác. ^^


Quan trọng không phải là bạn làm có đúng hay không mà chính là bạn có dám nói lên ý kiến của mình hay không!
 
M

meocon_dangiu_96



giải thjch cho e câu này

Đặt câu có câu đó luôn ạ ;))


giải luôn cho e câu này nữa ạ

còn lại thì chắc pít làm òi . hì hì :D

1)Hứa hươu hứa vượn là hứa rất nhiều nhưng ko thực hiện được lời hứa
Đặt câu : mày chỉ biét hứa hươu hứa vượn thôi! :D

2 )Cái đó mình cũng chưa bik làm :D ........................
 
T

thuyhoa17

2.1 Trong đoạn văn tự sự trên, để tạo tính triết lí, tác giả đã sử dụng kết hợp yếu tố NGHỊ LUẬN.

;)
 
T

thuyhoa17

Đáp án đề thi thứ nhất. :M38:

<Cái này là đáp án trong barem điểm (có chỉnh sửa tí), các em có thể đóng góp ý kiến của mình thêm để làm đầy thêm cho cái đáp án, xem như đóng góp ý kiến thêm cho người đưa ra cái đáp án này. :M058:>


[FONT=&quot]Câu 1:
1.1 Phân loại thành ngữ và tục ngữ trong các tổ hợp từ; giải thích ngắn gọn nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ:
[/FONT]
[FONT=&quot]+ Thành ngữ: b - c
+ Tục ngữ: a - d[/FONT]

[FONT=&quot] - Giải thích:
a. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn: Đi đây đi đó thì có thể học hỏi, mở rộng hiểu biết.
b. Đánh trống lảng: Lảng ra, né tránh, không muốn đề cập đến một chuyện, một việc nào đó.
c. Hứa hươu hứa vượn: Hứa để được lòng nhưng không thực hiện lời đã hứa.
d. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Gần người xấu thì nhiễm thói xấu, gần người tốt thì học tính tốt.

1.2 Đặt câu hoàn chỉnh <cái này tùy vào khả năng của mỗi học sinh>

Câu 2:
Đọc đoạn trích :
“ Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.(...)Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
(Nam Cao, Lão Hạc - Theo Ngữ văn 9, Tập 1, Tr.137)

2.1 Trong đoạn văn tự sự trên, để tạo tính triết lí, tác giả đã sử dụng kết hợp yếu tố nghị luận.
2.2 Trình bày ngắn gọn hàm ý của câu văn: “Đối với... không bao giờ ta thương...”:
- Do chưa có thành ý, thành tâm, ta thường không thấy được những điều tốt của những người xung quanh ta, có lúc ta còn đối xử tàn tệ với họ.
- Sống trong cuộc đời, ta cần biết thông cảm, thấu hiểu, giàu lòng nhân ái, vị tha… để con người có cơ hội hiểu nhau, sống tốt đẹp, thân ái với nhau hơn.
[/FONT]

[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Câu 3:

* Yêu cầu về kỹ năng:

- Học sinh viết văn bản có kết cấu 3 phần: Mở - Thân - Kết.
- Đây là đề bài mở, học sinh có thể có nhiều hướng trình bày, đặc biệt có thể kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.
- Bài làm có văn phong phù hợp (nghị luận xã hội).
- Bố cục chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, bài sạch, chữ rõ.

*Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày vấn đề bằng nhiều cách. Sau đây là định hướng :
- Học sinh cần nắm bắt vấn đề: con người giữa cuộc đời là con người bình dị trong cuộc sống, có thể là người thân, có thể là người quen biết, cũng có thể là người chỉ được nghe kể lại.
- Học sinh viết (bằng phương thức nghị luận kết hợp với thuyết minh, tự sự, biểu cảm) về một con người giữa cuộc đời đã để lại ấn tượng sâu đậm, khiến em ngưỡng mộ, yêu quý :
+ Giới thiệu con người gắn với hoàn cảnh, hành động, phẩm chất... cụ thể dẫn đến ấn tượng.
+ Lí giải về ấn tượng sâu đậm.
+ Bài học rút ra được từ con người ấy.

Câu 4:

4.1 Ghi lại theo trí nhớ khổ đầu và khổ cuối bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên :

<tự làm >

4.2 Phân tích hai khổ thơ vừa chép:

*Yêu cầu về kỹ năng:

- Học sinh viết bài văn có kết cấu 3 phần: Mở - Thân - Kết.
- Bài thể hiện kỹ năng nghị luận về đoạn thơ.
- Văn phong phù hợp, bố cục hợp lý, diễn đạt trôi chảy, bài sạch, chữ rõ.

*Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh chỉ phân tích hai khổ thơ ở vị trí đặc biệt đầu và cuối trong số năm khổ thơ của bài, nhưng phải biết gắn hai khổ thơ trong kết cấu, ý nghĩa toàn bài.
- Học sinh có thể phân tích lần lượt hay sóng đôi hai khổ thơ. Sau đây là một một số gợi ý:
+ Giữa hai khổ thơ vừa có sự tương ứng, vừa có sự biến đổi về thời gian, không gian, hình tượng nhân vật trữ tình (mỗi năm - năm nay; hoa đào nở - đào lại nở; lại thấy - không thấy; ông đồ già - ông đồ xưa - hồn).
+ Trên cái nền tuần hoàn, vô hạn của thiên nhiên và sự sống, ý thơ làm nổi bật sự hiện hữu hữu hạn; sự ra đi không trở lại của một con người, một thế hệ, một thời đại, đồng thời thể hiện tâm sự của nhà thơ.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh thơ giản dị, sâu sắc; câu hỏi tu từ kết bài (Hồn ở đâu bây giờ?) như một sự băn khoăn, trăn trở đầy ngậm ngùi, xót xa, tiếc nhớ đối với cảnh cũ, người xưa.

* Từ phần phân tích trên, bài làm cần hướng tới cảm nhận chung về bài thơ :
▪ Bài thơ thể hiện sâu sắc và ấn tượng về chân dung ông đồ - biểu tượng của một lớp người, cũng là của một thời đại.
▪ Bài thơ trĩu nặng niềm cảm thương chân thành, xúc động và nỗi hoài cổ sâu lắng, thiết tha của nhà thơ.
▪ Thể thơ năm chữ và ngôn ngữ, hình ảnh thơ giản dị mà đầy sức gợi.

Lưu ý:
- Học sinh có thể trình bày cảm nhận chung trước khi phân tích, nhưng chỉ nên dừng ở mức khái quát.
- Sau khi phân tích, người viết mới thực sự có cơ sở để cảm nhận một cách đầy đủ, sâu sắc.[/FONT]


Sẽ post đề thi tiếp theo, hãy chờ nhé! :M037:
 
S

s0cbay_kut3

SỞ GD& ĐT NGHỆ AN


KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU
NĂM HỌC 2010 - 2011


Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)



Câu 1 (4,0 điểm).
Cho đoạn văn:
Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.
(Nguyễn Tuân - Cô Tô, Ngữ văn 6, tập hai, trang 89, NXB Giáo dục, 2004)
a) Trong những từ sau đây, từ nào không phải là từ láy:
hồng hào, thăm thẳm, bình minh, tròn trĩnh.
b) Giải nghĩa từ: trường thọ. Tìm một từ có yếu tố "trường" đồng nghĩa.
c) Phân tích hiệu quả thẩm mĩ của các biện pháp tu từ trong đoạn văn trên.

Câu 2 (6,0 điểm).

Viết một đoạn văn (khoảng 10- 15 câu) trình bày cảm nhận của em về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ sau:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí !
(Chính Hữu - Đồng chí, Ngữ văn 9, tập một, trang 128, NXB Giáo dục, 2006)

Câu 3 (10,0 điểm).

Bài thơ Nói với con (Y Phương) gợi cho em những suy nghĩ gì về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người?
------------ Hết ------------

(Đây là đề mình thi năm vừa rồi đấy :p)
 
Last edited by a moderator:
T

thuylinh_mk_95

đè văn chuyển cấp năm 2009-2010

câu 1:nêu ngắn gọn về cuộc đời và những tác phẩm chính của LỖ TẤN????
câu 2: hãy phát hiện các biện pháp tu từ và nêu nội dung của chúng trong khổ thơ sau
"Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước"
(Trích "Mùa xuân nho nhỏ " của Thanh Hải -SGK NGỮ VĂN 9 , TẬP II -NXBGD-2008)
CÂU 3phân tích hình tượng nhan vật Anh thanh niên trong văn bản "lặng lẽ SaPa" của nhà văn NGUYỄN THÀNH LONG
CHÚC CÁC BẠN THI TỐT NHÉ!!!!!!!!!:khi (152)::khi (65):
 
H

hongtuan96

Đề thi TS chuyên [Văn]
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TPHCM


Câu 1(2 điểm):Nêu ý nghĩa của những chi tiết kỳ ảo trong Chuyện người con gái của Nguyễn Dữ
Câu 2(8 điểm):Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Viết một văn bản nghị luận (không quá hai trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng trên
Câu 3 (10 điểm):Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.
Suy nghĩ về ý kiến trên qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở
.
 
Last edited by a moderator:
H

hongtuan96

GỢI Ý GIẢI ĐỀ THI

Câu 1 (2 điểm):
Học sinh cần trình bày được:
- Kể ra những chi tiết kỳ ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương: Phan Lang nằm mộng, thả rùa; lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến tiệc, gặp Vũ Nương - người cùng làng đã chết, rồi được sứ giả của Linh Phi đưa về dương thế; Vũ Nương hiện ra với kiệu hoa, võng lọng... lúc ẩn lúc hiện sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến Hoàng Giang.

- Nêu ý nghĩa của những chi tiết kỳ ảo trên:
+ Là yếu tố nghệ thuật độc đáo, góp phần tạo nên sức hấp dẫn, lung linh của thiên truyện, đáp ứng được yêu cầu của thể loại truyền kỳ.
+ Góp phần thể hiện giá trị tư tưởng của tác phẩm, đặc biệt là giá trị nhân đạo: tô đậm thêm vẻ đẹp phẩm chất của Vũ Nương - vẫn khao khát trở về dương thế, phục hồi danh dự; khiến câu chuyện có màu sắc như cổ tích với kết thúc có hậu, nói lên khát vọng, ước mơ của tác giả cũng như của nhân dân về sự công bằng, tốt đẹp trong cuộc đời. Ở một góc độ khác, chi tiết kỳ ảo ở cuối truyện cũng đồng thời cũng tô đậm bi kịch của Vũ Nương - hạnh phúc dương thế mà nàng khao khát chỉ là ảo ảnh, hiện ra trong thoáng chốc rồi biến mất, thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến.

Câu 2 (8 điểm):
Cần đáp ứng được các yêu cầu:
- Về hình thức: trình bày thành bài văn nghị luận ngắn, có bố cục ba phần rõ ràng (mở bài, thân bài và kết luận), không quá hai trang giấy thi
Về nội dung:
Giải thích hiện tượng: là hiện tượng có thể bắt gặp trong thiên nhiên, gợi tả sức chịu đựng, sức sống kỳ diệu của những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp ngay trong một vùng sỏi đá khô cằn (có thể đi từ việc giải thích từ ngữ: vùng sỏi đá khô cằn chỉ sự khắc nghiệt của môi trường sống; loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp: sự thích nghi, sức chịu đựng, sức sống, vẻ đẹp
+ ]Trình bày suy nghĩ: hiện tượng thiên nhiên nói trên gợi suy nghĩ về vẻ đẹp của những con người - trong bất cứ hoàn cảnh nghiệt ngã nào vẫn thể hiện nghị lực phi thường, sức chịu đựng và sức sống kỳ diệu nhất. Đối với họ, nhiều khi sự gian khổ, khắc nghiệt của hoàn cảnh lại chính là môi trường để tôi luyện, giúp họ vững vàng hơn trong cuộc sống. Những chùm hoa thật đẹp - những chùm hoa trên đá (thơ Chế Lan Viên), thành công mà họ đạt được thật có giá trị vì nó là kết quả của những cố gắng phi thường, sự vươn lên không mệt mỏi. Vẻ đẹp của những cống hiến, những thành công mà họ dâng hiến cho cuộc đời lại càng có ý nghĩa hơn, càng rực rỡ hơn
+ Liên hệ với thực tế (trong đời sống và trong văn học) để chứng minh cho cảm nhận, suy nghĩ nói trên.
Nêu tác dụng, ảnh hưởng, bài học rút ra từ hiện tượng: những con người với vẻ đẹp của ý chí, nghị lực luôn là niềm tự hào, ngưỡng mộ của chúng ta, động viên và thậm chí cảnh tỉnh những ai chưa biết chấp nhận khó khăn, thiếu ý chí vươn lên trong cuộc sống...

Câu 3 (10 điêm):
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo đựơc một số ý chính:

* Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong Tiếng nói của văn nghệ:
- Giải thích từ ngữ:
+ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: đặc trưng riêng của tác phẩm nghệ thuật trong phương thức phản ánh đời sống. Người nghệ sĩ nào khi sáng tác cũng cũng lấy vật liệu mượn ở thực tại - hiện thực khách quan về cuộc sống, con người, xã hội, để xây dựng nên tác phẩm của mình. Có như vậy, tác phẩm của họ mới được công chúng đón nhận, mới đi vào cuộc sống.
+ Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ: tác phầm không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan (ghi lại cái đã có rồi) mà còn là nơi thể hiện những suy nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là tâm tư tình cảm, là tư tưởng của người nghệ sĩ. Đây chính là một điều gì mới mẻ luôn xuất hiện trong sáng tác của họ.
]- Rút ra nội dung nhận định: ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ: tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại và là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện thế giới tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình. Đây cũng là đặc trưng của các tác phẩm văn chương, tạo nên sức cuốn hút, sự lay động tâm hồn, là Tiếng nói của văn nghệ.

* Chứng minh qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở:
Học sinh có thể chọn một số tác phẩm tiêu biểu trong chương trình (các lớp 6,7,8,9) để qua đó chứng minh hai vấn đề chính:
- Tác phẩm văn học phản ánh thực tại đời sống (ghi lại cái đã có rồi): hiện thực cuộc sống luôn được thể hiện rõ nét (ví dụ: xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷỉ XVIII hiện lên với những mặt trái của nó - xã hội vô nhân đạo với những thế lực tàn ác chà đạp chà đạp con người, số phận bi thảm của người phụ nữ… trong Truyện Kiều của Nguyễn Du; cuộc sống đói nghèo, bị dồn vào bước đường cùng của người nông dân trong Lão Hạc của Nam Cao; không khí sôi nổi, hào hứng trong lao động xây dựng cuộc sống mới trong Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận; cuộc sống chiến đấu gian khổ ác liệt nhưng tràn đầy lạc quan trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật…)…

- Tác phẩm văn học là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình (muốn nói một điều gì mới mẻ): Truyện Kiều của Nguyễn Du thể hiện rõ nét sự bất bình, căm ghét đối với xã hội phong kiến, thái độ xót thương vô hạn của nhà văn đối với những người phụ nữ; qua Lão Hạc, Nam Cao nói lên niềm yêu mến, cảm phục đối với những người nông dân nghèo khổ mà giữ được phẩm chất tốt đẹp; Làng của Kim Lân chẳng những thể hiện cái nhìn yêu mến, trân trọng mà còn nói lên được sự biến chuyển trong nhận thức và tình cảm của người nông dân trong bổi đầu chống Pháp; Bến quê của Nguyễn Minh Châu gửi gắm suy nghĩ, bài học nhân sinh về cuộc đời của mỗi con người.
](Lưu ý: học sinh cần chú ý đến tính toàn diện, tiêu biểu của dẫn chứng).

]* Đánh giá chung:
- Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung có tính chất đặc trưng của tác phẩm văn nghệ nói chung, tác phẩm văn học nói riêng, gợi cho người đọc có phương pháp tiếp cận tác phẩm đúng đắn và sâu sắc.
- Để có một nội dung sâu sắc, hấp dẫn, nhà văn chẳng những phải có vốn sống phong phú mà còn phải có tài năng nghệ thuật, và quan trọng nhất là tình cảm chân thành, tư tưởng đúng đắn.
 
Last edited by a moderator:
O

ooookuroba

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LONG AN
MÔN: NGỮ VĂN
NĂM HỌC: 2009-2010
Thời gian: 150 phút

Câu 1 (4 điểm):

"Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi"

(Ngạn ngữ Trung Quốc)

Suy nghĩ của em về ý kiến trên

Câu 2 (6 điểm):

Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đây là đề thi tớ làm năm rồi đấy. Đáp án tớ sẽ post sau. ^^
 
H

hongtuan96

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2009 -2010
KHÁNH HÒA
MÔN : NGỮ VĂN CHUYÊN
NGÀY THI: 20/06/2009
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
__________________________
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1: (1,5 điểm) Đọc truyện cười sau đây và trả lời các câu hỏi:
HAI KIỂU ÁO
Có một ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp
khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với
dân, người thợ may bèn hỏi:
- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?
Quan lớn ngạc nhiên:
- Nhà ngươi biết để làm gì?
Người thợ may đáp:
- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt
đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen,
thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo:
- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.
(Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam.
Dẫn theo Ngữ văn 9, tập 2 – trang 156 – NXB Giáo dục, H. 2005)
a) Câu nào trong những lời đối đáp trên đây chứa hàm ý ?
b) Nội dung hàm ý ấy là gì?
c) Người nghe có giải đoán được hàm ý trong câu nói đó không ? Chi tiết nào xác nhận điều này?
Câu 2: (2.0 điểm)
Mối quan hệ giữa cái không và cái có trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
Câu 3 : (1.5 điểm)
Ngợi ca sự hy sinh cao đẹp của những người lính trong chiến dịch Thành cổ Quảng Trị năm 1972, nhà thơ Lê Bá Dương đã viết:
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.
Trình bày cảm nhận của em về cái hay của những dòng thơ trên.
Câu 4: (5,0 điểm)
Khoảng trống mà Nguyễn Du để lại cho văn học Việt Nam nếu không có Truyện Kiều.
-------- Hết ---------
 
H

hongtuan96

Đáp án
Câu 1:
a)Câu chứa hàm ý:
Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc,
còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
b) Nội dung hàm ý là: Với quan trên thì ngài phải cúi gập đầu xuống
đất, còn với dân đen thì sẽ ưỡn ngực và ngửa mặt về phía sau.
c) Người nghe hiểu được hàm ý. Điều này xác nhận ở câu ra lệnh cuối
cùng của quan: “Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu áo”.
Lưu ý: Với ý c nếu học sinh chỉ trả lời vế thứ nhất : có hoặc không mà không trả lời được vế thứ hai thì không cho điểm.
Câu 2:
Những ý chính cần đạt được:
1) Những thiết bị vốn có của chiếc xe, vì hiện thực ác liệt của chiến tranh, đã trở nên không có:
-Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
-Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
2)Từ không có những thiết bị này dẫn đến :
cái có của sự gian khổ người lính:
-Không có kính, ừ thì có bụi,
-Không có kính, ừ thì ướt áo.
cái có của thiên nhiên đầy chất thơ:
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
cái có của tình đồng đội, vô tư, ngang tàng mà thật đẹp:
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
3) Nhưng vượt lên trên tất cả, vượt qua cái thiếu thốn không có, cái
không đã làm nổi bật lên cái có đẹp đẽ của tinh thần yêu nước và lòng
quả cảm của người lính lái xe:
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước;
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
4) Cái không và cái có là một cách cấu tạo tứ thơ độc đáo ở Bài thơ về
tiểu đội xe không kính, gợi nên nhiều liên tưởng bất ngờ, thú vị.
Câu 3:
HS có thể diễn đạt bằng những cách khác nhau. Về đại thể, cần nêu được những cảm nhận sau đây:
1.Hai dòng thơ đầu là lời nhắn nhủ của tác giả với những người hôm nay
( Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ ) như sợ những mái chèo xuôi dòng
ThạchHãn làm đau những hài cốt của những người lính liệt sĩ vẫn còn nằm
lại đáy sông ( Đáy sông còn đó bạn tôi nằm ). Hai dòng thơ gián tiếp
nêu lên sự khốc liệt của chiến tranh và sự hy sinh cao đẹp của những
người lính, có cả những người lính vô danh vẫn chưa tìm được hài cốt.
Đồng thời thể hiện thái độ trân trọng, tri ân của những người hôm nay
về sự hy sinh cao đẹp đó.
2.Hai dòng thơ tiếp theo tác giả đã khái quát, nâng cao tầm vóc cao đẹp
của sự hy sinh : những người lính hy sinh đã hóa thân vào “ dáng hình
xứ sở” ( Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm
). Ý nghĩa của sự hy sinh đó, vì thế tồn tại vĩnh hằng trong lòng nhân
dân; đi mãi cùng thời gian và không gian của đất nước, của dân tộc.
3.Cảm nhận được một số đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ thiết tha và
sâu lắng; nhịp thơ biến đổi từ nhịp 2/2/3 sang nhịp 4/3; thủ pháp hoán
dụ ( có tuổi hai mươi), ẩn dụ ( thành sóng nước/ vỗ yên bờ bãi )…
Lưu ý : Trong từng ý chỉ cho điểm tối đa khi HS diễn đạt trôi chảy và toát ý.
Câu 4:
1.Yêu cầu: Đề văn trên đây thực chất là kiểm tra toàn bộ về một tác
phẩm văn học lớn – tác phẩm Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) của thi
hào Nguyễn Du (tất nhiên là chỉ giới hạn trong những đoạn trích học
sinh đã được học trong chương trình Ngữ văn 9). Yêu cầu cơ bản của đề
là: chỉ ra được những giá trị không thể thay thế của kiệt tác Truyện
Kiều trong kho tàng văn học dân tộc.
- Khoảng trống là cách nói hình ảnh để so sánh và định giá giá trị của
một hiện tượng văn học ( tác giả, tác phẩm hay một dòng văn học, xu
hướng văn học… nào đó ). Khi muốn đánh giá một hiện tượng văn học người
ta thường đặt ra câu hỏi: Nếu không có hiện tượng văn học ấy thì bức
tranh về hiện thực cuộc sống xã hội và tâm hồn con người có thiếu hụt
đi một khoảng trống nào đáng kể không? (giá trị nội dung). Và lịch sử
văn học có thiếu vắng đi một phong cách độc đáo hay không? (giá trị
nghệ thuật).
- Như thế thực chất đề yêu cầu chỉ ra những giá trị to lớn về nội dung
và nghệ thuật của Truyện Kiều. Để làm bật điều đó, người viết chủ yếu
phân tích giá trị Truyện Kiều, so sánh với các tác phẩm cùng thời, so
sánh với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân ( nếu có thể ) để
thấy được nét độc đáo, riêng biệt của tác phẩm này
2.Các ý cần đạt:
Ngoài phần mở bài và kết bài, trong phần thân bài HS có thể trình bày
bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau đây:
2.1. Các giá trị nội dung: chủ yếu phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
– HS nêu cách hiểu (ngắn gọn) của mình: thế nào là giá trị hiện thực và
thế nào là giá trị nhân đạo của một tác phẩm văn học. Những giá trị ấy
được thể hiện trong tác phẩm Truyện Kiều như thế nào?
– So sánh những tác phẩm cùng thời và tác phẩm của Thanh Tâm tài nhân
(nếu có thể so sánh) thì các giá trị này sâu sắc và độc đáo ở chỗ nào?
-Tính thời sự của những giá trị nội dung ấy (ý nghĩa của các giá trị nội dung Truyện Kiều với cuộc sống hôm nay).
2.2. Giá trị nghệ thuật:
- Phân tích và làm rõ các phương diện nghệ thuật của Truyện Kiều: thể
thơ, ngôn từ, hình ảnh, xây dựng và khắc họa nhân vật, nghệ thuật miêu
tả (ngoại cảnh và nội tâm, miêu tả tính cách…).
- Nêu được ảnh hưởng sâu rộng của Truyện Kiều trong đời sống qua các
hình thức : tập Kiều, lẩy Kiều, bói Kiều và là đề tài, là cảm hứng cho
nhiều tác phẩm văn học của những nhà nhà thơ về sau
 
Last edited by a moderator:
C

congchualolem_b

@: đề nghị chút nhé l-) nên đưa topic này lên topic chú ý hoặc là gộp vào chung với topic nào đó cho mem dễ xem:D đây là nguồn tài liệu hay mà :D
 
B

bengoc5

@: đề nghị chút nhé l-) nên đưa topic này lên topic chú ý hoặc là gộp vào chung với topic nào đó cho mem dễ xem:D đây là nguồn tài liệu hay mà :D

nhìn thật là rối
trên chú ý nào là ngân hàng đề thi...,các đề thi lớp 10....
giờ lại thêm cái này mem sẽ khó mà theo dõi
sao ko gộp lại thành 1 cho gọn hơn hoặc thêm 1 box đề thi, cứ lập topic lẻ tẻ thế này
sr spam
 
T

thuyhoa17

nhìn thật là rối
trên chú ý nào là ngân hàng đề thi...,các đề thi lớp 10....
giờ lại thêm cái này mem sẽ khó mà theo dõi
sao ko gộp lại thành 1 cho gọn hơn hoặc thêm 1 box đề thi, cứ lập topic lẻ tẻ thế này
sr spam
Mấy đề thi này chị luôn cố gắng tìm đề thi gần đây nhất , tức là thời gian từ 2008 - 2010 để có thể tạo sự khác biệt và tránh trùng lặp với các đề thi đã có trước ở trong sbox Ôn Thi vào THPT. :)
Và đây chỉ là một đợt luyện thi theo đợt, tức là sẽ hỗ trợ trong thời gian từ khi mở pic đến khi các mem 9 thi xong vào THPT.

p/s: Các đề thi mà s0cbay_kut3 post lên, sẽ có đáp án trong thời gian ngắn nhất, và sẽ post tiếp những đề sau. :)
Cám ơn đã góp ý ạ! :)
 
Top Bottom