CHUYỆN LÀNG VĂN! (những chuyện chưa kể)

P

phaodaibatkhaxampham

xì có mấy đứa nó nói đọc xong học văn không còn trong trẻo nữa mà rõ ràng có .Hừm Làm như mình trong sáng lăm.Rõ là của nợ .Mình bênh há ,mình đang nói sự thật đấy chứ
ai dám bảo đó ko phải là sự thật nào
còn nữa đồng tính hay không thì có j mà "bàn luận " chỉ cần biết vậy để biết thôi
cười gì mà cười nhiều thế mình nói là đúng đúng trên mọi bình diện chứ cười j
 
N

nghagiang

Trời ạ, hôm nọ đứa bạn em kiểm tra 15 phút:1. Nêu một vài nét về nữ sĩ Xuân Quỳnh và tác phẩm Tiếng gà trưa? 2. Phân tích tác dụng của điệp ngữ "vì" trong đoạn cuối: "Cháu chiến đấu hôm nay/Vì lòng yêu Tổ quốc/Vì xóm làng thân thuộc/Bà ơi, cũng vì bà/Vì tiếng gà cục tác/Ổ trứng hồng tuổi thơ"
Nó trả lời câu 1 như thế này
Nữ sĩ Xuân Quỳnh (1942-1988) sinh tại La Khê, Bắc Ninh (?!)Thuở nhỏ, bố mẹ của nữ sĩ mất sớm nên Xuân Quỳnh sống trong tình yêu thương của ông bà ngoại. Ông của Xuân Quỳnh là Xuân Diệu (??!?!?)
 
P

phaodaibatkhaxampham

Xuân Diệu rất ghét người ta cho thơ tình của anh là truỵ lạc. Anh nói:
“Mình thuốc lá cũng không biết hút, có thể nói là nhà quê”. Anh cũng rất ghét
người ta cho anh là chịu ảnh hưởng symbolisme và André Gide. Anh nói: “Đây
là sự bắt gặp chứ không phải chịu ảnh hưởng. Khi tôi làm thơ, tôi chưa đọc
Gide, mãi đến khi ra Hà Nội, học lycée mới đọc”.
 
N

nghagiang

Ơ, em đùa anh làm gì nhỉ? Thật, tụi nó toàn tưởng Xuân Diệu và Xuân Quỳnh có quan hệ huyết thống thôi. Lớp em chuyên Toán, Văn dốt đặc luôn. Có biết gì đâu
 
H

happinessforyou

xì có mấy đứa nó nói đọc xong học văn không còn trong trẻo nữa mà rõ ràng có .Hừm Làm như mình trong sáng lăm.Rõ là của nợ .Mình bênh há ,mình đang nói sự thật đấy chứ
ai dám bảo đó ko phải là sự thật nào
còn nữa đồng tính hay không thì có j mà "bàn luận " chỉ cần biết vậy để biết thôi
cười gì mà cười nhiều thế mình nói là đúng đúng trên mọi bình diện chứ cười j

bảo thủ và nóng nảy ;))
Đây là topic gì hả bạn . Mọi người mang chuyện của những người được quan tâm trong làng văn cổ ra , thì có gì sai hả bạn . Ngay từ đầu mục đích của topic là như thế . Nếu cảm thấy không thích , sao bạn còn vào đọc 8-}
Những bạn nói là đọc xong thấy văn không còn trong sáng nữa . Chẳng qua vì các bạn í còn trẻ con , chưa hiểu hết về mọi mảng của văn học . Văn học còn có mảng hiện thực . Mà hiện thực thì ít trng sáng 8-} Đúng không ? Cho nên bạn có trách cũng hãy trách là các bạn í chưa lớn bằng bạn , chưa hiểu biết bằng nên mới nói thế :-?? Còn bạn thì nóng nảy quá đấy . Mình thấy bạn " căng " thì cười cho không khí nó nhẹ nhàng . Mà đơn giản là thấy cách bạn nói nghe buồn cười . Được không ?
 
P

phaodaibatkhaxampham

bảo thủ và nóng nảy ;))
Đây là topic gì hả bạn . Mọi người mang chuyện của những người được quan tâm trong làng văn cổ ra , thì có gì sai hả bạn . Ngay từ đầu mục đích của topic là như thế . Nếu cảm thấy không thích , sao bạn còn vào đọc 8-}
Những bạn nói là đọc xong thấy văn không còn trong sáng nữa . Chẳng qua vì các bạn í còn trẻ con , chưa hiểu hết về mọi mảng của văn học . Văn học còn có mảng hiện thực . Mà hiện thực thì ít trng sáng 8-} Đúng không ? Cho nên bạn có trách cũng hãy trách là các bạn í chưa lớn bằng bạn , chưa hiểu biết bằng nên mới nói thế :-?? Còn bạn thì nóng nảy quá đấy . Mình thấy bạn " căng " thì cười cho không khí nó nhẹ nhàng . Mà đơn giản là thấy cách bạn nói nghe buồn cười . Được không ?

BẠN HÌNH NHƯ ĐANG Ở TRONG TÂM LÝ "QUY CHỤP" THÌ PHẢI .
CÁI TỪ KHÔNG THICH ẤY KHÔNG PHẢI CỦA MÌNH À NHA TỪ ĐẦU MÌNH ĐÃ KHẲNG ĐỊNH NÓ THÚ VỊ RỒI MÀ .NẾU MÌNH ĐOÁN KO LẦM THÌ MẮT BẠN CÓ LẼ BỊ CẬN ?
BNAJ NÓI NGHE CÓ VẺ BẠN RẤT HIỂU VĂN HỌC ĐẶC BIỆT LÀ NHỮNG MẢNG KHÔNG TRONG SÁNG ( THẬMb CHÍ MÌNH CÒN KHÔNG HIỂU CHỖ NÀO LÀ KHÔNG TRONG SÁNG MÀ BẠN LẠI HIỂU) LẠ!NẾU BẠN HIỂU NHƯ VẬY THÌ THỬ VIẾT MỘT BÀI VỀ XUÂN DIỆU XEM XEM BẠN HIỂU NHƯ THẾ NÀO LÀ HIỆN THƯC NHƯ THẾ NÀO LÀ KHÔNG TRONG SÁNG
VĂN HỌC CỦA XD HIỆN TRHUWCJ VÀ KHÔNG SONG SÁNG Ở CHỖ NÀO NHỈ ???
CÒN BẠN NÓI MÌNH NÓNG TÍNH THÌ XIN CẢM ƠN VÌ MÌNH VIẾT MẤY BÀI NÀY LUÔN VỚI MỘT NỤ CƯỜI TƯƠI SÁNG .HOÁ RA NHƯ VẬY CŨNG SẼ DDC GỌI LÀ NÓNG TÍNH .THEO MÌNH THÌ MÌNH CHỈ VIẾT CÓ NHIỆT HUYẾT THÔI
 
H

happinessforyou

BẠN HÌNH NHƯ ĐANG Ở TRONG TÂM LÝ "QUY CHỤP" THÌ PHẢI .
CÁI TỪ KHÔNG THICH ẤY KHÔNG PHẢI CỦA MÌNH À NHA TỪ ĐẦU MÌNH ĐÃ KHẲNG ĐỊNH NÓ THÚ VỊ RỒI MÀ .NẾU MÌNH ĐOÁN KO LẦM THÌ MẮT BẠN CÓ LẼ BỊ CẬN ?
BNAJ NÓI NGHE CÓ VẺ BẠN RẤT HIỂU VĂN HỌC ĐẶC BIỆT LÀ NHỮNG MẢNG KHÔNG TRONG SÁNG ( THẬMb CHÍ MÌNH CÒN KHÔNG HIỂU CHỖ NÀO LÀ KHÔNG TRONG SÁNG MÀ BẠN LẠI HIỂU) LẠ!NẾU BẠN HIỂU NHƯ VẬY THÌ THỬ VIẾT MỘT BÀI VỀ XUÂN DIỆU XEM XEM BẠN HIỂU NHƯ THẾ NÀO LÀ HIỆN THƯC NHƯ THẾ NÀO LÀ KHÔNG TRONG SÁNG
VĂN HỌC CỦA XD HIỆN TRHUWCJ VÀ KHÔNG SONG SÁNG Ở CHỖ NÀO NHỈ ???
CÒN BẠN NÓI MÌNH NÓNG TÍNH THÌ XIN CẢM ƠN VÌ MÌNH VIẾT MẤY BÀI NÀY LUÔN VỚI MỘT NỤ CƯỜI TƯƠI SÁNG .HOÁ RA NHƯ VẬY CŨNG SẼ DDC GỌI LÀ NÓNG TÍNH .THEO MÌNH THÌ MÌNH CHỈ VIẾT CÓ NHIỆT HUYẾT THÔI

hì , bạn có nhầm không ? Hình như tớ không hề nói thơ XD không trong sáng :-??
Cái mình nói là đời sống của XD cơ mà . Đời sống của ông cuanngx là một mảng của văn học chứ :-/ ( thế mới gọi là " chuyện làng văn " ) Đời sống của ông không phải không trong sáng , nhưng không phù hợp với các bạn còn quá nhỏ . Còn bản thân mình càng không hề nói mình hiểu biết bạn ạ =)) Nếu không muốn nói là kém hiểu biết nữa đấy 8-} Chỉ có điều , cái mình muốn nói là , bạn quá gay gắt khi nói về những bạn khác ! Bạn có cười hay không mình không biết , nhưng đấy là cảm nhận khi đọc những dòng bạn viết !
P/s : tớ cận bạn ạ =)) nhưng lúc đọc bài của bạn mình có đeo kính . Mới khám sức khỏe , đeo kính vào là mắt 10/10 đấy :)>-
Bạn đọc kĩ phần mình viết nhé ! Miìn viết XD không trong sáng chỗ nào thế bạn ?
 
V

vosanhathanh

Đây topic chuyện làng văn , chứ hông phải chuyện làng hocmai à nha .
Anh Quang mở ra chủ đề là để chúng ta tìm hiểu về những câu chuyện mà chúng ta chưa được biết . Biết rồi thì mỗi người có một cách cảm nhận riêng , can thiệp vào suy nghĩ của nhau làm chi
Về góc độ cá nhân , Hà Thành thấy Xuân Diệu bất hạnh , vì tình yêu của ông thời kì đó chưa có ai chia sẻ và thông cảm . Còn trong sáng ? xin thưa là ai sáng thì đọc cái gì nó cũng sáng , còn người tối thì ..khỏi nói .
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
" Những luồng run rẩy rung rinh lá " <--trong hay không trong thì Hà Thành cũng đã từng say mê những câu như thế này trong suốt cả tuổi thơ , và cho đên giờ phút hiện tại vẫn không ngừng say mê . Có ai như thế không ạ ?
 
P

phaodaibatkhaxampham

Hừm cái này là do mình lục tung mọi xó xỉnh của mạng mới thấy
tự hào ,thấy nghi là hồi kí Nguyễn đăng mạnh .Mình làm thế này chắc chắn là vi phạm bản quyền rồi nhưng thôi kệ ai biết đấy là đâu ,viết ra đây cho mọi người cùng biết .Đâu là thật đâu là giả mình cũng ko dám nói ,độ tin cậy là ? % mình cũng không biết , ai biết chỉ dùm
Chương XVIII: Nguyễn Đình Thi
Tôi đã viết hai bài thuộc dạng chân dung văn học về Nguyễn Đình Thi:
bài Nguyễn Đình Thi như tôi biết và bài Từ lần gặp ấy, tôi đã hiểu thêm Nguyễn
Đình Thi.
Nay tôi kể thêm mấy mẩu chuyện khác về anh.
1. Nguyễn Đình Thi từ thời thơ ấu đến bài thơ Đất nước.
Người ta thường nói Nguyễn Đình Thi sinh ở Luang Prabang (Lào).
Nhưng chính Nguyễn Đình Thi lại nói với tôi, anh sinh ở Phongxalỳ. Anh nói
rất cụ thể, hồi ở với tôi tại Đà Nẵng (tháng 7.2000)
Bố anh là một nhân viên bưu điện sơ cấp bị điều sang Lào, phụ trách
một trạm bưu điện ở Phong xa lỳ. ở đây ông lấy con gái một Việt kiều vốn là
một đầu bếp, người Đông Thái, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Ông này trốn sang Lào vì có
dính vào vụ Hà Thành đầu độc. Dân ở đây rất lạc hậu, một dân tộc thiểu số của
Lào gọi là Phù Nọi. Dân Phù Nọi ăn cả đất. Thi từng bắt chước họ ăn đất.
Phong xa lỳ là một khu vực quân sự (territoire militaire). Toàn lính là
lính, lính Tây, lính ta, khố xanh, khố đỏ, và tù chính trị. Xa nước, nên từ nhỏ
Nguyễn Đình Thi hay nghĩ về đất nước, hay tưởng tượng về đất nước. Nhưng
đất nước trong tâm trí cậu bé là thế: một đám tù chân xiềng tay xích, lính giải đi
làm cỏ vê hàng ngày.
Thi lên 6 tuổi, bố thấy con sắp thành dân Phù Nọi đến nơi, muốn đưa
anh về nước. Rất may, năm 1930, bố anh được điều về Việt Nam. Mẹ anh
thường cưỡi ngựa. Bà cưỡi ngựa, đi hàng trăm cây số. Bóng bà đi ngựa leo dốc
còn in mãi trong trí nhớ anh sau này – anh nói đó l à một hình ảnh rất thơ.
Gia đình anh về nước, đi từ Phong xa lỳ, qua Luang Prabang, Tà Khẹt,
về Hà Nội. Lần đầu nhìn cái ôtô, anh gọi là cái nhà biết đi. Lúc đầu gia đình ở
Hà Nội, phố Bạch Mai. Sau đi Hải Phòng, rồi lại trở về Hà Nội. Anh tự thấy là
một chú nhãi Hà Nội, thuộc đủ ngõ ngách, phố xá của Hà Nội.
Gia đình Nguyễn Đình Thi không phải trí thức. Không biết chữ Hán.
Coi như ngoại đạo đối với văn học. Trong đám sách vở nghèo nàn của bố, anh
chỉ được đọc và nhớ có một câu thơ của Bà huyện Thanh Quan: “Ngàn mai gió
cuốn chim bay mỏi”. Sau này ngẫm lại cuộc đời mình, anh thấy đời anh cũng
chỉ là “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”. Ngoài ra có được đọc bản dịch
Những người khốn khổ của V. Hugo. Cảm động nhất là đoạn Jean Valjean tìm
Cosette. Cosette trong đêm tối mù mịt, xách xô nước, tự nhiên thấy nhẹ bỗng đi.
Té ra Jean Valjean xách hộ. Anh nghĩ, suốt đời chỉ mong xách hộ xô nước cho
một đứa bé nhà nghèo.
Anh biết rất ít văn học Việt Nam. Mãi sau này mới đọc Đoạn tuyệt,
Nửa chừng xuân. Đến ba mươi tuổi mới đọc Tam quốc, Thuỷ hử.
Không biết chữ Hán, không biết Thơ mới, không biết Tự lực văn đoàn.
Không cảm được cái hay của ngôn từ chữ Hán. Không thích “Viễn phố” bằng
“bến xa”, nghe gợi nhiều hơn, không thích “lâm tuyền”, thích nói “suối xa”.
Cho nên làm thơ ngoài luồng Thơ mới, ngoài luồng Tự lực văn đoàn, cảm thấy
thế nào cứ làm như thế, điếc không sợ súng.
(Nghe tôi nói lại lời Nguyễn Đình Thi như thế, Nguyên Ngọc không
tin, cho là Thi nói dối. Nguyên Ngọc dứt khoát không tin ở sự thật thà của
Nguyễn Đình Thi).
Nguyễn Đình Thi rất thích cảnh rừng núi – anh nói thế – vì anh đã ở
Phong xa lỳ, nên về sau lên Việt Bắc thấy quen thuộc như đã biết từ bao giờ rồi.
Mẹ Nguyễn Đình Thi là một người đàn bà rất đảm. Khi gia đình ở Hải
Phòng, bố anh lại bị điều vào Sài Gòn (Chợ Lớn). Bà không theo vào. Bà mở
một xưởng làm kẹo bột. Về Hà Nội cũng làm kẹo.Đi kháng chiến , bà trồng hẳn
một quả đồi sắn. Nguyễn Đình Thi nói “ Bà ghê lắm, giỏi lắm!” (Thế mà hình
như bà mù chữ ).
ở Hải Phòng, anh chứng kiến Nhật đổ bộ. Anh nói: “Nhục lắm! Nó đi
đâu cũng ra hiệu hỏi nơi có đĩ”. Anh lớn lên vào lúc cuộc đại chiến thứ hai.
Nhật vào. Phong trào Việt Minh. Thời thế đặt ra những câu hỏi lớn. Nguyên
Hồng gọi là “thời kỳ đen tối” (1940- 1945). Theo Nguyễn Đình Thi, đây là thời
kỳ trắng đen, thật giả lẫn lộn. Vì thế dễ lầm lẫn (Nguyễn Công Hoan, Nguyễn
Tuân đã lầm lẫn), phải suy nghĩ tợn. Suy nghĩ về đời, về đất nước, về sự sống,
về chân lý, về đường đi... Cho nên Nguyễn Đình Thi thích đọc và viết triết học.
Anh viết Kant năm 1942, lúc 18 tuổi. Tiếp đó là nhạc. Mãi sau mới làm thơ và
viết văn.
Như thế là Nguyễn Đình Thi đi từ triết đến nhạc rồi mới đến thơ văn.
Thơ văn có cấu trúc nhạc. Ông bố Nguyễn Đình Thi ngày xưa có chơi đàn
nguyệt, đàn bầu. Còn anh thì tự học nhạc chỉ bằng một cái đàn mandoline và
một cuốn nhạc phổ thông. Có một buổi học nhạc một mục sư. Nói chung là tự
học.
Từng chứng kiến cảnh mất nước từ ở Lào, rồi cảnh Nhật vào Hải
Phòng, đến hiệp định 6/3 lại chứng kiến Pháp kéo vào từ Hải Phòng, theo
đường số 5 (Trường Chinh giao nhiệm vụ cho Nguyễn Đình Thi đi đả thông
đồng bào hai bên đường số 5: không đón tiếp, mặc nó, nhưng không gây sự).
Vì thế, được làm chủ đất nước, sướng lắm – “Trời xanh đây là của
chúng ta! Núi rừng đây là của chúng ta!”.
Hồi học trường Bưởi, Nguyễn Đình Thi thích nằm ngửa ở sân trường
nhìn trời xanh không biết chán. Sau này nhớ lại: “Trời xanh đây là của chúng
ta!”.
Kháng chiến, Nguyễn Đình Thi có chuyện buồn: hai người thân mất
(vợ và cô em vợ - định gả cho Thi), cộng thêm nỗi đau đất nước bị dày xéo:
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Giây thép gai đâm nát trời chiều”
Anh nói, tám năm kháng chiến mới viết được hai câu ấy. Khắp nơi giặc
chăng giây thép gai: Hành quân ở Bắc Giang, nhìn lên đồi cao thấy giây thép
gai in trên nền trời đỏ như máu.
Hành quân liên miên, đi ngày, đi đêm. Toàn đi bộ, một ngày có khi 50
cây số, từng qua vùng thượng Lào: “Ngày nắng cháy, đêm mưa dội”, cứ thế đi
dưới trời mưa.
Vì thường hành quân đêm nên có hai hình ảnh rất ấn tượng đối với
anh: lửa và sao. Lửa đốt sưởi lúc nghỉ chân. Không phải đèn mà lửa:
Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh
Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây
Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh
Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây.
(Nhớ)
Đến chiến dịch Điện Biên Phủ, lính đi trong chién hào ngập nước có
khi tới ngực. Mặt mũi đen nhẻm vì chỉ có bùn và khói súng, cười răng trắng
xoá, từ bùn vụt lên: “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”. Nguyễn Đình Thi nói:
“Nguyễn Tuân rất thích hình ảnh này. Còn chị Mộng Tuyết gặp anh lần đầu,
kêu lên: “A, anh rũ bùn đứng dậy sáng loà đấy à!”
Bài thơ Đất nước làm ở Việt Bắc từ 1948. Ghép hai bài thơ kháng
chiến với nhau. Sau bẵng đi đến 1955 mới làm tiếp ở Thái Nguyên – xã Phú
Minh, bên sông Cầu (làm tiếp bài thơ Đất nước và bắt đầu viết tiểu thuyết Vỡ
bờ)
Anh nói, bài Đất nước kết cấu theo âm nhạc. Chủ âm a từ mở bài, thân
bài đến kết bài:
Tôi nhớ những ngày thu đã xa...
(...)Xiềng xích chúng bay không khoá được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
(...) Nước Việt Nam từ máu lửa,
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
1. Nguyễn Đình Thi tập viết tiểu thuyết.
Năm 1968(20.11.1968), Nguyễn Đình Thi có một cuộc nói chuyện với
cán bộ và sinh viên khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội. Lúc ấy tôi còn dạy ở
Đại học Sư phạm Vinh. Nhân ra Hà Nội, tôi đến nghe ghé.
Nguyễn Đình Thi nói về những ngày đầu anh tập viết truyện, viết tiểu
thuyết. Anh nói, con đường vào nghề văn của anh là đi từ ngọn xuống gốc – con
đường không thuận. Bắt đầu viết từ năm 1942. Viết sách khảo cứu trước. Vào
Việt Minh, bắt đầu biết chủ nghĩa Mác, học được gì viết nấy: viết tiểu luận, viết
về ca dao..., vẫn làm lý luận trước. Khác với con đường của Nguyên Hồng, Tô
Hoài, từ vốn sống thực tế mà sáng tác. Thực ra, anh nói, nếu không có cách
mạng thì cũng có thể đi từ gốc đến ngọn, viết theo vốn sống tự nhiên của mình.
Song vừa vào nghề đã gặp cách mạng, cách mạng yêu cầu phải có vốn sống về
quần chúng cơ bản, về nông thôn. Do xuất thân gia đình viên chức tiểu tư sản,
toàn ở thành thị, lúc bé lại ở Lào, về nước chỉ đi học, vốn sống về quần chúng
công nông không có gì. Thành ra phải có cả một quá trình đi theo cách mạng, về
nông thôn, vào bộ đội, vốn sống phải thu nhặt dần dần, từ 1942 đến 1955, chín
năm phấn đấu mới viết được cuốn tiểu thuyết đầu tay: cuốn Xung kích
 
P

phaodaibatkhaxampham

mình rất thích câu này của một nhà thơ ai thì bí mật : thằng biết thì không được nói ,thằng nói thì lại không biết
hay ,thâm thuý
 
T

tranngochang

Mình cũng là 1 người mê thơ XD. Hồi học lớp 11, được học "Vội vàng", mình đã có 1 cảm giác hok bình thường. Sao mà nó giống tâm trạng của mình quá? Lúc đó thấy rùng mình n* 1 lát sau, khi trấn tĩnh trở lại thì nhận ra rằng: quả thực mình đã gặp đc ai đó cùng chung suy nghĩ, chung quan điểm và có fần chung tính cách. Nhờ có 1 tình yêu với thơ XD và con người nhà thơ, mình đã có ý thức tìm đọc thêm về người ( mình hok muốn gọi và nghĩ rằng hok nên gọi XD là "ông"). Mọi người nói mình đã bị ám ảnh bởi Xuân Diệu, có lẽ là như vậy, mình cũng hok dám fủ nhận bởi thực lòng Xuân Diệu tác động đến mình ghê gớm. Trong cuốn "Xuân Diêu: thơ và đời", mình có viết lời đề như thế này:"Càng tìm hiểu Xuân Diệu, tôi càng thấy mình gần với nhà thơ hơn. Là người ai chẳng có những điều dở-hay. Tôi yêu cái hay, cái đồng điệu giữa tôi và Xuân Diệu. Và tôi thương cái cô đơn, lạnh lẽo của chúng tôi. Vì thế, tôi chấp nhận mọi cái thuộc về Xuân Diệu, hok bận tâm chúng là tốt hay xấu.". Trong câu cuối, mình muốn nhắc tới "mối tình trai" của Xuân Diệu (xin hãy gọi là mối tình trai chứ đừng dùng 4 chữ "đồng tính luyến ái"). Dư luận đã nói quá nhiều về việc này, cũng hok ít luồng trái chiều. Mình cũng đã đọc "Cát bụi chân ai" của nv Tô Hoài, đã đọc hồi kí của GS Nguyễn Đăng Mạnh- cuốn hồi kí cũng bị đặt vào hoàn cảnh giống như trường hợp của Xuân Diệu và nhiều tài liệu khác về Xuân Diệu cũng như mối tình trai của người. Mình thấy nó chẳng có j` đáng sợ, chẳng có j` đáng ghê tởm, đáng rùng mình như mọi người vẫn nghĩ. "Chuyện đó" là 1 fần của con người mà, chẳng wa ở đây nó hơi khác so với người thường. Nếu những ai thấy ghê tởm, xa lạ khi tìm hiểu chuyện này thì mình có thể nói rằng những người đó sẽ không bao giờ thông cảm cho người khác. Hơn ai hết, Xuân Diệu hiểu đc "vấn đề" của mình và người cũng đã cố gắng thay đổi để đi tới hạnh phúc lứa đôi với NS.BD, nhưng chính cuộc hôn nhân đã khiến Xuân Diệu thêm đau đớn trong cái thế giới mà người vừa muốn dấn thân vừa muốn lẩn tránh. Trong cuốn hồi kí, thầy Mạnh cũng đã kể lại 1 chi tiết rằng Xuân Diệu đang ý thức đc "bệnh" và uống thuốc với niềm tin là "nó" sẽ thuyên giảm để người có 1 ái ấm thực sự. Tại sao cứ fải đả kích Xuân Diệu như vậy? Thử hỏi trong chúng ta có ai hok khuyết? Là 1 Phật tử nhưng mình vẫn fải thừa nhận rằng Đức Phật cũng đã từng có vợ và con trước khi tu hành cơ mà. Vậy thì sao nào? Chúng ta vẫn thờ ngài! Như thế tại sao bạn đọc hok thể hiểu cho con người Xuân Diệu và tiếp tục yêu thơ người? Xuân Diệu là người duy nhất dám bước qua tính phồn thực để nâng nó lên thành một biểu hiện của tình yêu dâng hiến và hoà nhập một cách táo bạo, mới mẻ. Nhiều người thấy đỏ mặt tía tai khi đọc thơ tình Xuân Diệu và lập tức nói người "bệnh hoạn, dâm tục" (?!), nếu nói như vậy thì tất cả những con người yêu nhau trên thế giới này đều bệnh hoạn, dâm tục cả sao?! Và sự ra đời của chúng ta cũng là kết quả của sự "bệnh hoạn, dung tục" đó hay sao? Nếu nói thẳng ra thì chỉ những kẻ "có tật, giật mình" mới có những suy nghĩ sai lầm như vậy mà thôi. Bằng chứng là cho tới bây giờ đã có mấy ai đc những người đang yêu yêu thơ của mình như Xuân Diệu? Đã có cây bút nào bước qua được cây đại thụ mang tên Xuân Diệu trong làng thơ tình Việt Nam ? Đã có mấy tài năng nào làm tốn nhiếu giấy mực để bình luân về sự nghiệp, cuộc đời như của Xuân Diệu? Nếu vì chuyện đời tư mà vội kết án và bỏ mặc thơ người thì xin ai đó đừng nhận là người yêu văn chương, yêu thơ Xuân Diệu. Đừng tự cộp cho mình cái mác "người yêu thơ Xuân Diệu" với hy vọng gây sự chú ý để rồi thấy ghê tởm khi đọc những dòng viết về đời sống riêng tư của nhà thơ. Và cũng xin đừng nói 2 chữ "thương hại" với Xuân Diệu, bởi tài năng của người đủ lớn để sống mãi trong lòng những ai thực sự yêu thơ Xuân Diệu mà không cần tới những của bố thí đó.Thực sự chẳng cần 1 fan club cho Xuân Diệu bởi 1 mệnh đề đã và luôn luôn đúng rằng: cái tên Xuân Diệu sẽ còn ám ảnh nhiều cái đầu và nhiều cây bút.
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoai_1991

đã lâu rồi không đọc vêf làng văn nữa , có lẽ tốt hơn là đừng biết con người họ làm gì để rồi bất mãn ,

cứ yêu văn thơ của họ là được rồi ,nhớ hoài thanh từng nói đại ý có những người rất tốt rất tử tế vs tôi nhưng sao văn thơ họ tôi không thấy hay , có những người văn thơ rất hay nhưng chao ôi họ nhỏ nhen ích kỉ , nhưng thôi quan trọng nhất là họ đã dành phần tốt đẹp nhất của mình cho thơ

đời người ai tranh được chữ kỉ, luỵ chứ
 
G

giangvy

Mình nghĩ là chỉ nên nói về tính cách con người ở 1 phương diện đời thường de hiểu hơn về các tác phẩm ta đã học thôi

Đừng đi sâu vào những cái xấu của tác giả làm gì. Nhiều học sinh rất hâm mộ các nhà văn, nhà thơ, khi mà biết con người thật của họ sẽ sụp đổ hình tượng, đó là điều các cô cũng ít nhắc đến

Đành rằng thành thực là tốt nhưng có những cái không nên và không cần thiết
 
L

linhthitran

Lâu rùi ko vào thấy lạ quá. Ko còn những trang ngày trước mình hay viết nữa rùi
 

meehoclamdooo

Học sinh mới
12 Tháng hai 2023
20
6
6
13
Nghệ An
Tại đây các mem có thể cùng nhau chia sẻ các vấn đề về cuộc sống đằng sau những trang viết của các nhà văn, nhà thơ! Những phần đối với họ là không thể thiếu như gia đình, tình yêu, tình bạn... nhưng đối với chúng ta đấy là cả 1 bức màn bí mật. Từ ngày hôm nay chúng ta có topic này để cùng khám phá, cùng vén những bức màn ấy nhé?
mấy anh chị có để ý là bóng của các tác giả trước quá lớn nên dường như văn học hiện đại hơi phai mờ hok? :3
 
Top Bottom